Truyện Vợ chồng A Phủ góp phần tái hiện một cách chân thực và sâu sắc những giá trị về cuộc sống, những triết lí sống nhân văn, những sự cảm thông của chính tác giả với đứa con tinh thần[r]
Trang 1Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vơ chồng A Phủ - Tô Hoài Ngữ văn 12
+ Giá trị nhân đạo
- Giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ
+ Phản ánh chân thực bức tranh đời sống của người nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám bị áp bức, bóc lột
+ Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi
+ Phản ánh chân thực những phong tục tập quán, hủ tục của người miền núi vùng Taya Bắc
- Giá trị nhân đạo:
+ Tác giả phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc
+ Tin tưởng và miêu tả khả năng cách mạng của người dân miền núi trong cuộcđấu tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến
+ Biểu lộ sự căm ghét đối với chế độ thực dân, phong kiến
Trang 2Truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã phản ánh được một cách khá chânthực và sinh động bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắctrước ngày giải phóng Điện Biên Đó là một thành công có ý nghĩa khai phácủa nhà văn Tô Hoài về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam hiện đại.Dưới ngòi bút của nhà văn người đọc thấy được trong vùng giặc Pháp chiếmđóng thời bấy giờ vẫn tồn tại chế độ lang đạo Thổ Ty, một kiểu phong kiến ởmiền núi còn khắc nghiệt tàn ác hơn nhiều so với chế độ phong kiến thực dân ởmiền xuôi mà đã được các nhà văn hiện thực khác như Ngô Tất Tố, NguyễnCông Hoan, Vũ Trọng Phụng mô tả chân thực trong các tác phẩm trước Cáchmạng tháng Tám Hiện thân của chế độ lang đạo Thổ Ty dã man ấy là cha connhà thống lý Pá Tra Bọn chúng đã lợi dụng và dùng cường quyền cùng hủ tụcphong kiến miền núi để biến những người lao động thành nô lệ không công, laođộng khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng Nhà thống lý Pá Tra đã bắt
Mị về làm con dâu trừ nợ! Đã bao lần Mị định trốn về với bố nhưng vì đã bịtrình con ma nhà thống lý nhận mặt nên đành phải cam chịu chờ đến ngày mà
rũ xương ở đây thôi Sau này A Phủ cũng bị buộc vay nợ nộp phạt và phải ở nợđời đời, không mong gì thoát ra được Để củng cố cho chính sách cai trị ấy,chúng dùng tư tưởng mê tín dị đoan tạo thành một thế lực vô hình trói buộc và
hù dọa người dân lao động miền núi, làm cho họ sợ hãi, cam chịu trong vòngkìm kẹp Cướp vợ về trình ma đã đành, cho vay cúng trình ma Cảnh Pá Tra đốthương khấn vái lầm rầm kêu con ma về nhận mặt người vay nợ tạo nên mộtcảnh tượng ma quái hãi hùng như địa ngục trần gian, nơi giam hãm nhữngngười dân vô tội
Ngòi bút giàu tính hiện thực của Tô Hoài cũng đã cung cấp cho độc giả nhữngtrang mô tả về cảnh trói người, đánh người tàn nhẫn hơn cả thời trung cổ.Chồng MỊ không xem cô là người, chẳng năm nào cho Mị đi chơi ngày Tết.Khi thấy Mị muốn đi chơi, A Sử liền bước lại xách cả thúng đay trói đứng Mịlại rồi quấn tóc vợ lên cột nhà làm cho vợ không cúi, không nghiêng đầu đượcnữa Sau đó hắn trói vợ cũng như thắt cái dây lưng, tắt đèn, khép cửa, dửngdưng lạnh lùng không suy nghĩ, không xúc động Sau này, khi Mị bóp thuốccho A Sử, mệt quá thiếp đi, A Sử liền đạp chân vào mặt Mị một cách tàn nhẫn,phũ phàng Mà Pá Tra đã có lần trói đứng một cô con dâu cho đến chết Đếnlượt A Phủ, bị đánh khi anh dám đánh lại con quan thống lý: A Phủ quỳ giữanhà chịu đòn, im như cái tượng đá Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dậpchảy máu Người thì đánh, người thì quỳ kể lể chửi bới Cứ như thể suốt chiều,suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh Chưa ở đâu mạng sống và phẩm giácon người bị coi nhẹ như thế!
Qua Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài cũng đã tố cáo một cách xử kiện vô lý quái gởcủa bọn thống lí và hình thức bóc lột phổ biến của chúng là cho vay nặng lãi đểcột chặt người lao động vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn chủ Chứng kiếncuộc xử kiện, chúng ta thấy người phát đơn kiện và đồng thời cũng là quan tòa
Và khi kết thúc phiên tòa, thì quan tòa xì một trăm đồng bạc hoa xoè tiền phítổn trên mặt tráp bắt người thua kiện sờ tay lên đồng tiền nhận mặt thay chochữ ký vào bản án chung thân
Trang 3Vợ chồng A Phủ không chỉ vạch trần tội ác của bọn phong kiến miền núi màcòn phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp lâu nay đang chiếm đóng Tây Bắc.Bọn chúng đã tìm đến những bản làng xa xôi đốt phá nhà cửa, cướp nhà, cướpcửa và bắt nhân dân phải đi phục dịch cho chúng.
