1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - 8 mẫu bài phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

26 43 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 33,15 KB

Nội dung

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay[r]

Trang 1

Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Ngữ văn 11

1 Tìm hiểu đề:

Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức,phương pháp triển khai chủ đề đó Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trongtruyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam) Về thực chất, có thể hiểu, đề bài yêu cầu phântích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong việc tạo nêndấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ" Để thựchiện yêu cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chấtthơ trong truyện ngắn để trên cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiệncũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

2 Dàn ý:

a Mở bài:

- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt,thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có Nhân vật của ông cũng không thuộc vàonhững lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội Vậy mà tác phẩm vẫn có đượcmột sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên mộtsức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với

nó Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút

ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn

- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàuchất thơ

b Thân bài:

b.1 Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:

- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻđẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơigợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn

- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểuhiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc củachính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văntrong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn

- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận

Trang 2

tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà làviệc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.

b.2 Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":

b.2.1 Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:

- Ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tựnhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống

+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng,

âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìuhiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổichiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khiđêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng vềcon vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâmhồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồnhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sánglọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…

+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật vớigánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ Thậm chí,chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉniệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quangrạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo" Chính nỗi nhớquá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàuđêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôikhông biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô

+ Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống mộtcuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đangphải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộcsống quanh mình Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ,Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng Sẵn cómột tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong

em không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diệnvới một người không hoàn toàn bình thường Chính những tình cảm ngỡ như rất giản

Trang 3

dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những

gì tự nhiên thuần khiết nhất

- Ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết truyệnngắn "Hai đứa trẻ" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng.Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhânvật Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà ngườilớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ámảnh của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng Sự cộng hưởng của những cảmxúc này để tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực vàchất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm

+ Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bútThạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đámmây "ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổichiều", đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôisao ganh nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vàonhững cành cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dàiđến tận hàng rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vôcùng quen thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu vănThạch Lam bởi nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của

sự sống đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồncon người Dưới ngòi bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quêcũng gợi nhớ bao điều thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu Người về hết và tiếng

ồn ào cũng mất Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía Một mùi

Trang 4

âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị emLiên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này" Sức gợi cảm của thứ mùi vị này

ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt

- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giớicủa những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhânvật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầydần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như thuộc về

vũ trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm…Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơtrong tâm hồn người Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảoảnh trong cái nhìn non trẻ và đầy khát khao Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng

đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn cònvang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai"(Nguyễn Tuân) ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánhsáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ Trân trọng và nâng niu khikhám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân vănđáng quý

- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình:

+ Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình,tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi ngườiqua tâm hồn của chính mình" Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm

và đặt lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồncon người

+ Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theomạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhânvật Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên -một cô gái chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết

và nhạy cảm Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, songhành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trộilên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ

từ chính cái hình ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu Triển khai

Trang 5

mạch truyện theo hướng này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thếgiới bên trong với những cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoángqua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cáigiờ khắc của ngày tàn, những hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ,những cảm giác xa xôi không biết…

- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bútpháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chínhxác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềmnhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị

+ Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văncủa ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâmhồn Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng

có sức lan toả Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ củaphố huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳngtiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả cảnhđêm tối sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đấtquê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng"

+ Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xaođộng của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cáithanh thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu,yên tĩnh, mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với nhau như mộtdải lụa nhẹ bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc

+ Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả

Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹnhàng, vẫn tự nén ngòi bút Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉniệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo".Đây là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạođiểm nhấn và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềmxúc động: "Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua" Thạch Lam thường sửdụng kiểu cú pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây nhữngchấn động nhẹ nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra

Trang 6

trong những câu văn.

c Kết luận:

- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiệnđều chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhậtbằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cáinhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người…

- Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Haiđứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hộithì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (NguyễnTuân) Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của ThạchLam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng đọc giả

Bài làm

Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện độc lập, mỗi câu chuyệnmang âm điệu của một bài thơ trữ tình nhẹ nhàng, đượm buồn Nhà văn thường đi sâuvào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những xúc cảm mơ hồ mong manh và tinh

tế Và nét văn phong ấy ta sẽ gặp qua Hai đứa trẻ, một truyện ngắn giàu chất thơ Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Linh, người gốc

Hà Nội, xuất thân trong nhóm Tự lực văn đoàn, sau đó ông tách riêng ra sáng tác, bởivăn phong của ông ngoài những yếu tố lãng mạng, trữ tình thì ông còn đưa vào nhữngyếu tố hiện thực, để văn chương không thoát li khỏi cuộc sống Thạch Lam quan niệmrằng: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát

li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng

ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cholòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”

