1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc

128 276 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

10 mẹo nhỏ làm trắng răng Hòa 1 một thìa nước cốt chanh tươi cùng 1 thìa muối nhỏ, nhúng bàn chải vào hỗn hợp này và cọ lên răng; những mảng ố sẽ nhanh chóng biến mất. Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả khác: Thường xuyên ăn táo, cần tây, cà rốt, rau cải, rau diếp . Lượng axit tự nhiên trong các loại thực vật này và chất xơ của táo giúp loại đi mảng bám và làm răng bạn trắng hơn. Nếu bạn chăm chỉ ăn mía, hàm răng sẽ trắng và sạch sẽ bởi khi nhai, xơ mía chà đi chà lại trên răng. Dùng miếng cau bổ tư chà kỹ những vết ố trên răng, hàm răng bạn sẽ mau chóng trở lại bóng sạch. Dùng giấm táo chải răng. Cách này không chỉ làm trắng mà còn làm sạch răng. Cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong vòng 5 phút. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ xóa sạch những vết ố trên răng. Hoặc bạn cũng có thể nghiền dâu tây và hòa chung với kem đánh răng để chải hàm răng ố vàng của mình. Nướng một mẩu bánh mì cho tới khi vỏ bánh cháy đen. Cạo lớp cháy này và hòa lẫn với kem đánh răng, chà mạnh răng bằng hỗn hợp này trước khi đi ngủ. Dùng hỗn hợp natri cacbonat và nước để loại bỏ vết ố vàng trên răng. Lấy nửa thìa baking soda hòa cùng một chút nước. Dùng hỗn hợp này chải đi chải lại qua răng. Nếu áp dụng cách này thường xuyên, răng bạn sẽ đạt độ trắng như mong muốn. 24H.COM.VN (Theo Gia đình xã hội) Món ăn tốt giọng Với những người làm nghề ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, việc giữ giọng rất quan trọng. Có nhiều loại thức ăn nước uống giúp phòng chữa các bệnh vùng hầu họng và giữ giọng rất tốt như trám trắng, dứa, sung . Quả trám trắng Trám trắng (Canarium album Raeusch) có vỏ màu xanh lục. Trám đen (Canarium nigrum Engl) còn gọi là cây bùi, vì quả ăn rất bùi, màu tím sẫm. Quả trám trắng vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương - hơi hàn), vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận) có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giã say rượu. Theo Tây y, cùi trám có đạm, béo, đường, vitamin C, các chất khoáng như canxi, phốtpho, kali, manhê, sắt, kẽm… Quả trám trắng có thể làm nhiều món ăn uống theo tập quán từng địa phương. Đơn cử một số món như sau: Cổ họng khô, mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống. Viêm họng (cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống. Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái. Quả sung Quả sung vị ngọt, tính bình; công dụng bổ khí, kiện vị, nhuận phế, lợi hầu, nhuận tràng; chủ trị khí hư, hụt hơi, kém ăn, mệt mỏi, phế nhiệt, họng sưng đau, khô rát. Các công trình nghiên cứu còn cho biết quả sung có tác dụng phòng chống ung thư, ngăn tế bào ung thư phát triển, chống xơ cứng động mạch, chữa cao huyết áp. Một số công dụng từ quả sung: Quả sung cắt lát nấu với nước pha đường phèn để uống, ngậm nuốt dần. Sung muối, dầm đường, ngậm, pha nước đường uống. Sung ngâm với mật ong, lấy nước sung để ngậm. Nấu cháo với sung ăn sáng rất tốt. Giá làm từ đậu xanh, đậu đen, đậu nành Rửa sạch nhai sống, ngậm nuốt nước tức thì, hoặc đến bữa cơm ăn giá nộm, giá trụng nước sôi… Giá có tác dụng làm hết khản cổ, giọng sẽ trong, khỏe. Nước quả dứa2 miếng dứa, 3 củ cà rốt và một nắm lá bồ công anh, rửa sạch, ép lấy nước uống. Có tác dụng điều trị tốt nhất chứng bệnh đau họng. 24H.COM.VN (Theo SK&ĐS) Thứ Tư, ngày 28/11/2007, 13:11 Bản in | Gửi bài này đi Món ăn - Bài thuốc chữa viêm khớp Mùa lạnh cũng chính là mùa "nóng" của bệnh viêm khớp do phong thấp. Một số món ăn bài thuốc có thể hỗ trợ đắc lực bệnh nhân thấp khớp. Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp: đau mỏi các khớp, đi lại không ổn định, điểm đau tương đối cố định. Ngoài việc dùng thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài thuốc để chữa viêm khớp do phong thấp trên nguyên tắc cơ bản: lấy khu phong tán hành, trừ thấp, thanh nhiệt, thư kinh thông lạc. Bài 1: Câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì 30g, ngâm với 1,5l rượu gạo sau 1 tuần, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 25ml. Bài 2: Bổ cốt chi 30g, ngâm trong 500ml rượu trắng. Sau 7 ngày chiết ra uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa. Bài 3: Ngũ gia bì 50 - 100g, gạo nếp 500 - 1.000gr. Rửa sạch ngũ gia bì, cho lượng nước vừa đủ ngâm kỹ nấu chín, 30 phút lấy nước một lần. Tất cả lấy hai lần nước. Dùng nước đó nấu cơm nếp, đợi nguội cho men rượu vào trộn đều, để lên men thành bỗng rượu. Mỗi ngày khi ăn cơm ăn một ít. Bài 4: Ngũ gia bì gai ngâm trong rượu trắng nửa tháng sau khi chiết ra uống. Tuy nhiên mỗi lần không uống được quá 20ml. Kiên trì uống hàng ngày, lâu dài. Bài 5: Một lượng lá đào tươi, rượu trắng 150ml. Hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp nát, tẩm rượu rửa chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần. Bài 6: Gừng tươi 200g, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Gừng thái nhỏ, đập dập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ uống một chút cho ra mồ hôi. Bài 7: Rượu vỏ gừng: Gừng tươi vừa đủ, rượu trắng 100ml. Gừng rửa sạch, cạo lấy khoảng một thìa con vỏ, sấy khô. Cho vỏ gừng vào rượu trắng khuấy đều uống. Rượu ớt: Ớt 15g, rượu trắng 400ml. Ớt rửa sạch, ngâm trong rượu trắng khoảng 2 tuần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 12ml. Bài 8: Cải bó xôi 60g, nấm hương 180g, muối vừa đủ. Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân. Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước vừa phải đun chín, nêm muối vừa đủ miệng, ngày uống 2 lần. 24H.COM.VN (Theo KH&ĐS) Thứ Bẩy, ngày 18/08/2007, 13:12 Bản in | Gửi bài này đi Mướp đắng: Tiêu viêm, giải nhiệt, chống ung thư . Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của mướp đắng. Tác dụng thực dưỡng theo khoa học: Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào. Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Món ăn - bài thuốc từ mướp đắng: Tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Miền Nam gọi là khổ qua. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh). Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp. Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt. Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau. Lương y Bàng Cẩm 24H.COM.VN (Theo Sài Gòn Giải Phóng) Thứ Bẩy, ngày 03/11/2007, 11:07 Bản in | Gửi bài này đi Các bài thuốc chữa bệnh trĩ Những người bị trĩ ra máu, đại tiện táo bón nên ăn 1-2 quả chuối tiêu vào mỗi buổi sáng, lúc mới ngủ dậy và bụng còn đói. Nếu ra máu nhiều, hãy ăn mứt hồng nấu nhừ ngày 2 lần trong bữa điểm tâm, mỗi lần 1-2 quả. Sau đây là một số bài thuốc khác: - Rau mùi nấu lấy nước, xông rửa hậu môn. Đồng thời, nấu giấm ăn với hạt mùi, lấy nước thấm vào khăn sạch đã luộc kỹ, phơi khô để đắp vào hậu môn. Nên áp dụng bài này với những bệnh nhân trĩ sưng đau và bị thoát giang. - Sung 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng gấp đôi liều dùng). Đồng thời, dùng nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ; dùng lá sung nấu lấy nước, bệnh nhân ngồi vào chậu nước này để ngâm lúc còn ấm rồi rửa sạch, lau khô. Bài này có tác dụng tiêu thũng, giảm đau, thích hợp với bệnh nhân trĩ sưng đau, ra máu. - Mã thầy tươi 500 g, rửa sạch, cho thêm 90 g đường và lượng nước vừa phải, đun sôi trong 1 giờ, ăn cả nước lẫn cái, liên tục trong 3 ngày. Cũng có thể ăn mỗi ngày 120 g mã thầy tươi. Bài này thích dụng với những bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại và khi đại tiện thấy đau ở hậu môn hoặc ra máu. - Lươn 250 g, làm sạch nhớt, mổ bỏ nội tạng, cho rượu, giấm và các gia vị vào nấu thành món ăn, thích hợp với bệnh nhân trĩ ra máu, thoát giang do khí hư suy. - Dùng nước mật lợn đực bôi vào chỗ bị trĩ, ngày 1-2 lần, thích dụng với bệnh nhân trĩ sưng đau. 24H.COM.VN (Theo Nông Nghiệp Việt Nam) Chủ nhật, ngày 07/10/2007, 07:31 Bản in | Gửi bài này đi Rau ngót - Vị thuốc tăng sức đề kháng Khi bị chảy máu cam, bạn có thể khắc phục bằng cách giã rau ngót, thêm nước và ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi. Rau ngót còn có tên bồ ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây từ 2 năm tuổi trở lên. Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí, vừa trừ tà khí, tăng sức đề kháng của cơ thể . Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất giàu đạm nên nó được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người cần giảm cân hay đường huyết cao. Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Nó cũng có nhiều papaverin - chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật. Một số bài thuốc Trẻ ra mồ hôi trộm, người luôn nóng, lấy rau ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu canh với bầu dục lợn để ăn. Trẻ tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong. Sót rau sau đẻ, nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi. Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả . nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú. Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn. Chữa nhức trong xương (không phải sưng đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn để ăn. Giải độc rượu: Uống nước rau ngót sống. 24H.COM.VN (Theo SK&ĐS) Thứ Bẩy, ngày 20/10/2007, 08:31 Bản in | Gửi bài này đi Những bài thuốc chữa nghẹt mũi Nghẹt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm. Bệnh phát thường xuyên không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi bị cảm mạo, các triệu chứng thường nặng hơn. Đông y gọi chứng này là “tỵ uyên”. Xin giới thiệu một số phương thuốc để điều trị bệnh này: 1/ Thể phong nhiệt: Bài 1: Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt khát nước, sợ gió, mạch phù sác, do phong nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh tử 12g. Sắc uống. Bài 2: Nếu trong mũi sưng trướng kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 6g, bối mẫu 10g, bạch liễm 10g, lá phù dung 10g, cát cánh 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống. Bài 3: Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục khó thở phải làm sạch nhiệt độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo 6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g, hạnh nhân 10g. Sắc uống. 2/ Thể thấp nhiệt: Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng trướng, miệng đắng, ngực bụng bí bách khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung náu trong can, đởm, tỳ vị. Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15g với nước sắc đặc từ 9g ké đầu ngựa, ngày 2 lần, uống sau bữa ăn. Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ 15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g. Sắc uống. 3/ Thể táo nhiệt: Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc nặng, lúc nhẹ, khứu giác giảm dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế . thuộc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo, nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao 30g, lá nhót tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g. Sắc uống. 4/ Thể hư nhiệt: Bài 1: Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng váng do can, thận âm hư, hư nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tư thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa hoàng 12g, thiên môn đông 9g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g. Sắc uống. Bài 2: Nếu mỏi lưng, sốt nhẹ, tâm phiền, khát nước, đầu choáng váng, triều nhiệt ra mồ hôi trộm là do can thận âm hư, hư hỏa đốt bên trong phải tư âm, ích thận, thanh giải hư nhiệt. Dùng sinh địa hoàng 10g, huyền sâm 12g, sơn thù 12g, thục địa hoàng 12g, tang thầm 12g, thủ ô chế 12g, hắc chi ma 12g, bách hợp 10g, hoàng bá 10g, lộc giác giao 6g, nữ trinh tử 10g, tri mẫu 10g, quy bản 8g, trư tích tủy 8g. Sắc uống. Bài 3: Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm thậm chí không ngửi được, dịch đặc