Một số đề xuất bổ sung cho công tác quản lý về VSATTP: 3.1 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát:

Một phần của tài liệu Đề án thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại hà nội (Trang 38 - 42)

3.1 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát: 3.1.1 Đồng bộ hoá

Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa hoàn thiện. Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra chuyên ngành rất mỏng lại phân tán, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết. Tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa cao.

- Cả nước hiện có 660 đoàn thanh, kiểm tra về VSATTP; trong đó thành phố có 46 đoàn, gồm 6 đoàn liên ngành thành phố, 2 đoàn của Sở Y tế, 4 đoàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 34 đoàn của Sở Công thương; các quận, huyện, thị xã có 30 đoàn; xã, phường, thị trấn có 584 đoàn.

- Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, khoản 2 Điều 31 và Điều 37:

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm:

2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi công vụ, nhiệm vụ được giao. Biên bản được lập phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định.

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác và phân định thẩm quyền xử phạt về an toàn thực phẩm

1. Người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan: Quản lý thị trường, Công an (trừ các chức danh quy định tại Khoản 4 Điều này), Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành

chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.

3. Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao.

4. Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.

- Sự phân công trong công tác quản lý bị chồng chéo, có đến bốn bộ cùng chịu trách nhiệm là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng không có một cơ quan nào có trách nhiệm chính và có quyền tuyệt đối.

- Cần phải trang bị đầy đủ thiết bị, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức tốt bộ máy hoạt động nhằm nâng cao năng lực kiểm tra VSATTP. Việc tăng cường thanh, kiểm tra phải đi đôi với trong sạch và lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ. Mỗi một thanh tra viên, kiểm soát viên phải có đủ thẩm quyền, để có thể dựa trên những tiêu chí, bằng chứng... đầy đủ, đưa ra phán quyết độc lập và phải tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Đầu mối quản lý cũng cần thống nhất lại, sẽ chỉ một bộ có quyền và trách nhiệm chính, các bộ khác chỉ phối hợp. Theo kinh nghiệm nhiều nước khác, Bộ Y tế sẽ là nơi phụ trách chính, đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về vấn đề VSATTP.

3.1.2 Xã hội hoá

- Công tác xã hội hóa một số khâu dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng ATTP cần được quan tâm đúng mức, huy động sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, nhất là sự tham gia của các hội, hiệp hội và doanh nghiệp lớn.

- Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tuy đã có chuyển biến song việc triển khai còn thụ động, mới tập trung giải quyết được một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn. Phương thức quản lý thực phẩm còn nhiều bất cập. Chất lượng VSATTP của một số sản phẩm thực phẩm chế biến thủ công, quy mô nhỏ tuy có được cải thiện nhưng vẫn là một khâu yếu.Vì vậy, cần phải xã hội hóa công tác quản lý.

- Cần nâng cao quyền của thị trường và người tiêu dùng. Hiện nay ở nước ta, người dân nhiều khi còn quá dễ dãi trong vấn đề tiêu dùng. Nhưng khi sức ảnh hưởng của người tiêu dùng đủ mạnh, các sản phẩm kém chất lượng sẽ tự bị đào thải mà không cần nhờ đến sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

3.1.3 Quy hoạch tổng thể

- Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội. Theo đó, việc qui hoạch khu ẩm thực theo hướng văn minh, lịch sự trên cơ sở gìn giữ bảo tồn nét văn hóa ẩm thực lâu đời truyền thống của khu phố cổ là cần thiết. Đây sẽ là tuyến phố có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt.

Các tuyến phố ẩm thực nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ cho khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm nét đẹp phố cổ, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất kinh kỳ xưa. Đây sẽ là tuyến phố có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt.

Đại diện đơn vị thực hiện cho biết, tuyến phố ẩm thực đang được quy hoạch theo dạng vòng tròn từ Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Giầy. Ban tổ chức sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các quầy hàng. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kĩ năng của người bán hàng, tránh những trường hợp chèo kéo, chặt chém du khách. Song song với các biện pháp trên, ban tổ chức tuyến phố ẩm thực cũng xây dựng phương

án đặt các điểm chốt, bố trí phương án bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,… cho tuyến phố ẩm thực mới.

- Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, các gánh đồ ăn hay các quán xá cần phải dẹp bỏ, phải có qui định rõ ràng: nếu muốn làm nhà hàng thì bắt buộc các chủ nhà hàng phải dự một khoá về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách vận hành và quản lý nhà hàng sao cho vệ sinh. Bắt buộc các chủ nhà hàng trước khi nhận giấy phép kinh doanh, họ phải chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường hợp xảy ra các ngộ độc hay phát hiện không vệ sinh họ sẽ phải bồi thường. Chính quyền nên có qui hoạch đô thị một cách văn minh và khoa học hơn, chẳng hạn không thể cứ có tiền có nhà là mở nhà hàng, quán ăn được mà phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về khu vực ăn uống, điều kiện vệ sinh, mật độ hàng quán... Chúng ta không thể cứ đổ lỗi cho rằng đó là phong tục tập quán của chúng ta bao đời. Nếu muốn quản lý tốt thì trước tiên cần có qui hoạch tốt. Không có một qui hoạch khoa học thì việc phát triển bừa bãi và không đảm bảo điều kiện an toàn là khó tránh khỏi.

III) KẾT LUẬN

Trong năm 2013, Du lịch Hà Nội tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt cả về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa; điều này cho thấy Hà Nội vẫn đang là điểm đến du lịch hấp dẫn, được ưa chuộng đối với khách quốc tế và ngày càng khẳng định được các danh hiệu đã được bình chọn năm 2013 như: Hà Nội được xếp là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á do tạp chí du lịch Smart Travel bình chọn và được xếp ở vị trí thứ 8 trong số 10 điểm du lịch đang đi lên của thế giới năm theo kết quả bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor...

Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội từ lâu cũng được biết đến như là một thiên đường những món ăn đường phố trong mắt khách du lịch nước ngoài. Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, Giám đốc điều hành Vietnam Now Travel cũng cho biết: “Theo tôi, ẩm thực Hà Nội là một lợi thế để khai thác, nhưng để thành sản phẩm du lịch thường xuyên cần phải đầu tư và quảng bá. Bất kỳ một du khách khi đến một đất nước, điều đầu tiên người ta tiếp cận đó chính là ẩm thực. Qua ẩm thực, người ta học được rất nhiều điều

và có thể giải thích được rất nhiều điều về văn hóa, về Hà Nội. Nếu cảm thấy hợp khẩu vị và yêu thích, họ sẽ tiếp tục khám phá các món ăn khác của Việt Nam”.

Du lịch Việt Nam cũng đang hướng tới thương hiệu: “Bếp ăn của thế giới”. Để có được thương hiệu đặc biệt ấn tượng này không thể bỏ qua thành phố Hà Nội, nơi được mệnh danh là “thiên đường ẩm thực”, được hãng tin CNN bình chọn là một trong mười thành phố có tour du lịch ẩm thực tuyệt vời nhất. Ngành du lịch nên đầu tư hơn nữa vào ẩm thực Hà Nội như một thế mạnh để quảng bá du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung ra thế giới. Để du lịch ngày một phát triển, nâng cao vị thế ngành du lịch của thủ đô, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần phải được đặt lên hàng đầu.

Đề án Nghiên cứu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch tại Hà Nội được tiến hành với mong muốn trình bày được rõ ràng nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch Hà Nội, đồng thời tìm ra một số giải pháp thiết thực để giải quyết những thực trạng. Từ đó ngành du lịch Hà Nội sẽ tạo được niềm tin cho du khách trong cũng như ngoài nước, giúp du khách an tâm thưởng thức đặc sản Hà thành, mang thương hiệu “Bếp Việt”-“Việt Nam, bếp ăn của thế giới” tiến gần hơn tới quốc tế.

Nguyên nhân dẫn tới mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã được nêu rõ. Tuy nhiên, những giải pháp còn những chỗ chưa hoàn thiện và tính khả thi chưa cao vì cần tiến hành cải cách trên diện rộng. Muốn thực hiện thành công những giải pháp được đề ra, thay đổi tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thành phố Hà Nội còn cần nhiều cố gắng của các cấp, các ngành lãnh đạo cũng như những người làm trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề án thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại hà nội (Trang 38 - 42)