Ta thấy như A Phủ đã bị buộc phải điểm chỉ bằng cả bàn tay của mình vào bức văn tự bán chính cuộc đời của mình, sự sống của mình, hơn thế nữa, còn bán cả cuộc sống của những kiếp con, ki[r]
Trang 1Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô HoàI
-Ngữ văn 12 Dàn ý
1 Mở bài: Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
2 Thân bài: phân tích nhân vật A Phủ cần có những ý chính sau
Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài,trong nhà thống lí Pá Tra Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổibật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm A Phủ là nhânvật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bứctranh hiện thực của tác phẩm
- A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổilấy thóc của người Thái Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi,rồi lưu lạc đến Hồng Ngài
- Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”,lao động giỏi, lại “săn bò tót rất thạo” Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao côgái Họ bảo nhau: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”
- Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ
và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmôngkhác
- Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táobạo và một sức sống mạnh mẽ Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vậtcàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn họcdân gian
+ A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin Anh sẵnsàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình
+ Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện Cuộc xử kiện quái lạ nàythực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người
nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làmhiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch
Trang 2trần cách áp bức dã man, trắn trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi Qua “làn khóithuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ”, cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại
ra lệnh, trai àng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh
A Phủ Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn “suốt chiều, suốtđêm” Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏinanh vuốt của bọn chúa đất Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, nhưmột nô lệ cho nhà Pá Tra Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mớithôi Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống
lí
- Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, APhủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóngmình và giải phóng quê hương
3 Kết bài
Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện của Mị - người condâu gạt nợ, để hoàn thiện bản án về tội ác của bọn chúa đất đối với những người lao độnglương thiện ở miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt củahọ
Bài tham khảo 1
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài TâyBắc Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giảđón nhận.Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ ,đã trở thànhnhững nhân vật điển hình Trong đó nổi bật lên là hình tượng A Phủ, mang những vẻ đẹpcủa người Tây Bắc và bản lĩnh dám vượt lên số phận
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài mở đầu khi giới thiệu nhân nhân vật Mị ởtrong cảnh tình đầy nghịch lý và cuốn hút độc giả :“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí PáTra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàungựa Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nướcdưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” Và từ một hình ảnh đó,để rồi
Trang 3khi liên kết xâu chuỗi với nhau, tác giả làm nổi bật được hình tượng nhân vật trong tácphẩm, mà chính hình ảnh này cũng khiến cho Nhân vật A phủ và Mỵ có duyên gặp nhau.
A Phủ xuất hiện trong hoàn cảnh mà thật oái oăm, A Phủ đã xô xát đánh nhau với
A Sử, con trai của thống lí Pá Tra, và chính vì điều này,A Phủ bị bắt về bị đánh đập tànnhẫn Sau tình huống này tác giả mới bắt đầu giới thiệu về hoàn cảnh của A Phủ, chàng làngười nghèo khổ ,mất hết cả cha lẫn mẹ , sống kiếp mồ côi không ai chăm sóc Và trớ trêuhơn khi người làng đói đã bắt A Phủ xuống bán đổi lấy thóc của người Thái ở dưới cánhđồng Nhưng không cam chịu với số Phận, A Phủ 10 tuổi đã một mình kiếm sống , họchỏi nhiều nghề để phụ trợ cho bản thân Từ khi còn bé,với số phận chua xót,A Phủ đã biếtvượt lên và chống chọi với số phận chứ không để số phận khiến anh có một số phận trớtrêu Sức sống tiềm tàng của một người đã sớm được bộc lộ, không chỉ khi nhỏ mà khilớn lên, A Phủ là một chàng thanh niên nổi bật, hiền lành và chăm chỉ lao động Khôngnhững thế, A Phủ dưới lời miêu tả của Tô Hoài là một người có sức khỏe hơn người