Hai đứa trẻ được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn, truyện có sựkết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình, khắc họa bức tranh phố huyệnnghèo, cảm thông sâu sắc trước cuộc sống cơ cực, của những con người quẩn quanhsau lũy tre làng trước cách mạng Tác giả luôn luôn trân trọng những hy vọng đẹp đẽ,dẫu rất mong manh, hàm súc

Phải nói Hai đứa trẻ một truyện ngắn giàu chất thơ vừa lãng mạn, vừa cuốnhút bởi sự nhẹ nhàng, truyền cảm trong từng câu chữ Thạch Lam chẳng chú tâm khai

Trang 7

thác một câu chuyện, hay biến cố bất ngờ nào cả, ông thích đi sâu vào miêu tả nội tâmnhân vật, vào những quang cảnh, kiếp sống con người, những thứ vốn tưởng bìnhthường mà lại sâu sắc, và đậm chất nhân văn Bằng lối tự sự, miêu tả trữ tình đầy rungđộng, sâu lắng, bằng những hình ảnh giàu xúc cảm, truyền tải được những thông điệpđầy yêu thương của một hồn văn đôn hậu và rất đỗi tinh tế.

Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, ta thấy hiện lên ba chữ “tàn”, ngày tàn, chợ tàn vànhững kiếp người tàn Trước hết chất thơ được thể hiện trong khung cảnh ngày tàn,được nhà văn miêu tả bằng một âm thanh rất đặc trưng của miền Bắc thuở trước cáchmạng, “tiếng trống thu không”, thời gian cứ chầm chậm trôi một cách bình lặng, rồitiếng ếch nhái, vắng lặng đến mức nghe được cả tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng.Đêm vắng một tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng, một âm thanh thoáng qua củađoàn tàu, một tiếng trống cầm canh hiu hắt, một tiếng chó cắn xa xăm Những âmthanh tan loãng vào cuối chiều, khắc họa sâu sắc không khí im ắng của buổi chiều tàn,buồn bã, vắng lặng của khu phố tỉnh lẻ Tất cả những âm thanh cộng hưởng lại làmngười ta liên tưởng ngay đến bút pháp nghệ thuật độc đáo lấy động tả tĩnh, mà chỉthường xuất hiện trong thi ca phương đông

Khoảng thời gian dịch chuyển từ chiều đến đêm thật từ từ, chậm rãi, hiệnlên qua sự biến đổi màu sắc của sự vật “phương tây đỏ rực như lửa cháy” rồi dần phainhạt đi, hoàng hôn phủ xuống, “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, rồidần ngập tràn trong màu đen của bóng đêm Thời gian thay đổi qua ngòi bút đầy chấtthi vị và tinh tế của Thạch Lam, không cần đi sâu vào ấn định một khoảng thời giannhất định, nhưng qua những chi tiết miêu tả về âm thanh, màu sắc, người đọc đã cảmnhận được khoảnh khắc khi hoàng hôn lịm tắt, bóng đêm bao trùm cảnh vật Khônggian vô cùng yên ả, tĩnh lặng, có thứ buồn man mác, len lỏi đâu đây Khung cảnh chợtàn, nghèo xơ xác, buồn hiu hắt, người về hết, thứ còn bỏ lại chỉ là rác rưởi

Cả đoạn văn mang một nhịp điệu chậm rãi, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh Câu từvừa chân thực, lại mang màu lãng mạn, da diết, hình ảnh mang màu sắc thơ mộng, nhưmột bức tranh thiên nhiên cùng phố thị u buồn, chẳng biết là cảnh thấm vào hồn người,hay nỗi lòng con người đang vận vào cảnh sắc, nhưng rất hài hòa ăn nhịp với nhau nhưmột bài thơ lặng lẽ Những nét vẽ không cầu kỳ kiểu cách, chân thực đã lột tả được cáithần và cái hồn của bức tranh phong cảnh làng quê Việt Nam lúc bấy giờ Trong bức

Trang 8

tranh đậm chất thơ buồn ấy, có sự xuất hiện của những kiếp người tàn Hình ảnh cô béLiên và cậu em An với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, sơ sài, mấy đứa trẻ con nhà nghèo,chị Tý, bà cụ Thi hơi điên điên, và hình ảnh của mẹ Liên thấp thoáng hiện ra qua suylời của hai chị em.

