1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ON THI HKI - H11

3 192 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

DE CUONG ON TAP THI HOC KY I- 2009/2010 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (2010 – 2011) Dạng 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn- Giải thích hiện tượng Câu 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO 3 với từng dung dịch H 2 SO 4 loãng, KOH (1:1), Ba(OH) 2 dư. Câu 2: Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng sau: a) CaCO 3 + …… → CaCl 2 + …… b) NaHCO 3 + …… → Na 2 CO 3 + …… c) NH 4 Cl + …… → NH 3 + …… d) FeS + …… → H 2 S + …… e) AlCl 3 + …… → Al(OH) 3  + …… f) Al(OH) 3 +…… → NaAlO 2 + …… Câu 3: Viết phương trình hoá học dạng phân tử từ phương trình ion rút gọn sau: a) H + + NH 3 → NH + 4 b) OH - + H + → H 2 O c) 3Ag + + PO − 3 4 → Ag 3 PO 4  d) ZnO − 2 2 + 2H + → Zn(OH) 2  Câu 4: Trình bày hiện tượng xảy ra và viết phương phản ứng dạng phân tử, ion thu gọn khi: a. sục khí CO 2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 . b. rót từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl 3 Dạng 2: Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau a. H 2 SO 4 , BaCl 2 , Na 2 CO 3 . b. Na 2 SO 4 , NH 4 Cl, NaNO 3 . c. NH 4 Cl, Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 . d. HNO 3 , H 3 PO 4 , NaOH, HCl. Dạng 3: Phản ứng của CO 2 với dung dịch kiềm Câu 1: Sục 3,36 lít (đkc) khí CO 2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng, giả thiết thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng? Câu 2: Cho 2,464 lít khí CO 2 (đkc) đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối là Na 2 CO 3 và NaHCO 3 . Hãy xác định số gam của mỗi muối trong hỗn hợp? Câu 3: Sục V lít khí CO 2 (đkc) vào 150ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp hai muối KHCO 3 và K 2 CO 3 có tỉ lệ mol 1:1. Tính V? (ĐS: 2,24 lít) Câu 4*: Sục 6,72 lít khí CO 2 (đkc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? Câu 5: Dẫn khí CO 2 được điều chế bằng cách cho 100g CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư, đi qua dung dịch có chứa 60g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được. Dạng 4: Muối cacbonat. Câu 1*: Cho 115g hỗn hợp ACO 3 , B 2 CO 3 và R 2 CO 3 tác dụng hết HCl dư thì thu được 0,896 lít CO 2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bao nhiêu? Câu 2*: Cho 1,84g hỗn hợp 2 muối gồm XCO 3 và YCO 3 tác dụng hết với dd HCl thu được 0,672 lít CO 2 (đkc) và dd X. Khối lượng muối trong dd X? Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp canxi cacbonat và magie cacbonat thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? Câu 4: Cho 2,44g hỗn hợp Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl 2 2M. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Tính thể tích dd BaCl 2 2M tối thiểu cần dùng. Câu 5: Cho 3,45g hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 0,672 lít CO 2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp ban đầu. Dạng 5: Phản ứng của CO với oxit kim loại. Câu 1: Khử 32 gam Fe 2 O 3 bằng khí CO dư, sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong thu được a gam chất kết tủa. Tính a. ( ĐS: 60g ) Câu 2: Cho từ từ một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m g bột CuO đun nóng. Khí đi ra sau phản ứng cho qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Tính m. ( ĐS: 8g ) Câu 3*: Để khử hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và CuO cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đkc). Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng? Học vấn là để tài năng, đạo đức ngày càng hoàn thiện! DE CUONG ON TAP THI HOC KY I- 2009/2010 Câu 4*: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc)? Dạng 6: Kim loại tác dụng với HNO 3 . Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO 3 dư thu được 0,224 lít khí N 2 ở đkc. Tìm M? Câu 2: Cho 3,2g kim loại R hóa trị II tan vừa đủ trong 20 gam dung dịch HNO 3 đặc thì thu được 9,4g muối. a. Xác định tên kim loại nói trên. b. Tính nồng độ % của dung dịch HNO 3 ban đầu? Câu 3: Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đkc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X ? Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim loại M (hoá trị II), thu được 8 gam oxit tương ứng. Tìm M? Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu trong dung dịch HNO 3 loãng vừa đủ thấy thoát ra 6,72 lít khí (ở đkc) không màu hoá nâu khi tiếp xúc với không khí. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X? Câu 6*: Hoà tan 16,4 gam hỗn hợp A gồm FeO và Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO (duy nhất) đo ở đkc. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A? Dạng 8: Bài toán có hiệu suất và tính hiệu suất. Câu 1: Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%? Câu 2: Để điều chế 4 lít NH 3 từ N 2 và H 2 với hiệu suất 50% thì thể tích H 2 và N 2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu? Dạng 9: H 3 PO 4 tác dụng với dung dịch kiềm. Câu 1: Cho 200 ml dung dịch H 3 PO 4 0,5M tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M sau phản ứng thu được những muối nào, khối lượng bao nhiêu? Câu 2: Cho 39,2 gam H 3 PO 4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng muối khan thu được? Dạng 10: Tính pH. Câu 1: Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,1M với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. a. Tính pH của dung dịch thu được. b. Nếu nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì có hiện tượng gì? Câu 2: Tính pH của 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,01M và Ba(OH) 2 0,045M. Câu 3: Tính pH của 100 ml dung dịch A chứa 1,46g HCl. Dạng 11: Bảo toàn điện tích. Câu 1: Dung dịch X chứa a mol Na + , b mol Mg 2+ , c mol Cl - , d mol SO − 2 4 . Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d? Câu 2: Một dung dịch có chứa 2 cation : 0,03 mol K + , 0,01 mol Mg 2+ và 2 anion: a mol Cl – , b mol SO − 2 4 . Khi cô cạn dung dịch thu được 3,435 g chất rắn khan. Tìm a và b? Dạng 12: Tính % các nguyên tố - Tìm CTPT hợp chất hữu cơ Câu 1: Oxi hóa hoàn toàn 3g CHC A thu được 6,6g CO 2 và 3,6g H 2 O. a. Xác định khối lượng và % khối lượng của các nguyên tố trong A. b. Tìm CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với H 2 là 30. ( ĐS: C 3 H 8 O ) Câu 2: HCHC X có thành phần các nguyên tố như sau: C chiếm 40%, H chiếm 6,67% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với H 2 bằng 30. Xác định CTPT của X. Câu 3: Oxi hoá hoàn toàn 0,32g một hidrocacbon X thu được 0,72g H 2 O. Tìm CTPT của X biết tỉ khối hơi của X so với heli là 4. HẾT Học vấn là để tài năng, đạo đức ngày càng hoàn thiện! DE CUONG ON TAP THI HOC KY I- 2009/2010 CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ I NH: 2010 – 2011 Đề có 8 câu: Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử giữa các cặp chất: 4 cặp Câu 2: (1 điểm) Phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn: 3 chất Câu 3: (1 điểm) a. Viết phương trình phản ứng giải thích hiện tượng: 2 pt (0,5đ) b. Toán tính pH của dung dịch (0,5đ) Câu 4: (2 điểm) Toán tìm CTPT HCHC Câu 5: (1 điểm) Toán CO 2 tác dụng với dd KOH/ddNaOH Câu 6: (2 điểm) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat (CaCO 3 , MgCO 3 ) tác dụng với dd HCl. Câu 7: (1 điểm) Tìm tên kim loại. Câu 8: (1 điểm) Toán CO tác dụng oxit kim loại. Học vấn là để tài năng, đạo đức ngày càng hoàn thiện! . DE CUONG ON TAP THI HOC KY I- 2009/2010 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (2010 – 2011) Dạng 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn- Giải thích. phản ứng? Học vấn là để tài năng, đạo đức ngày càng hoàn thi n! DE CUONG ON TAP THI HOC KY I- 2009/2010 Câu 4*: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại :

Ngày đăng: 27/10/2013, 04:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w