1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở việt nam giai đoạn 1996 2013

93 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai qua bốn giả thuyết: giả thuyết “thâm hụt kép”, giả thuyết “tà

Trang 1

NGUYỄN THỊ CẨM TRANG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

NGUYỄN THỊ CẨM TRANG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2013

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Trang 3

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy

đủ và ghi cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Cẩm Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

Tóm tắt 1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.1 Lý do lựa chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI 5

2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai 5

2.1.1 Giả thuyết “thâm hụt kép” 6

2.1.1.1 Mô hình Mundell – Fleming 6

2.1.1.2 Lý thuyết hấp thụ Keynes 9

2.1.2 Giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu” 10

2.1.3 Giả thuyết “mối quan hệ nhân quả hai chiều” 11

2.1.4 Giả thuyết “cân bằng Ricardo” 12

2.2 Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai 13

Trang 5

khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách 16

2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ửng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều 18

2.2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài vãng lai không có mối quan hệ trực tiếp với nhau 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Kiểm định nhân quả Granger 22

3.2 Kiểm định nhân quả theo Toda – Yamamoto (1995) 24

3.2.1 Lý do lựa chọn phương pháp Toda – Yamamoto (1995) 24

3.2.2 Phương pháp Toda – Yamamoto (1995) 26

3.3 Quy trình thực hiện kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai / cán cân thương mại tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013 28

3.4 Mô tả dữ liệu 29

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 – 2013 30

4.1 Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 31

4.2 Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006 34

4.3 Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 38

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 42

5.1 Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) 42

5.2 Kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp truyền thống, kiểm định sự phù hợp của mô hình VAR, kiểm định Impulse Response và kiểm định Variance Decomposition 44

5.2.1 Kiểm định nhân quả Granger theo phương pháp truyền thống 44

5.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình VAR 46

Trang 6

5.3.1 Kiểm định tính dừng của các biến 545.3.2 Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình 545.3.3 Xây dựng lại mô hình và tiến hành kiểm định nhân quả Granger theo Toda – Yamamoto 555.4 Giải thích kết quả kiểm định 61

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

NHNN: Ngân hàng nhà nước

CSTK: Chính sách tài khóa

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

IMF: International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ thế giới

IFS: International Financial Statistics – Thống kê tài chính quốc tế FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Gross Domestic Product – Tống sản phẩm quốc nội

VAR: Vector Auto regressive – Mô hình tự hồi quy véc tơ

VECM: Vector Error Correction – Mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ MWALD: Modified Wald – Kiểm định Wald có điều chỉnh

GB: Cán cân ngân sách

CA: Cán cân tài khoản vãng lai

Y: Thu nhập quốc dân

C: Tiêu dùng tư nhân

Trang 8

Bảng 5.2 Kết quả kiểm định PP test được thực hiện cho các biến GB, CA, TB 43 Bảng 5.3 Kết quả kiểm định KPSS test được thực hiện cho các biến GB, CA, TB 44 Bảng 5.4 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Granger truyền thống 45 Bảng 5.5 Kết quả kiểm định Ganger theo phương pháp truyền thống 45 Bảng 5.6 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình VAR cho cặp biến D(GB) và

CA 46 Bảng 5.7 Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình VAR cho cặp biến D(GB) và

TB 46 Bảng 5.8 Kiểm định Variance Decomposition cho thâm hụt ngân sách trong cặp biến D(GB) và CA 49 Bảng 5.9 Kiểm định Variance Decomposition cho tài khoản vãng lai trong cặp biến D(GB) và CA 50 Bảng 5.10 Kiểm định Variance Decomposition cho thâm hụt ngân sách trong cặp biến D(GB) và TB 52 Bảng 5.11 Kiểm định Variance Decomposition cho thâm hụt thương mại trong cặp biến D(GB) và TB 53 Bảng 5.12 Kết quả lựa chọn độ trễ tới ưu cho mô hình Granger theo Toda – Yamamoto 55 Bảng 5-13 Kết quả kiểm định mô hình VAR cho cặp biến GB và CA 57 Bảng 5.14 Kết quả kiểm định mô hình VAR(5) cho cặp biến GB và TB 58 Bảng 5.15 Kết quả kiểm định Modified Wald Test theo Toda –Yamamoto (1995)60

Trang 9

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai 6

Hình 2.2 Mô hình Mundell – Leming phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai 8

Hình 4.1 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013 30

Hình 4.2 Thâm hụt ngân sách giai đoạn 1996 -2001 33

Hình 4.3 Thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 1996 – 2001 34

Hình 4.4 Thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 2002 – 2006 36

Hình 4.5 Thâm hụt ngân sách giai đoạn 2002 – 2006 37

Hình 4.6 Thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 2007 – 2013 39

Hình 4.7 Thâm hụt ngân sách giai đoạn năm 2007 – 2013 40

Hình 5.1 Kiểm định Impulse Response cho biến CA trong cặp biến D(GB) và CA 47 Hình 5.2 Kiểm định Impulse Response cho biến D(GB) trong cặp biến D(GB) và CA 47

Hình 5.3 Kiểm định Impulse Response cho biến TB trong cặp biến D(GB) và TB 48

Hình 5.4 Kiểm định Impulse Response cho biến D(GB) trong cặp biến D(GB) và TB 49

Hình 5.5 Tính ổn định của mô hình với cặp biến GB và CA 60

Hình 5.6 Tính ổn định của mô hình với cặp biến GB và TB 61

Trang 10

và hai chiều

Trang 11

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai được biết đến như là hai chỉ số quan trọng của nền kinh tế Ở Việt Nam tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai diễn ra gần như liên tục và kéo dài từ năm 1996 đến năm 2013 Dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 dẫn đến tình trạng thâm hụt gần như liên tục và kéo dài của cán cân tài khoản vãng lai trong những năm 1996 – 2010, đặc biệt trong năm 2007-2008 mức thâm hụt này tăng đáng kể vượt quá 10% GDP Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế và tác động của các cuộc khủng hoảng buộc chính phủ Việt Nam thực hiện các chính sách vĩ mô để kích thích nền kinh tế nhằm gia tăng cầu đầu tư

và tiêu dùng, điều này dẫn đến tình trạng chi tiêu công không ngừng gia tăng trong thời gian qua và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài suốt giai đoạn 1996 – 2013 Bên cạnh đó, chúng ta lại thấy rằng thực trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng diễn ra song song trong thời gian qua Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai qua bốn giả thuyết: giả thuyết “thâm hụt kép”, giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu”, giả thuyết “mối quan hệ nhân quả hai chiều” và giả thuyết “cân bằng Ricardo” Vậy thực trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong thời gian qua là mang tính ngẫu nhiên hay có tồn tại mối quan hệ nhân quả?