vít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành già 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g. Sắc uống. 5/ Thể phong hàn: Bài 1: Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt sợ lạnh, nói nặng tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu, tán hàn, giải biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống. Bài 2: Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khiếu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g. Sắc uống. Nếu kèm theo khí hư thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Bệnh nhân tắc mũi nặng gia tế tân 6g, hoắc hương 6g. Sổ mũi ra nước trong loãng gia hạnh nhân 9g, bối mẫu 6g. Sổ mũi ra chất nhày vàng dính gia qua lâu bì 9g, đông qua tử 12g, niêm mạc thủy thũng nặng gia bạch linh 9g, trạch tả 9g. Niêm mạc sưng đỏ gia xích thược 12g, đan bì 12g. Trường hợp đau đầu, đau vùng cổ thêm cảo bản 9g, bạch chỉ 12g. Đau vùng thái dương gia bạch thược 12g, bạch tật lê 12g, đau vùng chẩm thêm mạn kinh tử 12g. Sắc uống. Bài 3: Với bệnh tái phát nhiều lần lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là do phế khí hư yếu, phong vít tắc có kèm theo thấp tà uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g. Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh 12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là thấp nhiệt thịnh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g. Thứ Bẩy, ngày 20/10/2007, 08:31 Bản in | Gửi bài này đi Những bài thuốc chữa nghẹt mũi Nghẹt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm. Bệnh phát thường xuyên không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi bị cảm mạo, các triệu chứng thường nặng hơn. Đông y gọi chứng này là “tỵ uyên”. Xin giới thiệu một số phương thuốc để điều trị bệnh này: 1/ Thể phong nhiệt: Bài 1: Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt khát nước, sợ gió, mạch phù sác, do phong nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh tử 12g. Sắc uống. Bài 2: Nếu trong mũi sưng trướng kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 6g, bối mẫu 10g, bạch liễm 10g, lá phù dung 10g, cát cánh 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống. Bài 3: Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục khó thở phải làm sạch nhiệt độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo 6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g, hạnh nhân 10g. Sắc uống. 2/ Thể thấp nhiệt: Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng trướng, miệng đắng, ngực bụng bí bách khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung náu trong can, đởm, tỳ vị. Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15g với nước sắc đặc từ 9g ké đầu ngựa, ngày 2 lần, uống sau bữa ăn. Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ 15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g. Sắc uống. 3/ Thể táo nhiệt: Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc nặng, lúc nhẹ, khứu giác giảm dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế . thuộc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo, nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao 30g, lá nhót tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g. Sắc uống. 4/ Thể hư nhiệt: Bài 1: Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng váng do can, thận âm hư, hư nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tư thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa hoàng 12g, thiên môn đông 9g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g. Sắc uống. Bài 2: Nếu mỏi lưng, sốt nhẹ, tâm phiền, khát nước, đầu choáng váng, triều nhiệt ra mồ hôi trộm là do can thận âm hư, hư hỏa đốt bên trong phải tư âm, ích thận, thanh giải hư nhiệt. Dùng sinh địa hoàng 10g, huyền sâm 12g, sơn thù 12g, thục địa hoàng 12g, tang thầm 12g, thủ ô chế 12g, hắc chi ma 12g, bách hợp 10g, hoàng bá 10g, lộc giác giao 6g, nữ trinh tử 10g, tri mẫu 10g, quy bản 8g, trư tích tủy 8g. Sắc uống. Bài 