PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 - 2010 DUY XUYÊN Môn: Ngữvăn- Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và chọn phương án trả lời đúng nhất để ghi ra giấy thi (VD: 1-a, 2-a) “Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.” (Ngữ văn6- Tập I) Câu 1: Cậu con trai được đề cập trong đoạn văn trên là nhân vật nào sau đây? a. Sọ Dừa. b. Thạch Sanh. c. Thánh Gióng. d. Mã Lương. Câu 2: Văn bản có chứa đoạn văn trên thuộc loại truyện dân gian nào? a. Truyền thuyết. b. Cổ tích. c. Thần thoại. d. Truyện cười. Câu 3: Nhân vật cậu con trai của đoạn trích trên được xây dựng trong câu chuyện thuộc kiểu nhân vật nào? a. Nhân vật bất hạnh. b. Nhân vật thông minh. c. Nhân vật dũng sĩ. d. Nhân vật có tài năng kì lạ. Câu 4: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? a. Ngôi thứ nhất. b. Ngôi thứ hai. c. Ngôi thứ ba. d. Cả a và c đúng. Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? a. Giới thiệu nguồn gốc, xuất thân của nhân vật. b. Kể về tài năng của nhân vật. c. Tả về ngoại hình của nhân vật. d. Kể về cuộc đời của nhân vật. Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? a. Miêu tả. b.Biểu cảm. c. Nghị luận. d. Tự sự. Câu 7: Từ nào sau đây là từ mượn? a. vợ chồng. b. nghèo. c. thái tử. d. chết. Câu 8: Cấu tạo đúng của cụm danh từ “hai vợ chồng” là: a. Phần trước + trung tâm + phần sau. b. Phần trước + trung tâm. c. Trung tâm + phần sau. d. Phần trước + phần sau. Câu 9: Từ “một” trong “một cậu con trai” thuộc từ loại nào? a. Danh từ. b. Động từ. c. Lượng từ. d. Số từ. Câu 10: Nghĩa của từ “thái tử” là: con trai của vua, người được chọn sẵn để sau nối ngôi vua. Cách giải nghĩa đó được dùng theo cách nào? a. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. b. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. c. Miêu tả hành động mà từ biểu thị. d. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. Câu 11: Những từ “Cao Bình, củi, gạo, Ngọc Hoàng, cậu con trai”có trong đoạn văn trên có điểm gì giống nhau? a. Đều là những động từ. b. Đều là những danh từ. c. Đều là những từ ghép. d. Đều là những danh từ riêng. Câu 12: Những động từ có trong câu : “Rồi người chồng lâm bệnh, chết.” là: a. người chồng, lâm bệnh. b. rồi, lâm bệnh. c. lâm bệnh, chết. d. chết B. Tự luận : (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Danh từ là gì ? Đặt một câu có danh từ làm vị ngữ, gạch dưới danh từ đó. Câu 2: (1 điểm) Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng. Câu 3 : (5 điểm) Kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên bằng lời kể của em. _______Hết_______ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 - 2010 Môn: Ngữvăn- Lớp 6 A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án b b c c a d c b d a b c B. Tự luận : (7 điểm) Câu 1 : (1 điểm) - Nêu đúng khái niệm: 0,5 điểm. (Nêu thiếu hoặc thừa từ mà không sai bản chất khái niệm thì ghi 0,25 điểm; nêu thiếu hoặc thừa từ dẫn đến sai bản chất khái niệm thì không ghi điểm). - Đặt câu và gạch dưới danh từ làm vị ngữ: 0,5 điểm ( Đặt câu đúng mà không gạch dưới danh từ thì ghi 0,25 điểm). Câu 2: (1 điểm) Nêu đúng ý nghĩa như ghi nhớ ở sách giáo khoa. Câu 3: (5 điểm) I. Yêu cầu: 1. Nội dung: - Kể đúng cốt truyện Con Rồng cháu Tiên theo truyện ở sách giáo khoa; - Biết tập trung thể hiện chủ đề của truyện. 2. Hình thức: - Kể lại bằng chính lời kể của người viết; - Xây dựng câu chuyện rõ ràng, mạch lạc; - Có lời văn kể chuyện trong sáng; - Đảm bảo kể đúng trình tự câu chuyện; - Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần, biết phân đoạn ở phần thân bài. II. Biểu điểm : Điểm 5: - Đảm bảo yêu cầu; - Thể hiện giọng kể của cá nhân học sinh; - Biết thể hiện những chi tiết quan trọng để làm rõ chủ đề; - Có thể mắc một vài lỗi nhẹ. Điểm 4: - Đảm bảo yêu cầu cơ bản; - Thể hiện giọng kể của cá nhân học sinh; - Bố cục rõ ràng; - Mắc không quá 4 lỗi diễn đạt và chính tả. Điểm 3: - Đảm bảo kể đúng trình tự câu chuyện; - Đảm bảo bố cục 3 phần; - Chưa chú trọng để có cách kể riêng như yêu cầu. - Sai không quá 6 lỗi các loại. Điểm 2: - Đảm bảo cốt truyện; - Chữ viết không quá khó đọc; - Còn thiếu một số chi tiết phụ trong cốt truyện; - Còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 1: - Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý; - Lẫn lộn trình tự câu chuyện. * Lưu ý : - Học sinh đóng vai nhân vật để kể thì điểm tối đa không quá 2. - Kể lại nguyên bản như sách kiểu thuộc lòng không ghi quá 3 điểm. ________Hết________ . khó đọc; - Còn thi u một số chi tiết phụ trong cốt truyện; - Còn mắc nhiều l i chính tả và diễn đạt. i m 1: - B i làm sơ s i, thi u nhiều ý; - Lẫn lộn. đúng kh i niệm: 0,5 i m. (Nêu thi u hoặc thừa từ mà không sai bản chất kh i niệm thì ghi 0,25 i m; nêu thi u hoặc thừa từ dẫn đến sai bản chất kh i niệm