Cái chí làm trai mà Phan Bội Châu nói trong bài thơ khiến chúng ta thấy cảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử, đất nước.. Mỗi con ngư[r]
Trang 1Đề bài: Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu - Ngữ văn 11
Dàn ý chi tiết 1
1 Mở bài
- Sơ lược về Phan Bội Châu
- Giới thiệu Lưu biệt khi xuất dương
2 Thân bài
a Hai câu thơ đề: Quan niệm về chí làm trai trong thời đại mới:
- Thân nam nhi sống ở trên đời phải tạo ra được chữ “lạ” cho riêng mình,không cam chịu cuộc sống bình thường mờ nhạt, mà phải có lý tưởng cao đẹp,những ước mơ và kỳ vọng lớn, tráng chí ở bốn phương
- Dám tự thách thức bản thân mình vượt ra khỏi cái vòng an toàn, vượt quađược chướng ngại chi ly, được mất để đạt được những thành công lớn, làm nên
sự nghiệp hiển hách, phi thường, khác lạ mà hiếm kẻ làm được
- “Há để càn khôn tự chuyển dời” Thể hiện ý chí mạnh mẽ, thái độ hiên ngang,
ý muốn thách thức, ngang tầm với vũ trụ, rằng thân trai tráng cần phải nắmchắc và tự quyết định lấy vận mệnh cuộc đời một cách quyết liệt và mạnh mẽ
b Hai câu thực: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ/Sau này muôn thuở hákhông ai” chính là nhận thức của tác giả về trách nhiệm của người làm trai vớiđất nước, dân tộc, là món nợ công danh cần phải đáp đền
- Khoảng thời gian “trăm năm”,ngụ ý chỉ về một kiếp người và gợi nhắc về mộtthế kỷ biến động của dân tộc
- “Trong khoảng trăm năm cần có tớ” là ngụ ý của tác giả về tầm quan trọngcủa bản thân trong công cuộc phục hưng, bảo vệ đất nước
- “Sau này muôn thuở há không ai?” lại là một câu hỏi ngỏ, thể hiện sự kỳvọng, cũng như sự khích lệ của tác giả đối với tầng tầng lớp lớp các thế hệthanh niên và mai sau nữa
c Hai câu luận: tầm nhận thức tân tiến của một nhà nho yêu nước, một nhàcách mạng kiểu mới trước tình hình dân tộc
Trang 2- “Non sông đã chết” đó là cái chết của chủ quyền dân tộc, chủ quyền lãnh thổ
và sự suy tàn của chế độ phong kiến
- “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, nhìn thẳng vào vấn đề, bóc trần sự tụthậu của nho học, vạch rõ nguyên nhân khiến đất nước lâm vào tình trạng yếuhèn
- Việc phủ nhận nền Nho học vốn đã gắn bó với mình bao nhiêu lâu ấy quảthực là nỗi đau xót vô cùng lớn của tác giả, nhưng với nhân cách cũng như lýtưởng cao đẹp và lòng quyết tâm của một chí sĩ yêu nước, thì không nỗi đaunào vượt qua được nỗi đau mất nước Mà với tư cách người làm trai, ông lạicàng phải thể hiện vai trò phục hưng Tổ quốc bằng con đường tiên tiến chứkhông phải là ôm mãi giấc mộng huy hoàng đã qua
=> Thấy được tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ và tự do của một chí sĩ yêunước chân chính, sẵn sàng hy sinh tất cả, nén nhịn nỗi đau cá nhân vì lợi íchcủa dân tộc, của đất nước, để hoàn trả món nợ công danh
d Hai câu thơ kết “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/Muôn trùng sóng bạctiễn ra khơi” chính là hình ảnh người chí sĩ yêu nước lên đường vượt biển xaquê hương để tìm tới chân trời mới, học hỏi những kiến thức mới để quay vềphụng sự cho Tổ quốc, dân tộc với phong thái hiên ngang và tự tin vô cùng
- Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu thể hiện quan điểm về
"chí làm trai" mởi mẻ, khác biệt Điều đó được thể hiện rõ nét qua từng câuthơ
- Hai câu thơ đề: Chí làm trai của Phan Bội Châu trong tình hình đất nước mớivới một cái tôi đầy trách nhiệm
"Làm trai phải lạ ở trên đời
Trang 3Há để càn khôn tự chuyển dời"
+ Phan Bội Châu đã đưa ra quan niệm chí làm trai mới đó là phải "lạ"
→ Thân là đấng nam nhi không chịu sống trong một khuôn phép mờ nhạt nào
cả, dám bước ra ranh giới của sự an toàn để đạt được thành công
+ Phan Bội Châu muốn thay đổi lại trật tự, khẳng định không ngồi chờ đợi vônghĩa; điều này cũng thể hiện sự quyết liệt, sự làm chủ của con người trước vũtrụ
- Hai câu thơ thực: Vai trò về cái tôi và quan niệm công danh, ý thức với dântộc
"Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai"
+ Từ "tớ" là một danh xưng của Phan Bội Châu, khẳng định ý thức, tráchnhiệm của bản thân với đất nước trong thời kì nước mất, nhà tan Một cái tôicao cả, cống hiến trước thời cuộc
+ "Khoảng trăm năm": nói về một kiếp người, một đời người
+ "Sau này muôn thuở há không ai": Một câu hỏi ngỏ không chỉ nói đến cái tôicông danh, sự nghiệp của nhà chí sí yêu nước
- Hai câu thơ luận: Quan niệm về lòng yêu nước
"Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoài"
+ "Non sông đã chết sống thêm nhục": Đất nước đang bị ngoại bang xâm lấn,nhân dân phải sống trong cảnh lầm than
+ Với nhà yêu nước Phan Bội Châu, sống trong cảnh đất nước như vậy thật lànhục nhã, sống cũng như đã chết rồi
→ Quan niệm sống chết, vinh nhục này cũng là quan niệm đi theo ông cùngnhững người cùng chí hướng theo đuổi suốt cuộc đời: Không chịu sống dưới sự
áp bức, bóc lột của kẻ khác, khát khao tìm con đường giải phóng dân tộc
Trang 4+ "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài": Giấc mộng cửa Trạng sân Trình từng làkhát khao, giấc vọng của biết bao người; nhưng với Phan Bội Châu thì sách vởthánh hiền giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa.
→ Việc phủ nhận văn học Nho giáo khiến ông không khỏi xót xa; nhưng trongtình hình đất nước lâm nguy thì cần vượt qua nỗi đau ấy để phục hưng lại đấtnước vì không có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất nước
=> Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã hi sinh lợi ích cá nhân để làm lợi íchcho đất nước Đây cũng chính là nguồn tư tưởng mới, ánh sáng mới nổi bậtnhững năm đầu thế kỉ XX
+ "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi": Vượt qua ngàn sóng lớn Câu thơ dịch
"muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" chưa thể hiện rõ được ý chí quyết tâm, yếu
tố lãng mạn nhiều
- Kết luận chung:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với giọng văn trang nghiêm, mạnh mẽtạo được tâm thế phi thường của người chí sĩ ra đi tìm đường giải phóng dântộc
+ Chí làm trai của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu không chi có tácdụng trong thời đại trước mà vẫn có giá trị đến nhiều thế hệ người Việt Nammai sau
Trang 5tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứunước.
Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trênđời” Đó là một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao Đấng nam nhi phải làmđược những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất,không để cho trời đất tự chuyển vần Nhà thơ chuyển chữ ta thành chứ tớ Tớphản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung Hai câu thơ trên dường như cóchút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhântích cực Cái tôi này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, vớivận mệnh hôm nay của đất nước mà còn khẳng định nghĩa vụ với lịch sử Đó là
tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử.Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấycảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mìnhđối với lịch sử
Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùngdân tộc Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất làtiếng nói đại diện cho cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc.Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là hướng về tương lai phía trước chứkhông phải là lối sống hoài niệm Đây cũng chính là một điểm rất tiến bộ màthông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý nghĩa của chúng màcòn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình
Lời thơ kết của bài thơ với hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn Con đạibàng đã tung cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại “Thiên trùng bạch lãngnhất tề phi”
Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán, với giọng thơ trangnghiêm hào hùng mạnh mẽ, lôi cuốn đã toát lên một chí lớn phi thường khôngcam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước Đó không còn là lời nói mà
đã biến thành hành động vượt bể Đông của ông Bài thơ là một khúc anh hùng
ca kêu gọi lên đường cứu nước mang giá trị khích lệ động viên, tuyên truyềncách mạng không chỉ đối với thế hệ thanh niên ở giai đoạn đó mà còn là lờinhắn nhủ chung đối với thanh niên các thế hệ sau
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là lãnh tụ kiệt xuất của các phong trào Duy Tân,Đông Việt Nam quang phục hội đầu thế kiX Ông là “bậc anh hùng, vị thiên sứ,
Trang 6được 25 triệu đồng bào tôn kính” (Nguyễn Ái Quốc) Cụ Huỳnh Thúc Khángcũng hết lời ca ngợi Phan Bội Châu: “Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một– giữa tầng không mù cuốn mây tan – tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba – đầymặt giấy mưa tuôn sấm nổ.”
Năm 1905, mở đầu phong trào Phan Bội Châu xuất dương sang Trung Quốc,Nhật Bản tìm đường cứu nước Trong không khí chia tay với các đồng chítrong Hội Duy Tân, Phan Bội Châu sáng tác bài “Xuất dương lưu biệt” (Lời đểlại khi chia tay để ra nước ngoài) bằng chữ Hán
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu lên quan niệm về chí nam nhi: “Sinh vi nam tử yếu
vi kỳ, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di” Tôn Quang Phiệt dịch là:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
Phan Bội Châu nêu lên quan niệm về chí làm trai mà các nhà nho trứ danh đềuđồng tình Nguyễn Công Trứ, trong bài thơ “Chí nam nhi” cũng từng nói:
“Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ” Làm đấng nam nhi trên đời nàyphải làm điều kì lạ, kỳ tích để giúp đời, giúp dân, giúp nước Làm trai là phảitung hoành ngang dọc, dời non lấp bể:
“Há để càn khôn tự chuyển dời”
Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy Nội lực mạnh mẽphi thường Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ “Há để cànkhôn tự chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại vớihết thảy các đấng mày râu trên đời này Nhận thức về mối quan hệ giữa conngười và vũ trụ về sự tác động của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tíchcực, thật là cách mạng Câu thơ làm thức dậy nội lực của mỗi con người để họtham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội
Sau khi tỏ bày quan niệm về chí nam nhi, về mối quan hệ giữa con người và vũtrụ, tác giả nói về trách nhiệm của chính mình với thời đại của mình: “Ư báchniên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy” Hai câu thơ đó đượcTôn Quang Phiệt dịch là:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?”
Trang 7Trong một nền văn học phi ngã (tôi) mà hiện lên một chữ “ngã” sừng sững,phải nói là “kì” (lạ)!
“Ư bách niên trung tu hữu ngã”
Nhận thức về sự hiện hữu của cái “tôi”, trách nhiệm của cái “tôi” đối với thờiđại như vậy chẳng khác nào một ngọn lửa giữa đêm đông, một cây tùng giữabăng tuyết Không phải là cái “tôi” hưởng lạc mà là cái “tôi” hành động, cái
“tôi” tham gia vào sự “chuyển dời” của “càn khôn” “Giữa cuộc sống tối tămcủa đất nước lúc đó, có được một ý thức về cái “tôi” như thể, quả là cứng cỏi,
là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứunước quả là cần thiết, là cao cả vô cùng” (Nguyễn Đình Chú)
Còn mối quan hệ giữa con người với muôn thuở thì tác giả lại đặt ra câu hỏi
“Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy?” (Sau này muôn thuở há không ai?) Hỏinhưng thật ra là để khẳng định Tác giả có niềm tin vào chính mình, lại càng cóniềm tin vào cộng đồng, vào dân tộc Thơ Phan Bội Châu xói vào tâm canngười ta, kích thích vào ý thức trách nhiệm của mỗi con người, giục giã conngười hành động, chuyển dời tự nhiên, chuyển dời xã hội Đấy chính là thơ củamột nhà cách mạng
Sang hai câu luận, tác giả càng riết róng hơn về mối quan hệ giữa con ngườivới non sông đất nước, giữa cuộc sống thực tại với sách vở của thánh hiền:
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”
(Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.)
Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “non sông đã chết” khiến ta cảm thấy
“giang sơn” (non sông) như một sinh mệnh, thật đau lòng
“Non sông đã chết sống thêm nhục”
Nhiều nhà Nho thức thời cũng đã nói lên nỗi nhục mất nước, nhưng chưa cónhà Nho nào nói một cách triệt để, thống thiết như vậy Đem sự sống chết của
cá nhân mà gắn liền với sự vinh nhục của non sông đất nước thì không cònnghi ngờ gì nữa, Phan Bội Châu là nhà ái quốc vĩ đại
Trang 8Sách vở của thánh hiền cũng chẳng rửa được vết nhơ nô lệ:
“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
Câu thơ nguyên tác trực cảm mãnh liệt hơn “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệcsi”, (Hiền thánh đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi) Viết như vậy thì đúngnhư cụ Huỳnh Thúc Kháng nói “đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ” Không nênhiểu là cụ Phan phủ định sách của thánh hiền, mà nên hiểu cụ Phan đã hành cáiđạo của thánh hiền một cách sáng suốt, cái sáng suốt của một nhà cách mạng
Mà có ông Khổng, ông Mạnh, ông Lão nào dạy các đệ tử ngồi “tụng” sách củaquý vị trong khi nước mất dân nô lệ đâu?
Tóm lại, từ quan niệm sống “ư bách niên trung tu hữu ngã”, trong hai câu luận,tác giả tự dồn mình vào cái thế phải xuất dương cứu nước
Hai câu kết, tác giả thể hiện trọn vẹn chủ đề “xuất dương lưu biệt”
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”, (Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).
Hình ảnh đẹp, lãng mạn “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió”, không gianrộng lớn của biển Đông sánh với chí lớn của nhà cách mạng Câu thơ dịch hay,xứng với tinh thần của nguyên tác Nhưng câu kết “Muôn trùng sóng bạc tiễn
ra khơi” thì được cái tình của non nước đối với người ra đi, chứ không sát vớinguyên tác
Trang 9được chí lớn muốn dời non lấp bể, thấy được ý thức trách nhiệm của cái “tôi”đối với lịch sử, với dân tộc, thấy được quan niệm sống chết, vinh nhục, thấyđược hoài bão lớn lao của một nhà chi sĩ muốn cứu dân cứu nước.
“Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đãmất chủ quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp Tiếng trống, tiếng mõ CầnVương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phongkiến do các sĩ phu lãnh đạo Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, làhình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua
mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận tư tưởng tiên phongtrong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, nhằm tự giải phóngmình Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy vọng…
Bài thơ đã thể hiện rất sinh động tư thế, ý nghĩ của Phan Bội Châu trong buổixuất dương tìm đường cứu nước Hai câu đề nói rõ nhận thức của nhà thơ vềchí làm trai – một nhận thức làm cơ sở cho mọi hành động:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Thực ra chí làm trai chẳng phải đến bây giờ mới được Phan Bội Châu khẳngđịnh Trước đó, trong thơ trung đại, ta vẫn thấy Phạm Ngũ Lão, Nguyễn CôngTrứ nhắc đến (ở các bài Thuật hoài, Chí nam nhi) Nhưng điều đó không cónghĩa là ở bài thơ của Phan Bội Châu, lý tưởng nhân sinh kia đã mất đi sự mới
lạ, thôi thúc Nó chính là điều nung nấu bao năm của tác giả bây giờ được nói
ra, trước hết như lời tự vấn, tự nhủ, tự mình nâng cao tinh thần mình: đã làmtrai là phải làm nên chuyện lạ, đó là trời đất không để “tự chuyển dời” Đây làmột tư tưởng táo bạo, cách mạng đối với người xuất thân từ cửa Khổng sân
Trang 10Trình trong thời điểm ấy Với hai câu thực, nhà thơ tiếp tục khẳng định tư thếcủa kẻ làm trai giữa vũ trụ và trong cuộc đời:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai?
