Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
42,38 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀHOẠTĐỘNGTIÊUTHỤSẢNPHẨMCỦADOANHNGHIỆPTRONGNỀNKINHTẾTHỊ TRƯỜNG. Tiêuthụsảnphẩm hàng hoá là một trong sáu chức năng hoạtđộng chủ yếu củadoanhnghiệp (chức năng tiêu thụ, chức năng sản xuất, chức năng hậu cần trongkinh doanh, chức năng tài chính, chức năng kế toán, chức năng quản trị trongdoanh nghiệp). Trongnềnkinhtếthịtrườnghoạtđộngtiêuthụsảnphẩm hành hoá dịch vụ đòi hỏi phải tiến hành một loạt các công việc đa dạng, liên quan đến các chức năng khác và diễn ra ở một phạm vi rất rộng. Các nhà quản trị doanhnghiệp phải xây dựng chiến lược phát triển và tiêuthụsảnphẩm hàng hoá dịch vụ: đề ra hàng loạt các chính sách đúng đắn liên quan đến việc tiêuthụsảnphẩm hàng hoá dịch vụ cũng như phải biết sử dụng các phương tiện thích hợp. I.Thực chất và vai trò của việc tiêuthụsảnphẩm đối với hoạtđộngkinhdoanhcủadoanh nghiệp. 1.Tiêu thụsản phẩm. Hoạtđộngcủadoanhnghiệp là quá trình sản xuất-kinh doanh. Với quan niệm cũ, hoạtđộngcủadoanhnghiệp chủ yếu là hoạtđộngsản xuất, còn hoạtđộng mua và bán chỉ mang tính chất hình thức. Với quan niệm mới, doanhnghiệp là một chủ thể kinhtế ,hoạt độngcủadoanhnghiệp phải gắn cả ba khâu:Mua, sản xuất và bán. Đặc trưng lớn nhất củasản xuất hàng hoá là sảnphẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trong chương trình hoạtđộngcủa người sản xuất cũng như của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tiêuthụsảnphẩmsản xuất ra là một trong những khâu quan trọngcủa tái sản xuất xã hội. Quá trình tiêuthụsảnphẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán đã diễn ravà quyền sở hữu về hàng hoá đã thay đổi. Vậy thế nào là tiêuthụsảnphẩm ? Tiêuthụsảnphẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp. Trên giác độ kinh tế, ta hiểu tiêuthụsảnphẩm là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Hay nói cách khác, tiêuthụsảnphẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, qua tiêuthụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinhdoanhcủa đơn vị được hoàn thành. Thực tế cho thấy, ứng với mỗi cơ chế quản lýkinh tế, công tác tiêuthụsảnphẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trongnềnkinhtế kế hoạch hoá tập trung, khi ba vấn đề cơ bản củasản xuất (sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?) do Nhà nước quyết định thìtiêuthụsảnphẩm chỉ là việc tổ chức bán sảnphẩm hàng hoa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả mà Nhà nước quy định sẵn, tức là thực hiện hành vi hàng- tiền (H-T). Hay nói một cách khác trong giai đoạn này các doanhnghiệpsản xuất đã bị biến thành các tổng kho cho Nhà nước. Trongnềnkinhtếthịtrường các doanhnghiệp phải giải quyết ba vấn đề cơ bản củasản xuất cho nêntiêuthụsảnphẩm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đó là một quá trình kinhtế bao gồm nhiều khâu: Từ việc nghiên cứu thịtrường để xác định nhu cầu khách hàng đến quảng cáo xúc tiến bán hàng và cuối cùng là phân tích tình hình tiêuthụ hàng hoá . nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Sơ đồ 1:Hoạt độngtiêuthụsản phẩm. Cung Cầu Tối đa hoá lợi ích mỗi bên Do vậy, hoạtđộngtiêuthụsảnphẩm được cấu thành đồng bộ bởi các yếu tố khác nhau, bao gồm: -Các chủ thể kinhtế tham gia ( người bán, người mua ). H ng hoáà H ng hoáà Thanh toán Người muaTiêu thụNgười bán MuaBán -Phải có đối tượng ( hàng hoá, tiền tệ ). -Phải có thị trường, môi trường ( người bán gặp người mua ). Đến đây ta có một câu hỏi đặt ra là: Hoạtđộngtiêuthụsảnphẩm diễn ra như thế nào ? Để giải thích câu hỏi này, ta có thể trả lời qua sơ đồ 1 Ta hiểu hoạtđộngtiêuthụsảnphẩm hiện nay trong cơ chế thịtrường còn có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. 