Chất thơ còn thể hiện qua việc tác giả đi sâu vài miêu tả bức tranh tâm hồn củanhân vật Liên Một cô bé có tâm hồn ngây thơ, non nớt, nhưng lại đầy tinh tế và nhạycảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên Liên cảm nhận được cái mùi vị riêng củađất quê, sau một cái phiên chợ tàn “một mùi âm ẩm bốc lên”, mang theo cái sức nóngcòn sót lại của ban ngày, khó chịu mà quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùicủa đất, của quê hương Rồi chi tiết “Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúcchiều muộn với đôi mắt ngập đầy dần bóng tối, và cái buồn của buổi chiều khuya thấmthía vào cái tâm hồn ngây thơ của chị”, cái buồn của cảnh màn đêm sập xuống xuyênthấm vào tâm hồn của Liên, hay cũng có thể là nỗi buồn của Liên làm buồn thêm cảnh,chúng tương hỗ cho nhau, cân xứ nhịp nhàng, tạo nên một khung cảnh trữ tình, nênthơ, man mác u buồn Một nét đẹp nữa trong tâm hồn Liên là tấm lòng trắc ẩn đầy yêuthương, quan tâm đối với người xung quanh, hỏi han ân cần với chị Tý, cách Liên kể

về hoàn cảnh của chị thể hiện đầy ái ngại, thương xót cho cuộc đời khổ cực của chị.Với bà cụ Thi là sự thơm thảo, nắm bắt rõ được thói quen, cùng ánh mắt nhìn dõi theocho đến khi cụ khuất bóng đầy buồn bã, cảm thông cho một kiếp người tàn tạ Tìnhthương, lòng nhân hậu của nhân vật Liên càng được thể hiện rõ trong khi cô quan sátnhững đứa trẻ con nhà nghèo, Liên “động lòng thương, nhưng chính chị cũng không

có tiền để cho chúng” bởi gia cảnh của chị nào có hơn gì chúng đâu Dù tuổi đời cònnhỏ nhưng Liên đã thể hiện mình là một con người có tâm hồn sâu sắc, hiểu biết

Và đỉnh điểm của chất thơ trong Hai đứa trẻ đó là cảnh chờ đoàn tàu khuya củanhững con người phố huyện, họ chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn, chuyến tàu như

“mang một chút thế giới khác đi qua” Với người dân phố huyện nó có một ý nghĩa vôvùng sâu sắc, mang lại một chút ánh sáng, một chút vui tươi trong khoảnh khắc thoángqua, như một món quà của cuộc sống Bởi trong cái đói khát, tối tăm ấy ít ra vẫn còn

có điều gì đó khiến họ chờ đợi, hy vọng được Ánh sáng lấp lánh ấy tượng trưng chokhao khát sâu thẳm trong tâm hồn con người về một cuộc sống tươi đẹp hơn Riêngvới chị em Liên chuyến tàu còn mang ý nghĩa khác Với An chuyến tàu như một niềm

Trang 9

vui thú, thỏa mãn cái trí tưởng tượng phong phú của cậu bé tuổi ăn tuổi lớn, chẳngđược tiếp xúc với thứ đồ chơi, hay cảnh sắc huy hoàng mới lạ bao giờ Còn Liên lặng

lẽ mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, sáng sủa, vui vẻ và huyên náo khác hẳn cái phốhuyện nghèo nàn tối tăm này Tâm hồn Liên là sự yên tĩnh, cảm xúc mơ hồ mongmanh, con tàu gợi nhắc về một thời dĩ vãng đẹp đẽ tuy đã xa lắm rồi, giúp Liên nhậnthức rõ ràng hơn về cuộc sống bế tắc, khốn khổ của mình và những người xung quanh.Hai đứa trẻ là bài ca êm đềm về tình yêu quê hương đất nước, gợi nhắc nên mộtvùng quê Việt Nam ở Bắc Bộ, một vùng quê nghèo, buồn nhưng thấm đẫm chất thơ.Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nháikêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”, “một đêm mùa hạ êm như nhung vàthoảng qua gió mát” Chắc hẳn phải có một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và sựgắn bó sâu nặng với quê hương thì nhà văn mới viết ra được những câu văn giàu chấtthơ và đẹp đẽ như một bản tình ca man mác buồn Nội dung của truyện ngắn đậm chấtthơ, chất trữ tình, tiêu biểu cho bút pháp nhân đạo của nhà văn Thạch Lam Là niềmcảm thông sâu sắc trước cuộc sống cơ cực của người dân nghèo giai đoạn trước cáchmạng tháng tám Hình ảnh đoàn tàu là tượng trưng cho sự khao khát về một cuộc sốngtươi sáng hơn khi “mang một chút thế giới khác đi qua”, khơi gợi cho Liên về những

