1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Toàn cảnh CNTT VN 2007

25 229 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Toàn cảnh CNTT Việt nam Vietnam ICT Outlook 2007 Phiên bản 1.1 (7/2007) Báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007 của Hội Tin học TP HCM gồm các phần: • Mở đầu • Vị thế của CNTT Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới • Bức tranh CNTT Việt nam 2006-2007 Đây là năm thứ 7 Hội Tin học Tp HCM thực hiện báo cáo thường niên này dựa trên các nguồn tài liệu: • Hội Tin học Tp HCM - Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt nam 2001 - 2006 • Hội Tin học Tp HCM - Số liệu điều tra thường niên 2001-2007 • PCWorld Việt nam - Số liệu điều tra thường niên các năm 2001-2007 • Tổng Cục Hải quan, 2001- 2007 • VNNIC, 2001-2007 • Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học Cao đẳng 2000-2007, NXB Giáo dục • IDC - Các báo cáo thường niên 2002-2007 • BSA - Các báo cáo thường niên 1994-2007 • ITU - Các số liệu thống kê 2001-2007, các báo cáo thường niên 2005-2007 • World Ecomomic Forum - các báo cáo thường niên 2002-2007 • World Bank - Các báo cáo thường niên 2002-2007 • Economist Intelligence Unit - các báo cáo thường niên 2002-2007 • NASDAQ - Các báo cáo thường niên 2002-2007 • Gartner Dataquest & Forrester Research – IT Spending Report 2006 • Thông tin từ các hội nghị và triển lãm CNTT trong nước và quốc tế • Thông tin từ các công ty thành viên của hội • Và các nguồn tài liệu khác… Trong bối cảnh công tác thống kê số liệu liên quan đến CNTT còn nhiều bất cập hiện nay, cùng những hạn chế nhất định về nguồn số liệu – chúng tôi cố gắng phản ánh đầy đủ nhất bức tranh CNTT Việt nam trong năm qua. Các nhận định đưa ra có thể mang tính chủ quan của nhóm tác giả. Rất mong được sự góp ý và trao đổi của cộng đồng CNTT những ai có quan tâm. Tháng 7/2007 Chủ tịch Hội Tin học Tp HCM Lê Trường Tùng 1 1 E-Mail: tunglt@fpt.com.vn Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 2 MỤC LỤC 1. Mở đầu 2. Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới 2.1. Chỉ số nền kinh tế tri thức 2.2. Chỉ số Cơ hội CNTT 2.3. Chỉ số Cơ hội số 2.4. Chỉ số sẵn sàng kết nối 2.5. Chỉ số sẵn sàng cho nề kinh tế điện tử 2.6. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 2.7. Tổng hợp 3. CNTT Việt nam 2006-2007 3.1. Mở đầu 3.2. Tình hình xuất nhập khẩu 3.3. Thị trường CNTT VN 3.4. Công nghiệp CNTT Việt nam 3.5. Phát triển Internet 3.6. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT 3.7. Chính sách CNTT Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 3 1. Mở đầu Năm 2006, thị trường CNTT toàn cầu vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ 8% - ngang với tốc độ tăng trưởng của năm trước đó (theo số liệu của Forrester Research – con số đưa ra của IDC thấp hơn – khỏang 6.3%). Điều này cũng khẳng định dự báo về tốc độ tăng trưởng CNTT cao trong 4 năm 2005- 2008 của chu kỳ tăng trưởng 8 năm vẫn tiếp tục được hiện thực hóa. Số liệu dự báo của nhiều tập đòan tư vấn đều cho rằng sau năm 2008 CNTT sẽ sang một chu kỳ phát triển mới và tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Trong năm 2006, cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu CNTT Việt nam đều giữ được ngưỡng trên 1 tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng giảm sút đáng kể so với năm trước, vừa do ảnh hưởng của thị trường trong nước – đặc biệt là phần cứng – tăng không cao, một phần là có thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu CNTT của các công ty lớn. Xuất nhập khẩu phần mềm/dịch vụ đều đạt được tốc độ phát triển cao, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong xuất/nhập khẩu CNTT. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên thị trường CNTT (không tính dịch vụ viễn thông) vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Dù thị trường phần mềm chính phủ giảm sút, thị trường phần mềm/dịch vụ vẫn tăng cao nhờ vào đóng góp của các dịch vụ nội dung số. Trong năm qua không có tăng trưởng đột biến trong ngành công nghiệp phần cứng nội địa. Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ đạt doanh số 360 triệu USD, và nếu vẫn giữ được nhịp điệu phát triển trong thời gian qua thì mục tiêu 500 triệu USD cho ngành công nghiệp phần mềm Việt nam sẽ đạt được trong năm 2007. Trong 12 tháng qua, Việt nam thêm được 4 triệu người dùng Internet, tốc độ tăng trưởng số người dùng chỉ đạt con số 25%, bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng 12 tháng trước đó. Với trên 16 triệu người sử dụng, Việt nam đúng thứ 17 thế giới về số người dùng, nhưng nếu tính theo tỷ lệ dân số dùng Internet thì vẫn ớ thứ hạng gần 100 chưa đáng để phấn khởi. Cũng trong 12 tháng qua, dung lượng truy cập quốc tế tăng 50%, số kết nối Internet băng rộng cũng tăng hơn 2 lần: từ 310 ngàn lên 753 ngàn. Đây là các chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng. Trong lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT, nhiều tiền đề đã được thiết lập, trong đó Luât Giáo dục mới, thực thi Quy chế đại học tư thục và các thay đổi cần phải nhanh chóng thực hiện khi Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO… Khoảng cách giữa nhu cầu của ngành CNTT và khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo vẫn đang là vấn đề lớn. Trong các năm 2006-2007, Luật CNTT được và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật CNTT đã được ban hành. Các chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm, Công nghiệp nội dung . được phê duyệt , và đặc biệt là lần đầu tiên tất cả các khu vực trọng điểm đều có quy họach về CNTT riêng cho khu vực mình. Việt nam gia nhập WTO, thực thi các điều khoản của Hiệp định CNTT (ITA- miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm CNTT-TT) – những việc này cũng đang được tiến hành khẩn trương để tham gia tòan diện vào sân chơi CNTT tòan cầu - một sân chơi bắt buộc, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít thách thức. Trong năm qua, vị trí của Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới sáng sủa hơn, nhiều thứ hạng được cải thiện. Tuy nhiên khi sự phát triển của CNTT gắn chặt với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng tăng trưởng được bổ sung thêm vào để đánh giá thì Việt nam đang đứng trước không ít thách thức trong cố gắng cải thiện đáng kể vị thế CNTT của quốc gia trên bản đồ tòan cầu. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 4 2. Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới - bức tranh sáng sủa hơn Trong 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế xếp hạng các quốc gia hàng năm về các tiêu chí liên quan đến CNTT - Viễn thông. Các bảng xếp hạng quan trọng thuộc về ITU (International Telecommunication Union), Ngân hàng Thế giới, Diễn dàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF), các tổ chức của Liên hiệp quốc (United Nation) như UNDP, UNCTAD, UNPAN và các tổ chức tư vấn như IDC, BSA… Sau một năm, sự thay đổi nhanh chóng của CNTT-TT khiến trong phương thức xếp hạng có nhiều thay đổi, nhiều chỉ tiêu xếp hạng mới được bổ sung, còn trong các chỉ tiêu cũ thì các tiêu chí đánh giá cũng có những thay đổi nhất định. Nói chung các thứ hạng của Việt nam không có các thay đổi lớn, nhưng bức tranh chung trở nên sáng sủa hơn. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 5 2.1. Chỉ số Nền kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index – KEI và Knowledge Index - KI): Innovation + Education + ICT, tăng 14 bậc Bản đồ Kinh tế Tri thức (Nguồn: World Bank, 2007) Trong xu thế “phẳng hóa” và dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức, cùng với việc Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO, việc đánh giá và xếp lọai các quốc gia theo tiêu chuẩn hàm lượng tri thức quốc gia và độ chín của nền kinh tế tri thức được chú trọng. Viện Ngân hàng Thế giới (Word Bank Institute – WBI) đưa ra 2 chỉ số lọai này: chỉ số tri thức (KI – Knowledge Index) và chi số Kinh tế Tri thức (Knowledge Economy Index – KEI). Chỉ số KI dựa trên 3 yếu tố: Mức độ đổi mới (innovation), Hệ thống giáo dục và CNTT – xem đây là 3 yếu tố quan trọng đặc trưng cho Tri thức, còn chỉ số KEI thì bổ sung thêm một yếu tố nữa là các ưu đãi thu hút đầu tư, nhằm “đánh giá các yếu tố liên quan đến về môi trường sử dụng tri thức để phát triển kinh tế”. Trong số 132 quốc gia được xếp hạng công bố tháng 4/2007, Việt nam được xếp thứ 99/132 về KEI, thứ 95/132 về KI – đều tăng 14 hạng so với năm trước đó. Điểm KI của Việt nam là 2.82, còn điểm KEI là 2.69, xếp trong đội hình các quốc gia nhóm 2 từ dưới lên (điểm tối đa là 10, nhóm 1 có điểm từ 0 đến 2). Xếp hạng theo KEI Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 6 Xếp hạng theo KI 2.2. Chỉ số Cơ hội CNTT – ICT Opportunity Index (ICT-OI): tăng 5 bậc Đây là chỉ tiêu do ITU (International Telecommunication Union) kết hợp 2 chỉ số trước đây là Digital Access Index (ITU) và Digital Divice Index (của Orbicom - mạng thông tin của UNESCO). Chỉ tiêu này được ITU thực hiện và công bố vào tháng 2/2007, được xem là chỉ số đo mức độ phát triển xã hội thông tin của từng quốc gia thay thế cho chỉ số xã hội thông tin (Information Society Index) do IDC và Word Times thực hiện trước đây. Chỉ tiêu ICT Opportunity Index – ICT-OI được tính cho 183 quốc gia và chia làm 4 nhóm: High (ICT-OI từ 249 điểm trở lên) gồm 29 nước – trong đó có 6 nước châu Á là Nhật bản, Hàn quốc, Singapore và Hồng kông, Đài loan, Macao (thuộc Trung quốc), Upper (150 đến 248 điểm) gồm 28 nước, Medium (68 đến 148 điểm) gồm 63 nước và Low (dưới 68 điểm) gồm 63 nước. Việt nam được 76.66 điểm, xếp thứ 111/183, gần cuối nhóm Medium, tăng 5 bậc và 11 điểm so với xếp hạng tương tự năm trước đó. Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 7 Chỉ số này tính tóan dựa trên các yếu tố chính liên quan đến Mật độ thông tin (gồm hạ tầng mạng và giáo dục đào tạo) và Sử dụng thông tin (các số liệu liên quan đến mật độ máy tính, số người dùng Internet, số gia đình có TV, số người kết nối mạng băng thông rộng và dung lượng thông tin thực tế chuyển qua mạng). Chỉ số này được công bố trong báo cáo Measuring the Information Society 2007, sau đó công bố lại trong World Information Report 2007. 2.3. Chỉ số cơ hội số – Digital Opportunity Index (DOI): tụt 3 bậc và chưa đạt điểm trung bình Chỉ số này do ITU công bố tháng 5/2007, khác chỉ số ICT-OI là không tính đến giáo dục, mà chỉ dựa trên các chỉ tiêu phát triển CNTT và viễn thông. Chỉ tiêu này năm 2007 được xếp cho 181 nước, Việt nam xếp hạng thứ 126/181 với điểm số là 0.29 - chưa đạt được điểm số trung bình thế giới là 0.40. So với lần xếp hạng trước đó (thứ hạng 123), Việt nam tụt 3 bậc dù tăng được 0.1 điểm (0.28 lên 0.29). ITU cũng công bố bản đồ thế giới và từng khu vực trong đó màu sắc từng quốc gia phản ánh độ lớn/nhỏ của chỉ số này. Đậm màu nhất (cao nhất) là khu vực Bắc Mỹ, Tây, Âu, Nhật bản và Australia. Bản đồ DOI-2006, càng đậm màu thứ hạng càng cao Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 8 Bản đồ DOI khu vực châu Á – Thái bình dương Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 9 2.4. Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index – NRI 2006-2007): tụt hạng thêm 7 bậc Theo định nghĩa của World Economic Forum (WEF), NRI là ''mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển của CNTT”. Chỉ số này do WEF công bố trong Global Information Technology Report hàng năm và được tính từ ba yếu tố: môi trường điều phối và kinh tế vĩ mô cho CNTT, sự sẵn sàng của cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng CNTT, và mức độ sử dụng CNTT. Năm 2002 trong xếp hạng chỉ có 75 nước, năm 2003 có 82 nước, năm 2004 có 102 nước, năm 2005 có 104 nước, năm 2006 có 115 nước và năm 2007 lên đến 122 nước. Tiêu chí tính NRI Năm 2007, WEF bổ sung thêm một số tiêu chí con để đánh giá được chính xác hơn. Các tiêu chí con được bổ sung Yếu tố Bổ sung thêm Môi trường - Thị trường - Xuất khẩu công nghệ cao - Mức độ tự do báo chí Môi trường – Chính trị/Pháp luật - Số thủ tục hành chính cần thiết để một hợp đồng có hiệu lực - Thời gian cần thiết đề một hợp đồng có hiệu lực Môi trường – hạ tầng - Chất lượng các viện nghiên cứu - Tỷ lệ nhập học đại học Sẵn sàng – cá nhân - Giá cước đăng ký băng thông rộng - Giá cước truy cập băng thông rộng - Giá sử dụng điện thọai di động Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 10 [...]... khoản trong ITA (miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm CNTT- TT) cũng đang được tiến hành khẩn trương để tham gia tòan diện vào sân chơi CNTT tòan cầu - một sân chơi bắt buộc, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít thách thức Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 24 Toàn cảnh CNTT Việt nam Vietnam ICT Outlook 2007 Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 25 ... 2003 2.91 56/60 2004 3.35 60/64 2005 3.06 61/65 2006 3.12 66/68 2007 3.72 65/69 Nguồn: EIU, 2000 -2007 Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 13 2.6 Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm: giảm 2%, tăng 1 bậc nhưng không còn đứng cuối bảng Tháng 5 /2007, BSA và IDC công bố báo cáo Piracy Study Report 2007 về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2006 Trung quốc giảm tỷ lệ vi phạm 4%, và giảm 10%... ngành CNTT về nội lực đó là việc Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT Việc lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 23 đảm nhận cương vị này được kỳ vọng sẽ mang lại những đột phá phát triển mới, mạnh mẽ và hiệu quả hơn, cho ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn tới Trong thời gian qua (tháng 6/2006 đến tháng 6 /2007) ,... IBM 3 /2007 7 4 /2007 1 BSA – IDC 5 /2007 -2% 1 65/69 98/102 Trong 7 chỉ số, có 4 chỉ số được cải thiện, 3 chỉ số bị tụt hạng Về tổng thể, so với năm 2006 (trong 5 chỉ số, 1 tăng, 3 giảm, 1 đứng yên) thì bức tranh của Việt nam sáng sủa hơn Ngay trong cả tiêu chí tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm dù tính là tụt hạng cũng vẫn tốt hơn trước đó 1 năm Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 15 3 CNTT Việt... bổ sung thêm các dịch vụ của chính phủ Năm 2007 bổ sung thêm tiêu chí về chính sách và tầm nhìn của chính phủ - xem đây là một trong các yếu tố quan trọng trong việc phát triển CNTT Các tiêu chí khác liên quan đến môi trường kinh doanh, các điều kiện văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý không có thay đổi lớn Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 12 Năm 2007, chỉ số của các nước đều tăng và khoảng... thực hiện một số điều của Luật CNTT về Công nghiệp CNTT • Quyết định của Chính phủ số 51 /2007/ QĐ-TTg ngày 12/4 /2007 Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 • Quyết định của Chính phủ số 56 /2007/ QĐ-TTg ngày 03/5 /2007 Phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 • Quyết định số 13 /2007/ QĐ-BBCVT ngày 15/6 /2007 của Bộ Bưu chính Viễn thông... và Indonesia) Tuy nhiên nếu tính theo tỷ lệ dân truy cập Internet thì hiện nay Việt Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 20 nam vẫn đang ở thứ hạng khá khiêm tốn: xếp thứ 9 trong khu vực châu Á và thứ 93 trên thế giới Phát triển thuê bao và người dùng 2003 -2007 (theo VNNIC) Tháng-năm Số thuê bao Số người dùng 5 /2007 4.503.333 16.176.000 5/2006 3.541.000 12.912.000 5/2005 1.899.000 7.185.000 5/2004... 2004 2003 2002 2001 0 2000 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 17 Danh sách top các quốc gia nhập khẩu CNTT vào Việt nam vẫn không thay đổi, tuy nhiên có một số điểm nổi bật: - Singapore dành lại vị trí nước xuất khẩu số 1 vào Việt nam, với 471 triệu USD, tăng 13.2% và chiếm 33.4% kim ngạch nhập khẩu CNTT chính ngạch vào Việt nam Trong 5 năm qua, vị trí này chuyển... (%) (triệu USD) 35 35 35 39576 55 54 53 11596 88 90 92 96 Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 14 Vi phạm/ người 2006 (USD) ~ 6 USD ~ 3 USD ~ 1 USD 2.7 Tổng hợp Tổng hợp sự tăng giảm thứ hạng của Việt nam trong bản đồ CNTT tòan cầu được thể hiện trong bảng sau: Tên chỉ số Chỉ số Tri thức và Kinh tế Tri thức (KI và KEI) Chỉ số Cơ hội CNTT (ICT-OI) Chỉ số Cơ hội Số (DOI) Chỉ số sẵn sàng kết nối... nghiệp này chiếm gần 95% dung lượng kết nối Internet Việt nam đi quốc tế Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 21 Thời gian 06 /2007 12/2006 06/2006 12/2005 06/2005 12/2004 06/2004 Dung lượng (Mbps) 8703 7076 5795 3615 2690 1892 1096 D u n g lu o n g k e t n o i q u o c t e (Mb p s ) 10000 8703 8000 57 9 5 6000 2 69 0 4000 6 -2007 6-2006 6-2005 348 6-2004 0 6-2003 2000 1 0 96 Trong năm 2005, số kết . hạng càng cao Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 8 Bản đồ DOI khu vực châu Á – Thái bình dương Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 9. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT 3.7. Chính sách CNTT Toàn cảnh CNTT Việt nam 2007, © 2007 HCA, # 3 1. Mở đầu Năm 2006, thị trường CNTT toàn cầu vẫn tăng trưởng

Ngày đăng: 26/10/2013, 16:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tháng 5/2007, BSA và IDC công bố báo cáo Piracy Study Report 2007 về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2006 - Toàn cảnh CNTT VN 2007
h áng 5/2007, BSA và IDC công bố báo cáo Piracy Study Report 2007 về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2006 (Trang 14)
2.6. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm: giảm 2%, tăng 1 bậc nhưng không còn đứng cuối bảng  - Toàn cảnh CNTT VN 2007
2.6. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm: giảm 2%, tăng 1 bậc nhưng không còn đứng cuối bảng (Trang 14)
Trong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, VTC với lợi thế của các kênh truyền hình số đã vượt qua VASC (VietnamNet Media Group) dành vị trí số 1 - Toàn cảnh CNTT VN 2007
rong lĩnh vực công nghiệp nội dung số, VTC với lợi thế của các kênh truyền hình số đã vượt qua VASC (VietnamNet Media Group) dành vị trí số 1 (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w