MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

10 656 8
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua của công ty trong thời gian tới 5.1.1. Thuận lợi Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam đã những chính sách quốc gia thúc đẩy phát triển công nghiệp Dược, khuyến khích hệ thống điều trị và người tiêu dùng quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước chất lượng cao. Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các Sở ban ngành Thành phố Cần thơ. Sự hỗ trợ về tín dụng của nhà nước cũng như của các ngân hàng. Sự đóng góp sáng tạo và hiệu quả của đội ngũ Ban lãnh đạo và toàn thể người lao động trong công ty. Sự tin cậy của người tiêu dùng trên cả nước đối với sản phẩm của Dược Hậu giang. 5.1.2. Khó khăn Sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa, ngành giấy đã ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm phần nào bị hạn chế. 5.2. Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang 5.2.1. Những mặt đã đạt được * Về cấu nguồn vốn Qua ba năm ta thấy cấu nguồn vốn không ngừng được cải thiện, năm 2006 công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ việc đi vay ngắn hạn, nợ phải trả chiếm 64% trong tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2007 nợ phải trả bị thu hẹp lại www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 57 chỉ còn 30% trong tổng nguồn vốn, thay vào đó vốn chủ sở hữu chiếm tới 70% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 thì cấu vốn này vẫn được duy trì vốn chủ sở hữu chiếm 68% trong tổng nguồn vốn. Lúc này chính sách của công ty là không sử dụng nguồn vốn đi vay để đầu tư vào tài sản cố định, vì dùng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định thì thời gian thu hồi lâu, thể thể gặp bất lợi. Do đó công ty huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư sẽ an toàn hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời với cấu vốn mà vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao sẽ lợi cho công ty rất nhiều trong việc khẳng định thế mạnh tài chính của công ty mình. Với thế mạnh tài chính như vậy công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như đi vay vốn khi cần thiết. * Lợi nhuận sau thuế Qua phân tích ở trên ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng. Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng là do Ban quản trị công ty cũng như toàn bộ nhân viên cố gắng để tăng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm, vì khi một công ty hoạt động tốt thì lợi nhuận luôn tăng và khi họ đầu tư thì chắc chắn họ sẽ thu được lợi nhuận. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế tăng cũng góp phần làm cho khả năng tài chính của công ty ngày càng mạnh hơn. * Về việc lập các quỹ Qua ba năm công ty luôn chú trọng việc lập quỹ dự phòng tài chính, đồng thời với chủ trương của Ban lãnh đạo công ty là luôn quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong công ty, do đó quỹ dự phòng trợ cấp mất việc không ngừng được bổ sung. Đây là chính sách rất đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty, vì trong khoảng thời gian bị ảnh hưởng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, thì việc lập hai quỹ dự phòng này là rất cần thiết. * Về khả năng thanh toán Qua ba năm công ty luôn cố gắng cải thiện khả năng thanh toán của mình, cụ thể khả năng thanh toán hiện hành liên tục tăng. Năm 2008 thì một đồng nợ được đảm bảo ít nhất bằng hai đồng tài sản lưu động. Với khả năng thanh toán này các nhà đầu tư bên ngoài thể hoàn toàn yên tâm với đồng vốn của mình. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 58 Khi đầu tư vào một công ty thì các chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm là cấu vốn, tình hình lợi nhuận và khả năng thanh toán của công ty. Như vậy, với những tình hình cấu vốn, khả năng sinh lợi của công ty và khả năng thanh toán thì công ty hoàn toàn thể khẳng định thế mạnh tài chính của mình. 5.2.2. Những mặt còn tồn tại * Về khoản phải thu Khoản phải thu của công ty tăng liên tục qua ba năm. Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản năm 2006 là 34%, năm 2007 và 2008 là 27%. Trong đó, chủ yếu là khoản phải thu tiền hàng của các hiệu thuốc, khoản công ty cho mượn tiền và khoản tài trợ. Ta thấy tỷ trọng khoản phải thu là tương đối lớn, sở dĩ khoản phải thu liên tục tăng là do công ty đang mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ được mở rộng nên các chi nhánh hiệu thuốc chưa trả tiền kịp, đồng thời do chính sách mở rộng thị trường của công ty nên công ty đã nới rộng đối với việc thu tiền hàng của khách hàng. Khoản phải thu liên tục tăng như vậy thể sẽ không lợi cho công ty vì từ đó công ty thể bị chiếm dụng vốn. Do vậy, công ty cần chú ý nhiều hơn nữa trong công tác thu tiền hàng từ các chi nhánh, hiệu thuốc. * Về khoản hàng tồn kho Qua phân tích ở trên ta thấy hàng tồn kho không ngừng tăng qua ba năm, hàng tồn kho tăng đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Chính điều này làm cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không cao, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đó việc giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ kéo theo hiệu quả sử dụng của tổng tài sản giảm xuống. * Về chi phí Qua phân tích trên ta thấy tổng chi phí qua ba năm tăng lên, điều này làm cho lợi nhuận