Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
23,97 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀNHTMVÀBẢOĐẢMTIỀNVAYTẠICÁCNHTM I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 1. Khái niệm vềNHTMCác tổ chức trung gian tài chính gồm các đơn vị như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ, các ngân hàng … “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” Song có thể nói Ngân hàng là một trung gian tài chính, một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, mà hoạt động đặc trưng của nó là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. NHTM phát triển cùng với những phương thức của kinh tế hàng hoá từ đơn giản đến phức tạp, do vậyNHTM đã dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một tổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất như : nhận tiền gửi và cho vay, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với các tổ chức khác. Ở Việt Nam hệ thống NHTM được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 được tách ra từ ngân hàng quốc gia Việt Nam ( Ngân hàng nhà nước). 2. Các chức năng của NHTM 2.1. Chức năng tạo tiềnvà huy động vốn . Một trong các hoạt động đầu tiên của NHTM là tạo tiềnvà hoạt động huy động vốn, đây là hoạt động thu hút các khoản tiền nhàn rỗi của các tổ chức xã hội, của dân cư hay của các doanh nghiệp, bằng các hình thức tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn) hay phát hành cácchứng chỉ tiền gửi, trái phiếu phát hành, kỳ phiếu… Từ các sổ tiền mặt ban đầu mà khách hàng gửi vào tài khoản của mình, thông qua các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng ngân hàng thực hiện được chức năng tạo tiền (tiền đẻ ra tiền). 2.2 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Sau hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay, nhiệm vụ của hoạt động này là hỗ trợ một phần nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, cơ sở hạ tầng. Đồng thời các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vay vốn phải cam kết hoàn trả đúng vốn đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận. Giá trị hoàn trả của các khoản vay thường lớn hơn giá trị ban đầu, khoản chênh lệch này chính là phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được để duy trì hoạt động của mình. 2.3. Làm trung gian thanh toán. Bên cạnh 2 hoạt động chủ yếu trên cácNHTM còn là trung gian thanh toán. Qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, an toàn, nhanh chóng các thủ tục đơn giản ngân hàng thực hiện việc thanh toán, chi trả hàng hoá và dịch vụ chi cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Mặt khác, từ hoạt động này ngân hàng có thể huy động tiền gửi một cách tối đa, tạo nguồn vốn cho vayvà đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh của mình. 2.4. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng: Để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng còn phải thực hiện, cung cấp các dịch vụ phong phú và đa dạng bao gồm: - Dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác trong cùng một ngân hàng hay khác ngân hàng, cùng một hệ thống hay khác hệ thống thông qua các công cụ thanh toán như : Séc, lệnh chi, thẻ thanh toán… - Dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khi khách hàng yêu cầu. - Dịch vụ trả lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Mỗi tháng sẽ ghi nợ vào tài khoản doanh nghiệp vàtiến hành chi lương cho nhân viên của doanh nghiệp. - Dịch vụ chuyển tiền trong nước (từ địa phương nay sang địa phương khác), chuyển tiền nước ngoài. - Dịch vụ tư vấn đầu tư, cho thuê tủ két sắt, dịch vụ ngân quỹ. - Bên cạnh đó Ngân hàng còn tham gia các hoạt động đầu tư bất động sản. 3. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại. 3.1. Phân theo mục đích: Có các hình thức sau: - Cho vay bất động sản: Là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mai, dịch vụ. - Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay Ngân hàng để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các kinh phí sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn, nhiên liệu, lao động. - Cho vay sinh hoạt cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vận dụng đắt tiền, vàcác khoản cho vay để trang trải kinh phí thông thưòng của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. 