2. Vai trò củatiêuthụsản phẩm. 2.1. Vai trò củatiêuthụsảnphẩmtronghoạtđộngsản xuất kinhdoanhcủadoanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp, tiêuthụsảnphẩmđóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanhnghiệp đó. Khi sảnphẩmcủadoanhnghiệp được tiêuthụ có nghĩa là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoã mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêuthụsảnphẩmcủadoanhnghiệp thể hiện uy tín củadoanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạtđộng dịch vụ. Nói cách khác tiêuthụsảnphẩm phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu củadoanh nghiệp. Về phương diện xã hội thìtiêuthụsảnphẩm có vai trò quan trọngtrong việc cân đối giữa cung và cầu, và nềnkinhtế quốc dân là một tổng thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sảnphẩmsản xuất ra được tiêuthụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời, tiêuthụsảnphẩm giúp cho các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêuthụsảnphẩm dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, các doanhnghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, để hoạtđộngsản xuất kinhdoanhcủadoanhnghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêuthụsảnphẩm phải được tổ chức tốt. 2.2. Sự cần thiết khách quan phải tăng cường hoạtđộngtiêuthụsảnphẩm ở các doanh nghiệp. Trong cơ chế thịtrường hiện nay, việc tiêuthụsảnphẩm luôn là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Vì có tổ chức thực hiện được công tác tiêuthụsảnphẩmdoanhnghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận, từ đó có cơ sở tích luỹ và tiến hành tái sản xuất mở rộng. Tiêuthụsảnphẩm là khâu quan trọngcủa quá trình tái sản xuất trong các doanh nghiệp. Quá trình sản xuất của một doanhnghiệp là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhiệm một chức năng nhất định, song toàn bộ quá trình sản xuất - kinhdoanh có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Nếu bất kỳ một khâu nào bị gián đoạn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất - kinhdoanh ,sẽ làm cho quá trình tái sản xuất cũng không thực hiện được. Như vậy, để tái sản xuất, tất cả các khâu trong quá trình sản xuất - kinhdoanhcủadoanhnghiệp phải hoạtđộng bình thường và nhịp nhàng, ăn khớp. Điều đó cũng có nghĩa là phải tiêuthụ được sản phẩm. Tiêuthụsảnphẩm giữ vai trò quan trọngtrong việc phát triển và mở rộng thịtrườngtiêu thụ, trong việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanhnghiệp và khách hàng, là ấm gương phản chiếu tình hình hoạtđộngkinhdoanhcủadoanh nghiệp. Ở đây tập trung mâu thuẫn giữa người bán với người mua, thế mạnh củadoanhnghiệp và sản phẩm, đồng thời cũng bộc lộ được các mặt yếu kém của nó. Các mâu thuẫn tồn tại khách quan trong quá trình sản xuất - kinhdoanh và gắn với khâu tiêuthụsản phẩm. Trên thương trường các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển tất yếu phải giải quyết được các mâu thuẫn đó, điều này được giải quyết ở khâu tiêuthụsản phẩm. Tiêuthụsảnphẩm góp phần quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả hoạtđộngsản xuất kinhdoanhcủadoanh nghiệp. Bên cạnh một loạt các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận như: giảm giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, đổi mới hệ thống thiết bị, qui trình công nghệ để tăng cường chất lượng sảnphẩm .thì tăng sản lượng tiêuthụ cũng như hoàn thiện công tác tiêuthụ sẽ là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả củahoạtđộngsản xuất- kinh doanh, phù hợp với khả năng