ký ức tươi đẹp của Hà Nội Thông qua nhân vật Liên tác giả muốn gởi gắm thông điệpđầy tính nhân văn: Trong cuộc sống, tình yêu thương là quan trọng nhất, nó gắn kếtmọi thứ lại với nhau, đem đến một cuộc sống có ý nghĩa hơn Biểu trưng cho tấm lòngnhân đạo của nhà văn Thạch Lam, cho văn phong bình dị, gần gũi nhưng giàu chất thơtrữ tình độc đáo

Bằng văn phong độc đáo, viết truyện nhưng không có cốt truyện, ngôn ngữ giàucảm xúc, hình ảnh gần gũi và bình dị, nhưng nhìn thấy trong đó là chất thơ đong đầy,lãng mạn và dịu êm Cả câu chuyện như một bức tranh làng quê buồn bã, nhưng len lỏiđâu đây là niềm khát khao về một cuộc sống tươi đẹp hơn, thoát khỏi cái bế tắc, tămtối của cuộc sống nơi phố thị nghèo nàn

Trang 10

bâng khuâng, tạo nên cái dịu buồn vương vấn Nét đặc sắc của truyện ngắn, bút kí củaThạch Lam là chất thơ; chất thơ ấy đã tạo nên cái ý vị, cái nhã thú mà Nguyễn Tuân đã

có lần nói đến

Cũng như "Hà Nội ba mươi sáu phố phường, "Dưới bóng hoàng lan", thì truyện

"Hai đứa trẻ đểu thấm đẫm và man mác chất thơ; chất thơ của cảnh vật, chất thơ củatình ngưòi nơi phố huyện nghèo hơn sáu bảy mươi năm vể trước

Câu văn xuồi của Thạch Lam nhẹ nhàng, trong sáng, gợi tả và biểu cảm Cảnhchiều tàn nơi phố huyện nghèo rất điển hình cho mọi miền quê ngày trước: tiếng trốngthu không, "phương tây đỏ rực như lửa cháy"; những đám mây chiều hè "ánh hồngnhư hòn than sắp tàn", dãy tre làng "đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời" Tiếng ếchnhái kêu ran ngoài đồng Tiếng muỗi vo ve Gió mát, "chiều êm ả như ru" Bấy nhiêu

âm thanh, bấy nhiêu đường nét, màu sắc của cảnh vật đều dịu buồn, man mác bângkhuâng Đó là chất thơ đẹp mà buồn Đó là cái dư vị của phố huyện nghèo, nơi "phốphường tiếp giáp với bờ sông"(Tú Xương) mà nhiều người đã biết

Bóng tối nơi phố huyện nghèo được miêu tả và cảm nhận đầy chât thơ Thạch Lam

đã tả ngọn đèn con của chị Tí, cái bếp của bác Siêu "chiếu sáng một vùng đât cát",ngọn đèn trong cửa hàng của Liên "thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa" Chútánh sáng le lói ấy đã tô đậm cái bóng đêm phủ dày nơi phố huyện nghèo, và đó cũng lànhững kiếp người lầm than, của chị em Liên, của những đứa bé lang thang trên nểnchợ, là cuộc đời nghèo nàn lam lũ của mẹ con chị Tí, của gia đình bác xẩm, của bà cụThi "hơi điên" nghiện rượu

Người đọc rất thú vị cảnh bầu trời đêm, qua ánh mắt vời vợi ngắm nhìn của haiđứa trẻ Sao đêm "lấp lánh" Đom đóm bay "là là" mang theo bao "vệt sáng" SôngNgân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông là điểm nhìn và tìm kiếm, là niềm vui thơngây, nhỏ nho của hai chị em Liên và An Đỏ cũng là chất thơ của sự sống, Thạch Lamnhư san sẻ và chia vui cùng hai đứa trẻ

Chất thơ của truyện "Hai đứa trề Mà những chi tiết nói đến cuộc đòi tăm tối, lầmthan của những kiếp người bé nhỏ nơi phố huyện nghèo Hình ảnh bà cụ Thi với tiếngcười "khanh khách", với cử chỉ "ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch" cút rượu

ti, ra về, đi "lẩn vào bóng tối" với "tiếng cười khanh khách" Đó còn là hình ảnh bácphở Siêu, là mẹ con chị Tí, bán hàng nước và mò cua bắt tép, là gia đình bác xẩm với