A Phủ còn là một con người có đời sống phóng khoáng, yêu đời và chính nghĩa,bởi vì thế nên khi có chuyện bất bình, dù biết phần thiệt sẽ thuộc về mình và không biếtchuyện gì sẽ xảy ra nhưng A Phủ vẫn quyết làm điều đó Ta thấy ở đây A Phủ là một conngười liều lĩnh và chí khí
Hơn vậy, chính vì lối sống phóng khoáng, sức khỏe hơn người nên anh có nhiềungười để ý Nhiều cô gái lây làm yêu quý A Phủ nhưng vì tập tục cưới khắc nghiệt ở xãhội phong kiến miền núi đương thời, A phủ bị người ta khinh thường và một lí do nữa, APhủ làm sao có đủ tiền mà hỏi và cưới vợ
Khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra,A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí, và với bảnnăng của mình, A phủ không than , không van xin lấy một lời, a Phủ không bao giờ chịukhuất phục dù trước mình là ai A Phủ bị đánh rất tàn nhẫn, mặt A Phủ sưng lên, môi vàđuôi mắt dập chảy máu “Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càngđánh, càng chửi, càng hút” Những câu văn rất chân thực để miêu tả lại cảnh xử kiện độcđáo ấy, có đến vài lần nhà văn nhắc đến hình ảnh khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ,ông còn sử dụng những câu văn mang tính chất liệt kê và phép lặp cú pháp để nhấn mạnhtính chất dã man của cường quyền trong nhà Pá Tra đối với người dân ở miền núi Tây
Trang 4Bắc thời kì phong kiến thực dân thống trị Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không côngquần quật với hàng núi công việc A Phủ có thể đốt rừng, cày nương, vỡ nương, săn bòtót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò ngoàirừng, có những khi đói rừng, hổ gấu thường tìm đến các đàn trâu bò dê ngựa, A Phủ phải
ở lều luôn hàng tháng trong rừng Nhưng anh không hề nói lại nửa lời mà chấp nhận vìbọn chúa đất đày đọa, áp bức nhân dân quá trơ trẽn A Phủ chấp nhận cũng vì chính APhủ cũng không có gia đình, có nhà, hơn nữa, anh đã gây nên tội thì cũng phải chịu phạtNhưng khi có một vụ việc xảy ra đó là khi hổ vồ mất bò, A Phủ nhất quyết cãi lại lờiThống Lý, quyết tâm đi bắt hổ Nhưng cuối cùng anh đành phải tự tay đóng cọc và lấymột cuộn dây mây để người ta trói mình Ở trong nhà thống lí Pá Tra, sinh mạng anhđúng là đã bị coi thường, anh phải thế mạng cho một con bò đã bị hổ ăn thịt Và giọtnước mắt trên hõm má đã xám đen lại của anh là giọt nước mắt của sự đắng cay, sự côđộc, bất lực và tuyệt vọng
Tuy vậy chúng ta thấy được ở A Phủ có một sức phản kháng rất mạnh mẽ,nó đượcnuôi dưỡng từ khi còn bé co cực Anh chịu đánh trong lúc xử kiện vì anh gây ra tội nhưngkhi anh đánh mất bò thì anh sẵn sàng muốn lấy công chuộc tôi và anh tin rằng mình sẽ bắtđược con hổ Bị trói từ chân đến vai nhưng đêm đến anh đã cúi xuống nhay đứt hai vòngdây mây, anh tìm cách để tự giải thoát mình Cùng lúc đó khi được Mị cứu, lúc ấy anh đãkiệt sức, vì mấy ngày bị trói, bị đói khát, đau đớn Nhưng vì cái chết sẽ có thể đến ngay,anh đã quật sức vùng dậy chạy để thoát khỏi xiềng xích nhà thống lí, thoát khỏi cuộc đời
nô lệ Khi mà Mị chạy theo muốn đi cùng A Phủ thì A Phủ để cho Mị đi theo,anh khôngnhững cứu được mình mà còn cứu được cả MỊ
Sau khi vượt khỏi nhà thống lí,A Phủ đã tìm tới vùng đất mới để sinh sống Ở đây,anh cũng như nhiều người dân khác phải chịu cuộc sống vô cùng khổ cực do sự áp bứccủa bọn thực dân phong kiến nhưng khi gặp được cán bộ cách mạng, anh nhanh chóng trởthành một người cách mạng, một đội trưởng du kích dũng cảm, là người tiêu biểu cho khảnăng cách mạng lớn lao của người dân miền núi Tây Bắc Hình ảnh khi A Phủ giác ngộđược chân lí cách mạng là một hình ảnh đẹp ,không chỉ a Phủ mà là hiện thân cho nhữngcon người ở Tây Bắc
Trang 5Bằng ngòi bút tài năng và miêu tả tinh tế của mình, Tô Hoài đã làm nổi bật đượchình tượng và khí phách của A Phủ- nhân vật điển hình trong truyện Cùng với A Phủ làMị,dù bị áp bức nhưng họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải quabao tủi cực, cay đắng để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.