và tình hình của các doanh nghiệp. II. Nội dung củahoạtđộngtiêuthụsảnphẩm ở các doanh nghiệp. Nội dung củatiêuthụsảnphẩm được hiểu theo hai khía cạnh đó là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp thìhoạtđộngtiêuthụsảnphẩm chỉ bao gồm các nội dung mà giới hạn của nó là trong gian hàng, cửa hàng, là những hoạtđộng với các hành vi cụ thể, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể chứ không phải được tổ chức và xây dựng theo hướng chiến lược như hoạtđộngtiêuthụ theo nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng thì nhiệm vụ củatiêuthụsảnphẩm bao gồm: -Bầy biện hàng hoá, cách vận dụng quảng cáo và trang trí. -Mời mọc, lôi kéo khách hàng, làm cho họ chú ý tới sảnphẩmcủa mình Giới thiệu cho khách hàng vềsảnphẩmcủa mình và thuyết phục để họ ra quyết định mua hàng. -Khi khách hàng đồng ý mua hàng , phải thực hiện giao hàng cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và văn minh nhất. Không được quyền thu thêm tiền đối những khoản vừa kể trên. -Các dịch vụ nào được dành cho khách hàng thì phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó thìtiêuthụsảnphẩm theo nghĩa rộng bao gồm các nội dung sau: 1.Nghiên cứu thị trường, tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm. Trong bất kỳ một doanhnghiệp nào, muốn có một quyết định đúng đắn thì phải dựa trên cơ sở những thông tin thu thập được. Với công tác tiêu thụ, để có một chiến lược hợp lý, một mạng lưới phân phối tiêuthụ có hiệu quả nhất thì phải nghiên cứu thịtrường và xác định nhu cầu thịtrườngvềsản phẩm. Có thể nói rằng trong cơ chế thịtrườngthìthịtrường là cơ sở, điều kiện để doanhnghiệp tồn tại và phát triển. Do vậy, việc nghiên cứu nhu cầu củathịtrường phải được coi là hoạtđộng có tính chất tiền đề của công tác kế hoạch hoá hoạtđộngsản xuất- kinhdoanhcủadoanh nghiệp. Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đắn phương hướng phát triển củasản xuất- kinh doanh, đồng thời có thể thực hiện được vòng chu chuyển của vốn. Mặt khác, việc nghiên cứu nhu cầu thịtrường được coi là vấn đề phức tạp, phong phú và đa dạng do đó đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp và chấp nhận tốn kém. Việc nghiên cứu cần phải tiến hành theo ba bước sau: Bước 1: Tổ chức thu thập hợp lý các nguồn thông tin và nhu cầu vềthịtrường hàng hoá và dịch vụ. Các thông tin bao gồm: địa điểm, sức mua, sức bán, giá cả yêu cầu của từng loại thịtrường .Để xác định được hướng kinhdoanh mới, phát huy được lợi thế vốn , các doanhnghiệp cần phải hiểu rằng mục tiêu đó không thể đạt được nếu doanhnghiệp không thiết lập được tổ chức thông tin kinhdoanhcủa mình. Việc thu thập đủ những thông tin cần thiết và nắm vững đặc điểm thông tin là cơ sở cho việc đề ra các quyết định kinhdoanh đúng đắn, là tiền đề của việc phát triển sảnphẩm mới. Bước 2. Phân tích và xử lý đúng đắn các loại thông tin đã thu thập được về nhu cầu thị trường, về các loại hàng hoá, dịch vụ. Vấn đề ở đây là doanhnghiệp phải biết phân tích lựa chọn những thông tin có ích, có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp; loại bỏ những thông tin nhiễu, thông tin giả . để tránh những sai lầm khi ra quyết định. Việc xử lý thông tin phải bảo đảm được tính khả thi trên các thịtrườngcủadoanh nghiệp. Bước 3. Xác định nhu cầu củathịtrường mà doanhnghiệp có khả năng đáp ứng. Nhu cầu củathịtrường là rất lớn, song doanhnghiệp phải biết được với khả năng của mình thì có thể đáp ứng được những nhu cầu nào.Qua việc nghiên cứu nhu cầu thịtrường phải giải đáp được những vấn đề cơ bản sau đây: - Những loại thịtrường nào có triển vọng nhất đối với sảnphẩm và dịch vụ củadoanhnghiệp