vai trò hồ chí minh đối với cách mạng việt nam

33 6.3K 201
vai trò hồ chí minh đối với cách mạng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, nay thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Trong quãng thời gian từ khi sinh ra đến trước khi xuất dương, Bác đã sinh sống ở nhiều nơi. Đó là quê hương Nghệ Tĩnh với truyền thống yêu nước và đấu tranh chống Pháp kiên cường. Đó là thành Huế với bao cảnh đau lòng của một dân tộc bị làm nô lệ, Nguyễn Tất Thành là người thanh niên vượt qua gian khó, đã sớm bộc lộ mầm mống trí lớn của một con người mà sau này trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người sinh ra trong thời buổi dân tộc Việt Nam đang sống lầm than, tủi nhục, dưới ách thốnh trị của thực dân Pháp. Lớp lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã đứng lên chiến đấu giành lại độc lập tự do, nhưng đều đi đến thất bại. Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho dân tộc, cho mỗi một người dân yêu nước cũng như cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới lúc bấy giờ, là tìm ra phương sách cứ nước, cứu dân. Đó là thách thức của thời đại. Thời thanh niên, Nguyễn Tất Thành được học chữ Hán, rồi chữ Pháp của nền giáo dục thực dân. Vốn là con người thông minh ham học hỏi, Nguyễn Tất Thành đã để ý đến câu khẩu hiệu của nước Pháp: tự do – bình đẳng – bác ái. Và người tự hỏi, đằng sau ba chữ đó là sự thật như thế nào. Và vì sao dân tộc ta vẫn phải chịu cảnh nô lệ lầm than. Những câu hỏi đó cộng với lòng yêu nước, ý chí vượt khó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Vốn có tư chất thông minh, nhạy bén về chính trị, công thêm có thế giới quan khoa học, tư duy độc lập Người đã ôm ấp chí lớn cứu nước, cứu dân, lại không chịu đi theo lối cũ của các bậc tiền bối. Với nghị lực phi thường, Người đã quyết chí đi sang phương tây để thấy tận mắt đất nước của những kẻ đã tới xâm lược dân tộc mình mong tìm con đường giải phóng dân tộc. Sinh thời, Người đã từng nói với đồng bào mình “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, nhà ở, được học hành tiến bộ, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được hưởng quyền tự do dân chủ mà họ xứng đáng được hưởng vớicách người chủ và làm chủ xã hội”. Đó thực sự là hoài bão, là khát vọng mãnh liệt, thể hiện một tư tưởng lớn, một lý tưởng nhân đạo cao quý của Người. Người đã hành động không mệt mỏi trong suốt cuộc đời, với nghị lực phi thường, vượt qua mọi gian nan thử thách, với niềm tin không gì thay đổi vào xu thế phát triển của lịch sử, nhất là tin vào sức mạnh vô tận của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, biến tư tưởng, lý tưởng thành hiện thực. Người cũng từng nói rõ, “lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi”. [2, 231 - 232 ]. Ở Hồ Chí Minh chúng ta bắt gặp, như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói- sự kết hợp hài hoà giữa tính khách quan và chủ quan, giữa chiến lược và sách lược, giữa những nguyên tắc và sự linh hoạt. Và điều đó làm cho Người trở nên vĩ đại, vì Người đã dựa vào triết học duy vật biện chứng, thứ triết học “ không chỉ phản ánh sự đức kết quan trọng nhất trong tư duy của loài người mà sự đúc kết quan trọng nhất trong lịch sử tư duy của loài người mà còn là sự phản ánh có ý nghĩa nhất trong lịch sử tri thức” [9, 103] Vượt lên trên tất cả các bậc tiền bối, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là “biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” , mà Người còn có “sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật” . Người là “kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” , Người đã được ghi danh vào danh sách “các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hoá trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thê giới” như Nghị quyết 24C/18.65, phiên họp Đại Hội đồng UNESCO, khoá họp lần thứ 24 , tại Pari đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khuyến nghị các nước thành viên cùng tham gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người. Thật khó mà tách rời Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc với Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất. Bởi vì, lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm, với vinh dự lớn là một nước nhỏ đã đánh thắng hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng nhân dân khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, giành lại cho nhân dân Việt Nam những quyền sống của con người, một cuộc sống có văn hóa, đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà là cuộc đấu tranh không mệt mỏi của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, chính là sự nghiệp văn hóa cao cả nhất. NỘI DUNG 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 1.1 Tình hình thế giới Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng nghiệm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Nó chấm dứt thời kỳ ổn định tam thời của chủ nghĩa tưu bản trong những năm 20. Tháng 10 -1929, cuộc khuỉng hoảng nổ ra ở Mỹ rồi lan sang các nước tư bản khác. Mức sản xuất của toàn bộ thê giới tư bản chủ nghĩa giảm 42%, trong khi đó về tư liệu sản xuất giảm 53% [7, 132]. Cuộc khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và tài chính. Tuy nhiên ở các nước khác nhau, mức độc và thời gian diễn ra khủng hoảng cũng khác nhau, tiêu biểu là các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp…. Cuộc khủng hoảng các nước tư bản đã lan ra sang các xứ thuộc địa. Nhân dân các nơi này phải chịu gánh nặng khủng hoảng của “ chính quốc”. Tình hình đó làm cho nền kinh tế thuộc địa vốn đã lạc hậu, phụ thuộc lại càng suy sụp, tiêu điều hơn. Cuộc sông của nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc ngày càng điêu đứng. Chính vì thế, những cuộc nổi dậy đấu tranh nổ ra không ngớt. Để củng cố nền thống trị đang bị lung lay, giai cấp tư sản các nước tìm cách tăng cường nền chuyên chính của mình. Các lực lưọng cực đoan, chế độ độc tài, chủ nghĩa phát xít bành trướng ở nhiều nơi, trước hết là Italia, Đức , Nhật. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày càng sâu sắc. Khối phát xít Đức- Italia- Nhật hình thành. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra muộn hơn so với các nước khác, nhưng lại hết sưc mạnh và sâu sắc. Khủng hoảng công nghiệp xen kẽ khủng hoảng nông nghiệp và khủng hoảng tài chính. Vì vậy giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên lưng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa. 1.2 Tình hình trong nước Kinh tế Việt Nam vố đã bị phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp, nay phải gánh chịu hậu quả khủng hoảng ở “chính quốc” lại càng suy sụp hơn. Chính quyền Đông Dương thi hành một loạt các chính sách về Kinh tế- tài chính, chúng tăng mức các thứ thuế đã có và đặt thêm nhiều thứ thuế mới…. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến tình hình xã hội Việt Nam. Một phần ba số công nhân bị thất ngiệp. Riêng miền Bắc, 25000 công nhân bị sa thải, trong đó có 12000 công nhân ngành mỏ. Những công nhân có việc bị giảm lương từ 30% đến 50%. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động nặng nề đến kinh tế Đông Dương trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, đồn điền đã bịt hu hẹp quy mô sản xuất. Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khó khăn. Các cuộc bắt bớ, đàn áp diễn ra ở cả Bắc Kỳ- Trung Kỳ- Nam Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930), thực dân Pháp đã lập ra Hội đồng đề hình thường trực, đưa hàng loạt các chiến sĩ yêu nước lên máy chém. Lòng căm thù của các tầng lớp nhân dân Việt Nam đối với bọn thự dân, đề quốc càng sâu sắc thêm. Trong khi đó phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ , của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã có ảnh hưởng tích cực đối với phong trào cách mạngViệt Nam. 2 VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1939. 2.1 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1939. 2.1.1 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ nhất là đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đã mở đầu một thời kỳ mới, vô cùng oanh liệt trong lịch sử dân tộc. Lúc này, dù đang hoạt động ở nước ngoài, trên cương vị là người đại diện Ban Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc giữ liên lạc chặt chẽ với Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi chặt chẽ phong trào cách mạng trong nước. “Người đã thấy sự cần thiết phải thành lập và xây dựng một Đảng Cộng sản để lãnh đạo cuộc đấu tranh, và chính Người đã bắt tay xây dựng nên Đảng Cộng sản Đông Dương, và sau này là Đảng Lao động Việt Nam, Người đã tổ chức nên đảng, giáo dục đảng và rèn luyện Đảng trong