Chấmđiểm theo tiêu chí đểlựachọn Quốc hoa - Khó tìm được loài hoa nào đáp ứng đủ 13 tiêu chí chọnQuốchoa Việt Nam như Ban soạn thảo Đề án Quốchoa của Bộ VH-TT-DL đưa ra. Tôi cho rằng, nên phân định mức độ quan trọng của các tiêu chí để phân thành thang điểm, từ đó lựachọn loài hoa phù hợp nhất Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), ông Trần Huy Đường trả lời PV Bee về các tiêu chí lựachọn Quốc hoa Việt Nam. ĐểlựachọnQuốchoa Việt Nam, Cục Mỹ thuật cùng Ban soạn thảo đề án Quốchoa của Bộ Văn hóa đã đưa ra 13 tiêu chí. Dư luận cho rằng, đểlựachọn được một loài hoa đầy đủ được 13 tiêu chí này là điều rất khó? Tôi cho rằng, việc Cục Mỹ thuật cùng Ban soạn thảo đề án Quốchoa của Bộ Văn hóa đưa ra các tiêu chí đều bầu chọnQuốchoa là rất đúng. Trước khi tiến hành lựachọn chúng ta cần phải đưa ra tiêu chí thì mới đảm bảo được sự chính xác nhất. Tuy nhiên, các tiêu chí phải không được trùng lặp, phải đầy đủ. Trong các tiêu chí đó nên xem tiêu chí nào là quan trọng, tiêu chí nào là ít quan trọng để phân thành thang bảng điểm. Chúng ta nên mở những cuộc diễn đàn ở trên mạng để cho đông đảo công chúng tham gia bình chọn. Bởi đây là bình chọnQuốc hoa, tức là cho nhân dân cả nước chứ không phải cho riêng một nhóm người nào. Làm như vậy chúng ta vừa đảm bảo được quyền dân chủ lại vừa lựachọn được một loài hoa thật sự xứng đáng làm Quốc hoa. Đương nhiên, với 13 tiêu chí mà Cục Mỹ thuật cùng Ban soạn thảo đề án Quốchoa của Bộ Văn hóa đã đưa ra thì việc lựachọn được một loài hoa có đầy đủ những tiêu chí này là rất khó, nhưng không vì vậy mà chúng ta bỏ bớt các tiêu chí đó. Việc bỏ bớt tiêu chí chỉ có lợi cho những người chấmđiểm chứ khó mà bình chọn được loài hoa tốt nhất để làm Quốc hoa. Tốt nhất, chúng ta cứ nên tôn trọng ý kiến lựachọn của nhân dân bằng cách mở diễn đàn bình chọn trên mạng. Hoa tre và hoa cau cũng nằm trong top ứng viên cho vị trí Quốchoa Việt Nam Nhiều ý kiến đề xuất: hoa Đào, hoa Mai, hoa Cau, hoa Sim, cây Tre, hoa Sen . làm Quốchoa Việt Nam. Theo ông, liệu trong số các loài hoa trên có loài nào đạt được đầy đủ 13 tiêu chí trên hay không? Tất nhiên, không có một loài hoa nào trong các loài hoa trên đạt được đầy đủ 13 tiêu chí mà Cục Mỹ thuật cùng Ban soạn thảo đề án Quốchoa của Bộ Văn hóa đã đưa ra. Theo tôi, sự vận dụng 13 tiêu chí này đểlựachọnQuốchoa ở đây chỉ mang tính chất tương đối. Như trên tôi đã nói, việc phân định tiêu chí quan trọng chia thành thang điểm sẽ giúp cho sự lựachọn chính xác hơn. Tôi không đồng tình với ý kiến bỏ bớt các tiêu chí trên đểlựachọnquốchoa cho dễ. Nếu rút xuống chỉ còn 5 hoặc 6 tiêu chí thì chúng ta lại chọn được rất nhiều loài hoa thỏa mãn với những tiêu chí đó. Và Quốchoa sẽ không thể hiện được đầy đủ những phẩm chất đại diện cho hoa Việt Nam. Theo ông, loài hoa nào xứng đáng với đại diện cho Quốchoa Việt Nam? Có lẽ chọnhoa Sen là phù hợp. Bởi trong 13 tiêu chí trên, hoa sen vẫn là loài hoa đáp ứng được nhiều nhất các tiêu chí. Theo tôi được biết, dư luận cũng đang ủng hộ loài hoa này làm Quốc hoa. Bảng Tổng hợp đánh giá ưu nhược điểm của một