3.2 Phân theo thời gian cho vay: có các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, sử dụng để bù đáp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp vàcác nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng, sử dụng chủ yếu đầu tư mua sắm tài sản cố định cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20-30 năm và đặc biệt có thể là 40 năm, được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà, thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp lớn. 3.3 Phân theo mức độ tín nhiệm với khách hàng có các hình thức sau: - Cho vay không có tài sản đảmbảo (tín chấp): Hình thức này Ngân hàng thương mại cho vay dựa trên uy tín, tín nhiệm của khách hàng mà không đòi hỏi phải có tài sản đảmbảo cho các khoản vay bằng tài sản của người đi vay hay người người bảo lãnh. Ngân hàng cho vay với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tín nhiệm của khách hàng. - Cho vay có tài sản thế chấp: Khách hàng cho vay vốn cần phải có tài sản để đảmbảo cho khoản vay của minh bằng cách cầm cố, thế chấp, bằng tài sản của người thứ 3 hoặc tài sản hình thành từ vốn. II. CÔNG TÁC ĐẢMBẢOTIỀNVAY CỦA NHTM. 1. Khái niệm Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động tới hoạt động Ngân hàng có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Do vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với bất kỳ hoạt động nào đặc biệt là hoạt động tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng biểu hiện là việc cho vay mà khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Vốn cho vay bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi. Do đó để giảm bớt rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi cán bộ, công nhân viên Ngân hàng phải thực hiện tốt công tác đảmbảotiền vay. “Tín dụng có đảm bảo” là một trong ba nguyên tắc cơ bản nhất của tín dụng, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để tạo cơ sở kinh tế và pháp lý trong công tác đảmbảotiềnvay ở đây được hiểu như thế nào? Tại điều 2 Nghị định số 178 CP nagỳ 29/12/1999 Chính phủ Việt Nam quy định “Tài sản đảmbảotiềnvay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyến sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh và doanh nghiệp nhà nước, tài sản từ vốn vay. Với quan điểm nay cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ trong công tác đảmbảotiềnvay chính là nguồn thu nợ thứ hai (tài sản cầm cố thế chấp) khi nguồn thu nợ thứ nhất gặp bất chắc. Bảođảmtiềnvay không đơn thuần chỉ bằng tài sản để đảmbảo mà đảmbảotiềnvay còn được thực hiện bằng uy tín, tiềm lực tài chính của khách hàng có nhu cầu về vốn Ngân hàng thực hiện phân tích, đánh giá khách hàng cũng như tính khả thi của các phương án mà khách hàng đưa ra, từ đó xác định các phương án trả nợ thích hợp đối với khách hàng. Mặc dù khách hàng đã có tài sản cầm cố thế chấp, song không có nghĩa là tài sản đó đảmbảo an toàn, không gặp rủi ro nếu như Ngân hàng chỉ nhìn một khía cạnh đòi hỏi tài sản được đảmbảo mà không quan tâm đến biện pháp an toàn khác để thu hồi vốn thì khoản vay đó có thể sẽ trở thành nợ khó đòi. Do vậy, cho vay được bảođảm bằng uy tín, tiềm lực tài chính, tính khả thi của dự án cần được quan tâm đó là hướng phát triển chủ yếu. 2. Đặc điểm của đảmbảotiền vay: - Bảođảmtiềnvay phát triển trong mọi quan hệ tín dụng được phát triển lâu dài và bền chặt là dựa trên cơ sở lòng tin về sự hoàn trả trong tương lai của các khoản nợ và khả năng cung cấp vốn đầy đủ kịp thời. Mối quan hệ của khách hàng và Ngân hàng phải được xây dựng trên sự tin tưởng dù cho vay có đảmbảo hay không đảmbảo bằng tài sản. Trong đảmbảotiềnvay yêu tố đạo đức được hiểu là dù trong trường hợp nào thì người đi vay phải coi đảmbảotiềnvay là lợi ích, tài sản của chính mình, gắn liền với công việc và sự thành công của họ. Sử dụng tiềnvay có hiệu quả và hoàn trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ đúng hạn là mục tiêu của người đi vay. Sự thành công đó của khách hàng là sự đảmbảo chắc chắn cho Ngân hàng. Công tác thẩm định để lựa chọn dự án đầu tư khả thi, theo dõi kiểm tra tiến trình sử dụng vốn, khách hàng phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lývà công việc rất quan trọng góp phần làm giảm bớt rủi ro mang lại hiệu quả cho đồng vốn. Do đó giúp khách hàng phải tính kỹ, sản xuất kinh doanh phải có lợi nhuận duy trì sản xuất kinh doanh, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Như vậy phải khẳng định sự đảmbảo cao nhất đối với Ngân hàng chính là sự thành công trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế thông qua các dự án đầu tư hiệu quả. 3. Vai trò của công tác bảođảmtiềnvay * Đối với Ngân hàng: Bảođảmtiềnvay là yếu tố quan trọng nhất của tín dụng. Khi khách hàng không có khả năng trả được nợ thì tài sản bảođảmtiềnvay sẽ làm nguồn thu nợ thứ hai, Ngân hàng sẽ có đủ điều kiện pháp lý để ưu tiên xử lý, thu hồi khoản vay từ tài sản đảm bảo. Nhưng nếu khoản vay không được bảođảm bằng tài sản mà có thể bằng uy tín , khả năng tài chính, sự khả thi của dự án thì Ngân hàng phải thẩm định chặt chẽ và sẽ quyết định cho vay với mức khác nhau tùy thuộc vào uy tín, độ tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng. * Đối với khách hàng: Ngân hàng sẽ đáp ứng cho bất kỳ khách hàng nào, bất kỳ khoản vốn nào, trong bất kỳ thời điểm nào, ngay lập tức và kịp thời, do đó khách hàng muốn vay vốn phải có tín nhiệm hoặc có tài sản bảo đảm. Như vậy khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm, ràng buộc và nếu như không trả được nợ, tài sản bảođảm sẽ thuộc về Ngân hàng. Chính vì vậy người vay có ý thức sử dụng tiềnvay một cách hợp lý nhất. * Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được nâng cao là nền tảng cho việc phát triển hệ thống tài chính, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khơi dậy khả năng đầu tư vào các dự án tạo nên sức đẩy cho nền kinh tế. Do đó bảođảmtiềnvay có tác dụng gián tiếp đối với nền kinh tế đảmbảo chuyển vốn đúng địa chỉ, sử dụng vốn đúng mục đích thúc đẩy kinh tế phát triển. 