cuộc đấu tranh. Chính nhờ vậy mà nhân dân Việt Nam đã có đựoc đội tiên phong của mình, một Đảng sáng suốt biết đoàn kết tất cả các lực lượng tiến bộ của nhân dân trong một mặt trận rộng rãi để đưa họ đến thắng lợi” ( Phidencaxtơrô tại Hà Nội ngày 17/9/1973)[ 10 , 430] - Thứ hai là thông báo sự ra đời của đảng và kêu gọi sự ủng hộ ở bên ngoài: Cuối tháng 4, Người đến Malaixia làm nhiệm vụ và sau khi thoát khỏi cuộc vây bắt ở Xingapo (lúc đó thuộc Malaixia), Theo ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, cuối tháng 4-1930, Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm và Malaixia. Đến Đông Bắc Xiêm (Thái Lan ngày nay), Người báo tin cho một số đồng chí ở đây biết các nhóm cộng sản ở Việt Nam đã thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 27-2-1930, Người viết thư gửi đại diện Đảng Cộng sản Pháp ở Quốc tế Cộng sản, báo tin Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập, đề nghị công bố trên báo Nhân đạo (L’Humanité) và tập san Thư tín quốc tế (Inprecor)Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người cũng yêu cầu Đảng Cộng sản Pháp cho biết tên những con tàu chạy tuyến đường Pháp – Viễn Đông, có các đồng chí cộng sản Pháp làm việc trên đó để bắt liên lạc. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc viết: Chưa thể về nước, không tham gia Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, vì đang chịu “một cái án tử hình vắng mặt”. Ngày 28-2-1930, Người viết thư gửi các đồng chí Liên Xô yêu cầu cung cấp tài liệu để Người viết một cuốn sách tuyên truyền về nước Nga Xô- viết với nhan đề: Những kỷ niệm về cuộc du lịch của tôi. Khoảng cuối năm, cuốn Nhật ký chìm tàu của Người đã xuất hiện ở Việt Nam, sau đó được in lại, phổ biến rộng rãi trong cao trào cách mạng Xôviết Nghệ Tĩnh. Nhân dịp đoàn đại biểu Việt Nam sắp đến Liên Xô dự Đại hội Công hội lần thứ V, ngày 5-9-1930, Người viết thư gửi các học sinh Việt Nam ở Liên Xô, nhắc nhở việc xây dựng khối đoàn kết giữa những học sinh ở Liên Xô với các đại biểu, nhằm “chớ để người ta trông thấy sự phân biệt trí thức và vô sản”[6, 40.] Cuối 1929, Trần Phú rời Liên Xô trở về nước hoạt động và ngày 8-2- 1930 đồng chí đã về tới Sài Gòn. Đầu tháng 4-1930, Trần Phú gặp Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông, báo cáo với Người về nội dung Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (1928), về nhóm học sinh Việt Nam tại Liên Xô và tình hình Liên Xô hiện tại. Trong cuộc gặp đó, Nguyễn Ái Quốc cũng thông báo với Trần Phú kết quả Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thành lập Đảng là bước ngặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Trên cương vị là đại diện Ban Phương Đông, Người phân công Trần Phú, Ngô Đức Trì về nước hoạt động và gửi thư giới thiệu hai người với Ban Chấp hành Trung ương lâm thời trong nước. -Thứ ba là theo dõi tình hình hoạt động của Đảng, góp ý xây dựng Đảng: Ngày 20-4-1931, Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng, yêu cầu phải tăng cường phát triển lực lượng của Đảng cho đều khắp cả Bắc – Trung – Nam, chú trọng phát triển các tổ chức Công hội, Nông hội, Mặt trận… và gửi thư cho Đảng Cộng sản Đông Dương, phê bình trong cách khai hội, cách thảo luận, trong vấn đề công tác và vấn đề chậm đổi tên đảng tại Hội nghị xứ uỷ Trung và Bắc kỳ. Người yêu cầu:“Tất cả mọi đảng viên và tất cả các chi bộ phải thảo luận Chỉ thị của Quốc tế thứ ba và Nghị quyết của Trung ương, rồi phải ra Nghị quyết về những Nghị quyết và Chỉ thị nói trên… Có làm như thế thì mới có thể nâng cao được trình độ đảng viên, tất cả Chỉ thị và Nghị quyết mới được thi hành, tư tưởng và hành động của đảng viên mới thống nhất” [6, 75 – 76] Người còn nhấn mạnh việc phải ra sức củng cố và phát triển đảng, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng đoàn kết, nhất trí trong đảng, trên cơ sở Chủ nghía Mác- Lênin và đường lối đúng đắn của Đảng, Người coi giữ gìn đoàn kết, nhất trí trong Đảng như gìn giữ con ngươi của mắt mình. Với Người sự đoàn kết, nhất trí của Đảng phải đựoc thực hiện trên tất cả trên tất cả các mặt như chính trị, tư tưởng và tổ chức, Người luôn luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và căn dặn mọi đẩng viên phải bảo vệ và quyết tâm thực hiện đưòng lối chủ trường của đảng… luôn luôn trau rồi phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Đối