Bài tham khảo 2
Mở bài
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn được rút ra từ tập “Truyện Tây Bắc” của TôHoài viết vào năm 1953 ngay sau chuyến thâm nhập thực tế của tác giả Truyện đã đượctặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 Đấy là truyện ngắn đặc sắc nhấtcủa Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung, tác phẩm là một bức tranhchân thực về cuộc sống và thân phận khổ đau của những người nông dân nghèo miền núidưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sứcsống, khát vọng tự do của con người lao động miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng
và sự đổi đời của họ Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong hai nhân vậtthành công nhất của Tô Hoài trong truyện ngắn này
Thân bài
Ý1: Lai lịch của A Phủ: Tác giả đã cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong hoàn
cảnh đánh nhau với A Sử, bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà thống lí rồi mới kể về lai lịchcủa nhân vật Đó là một chàng trai phải chịu đựng một tuổi thơ bơ vơ đau khổ A Phủ quê
ở Háng-bla, vừa mới lên mười tuổi đầu đã phải gánh chịu một tai họa khủng khiếp Trậndịch đậu mùa tràn đến làm cho trẻ con, người lớn chết Nhà A Phủ, cha mẹ, anh chị emcũng bị chết hết, chỉ con sót lại một mình A Phủ Làng chết nhiều quá, có người làng đóibụng đã bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng Là mộtthiếu niên có tính gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ đã trốn lên núikhác, lưu lạc đến Hồng Ngài Đi làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác, dùsống trong cảnh cực khổ, cô đơn, nhưng chẳng bao lâu A Phủ trưởng thành với biết baonhững phẩm chất tốt đẹp của người lao động miền núi
Ý2: A Phủ là một chàng trai người Mèo có nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao
động
Trang 6A Phủ sớm tự khẳng định tính cách gan góc, một mình kiếm sống, học hỏi đủ thứnghề “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo” Khi lớn lên,
A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người: “công việclàm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng…”, “A Phủ chạy nhanh như ngựa” Vượt lêntrên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một cuộc sống phóng khoáng, hồn nhiên, yêuđời, tự tin của tuổi trẻ “Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới nhưtrai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo,khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng” Bởi vậy đượcnhiều người con gái trong làng mê và trở thành niềm ao ước của biết bao cô gái Họ kháovới nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc
mà giàu” Tuy nhiên với tập tục, phép làng, lễ cưới xin khắc nghiệt của xã hội phong kiếnmiền núi đương thời, A Phủ, chàng trai không cha không mẹ, không ruộng nương, khôngtiền bạc ấy, làm sao có thể lấy nổi vợ, làm gì có gia đình, hạnh phúc tươi sáng?
Ý3: Đau khổ hơn nữa, A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do mà vẫn không thoát
khỏi kiếp sống nô lệ Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩanên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết “A Phủ chạyvụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đãxông tới, nắm cái vòng cổ dập đẫu xuống xé vai áo đánh tới tấp” Hành động dữ dội đócủa A Phủ còn có nguyên cớ sâu xa từ mối thù giai cấp Sau đó A Phủ bị cha con thống lí
Pá Tra và bọn tay sai bắt và đánh đập vô cùng tàn bạo, dã man hơn cả thời trung cổ Bọnthống lí và chức việc kéo đến ăn cỗ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đếnhết đêm: “càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi… Cứ mỗi lần bọn chức việc hút xong
A Phủ lại quỳ trước nhà, lại bị người xô đến đánh Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắtdập chảy máu Hai đầu gối sưng bạnh ra như hổ mang phù” Như vậy dưới ách thống trịtàn bạo và khắc nghiệt của lũ chúa đất, cuộc sống của người dân nghèo miền núi thậtthảm thương, họ bị đánh đập hành hạ như một con vật Tuy vậy A Phủ không hề khóc lóc,van xin mà trái lại vẫn tỏ ra bất khuất, cứng rắn, gan dạ “A Phủ quỳ chịu đòn chỉ im lặngnhư tượng đá” Cuối cùng, với cách xử kiện quái gở, người phát đơn kiện cũng là người
xử kiện, A Phủ đã bị phạt làm nô lệ suốt đời không công cho nhà thống lí
Trang 7A Phủ đã bị thống lí Pá Tra buộc làm nô lệ để trả nợ “đời mày, đời con mày, đờicháu máy tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi” Thế là cũng như Mị, A Phủ trởthành tên nô lệ chung thân bị khinh rẻ, bị ngược đãi trong vòng kiểm soát của chủ nôthống lí Pá Tra Từ đây A Phủ bị thống lí bòn rút sức lao động “đốt rừng, cuốc nương, săn
bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoàirừng”
Ý4: Bi thảm và tuyệt vọng hơn nữa khi tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng
được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của thống lí Pá Tra Chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ đãrơi vào thảm họa mới Thống lí quát thẳng vào mặt A Phủ “Quân ăn cướp làm mất bòtao…” rồi sai A Phủ lấy cái cọc và cuộn dây mây cuốn từ chân lên vai trói đứng A Phủlại Nếu không bắt được hổ đem về thì cho A Phủ “đứng chết ở đấy” Sau bao ngày bị APhủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt” và thần chết đã in dấu trên haihõm má xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ A Phủ đã nằm bên bờ vực của cáichết “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” Còn nỗiđau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cáichết đang lan khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng
Ý5: Miêu tả cuộc sống khổ cực đau thương, tủi nhục của A Phủ, Tô Hoài một mặt
đồng cảm xót thương với thân phận khổ đau của người lao động miền núi, một mặt khácvừa vạch trần bộ mặt tàn bạo, dã man của bọn chúa đất đã vùi dập không tiếc thương sựsống của họ
Ý6: Tuy vậy, với khát vọng mãnh liệt, với bản chất gan góc, bất khuất sẵn có, A Phủ
không chịu tìm cái chết mà tìm mọi cách tự giải thoát “Đến đêm, A Phủ cúi xuống nhayđứt hai vòng mây, nhích giãn dây trói một bên tay” Và với sự trợ giúp của Mị, “A Phủ đãquật sức vùng lên, chạy xuống dốc núi” A Phủ và Mị trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu dukích Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu A Phủ và Mị lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tíchcực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, bản làng quê hươngmình Từ đấu tranh tự phát A Phủ và Mị tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác
Kết luận:
Trang 8Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật A Phủ hiện lên thật độc đáo, hấp dẫn Nhân vật ítnói, thiên về hành động Cùng với Mị, cuộc đời A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận,phẩm chất và con đường đi của người dân vùng cao Tây Bắc Từ bóng tối của cuộc đờiđau khổ tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm, ánh sáng tự do và cáchmạng Đó cũng là giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.
Bài tham khảo 3
Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập Truyện Tây Bắc của nhà văn
Tô Hoài sáng tác năm 1953 Truyện kể về hai chặng đường đời của Mỵ và A Phủ nhữngngày ở Hồng Ngài trong nhà thống lý Pá Tra và sau khi sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng,gặp gỡ Cách mạng và trở thành chiến sĩ du kích Trong đó, A Phủ là một nhân vật gây ấntượng khá sâu sắc
Tác giả cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong một hoàn cảnh đánh nhau với A
Sử, bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà thống lý Pá Tra, rồi mới kể về lai lịch của nhân vật
Đó là một người nghèo khổ đã mất hết cả mẹ cha và anh em trong một trận đậu mùakhủng khiếp, phải sống kiếp bơ vơ khi còn rất nhỏ và "người làng đói bụng đã bắt A Phủđưa xuống bán đổi lấy thóc của người Thái ở dưới cánh đồng" Không cam chịu cuộcsống khốn khổ, mới 10 tuổi đầu A Phủ đã tự khẳng định tính cách gan góc: một mìnhkiếm sống, học hỏi đủ thứ nghề "biết đúc lưỡi cày lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo",Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, lao động giỏi mà còn có sức khỏe hơn người
"Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng", "A Phủ chạy nhanh như ngựa".Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một đời sống tâm hồn phóngkhoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ "Đang tuổi chơi, trongngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, A Phủ chỉ có độc mộtchiếc vòng trên cổ A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn con quay và quả pao đitìm người yêu ở các làng trong rừng" Vì vậy, A Phủ trở thành niềm mơ ước của biết bao
cô gái Mèo Họ kháo với nhau "Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốttrong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu" Tuy vậy với tập tục khắc nghiệt của xã hội phongkiến miền núi đương thời A Phủ chẳng những bị khinh thường mà thực tế cũng chẳngbao giờ anh kiếm đủ tiền để làm nhà và cưới vợ
Trang 9Đau khổ hơn, A Phủ là đứa con của núi rừng tự do mà vẫn không sao thoát khỏikiếp sống nô lệ Sự việc xảy ra vào đêm hội mùa xuân A Phủ dám đánh lại con nhà quanphố đám chơi "Chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử Nó vừa kịp bưngtay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kẹp dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp,:.Hành động dữ dội đó của A Phủ có nguyên cớ sâu xa từ mối hận thù giai cấp Sau đó, bịtay chân nhà Pá Tra đánh đập rất dã man, A Phủ đã chứng tỏ mình là con người bất khuất,cứng rắn gan dạ A Phủ không hề khóc lóc van xin trái lại "A Phủ quỳ, chịu đòn, chỉ imnhư tượng đá" Cuối cùng trong cảnh xử kiện quái gở khi kẻ phát đơn kiện cùng là ngườingồi ghế quan tòa, A Phủ đã bị Pá Tra buộc làm nô lệ không công suốt đời để trừ nợ Đó
là kiếp sống bị khinh rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguyhiểm nhất như "cày ruộng, cuốc nương và săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm mộtthân một mình rong ruổi ngoài gò bãi, nương rừng”
Tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo củathống lý Pá Tra Chỉ vì để hổ bắt mất bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói vào cọc "bằng dây sậyquấn từ chân lên vai" Và nếu bọn A Sử không bắt được hổ về thì chắc chắn A Phủ sẽphải chết "chết đau, chết đói, chết rét" — Như Mỵ từng chứng kiến những cảnh tương tự
Tuy vậy, với tình yêu cuộc sống mãnh liệt, bản chất gan góc, bất khuất, sẵn có, APhủ không cam chịu chết mà tìm mọi cách tự giải thoát: "Đêm đến, A Phủ cúi xuống,nhay đứt hai đầu dây, nhích dần dây trói một bên tay" Và với sự trợ giúp của Mỵ A Phủ
đã được tự do Hai người trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích ở Phiềng Sa, gặp cán bộ AChâu A Phủ và Mỵ lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vào cuộc đấutranh để giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, giải phóng bản làng quê hương, từ đấu tranh
tự phát, A Phủ và Mỵ đã tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác
Cùng với Mỵ, cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận vàphẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy đau khố,tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm và tự do, ánh sáng của Cáchmạng Đấy cũng là giá trị nhân đạo, mới mẻ sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này
Bài tham khảo 4
