1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (vinaconex5)

120 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2.5.2. Yêu cầu trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 41

  • 3.3.3. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng tại công trường 95

  • PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU 106

  • Kết luận chương 3 107

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

  • KẾT LUẬN 108

  • KIẾN NGHỊ 108

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BẢNG

  • - An Toàn - Quy chuẩn

  • - Kỹ thuật - Quy phạm PL

  • - Mỹ thuật - Hợp đồng

  • Hình 1.1. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng

  • Nhìn vào sơ đồ (hình 1.1), chất lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp vớ...

  • Hình 1.2. Sơ đồ đảm bảo chất lượng

  • Hình 1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng

  • Hình 1.4. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện

    • + Sơ đồ tổ chức, danh sách các cán bộ, cá nhân của CĐT và nhà thầu. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong công tác QLCLXDCT;

    • + Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;

    • + Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;

    • + Biện pháp kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị công nghệ được sử dụng và lắp đặt vào công trình;

    • + Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;

    • + Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng;

    • + Quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình thi công;

    • + Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan;

    • + Các nội dung khác có liên quan đến hợp đồng xây dựng.

  • Để bộ máy quản lý, thi công xây dựng công trình hoạt động thật sự hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư. Khi thiết kế nhiệm vụ cho mỗi bộ phận chức năng trong bộ máy quản lý, thi công xây dựng công trình nhà thầu cần tuân thủ và đặt ra ...

  • 2.4.3.1. Phó giám đốc phụ trách công trình, Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy trưởng

  • Yêu cầu trách nhiệm:

  • + Quản lý và điều hành hoạt động của dự án để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng thời hạn, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn lao động, chi phí hợp lý và thỏa mãn cao nhất các yêu cầu của chủ đầu tư.

  • + Huy động và cung cấp nguồn lực cho dự án.

  • + Chuẩn bị cho hoạt động thi công.

  • + Kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ, an toàn và chi phí hoạt động của công trường.

  • + Đánh giá và kiểm soát hiệu quả của dự án.

  • + Làm việc với chủ đầu tư, các bên liên quan, cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án.

  • + Cập nhật, phổ biến và tổ chức tuân thủ các yêu cầu của pháp luật trong quá trình thực hiện dự án.

  • + Cam kết thực hiện Chính sách chất lượng Công ty, đem lại sự thoả mãn cho khách hàng.

  • Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

  • + Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương.

  • + Tham gia các khoá đào tạo xây dựng và quản lý dự án.

  • + Am hiểu về biện pháp thi công topdown, biện pháp thi công cáp.

  • + Am hiểu quy định của nhà nước về xây dựng và quản lý chất lượng công trình.

  • + Sử dụng ngoại ngữ (anh văn) thành thạo và giao tiếp tốt.

  • + Chỉ huy trưởng có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô và biện pháp thi công tương tự.

  • Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

  • + Tiến độ thực hiện dự án.

  • + Chi phí thực hiện dự án.

  • + Tỷ lệ chất lượng của công trình với cam kết của nhà thầu.

  • + Mức độ ảnh hưởng của công việc phát sinh (tiến độ, khối lượng, chi phí, sự cố) đến sự thoả mãn của khách hàng.

  • + An toàn trong thi công (số lần quy phạm nội quy an toàn, số lần xảy ra các sự cố tai nạn lao động).

  • 2.4.3.2. Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng thi công (QA-QC)

  • Yêu cầu trách nhiệm:

  • + Nắm vững các yêu cầu chất lượng của công trình.

  • + Lập kế hoạch chất lượng cho công trình.

  • + Lập biện pháp quản lý chất lượng thi công.

  • + Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công và các cơ sở sản xuất.

  • + Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư vào công trường.

  • + Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

  • Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

  • + Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương.

  • + Am hiểu quy định của nhà nước về xây dựng và quản lý chất lượng công trình.

  • + Nắm vững nguyên lý quản lý chất lượng thi công xây dựng.

  • + Sử dụng ngoại ngữ (anh văn) tốt, đọc hiểu bản vẽ thi công và tiêu chí kỹ thuật công trình.

  • + Có kinh nghiệm thi công tầng hầm và thi công cáp cho nhà cao tầng.

  • Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

  • + Khả năng hoàn thành mục tiêu và trách nhiệm đã nêu trên.