và có thể tiêuthụ với khối lượng là bao nhiêu ? Nghĩa là doanhnghiệp phải xác định được dung lượng củathị trường. - Sản xuất cái gì ? tức là những loại mặt hàng nào có khả năng tiêuthụ với khối lượng lớn nhất phù hợp với năng lực sản xuất củadoanh nghiệp. Việc sản xuất cái gì phải đảm bảo được thịtrường chấp nhận, được tiêuthụ với tốc độ nhanh, đảm bảo việc phát triển thịtrường trên cơ sở coi trọng công tác cải tiến chế thửsảnphẩm mới, cũng như việc theo dõi sát sao chu kỳ sống củasản phẩm. Sản xuất sảnphẩm phải phù hợp với khả năng thanh toán củathị trường. -Giá cả bình quân trên thịtrường đối với các loại hàng hoá. Cung, cầu cạnh tranh trên thịtrường tác động qua lại với nhau để có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định giá cả thịtrường và số lượng hàng hoá cần cung cấp trên thị trường. Do vậy, giá cả bình quân trên thịtrường từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đối với việc lựa chọn sản xuất và cung ứng những sảnphẩm có lợi nhất cho cả cung và cầu trên thị trường. -Những yêu cầu chủ yếu củathịtrường đối với các loại hàng hoá có khả năng tiêuthụ như mẫu mã, đồ bao gói, chất lượng sản phẩm, phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán. -Tình hình của các đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất, chất lượng sảnphẩm . và dự kiến mạng lưới tiêuthụsảnphẩm và phương thức phân phối sảnphẩm ( hàng hoá ) củadoanh nghiệp. 2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm: Trong cơ chế thị trường, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt cho nên việc xác định chiến lược sảnphẩm có ý nghĩa quan trọng làm cho sản xuất - kinhdoanh có hiệu quả hơn, trên cơ sở bảo đảm thoả mãn nhu cầu củathịtrườngtrong từng thời kỳ hoạtđộngcủadoanh nghiệp. Chiến lược sảnphẩm có nhiều loại, do đó cần phối hợp chặt chẽ với chiến lược thịtrường để tìm được sự kết hợp có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của chiến lược sản phẩm. - Các loại sảnphẩm mà doanhnghiệp đã và đang sản xuất- kinhdoanh còn được thịtrường và giới tiêuthụ chấp nhận nữa hay không. - Nếu như sảnphẩm đã và đang sản xuất- kinhdoanh không còn được thịtrường và giới tiêuthụ chấp nhận nữa thì phải tiến hành đa dạng hoá sảnphẩm như thế nào cho hiệu quả. - Việc thay đổi sảnphẩm cũ bằng các loại sảnphẩm hoàn thiện, cải tiến hay sản xuất mới như thế nào để được thị trường, nơi tiêuthụ chấp nhận và đạt hiệu quả cao. - Thời điểm thay đổi sảnphẩm cũ được tiến hành vào lúc nào là thích hợp trên cơ sở nghiên cứu chu kỳ sống củasản phẩm. Chiến lược sảnphẩm có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Nếu căn cứ vào bản thân sản phẩm: Chiến lược sảnphẩm được chia làm 6 loại : + Thiết lập chủng loại. + Hạn chế. + Biến đổi. + Tách biệt chủng loại. + Hoàn thiện sản phẩm. + Đổi mới chủng loại. Nếu căn cứ vào sảnphẩm có kết hợp với thịtrườngtiêu thụ: Người ta chia chiến lược sảnphẩm thành 6 loại: + Hiện có trên thị trường. + Hiện có trên thịtrường mới. + Biến đổi trên thịtrường hiện có. + Biến đổi trên thịtrường mới + Sảnphẩm mới trên thịtrường hiện có. + Sảnphẩm mới trên thịtrường mới. Như vậy, nội dung chủ yếu của chiến lược sảnphẩm là trả lời câu hỏi: Doanhnghiệpsản xuất sảnphẩm hay cung ứng dịch vụ gì và cho ai. Điều căn bản trong chiến lược sảnphẩm là doanhnghiệp phải nắm bắt được hai vấn đề: Chu kỳ sống củasảnphẩm và phát triển sảnphẩm mới. Chu kỳ đời sống củasảnphẩm hay vòng đời của nó là khoảng thời gian từ khi nó được đưa ra thịtrường cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Sau đây là bảng tổng kết về chu kỳ sống củasản phẩm: Những đặc trưng chủ yếu và những đáp lại điển