4. Các hình thức bảođảmtiền vay. 4.1. Bảođảmtiềnvay bằng tài sản: a. Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: * Cầm cố: Là hình thức nhận tiềntài trợ từ ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảođảm sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết (thường là thời gian vay vốn). Cầm cố thích hợp với những tài sản Ngân hàng có thể kiểm soát vàbảođảm tương đối chắc chắn, đồng thời việc Ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. Cáctài sản gọn nhẹ dễ quản lý không ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường tự nhiên. Ngân hàng yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc Ngân hàng nắm giữ tài sản bảođảm là không an toàn cho Ngân hàng. Thường là các động sản mà khách hàng dễ bán dễ chuyển nhượng. Đối với tài sản cầm cố bao gồm: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tạicác tổ chức tín dụng bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm vàcác giấy tờ có giá. Các quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được nhận tiềnbảo hiểm, tàu biển theo quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định thuộc luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố, cáctài sản khác theo quy đinh của pháp luật: Lợi tức, hoa lợi, tài sản hình thành từ vốn vay… Đối với cáctài sản cầm cố đòi hỏi Ngân hàng phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, an toàn của vật cầm cố. * Thế chấp: Theo quy định của bộ Luật dân sự và Luật đất đai có 2 loại thế chấp là bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất. Do vậy người vay vốn phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu cáctài sản thế chấp sang cho Ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Còn các doanh nghiệp tài sản chủ yếu là hàng hóa vàtài sản cố định, mà cáctài sản này lại tham gia vào quá trình sản xuất do đó khách hàng không thể cầm cố, bên cạnh đó đây là các loại tài sản cồng kềnh, phân tán, có giá trị lớn nên chuyển nhượng phức tạp, Vì vậybảođảm bằng thế chấp tài sản là phổ biến đặc biệt với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hình thức này cho phép khách hàng được sử dụng bảođảm phục vụ cho sản xuất kinh doanh đó là một thuận lợi, song trong quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản, khả năng kiểm soát của tài sản bị hạn chế gây thiệt hại cho Ngân hàng. Đối tượng của tài sản thế chấp bao gồm: Bất động sản là tài sản không di rời được vàcáctài sản khác gắn liền với đất, giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định việc thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thoả thuận, tàu biển theo QĐ bộ luật hàng hải Việt Nam, máy bay theo QĐ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trương hợp được thế chấp. Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận, cáctài sản theo quy định của pháp luật. b. Bảođảmtài sản của bên thứ 3( của người bảo lãnh ). Là việc bên thứ 3 (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Đối với hình thức bảođảm này bên thứ 3 được coi như con nợ của Ngân hàng và phải co tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cho vay có bảođảmtài sản của bên thứ 3có thể sẽ rủi ro nhiều hơn cho Ngân hàng so với hình thức có tài sản cầm cố thế chấp, do đó khi chấp nhận bảo lãnh đòi hỏi Ngân hàng phải tiến hành thẩm định, kiểm tra bên bảo lãnh một cách chặt chẽ, chu đáo. * Nội dung bảođảmtài sản của bên thứ 3: - Đối với người bảo lãnh: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy đinh của pháp luật Việt Nam, có khả năng về vốn, có tài sản đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh vàcác tổ chức tín dụng có thể thỏa thuận việc bên bảo lãnh cầm cố thế chấp tài sản hoặc không thực hiện cầm cố thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Xác định giá trị tài sản bên thứ 3 cầm cố thế chấp và mức cho vay. Giá trị tài sản bên thứ 3 cầm cố thế chấp cũng được đánh giá kỹ như tài sản cầm cố thế chấp của chính khách hàng vay vốn, vàcác điều khoản về khách hàng vay, tài sản bảo đảm, nghĩa vụ bảođảm còn các khoản mục về người bảo lãnh, các thỏa thuận, cam kết của người bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ cùng với việc xử lýtài sản bảo lãnh khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ cùng với việc xử lýtài sản bảo lãnh khi đến hạn mà không thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh. Mức