  • + Các kết quả của quá trình đo đạc, giám sát chất lượng công trình.

  • 2.4.3.3. Bộ phận Kỹ thuật thi công

  • Yêu cầu trách nhiệm:

  • + Chuẩn bị cho việc thi công.

  • + Quản lý chất lượng các công tác thầu phụ thi công.

  • + Theo dõi - giám sát chất lượng và tiến độ thi công.

  • + Phối hợp với thủ kho công trường kiểm soát lượng vật tư, thiết bị trên công trường.

  • + Phối hợp với Chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia nghiệm thu công việc.

  • + Phối hợp với cán bộ an toàn lao động giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động trên công trường.

  • + Báo cáo mỗi ngày cho chỉ huy trưởng công trình.

  • Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

  • + Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương.

  • + Có kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý các tổ đội thi công, hiểu biện pháp, kỹ thuật thi công và các tiêu chuẩn thi công.

  • + Đã từng thi công các công trình có quy mô tương đương.

  • Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

  • + Tỷ lệ tiến độ thực hiện công việc với tiến độ đã duyệt.

  • + Tỷ lệ chất lượng các công việc thực hiện với chất lượng mà nhà thầu ký kết.

  • + Mức độ tuân thủ của các tổ trưởng và thầu phụ.

  • + Số vụ việc quy phạm về an toàn trong thi công và vệ sinh môi trường.

  • 2.4.3.4. Bộ phận thiết kế biện pháp và bản vẽ thi công

  • Yêu cầu trách nhiệm:

  • + Nghiên cứu, triển khai các chi tiết ra thực tế bằng các biện pháp thi công an toàn và thuận lợi nhất.

  • + Tập hợp đầy đủ các loại bản vẽ, yêu cầu thay đổi, bóc tách khối lượng, yêu cầu hạng mức, yêu cầu vật tư và lưu trữ đảm bảo an toàn. Cung cấp kịp thời, chính xác cho các bộ phận triển khai thi công.

  • + Lập bản vẽ hoàn công.

  • Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

  • + Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng hoặc tương đương.Có kiến thức về kiến trúc và việc cập nhật kiến thức về công nghệ – kỹ thuật thi công xây dựng.

  • + Đọc, hiểu được tài liệu Tiếng Anh.

  • + Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và các phần mềm chuyên ngành liên quan.

  • Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

  • + Tỷ lệ bản vẽ chất lượng để triển khai các chi tiết ra thực tế.

  • + Tỷ lệ bản vẽ chi tiết có khả năng đáp ứng cho quá trình triển khai thi công.

  • + Tỷ lệ bản vẽ hoàn công chính xác, đầy đủ và kịp thời cho việc thanh quyết toán công trình.

  • + Tỷ lệ bản vẽ được đầy đủ và an toàn trong việc tập hợp và lưu trữ.

  • Thi công là quá trình qua đó nhà thầu với năng lực và điều kiện tương xứng, tổ chức kiến tạo công trình theo đúng bản vẽ thiết kế đã duyệt, quy chuẩn-tiêu chuẩn xây dựng và những cam kết trong hợp đồng giữa hai bên.Thi công tạo nên chất lượng tổng hợp...

  • Thi công được biểu hiện trên hai phương diện: Phương diện kỹ thuật thực hiện và Phương diện tổ chức thực hiện:

  • + Phương diện kỹ thuật thực hiện chỉ ra những giải pháp kỹ thuật nào cụ thể sử dụng để thi công công trình đạt được chất lượng theo quy định.

  • + Phương diện tổ chức thực hiện làm rõ bằng phương án tổ chức sản xuất nào thì công trình được tạo ra vừa đảm bảo chất lượng quy định, vừa rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí xây lắp.

  • 2.5.2. Yêu cầu trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

  • Theo nghị định 15/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm:

  • - Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

  • - Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ ...

  • - Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

  • - Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới

  • công trình.

  • - Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.

  • - Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.

  • - Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế Xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.

  • - Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳsai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc ph...

  • - Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

  • - Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

  • - Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

  • - Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.

  • Việt Nam hiện đang có một thị trường xây dựng sôi động và đầy tiềm năng phát triển, vì thế đổi mới công nghệ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới vào ngành xây dựng đang là yêu cầu bức thiết. Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công tiên t...

  • Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công phải rõ ràng, đúng và đủ: Trong quá trình thi công xây dựng trên công trường, các công việc được diễn ra liên tục, công việc sau bị phụ thuộc rất nhiều vào công việc thực hiện trước đó. Do vậy, nếu không ...

  • Biện pháp thi công và tổ chức thi công phù hợp: Đối với từng công trình xây dựng có quy mô và đặc thù khác nhau sẽ có những biện pháp và cách thức tổ chức thi công khác nhau phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cho thi...

  • Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của bộ máy cán bộ thuộc Ban chỉ huy công trường đảm bảo để tổ chức thi công được thông suốt: Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp ...

  • - Đầu tư & kinh doanh nhà ở, khu đô thị. Đầu tư, khai thác & kinh doanh nước sạch. Khai thác, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng.

  • - Kinh doanh vận tải đường bộ & thiết bị xây dựng.

  • - Kinh doanh dịch vụ lao động và thương mại.

  • - Sửa chữa, bảo trì: thiết bị cơ, điện, nước và khí các công trình công nghiệp và dân dụng.

  • - Sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ công nghiệp cho xây dựng và gia dụng; Chế biến gỗ và lâm sản cho xây dựng.

  • - Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị và sản phẩm xây dựng.

  • Hình 3.1. Một số công trình tiêu biểu của công ty

  • Công trình Trung tâm Hội nghị Quốc Gia tại Hà Nội

  • Công trình Sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình

  • Công trình Bảo tàng Hà Nội

  • Công trình thi công Nhà máy Thủy điện, Đập tràn xả lũ – Cửa Đạt – Thanh Hóa

  • Công trình Xi măng Cẩm Phả - Quảng Ninh

  • Cụm Cao tầng Hỗn hợp N05 – Trần Duy Hưng

  • Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xây dựng số 5 (Vinaconex 5):

  • 1. Bộ máy quản lý điều hành của Vinaconex 5 gồm:

  • - Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát.

  • - Hội đồng quản trị.

  • - Ban Tổng giám đốc.

  • 2. Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ sau:

  • - Phòng Tổ chức hành chính.

  • - Phòng Tài chính - Kế toán.

  • - Phòng Kinh tế kế hoạch đầu tư.

  • - Phòng Đấu thầu & Quản lý dự án.

  • - Phòng Kinh doanh & Quản lý vật tư thiết bị.

  • 3. Vinaconex 5 có các Đội, các Ban xây dựng phụ thuộc:

  • Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

  • Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi con người trong dự án và tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ...

  • Nhà thầu thành lập Bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường dưới sự điều hành trực tiếp của CHT và chỉ đạo chung của PGĐPTCT nhằm:

  • + Đảm bảo chất lượng công trình.

  • + Đảm bảo tiến độ thi công.

  • + Đảm bảo đúng thiết kế.

  • + Nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc thiết bị.

  • + Giá thành thi công hợp lý.

  • + Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường

  • Phó Giám đốc phụ trách công trường, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng:

  • Phó Giám đốc phụ trách công trường quản lý chung tại trụ sở công ty, điều hành chung toàn bộ công trình kết hợp với các phòng ban chức năng trên công ty điều hành. Báo cáo với công ty về toàn bộ hoạt động trên công trường theo định kỳ. Công ty căn cứ ...

  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức thi công toàn bộ công trình theo hợp đồng kinh tế đã ký với Chủ đầu tư, điều tiết thi công giữa các bộ phận trong đội khi cần thiết.

  • Chỉ huy trưởng tổ chức, điều hành mọi hoạt động thi công trên công trình, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa công trường và các bên liên quan. Chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ thi công, an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ của công trình.

  • Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước PGĐPTCT về việc thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn. PGĐPTCT có đủ thẩm quyền quyết định các công việc liên quan đến sản xuất hàng ngày để đảm bảo công tác thi công an toàn, nh...

  • Phó chỉ huy trưởng giúp Chỉ huy trưởng tổ chức, điều hành mọi hoạt động thi công trên công trình, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa công trường và các bên liên quan. Trong một số trường hợp nếu nhận được sự ủy quyền của Chỉ huy trưởng thì Phó Chỉ huy ...