với Người đào tạo cán bộ cách mạng cho đời sau là một việc rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng Đảng. Đồng thời Người thẳng thắn phê bình Đảng còn kém đường bí mật công tác, nhắc nhở Đảng phải tìm cách bảo vệ cán bộ, không để địch tìm cách “túm mòn” hết cán bộ và phải biết tự đặt câu hỏi “Vì sao mà bị lộ để suy nghĩ, và tìm cách sửa đổi” Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở một nước phong kiến lạc hậu ở phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô dịch từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, có nền văn hiến lâu đời. Từ khi Pháp xâm lược thì ngay từ đầu phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và liên tục. Do vậy ngay từ đầu Người đã đề ra những luận điểm về tính chất chủ động, tính tích cực của cách mạng giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước thuộc địa, bổ sung vào những luận điểm chung lúc bấy giờ. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “ chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta” [2, 83]. Giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc, Người đã có những luận điểm sáng tạo phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam ta về tổ chức, lãnh đạo cách mạng, nhân tố cơ bản đảm bảo cho thắng lợi. Khái quát quy luật đặc thù của con đường hình thành Đảng cộng sản Việt Nam trong bài “ 30 năm hoạt động của Đảng” Người viết Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập đảng thực sự là một sự sáng tạo,là một cống hiến quan trọng của Người, thể hiện qua trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như của các thế hệ công sản Việt Nam là từ công nhân yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản; từ giác ngộ dân tộc phát triển đến giác ngộ giai cấp, kết hợp nhân thức về vấn đề này cũng có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp xây dựng Đảng, với yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh và đáu tranh giai cấp ngày càng phát triển. Ngay từ đầu Người đã nhận rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân góp phần thực hiện những mục tiêu cơ bản của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Người đã kết hợp một cách thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập và cuộc đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng bị bọn phong kiến và giai cấp bóc lột áp bức, Người đã tìm ra con đường kết hợp giữa những tư tưởng yêu nước của các dân tộc với sự cần thiết phải giải thoát cho họ khỏi sự bóc lột. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất và độc nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng to lớn, là đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân, nhưng vì nông dân mang tính chất phân tán, tư hữu , nên không thể coi nông dân là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Người đã phê phán trào lưu cơ hội thổi phồng vai trò của nông dân và các tầng lớp, gia cấp khác mà không thấy vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam và Ngưòi cũng phê phán khuýnh hướng cô độc , hẹp hòi, chỉ thiên về công nông mà không thấy hết vai trò, sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng chung. - Thứ tư là Hồ Chí Minh đã đưa Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam và từ đó dấy lên khắp trong nước một làn sóng cách mạng mạnh mẽ, dẫn đến việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương, đánh dấu một bước ngặt cơ bản trong lịch sử nước ta và nói cho đúng hơn là ba nước Đông Dương. Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng thắng lợi. đó là đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi chuyển ngay lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước nong nghiệp vốn là thuộc địa. Đó là giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với lý luận của Người về cách mạng thuộc địa, Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công đặt nền móng tư tưởng cho việc xây dựng đường lối cách mạng của Đảng. Một sự tổng hợp những quan điểm chiến lược có tính chỉ đạo lớn về chính tri và lý luận, về nhân thức và hoạt động về phương pháp và mục tiêu [...]