Vợ chồng A Phủ còn là bức tranh chân thực về cuộc sống đau thương bi thảmcủa người lao động miền núi Dưới hai tầng áp bức của phong kiến và đế quốcthực dân, người lao động phải chịu đựng biết bao nỗi khổ đau Cuộc đời của Mị
và A Phủ trước khi bỏ trốn khỏi Hồng Ngài về Phiêng Sa trong lòng bàn taycha con Pá Tra là tượng trưng cho nỗi khổ đó Mị vốn là một cô gái đẹp mangtrong mình biết bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp Thế mà kể từ khi bước chân vềlàm con dâu trừ nợ, thực chất là nô lệ không công cho nhà thống lý, dưới mắttầng áp bức cường quyền, thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi, Mị phảisống một chuỗi ngày đau thương tăm tối tủi nhục Mị không chỉ bị hành hạ vềthể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần
Sự đau khổ tủi cực đã cướp mất tuổi thanh xuân của Mị, biến cô thành một kẻcam chịu Cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giàu lòng yêu đời thủa nào giờ gần như
đã chết, chí còn là người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo trống vắng,
Mị ngày càng không nói
Mị mất hết cảm giác thời gian, không dĩ vãng, không hiện tại, không tương lai.Cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua cái ô cửa sổ bằng bàn tay mờ mờ trăngtrắng không biết sương hay nắng Mị gần như tê liệt hết sức sống lùi lũi nhưcon rùa trong xó cửa Băng những chi tiết ấy, Tô Hoài đã làm cho bức tranhhiện thực càng thêm sinh động, vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu
Sự xuất hiện của nhân vật chính A Phủ cũng bị bắt làm con ở trừ nợ đã làmhoàn chỉnh thêm bức tranh hiện thực và giá trị tố cáo của tác phẩm A Phủ làmột chàng trai khoẻ mạnh, gan góc yêu chính nghĩa, vốn không nợ nần gì nhàthống lý Pá Tra, lại lao động giỏi, sống phóng khoáng tự do như con chim trờigiữa núi rừng Tây Bắc Vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bứccủa bọn chúa đất phong kiến, phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong nhàthống lý Pá Tra Chỉ vì dám đánh lại con quan là A Sử trong việc phá đám chơingày Tết mà A Phủ bị bắt về làm đứa ở gạt nợ, làm con trâu, con ngựa cho nhàthống lý Cũng như Mị, những ngày sống ở nhà Pá Tra, A Phủ chịu biết bao sựđày đọa nhục hình cả thể xác lẫn tinh thần A Phủ gần như tê liệt hết sức phảnkháng Anh đã từng phải ngồi im như tượng đá để chịu đòn và phải bất lực đểcho những dòng nước mắt chảy trong những đêm bị trói đứng trong góc nhà,thần chết dường như đã vẽ những nét đen ngòm trên hai hõm má xám đen lại vìtuyệt vọng và đau khổ của A Phủ
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính Nó được tạonên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu,trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năngvươn dậy của họ Chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảmvới những nỗi khổ của con người mà còn hướng tới, nhằm giải phóng cho conngười khỏi mọi xiềng xích áp bức khổ đau và tạo điều kiện cho họ trở thành
Trang 4những con người tự do, những con người tự chủ chiến đấu chống lại mọi thếlực bạo tàn để xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình Hiểu giá trị nhân đạonhư vậy, ta thấy trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ tư tưởng nhân đạo biểu hiệntrước hết ở niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh bị mất quyền sốngcủa người lao động miền núi mà tiêu biểu là Mị và A Phủ.
Tác phẩm đã lên án gay gắt thế lực thực dân phong kiến mà điển hình là chacon thống lý Pá Tra, đã lợi dụng cường quyền, thần quyền, hủ tục phong kiếnmiền núi để biến người lao động thành nô lệ không công và đối xử với họ lạnhlùng, tàn nhẫn như đối xử với con vật Ngòi bút của Tô Hoài thấm nhuần tinhthần nhân đạo thể hiện ở việc đã khám phá ra những nét phẩm chất tốt đẹp củangười lao động và đặt niềm tin, sự trân trọng đối với những khát vọng sống tốtđẹp của những con người bị đọa đày đau khổ Đó cũng là sự kế tiếp truyềnthống nhân đạo của dân tộc và phát triển ở mức cao hơn Tác phẩm cũng chỉ racon đường giải phóng thực sự của người lao động từ tự phát đến tự giác, tư tămtối đau thương vươn lên dưới ánh sáng của tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng
Đó cũng là sự tỏa sáng của chủ nghĩa nhân đạo mới khác hẳn với chủ nghĩanhân đạo thời phong kiến mà một số nhà văn nhà thơ xưa kia trong tác phẩmcủa mình đề cao quyền sống của con người, khát vọng tự do của con ngườinhưng chưa tìm ra con đường đi cho họ
Vợ chồng A Phủ đã cho người đọc thấy được một cách chân thực, sinh động vềcuộc sống và con người ở vùng cao Tổ quốc Tác giả đã lên án những thế lựcphong kiến miền núi, thế lực thực dân xâm lược, thông cảm sâu sắc với số phậncủa người nông dân miền núi đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹpcủa họ Và tác phẩm sống mãi với thời gian là nhờ có ngòi bút hiện thực sắcsảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn khi viết về đồng bào Tây Bắcgiàu tình nghĩa, thuỷ chung với cách mạng
Bài tham khảo 2
Tô Hoài trước 1945 nổi tiếng với tiểu thuyết “Dế mèn phiêu lưu ký” Đi theoCách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núiTây Bắc Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập “Truyện TâyBắc” ra đời, được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay nhất trong trong truyện “Truyện Tây Bắc”của Tô Hoài Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phongkiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo vủa Đảng “Vợchồng A Phủ” cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồicủa tư tưởng và tình cảm nhà văn Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tìnhcảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn,thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ,
bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc
“Vợ chồng A Phủ” tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi TâyBắc đối với các dân tộc vùng cao Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗithống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thựcdân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mường),
Trang 5thống lí (H’Mông) Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí,quan bang, những người đi ở trừ nợ như A Phủ, làm con dâu gạt nợ cho nhàthống lí như Mị là những “kiếp trâu ngựa”, khốn khổ, nhục nhã ê chề Thật ranhững kiếp người như Mị, như A Phủ là những kẻ nô lệ ở vùng cao Bọn thống