  • Các bộ phận trong ban chỉ huy công trường:

  • Các bộ phận về kỹ thuật:

  • Bộ phận Y tế - An toàn:

  • Bộ phận này có trách nhiệm lập biện pháp an toàn chi tiết theo từng công việc, bộ phận, hạng mục công trình và toàn bộ công trình, chuyển đến CHT trình các bên liên quan (PGĐPTCT, TVGS, TVQLDA và CĐT) phê duyệt.

  • Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho công nhân tham gia làm việc tại công trình. Trong quá trình thi công đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động của công nhân trên công trường. Ngoài ra trên công trường ...

  • Kết hợp với các bộ phận khác nhằm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác y tế - an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên công trình. Đưa ra những nội quy, cảnh báo an toàn lao động cần thiết trong quá trình thi công.

  • Bộ phận thiết kế biện pháp và bản vẽ thi công:

  • Nhiệm vụ cụ thể của các kỹ sư ở bộ phận này là nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, tiến độ của CĐT, phối hợp với BCHCT, cán bộ kỹ thuật tổ chức thi công các bản vẽ thi công chi tiết cho từng công việc, tính toán dự trù vật tư, vật liệu, nhân công,...

  • Các kỹ sư được phân công nhiệm vụ theo đầu tên công việc (thiết kế bản vẽ thi công; biện pháp thi công công tác trắc đạc, cốp pha, cốt thép, hoàn thiện, lắp đặt điện, nước, an toàn lao động; lập tiến độ thi công theo từng giai đoạn tuần, tháng, quý, n...

  • Bộ phận kỹ thuật tổ chức thi công:

  • Bộ phận này trực tiếp nhận lệnh thi công từ BCHCT và CHT để chỉ đạo các đội thi công thực hiện tốt các kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, tháng, năm cũng như tổng tiến độ đã đề ra.

  • Căn cứ theo tiến độ thi công đã được CĐT phê duyệt, phối hợp với Bộ phận thiết kế để đề ra các kế hoạch thi công cụ thể cho từng công tác, từng hạng mục, lập kế hoạch cung ứng vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị cho từng giai đoạn nhằm đảm bảo các công...

  • Giám sát thi công về kỹ thuật, kết cấu, khối lượng, chất lượng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho việc thi công tại từng hạng mục cũng như trên toàn bộ công trường.

  • Các bộ phận về nghiệp vụ, bao gồm:

  • Bộ phận Thanh quyết toán; Bộ phận kế toán công trường và Bộ phận Tổ chức hành chính:

  • Giúp việc cho CHT về toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê, tiền lương, cung ứng vật tư, các công việc về hành chính, đời sống và trang bị bảo hộ lao động, quản lý thu chi, cụ thể:

  • + Giải quyết các thủ tục hành chính và căn cứ vào khối lượng (do CHT tập hợp) để giải quyết các khoản tạm ứng, thanh quyết toán với các tổ thợ và với bên CĐT (thông qua Công ty).

  • + Giữ gìn an ninh chung cho công trường thi công.

  • + Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư cho công trình, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Công tác cung ứng phải đảm bảo cung cấp các vật liệu xây dựng và thiết bị cần thiết cho việc thực hiện tiến độ thi công đã đề ra sao cho đủ số lượng, đúng c...

  • - Phân phối nguyên vật liệu cho các nơi nhận gia công.

  • - Kiểm nhận và quản lý về chất lượng và số lượng.

  • - Cất chứa bảo quản và cấp phát hàng cho các tổ đội thi công có ghi chép tỉ mỉ.

  • - Cấp phát cho các đơn vị thi công, đội thi công.

  • - Đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa công trường với CĐT, với Công ty và với các cơ quan chức năng có liên quan khác.

  • - Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với người lao động.

  • - Thực hiện việc tổng hợp khối lượng thi công theo từng kỳ rồi trình CĐT, Công ty để làm thủ tục thanh quyết toán cho các công việc đã hoàn thành.

  • Các tổ đội thi công trực tiếp:

  • Là các tổ công nhân trực tiếp thi công từng công việc, đảm bảo thực hiện đúng biện pháp thi công, an toàn lao động đã được giao, đảm bảo chất lượng kỹ thuật tiến độ thi công theo yêu cầu.