số loại hoa mà nhân dân lựachọn ( STT Loài hoa Ưu điểm Nhược điểm 1. Hoa sen - Có nguồn gốc và đã được trồng lâu đời ở Việt Nam ( Khoảng 2.000 năm). - Thích nghi và được trồng ở hầu khắp mọi miền đất nước, thời gian nở hoa kéo dài trong năm (so với các hoa khác). - Thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. - Bền, đẹp, có màu sắc hấp dẫn, hương thơm, dịu mát. - Sử dụng thông dụng (hoa cắt, trồng làm phong cảnh, sử dụng làm dược liệu, làm thực phẩm …) - Có giá trị về mặt kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều người dân. - Có giá trị thẩm mỹ, hội họa (đã được sử dụng trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc). - Có giá trị văn học, nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, …), gắn với hình tượng Bác Hồ. - Được nhiều số người dân yêu thích, (thông quan bình chọn: 40,3%) - Luôn có mặt trong các sự kiện văn hóa QG. - Không nở hoa quanh năm mà chỉ nở vào mùa hè, (tuy nhiên thời gian nở hoa kéo dài hơn so với hoa đào, hoa mai) - Sống ở dưới nước và ưa khí hậu nóng nên ở miền Bắc chỉ trồng sen được vào mùa hè mà không trồng được quanh năm - Ít có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai. (vì ao hồ ngày càng bị lấp và hiệu quả sử dụng của việc trồng sen không cao) - Trùng lặp với các Quốchoa của Ấn Độ, của Sri Lanka, là biểu tượng của Phật giáo - Hiệu quả kinh tế của trồng hoa sen không cao. 2. Hoa mai - Có nguồn gốc và được trồng lâu đời ở VN - Thích nghi và được trồng ở hầu khắp mọi miền đất nước. (vừa qua Viện nghiên cứu Rau quả đã phát hiện và chứng minh Mai vàng Yên tử được trồng ở Uông Bí, cách đây 700 năm, hiện nay đã thành rừng) - Thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân VN. (Hoa mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai, tượng trưng cho cốt cách của bậc quân tử : tinh khiết, cao thượng, sang trọng. - Hoa bền, đẹp màu sắc hấp dẫn, hương thơm dịu mát - Sử dụng thông dụng (hoa cắt, trồng làm phong cảnh, sử dụng làm dược liệu…) - Có giá trị về mặt kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều người dân. - Có giá trị thẩm mỹ, hội họa (đã được sử dụng khá nhiều trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc). - Có giá trị văn học, nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, lễ hội, …) - Được đại nhiều người dân yêu thích, chấp thuận và tôn vinh. - Có giá trị lịch sử - Có khả năng mở rộng và PT trong tương lai : cả về quy mô, - Không nở hoa quanh năm mà chỉ nở vào mùa xuân. - Ở miền Bắc hoa mai chưa được phát triển nhiều. - Hoa mai là biểu tượng trên ve áo của chế độ Việt Nam cộng hòa ngày trước. 3 Hoa đào - Có nguồn gốc và được trồng lâu đời ở VN - Thích nghi và được trồng ở hầu khắp mọi miền đất nước. (Những năm vừa qua cây hoa đào đã được di thực vào một số tỉnh phía Nam và cho thấy chúng có thể phát triển được ở vùng này) - Thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. - Hoa, đẹp, bền, màu sắc sặc sỡ. - Thông dụng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (cắt cành, hoa chậu, trồng làm cảnh, sử dụng trong dịp lễ, Tết, trang trí, …). - Có giá