Trang 11

tiếng đàn bầu "bần bật", với hình ảnh đứa con lê la trên mạt đất Chất thơ trong truyện

"Hai đứa trẻ" là sự xót thương, sự đồng cảm của tác giả đối với những kiếp người lầmthan trong xã hội thực dân nửa phong kiến Chất thơ đó là giá trị nhân đạo của truyện

"Hai đứa trẻ"

Chất thơ của truyện còn là sự miêu tả một cách tinh tế tâm hồn, tâm lí của hai đứa

Kẻ An trước khi ngủ còn dặn chị đánh thức dậy khi chuyến tàu đêm chạy qua Liên tựbào về cái dây xà tích vì chị cảm thấy mình là một cô gái đã "lớn và đảm đang" Chỉbái mùi âm ẩm của đất cát mà Liên cảm nhận đó là mùi vị của quê hương Tâm trạngbủa Liên cố thức đợi chuyến tàu đêm chạy qua đâu chỉ để bán hàng mà còn là để mơtưởng "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo", là để sống lại những kỉniệm đẹp thời thơ ấu: bố còn đi làm, mẹ có nhiều tiền Liên được đi chơi Bờ Hổ, đượcuống những cốc nước lạnh xanh đỏ

Có thể nói, chất thơ của truyện "Hai đứa trẻ" là giá trị nhân đạo sâu sắc thức tỉnhIhồn người những kiếp sống lầm than Chất thơ ấy vừa tạo nên màu sắc lãng mạn vàinội dung hiện thực truyện "Hai đứa trẻ một tác phẩm kết tinh phong cách nghệ thuậtcủa Thạch Lam về truyện ngắn vậy

Bài làm 3

Trên diễn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưađược xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định.Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn bởi tài năngnghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa Nguyễn Tuân nhận xét: "Nói đếnThạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài" Đóng góp củaThạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà còn ở phương diện nuôi dưỡng tinh thần Nógiúp ta thanh lọc tâm hồn Vì mỗi truyện của ông “như một bài thơ trữ tình chứa đựngbiết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm ( ) trước những biến thái củacảnh vật và lòng người” (Ngữ văn 11- chương trình cơ bản, trang 94) Truyện ngắnHai đứa trẻ là "một bài thơ trữ tình" như thế

Thạch Lam tuy là thành viên trong Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thấm mĩ lạitheo một hướng riêng Ông xây dựng trong tác phẩm một thế giới nhân vât khác Ônglặng lẽ hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩnchân thành Thế giới nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp Họ thường

Trang 12

nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điểu, xơxác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội Nhân vật của Thạch Lam thường tìmkiếm nơi ẩn náu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong trong sân vườn, cónghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài Có lẽ như thể con ngườimới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung quanh Dường như họ thu mình trướcthực tại, để xót mình và thương người, đệ bâng khuâng man mác khi hồi tưởng về quákhứ, không dám nhìn về tương lai, mang nặng một tình cảm mờ mịt trong lòng khinghĩ về mai sau Còn cảm quan của Thạch Lam có thể gói gọn trong ba chữ “niềm xótthương” Những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng được nhà văn bao bọc trong mộtkhông khí trữ tình đầy mến thương tỏa ra một cách dịu dàng từ tấm lòng tác giả.

Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện đặc biệt, giọng điệu và ngôn ngữnhiều chất trữ tình Mỗi truyện ngắn có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình,gợi sự thương xót trước số phận của những con người nhỏ bé bất hạnh Một giọng vănbình dị mà tinh tế! Âm điệu man mác buồn bao trùm hầu hết các thiên truyện từ mởđầu cho đến kết thúc Văn cứ mềm mại, uyển chuyến, giàu hình ảnh, nhạc điệu Đóchính là chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam, "có cái dìu dịu ở nơi đây" khiến tavương phải Hai đứa trẻ là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam Nó là một bài thơ trữtình đầy xa xót

Truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một mẩu chuyện sinh họat kéo dài của haichị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một phố huyện nghèo gần mộtcái ga xép Đêm đêm có những bóng người bình thường lù mù đi qua trước gian hàng.Những bóng người ấy cũng lù mù như những chấm lửa ở những nguồn ánh sáng quanhquất nơi phố huyện Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có tiếng động mạnh

và những luồng sáng mạnh mà một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày Hai chị em ngàynào cũng chờ chuyến thâu đêm này rồi mới chịu đóng cửa hàng Nguyên Tuân đã tómtắt truyện như thế Đúng vậy, truyện này dường như không có cốt truyện, không cóbiến cố Nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn Từ khoảng năm giờ chiều khi

"phương tây đỏ rực như lửa cháy" đến chín giờ tối "đêm rối hao bọc chung quanh" Nóchỉ diễn biến bên trong "tâm hồn nhà thơ của hai chị em Liên, An trong một buối tốicua cái thường ngày tưởng như "tẻ nhạt”, không cỏ gì" Song vượt lên trên cái thườngngày ấy, Thạch Lam bằng con đường nghệ thuật riêng với thế giới nghệ thuât riêng,

Trang 13

một thời gian riêng, không gian riêng, nhân vật riêng, ngôn ngữ riêng đã tạo nên khí vịnhẹ nhàng, buồn man mác, đậm đà hương vị thôn quê, nhiều bóng tối mà chói sángmối tình thương yêu hiền hòa, nhân hậu, xót thương chân thành, phảng phất thơ tỏa lên

từ quê hương Truyện không có cốt truyện nhưng chất chứa bao cảnh đời, bao tâmtrạng, tâm cảnh sâu lắng tinh tế

Diện mạo phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung cảnh buồn, là cảnhchiều tàn đi dần vào đêm khuya Hàng ngày, những cái ồn ào cùa buổi sáng làm khôngkhí bị nhòe đi trong nắng nhưng đến chiều thì bộ mặt thật của phố huyện hiện ra vớitất cả những cái tiêu điều, xác xơ, tàn lụi “Chiều chiều rồi” như là một lời thảng thốt,bàng hoàng, như mội tiếng thở đài Thế là một buổi chiều nữa lại đến, chiều là buồn

Ấn tượng về buổi chiều khá sâu đậm Thạch Lam đã chọn một phiên chợ tàn để nói lênđược tất cả bộ mặt của phố huyện, Chợ là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê.Biểu hiện thuần phong mĩ tục của làng quê Người ở nông thôn thường trông chờ vàongày chợ phiên đông vui, tấp nập Thạch Lam đã chọn ngày chợ phiên để nói cái xác

xơ, tiêu điều của phố huyện Mặc dù không tả buổi chợ phiên nhưng ông đã tả nhữngphế phẩm còn lại cùa buổi chợ, đó cũng là cách biểu hiện sức sống đầy hay vơi củaphố huyện Tả những con người cuối cùng trao đổi với nhau rồi bước vào các ngõ tối.Rác chi là những phế thải vớ vẩn "rác rười, vò bưởi, vò thị lá nhãn và lá mía, thanhnứa, thanh tre " Lũ trẻ vẫn còn ra bòn mót, nhặt nhạnh Ngày chợ phiên như thế thìsức sống đã kém lắm, đã yếu lắm rồi Người bán trông vào người mua và ngược lạinhưng chỉ là sự vô vọng, luẩn quẩn trông chờ vào sự vô vọng Mùi vị tỏa ra trongkhông gian này là một thứ mùi đặc trưng để nói tới sự nghèo nàn Đó là mùi lá mía, vỏbưởi, đất ẩm, mùi khói, mùi cỏ, mùi phân trâu nồng nồng ngai ngái Cái mùi vị ấycũng góp phần làm cho khung cảnh thêm phai tàn tạ héo úa, lụi dần

Có thể thấy xung đột giữa bóng tối và ánh sáng khá mạnh mẽ, ánh sáng và bóngtối đang giao tranh nhau Ánh sáng yếu dần Ban đầu là "phương tây đỏ tực như lửacháy, và những đám mây lửa than sắp tàn" sau đó là bóng mờ đen của luỹ tre làng vàcuối cùng bao trùm lên phố huyện là bóng tối mênh mông Tín hiệu sáng chỉ còn ngọnđèn hoa kì của chị Tí, ở đây ánh sáng và bóng tối còn mang ý nghĩa tượng trưng, ánhsáng là ước mơ, bóng tối là nghèo nàn và cô đơn Mở đầu truyện ánh sáng tắt dần,bóng tối chiếm lĩnh Chính cái ánh sáng cuối cùng đó báo hiệu rõ màn đêm vừa sâu

Ngày đăng: 28/12/2020, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w