lí là một thứ “vua” ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyền sát đối với ngườidân Tây Bắc
Chúng có quyền bắt bớ, đánh đập, bắt làm nô lệ, gả bán, thậm chí có thểgiết người một cách dã man (trong truyện có nhắc đến một người con gái bị tróiđứng rồi chết và A Phủ thì suýt chết) Chỉ trong một truyện ngắn mà tác giả đã
mô tả được bức tranh toàn cảnh về giai cấp thống trị Tây Bắc, giá trị hiện thựccủa tác phẩm thật là sâu sắc Mị là một cô gái đẹp (tả gián tiếp ví như nhữngđêm tình mùa xuân, con trai đến đứng nhẵn đầu buồng Mị…), tài hoa (biết thổikhèn, thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi khèn) và giàu tình cảm Vẻ đẹp của Mịgợi nhớ Kiều Sinh ra trong một gia đình nghèo, Mị bị A Sử, con trai thống lícướp về làm vợ để trừ nợ Mị là vợ của A Sử nhưng thực ra chỉ là một ngườiđầy tớ, một nô lệ của gia đình thống lí Mị lặng lẽ như một con rùa trong xócửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào những công việc lao động nặng nhọc “Tếtxong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đinương bẻ bắp… Bao giờ cũng thế, suốt đời suốt năm như thế Con ngựa, contrâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà congái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm, cả ngày” Ngày tết, A Sử trói Mị trongbuồng tối rồi rủ bạn đi chơi Tô Hoài, qua nhân vật Mị còn phản ánh những tậptục man rợ của các dân tọc vùng cao Người đàn bà khi bị cướp về trình ma thì
vô hình người đàn bà (mà Mị là điển hình) đã trói cả đời mình vào nhà ấy Nếuchẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi làmột người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻcon, và nếu chồng lại chết, lại vẫn phải ở với một người đàn ông khác vẫntrong nhà ấy…Phải suốt đời ở trong nhà ấy Mị chết dần chết mòn ở trong nhàcủa thống lí Ngoài những lúc còng lưng làm việc như con trâu, con ngựa thì
Mị lại bị nhốt trong cái buồng kín mít chỉ được nhìn ra ngoài qua một cái
“lỗ vuông bàng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết làsương hay là nắng”
A Phủ là chàng trai H’Mông nghèo khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, săn
bò tót rất giỏi Con gái trong bản rất thích A Phủ, “đứa nào lấy được A Phủcũng bằng có được con trâu tốt trong nhà” A Phủ cũng là một thanh niên yêu
tự do Ngày Tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao, A Sử đến phá đám bị A Phủđánh Thống lí Pá tra bắt A Phủ đánh đập, hành hạ, phạt vạ một trăm đồng bạctrắng A Phủ phải ở cho thống lí trừ nợ Thế là trong nhà thống lí có thêm mộtcon người bất hạnh nữa làm nô lệ Mị thì làm tôi tớ trong nhà, còn A Phủ thìlàm tôi tớ ngoài rừng “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, baogiờ hết nợ tao mới thôi” A Phủ một mình ngoài rừng, trên núi cao đốt nươngchăn bò, săn bò tót… Chẳng may một lần động rừng, hổ xuống ăn mất một con
bò Thống lí đã bắt A Phủ trói đứng suốt ngày đêm ngoài trời Đó thể nói chacon thống lí Pá Tra và bọn tay chân như lí dịch, quan lang, xéo phải… là những
Trang 6điển hình cho giai cấp thống trị tàn bạo, man rợ của vùng cao Tây Bắc Mị và
A Phủ - Hai số phận bi thảm là hiện thân của thứ nô lệ của chế độ phong kiếnman rợ ở Tây Bác Nhưng Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chấttàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chấtcủa cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dântộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnhđạo của Đảng
Mị bị trói buộc, bị chà đạp nặng nề, nhưng trong sự câm lặng của Mị tiềmtàng một sự sống mãnh liệt Ngày Tết, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng bị A Sửtrói vào cột nhà, quấn tóc vào cột “Cả đêm Mị phải trói đứng như thế Lúc thìkhắp người bị dây trói thít lại, đau nhức Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ Hơirượu toả Tiếng sáo Tiếng chó sủa xa xa” Sự đàn áp tàn bạo ấy cũng khôngthể nào dập tắt được sức sống của tuổi xuân, không thể nào dập tắt được ngọnlửa của tình yêu Đau khổ ê chề như thế, nhưng chỉ nhìn thấy A Phủ bị trói là
Mị lại động lòng, thương “Trời ơi, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đếnchết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này Chúng nó thật độc ác Cơchừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết
Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày
rũ xương ở đây thôi…Người kia việc gì phải chết thế” Đấy là biểu hiện của sựnổi lạon trong lòng, Còn đây là hành vi nổi loạn của Mị: Nàng đã cắt dây tróicho A Phủ cũng chính là nàng tự cắt dây trói vô hình trói nàng vào gia đìnhthống lí Pá-Tra Rồi cả hai cũng lao chạy xuống dốc núi Mị đã tự giải thoátkhỏi ách áp bức nô lệ của chế độ phong kiến tàn bạo, dã man Sức sống tiềmtàng trong con người Mị đã trỗi dậy Tuổi trẻ, sức xuân, tình yêu đã chiến thắngbạo tàn Khi sắc xuân đã đầy ắp trong vườn thì một bông hạnh chìa ra ngoàitường nở là điều tất nhiên:
“Xuân sắc mãn viên quan bất trú
Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai”
(Du viên bất trị - Chơi vườn không được vào)
Mị và A Phủ đã đi mệt một tháng đường rừng Họ đến Phiềng Sa và đãthành vợ chồng - vợ chồng A Phủ Họ tự dựng nhà dựng cửa làm ăn sinh sống
ở Phiềng Sa Họ mơ ước có một gia đình hạnh phúc Nhưng giặc Pháp lại trànđến Phiềng Sa Gia đình A Phủ bị cướp bóc A Phủ bị giặc Pháp bắt hành hạ.Nhưng A Phủ vẫn chưa hiểu được vì sao anh lại bị giặc Pháp bắt, anh lại “thùcán bộ” vì thằng Tây bảo anh nuôi cán bộ nên mới bắt lợn của anh, đánh đậpanh, cắt tóc anh Được A Châu giác ngộ, vợ chồng A Phủ đã tham gia đội dukích chống Pháp ở Phiềng Sa Vợ chồng A Phủ đã từ đấu tranh tự phát vươnlên tự giác A Phu trở thành đội trưởng đội du kích Phiềng Sa Mị đã giúp việcđắc lực cho A Phủ từ đấu tranh giải thoát áp bức phong kiến, đến tham giakháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó cũng là hiện thực sâusắc của quá trình phát triển các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng “Vợ chồng A Phủ” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc Tác phẩm đãphản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó
Trang 7phản ánh được sự trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc dưới ánh sáng củaĐảng Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đảngđối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giảiphóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc Chính vì
có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà truyện “Vợ chồng A Phủ” có sứchấp dẫn và có giá trị bền lâu
Bài tham khảo 3
Một tác phẩm có giá trị là thông qua việc phơi bày chân thực về cuộc sống, sốphận của con người, tác phẩm đã lên án, tố cáo các thế lực chà đạp lên quyềnsống của con người, đồng cảm với ước mơ, khát vọng chính đáng của conngười, trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người và mở ra hướng giải quyếtcho con người thoát khỏi tình cảnh hiện tại Những tác phẩm có giá trị hiệnthực và nhân đạo sâu sắc thể hiện góc nhìn tinh tế và nhạy bén, cũng như tấmlòng của nhà văn hướng về con người và cuộc đời Thông qua cuộc đời, sốphận của Mị và A Phủ, cuộc sống của con người miền núi hiện lên thê thảm,nhưng điều đáng quý trong họ là dù có lúc bị bóc lột, chà đạp thì lòng yêu đời
và khát vọng sống vẫn âm ỉ sục sôi, chỉ chờ cơ hội là bùng phát mãnh liệt Bức tranh hiện thực trong "Vợ chồng A Phủ" trước hết là bức tranh vềcuộc đời tăm tối của người nông dân miền núi khi cách mạng chưa giải phóng
A Phủ và Mị hiện lên thân phận những con người đầy tủi nhục Họ đều là nạnnhân bi thảm của cái nghèo truyền kiếp, của những món nợ truyền kiếp
Với Mị, từ đời cha mẹ đã không có bạc để cưới nhau, phải đi vay nặng lãinhà thống lý Pá Tra mới có thể cưới nhau được Món nợ ấy theo suốt cuộc đờicha mẹ Mị và mỗi năm cũng chỉ trả được phần lãi là một nương ngô Mẹ Mịchết, món nợ vẫn còn đó Mặc dù không muốn, Mị vẫn bị bắt làm con dâu gạt
nợ nhà thống lý Pá Tra Mị trở thành nạn nhân của món nợ truyền kiếp ấy Cảcuộc đời Mị chỉ là sống và trả cho xong món nợ kia
Còn với A Phủ, số phận cũng có hơn gì Vì nghèo đói, cả gia đình A Phủ
đã chết trong một nạn dịch Cũng vì cuộc sống nghèo khổ mà A Phủ mới bịngười ta bắt đem bán cho một người Thái ở bản dưới Chốn về những bản vùngcao mới 10 tuổi, A Phủ đã phải đi làm thuê để kiếm sống Ngoài cái vòng víađeo trên cổ, A Phủ không có bạc, không có ruộng Cho nên mặc dù con gáitrong làng vẫn nói: "Đứa nào có được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốttrong nhà, chẳng mấy mà giàu", vì A Phủ rất giỏi bẫy hổ, săn bò tót lại biết đúclưỡi cày…, nhưng A Phủ chẳng thể lấy được vợ Rồi vì đánh A Sử mà A Phủ
bị buộc phải làm người gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra Ta thấy như A Phủ đã
bị buộc phải điểm chỉ bằng cả bàn tay của mình và bức văn tự bán chính cuộcđời của mình, sự sống của mình, hơn thế nữa, còn bán cả cuộc sống của nhữngkiếp con, kiếp cháu mình cho bọn nhà giàu cho bọn nhà giàu để gạt nợ
Đối với A Phủ cũng vậy, kiếp sống của A Phủ không đáng giá bằng kiếpsống của một con bò Để "mất một con bò", A Phủ lại bị thống lý Pá Tra tróiđứng vào cột chờ chết Thông qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, TôHoài đã làm nổi bật giá trị tố cáo của tác phẩm bởi chính cuộc đời của Mị và A
Trang 8Phủ trong cái kiếp sống trâu ngựa trong xã hội ấy đã làm một bản cáo trạng hếtsức hùng hồn về tội ác của xã hội giai cấp lúc bấy giờ, là nhân chứng sống đểphơi bày cái tàn bạo của xã hội mà giai cấp thống trị đè nén, áp bức, chà đạplên cuộc sống của con người như thời trung cổ Đồng thời trong mảng đời sốngviết về Hồng Ngài những ngày cách mạng chưa được giải phóng còn làm hiệnlên những bộ mặt quỷ dữ của bọn thống lý Pá Tra, của bọn quan lang thốngquán, Bọn chúng ngỡ như có thể ăn sống nuốt tươi những con người nghèokhổ như A Phủ và Mị Chúng ngang nhiên đánh người, bắt người một cách vôtội vạ, cuộc xử kiện của bọn quan lang đối với A Phủ thật rùng rợn… Tácphẩm đã làm nổi bật những tội ác vô cùng khủng khiếp của chúng để làm đậmlên bức tranh hiện thực, tăm tối của xã hội thực dân phong kiến ở một vùng núicao.
Viết "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã phản ánh sự vận động của tính cách(từ cam chịu đến vùng đứng lên) của số phận gắn liền với sự vận động của đờisống xã hội để khẳng định quy luật tất yếu: có áp bức, có đấu tranh Cái logictất yếu của cuộc đấu tranh ấy là đi từ tự phát đến tự giác Nhưng Tô Hoàikhông phản ánh cái quy luật, cái logic tất yếu kia bằng những triết lý khi than
mà bằng sự vận động của hình tượng nghệ thuật
Mị và A Phủ đã bị dồn xuống con đường cùng A Phủ nếu không được Mịcứu thì chắc đã chết trong cảnh bị trói đứng rồi Mị cứu A Phủ bằng cả một tấmlòng nhân hậu của mình, bằng niềm cảm thông của những người cùng cảnhngộ Mị không nghĩ tới việc bỏ trốn bởi Mị sẵn sàng trói thay vào đó cho đếnchết Nhưng khi cứu được A Phủ, cái bản tính cứng cỏi của một cô Mị năm nào
đã trỗi dậy mạnh mẽ, cái sức sống tiềm tàng ở cái giây phút bị thử thách quyếtliệt nhất đã bật dậy bằng niềm khao khát tự do, thành sức mạnh để Mị vượt quatất cả những ràng buộc của luật lệ hà khắc mà vùng lên để tự giải phóng mình
Mị chạy theo A Phủ để thoát khỏi cuộc sống tăm tối suốt bao nhiêu năm Mị đãphải chịu đựng Bởi thế hành động của Mị đã diễn ra một cách hết sức tự nhiên
Tô Hoài đã chuẩn bị cho hành động này của Mị ngay từ khi cô nói với ngườicha của mình để không bán cô cho nhà giàu, để cô có thể tự tay mình trồng ngôtrả nợ thay cho bố mẹ Cái sức mạnh ấy ngỡ đã chìm đi, đã lụi tàn nhưng rồi nóđược hồi sinh, được lớn lên cùng với sự nhận thức về cuộc sống đầy đau khổcủa mình và trở thành hành động trong đêm cứu A Phủ như ta đã thấy
Cuộc vùng dậy với sức mạnh quật khởi của Mị cũng là cuộc vùng dậy củanhững người nông dân miền núi khi bị dày xéo một cách tàn khốc Nhưng họkhông chỉ vùng dậy để chống lại cái ác, cái tàn bạo, cái dã man để giải phóngcho riêng mình Thời đại đã mở cho họ một chân trời tự do, đó là các vùng giảiphóng Cho nên con đường mà Mị và A Phủ đến khu du kích Phiềng Sa hiểnnhiên là con đường tất yếu Nhân vật của Tô Hoài không thể rơi vào cảnh ngộ
bế tắc (Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một điển hình) Mị và A Phủ đã tự tìm đếnkhu du kích Phiềng Sa, mới đầu cũng không phải là đi tìm cách mạng nhưng vềsau, được giác ngộ bởi phong trào du kích ở Phiềng Sa, bởi "người Đảng", Mị
và A Phủ đã đến với kháng chiến, đến với cách mạng, trở thành những quần
Trang 9chúng tích cực A Phủ còn trở thành đội trưởng đội du kích tham gia trực tiếpvào cuộc chiến đấu tiêu diệt đồn bản Pe, giải phóng quê hương.