hình của những người sản xuất. Chu kỳ sống của hàng hoá: Những đặc trưng chủ yếu và những phản ứng đáp lại điển hình của những người sản xuất. Đặc trưng Giai đoạn tung ra thịtrường Giai đoạn phát triển Giai đoạn chín muồi Giai đoạn suy thoái Mức tiêuthụ Yếu Tăng nhanh Tăng chậm Giảm Lợi nhuận Không đáng kể Tối đa Giảm Thấp hay không Người tiêu dùng Mới Thịtrường đại chúngThịtrường đại chúng Lạc hậu Số đối thủ cạnh tranh Không lớn Tăng không ngừng Lớn Giảm Phản ứng của người sản xuất Nỗ lực chiến lược chủ yếu Mở rộng thịtrường Xâm nhập sâu vào thịtrường Bảo vệthị phần của mình Tăng mức sinh lời củasản xuất Chi phí cho Marketing Cao Cao, nhưng tỷ lệ phần trăm thấp Giảm bớt Thấp Nỗ lực Marketing chủ yếu Tạo thông tin về hàng hoá Tạo sự ưa thích nhãn hiệu Tạo sự trung thành với nhãn hiệu Tác động chọn lọc Phân phối hàng hoá Không đều Mạnh Mạnh Có chọn lọc Giá cả Cao Hơi thấp hơn Thấp hơn Tăng Hàng hoá Phương án chính Cải tiến Có phân biệt Mức sinh lời cao Các doanhnghiệp phải nghiên cứu và nắm bắt được chu kỳ sống củasảnphẩm để xác định đúng giai đoạn hiện thời của chu kỳ sống cũng như dự đoán trước được những giai đoạn tiếp theo. Từ đó có biện pháp thích hợp để kéo dài giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống củasản phẩm, đồng thời quyết định được đúng thời điểm phải cải tiến sảnphẩm cũ hoặc thay thế sảnphẩm cũ bằng sảnphẩm mới. Quá trình tạo ra sảnphẩm bao gồm 8 giai đoạn: + Hình thành ý tưởng + Lựa chọn ý tưởng + Soạn thảo dự án và thẩm định nó + Soạn thảo chiến lược Marketing + Phân tích các khả năng sản xuất và tiêuthụ + Thiết kế hàng hoá + Thử nghiệm trong điều kiện thịtrường + Triển khai sản xuất đại trà Mục đích của từng giai đoạn là thông qua quyết định nên hay không nên tiếp tục nghiên cứu các ý tưởng. Công ty cố gắng giảm tới mức tối thiểu những cơ hội nghiên cứu, những ý tưởng yếu kém và sàng lọc lấy những ý tưởng hay 3. Định giá sản phẩm: Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn giữ một vai trò rất quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêuthụ được nếu giá cả hàng hoá không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và coi đó như một chỉ dẫn về chất lượng hàng hoá và các chỉ tiêu khác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kỳ một doanhnghiệp nào. Chính sách giá cả có liên hệ mật thiết với chiến lược tiêu thụ. Chiến lược giá cả phối hợp một cách chính xác các điều kiện sản xuất và thị trường, là đòn bảy hoạtđộng có ý thức đối với thị trường. Chính sách giá đúng sẽ giúp doanhnghiệp bán được nhiều hàng hoá, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần và nâng cao uy tín củadoanhnghiệp trên thương trường. Chính sách giá đúng sẽ phát huy có hiệu quả các công cụ của Marketing hỗn hợp. 3.1. Quy trình định giá trongtiêuthụsản phẩm. Quy trình định giá được đặt ra khi doanhnghiệp phải định giá lần đầu, điều này xảy ra khi doanhnghiệp triển khai một mặt hàng mới. [...]... thực tếcủasảnphẩm j Qio : Sản lượng tiêuthụ kế hoạch củasảnphẩm i Pio : Giá cả củasảnphẩm Với chỉ tiêu này cho thấy bức tranh toàn cảnh củahoạtđộngtiêu thụ, ở đây nó thể hiện rõ hiệu quả củahoạtđộngtiêuthụ có hoặc không hoàn thành nhiệm vụ của nó về mặt gía trị cũng như hiện vật 2) Tốc độ tiêuthụsảnphẩm M= Sản lượng sảnphẩmtiêuthụ ————————————––––– Sản lượng sảnphẩmsản xuất... tiêu này phản ánh sự nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêuthụ - Nếu M < 1 : chứng tỏ sảnphẩmcủadoanhnghiệp kém tính phù hợp với thị trường, các biện pháp nghiệp vụ củahoạtđộngtiêuthụ được tổ chức và thực hiện chưa tốt -Nếu M >= 1 : chứng tỏ công tác tiêuthụsảnphẩm tốt , có hiệu quả 3) Chỉ tiêudoanhthutiêuthụ DT =∑ Pi – Qi Trong đó : Pi :Là giá bán sảnphẩm i Qi : Là sản lượng tiêu thụ. .. hơn đối với các sảnphẩm cùng loại trên thị trường, sảnphẩmcủadoanhnghiệp sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận và cuối cùng là doanhnghiệp sẽ bán được nhiều hàng , từ đó đạt được các mục tiêucủadoanhnghiệp Chính vì vậy , tronghoạtđộngkinhdoanh : “ Vấn đề chính là chất lượng sảnphẩmcủadoanhnghiệp phải luôn đạt tới mức cao so với sảnphẩm cùng loại củadoanhnghiệp khác và chất... hoạtđộngkinhdoanhcủadoanhnghiệp , khả năng bố trí đúng người , đúng việc của những người lãnh đạo doanhnghiệp -Nhãn hiệu sảnphẩm và mối quan hệ củadoanhnghiệp Sự nổi tiếng của nhãn hiệu sảnphẩm có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tiêuthụcủadoanhnghiệp Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gây sự chú ý của khách hàng đến sảnphẩm càng cao , doanhnghiệp càng có khả năng bán được nhiều sản. .. củadoanhnghiệp mà có các chính sách định giá khác nhau 4 Tổ chức quá trình tiêuthụsản phẩm: 4.1 Lựa chọn phương thức tiêu thụsảnphẩmTrong công tác tiêu thụsản phẩm, việc lựa chọn phương thức tiêuthụ được coi là vấn đề có tính chất trọng tâm, bởi vì đây là lúc chuyển giao quyền sở hữu sảnphẩm từ người sản xuất sang người tiêu dùng Có nhiều phương thức tiêuthụsảnphẩm Tuy nhiên việc các doanh. .. phục trong thời gian tới Thông thường khi đánh giá hoạt độngtiêuthụsảnphẩm các doanhnghiệp sử dụng các chỉ tiêu sau : 1) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: -Về mặt hiện vật Sản lượng tiêuthụ thực tế Tỷ lệ (%) hoàn thành KHTTSP = ———————————––––– x 100 % Sản lượng tiêuthụ kế hoạch -Về mặt giá trị ∑ Qij Pio Tỷ lệ (%) hoàn thành KHTTSP = —————-–– x 100 % ∑ Qio Pio Qij : Sản lượng tiêuthụ thực tế. .. Sự xuất hiện của phần tử này cũng quy định những tiêu chuẩn khác biệt khi lựa chọn loại kênh này Điều kiện áp dụng: Khi doanhnghiệp muốn tung sảnphẩm mới ra thịtrường mà lại gặp khó khăn trong thông tin, quảng cáo, tìm đối tác bán hàng Đưa sảnphẩm vào thịtrường mới ( đặc biệt là các thịtrường nuớc ngoài), doanhnghiệp không có đủ kinh nghiệm về các thịtrường này -Hình thức tiêuthụ hỗn hợp:... kích thích người tiêu dùng nên để tiêuthụ được sảnphẩm phải tăng cường công tác tiếp thị Ngoài ra để bán giá thịtrườngdoanhnghiệp phải thường xuyên xem xét lại việc sản xuất của mình nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng - Chính sách giá cao Thông thường chính sách này sử dụng khi doanhnghiệp kiểm soát được thị trường, lúc này doanhnghiệp cần bán... với những sảnphẩm có tính chất thương phẩm đặc biệt, ví dụ như hàng tươi sống; sảnphẩm cồng kềnh có khối lượng vận chuyển lớn; những sảnphẩm có giá trị cao và là hàng lâu bền - Tiêuthụ gián tiếp: Sơ đồ : Phương thức tiêuthụ gián tiếp Nhà sản xuất Người đại lý Người bán buôn Người môi giới Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Tiêuthụ gián tiếp là hình thức doanhnghiệpsản xuất sảnphẩmcủa mình... i Qi : Là sản lượng tiêu thụsảnphẩm i 4) Chỉ tiêu lợi nhuận L = ∑Qi – ( Pi – Zi – Fi – Ti ) Trong đó : L : Lợi nhuận từ tiêu thụsảnphẩm Qi : Khối lượng tiêuthụsảnphẩm i Pi : Giá bán đơn vị sảnphẩm i Zi: Giá thành đơn vị sảnphẩm i Fi : Chi phí lưu thông đơn vị sảnphẩm i Ti : Mức thuế trên một đơn vị sảnphẩm i 5) Chỉ tiêu tốc độ tăng lợi nhuận L1 T = —Lo Trong đó : Lo : Lợi nhuận kỳ trước . LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một trong sáu chức năng hoạt. động kinh doanh của doanh nghiệp. 1 .Tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động của doanh nghiệp là quá trình sản xuất -kinh doanh. Với quan niệm cũ, hoạt động của doanh nghiệp