  • Mỗi một tổ sẽ có tổ trưởng và các công nhân làm việc theo từng khu vực, hạng mục công trình được phân công. Tổ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ, an toàn trong khu vực của mình và quyết toán lương của tổ gửi cho bộ phận tài chính để thanh...

  • Bảng 3.1. Đánh giá bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường

  • Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân:

  • + Phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, phòng ban cũng như các cá nhân.

  • + Áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm xây dựng của Công ty.

  • + PGĐPTCT, CHT được bố trí làm việc căn cứ vào đánh giá năng lực hàng năm và do Ban Giám đốc công ty quyết định.

  • + CHT thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng và bố trí sắp xếp cán bộ kỹ thuật phù hợp với công việc và trình độ chuyên môn của từng người.

  • + Luôn tuân thủ đúng luật lao động và khen thưởng thích hợp để kích thích tinh thần làm việc của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc trả lương, nâng lương, lên chức, thưởng phạt đều được quy định rõ trong bản quy chế của Công ty, luôn đảm bả...

  • + Công ty duy trì được nguồn nhân lực ổn định, nhiều cán bộ, công nhân viên gắn bó lâu dài, có nhiều kinh nghiệm thi công.

  • Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân:

  • + Một số công trường xây dựng, bộ máy BCHCT hoạt động chưa hiệu quả.

  • + Công ty chưa có bộ phận chức năng nào quản lý nghiệp vụ của các PGĐPTCT và CHT.

  • + Việc sắp xếp và bố trí công việc cho cán bộ kỹ thuật còn mang tính chủ quan của CHT. Vẫn còn cán bộ kỹ thuật được bố trí công việc không đúng với chuyên ngành đào tạo và chưa sát với kỹ năng, kinh nghiệm của cá nhân.

  • + Năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật là không đồng đều, một số cán bộ kỹ thuật chưa có kinh nghiệm thi công.

  • + Việc tăng cường số lượng nhân sự quản lý thi công không thực sự hiệu quả dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh, xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cán bộ kỹ thuật.

  • + Số lượng công nhân lao động theo hợp đồng thời vụ khá cao, phần lớn họ là lao động thủ công không qua đào tạo, chất lượng công việc của đội ngũ công nhân mùa vụ thường không đạt chất lượng tốt, cán bộ kỹ thuật phải mất nhiều thời gian để hướng dẫn t...

  • + Công tác quản lý nhân sự còn có nhiều hạn chế do bộ phận hành chính nhân sự không có chuyên môn về xây dựng. Công tác tuyển dụng còn chưa được chú trọng, không tổ chức thi tuyển nên chưa thực sự đánh giá được năng lực nhân sự mới vào. Công tác đánh...

  • + Kinh nghiệm và phương pháp quản lý bộ máy nhân sự công trường của các PGĐPTCT và CHT ở mỗi công trình khác nhau là khác nhau, chưa có chuẩn mực để đánh giá năng lực nhân sự ở các vị trí này, chủ yếu dựa vào kết quả thi công và chất lượng của từng dự...

  • + Việc kiểm tra, đánh giá năng lực và hiệu quả công việc hàng năm của công ty đối với các cán bộ kỹ thuật chưa được thực hiện nên chưa có sự sàng lọc và sa thải các nhân sự yếu kém.

  • + Tổ chức bộ máy quản lý thi công trên công trường chưa khoa học, các bộ phận chức năng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ lẫn nhau, làm việc cứng nhắc.

  • + Số lao động mùa vụ tuyển dụng quá nhiều, nên giảm bớt vì chất lượng số lao động này tay nghề kém sẽ không đảm bảo chất lượng thi công công trình.

  • + Công ty không có kế hoạch kiểm tra chất lượng thi công định kỳ ở mỗi công trình, nên chưa nâng cao và tuyên truyền được ý thức đảm bảo chất lượng đến từng cán bộ kỹ thuật và công nhân thi công.

  • Nguyên vật liệu thông thường Công ty mua trên thị trường và hạch toán như bình thường. Việc cung cấp nguyên nhiên liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Công ty không dự trữ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường rồi cung...

  • Kho bãi dùng để bảo quản nguyên vật liệu được công ty quy định cụ thể tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật: để nơi khô thoáng, thường xuyên kiểm tra kho bãi theo định kỳ. Các đơn vị thi công bố trí bảo vệ kiểm soát chặt chẽ con người, vật tư, thiết bị ra vào...