Chính vì lý do đã nêu ở trên, tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013”

để tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này nhằm giúp các nhà hoạch định có cái nhìn tổng quan về hai đại lựợng này và đưa ra những chính sách phù hợp hơn để phát triển đất nước một cách bền vững

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra các bằng chứng thực nghiệm để xem xét mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng xem xét mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại nhằm xem xét vai trò của yếu tố thu nhập và chuyển giao tài khoản vãng lai đến mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

 Có hay không sự tồn tại mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam?

 Nếu tồn tại mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam thì mối quan hệ này chỉ mang tính ngẫu nhiên hay mối quan hệ này mang tính nhân quả?

 Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam có

bị tác động bởi yếu tố thu nhập và chuyển giao tài khoản vãng lai hay không?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger truyền thống và trọng tâm là phương pháp kiểm định nhân quả theo Toda – Yamamoto (1995) để đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định thực nghiệm sự tồn tại mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 1996 đến quý 4 năm 2013

Trang 13

1.6 Cấu trúc luận văn

Luận văn có cấu trúc gồm 5 phần Các phần chính trong luận văn được trình bày như sau:

Chương 1: Phần mở đầu sẽ giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4: Thực trạng thâm hụt ngân sách ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013.Nội dung và kết quả nghiên cứu thực nghiệm

 Chương 5: Nội dung và kết quả nghiên cứu thực nghiệm

 Chương 6: Kết luận

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI 2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài

khoản vãng lai

Tổng kết các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các nước trên thế giới về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai, ta có thể chia thành 4 trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Thâm hụt ngân sách dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai (giả thuyết “thâm hụt kép”)

- Trường hợp 2: Thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến thâm hụt ngân sách (giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu”)

- Trường hợp 3: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tác động lẫn nhau (mối quan hệ nhân quả hai chiều)

- Trường hợp 4: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai không có mối liên hệ (giả thuyết “cân bằng Ricardio”)

Sau đây chúng ta sẽ dùng hình để minh họa mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài khoản vãng lai trong bốn trường hợp trên

Trang 15

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai

Nguồn: Jui-chuan và Zao – Zhou Hsu (2009)

2.1.1 Giả thuyết “thâm hụt kép”

2.1.1.1 Mô hình Mundell – Fleming

Mô hình Mundell-Fleming cho rằng sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách gây ra một áp lực lên lãi suất làm tăng lãi suất và lãi suất tăng sẽ tác động đến dòng vốn chảy vào, dẫn đến việc tăng giá đồng nội tệ Tỷ giá hối đoái giảm ảnh hưởng đến sự gia tăng trong nhập khẩu và sút giảm trong xuất khẩu Kết quả là sẽ làm cho tài khoản vãng lai xấu đi và thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên

Mô hình Mundell – Fleming được giải thích dựa trên sự kết hợp của các đường: IS, LM, BD Trong đó:

- Đường IS biểu diễn các kết hợp khác nhau của lãi suất (r) và thu nhập quốc gia (Y) khi thị trường hàng hóa cân bằng Hệ số gốc của IS âm cho thấy lãi suất thấp

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách (BD)

và thâm hụt tài khoản vãng lai ( CA)

BD ↔ CA

Giả thuyết "

mối quan hệ nhân quả hai chiều"

BD× CA

Giả thuyết " cân bằng Ricardo"

Trang 16

hơn sẽ dẫn đến mức đầu tư cao hơn và cuối cùng dẫn đến thu nhập quốc gia cao hơn Sự dịch chuyển đường IS thể hiện tác động của chính sách tài khóa

- Đường LM biểu diễn các kết hợp khác nhau của lãi suất (r) và thu nhập quốc gia (Y) khi có sự cân bằng trong thị trường tiền tệ Sự dịch chuyển đường LM thể hiện tác động của chính sách tiền tệ

- Sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể làm thay đổi các trạng thái của cán cân thanh toán Đường BP biểu diễn các kết hợp khác nhau của Y

và r mà khi đó cán cân thanh toán của quốc gia đạt trạng thái cân bằng với một mức

tỷ giá cho trước Đường BP dốc lên vì lãi suất cao hơn sẽ thu hút dòng vốn nước ngoài nhiều hơn Điều này sẽ bù đắp cho mức thâm hụt thương mại do tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu khi đồng nội tệ tăng giá (vì áp lực của dòng vốn chảy vào làm tăng giá đồng nội tệ) Do đó, cán cân thanh toán cân bằng khi mức thâm hụt thương mại được bù đắp bởi một dòng vốn chảy vào tương ứng Phía bên trái đường BP, quốc gia có cán cân thanh toán thặng dư (BP>0), ngược lại phía bên phải đường BP cán cân thanh toán thâm hụt (BP<0) Một sự tăng giá hoặc định giá cao đồng nội tệ

sẽ làm đường BP dịch chuyển lên trên vì cán cân thương mại được cải thiện, do đó tạo ra một mức lãi suất cao hơn điều này hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nên dòng vốn chảy vào lớn hơn (và dòng vốn chảy ra ít hơn) Điều này giúp giữ cho cán cân thanh toán cân bằng Ngược lại, sự giảm giá hoăc định giá thấp đồng nội tệ sẽ làm đường BP dịch chuyển xuống dưới

Sau đây chúng ta sẽ dùng mô hình Mundell – Fleming để phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai đối với nền kinh tế mở có cơ chế tỷ giá thả nổi

Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm E(Y*, r*) trên đồ thị Chúng ta giả định rằng tại điểm E, thu nhập quốc gia

Y là dưới mức toàn dụng do đó chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng làm đường IS dịch chuyển sang phải thành IS’ Nền kinh tế đạt cân bằng bên trong tại điểm G với sản lượng (Y’) tăng

Trang 17

đồng thời lãi suất trong nước (r’) cũng tăng Kết quả, dòng vốn chảy vào có xu hướng tăng nên cán cân thanh toán thặng dư và do đó tỷ giá có xu hướng giảm xuống Khi tỷ giá giảm nghĩa là đồng nội tệ tăng giá làm sức cạnh tranh giảm, do đó xuất khẩu ròng giảm và lượng ngoại tệ đi vào ròng giảm nên đường BP sẽ dịch chuyển sang trái thành BP’ và đường IS’ sẽ dịch chuyển ngược lại thành IS” Bên cạnh đó, việc đồng nội tệ tăng giá sẽ làm giảm giá hang nhập khẩu và mức giá chung của cả nước Do đó, với mức giá nội địa thấp hơn và mức cung tiền cố định, đường LM sẽ dịch chuyển sang phải thành đường LM’ Kết quả hình thành nên điểm cân bằng mới K với sản lượng (Y”) và lãi suất (r”)

Hình 2.2 Mô hình Mundell – Leming phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt

ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai

Nguồn Dominick Salvotore (2006)

Chúng ta thấy rằng, lúc đầu lãi suất tăng từ r đến r’ sau đó lại giả xuống r’’ Kết quả của quá trình này làm cho đồng nội tệ lúc đầu tăng giá khi r tăng lên r’, sau

Trang 18

đó giảm một phần khi r’ giảm xuống r’’ Do đó, thâm hụt ngân sách lớn hơn gắn liền với một dòng vốn lớn hơn và thâm hụt tài khoản vãng lai nhiều hơn Cần lưu ý rằng, mối quan hệ này phụ thuộc vào một số giả định của mô hình

2.1.1.2 Lý thuyết hấp thụ Keynes

Lý thuyết hấp thụ Keynes cho rằng khi thâm hụt ngân sách gia tăng (do giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của chính phủ) sẽ làm tăng cầu nội địa, khiến tổng cung trong nước không đủ đáp ứng, do đó, nhu cầu nhập khẩu gia tăng Điều này khiến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai trở nên xấu hơn

Sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai bắt nguồn từ phương trình thu nhập quốc dân của một nền kinh tế đóng:

Y= C + I + G (1) Trong đó, Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng tư nhân, I là tổng đầu tư của nền kinh tế, G là chi tiêu chính phủ Phương trình (1) được viết lại như sau:

Y – C – G = I (2) Trong đó, Y – C – G chính là phần tiết kiệm của nền kinh tế, gọi là S Do

đó, ta có phương trình tiết kiệm bằng đầu tư: S=I

Tiếp theo chúng ta tiến hành mở rộng mô hình cho nền kinh tế mở có các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Phương trình (1) được viết lại như sau:

Y= C + I + G + X – M (3) Trong đó, X là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, M là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Chênh lệch giữa X – M là cán cân thương mại Vì cán cân thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân tài khoản vãng lai nên để đơn giản hóa ta xem cán cân thương mại làm đại diện cho cán cân tài khoản vãng lai Khi đó, cán cân tài khoản vãng lai (CA) sẽ bằng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu Do đó, phương trình (3) có thể viết lại như sau:

Trang 19

CA = Y - (C + I + G) (4)

Mà Y – C – G = S Do đó:

CA = S – I (5) Mặt khác tiết kiệm của một quốc gia có thể chia thành hai phần tiết kiệm tư nhân ( ) và tiết kiệm chính phủ ( ) Trong đó:

= Y - T – C

= T- G Trong đó, T là doanh thu từ thuế của chính phủ Khi đó, phương trình (5) sẽ được viết lại như sau:

CA = S – I  CA = ( + ) – I

 CA = (T – G) + – I

 CA = BD + – I (8) Phương trình (8) cho thấy nếu tiết kiệm và đầu tư tư nhân giữ nguyên không đổi thì một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một tác động tương tự lên tài khoản vãng lai đúng với những lập luận mà lý thuyết Keynes đã chỉ ra

2.1.2 Giả thuyết “tài khoản vãng lai mục tiêu”

Trong khi thâm hụt ngân sách có thể gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai ở giả thuyết thâm hụt kép thì cơ chế phản hồi thông tin giải thích mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách Cơ chế phản hồi thông tin được giải thích theo cơ chế như sau: khi thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra sẽ hàm chứa thông tin là sự suy giảm của nền kinh tế nội địa vì nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu giảm Điều này buộc chính phủ nước chủ nhà tiến hành kích thích nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu hoặc giảm thuế Kết quả sẽ dẫn

Trang 20

đến suy giảm cán cân ngân ngân sách hoặc làm cho tình trạng thâm hụt trầm trọng hơn

Sau đây, tôi sẽ tiến hành phân tích một cách cụ thể hơn mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này dưới gốc độ của cơ chế phản hồi thông tin Đối với các nước nhỏ, mở, đang phát triển phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư nước ngoài để tài trợ cho

sự phát triển thì khi dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào trong nước sẽ gây sức

ép tăng giá đồng nội tệ, khi đó giá cả hàng hóa nước ngoài sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hóa trong nước Điều này làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nước ngoài và gây sụt giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng như xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài Vì thế để giảm nhẹ tác động của sự thâm hụt của tài khoản vãng lai, chính phủ sẽ thực hiện các chính sách tài khóa như giảm thuế, tăng chi tiêu của chính phủ để kích thích nền kinh tế Kết quả sẽ làm suy giảm cán cân ngân sách hoặc thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn Lập luận của cơ chế phản hồi thông tin đã khẳng định tồn tại một mối quan hệ theo chiều ngược lại từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách được đề xuất bởi Summers (1988)

2.1.3 Giả thuyết “mối quan hệ nhân quả hai chiều”

Hai giả thuyết trên cho thấy mối quan hệ một chiều giữa thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài khoản vãng lai Tuy nhiên giả thuyết “mối quan hệ nhân quả hai chiều” được đề xuất bởi Darrat (1988) cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa hai loại thâm hụt này bởi vì nếu thâm hụt ngân sách có thể gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai thì sự phản hồi thông tin sẽ gây ra mối quan hệ giữa hai biến theo chiều ngược lại

Từ đó, hình thành quan điểm cho rằng tồn tại mối nhân quả hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua hai kênh truyền dẫn: Kênh truyền dẫn trực tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai,

và kênh truyền dẫn gián tiếp thông qua lãi suất và tỷ giá hối đoái

Trang 21

Nếu như một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra áp lực tăng giá lãi suất nội địa, dẫn đến việc tăng giá đồng nội tệ, hệ lụy của đồng nội tệ tăng kéo theo việc giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu làm tài khoản vãng lai xấu đi Ngược lại một sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai là tín hiệu của nền kinh tế suy giảm, khi đó chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế như tăng chi tiêu, giảm thuế Điều này có thể gây ra sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách Điều này đã khẳng định tác động qua lại giữa hai loại thâm hụt này và tồn tại quan điểm ủng hộ mối quan hệ hai chiều giữa hai loại thâm hụt

2.1.4 Giả thuyết “cân bằng Ricardo”

Giả thuyết cân bằng Ricardo cho rằng cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào bởi vì thâm hụt ngân sách không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào về lãi suất và tỷ giá hối đoái do đó không ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai, vì vậy ông khẳng định rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai độc lập với nhau Sau đây tôi xin lý giải một cách cụ thể cho khẳng định này

Lý thuyết cân bằng Ricardo cho rằng chính phủ luôn phải duy trì một ngân sách cân bằng, khi đó tổng chi trong kỳ phải bằng tổng thu từ thuế và các khoản khác (kể cả vay nợ) Nếu các khoản chi tiêu hàng năm không đổi thì một sự cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ hàm ý cho một sự gia tăng thuế trong tương lai Do đó, người tiêu dùng sẽ tin rằng sẽ có một sự gia tăng thuế trong tương lai sao cho giá trị hiện tại đúng bằng mức thuế khi chưa cắt giảm Bởi vậy, người tiêu dùng sẽ không quan tâm đến sự cắt giảm thuế hiện tại, do đó sẽ không có bất kỳ sự điều chỉnh nào

về tiêu dùng, toàn bộ thu nhập khả dụng gia tăng được tạo ra từ sự cắt giảm thuế sẽ được người tiêu dùng tiết kiệm để đảm bảo cho nguồn tiền trả cho khoản thuế gia tăng trong tương lai

Với những lập luận vừa nêu thì bội chi và thuế sẽ tự cân bằng với nhau, hay nói cách khác, một mức suy giảm về tiết kiệm chính phủ sẽ dẫn đến một mức gia tăng tương ứng về tiết kiệm tư nhân nên tổng tiết kiệm của quốc gia sẽ không thay

Trang 22

đổi Vì tiết kiệm quốc gia không thay đổi, nên cũng sẽ không có bất kỳ sự biến đổi nào về lãi suất, và cũng không có bất kỳ ảnh hưởng nào lên đầu tư Trong nền kinh

tế mở, do tiết kiệm tư nhân sẽ tăng lên để cân bằng với tiết kiệm chính phủ, nên cũng sẽ không có sự chuyển dịch tài sản từ trong nước ra ngoài nước Do đó, theo quan điểm của Ricardo cho thấy thâm hụt ngân sách không kích thích dòng vốn vào

và cũng không làm suy giảm cán cân tài khoản vãng lai

2.2 Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài khoản vãng lai

2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai

Laney (1984) tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tới tài khoản vãng lai khi nghiên cứu việc đồng đô la Mỹ được định giá cao Điều này cũng đúng đối với các nước phát triển và đang phát triển

John d Abell (1990) kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai ở Mỹ giai đoạn 1979 – 1985 bằng cách dùng chuỗi thời gian đa biến, cùng với việc sử dụng mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger và hàm phản ứng xung Tác giả rút ra được kết luận như sau: trong điều kiện tiết kiệm tư nhân trong nước ở mức cố định, thâm hụt ngân sách gia tăng, chính phủ sẽ đi vay nợ để

bù đắp thâm hụt ngân sách điếu này tạo áp lực làm tăng lãi suất, dẫn đến dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, tạo sức ép tăng giá nội tệ (USD) dẫn đến thâm hụt thương mại Nghiên cứu thực nghiệm này đã cho thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt thương mại thông qua cơ chế lãi suất và tỷ giá hối đoái

Giovanni Piersanti (2000) thực hiện nghiên cứu ở hầu hết các nước thuộc khối OECD ( ngoại trừ Thỗ Nhĩ Kỳ, Thụy sỹ, Bồ Đào Nha, Iceland, Bỉ, New Zealand và một số nước mới gia nhập) để kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách kỳ vọng và tài khoản vãng lai Tác giả sử dụng mô hình cân bằng tổng quát tối

Trang 23

ưu, kiểm định nhân quả Granger và kiểm định Sim để kiểm định mối quan hệ này Nghiên cứu sử dụng số liệu trong thời kỳ 1970-1997 với biến cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai được đo lường theo tỷ lệ %GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai hiện diện ở 5 nước trong nhóm G7 và 10 nước trong nhóm OECD

Để kiểm định giả thuyết thâm hụt kép tại Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ

II, Leachman và Francis (2002) sử dụng kiểm định đồng liên kết Kết quả cho thấy: giai đoạn trước năm 1974, có sự tương tác dài hạn giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai.Tuy nhiên trong ngắn hạn thì không tồn tại mối quan hệ này Giai đoạn sau năm 1974 đến nay, tác giả chỉ ra rằng: có sự đồng liên kết yếu giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai

Theo nghiên cứu của Cavallo (2005) được thực hiện ở Mỹ trong giai đoạn 1948-2000 Tác giả chia chi tiêu chính phủ thành hai phần: chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng và chi tiêu cho tiền lương và tiền công để phân tích tác động của từng loại đến tài khoản vãng lai Nghiên cứu thực hiện việc phân tích số liệu quá khứ, biểu đồ

và sử dụng mô hình nền kinh tế hai quốc gia: nước chủ nhà và nước ngoài Kết quả cho thấy: sự gia tăng chi tiêu của chính phủ cho tiền công, tiền lương có tác động nhỏ đến thâm hụt tài khỏa vãng lai; trong khi đó, sự gia tăng của chính phủ trong chi tiêu hàng hóa cuối cùng tác động đáng kể lên sự suy giảm tài khoản vãng lai Từ

đó tác giả rút ra kết luận rằng: tác động từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai có thể bị khuyếch đại nếu phần lớn chi tiêu của chính phủ là chi cho hàng hóa cuối cùng

Nghiên cứu về tác động các cú sốc tài khóa đến cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ được thực hiện bởi Erg và các tác giả (2005) tìm thấy mối quan hệ yếu về tác động của cán cân tài khóa lên tài khoản vãng lai Tuy nhiên tác động này có thể được bù trừ bằng sự sụt giảm trong tiêu dùng và đầu tư cá nhân hay sự tăng lên của sản lượng

Trang 24

Trong một nghiêm cứu khác của Salvatore (2006), bằng việc sử dụng dữ liệu thời kỳ 1973 -2005 ở các nước thuộc nóm G7 tác giả đã tìm thấy những bằng chứng thiết thực hỗ trợ giả thuyết thâm hụt kép Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy

đa biến đơn giản với biến phụ thuộc là cán cân tài khoản vãng lai và biến cán cân ngân sách có xét đến độ trễ, tác giả rút ra kết luận: thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai với độ trễ một năm Bằng chứng thực nghiệm này được tìm thấy tại các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada

Baharumshah, Lau và Khalid ( 2006) đã tiến hành phân tích giả thuyết thâm hụt kép ở các nước SEACEN ( Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Myanmar, Nepan, sri lanka, Philippin) trong giai đoạn 1980 -2001 Tác giả

sử dụng dữ liệu bảng để kiểm định đồng liên kết kết hợp với kiểm định mối quan

hệ nhân quả Ganger dựa trên mô hình VAR Kiểm định được thực hiện trên các biến: thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách ( tính theo phần trăxm GDP danh nghĩa), tỷ giá hối đoái danh nghĩa và lãi suất ngắn hạn Tác giả phân tích ảnh hưởng của hai biến: lãi suất và tỷ giá hối đoái đến mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai Tác giả rút ra được các kết luận quan trọng như sau: thứ nhất, lãi suất, tỷ giá hối đoái và thâm hụt ngân sách trong việc giả thích cán cân tài khoản vãng lai Thứ hai, thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai thông qua hai kênh truyền dẫn là lãi suất và tỷ giá hối đoái như mô hình Mundell – Fleming Cuối cùng, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đáng kể đến tài khoản vãng lai ở các nước Châu Á

Nghiên cứu của Afonso và Rault (2009) cũng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết thâm hụt kép ở một số nước thuộc liên minh Châu Âu ( Phần lan, Italia, Hungary, Ba Lan….) giai đoạn 1970-

2007 Tác giả sử dụng dữ liệu bảng kết hợp với mô hình VAR song biến ( cán cân tài khoản vãng lai,cán cân ngân sách) và 3 biến ( cán cân tài khoản vãng lai, cán cân ngân sách và tỷ giá hối đoái thực) Kết quả cho thấy cả hai mô hình trên đều cho thấy mối quan hệ nhân quả Granger một chiều từ cán cân ngân sách đến cán cân tài khoản vãng lai ở các nước Châu Âu Điều này cho thấy, tỷ giá hối đoái thực không

Trang 25

tác động nhiều đến mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai (kết quả này mâu thuẫn với một số nghiên cứu trước đó)

Theo nghiên cứu của S.M Ali Abbas, Jacques Bouhga – Hagbe, Antonio J Fatás, Paolo Mauro và Ricardo C Velloso (2010) được thực hiện tại các nước đang phát triển đã đưa ra kết luận ủng hộ quan điểm Keynes về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thâm hụt tài khóa được cải thiện 1% GDP thì thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ giảm 0,2 – 0,3% GDP Mối quan hệ sẽ mạnh mẽ hơn ở các nước mới nổi hoặc các nước có thu nhập thấp hơn là các nước có thu nhập cao

2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách

Summers (1988) chỉ ra rằng để điều chỉnh sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa Chính phủ gia tăng chi tiêu để lấp đi khoảng trống giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai

Cũng trong năm 1998, Khalid và Guan sử dụng chuỗi thời gian để thực hiện nghiên cứu ở các nước đang phát triển (Ấn Độ, Indonesia, Parkistan, Ai Cập, Mexico) và phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc) có mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cao để tiến hành so sánh giữa các quốc gia Tác giả dùng Engle – Granger test và Jonhansen test để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữ thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai Tiếp theo tác giả sử dụng Granger causality test dựa trên mô hình VAR để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách Kết quả cho thấy: ở các nước phát triển không tồn tại mối quan hệ dài hạn của thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai Tuy nhiên 4 trong số 5 nước đang phát triển thì mối quan hệ giữa 2 loại thâm hụt trên thì tồn tại Kiểm định Granger cho thấy ở Indonesia và Parkistan tồn tại mối nhân quả từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách, trong khi đó ở Ai cập và Mexico thì tồn tại mối quan hệ nhân quả theo chiều

Trang 26

ngược lại Ở các nước phát triển, Mỹ và Úc không tồn tại mối quan hệ nhân quả nào giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng ở Canada có bằng chứng yếu về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai loại thâm hụt này

Anoruo và Ramchander (1998) phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở năm quốc gia khu vực Đông Á (Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines Tác giả sử dụng kiểm định nhân quả Granger đã phát hiện ra rằng tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách

Alkswani và Al – Towaijari (1999) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ một chiều giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách tại Ả

- rập Xê - út

Trong bài nghiên cứu “Ricardian Equivalence, Twin deficit, and the Feldstein-Horioka puzzle in Egypt” ở Ai cập, Carlos donseca Marinheiro (2006) tiến hành xem xét mối quan hệ giữa tài khoản cãng lai và tài khoản vốn có đúng với

“ Lý thuyết thâm hụt kép” hay không và hiệu ứng cân bằng Ricardo có đúng ở nước này hay không? Tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết của Johansen, mô hình VECM và kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 1974 – 2002 Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản cãng lai đến thâm hụt ngân sách

Chul – Hwan Kim và Donggeun Kim (2007) tiến hành kiểm định mối quan

hệ giữa hai loại thâm hụt này tại Hàn Quốc với dữ liệu được thu thập giai đoạn

1970 – 2003 Bài nghiên cứu kiểm định theo phương pháp Toda – Yamamoto có áp dụng kiểm định Wald để điều chỉnh Các biến được sử dụng là cán cân ngân sách, cán cân tài khoản vãng lai (tính trên phần trăm GDP) và biến tỷ giá hối đoái được tác giả đưa thêm vào mô hình Bài nghiên cứu có điểm mới so với các nghiên cứu trước là dùng kiểm định phi nhân quả Granger được đề xuất bởi Toda – Yamamoto (1995) dựa trên mô hình VAR mở rộng Kết quả cho thấy tồn tại mạnh mẽ mối

Trang 27

quan hệ nhân quả từ cán cân tài khoản vãng lai đến cán cân ngân sách, tuy nhiên không tồn tại mối quan hệ theo chiều ngược lại Đồng thời, bài nghiên cứu cũng cho thấy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến cả cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai

Theo một nghiên cứu khác về thâm hụt kép của Sofia Kalou, Suzanna – Maria Paleologou (2011) sử dụng dữ liệu từ năm 1960 – 2007 Tác giả tiến hành kiểm định đồng liên kết Johansen (1995), mô hình VECM và kiểm định nhân quả Granger Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Hy Lạp

Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Peru của César R.Sobrino (2012), tác giả sử dụng dữ liệu từ quý III/1990 – quý I/2012 và sử dụng mô hình VECM, kiểm định nhân quả Granger, kiểm định sự phân rã phương sai và hàm phản ứng xung để kiểm định mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ ngược chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách, trong đó phản ứng chi tiêu ngân sách đối với cú sốc tài khoản vãng lai là lớn hơn so với phản ứng của doanh thu ngân sách với những cú sốc tương tự

2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ửng hộ mối quan hệ nhân quả hai chiều

Darrat (1988) tiến hành kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách tại Mỹ giai đoạn từ tháng 1/1960 - tháng 4/1984 Tác giả sử dụng kiểm định nhân quả Granger kết hợp với dự đoán sai số Akaike cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai biến này

Theo M Faizul Islam (1998) ở Brazil giai đoạn 1973-1991, dữ liệu thu thập theo từng quý Bằng việc sử dụng kiểm định nhân quả Granger, tác giả tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ hai chiều của thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài khoản vãng lai

Brahim Mansouri (1998) tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Marốc Bằng việc sử dụng kiểm định đồng

Trang 28

liên kết Engle –Granger và mô hình ECM, tác giả cho thấy mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này tồn tại cả trong ngắn hạn và dài hạn

Một nghiên cứu được tiến hành tại 4 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philipin và Thái Lan) của Baharumshah, Lau và Khalid (2006), tác giả sử dụng mô hình VARs và kỹ thuật phân rã phương sai để phân tích mối quan hệ của 4 biến: tỷ giá hối đoái, lãi suất ngắn hạn, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa bốn biến này Đồng thời có mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Malaysia và Philipin

2.2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ giả thuyết thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài vãng lai không có mối quan hệ trực tiếp với nhau

Trái với các giả thuyết trên, giả thuyết cân bằng Ricardo cho rằng không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai Những thay đổi trong chính sách tài khóa như: thay đổi về thuế, chi tiêu của chính phủ sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất thực, tỷ giá hối đoái do đó sẽ không tác động đến tài khoản vãng lai Sau đây là những nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết cân bằng Ricardo:

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong quá khứ chứng minh rằng không tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai như: Miller and Russek (1989), Enders and Lee (1990), Evans and Hasan (1994) và Kaufmann et al (2002)

Kouassi và các tác giả (2002) đã thực hiện một nghiên cứu với quy mô lớn gồm 20 quốc gia tại các nước phát triển và đang phát triển Trong đó các nước phát triển gồm: Úc, Áo, Canada, Pháp, Ý, Hà Lan, Newzealand, Thụy Điển, Anh và Mỹ Tác giả thực hiện kiểm định phi nhân quả Ganger dựa trên mô hình VAR mở rộng được phát triển bởi Toda – Yamamoto (1995) dựa trên hai biến thâm hụt ngân sách

và thâm hụt tài khoản vãng lai Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các nước đang phát triển không có bằng chứng về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm

Trang 29

hụt tài khoản tài khoản vãng lai ngoại trừ mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai tại Israel, mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Hàn Quốc, mối quan hệ hai chiều ở Thái Lan Đối với các nước phát triển chỉ tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách ở Ý, các nước phát triển còn lại không tìm thấy bất cứ mối quan hệ nào của hai loại thâm hụt này

Douglag McMillin (1986) tiến hành nghiên cứu ở Mỹ giai đoạn 1957-1984

về tác động của thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang đến lãi suất ngắn hạn (lãi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng) Tác giả dùng kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ nhân quả này Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét tác động của các biến kinh tế vĩ mô khác (sản lượng thực, lãi suất, tăng trưởng cung tiền, biến động lãi suất và cú sốc từ phía cung) đến lãi suất ngắn hạn Kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất điều này ủng hộ cho giả thuyết cân bẵng Ricardo

Cúng trong một nghiên cứu tương tự của Paul Evans (1987) được thực hiện tại Đức, Pháp, Nhật, Anh, Mỹ, Canada Kết quả nghiên cứu cho thấy không có bất

kỳ mối quan hệ nào giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất danh nghĩa ở cả 6 nước Từ

đó, ông khẳng định thâm hụt ngân sách không tác động đến tài khoản vãng lai Bởi

vì, khi mà thâm hụt ngân sách không gây sức ép lên lãi suất do các hộ gia đình nghĩ rằng chính phủ sẽ tăng thuế trong tương lai để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nên

họ sẽ tăng tiết kiệm, dẫn đến tiết kiệm tư nhân tăng và làm tiết kiệm quốc gia không đổi

Vào năm 2004, Garcia và Ramajo tiến hành nghiên cứu ở Tây Ban Nha về thâm hụt kép Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS) dựa trên mô hình đa biến với dữ liệu nghiên cứu từ 1964-2000 Các biến độc lập được dùng trong mô hình là thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, cung tiền thực và lạm phát kỳ vọng Biến phụ thuộc dùng trong mô hình là lãi suất danh nghĩa dài hạn Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách không hề tác động đến lãi suất dài hạn (vì hệ số của thâm hụt ngân sách không có ý nghĩa thống kê nên

Trang 30

biến thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất dài hạn) Từ kết quả này, tác giả lập luận rằng vì biến thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn nên nó sẽ làm suy giảm mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt ngân sách đến tài khoản vãng lai

Trong một nghiên cứu khác của Papadogonas và Stournanas (2006) được thực hiện ở 15 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu (EU) Kết quả nghiên cứu cho thấy biến cán cân ngân sách ảnh hưởng rất nhỏ đến biến tài khoản vãng lai bởi vì những thay đổi ở biến cán cân ngân sách sẽ dẫn đến những thay đổi ngược lại giữa chênh lệch tiết kiệm và đầu tư (vì tiết kiệm quốc gia vẫn không thay đổi nên không ảnh hưởng đến lãi suất nội địa) vì thế sẽ không ảnh hưởng đến cán cân tài khoãn vãng lai Cũng trong nghiên cứu này, khi tác giả tiến hành khảo sát ở Hy Lạp theo

mô hình được đề xuất bởi Blanchard và Giavazzi (2002) để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh biến cán cân ngân sách thì các biến hội nhập kinh tế tài chính như: chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, chênh lệch tốc độ tăng trưởng giữa Hy Lạp và các nước OCED cũng đóng vai trò quan trọng Từ đó, tác giả rút ra kết luận, không có mối quan hệ

rõ ràng giữa biến cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai vì biến cán cân ngân sách không đủ mạnh để ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Kiểm định nhân quả Granger

Kiểm định Granger được sử dụng nhằm trả lời câu hỏi có hay không sự thay đổi của biến X gây ra sự thay đổi của biến Y và ngược lại Nếu biến X gây ra sự biến đổi của biến Y thì sự thay đổi của biến X phải có trước sự thay đổi của biến Y (vì tương lai không thể tạo ra hiện tại hoặc quá khứ) Khi đó, giá trị hiện tại của biến Y sẽ được dự báo tốt hơn dựa vào giá trị quá khứ của biến X và thông tin quá khứ của chính biến Y thay vì chỉ dựa vào thông tin quá khứ của biến Y Phương trình hồi quy Granger có dạng như sau:

∑ ∑ (1) ∑ ∑ (2) Phương trình (1) cho thấy giá trị hiện tại của biến Y có thể được dự báo bởi giá trị quá khứ của biến X và biến Y Và ngược lại phương trình (2) cho thấy giá trị hiện tại của biến X có thể được dự báo bởi giá trị quá khứ của biến Y và biến X Để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa biến X và biến Y ta xem xét hai giả thuyết sau đây:

Phương trình (1):

Phương trình (2):

Để kiểm định các ràng buộc này chúng ta sử dụng thống kê F- statistic và giá trị p- value tương ứng Nếu giá trị p- value < mức ý nghĩa thì bác bỏ , ngược lại chấp nhận Mối quan hệ nhân quả giữa hai biến X và Y xảy ra một trong bốn trường hợp sau:

- Mối quan hệ nhân quả một chiều từ biến X đến biến Y khi:

Trang 32

- Mối quan hệ nhân quả một chiều từ biến Y đến biến X khi:

hệ giữa hai cặp biến trên:

- Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai:

∑ ∑

∑ ∑

- Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại:

∑ ∑

Trang 33

∑ ∑

Nguyên do của việc phân ra xem xét mối quan hệ giữa 2 cặp biến GB &

CA, GB & TB là nhằm kiểm tra xem yếu tố thu nhập và chuyển giao tài khoản vãng lai có tác động đến mối quan hệ giữa GB & CA không?

Sau khi xây dựng phương trình hồi quy, tôi tiến hành kiểm định nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ giữa hai cặp biến trên Tiếp theo, tôi tiến hành kiểm định nhân quả theo phương pháp Toda – Yamamoto (1995) để so sánh với phương pháp kiểm định nhân quả Granger đã thực hiện

3.2 Kiểm định nhân quả theo Toda – Yamamoto (1995)

3.2.1 Lý do lựa chọn phương pháp Toda – Yamamoto (1995)

Trọng tâm của bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Toda – Yamamoto (1995) thay vì phương pháp kiểm định nhân quả Granger bởi vì phương pháp Toda – Yamamoto khắc phục được những hạn chế mà phương pháp kiểm định nhân quả Granger truyền thống mang lại như sau:

- Thứ nhất, kiểm định nhân quả Granger truyền thống rất nhạy cảm với tính dừng của chuỗi dữ liệu và việc lựa chọn độ trễ của mô hình Bởi vì, Nếu độ trễ được chọn bé hơn độ trễ thực sự, thì dẫn đến việc bỏ sót biến trễ thích hợp có thể làm

Trang 34

chệch kết quả Ngược lại, nếu độ trễ lựa chọn lớn hơn độ trễ thực sự, thì số biến trễ không thích hợp sẽ làm cho các ước lượng không hiệu quả Kiểm định Granger truyền thống sử dụng kiểm định F dựa trên việc ước lượng mô hình VAR do đó nó đòi hỏi các biến phải dừng Tuy nhiên, nếu biến không dừng thì phải lấy sai phân, điều này làm cho kiểm định F không còn đáng tin cậy nếu tồn tại đồng liên kết giữa các biến

- Thứ hai, nếu các biến không dừng thì chúng ta phải lấy sai phân và tiến hành kiểm định đồng liên kết giữa các biến, nếu tồn tại đồng liên kết giữa các biến thì chúng ta thực hiện kiểm định Granger dựa trên việc ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM Tuy nhiên, mô hình VECM chỉ được áp dụng nếu các biến có cùng bậc liên kết do đó mô hình VECM sẽ không dùng được nếu các biến không dừng cùng bậc liên kết Điều này làm cho mô hình trở nên phức tạp và khá nhạy cảm với giá trị của các tham số trong trường hợp mẫu nhỏ Bên cạnh đó, kết quả kiểm định phụ thuộc hoàn toàn vào kiểm định tính dừng và đồng liên kết lúc đầu

Phương pháp Toda – Yamamoto (1995) sẽ khắc phục được những hạn chế vừa nêu trên và góp phần làm cho mô hình đơn giản hơn

- Thứ nhất, Toda – Yamamoto (1995) sử dụng kiểm định Wald có điều chỉnh (MWALD) để thực hiện kiểm định nhân quả vốn có theo mô hình VAR với các biến ở dạng gốc (không lấy sai phân cho dù các biến có dừng hay không) Phương pháp này áp đặt giới hạn tuyến tính đối với các tham số của mô hình VAR

mà không cần kiểm định đồng liên kết Kiểm định MWALD phù hợp với nghiên cứu vì chỉ quan tâm đến ý nghĩa thống kê của các hệ số mà không đặt nặng vấn đề dừng của chuỗi dự liệu hay đồng liên kết

- Thứ hai, Kiểm định MWALD được sử dụng trong phương pháp Toda – Yamamoto bên cạnh việc đơn giản về mặc tính toán so với phương pháp truyền thống thì kiểm định MWALD còn có hiệu quả hơn trong trường hợp kiểm định mẫu nhỏ Sau đây chúng ta sẽ tiến hành xây dựng mô hình theo phương pháp Toda – Yamamoto (1995)

Trang 35

3.2.2 Phương pháp Toda – Yamamoto (1995)

Sau đây chúng tôi sẽ tiến hành mô tả một cách chi tiết các bước để thực hiện kiểm định MWALD theo phương pháp Toda – Yamamoto (1995) để thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa hai cặp biến: cán cân ngân sách vầ cán cân tài khoản vãng lai, cán cân ngân sách và cán cân thương mại

 Bước 1: Đầu tiên tôi tiến hành kiểm định tính dừng của chuổi dữ liệu bằng các phương pháp ADF, PP, KPSS để xác định bậc liên kết của chúng Trong đó, phương pháp ADF, PP có giả thuyết là chuỗi dữ liệu không dừng, phương pháp KPSS có giả thuyết là chuỗi dữ liệu dừng Sau khi tiến hành cả ba phương pháp kiểm định, tôi sẽ so sánh đối chiếu để đưa ra kết luận phù hợp

 Bước 2: Sau khi kiểm định tính dừng của chuỗi dự liệu, chúng ta tiến hành xác định bậc liên kết cao nhất ( ) cho các biến cần kiểm định Ví dụ: có hai chuỗi thời gian, một chuỗi thòi gian là I (1) và chuỗi còn lại là I (2) thì = 2

 Bước 3: Tiếp theo, chúng ta sử dụng các phương pháp lựa chọn độ trễ truyền thống như LR, FPE, AIC, SC, HQ để lựa chọn độ trễ tối ưu (k) cho các biến trong

mô hình VAR

 Bước 4: Tôi tiến hành sử dụng vòng tròn đơn vị (Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial), kiểm định tính dừng của phần dư để đảm bảo mô hình VAR được ước lượng tốt nhất Độ trễ k sẽ được điều chỉnh để tìm ra mô hình VAR tốt nhất

 Bước 5: Xây dựng mô hình VAR bằng việc đưa thêm vào mỗi phương trình

độ trễ Độ trễ mô hình VAR lúc bấy giờ là p= k+ Các phương trình lúc bấy giờ như sau:

- Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai:

Trang 36

∑ ∑

∑ ∑

- Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại:

∑ ∑

∑ ∑

 Bước 6: Tôi thực hiện kiểm định nhân quả Granger bằng cách dựa trên kiểm định Wald.Các giả thuyết của kiểm định như sau:

- : Không tồn tại mối quan hệ nhân quả từ biến GB đến biến CA / TB

.- : Không tồn tại mối quan hệ nhân quả từ biến CA / TB đến biến GB

Lưu ý rằng: trong giả thuyết chỉ bao gồm k độ trễ đầu tiên, không bao gồm độ trễ đưa thêm vào mô hình vì các biến độ trễ này chỉ là điều kiện để đảm bảo cho tính tiệm cận của phân phối chi bình phương đối với kiểm định Wald

 Bước 7: Cuối cùng dựa vào kết quả kiểm định để đưa ra kết luận, nếu bác bỏ giả thuyết nghĩa là tồn tại mối nhân quả Granger Ngược lại, nếu chấp nhận giả thuyết thì không tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger

Trang 37

3.3 Quy trình thực hiện kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai / cán cân thương mại tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2013

Bước 1: Đầu tiên tôi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị unit root test bằng

cả ba phương pháp ADF, PP, KPSS để xem các chuỗi dữ liệu được dùng trong nghiên cứu có dừng hay không

Bước 2: Sau khi tiến hành khi tiến hành kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu chúng tôi tiến hành kiểm định nhân quả Granger thông qua các bước sau:

 Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Granger Nếu chuỗi dữ liệu của tất cả các biến là dừng thì ta tiến hành lựa chọn độ trễ cho hai cặp biến GB và CA, GB và TB Nếu có biến nào không dừng thì ta lấy sai phân cho biến đó rồi tiến hành lựa chon

độ trễ tối ưu Ví dụ: Biến GB có dạng chuỗi là I(1), CA và TB có dạng chuỗi là I(0) thì ta tiến hành lựa chọn độ trễ cho hai cặp biến D(GB) và CA, D(GB) và TB

 Tiếp theo, chúng ta tiến hành kiểm định nhân quả Granger cho hai cặp biến cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai, cán cân ngân sách và cán cân thương mại

 Để đảm bảo mô hình VAR được sử dụng trong kiểm định nhân quả Granger là phù hợp tôi tiến hành kiểm định tính dừng cho phần dư của tất cả các biến trong mô hình bằng phương pháp ADF test Nếu tất cả các phần dư đều dừng thì mô hình VAR được sử dụng là phù hợp

 Cuối cùng tôi thực hiện kiểm định Impulse Response và kiểm định Variance Decomposition để xem xét một các chi tiết mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai / cán cân thương mại

Bước 3: Cuối cùng, tôi thực hiện kiểm định nhân quả theo Toda – Yamamoto (1995) với các bước đã được trình bày ở phần trên để so sánh, đối chiếu với phương pháp Granger truyền thống từ đó rút ra kết luận thích hợp

Trang 38

 Cán cân ngân sách bao gồm ngân sách chính quyền trung ương và địa phương

Số liệu của cán cân ngân sách được thu thập từ báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước của Bộ tài chính Việt Nam và Tổng cục thống kê Việt Nam Số liệu của cán cân ngân sách được thể hiện bằng VND

 Số liệu của tài khoản vãng lai, cán cân thương mại, tổng thu nhập quốc nội GDP được lấy từ Thống kê tài chính quốc tế - IFS của IMF Trong đó,cán cân tài khoản vãng lai được tính bằng USD, còn GDP được tính bằng VND Do đó, để thống nhất đơn vị tính toán tôi quy đổi tất cả các dữ liệu sang VND theo tỷ giá USD/VND bình quân cùng kỳ Cán cân thương mại trong nghiên cứu này bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ

Trang 39

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 1996 – 2013

Trong hai thập kỷ gần đây cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam thường xuyên ở trạng thái thâm hụt trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế Sau đây chúng ta tiến hành xem xét đồ thị để có cái nhìn cụ thể hơn

về thực trạng thâm hụt của cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 - 2013:

Hình 4.1 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai

đoạn 1996 - 2013

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Để có cái nhìn cụ thể về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai giai đọan 1996 – 2013, tôi tiến hành chia thành ba giai đoạn nhỏ như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 1996 – 2001, giai đoạn này thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới với những thành quả bước đầu đạt được, bên cạnh đó giai đoạn này cũng thể hiện những khó khăn bước đầu

Trang 40

hội nhập mang lại và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế các nước Đông Nam Á năm 1997

Giai đoạn 2: Từ năm 2002 – 2006, những thành quả do hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài mang lại dưới tác động của các cải cách phù hợp của chính phủ

Giai đoạn 3: từ năm 2007 – 2013, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những khó khăn do tăng trưởng nóng, khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang lại và những thành quả đạt được trong tiến trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sau hậu khủng hoảng

4.1 Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001

Vào năm 1996, hòa cùng xu hướng của thế giới nhu cầu hội nhập kinh tế của nước ta ngày càng sâu rộng do đó nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài không ngừng gia tăng và các hoạt động giao thương mậu dịch cũng nhiều hơn, vì thế cán cân tài khoản vãng lai có xu hướng thâm hụt ngày càng lớn Mức độ thâm hụt tài khoản đạt 8,2% vào năm 1996 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt trên là do nhu cầu nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu xuất phát từ nhu cầu đầu tư lớn của nền kinh tế Nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, dây chuyền sản xuất và hàng hóa ngày càng gia tăng trong khi xuất khẩu của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ mới chập chững bước đầu vươn ra tìm kiếm thị trường thế giới

Bên cạnh tình trạng gia tăng thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai thì cán cân ngân sách mặc dù vẫn thâm hụt nhưng có những bước cải thiện đáng kể Cuối năm 1996, Việt Nam có mối quan hệ giao thương với trên 120 nước, kim ngạch ngoại thương gia tăng nhanh chóng Nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới đã dành cho Việt Nam những khoảng viện trợ không hoàn lại, những khoản cho vay, những khoản đầu tư để phát triển kinh tế Điều này góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và tình trạng thâm hụt ngân sách cũng được cải thiện đáng kể

Ngày đăng: 30/12/2020, 19:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w