3: Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm thậm chí không ngửi được, dịch đặc vít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành già 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g. Sắc uống. 5/ Thể phong hàn: Bài 1: Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt sợ lạnh, nói nặng tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu, tán hàn, giải biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống. Bài 2: Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khiếu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g. Sắc uống. Nếu kèm theo khí hư thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Bệnh nhân tắc mũi nặng gia tế tân 6g, hoắc hương 6g. Sổ mũi ra nước trong loãng gia hạnh nhân 9g, bối mẫu 6g. Sổ mũi ra chất nhày vàng dính gia qua lâu bì 9g, đông qua tử 12g, niêm mạc thủy thũng nặng gia bạch linh 9g, trạch tả 9g. Niêm mạc sưng đỏ gia xích thược 12g, đan bì 12g. Trường hợp đau đầu, đau vùng cổ thêm cảo bản 9g, bạch chỉ 12g. Đau vùng thái dương gia bạch thược 12g, bạch tật lê 12g, đau vùng chẩm thêm mạn kinh tử 12g. Sắc uống. Bài 3: Với bệnh tái phát nhiều lần lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là do phế khí hư yếu, phong vít tắc có kèm theo thấp tà uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g. Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh 12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là thấp nhiệt thịnh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g. Thứ Hai, ngày 19/11/2007, 13:33 Bản in | Gửi bài này đi Thuốc nam chữa tiêu chảy Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn bình thường hoặc có kèm các chứng đau bụng, Gừng là một trong những vị thuốc để chữa bệnh tiêu chảy . ngũ gia bì, cho lượng nước vừa đủ ngâm kỹ nấu chín, 30 phút lấy nước một lần. Tất cả lấy hai lần nước. Dùng nước đó nấu cơm nếp, đợi nguội cho men rượu. đập dập ép lấy nước. Cho nước gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ uống một chút cho ra mồ hôi. Bài 7:

Ngày đăng: 25/10/2013, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thuốc ho trẻ em (hình đầu em bé): Trị các chứng ho ở trẻ em như ho do cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, khò khè - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
hu ốc ho trẻ em (hình đầu em bé): Trị các chứng ho ở trẻ em như ho do cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, khò khè (Trang 17)
24H.COM.VN (Theo TT&TD) - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
24 H.COM.VN (Theo TT&TD) (Trang 40)
Nấm hương có rất nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng lớn là: Hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng  interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị u - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
m hương có rất nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng lớn là: Hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể, phòng ngừa suy lão, phòng trị u (Trang 40)
Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
u hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải (Trang 60)
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên chừng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
t ả: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 0,9m, rễ phình lên thành củ, lá mọc từ rễ lên chừng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40cm, rộng 5cm, hè màu đỏ tím (Trang 68)
Cây thảo, cao 5-6m, sống lâu năm. Thân cây tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
y thảo, cao 5-6m, sống lâu năm. Thân cây tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh (Trang 104)
Cây thấp, cao 1-1,5m, thân nhẵn, có nốt sần. Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4-5 lá, hình mác, dài 6- 6-11cm, rộng 1,5-3cm - D:suc_khoe_cho_moi_nguoi.doc
y thấp, cao 1-1,5m, thân nhẵn, có nốt sần. Lá mọc vòng 3 lá một, có khi 4-5 lá, hình mác, dài 6- 6-11cm, rộng 1,5-3cm (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w