chỉ tăng nhẹ. Tổng chi phí tăng là do những khoản chi phí như: chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất thuốc, chi phí bán hàng cụ thể là những khoản chi cho nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí lãi vay tăng, đặc biệt đáng chú ý là chi phí lãi vay trong năm 2007 là 15.394 triệu đồng, chi phí lãi vay tăng không phải do khoản đi vay tăng lên mà do lãi suất đi vay cao. Nhìn vào đồ DUPONT ta thể thấy được những khoản chi phí này qua ba năm tăng gần gấp đôi, điều này kéo theo tổng chi phí www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 59 qua ba năm cũng tăng gần gấp đôi. Chi phí tăng làm cho lợi nhuận tăng chậm lại. Vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chi phí tăng lên sẽ ảnh hương trực tiếp đến lợi nhuận,do đó công ty cần những biện pháp để hạn chế chi phí tăng lên. 5.3. Một số giải pháp 5.3.1. Về việc quản lí khoản phải thu Để tăng cường hơn nữa trong công tác thu tiền hàng hóa từ những Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc, và việc trả tiền hàng trước cho khách hàng ngoài nước và trong nước của công ty, tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn, công ty cần những biện pháp sau: Việc mở rộng thời hạn thu tiền hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc sẽ làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó cũng phát sinh thêm một số khoản chi phí, và cũng thể phát sinh nợ khó đòi. Do đó, để hạn chế bớt thời gian thanh toán tiền hàng công ty nên chính sách khuyến khích việc thanh toán tiền hàng nhanh bằng cách tăng chiết khấu thanh toán. Nhưng tăng ở mức vừa phải và công ty cần phải cân nhắc giữa số tiền mất do chiết khấu, với số tiền công ty bị mất do việc bị chiếm dụng vốn. Kế toán công nợ cần phải theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đã đến hạn và thường xuyên nhắc nhở những Chi nhánh, Đại lý hay Hiệu thuốc nhanh chóng thanh toán tiền hàng. Đồng thời công ty cần kế hoạch để thu hồi những khoản nợ này. Công ty nên phân công cho một số nhân viên kế toán công nợ chuyên phân tích, xác định uy tín, khả năng thanh toán của khách hàng trước khi quyết định cho kéo dài thời gian thanh toán. Đồng thời, những nhân viên này thường xuyên theo dõi món nợ vấn đề và sớm biện pháp thu hồi. Công ty nên kí những hợp đồng với khách hàng trong đó đưa vào một số ràng buộc trong thanh toán và sẽ những ưu đãi đối với những khách hàng thanh toán tiền sớm. Như vậy, vừa giúp thu hồi được nợ nhanh vừa giúp cho chương trình khuyến mãi của công ty thêm sinh động. Công ty nên hạn chế thanh toán tiền hàng trước cho những món hàng nhập khẩu từ nước ngoài cũng như việc trả tiền trước cho việc mua hàng hóa của một số khách hàng trong nước. Công ty cần xác định kĩ đối với những khoản nào cần www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 60 thanh toán cho người bán trước và những khoản nào chưa thực sự cần thiết thì công ty không nên trả tiền trước. Mà công ty thể kí những hợp đồng đặt hàng trước, và kí quỹ L/C đối với một số mặt hàng cần nhập khẩu. 5.3.2. Về công tác quản lí hàng tồn kho Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất của công ty để kế hoạch dự trữ những nguyên liệu nào cho hợp lí. Đồng thời thủ kho phải thường xuyên theo dõi số lượng thành phẩm cũng như nguyên liệu trong kho để báo cáo, bên cạnh đó tránh việc thành phẩm hay nguyên liệu bị hư hao, mất phẩm chất. Công ty cần tăng cường những chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm, tăng cường công tác khuyến mãi khi mua sản phẩm nhiều sẽ được tặng áo, mũ, đồ chơi cho trẻ em mang biểu tượng Dược Hậu giang. Qua đó, công ty thể nhanh chóng giảm lượng thành phẩm tồn trong kho. Xác định những hợp đồng hay những mặt hàng mà thị trường cần để sản xuất nhằm luôn đảm bảo hàng hóa cung cấp, tránh sản xuất hàng loạt dẫn đến thành phẩm tồn trong kho nhiều. Không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để sản xuất mà không phải dự trữ nguyên liệu trong kho do phải mua trước từ thị trường nước ngoài. 5.3.3. Về chi phí Bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập khẩu từ những nước lớn và uy tín thì công ty nên tìm kiếm những nguồn nguyên liệu từ những nhà cung ứng khác để giảm chi phí nguyên vật liệu xuống, nhưng đồng thời công ty cũng cần đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm. Công ty cần dự trữ một số loại nguyên liệu thực sự khan hiếm, đồng thời công ty nên thương lượng với những nhà cung cấp về giá và kí hợp đồng mua hàng với trong một thời gian nhất định hoặc cả năm để tránh biến động về giá làm giá vốn hàng bán tăng. Công ty nên hạn chế lập những khoản dự phòng quá lớn như dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, bằng cách tìm hiểu công ty đó thật kĩ rồi mới quyết định mua cổ phiếu của công ty đó. Đồng thời thường xuyên nhắc nhở các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc thanh toán tiền hàng để tránh việc lập dự phòng quá nhiều. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 61 Để nâng cao tay nghề của nhân viên trong công ty thì công ty nên mời những chuyên gia về tại công ty hay gần nơi nhân viên làm việc để giảng nhằm hạn chế bớt những khoản chi phí về ăn uống, nhà ở của nhân viên tham gia lớp học. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Trước tình hình chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, rất nhiều công ty nhỏ cũng như những công ty mới thành lập đã không chống chọi được với những khó khăn, nhất là trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Trong khi các chi phí đầu vào cho việc sản xuất thì cứ tăng. Các công ty này đã phải ngưng sản xuất hoặc hạn chế sản xuất. Công ty Cổ phần Dược Hậu giang từ khi mới thành lập đến nay rất được sự quan tâm của Nhà nước, cũng như được sự quan tâm của các cấp chính quyền và Sở ban ngành Thành phố Cần Thơ. Thêm vào đó, cùng với sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo công ty, toàn thể Cán bộ Công nhân viên trong công ty và sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua là rất cao, tình hình tài chính của công ty cũng rất tốt. Cụ thể như sau: Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng. Khả năng thanh toán của công ty luôn được cải thiện và đảm bảo. Công ty luôn tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo cấu vốn. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của Cán bộ, Công nhân viên trong công ty, cụ thể bằng việc công ty không ngừng tăng cường cho quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Qui mô sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng, thị trường không những được mở rộng trong nước mà còn được mở rộng ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, trình độ quản lý cũng như về mặt công nghệ sản xuất luôn được đổi mới. Hàng loạt những sản phẩm mới thường xuyên được tung ra thị trường. Đặc biệt, Dược Hậu giang luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phục vụ tốt nhu cầu thuốc của người dân. Dược Hậu giang cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Đồng thời khắc phục những gì mà công ty chưa làm được để sản phẩm của Dược Hậu giang mãi là sản phẩm dược được khách hàng cũng như các Y bác sĩ tin dùng. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 63 6.2. Kiến nghị * Đối với công ty Trong giai đoạn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, công ty nên thành lập một nhóm chuyên gia để phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và mở rộng thị trường trong thời buổi cạnh tranh đầy khốc liệt này. Công ty cần khai thác nhiều hơn nữa đối với dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của người dân. Vì cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm dành cho nhiều giới khác nhau như những sản phẩm đặc biệt dành cho trẻ em. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu hồi những khoản tiền hàng từ những Chi nhánh, Đại lý, Hiệu thuốc để tránh tình trạng công ty xu hướng bị chiếm dụng vốn. Công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lí hàng trong kho. Đảm bảo đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Đối với việc sử dụng những mặt bằng còn trống, công ty không nên bán mà nên cho thuê hoặc lập kế hoạch kinh doanh trên nền đất đó. Khi cần thiết công ty không cần đi mua thêm đất để phục vụ cho nhu cầu mở rộng qui mô. Trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất công ty cần chú trọng hệ thống nơi đặt kho bãi và sở sản xuất nên đặt tại những nơi nhiều nguồn nguyên liệu, thuận tiện trong việc mua bán, hạn chế hư hao và chi phí vận chuyển và bảo quản. Không ngừng cập nhật những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. * Đối với nhà nước Nhà nước nên chú trọng hơn nữa tới những chính sách khuyến khích những nhà sản xuất sản phẩm dược trong nước, nhằm bình ổn giá cả mặt hàng thuốc. www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 64 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tránh tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường, nhằm tạo lòng tin cho người dân đối với những sản phẩm dược. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong ngành dược. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lí chất lượng sản phẩm dược, đặc biệt đối với những sản phẩm mới tung ra thị trường thì cần được kiểm nghiệm kỹ, đảm bảo không nhiều tác dụng phụ đối với những bệnh nhận dùng thuốc. Khuyến khích những nhà sản xuất thuốc những chính sách ưu đãi, cũng như mở rộng công tác tăng cường hiểu biết của người dân về việc sử dụng thuốc đối với nhân dân vùng sâu vùng xa và vùng nhiều người đồng bào dân tộc www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Trương Đông Lộc, Ths. Trương Thị Bích Liên, Ths. Nguyễn Thị Lương, Ths. Nguyễn Văn Ngân, Ths. Trần Bá Trí (2008). “Bài Giảng Quản Trị Tài Chính”. Trường Đại học Cần thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. 2. PGS. TS Lưu Thị Hương (2003), “ Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê. 3. GS. TS Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng (2008). “Giáo Trình Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp”. Nhà xuất bản tài chính. 4. Công ty Cổ phần Dược Hậu giang. “Bản Cáo Bạch Chào Bán Cổ Phiếu” (2007). 5. Nguyễn Văn Khuôn, Trần Phương Khánh Vân (2008). “Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang”. Trường Đại học Nha Trang. 6. Hứa Minh Tuấn (2006). “Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu giang”. Trường Đại học Cần thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. + www.kinhtehoc.net http://www.kinhtehoc.net . tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên 58 Khi đầu tư vào một công ty thì

Ngày đăng: 25/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan