Tuyên truyền, vận động, nâng cao hiểu biết:

Một phần của tài liệu Đề án thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại hà nội (Trang 29 - 34)

Thực trạng về tồn dư hóa chất, ô nhiễm hóa chất bảo quản trong một số thực phẩm chưa được cải thiện nhiều. Tỷ lệ cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát còn ở mức rất thấp. Tỷ lệ số người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng nhận thức đúng về VSATTP tuy có tiến bộ nhưng ở mức trung bình; trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và tỷ lệ hàng hóa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ở mức rất thấp.

Khi người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua hàng hóa giá rẻ và không đảm bảo vệ sinh thì người sản xuất sẽ không bao giờ nghĩ đến việc nâng cao sự vệ sinh trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông sản phẩm thực phẩm. Vì vậy khách hàng cần có sự nhìn nhận đúng đắn về VSATTP và có thái độ cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn và vệ sinh.

Nếu mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có ý thức và hiểu biết về VSATTP thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm của khách sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời, mỗi du khách cũng cần nắm được các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm để đảm bảo vấn đề

VSATTP cho chính mình và người thân khi đi du lịch. Dưới đây trích dẫn một số biện pháp cơ bản phòng ngừa ngộ độc thực phẩm phân theo nguyên nhân ngộ độc.

- Đề phòng ngộ thực phẩm do vi khuẩn:

Thực phẩm thường rất dễ bị nhiễm bẩn do vi khuẩn nếu chúng ta không luôn duy trì vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản. Phòng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường không khó nếu chúng ta thực hiện tốt những lời khuyên về VSATTP:

• Chọn thực phẩm tươi, sạch. • Thực hiện ăn chín uống chín.

• Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được chế biến. • Ăn ngay khi vừa nấu xong (trong 2 giờ đầu).

• Thức ăn đã nấu chín phải được bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh. • Đun chín kỹ mọi loại thức ăn trước khi sử dụng lại.

• Không sử dụng các thức ăn quá hạn, thức ăn ôi thiu.

• Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến. • Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính không tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm.

• Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra phát hiện người lành mang trùng. - Phòng bệnh kí sinh trùng:

• Thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi hoặc nước đã khử khuẩn • Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch

• Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện. • Quản lý phân và xử lý phân thật tốt.

• Bảo vệ nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm • Diệt côn trùng mang mầm bệnh như: ruồi, gián...

• Phát hiện và điều trị những người nhiễm ký sinh trùng, nhất là những người có liên quan đến vấn đề ăn uống, chế biến thực phẩm.

-Phòng bênh vi rut.:

• Không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín. • Rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.

• Giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn. Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn ( đặc biệt trẻ em dới 6 tháng tuổi)

• Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, nhà vệ sinh có cửa), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.

• Cách ly tốt người bệnh, quản lý tốt phân của người bị bệnh ( đổ đúng nơi qui định).

• Cho trẻ em từ 02 tháng trở lên uống đủ 2 liều vắc xin Sabin để phòng bệnh bại liệt. Các bệnh do nhiễm vi rút đơn thuần điều trị bằng kháng sinh thường không có tác dụng. Vì vậy, vệ sinh cá nhân, gia đình và môi trường luôn đem lại hiệu quả cao trong việc đề phòng ngộ độc thực phẩm do vi rút ăn chín, uống sôi là biện pháp cần thiết nhất

- Khỉ khai thác và sử dụng nấm mọc tự nhiên phải thực hiện các nguyên tắc sau: • Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được

• Kiểm tra, xác định nấm thật kỹ trước khi nấu; phải kiên quyết loại bỏ nấm lạ. • Khi không phải tự tay mình hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm.

• Tuyệt đối không ăn thử nấm vì thử vừa không biết được lại vừa hết sức nguy hiểm, có thể gây chết người nếu thử phải nấm độc.

• Không nên hái nấm quá non, khi chưa xoè mũ nấm (đối với nấm tán) vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của chúng nên không xác định được rõ loài.

• Khi bị ngộ độc nấm thì cần phải xử trí cho người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng.

- Việc sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể để lại nhiều tác hại cho môi trường và sức khoẻ của con người. TBVTV có thể gây độc cho người qua các con đường chính như: thuốc ngấm vào trong đất, nguồn nước, và không khí (khi phun qua đó vào thức ăn đồ uống và vào cơ thể con người). Thuốc có thể trực tiếp ngấm qua da do tiếp xúc, thuốc ngấm vào thức ăn, đồ uống do vô tình hay hữu ý, ví dụ để lẫn TBVTV gần nơi chứa đựng mắm, muối... Đặc biệt quan trọng là dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn dư trên bề mặt thực phẩm rau quả do người sản xuất thực hành sai nguyên tắc.

Sự thiếu thông tin, kiến thức về độc tính & và cách sử dụng TBVTV và những lợi ích trước mắt thường là nguyên nhân của cách thực hành không an toàn làm người tiêu dùng có thể bị nhiễm độc hàng loạt.

Những biện pháp khắc phục tình hình:

Để phòng tránh ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm TBVTV, người tiêu dùng, chủ các nhà hàng cần chú ý đến những điểm sau đây:

• Không mua, sử dụng rau quả có mùi, vị lạ, khác thường.

• Ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ các loại rau quả ăn tươi. Ngâm kỹ, rửa rau quả ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu có thể để loại trừ phần lớn các TBVTV tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.

• Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn các TBVTV còn sót lại qua con đường bay hơi.

- Có hàng trăm loại phụ gia thực phẩm khác nhau, được chia thành khoảng 23 nhóm. Trong đó các nhóm phụ gia chính như nhóm chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu, đường hoá học.., được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm ở nước la hiện nay.

• Nhóm chất phụ gia bảo quản, bảo tồn thực phẩm: bao gồm các chất sát khuẩn (axit axetic, axit socbic, axit benzoic, natrinitrat..) có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn; các chất kháng sinh (Steptomixin, các loại penixilin... ); các chất chống oxy hoá (axit ascocbic, axit xitric, axit tactric, dẫn chất tocofenol.. ) có tác dụng làm chậm sự biến chất, ôi khét, biến màu của thực phẩm.

• Nhóm phụ gia phẩm màu: Nhằm tăng cường màu sắc hấp dẫn cho thực phẩm. Theo quyết định 867/1999/QĐ-BYT ngày 04/4/99, của Bộ Y tế cho phép sử dụng 10 loại phẩm màu nhân tạo không độc hại tới sức khoẻ: phẩm vàng tartrazine, phẩm xanh brillant, phẩm đỏ erythrosine, amaranth, ponceau, carmoisine..

• Nhóm phụ gia tạo ngọt nhân tạo: Không phải là đường saccaroza, chúng là đường tổng hợp, có độ ngọt gấp nhiều lần đường thường, không có giá trị dinh đường, các chất cho phép thường dùng là: saccarin, sorbitol, Aspartam, Acesunfat ka li.

Việc sử dụng các chất phụ gia không có trong danh mục cho phép và không đúng liều lượng sẽ gây nên hậu quả tức thời như các trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính do ăn phải thực phẩm có phẩm màu độc (xôi gấc, thịt bò khô, rượu, nước ngọt...) có thể dẫn đến tử vong. Phụ gia thực phẩm độc có thể tích luỹ lâu dài ngay trong cơ thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khó cứu chữa về gan, thận, dạ dày, não...

Vì vậy để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định sau:

• Chỉ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. • Phụ gia phải đảm bảo chất lượng tinh khiết dùng cho thực phẩm.

• Sử dụng đúng liều lượng qui định.

• Phải đăng ký tên phụ gia thực phẩm sử dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm với cơ quan quản lý và phải ghi rõ tên trên nhãn.

• Không được mua bán các loại phẩm màu, đường hoá học và các loại phụ gia thực phẩm khác đựng trong túi gói đóng sẵn không có nhãn ghi tên và nguồn gốc rõ ràng, chưa được cơ quan y tế cho phép để chế biến thực phẩm.

- Người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh ăn uống cần chú ý:

• Chỉ sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn đã có bao gói, có nhãn rõ ràng, đúng qui định (tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, số đăng ký chất lượng, hạn dùng, thành phần có phụ gia)

• Thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc mà nhãn hiệu nguồn gốc chế biến không rõ ràng, không đăng ký chất lượng.

• Cung cấp các thông tin buôn bán, sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng qui định hoặc nghi ngờ là phụ gia độc cho cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm..

- Đề phòng ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm do các kim loại nặng:

• Từ việc phân tích các con đường ô nhiễm trên của các nguyên tố kim loại nặng có thể thấy vấn đề phòng ô nhiễm và ngộ độc kim loại nặng là vấn đề cần thiết, phải gắn liền với các giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đất, nước và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm.

• Cần tiến hành việc điều tra khảo sát và thông báo rõ nguy cơ ô nhiễm này cho cơ quan chức năng. để kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho những vùng sản phẩm bị ô nhiễm.

• Cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bao gói, đồ chứa đựng... về chỉ tiêu kim loại nặng để đảm bảo các thực phẩm, đồ dùng không gây thôi nhiễm vào thức ăn, nhất là thức ăn cho trẻ nhỏ.

Một phần của tài liệu Đề án thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w