Trang 10Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đạiViệt Nam Với vốn hiểu biết sâu sắc phong phú về phong tục tập quán ở nhiều vùng miền
và lối trần thuật hóm hỉnh sinh động, ông đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng đi vào lòngngười đọc Một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông chính là "Vợ chồng A Phủ"
"Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóngTây Bắc năm 1952 Truyện ngắn được in trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản năm
1953 Truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật chính Mị và A Phủ Hai nhân vật này đãgóp phần làm nổi bật giá trị của truyện cũng như mục đíc của tác giả khi sáng tác truyệnngắn này Và nhân vật A Phủ là đại diện cho những chàng trai Tây Bắc gan bướng, cứngcỏi và không sợ cường quyền
A Phủ có một lai lịch hết sức đặc biệt Anh mồ côi cha mẹ, không người thân thích.Anh là người duy nhất trong gia đình sống sót qua nạn dịch Năm mười tuổi, anh bị bắtđem bán để đổi thóc cho người Thái Sau đó anh trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài
Từ đây cuộc đời anh mới gặp nhiều sóng gió Trong tác phẩm anh được xuất hiện trongđêm tình mùa xuân khi đánh nhau với A Sử con trai thống lí Pá Tra Sự việc này đã phầnnào hé mở về cá tính của nhân vật này
Trước hết A Phủ là một chàng trai khỏe manh và có tài Anh là niềm mơ ước củanhiều cô gái Từ đục lưỡi cày, chăn bò tót… anh đều làm rất thạo Người ở Hồng Ngài vínếu có anh ở trong nhà không khác gì có một con trâu tốt Nhưng anh vẫn không lấy nổi
vợ Vì anh nghèo "chỉ có độc một chiếc vòng vía lằn ở cổ" Mặc dù vậy, trong đêm tìnhmùa xuân anh vẫn cầm con quay đi tìm bạn tình Vì vậy mới sinh sự ở Hồng Ngài
A Phủ có một tính cách, cá tính rất mạnh mẽ Năm mười tuổi khi bị bán để đổithóc cho người Thái, phải ở cánh đồng thấp, anh không chịu được mà trốn lên cánh đồngcao Chỉ chi tiết này thôi cũng phần nào hiểu được cá tính của anh Đặc biệt anh không hề
sợ con quan Anh đánh nhau với A Sử – con trai thống lí Pá Tra Anh đánh A Sử màkhông phảo sợ sệt hay kiêng nể chịu nép vế vì là con quan Anh còn gan bướng cứng cỏiđến mức trong cuộc xử kiện, họ đánh đập chửi rủa anh, anh vẫn "im như một tượng đá".Khi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí, anh vẫn tự do Người nhà thống líkhông thể trói buộc được anh Ngày ngày anh rong ruổi nơi bìa rừng khắp chốn Một
Trang 11mình anh chăn dắt đàn bò đến mấy chục con Chẳng may một hôm vì mải mê bẫy nhímanh để hổ ăn mất một con bò Nhưng anh không hề sợ hãi mà điềm nhiên vác nửa con bò
về nhà thống lí Không chỉ thế anh còn nói với thống lí xin đi bắt hổ về Quả thực mặc dùtrở thành nô lệ cho nhà thống lí nhưng anh vẫn không hề mất đi bản lĩnh, vẫn cứng cỏi,không sợ cường quyền Cá tính mạnh mẽ của anh con được thể hiện qua tâm lí khi anh bịtrói đứng Anh đứng im cho người nhà thống lí trói mình, rồi không chịu được anh dùngrăng nhai đứt mấy vòng dây mây Anh mạnh mẽ đến mức bị trói đứng mấy ngày liền anhvẫn không hề than oán Chỉ đến ngày thứ ba cảm nhận mình đã đến bên bờ cái chết anhmới tuyệt vọng để hai hàng nước mắt bò trên gò má Cá tính mạnh mẽ của anh rất có lợicho việc giác ngộ cách mạng sau này
Bằng khả năng khắc họa nhân vật tài tình, Tô Hoài đã xây dựng được một nhân vậthết sức tiêu biểu cho những chàng trai miền Tây Bắc – A Phủ Một chàng trai khỏemạnh, có tài năng và cá tính mạnh mẽ A Phủ là một biểu tượng của chàng trai núi rừngmộc mạc, chân chất Đồng thời, xây dựng nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện giá trịhiện thực và nhân đạo của truyện ngắn này
Bài tham khảo 5
Nằm trong tập Truyện Tây Bắc (1953), truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là mộttrong những”đứa con tinh thần” ưu tú của chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc của TôHoài Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét cuộc sống và số phận bất hạnh của những ngườinông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến Qua đó tác giả cũng làmnổi bật lên khát vọng và nghị lực sống mãnh liệt của họ Bên cạnh nhân vật Mị, A Phủchính là một nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về bản lĩnh vượtlên số phận và chính mình
A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường nhưlại khiến người cho đọc ám ảnh cho mãi đến về sau Nhân vật xuất hiện trước mắt ngườiđọc trong lần đánh nhau với A Sử – con trai thống lí Pá Tra nên bị bắt, bị phạt vạ và đánhđập rất dã man Từ đây, tác giả đã ngược dòng để kể về lại lịch của A Phủ, giúp người đọchình dung rõ hơn về con đường đời vượt lên số phận của anh