... của Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Huỳnh Công Bá, Lịch sử Việt Nam, Tập II, in lần thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, H, 1989 2) Võ Nguyên Giáp (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 3) Nguyễn Hữu Hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật 4) Đặng Xuân Kỳ Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb H : Chính trị quốc gia, 2000 5) Hồ. .. đạo cách mạng Việt Nam sau này đã chứng minh cho sự nghiệp cống hiến cả cuộc đời cho nền độc lập dân tộc của Nguyến Tất Thành- Hồ Chí Minh KẾT LUẬN Hồ Chí Minh là sự kết tinh những gì tốt đẹp, ưu tú nhất của trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam Người tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, cho bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. .. đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở thành một người cộng sản, với lập trường kiên định của chủ nghĩa Mác - Lê-nin Người ý thức sâu sắc rằng, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân và dân tộc Việt Nam cũng đồng thời góp phần vào phong trào cách mạng thế giới, vào công cuộc giải phóng... rằng mình sẽ chết Tóm lại vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn lịch sử này vô cùng to lớn: Một là Người thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình để chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc Hai là Người thường xuyên thông báo tình hình, diễn biến phong trào cách mạng, chính sách đàn áp của thực dân Pháp, tay sai đối với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam; Người gửi thư cho... ta có căn cứ khoa học để hiểu, vì sao đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có thể kết hợp được sức mạnh của dân tộc với sứ mạnh chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, gắn liền cuộc chiến đấu của nhân dân ta với thế tiến công của ba dòng thác cách mạng thế giới 2.1.2 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cách mạng từ 19301931 và phong tràocXô Viết Nghệ - Tĩnh Ngay... với những thắng lợi góp phần vào làm nên một Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam 2.1.3 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cách mạng Việt Nam từ 1933- 1939 - Khoảng mùa hè năm 1933, khi tình hình về vụ án Tống Văn Sơ có dấu hiệu lắng xuống, Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Hạ Môn lên Thượng Hải, tìm cách bắt liên lạc với những đồng chí của mình Cũng vào mùa hè năm 1933, được bà Tống Khánh Linh giúp... phong trào cách mạng 1930-1931; đồng thời tổ chức đấu tranh chống lại sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với lực lượng cách mạng Ba là Người thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nước để khôi phục phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam để phong trào đấu tranh bước sang giai đoạn cách mạng mới với những thắng lợi góp phần vào làm nên một Cách mạng tháng... trong nước để khôi phục phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam: Trong những năm 1930 -1931 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ động viên cao trào cách mạngViết Nghệ Tĩnh mà còn góp ý kiến cụ thể với Trung Ương đảng để chỉ đạo thực hiện tố đường lối của Đảng Người không tán thành chủ trương bạo dộng, Người chỉ rõ đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931 là: “ Tập hợp, tổ chức,... về phong trào cách mạng trong nước, cùng những báo cáo về hoạt động của Đảng trong quần chúng công nhân, binh lính và bà con người Việt Nam ở Thượng Hải Tại Thượng Hải, Nguyễn Ái Quốc họp với Nguyễn Lương Bằng, Hồ Tùng Mậu, Đỗ Ngọc Du và Lưu Quốc Long , hướng dẫn họ cách vận động cách mạng trong binh lính, làm báo Kèn gọi lính Người còn giới thiệu đồng chí Nguyễn Lương Bằng với đồng chí Thái Sướng,... của mình vào cách mạng Việt Nam, thông qua thư từ, báo chí trao đổi, Người đã góp những ý kiến quý báu với các đòng chí lãnh đạo trong nước về chuyển hướng chính sách của Đảng như : xác định mục tiêu đấu tranh, tổ chức mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, thái độ đối với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác, yêu Từ những việc làm đó của Người đã có tác động lớn đến đường lối cách mạng của Đảng . cực đối với phong trào cách mạng ở Việt Nam. 2 VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1939. 2.1 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ. - Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1939. 2.1.1 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày đăng: 27/10/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan