Cảcuộcđờivìnướcvìdân Ngày 19 tháng 5 năm 1890, dưới chế độ Pháp thuộc, tại một làng nhỏ ven sông Lam thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 15 km, đã ra đời một cậu bé, được đặt tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành. Thân phụ là một nhà nho, thân mẫu vừa làm nghề dệt vải, vừa làm ruộng. Lúc ấy có ai biết được là con người này sẽ trở thành Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập, người đã được UNESCO suy tôn là ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC - NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT. Mang trong mình truyền thống hiếu học của gia đình, từ tuổi lên 8, cậu đã học chữ Hán. Năm 13 tuổi cậu đã học tiếng Pháp tại trường tiểu học Vinh, tiếp đó học tại trường Quốc học Huế. Ngôi nhà tranh ở làng Hoàng Trù (tức làng Trù - Nghệ An) là nơi sinh, quê ngoại Hồ Chủ tịch Thời niên thiếu, Nguyễn Tất Thành đã phải chứng kiến cảnh đói khổ và thân phận nô lệ của đồng bào mình, cậu đã sớm nuôi ý chí giành độc lập cho Tổ Quốc, tự do và no ấm cho đổng bào. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, ở tuổi 21, từ bến cảng Nhà Rồng của thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam ra đi trên con tàu Pháp mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê- vin. Cũng từ đó, Người đã dành toàn bộ trí tuệ và sức lực của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong hơn 10 năm, Người đã làm những nghề khó nhọc nhất, làm bồi tàu, làm vườn, thợ rửa ảnh, quét tuyết, phụ việc cho nhà bếp ở khách sạn Các-lơ-tơn tại Anh. Người đã từng sống ở Pháp, đi vòng quanh bờ biển Châu Phi, sống ở Mỹ, Anh rồi lại trở về Pháp, theo lời Người nói là “Xem xét họ làm ăn thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin Những tháng năm đó, Người đã nghiên cứu Cách mạng Pháp, Cách mạng Mỹ, Cách mạng Nga, nghiên cứu các tổ chức Quốc tế và thực tế của nhiều nước để xây dựng các tổ chức cho Cách mạng Việt Nam. Người đã tham gia Đảng cộng sản Pháp, Quốc tế cộng sản, và ngày 3 tháng 2 năm 1930, Người đã thành lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương (sau này thành Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam). Ngôi nhà số 9, ngõ Com-poăng (Pari) Người ở trọ từ năm 1920 đến 1923 Là nhà báo xuất sắc, ngay từ những năm 20 (thế kỷ XX), Người đã viết bài cho nhiều tờ báo, nhằm tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân, nỗi khổ của người dân thuộc địa, thức tỉnh nhân dân Việt Nam đoàn kết lại để tìm con đường giải phóng dân tộc. Danh thiếp của Hồ Chủ tịch trong thời gian Người ở Pháp Thành công trong việc tổ chức lực lượng cách mạng nhưng người đã từng bị bắt giam tại nhà tù Victoria (Hồng Kông) năm 1931 và bị giải tới giải lui qua 18 nhà tù trên đất Quảng Châu (Trung Quốc) những năm 1942-1943 . Ngục trung nhật ký, Hồ Chủ tịch viết trong thời gian bị bắt tại Trung Quốc Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Người đã thành lập ra Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập. Tháng 8 năm 1945, kịp thời đón lấy cơ hội thuận lợi, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với câu mở đầu bất hủ “Mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng .”, và lời nói gần gũi “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã lắng lại trong trái tim của người dân Việt Nam qua biết bao thế hệ. Những ngày tháng 8-1945 ở Hà Nội Là người lãnh đạo đất nước, bên cạnh nhưng việc lớn và đối nội đối ngoại, Người luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống của nhân dân, mở mang giáo dục để dân được học hành. Người thường xuyên đi thăm dân để hiểu về đời sống của dân, động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy truyền thống yêu nước nhân ái và tinh thần đại đoàn kết dân tộc vĩ đại như Người đã từng nói trong lời hiệu triệu tổng khởi nghĩa “… dù các từng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương giáo, giàu nghèo”. "Người ngồi đó với cây chì đỏ Vạch đường đi từng bước, từng giờ" (Tố Hữu) Hồ Chủ tịch cùng dân tát nước chống hạn (Tỉnh Hà Tây) Bình sinh, Hồ Chủ Tịch vẫn thường nói “Một ngày mà Tổ Quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Cảcuộc đời, Người đã dồn hết trí tuệ và sức lực để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Cho đến trước lúc ra đi, Người đã để lại di chúc cho toàn Đảng, toàn dân và bạn bè năm châu, có đoạn viết: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ Quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay, dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Bác Hồ là con người như thế! Người sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Nguồn: Tạp chí Heritage . Cả cuộc đời vì nước vì dân Ngày 19 tháng 5 năm 1890, dưới chế độ Pháp thuộc, tại một làng. thường xuyên đi thăm dân để hiểu về đời sống của dân, động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy truyền thống yêu nước nhân ái và tinh