Trang 12A Phủ là một đứa trẻ sinh ra trong nghèo khổ, đau đớn hơn lại mồ côi cả cha lẫn
mẹ sau một trận dịch đậu mùa Chính vì thế mà cả năm tháng tuổi thơ của anh phải sốngkiếp nô lệ đọa đày khi bị người làng bắt trói rồi đem bán cho người Thái ở dưới cánhđồng Thế nhưng, không chịu khuất phục số phận, A Phủ đã liều lĩnh bỏ trốn lên HồngNgài, làm thuê làm mướn đủ nghề từ mùa này sang mùa khác để kiếm sống nuôi thân.Bản lĩnh gan góc, sức sống tiềm tàng đã được trui rèn trong những năm tháng cơ cực ấy
và đó cũng chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau trong cuộc đời APhủ
Từ khi trưởng thành, A Phủ càng chứng tỏ con người gan góc, không chịu khuấtphục, luôn có ý chí vượt lên số phận cay đắng để vươn đến những điều tốt đẹp nhất củamình Chàng “biết đúc lưỡi cày”, “đi săn bò tót rất bạo” Chẳng những lao động giỏi mà
A Phủ còn có sức khỏe hơn người: “A Phủ chạy nhanh như ngựa”, “Công việc làm hay đisăn, cái gì cũng làm phăng phăng” Chính nghị lực sống và sức khỏe của anh đã khiến chonhiều cô gái và người làng yêu mến
Nhưng tiếc thay, A Phủ lại là người không cha không mẹ, không nhà cửa, khôngruộng nương và vì tập tục cưới vợ của người Mèo phải có trăm đồng bạc trắng cho nênviệc lấy vợ với anh là chuyện quá xa xôi Một chàng trai khỏe mạnh và cá tính như anhđáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc vậy mà cuối cùng vẫn phải một mình cô độc như thế
Tuy nhiên, dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tươnglai phía trước Vào những ngày Tết, A Phủ không có quần áo mới như những anh con traikhác mà “chỉ có độc một chiếc vòng cổ” nhưng “A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đemsáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng” Nhiều cô gáikháo với nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấychốc mà giàu”
Chẳng những thế, ở A Phủ còn là một con người trọng tình và đầy nghĩa khí Gặpchuyện bất bình, dù biết phần thiệt sẽ thuộc về mình và không biết chuyện gì sẽ xảy ranhưng A Phủ vẫn xông vào để bênh vực cho bạn của mình Điều này đã cho thấy A Phủ làmột chàng trai gan dạ và chí khí
Trang 13Khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, A Phủ đã bị bọn người nhà thống lý đánh đập hếtsức dã man, tàn bạo từ trưa cho đến đêm muộn “Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắtdập chảy máu” Thế nhưng bọn người nhà thống lý “Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm,càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút” Mặc dù bị đánh đập và rất đau đớnnhưng A Phủ không hề khóc lóc van xin mà trái lại “A Phủ quỳ, chịu đòn, chỉ im nhưtượng đá” Sự im lặng chịu đựng của anh đã cho thấy bản lĩnh gan dạ, không bao giờ chịukhuất phục dù trước mình là ai và sự bất lực, căm phẫn đến tột độ vì không thể làm gìđược.
Cuối cùng kết thúc phiên xử kiện tàn độc, A Phủ đã bị thống lý Pá Tra buộc làm nô
lệ không công suốt đời cho nhà hắn để trừ nợ Đó là kiếp người sống mà bị khinh rẻ, bịngược đãi và phải đảm đương cả những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nhất như “săn bòtót, bẫy hổ, chăn ngựa quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò bãi, nươngrừng”
Với cảnh xử kiện và kết quả của cuộc xử kiện đã cho thấy giai cấp địa chủ thống trịdường như luôn luôn tìm cách đẩy người nông dân bần cùng xuống dưới đáy của xã hội,không cho họ có một chút cơ hội nào ngoi lên đòi quyền sống và được làm người đúngnghĩa Có thế bọn địa chủ mới hả hê, mới yên lòng
Chế độ xã hội phong kiến ở miền núi Tây Bắc còn tàn độc đến mức, con người cóthể nắm giữ mạng sống của con người, có quyền sinh – sát đối với người khác Là con nợ,
là nô lệ cho nên tính mạng của A Phủ sống hay chết là nằm trong bàn tay thống lý Pá Tra
Do đó, chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ lại bị đánh, bị trói vào cọc “bằng dây sậy quấn từchân lên vai” Rất có thể A Phủ sẽ phải chết “chết đau, chết đói, chết rét” — những cảnhtương tự mà Mị từng chứng kiến trong nhà thống lý Pá Tra – để thế mạng cho con bò đã
Trang 14Và dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen của anh chính là những giọt nướcmắt của sự cay đắng, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng Cũng chính vì trông thấy nhữnggiọt nước mắt đau đớn và tuyệt vọng ấy mà Mị đã bùng lên ngọn lửa đấu tranh, quyếtđịnh cởi trói cho A Phủ và cho chính mình.