cho vay: Phải nhỏ hơn so với giá trị tài sản đảmbảovà xác định theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định. c. Bảođảmtài sản từ vốn vay. * Bảođảmtiềnvay bằng tài sản hình thành từ vốn vay tức là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảmbảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với các tổ chức tín dụng. Hình thành này áp dụng cho vay trung và dài hạn hoặc do Chính phủ giao trong một số trường hợp. * Điều kiện đối với khách hàng vàtài sản hinh thành từ vốn vay: - Điều kiện đối với khách hàng là nhưng khách hàng có tín nhiệm, uy tín đối với tổ chức tín dụng; có năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ; có dự án đầu tư; phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi. Có mức vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20% mức vốn đâu tư của dự án. - Điều kiện đối với tài sản hình thành từ vốn vay: phải xác định được quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc quyền quản lý, sử dụng, xác định được giá trị số lượng, đặc điểm của tài sản và được phép giao dịch, không có tranh chấp, mua bảo hiểm. Các tổ chức tín dụng phải có khả năng quản lý, giám sát tài ản bảođảm đối với cáctài sản là vật tư hàng hoá. 4.2. Bảođảmtiềnvay bằng tín chấp ( không co tài sản bảođảm ): a. Các tổ chức tín dụng, lựa chọn khách hàng vay có đặc điểm sau: - Có tín nhiệm đối với các tổ chức cho vay trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Có khả năng tài chính vàcác nguồn thu hợp pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xét vay vốn, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có kết quả hoặc có dự án đầu tư, phương án khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. - Có mức vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án. Mức vay: Tổ chức tín dụng tự quyết định mức dư nợ tối đa được vay không có tài sản bảođảm cho khách hàng trên cơ sơ mức độ tín nhiệm, đặc điểm quy mô và chất lượng hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng. Ngoài ra, đối với các dự án thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm, chương trình kinh tế xã hội, đối với khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi thì các tổ chức tín dụng phải cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. b. Bảođảm bằng uy tín của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại cơ sở của Hội nông dân Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội CCB bằng uy tín của mình được thực hiện bảo lãnh cho cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của một trong các tổ chức đoàn thể chinh trị xã hội quy đinh trên khi cho vay một khoản tiền nhỏ (với mức vay tối đa là 5 triệu) tạicác tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh làm dịch vụ. III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢOĐẢMTIỀN VAY: 1. Các nhân tố chủ quan: [...]... hồi gốc và lãi đẩy mạnh quá trình cho vay, hạn chế bất lợi xảy ra vàbảođảm độ an toàn của vốn tín dụng * Các nhân tố thuộc về khách hàng: Khách hàng là một nhân tố chủ quan quan trọng đối với bảo đảmtiềnvay Nếu như khi nhận được vốn vay mà khách hàng biết sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có năng lực quản lý giỏi, khả năng kinh doanh tốt… sẽ mang lại lợi nhuận cao thì dễ dàng hoàn trả gốc và lãi cho... thuộc về môi trường, chính trị xã hội và kinh tế bao gồm các chiến lược, đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, do đó trong quá trình thực hiện nhà nước cần quan tâm điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế phù hợp, tạo thuận lợi cho khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó, nhân tố môi trường cũng tác động không nhỏ tới hoạt động bảo đảmtiềnvay của... cho vay Nhưng nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích như vốn ngắn hạn dùng đầu tư tài sản cố định thì khó thu hồi vốn kịp thời để hoàn trả nợ đúng hạn, hay khả năng tài chính của doanh nghiệp không ổn định, khả năng sản xuất kinh doanh kém, làm ăn thua lỗ, làm cho chất lượng bảo đảmtiềnvay không hiệu quả gây khó khăn và rủi ro cho Ngân hàng 2 Nhân tố khách quan: Các nhân tố khách quan là các. ..* Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Để mang lại hiệu quả cho đồng vốn lưu chuyển, tức là cả vốn và lãi sẽ quay lại với NHCV sau một thời gian nhất định đòi hỏi NHCV phải thực hiện tốt chất lượng thẩm định và quy trình cho vay Thẩm định ở đây chính là thẩm định dự án đầu tư, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá tài sản bảođảm để đánh giá khả năng trả nợ của khoản vay Làm tốt . LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC NHTM I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 1. Khái niệm về NHTM Các tổ chức trung gian tài chính gồm các. chính khách hàng vay vốn, và các điều khoản về khách hàng vay, tài sản bảo đảm, nghĩa vụ bảo đảm còn các khoản mục về người bảo lãnh, các thỏa thuận, cam