Ý thức về cái “tôi” đã hiện lên rõ ràng, không rụt rè, dè dặt Đó là nhân vật trữtình đang tự đứng giữa cuộc đời một cách can đảm, do ý thức được sứ mệnhcủa mình trong lịch sử và cũng do sự thôi thúc của khát vọng lập công danh.Hai câu luận nói về sự thực nhức nhối:
Non sông đã chết sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Đến hai câu này, ta cũng thấy nổi lên ý chí làm trai với khát vọng lưu danh theomột nội dung mới, đó là ý thức về non sông đã mất chủ quyền, “hiền thánh”thần tượng một thuở giờ còn đâu nữa Hai câu thơ nhận định thực trạng lịch sửbằng một cái nhìn dứt khoát “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” – đây quả làmột câu thơ thể hiện khí thế sục sôi của Phan Bội Châu, cho thấy cái nhìn tỉnhtáo của ông về thời cuộc
Hai câu kết của bài thơ có cái khí thế gân guốc và ý thức được sự ra đi mộtcách sôi trào, đầy dũng khí:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
“Vượt biển Đông” là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắpdiễn ra Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên “muôn trùng sóng bạc” tiễnchân như một yếu tố kích thích Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đihùng tráng này
Xuất dương lưu biệt là một khúc hát lên đường Đề tài có tính chất truyềnthống, nhưng tư tưởng lại rất mới mẻ Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đãkhiến cho cảm xúc thể hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh
mẽ Đây là tráng ca của một vị anh hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏitrong hành động cứu nước thương dân
Bài làm 2
Trang 11Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam,người làng Đan Nhiêm, nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thấtbại của phong trào cần Vương chống Pháp Chế độ phong kiến suy tàn kéo theo
sự sụp đổ của cả một hệ thống tư tưởng phong kiến già cỗi, lỗi thời Tình hình
đó đặt ra cho các chí sĩ yêu nước một câu hỏi lớn: Phải cứu nước bằng conđường nào? Trong không khí u ám bao trùm khắp đất nước thời đó, những tiasáng hy vọng hé rạng qua nguồn sách Tân thư truyền bá tư tưởng cách mạngdân chủ tư sản của phương Tây với nội dung khác hẳn với các sách thánh hiềnthuở trước Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một conđường cứu nước mới, những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai Vì thế, cácnhà Nho tiên tiến của thời đại như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã tiênphong dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao
Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đườngcho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.Mặc dù sự nghiệp không thành, nhưng ông mãi mãi là tấm gương sáng chói vềlòng yêu nước thiết tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất
Sinh thời, Phan Bội Châu không coi văn chương là mục đích của cuộc đờimình nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã chủ động nắm lấythứ vũ khí tinh thần sắc bén ấy để tuyên truyền, cổ động, khích lệ tinh thần yêunước của đồng bào ta Năng khiếu văn chương, bầu nhiệt huyết sôi sục cùng sựtừng trải trong bước đường cách mạng là cơ sở để Phan Bội Châu trở thành mộtnhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm xuất sắc như: Việt Nam vong quốc sử(1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm
sử (1913 -1917), Phan Bội Châu niên biểu (1929)…
Năm 1904, ông cùng các đồng, chí của mình lập ra Duy Tân hội Năm 1905,hội chủ trương phong trào Đông Du, đưa thanh niên ưu tú sang Nhật Bản họctập để chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho cách mạng và tranh thủ sự giúp đỡ củacác thế lực bên ngoài Trước lúc lên đường, Phan Bội Châu làm bài thơ Xuấtdương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng chí:
Phiên âm chữ Hán:
Sinh vi nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.