Với cuộc đời và số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ, Tô Hoài đã thểhiện một cảm quan nhân đạo hết sức mới mẻ và sâu sắc Tô Hoài đã trân trọng,nâng niu những con người, những cuộc đời, những số phận đầy đau thương ấy
Ở nhân vật Mị, người con gái nghèo khổ này mặc dù là nạn nhân của cáinghèo truyền kiếp nhưng Mị vẫn là một bông hoa tươi thắm nhất của núi rừng
Mị chẳng những xinh đẹp mà còn tài hoa Mị chẳng những có tâm hồn phóngkhoáng, có tình yêu mãnh liệt với cuộc sống tự do mà còn là một người có tàithổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo Dưới ngòi bút của Tô Hoài, Mị còn là
cô gái có bản lĩnh, một bản lĩnh gan góc, cứng cỏi Mị sẵn sàng chọn lấy cáichết để không phải sống nhục, sống đau khổ trong chốn địa ngục trần gian Khi
bị đè nén đến cùng cực, sức sống tiềm tàng của Mị cũng không hề bị lụi tàn.Ngược lại, sức sống ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn để giúp Mị giải thoát sốphận của mình và sau này đến với kháng chiến Mị trở thành biểu tượng chosức sống, cho vẻ đẹp của những người thiếu nữ vùng cao Tô Hoài đã trântrọng, đã nâng niu trong từng bước đi sự thay đổi trong số phận của người congái nghèo khổ này
Với A Phủ cũng vậy, Tô Hoài đã đem đến cho nhân vật này những màu sắctươi đẹp nhất khi vẽ chân dung cậu bé nghèo khổ đã trở thành người ở gạt nợmột cách hết sức phi lý, cũng chính là người có tấm lòng hào hiệp, là người màcon gái trong lòng ai cũng ao ước: "Đứa nào có A Phủ cũng bằng có được contrâu tốt trong nhà, chẳng mấy mà giàu" A Phủ được thể hiện một cách đậm nétnhất ở quá trình đến với cách mạng sau này Nhân vật A Phủ trở thành biểutượng cho quá trình giác ngộ, cho sự đấu tranh mạnh mẽ của những người nôngdân miền núi nói chung Khắc họa một nhân vật như thế, ngòi bút của Tô Hoài
đã thể hiện một tinh thần nhân đạo mới, tinh thần nhân đạo công sản: vừa yêuthương, vừa trân trọng những con người lao động nghèo khổ, lại vừa mở ra cho
họ con đường giải phóng Từ cuộc đời và số phận của hai nhân vật này, nhàvăn muốn khẳng định những giá trị lớn lao của cuộc sống mới, cuộc sốngkháng chiến đối với cuộc đời của những con người từng chịu bao đau khổ trong
xã hội cũ
Qua cuộc đời, tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã tốcáo mạnh mẽ hiện thực xã hội miền núi trước cách mạng với chế độ thống trịkhắc nghiệt, với những phong tục tập quán đã chà đạp, đè nén, vùi dập conngười, cướp đi quyền hạnh phúc của con người, biến mỗi kiếp người trở thànhkiếp trâu, kiếp ngựa Đồng thời tác giả cũng bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc,trân thành trước cuộc đời của những con người có số phận bất hạnh Tô Hoàicòn trân trọng, nâng niu những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động miềnnúi ở cả Mị và A Phủ, đó là sự trân trọng sức sống tiềm tàng của cả hai nhânvật này Đó cũng chính là những giá trị hiện thực và nhân đạo mà tác phẩmmang lại
Bài làm 3
Trang 10Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đem đến cho văn nghệ sĩ nước
ta một cuộc tái sinh nhiệm màu Các nhà văn, nhà thơ đã đứng lên dưới ngọn
cờ cách mạng, với ý thức công dân sâu sắc, tích cực sáng tác phục vụ xã hộimới Tô Hoài là một trong những nhà văn hiện thực sớm đến với cuộc sống lớncủa nhân dân Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã cùng bộ đội tham giachiến dịch Tây Bắc giải phóng đồng bào ở ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, HoàngLiên Sơn Trước mắt Tô Hoài bây giờ là một thế giới mới với những phongcảnh mới, con người mới, vấn đề xã hội mới Ngòi bút của ông vươn ra khỏilàng Nghĩa Đô bé nhỏ để hướng đến miêu tả, tái hiện một vùng đất hết sứcphong phú và cũng hết sức kì lạ của đất nước: vùng Tây Bắc Và cũng nhưnhiều nhà văn, nhà thơ khác, Tô Hoài đã trăn trở “nhận đường” và rèn luyệncho mình một thế giới quan và nhân sinh mới, xác định một phương pháp sángtác mới phù hợp với thời đại Kết quả của những chuyến đi và niềm trăn trởnhận đường ấy là tác phẩm Truyện Tây Bắc gồm ba truyện Cứu đất cứuMường, Mường giơn và Vợ chồng A Phủ Truyện Tây Bắc chứa đựng giá trịhiện thực và giá trị nhân đạo thông qua việc miêu tả cuộc đời và số phận củahai nhân vật trung tâm là Mị và A Phủ
Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài kể về cuộc đời đầy gian truân và đau khổcủa hai vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ Họ vốn là những người nô lệtrong nhà thống lí Pá Tra; Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ, A Phủ vì dám đánhbại con trai nhà thống lí nên cũng phải làm người ở để đền tội với chủ
Trong cảnh ngộ tối tăm ấy, họ đã gặp gỡ, đồng cảm và giúp nhau thoátkhỏi nhà Pá Tra tìm đến vùng Phiềng Sa Tại đây họ đã trở thành vợ chồng.Giữa lúc bọn lính Pháp đến đánh phá và cướp bóc ở Phiềng Sa, cán bộ củaĐảng đã đến để giúp đồng bào các dân tộc tự bảo vệ cuộc sống của mình Mị
và A Phủ gặp A Châu, một cán bộ của Đảng, kết làm anh em rồi thành đội viên
du kích Nhớ lại thời điểm sáng tác Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết:
“Câu chuyện Vợ chồng A Phủ của tôi đã xây dựng được bằng mắt thấy tai nghe
và cảm nghĩ về những con người và sự việc ấy trong cuộc chiến đấu giải phóngquê hương của các dân tộc thiểu số anh em ở biên giới Tây Bắc của đất nước".Qua câu nói đó, chúng tôi đã nhận thấy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo củatác phẩm đã được nhà văn Tô Hoài xây dựng một cách có ý thức
Giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phủ thể hiện trước hết ở việc trình bàychân thực cuộc sống đau thương, tăm tối đầy bi kịch của người dân miền núiTây Bắc dưới ách phong kiến nặng nề và sự bóc lột của thực dân Pháp Giá trịhiện thực của tác phẩm còn gắn liền với sự tố cáo, vạch trần tội ác của bọnphong kiến (thống lí, thổ li, lang đạo) ở vùng cao
Hình tượng nhân vật Mị là tượng trưng cho cái đẹp bị vùi dập Cô gái trẻxinh đẹp như một bông hoa của núi rừng đó bị A Sử cướp về làm dâu Trongngôi nhà giống như một tù ngục đó, Mị suốt ngày “lùi lũi như con rùa nuôitrong xó cửa”, số phận của Mị chẳng khác nào số phận của kiếp ngựa trâu vìgiá trị của con người không được xem trọng, con người chỉ như một cái máy đểlàm việc Thậm chí, Tô Hoài viết ‘‘con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nócòn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc
Trang 11cả đêm lẫn ngày” Lẽ ra trong cuộc sống bình thường những người con gái như
Mị phải được vui chơi, đi dự hội hè, tìm thấy tình yêu và hạnh phúc cho mình.Nhưng ngược lại, đến ngày Tết, A Sử lại đi chơi với bạn trai, còn Mị thì bị tróiđứng trong buồng tối
Cùng chung nghịch cảnh với Mị là A Phủ, nhân vật trung tâm thứ hai củatruyện Nếu Mị là hình tượng tượng trưng cho cái đẹp bị vùi dập thì A Phủtượng trưng cho sự sống, sức lao động và lòng khao khát tự do của con người
bị kìm hãm A Phủ chạy nhanh như con ngựa, biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, càybừa rất giỏi và săn bò tót rất thành thạo Lẽ ra con người đó phải được tự dogiữa núi rừng để phát huy sức mạnh của mình Nhưng chỉ vì A Phù bất bìnhphản ứng, đánh lại A Sử, kẻ đã phá vỡ cuộc vui ngày Tết, mà A Phủ đã bị bắt
về làm kẻ nô lệ trong nhà thống lí, ở đây anh phải đi đốt rừng, săn bò tót, bẫy
hổ, chăn ngựa quanh năm Một lần để cho hổ ăn thịt mất một con bò mà A Phủ
bị thống lí trói đứng suốt mấy ngày trong góc nhà Hình tượng A Phủ thể hiệnmột cuộc sống bị trói buộc, tượng trưng cho sức lao động bị bóc lột và đè nén Giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ bộc lộ quaviệc trình bày chân thực cuộc sống đầy bi kịch của nhân dân miền núi Tây Bắcnói chung, đồng bào dân tộc H’Mông nói riêng mà còn thể hiện qua việc khắchọa những bộ mặt tàn bạo của cha con thống lí Pá Tra và A Sử của bọn lí dịch,quan lại, thống quản Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên nỗi khổ của nhữngngười dân thấp cổ, bé miệng như Mị và A Phủ Bộ mặt tàn bạo của chúngkhông chỉ hiện ra qua những hành động đánh đập dã man đối với kẻ ăn người ởtrong nhà mà còn qua những lời nguyền rủa rất thâm hiểm: “đời mày, đời con,đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi” Có lẽ đó không chỉ
là lời nguyền rủa của một hai cá nhân mà còn là lời nguyền rủa của cả một chế
độ xã hội Bao giờ còn chế độ xã hội đó thì vẫn còn những kẻ ác như Pá Tra vànhững nạn nhân của hắn như Mị và A Phủ
Xã hội phong kiến Việt Nam vốn đã lạc hậu, nói về nguyên nhân củanhững bi kịch mà người dân miền núi phải chịu đựng, Tô Hoài cho rằng đứngđằng sau thế lực phong kiến tại chỗ là bóng dáng của quân đội xâm lượcphương Tây tràn đến Trong bức tranh hiện thực của tác phẩm Vợ chồng A Phủhình ảnh giặc Pháp hiện lên như là chỗ dựa, là thế lực mà bọn phong kiến vùngcao sẵn sàng cấu kết để duy trì ách thống trị của chúng Người dân Tây Bắc chỉ
có thể sống được một cuộc đời ấm no, hạnh phúc khi này chấm dứt được cả haithế lực trên đây Vấn đề áp bức giai cấp gắn liền với vấn đề áp bức dân tộc làmột nét căn bản tạo nên giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phủ
Gắn liền với giá trị hiện thực của Vợ chồng A Phủ là giá trị nhân đạo xuấtphát từ cái nhìn, tấm lòng, tình thương yêu, nỗi xúc động, của nhà văn Tô Hoàitrước số phận cùa Mị và A Phủ trong truyện ngắn này Nhà văn bày tỏ sự thôngcảm với nỗi đau khổ của người phụ nữ bị gả bán như một thứ hàng hóa Chỗnào nhà văn miêu tả nỗi đau của Mị là ở chỗ đó ngòi bút của ông cũng run lên
vì xúc động Tô Hoài viết: “Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngàithì chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng” Mị chợt nhớ lại câu chuyệnngười ta vẫn kể: "Đời trước ở nhà thống lí Pá Tra có một người trói vợ trong
Trang 12nhà ba ngày, rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi Nhờ thế Mị sợ quá, Mịcựa quậy xem mình còn sống hay chết Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói xiếtlại, đau đứt từng mảnh thịt” Đọc đến đây ta nhớ lại câu thơ của Nguyễn Du:
“Đau đớn thay phận đàn bà”
Đó là nỗi đau của thân xác, còn nỗi đau tinh thần? Trong hoàn cảnh bị tróibuộc Mị nghĩ rằng minh đành ngồi trong một nhà tù chật hẹp nhìn qua một lỗvuông mà trông đợi cho đến bao giờ chết mới thôi Dù vậy, khát vọng làmngười hạnh phúc không bao giờ lụi tàn trong lòng Mị Nghe tiếng sáo thổitrong rừng, Mị tha thiết nhớ lại những ngày xuân tươi đẹp của mình và tràn trềmột lòng ham sống Ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài đã không dửng dưng vớikhát vọng đó của Mị
Giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ còn có thể tìm thấy qua việc nhà văntái hiện quá trình thức tỉnh cách mạng của những người bị áp bức Như trên đãnói, trong tác phẩm này, chủ đề giải phóng dân tộc gắn liền với chủ đề giảiphóng giai cấp nông dân và giải phóng phụ nữ Mị và A Phủ gặp nhau trongmột hoàn cảnh thật éo le, họ là những số phận đang đứng bên bờ vực thẳm Hainhân vật ấy đã kháng cự lại cái chết, kháng cự lại số phận để giữ lại cuộc sống.Trong bước đường cùng quẫn, vẻ đẹp của Mị lại hiện ra không chỉ bằng mặt
mà cả trong tâm hồn Điều đó bộc lộ rõ nhất qua thái độ của Mị đối với A Phủ:một thái độ vị tha, cùng gánh chịu khổ đau Tình yêu của họ đã đến từ việc chia
sẻ số phận chung đó Chính Tô Hoài cũng nhận xét: “Cái biểu hiện cởi trói cho
A Phủ chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng khoảnh khắc có ý nghĩa quyết định
và tồn tại đời đời” Mị cởi trói cho A Phủ rồi tìm đến khu du kích của làngH’Mông hẻo lánh vùng Phiềng Sa Được A Châu giác ngộ, họ tham gia đội dukích chống Pháp, trở thành những người tự tin vào sức mạnh của mình Vợchồng A Phủ đã từng đấu tranh tự phát vươn đến đấu tranh tự giác, từ nhữngphản ứng có tính chất bản năng đến sự phản kháng có ý thức, nhất là khi nhận
ra được nguyên nhân đau khổ của mình và lòng dạ của kẻ thù Có thể nói, quahình tượng Mị và A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng được những nhân vật có tínhcách biến đổi theo quá trình của cách mạng
Giá trị Vợ chồng A Phủ không tách rời với đường lối cách mạng và chínhsách dân tộc Đảng Cộng sản là giải phóng những người lao động bị áp bức bóclột, giải phóng mọi sức sống và vẻ đẹp bị các thế lực đen tối kìm hãm, tróibuộc
Bài làm 4
Tây Bắc là tập truyện ngắn của Tô Hoài được nhận Giải thưởng của Hội Vănhọc - Nghệ thuật 1954 - 1955 Trong tập Tây Bắc "Vợ chồng A Phủ" truyệnngắn đặc sắc hơn cả Thông qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, nhà văndựng lại quãng đời tăm tối, đau khổ của người dân miền núi trước Cách mạng,nêu cao khát vọng sống và vạch ra con đường giải phóng cho họ Đó chính làgiá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cúa tác phẩm
Cuộc đời của Mị và A Phủ có hai giai đoạn gắn với hai cảnh đời sáng - tốiđối chọi nhau Giai đoạn đầu khi ở Hồng Ngài, Mị và A Phủ đều là nô lệ cho
Trang 13nhà thống lí Pá Tra Đó là quãng đời tăm tối, bị đối xử như con trâu, con ngựa.Giai đoạn sau, khi ở Phiềng Sa là một cuộc sống khác hẳn, Mị và A Phủ đã đổiđời, đứng lên chiến đấu đê bảo vệ mình, bảo vệ đất nước Như vậy, phản ánhhiện thực, tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã chọn hai đề tài chính: đề tài về cuộcsống bị áp bức, tủi nhục của người dân miền núi dưới chế độ nô lệ thực dân vàcùng với nó là bộ mặt tàn bạo của bọn “thổ ti lang đạo” cuối cùng là đề tài về
sự thức tỉnh của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng dậy chiến đấu đểgiải phóng và tự giải phóng
Trước hết, Vợ chồng A Phủ là một bức tranh chân thực về số phận bi thảmcủa người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của bọn chúa đất phong kiếnthực dân được phản ánh qua cuộc đời Mị và A Phủ
Mị là một có gái trẻ đẹp, giàu lòng yêu đời, chăm chỉ và hiếu thảo Mị đãtừng được yêu và có những đêm tình mùa xuân hạnh phúc Nhưng vì món nợtruyền kiếp của cha mẹ mà Mị bị cướp về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí
Pá Tra Mị bị biến thành nông nô, bị chà đạp cả về nhân phẩm lẫn thể xác.Quãng đời sống trong nhà thống lí là một quãng đời đau thương, tăm tối, ápbức nặng nề đã biến một cô gái hồn nhiên, đa cảm thành hiện thân của nhẫnnhục, cam chịu Mị sống câm lặng lầm lũi, quanh năm vùi đầu vào những côngviệc khổ sai Mị còn bị ràng buộc bởi mê tín thần quyền Một khi đã đem ra
“cúng trình ma” thì người đàn bà phải tuân theo sự trói buộc vô hình suốt cảmột đời Cho nên, biết khố, biết nhục, biết mình bị đày đọa nhưng không dámphán kháng chống lại sự đày đọa khổ nhục ấy Hơn nữa, những con người như
Mị thật bé nhỏ trước thế lực tàn bạo của cường quyền Bị giam hãm trong “địangục trần gian'’ của nhà thống lí Pá Tra, Mị chết mòn theo ngày tháng, Mị “lúcnào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, “lùi lũi như như con rùa nuôi trong xócửa” Bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, Mị không còn nhớ đến cả tuổi củamình nữa, Mị đang bị tê liệt dần cả về cảm xúc, ý thức, tâm hồn, tình cảm Cái
ác của bọn thống trị là không những bóc lột - đày đọa con người về vật chất,thể xác mà còn giết chết dần ở con người những giá trị nhân bản tốt đẹp Conngười bị biến thành công cụ, thành những con vật chịu sự sai khiến
Mị và A Phủ đều là nô lệ trong nhà thống lí Nhưng con đường đến nhàthống lí thì mỗi người một kiểu Mị vì món nợ truyền kiếp mà phải thành nô lệcòn A Phủ vốn không nợ nần gì nhà thống lí nhưng cũng không thoát được,cũng rơi vào cảnh nô lệ A Phủ là một thanh niên nghèo suốt đời làm thuê, làmmướn Cha mẹ chết trong một trận dịch đậu mùa Chính cuộc sống cùng khổ ấy
đã hun đúc ở A Phủ mộ sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do và một tínhcách gan góc của người lao động đáng quý A Phủ là đứa con của núi rừng, hồnnhiên chỉ vì dám đánh con quan mà bị bắt, bị đánh đập tàn nhản, bị phạt và trởthành nô lệ cho nhà thống lí Cuộc đời A Phủ và cảnh xử kiện lạ lùng đã mở ramột khía cạnh khác trong giá trị hiện thực của tác phẩm: xã hội phong kiếnmiền núi trước cách mạng, chân lí, lẽ phái bao giờ thuộc về “con quan”, thuộc
về kẻ giàu, kẻ mạnh; kẻ thống trị Người nghèo kháng lại sự bất công thì bịđánh đập, bị tước quyền tự do, bị biến thành nô lệ không chi suốt đời mà đờicon đời cháu cũng không thoát được Hơn nữa, hủ tục nặng nề ngàn đời là hiện
Trang 14thực phản ánh áp bức kiểu trung cổ miền núi Hủ tục đó đã đẩy biết bao ngườinghèo vào thảm cảnh của sự cùng cực đói khổ Những hủ tục ấy vừa tiếp tayvừa là cóng cụ cho bọn phong kiến thống trị người dân, chà đạp lên nhân phẩmcủa họ Việc A Phủ bị bắt làm nô lệ nhà thống lí Pá Tra càng tăng thêm sức tốcáo của tác phẩm.
Hết ngày này qua ngày khác, A Phủ phải làm việc cật lực, chăn dắt đàn bò,hàng mấy chục con Chắng may một con bò bị hổ vồ mất, A Phủ bị đánh tróivào cột chờ chết Trong tay bọn thống trị, tính mạng con người thật bằng mộtcon vật
Cuộc đời nô lệ khổ đau của Mị và A Phủ là điển hình cho thân phận ngườingheo miền núi dưới chế độ cũ Bần cùng hóa con người, chà đạp lên nhânphẩm đối xử với con người không bằng con vật, đó là bản chất cùa chế độ “thổ
ti lang đạo”
Giá trị hiện thực của tác phẩm còn thể hiện trong những nội dung miêu tácảnh tàn bạo của bọn chúa đất phong kiến và bè lũ thực dân Điều này được thểhiện sâu sắc qua hình ảnh cha con thống lí Pá Tra trong mối quan hệ với Mị và
A Phủ
Nhà Pá Tra giàu có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuôc phiện Hắn làmgiàu bằng việc bóc lột sức lao động, bằng chế độ lao dịch, bằng cho vay lãinặng rồi bắt người ta để trừ nợ Cha con thống lí còn rất nhẫn tâm Tô hoài đãrất nhiều lần nói tới cảnh đánh người, trói người của Pá Tra và A Sử bằngnhững chi tiết rất thực:” A Sử lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà, tóc Mị xõaxuống, A Sử cuốn luôn tóc lên cột rồi y tắt đèn, đóng cửa lại.” Cái kĩ càng rành
rẽ trong hành độngbiểu hiện sự tàn ác tới thản nhiên của A Sử Mị phải thứcsuốt đên xoa thuốc dấu cho A Sử, mỗi lần buồn ngủ quá thiếp đi “ A Sử bènđạp chân vào mặt Mị”, Thống lí Pá Tra thì quyết định trói A Phủ cho tới chết ,
mà trói như thế nào? A Phủ bị trói từ trân lên tận đầu Không chỉ tàn ác thảnnhiên chúg còn hại nước cấu kết với thực dân làm giàu để áp bức bóc lột ngườidân Dưới thời phong kiến thực dân bọn lang đạo chúa đất ở vùng cao mặc sứclàm mưa làm gió
Phản ánh hiện thực khốn khổ của nhân dân Tây Bắc, Tô Hoài không tô vẽkhông nói quá sự thật Tất cả đều được hiện lên như một bức tranh chân thựcsống động Tài năng và cũng là đóng góp của Tô Hoài là đã làm cho bức tranhhiện thực về miền núi cao Tây Bắc trở nên hết sức phong phú với những chitiết phong phú và sinh động về cuộc sống con người Đó là vì Tô hoài có mộtthời gian đi thực tế và cũng ăn cùng sống với nhân dân nên mới có một vốnsống thực tế đáng quí như thế
Khi viết về đồng bào Tây Bắc, ngòi bút Tô Hoài thể hiện một tinh thần nhânđạo rõ rệt Nhà văn cảm thông sâu sắc với những kiếp người trâu ngựa như Mị
và A Phủ, đứng về phía họ để phản ánh, đấu tranh Nhưng sâu sắc hơn cả lànhà văn đã phát hiện được những phẩm chất đáng quí- đó là sức sống là khátvọng tự do vẫn âm ỉ trong đáy sâu tâm hồn của những con người nô lệ như Mị.Cái sức sống tiềm tàng ấy cùng với khát vọng mãnh liệt ấy khi có cơ hội sẽ
Trang 15bừng lên Cách nhìn của nhà văn trong tác phẩm hết sức nhân bản Tác giả đãdồn bút lực tập trung khắc họa diễn biến tâm lí hồi sinh của Mị Đó là vào mộtđêm tình mùa xuân” Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một” Mị sốngvới quá khứ tuổi xuân của mình” trong đầu Mị rập rờn những tiếng sáo đưa Mị
đi theo những cuộc chơi”.” Mị thấy phơi phới trở lại”.” Mị còn trẻ, Mị vẫn còntrẻ lắm, Mị muốn đi chơi” Giữa lúc lòng ham muốn trỗi dậy mãnh liệt nhất, A
Sử đã phũ phàng dập tắt Những những giây phút trỗi dậy ấy có ý nghĩa thứctỉnh để dẫn tới hành động cắt dây trói giải cứu A Phủ ở đoạn tiếp đó
Trước cảnh A Phủ bị trói, bắt gặp “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống haihõm má đã xám đen lại” Mị thốt lên trong lòng ”Trời ơi! Nó bắt trói người tađến chết Chúng nó thật độc ác giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã đánhthức tình thương trắc ẩn của Mị, cùng với những phản kháng âm ỉ đã dẫn Mịtới hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ và vùng chạy theo A Phủ Đây làhành động cứu người và tự cứu mình của Mị
Nhà văn đã rất thấu hiểu nỗi khổ của người dân miền núi, từ đó thấy được
sự thức tỉnh, sự vùng dậy của họ, trước hết là thoát khỏi dây trói của cườngquyền và thần quyền Rồi họ dừng lại ở Phiềng Sa, thành vợ chồng và đi theocách mạng
Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ Tiêu biểu cho conđường đến với Đảng, đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ởmiền núi Tây Bắc Tô Hoài khi tái hiện bức tranh hiện thực với những nét bảnchất của nó, không thể không miêu tả quá trình vận động mang tính qui luậtcủa cuộc sống Đây cũng là giá trị nhân đạo và tiến bộ của Vợ chồng A Phủ
Bài làm 5
Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thực sự là một quátrình thí nghiệm, kiếm tìm sự phù hợp mới giữa nghệ thuật và đời sống Thờigian ngắn, số lượng tác phẩm còn lại được đến hôm nay không nhiều, nhất là ởhai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Chúng ta đặc biệt trân trọng nhữngphẩm kết tinh được bước phát triển của chặng đường văn học đặc biệt này,trong đó có truyện ngắn xuất sắc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
"Vợ chồng A Phủ" vừa là thành tựu tương đối hiếm hoi của văn xuôi khángchiến, vừa ghi dấu sự trưởng thành của ngòi bút Tô Hoài trong sự chiếm lĩnhmảng đề tài miền núi, một đề tài tới nay vẫn còn nhiều mới lạ với bạn đọc.Truyện được tổ chức chặt chẽ, dẫn dắt rất dung dị, tự nhiên, không cần chạytheo những chi tiết li kì rùng rợn mà vẫn có sức hút mạnh mẽ Có được điều đóchính là nhờ ở cái nhìn hiện thực sắc bén và chủ nghĩa nhân đạo tích cực củanhà văn Sự thể hiện cuộc đời hai nhân vật trung tâm từ bóng tối đau khổ, ônhục vươn ra ánh sáng của tự do và nhân phẩm, đã chứng minh rất rõ điều đó
Cô Mị xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo khổ, có thể nói "khổ từ trongtrứng" Bố mẹ nghèo, cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí Nợchưa trả hết, người mẹ đã qua đời Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mị.Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu "gạt nợ” Mà quan trên đã muốn, kẻ