Hai người dìu nhau trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích ở Phiềng Sa, gặp cán bộ
A Châu Từ đây A Phủ và Mỵ lần lượt trở thành chiến sĩ du kích, tích cực tham gia vàocuộc đấu tranh để giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, giải phóng bản làng quê hương.Hình ảnh A Phủ cùng Mị trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra, giác ngộ được chân lý cách mạng
là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho khả năng cách mạng lớn lao của người dân miền núiTây Bắc
Cùng với Mị, cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận vàphẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc Từ trong tăm tối của đau khổ, tủi nhục, bằngsức mạnh của chính mình họ đã vươn tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do, ánh sáng củaCách mạng Đó cũng chính là giá trị nhân đạo mới mẻ và sâu sắc của tác phẩm giàu chấtthơ này
Bài tham khảo 6
“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài.Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của nhữngngười nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến Nhưng nổi bậthơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ A Phủ là nhân vật để lạitrong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình Tô Hoài đã rất thànhcông khi khắc họa nhân vật này
A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường nhưlại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau A Phủ với những tính cách, phẩm chấtvừa khiến người ta xót thương vừa khiến người ta ngưỡng mộ hơn Tô Hoài đã để cho APhủ xuất hiện trong lần cọ xát, đánh nhau với A Sử, sau đó bị bắt và bị đánh đập dã man.Tiếp theo đó tác giả ngược dòng kể về hoàn cảnh của A Phủ
A Phủ phải chịu đựng sự cơ cực, vất vả những năm tháng ấu thơ Trận dịch đậumùa khi A Phủ mười tuổi đã cướp đi gia đình, bố mẹ, anh chị em Để lại một mình A Phủ
Trang 15bơ vơ, cù bất cù bơ Tình cảnh ấy thật khiến người đọc xúc động Đáng buồn hơn nữa cóngười đã đem A Phủ đi bán đổi lấy thóc Nhưng tính cách gan góc, ngang bướng của APhủ thì nó không thể trói buộc được anh
A Phủ đã trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn từ mùa này sang mùa khác Sự
cơ cực ấy đã được rèn luyện suốt bao nhiêu năm, A Phủ thành một chàng thanh niên gan
dạ, dũng cảm đương đầu với số phận Đây chính là một trong những điều tạo nên sự bứtphá về sau của cuộc đời A Phủ
Từ khi trưởng thành, A Phủ đã chứng tỏ mình là một người gan góc, liều lĩnh,không chịu khuất phục, luôn chiến đấu với bản thân để vươn đến những điều tốt đẹp nhất
“biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo” Chính nghị lực vàsức khỏe của A Phủ đã khiến cho nhiều người yêu mến anh
Dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tương lai phíatrước Vào những ngày Tết, “A phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùngtrai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”.Chính điều này đã tạo nên ấn tượng cho nhiều cô gái
Nhưng A Phủ lại là người không cha không mẹ, không tiền không bạc, khôngruộng nương thì lấy vợ là chuyện quá xa xôi Một người đáng lẽ phải được hưởng hạnhphúc nhưng cuối cùng vẫn cô độc như thế Có lẽ hình ảnh A Phủ đánh A Sử khiến ngườiđọc vừa dồn dập, vừa thương cảm cho con người này “ A Phủ chạy vụt ra, vung tay némcon quay to vào mặt A Sử A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng
cổ dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp”
Hành động này vừa chứng tỏ A Phủ rất khỏe mạnh, vừa không hề sợ bọn địa chủphong kiến tàn bạo Nhưng đây cũng chính là nguyên cớ tạo nên mối thù sâu sắc giữangười nông dân nghèo và tầng lớp địa chủ, quý tộc A Phủ đã bị thống lý Pá Tra đánh đập
dã man, tàn bạo từ trưa đến đêm
Có thể nói nhà thống lý chính là hiện thân của xã hội phong kiến nhiều hủ tục, sựphân biệt giai cấp nặng nề, coi thường những người nông dân thấp cổ bé họng Chúng coi
A Phủ như một con vật, không hơn không kém Bộ dạng A Phủ lúc đó thật thảm hại và
Trang 16đáng thương “A Phủ chỉ im lặng như tượng phật” Sự im lặng đó chính là sự căm phẫn,uất ức đến tột độ nhưng cũng không thể làm điều gì hết.
Chỉ vì hành động đó mà A Phủ đã phải làm nô lệ suốt đời cho nhà thống lý Xã hộibấy giờ dường như chỉ tìm cách đẩy người nông dân bần cùng xuống dưới đáy của xã hộimới hả hê, mới yên lòng Đến đây chúng ta lại liên tưởng đến nhân vật Mị, có lẽ A Phủcũng như Mị, sống lay lắt héo hon trong ngôi nhà đầy oán hận này
Cuộc đời của A Phủ cũng giống như Mị, từ đây sống hay chết cũng đều phó mặccho nhà thống lý A Phủ không có quyền lựa chọn cho mình con đường đi, không đượcchọn hạnh phúc cho mình Suốt một đời này phải làm trâu làm ngựa cho nhà thống lý.Một sự thật nghiệt ngã đến đau lòng Tô Hoài đã khiến người đọc không khỏi xúc động.Bằng ngôn ngữ đặc tả, tác giả đã tạo nên sự riêng biệt của A Phủ
Bi kịch này nối tiếp bi kịch khác, chỉ vì để hổ vồ mất bò mà thống lý đã bắt trói APhủ và đánh đập dã man Sự đau khổ và tuyệt vọng in hằn trong đôi mắt ấy, đôi mắt ámảnh người đọc đến tận tâm can Cái chết hiển hiện trong tâm trí A Phủ và A Phủ ý thức rất
rõ được điều này
Có lẽ chính vì ý thức này đã làm nên sự vượt phá ở cuối tác phẩm khi Mị quyếtđịnh cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ Có lẽ đây là đoạn văn khiến cho người đọc vừa hồihộp, vừa xót xa vừa khâm phục.Con người ta khi bị bóc lột quá sức sẽ vùng lên đấu tranh
để đi tìm con đường riêng A Phủ thực sự đã làm được Thoát khỏi nhà thống lý, A Phủ sẽthành một người công dân có ích cho đất nước, đi theo tiếng gọi của cách mạng
Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ, hình tượng điển hình củangười nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt
Bài tham khảo 7
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật
A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phithường
A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồngtháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũngcảm Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ
Trang 17ước của bao cô gái Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi Chothấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu
A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc Nhân vật A Phủ bị rơivào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lí của gia đình nhà thống lí Pá Tra Từ vụ xửkiện này, A Phủ từ một chàng trai tự do yêu đời trở thành một nô lệ tàn đời mãn kiếp chonhà thống lí Nguyên nhân cũng chính vì A Phủ dám cả gan đánh A Sử
Trong cảnh A Phủ đánh nhau với A Sử, Tô Hoài đã sử dụng một loạt động từmạnh: chạy vụt ra, vung tay, ném, xốc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo,đánh tới tấp Đọc đoạn văn này, người đọc có cảm tưởng được chứng kiến một cách đầy
hả hê trận đòn của chàng trai nghèo trừng trị đám con quan cậy quyền, cậy thế
Tuy vậy, tất cả những mơ ước khát vọng đó đã chấm dứt khi chàng trở thành nô lệcủa nhà thống lí Bản án trong phiên xử kiện này: A Phủ ban đầu bị buộc tội chết rồi lạiđược tha Với thống lí Pá Tra, A Phủ sống để làm việc trả nợ (nộp vạ 100 đồng bạc trắng).Chàng trai yêu tự do ngày nào bị biến thành con nợ truyền kiếp
Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinhthần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau Đó là cáchbọn cầm quyền, thống trị ở các địa phương đầy đọa người dân trước khi được Cách mạnggiải phóng A Phủ bị bắt làm các công việc nặng nhọc nguy hiểm, trở thành nô lệ khôngcông do món nợ không biết đến ngày nào mới trả hết
A Phủ cũng không dám nghĩ đến việc trốn do quyền lực khủng khiếp của nhàthống lí Pá Tra Dù làm việc vất vả, khổ cực nhưng chỉ cần một sai lầm cũng khiến A Phủphải chịu tội Tai họa ập đến với A Phủ khi lỡ để hổ ăn mất một con bò A Phủ bị trói vàocọc Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật
Nhà thống lí mất một con bò, nhưng A Phủ lại phải trả giá bằng mạng sống củamình Đó là một hành động dã man, mất nhân tính của bọn thống trị, coi thường mạngsống của người lao động chân chính Nhưng cũng chính từ sự bất hạnh này đã đem đếncuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm xúc cho A Phủ và Mị
Từ một cô gái vô cảm, chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, mị vẫn thản nhiên: “A Phủ
là cái xác chết vẫn thế thôi” Nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ: “lấp lánh bò