trị về mặt kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều người dân. - Có giá trị thẩm mỹ, hội họa (đã được sử dụng trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc). - Có giá trị văn học, nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, lễ hội, …). - Được nhiều người dân yêu thích, chấp thuận và tôn vinh ( tỷ lệ ủng hộ 8,2%) - Có giá trị lịch sử (gắn với nhân vật vua Quang Trung- công chúa Ngọc Hân) - Có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai. - Không trùng lặp với các Quốc - Không nở hoa quanh năm mà chỉ nở vào mùa xuân. - Chưa phát triển nhiều ở miền Nam - Nguồn gốc sâu xa từ phía Bắc và hiện tại hoa đào phía Bắc (Trung Quốc, Nhật Bản .) có chủng loại phong phú và chất lượng cao hoa hơn (hoa to, bền, đẹp hơn) hoa của các quốc gia khác. 4. Hoa tre - Có nguồn gốc và được trồng lâu đời ở VN - Thích nghi và được trồng ở hầu khắp mọi miền đất nước. - Thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, tinh thần cốt cách, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, luỹ tre làng là biểu tượng trong tâm hồn của mỗi người dân Việt. - Có giá trị thẩm mỹ, hội họa (đã được sử dụng trong các công trình điêu khắc, hội họa, kiến trúc). - Có giá trị văn học, nghệ thuật (đã được đưa vào thơ ca, truyền thuyết, lễ hội, …). - Có giá trị lịch sử (gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và với các cuộc khởi nghĩa của người dân) - Được nhiều người dân yêu thích, chấp thuận và tôn vinh ( tỷ lệ ủng hộ : 9,5%) - Không trùng lặp với các Quốchoa của các quốc gia khác. - Gần gũi và hữu ích với cuộc sống của con người Việt Nam - Hoa không đẹp, và ít xuất hiện trên thực tế. - Chỉ được trồng ở các vùng nông thôn, không được trồng và phát triển ở các khu đô thị, thành phố. - Ít thông dụng trong sử dụng trang trí (kể cả cắt cành, hoa chậu, trồng làm phong cảnh, trang trí, …). - Ít có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai (diện tích trồng ngày càng thu hẹp, giá trị sử dụng ngày càng giảm) - Giá trị kinh tế đem lại không cao (đặt biệt là thời đại của đồ sắt, đồ nhựa .) 5. Hoa gạo - Được trồng lâu đời ở Việt Nam. - Hoa đẹp, rực rỡ. - Gắn liền với hình ảnh của nông thôn Việt Nam, lịch sử Việt Nam. - Hoa không đẹp, cũng không có hương thơm - Hoa chỉ nở vào khoảng tháng 3 hàng năm - Thể hiện sự mộc mạc chân tình của con người Việt, sự bền bỉ dẻo dai và sức chống chịu trước mưa giông gió bão. - Xuất hiện nhiều trong thơ ca, văn học - Không trùng lặp với các Quốchoa của các quốc gia khác. - Ít có giá trị kinh tế - Không phù hợp dùng để trang trí ở mọi nơi, mọi lúc. - Không được trồng và phát triển nhiều ở các khu đô thị, thành phố. - Không có giá trị lịch sử. - Ít có giá trị thẩm mỹ, hội họa (điêu khắc, hội họa, kiến trúc) Khắc Lịch (Thực hiện) . Chấm điểm theo tiêu chí để lựa chọn Quốc hoa - Khó tìm được loài hoa nào đáp ứng đủ 13 tiêu chí chọn Quốc hoa Việt Nam như Ban soạn thảo Đề án Quốc hoa. lời PV Bee về các tiêu chí lựa chọn Quốc hoa Việt Nam. Để lựa chọn Quốc hoa Việt Nam, Cục Mỹ thuật cùng Ban soạn thảo đề án Quốc hoa của Bộ Văn hóa đã đưa