  • + Với vật tư cốt thép, cốp pha sử dụng kho nửa kín có mái che hoặc kho hở được phủ bạt dứa để tránh mưa nắng.

  • + Các loại vật tư khác đặt trong kho kín, riêng các vật liệu dễ cháy nổ được đặt riêng trông coi cẩn thận.

  • Khi giao nhận kết cấu xây dựng, cấu kiện, vật liệu, thiết bị,… phải xem xét cả về số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Khi cân, đong, đo, đếm, phải đối chiếu với những điều khoản ghi trong hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng và căn cứ và...

  • Để đảm bảo chất lượng công trình, BCH cũng tiến hành kiểm tra, lưu mẫu có kèm theo biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào thi công. Công ty sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và số lượng mẫu được tuân theo tiêu chuẩn lấy mẫu thí ng...

  • Nhà thầu sẽ lưu tại văn phòng công trường một bộ đầy đủ các chứng chỉ xác nhận nguồn gốc, kết quả thí nghiệm, kiểm định đạt yêu cầu để chủ đầu tư và cơ quan quản lý thanh tra kiểm tra bất cứ lúc nào. Trong trường hợp nếu có yêu cầu của CĐT trong v...

  • Tất cả các vật liệu được sử dụng cho công trình sẽ được Nhà thầu đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu, tuân thủ theo các quy định về kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công hoặc do chủ đầu tư quy định. Tất cả các vật tư đều có kết quả chứng nhậ...

  • Nhà thầu sẽ trình lên chủ đầu tư các chứng chỉ xác nhận chất lượng, mẫu vật tư, cũng như nguồn gốc vật tư và chỉ tiến hành ký hợp đồng đưa vật tư vào sử dụng khi đủ các yêu cầu về kỹ thuật, pháp lý.

  • Nhu cầu cung ứng vật tư - kỹ thuật phải gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn hoàn thành từng công việc và được xác định trên cơ sở khối lượng công tác bằng hiện vật (căn cứ vào thiết kế - dự toán của công trình), những định mức sử dụng, tiê...

  • Hệ thống sổ sách, chứng từ đều hết sức minh bạch, thực hiện theo đúng quy định.

  • Vinaconex 5 hiện đang quản lý một danh mục tài sản máy móc, thiết bị hùng hậu đáp ứng hầu hết nhu cầu thi công đa dạng trên các công trường xây dựng từ Bắc đến Nam, bao gồm các loại thiết bị sau:

  • + Cần trục & thiết bị nâng: các loại cẩu (Cẩu tháp, cẩu TADANO, cẩu tự hành, cẩu KATO, cẩu Maz, cẩu xích,...), các loại cần (Cần trục tháp, cần trục bánh xích,...) thang máy, thang chở vật liệu, vận thăng, tời điện, Elêvatơ chở vật liệu,...

  • + Ô tô vận tải: ôtô Maz các loại, ôtô Hundai, ôtô tự đổ Kamaz,... Xe bán tải, xe bệ, xe Bắc Kinh, xe con, Stes tưới nước Hundai,...

  • + Trạm trộn bê tông: trạm trộn bê tông xi măng, máy phun + trộng vữa, máy bơm bê tông tĩnh, xê vận chuyển bê tông,...

  • + Thiết bị thi công nền móng, đường: các loại máy đào, máy ủi, máy lu rung, đầm đất, máy xúc, máy ép cọc, máy phun nhựa, máy rải bê tông nhựa,...

  • + Máy gia công cơ khí & gỗ: các loại máy hàn, máy cắt thép, máy uốn thép, máy cắt bê tông, tời kéo thép, máy bào,...

  • + Máy trộn bê tông & vữa: các loại máy trộn bê tông, đầm,...

  • + Máy phục vụ điện, nước và cơ khí: máy phát điện, máy bơm điện, máy nén,...

  • + K.Coppha, giáo thép: bao gồm hàng trăm tấn các hệ thống coppha đa dạng, khung giàn giáo, sắt hộp,...

  • Toàn bộ thiết bị máy móc, thiết bị thi công được lưu trữ ở kho Tổng công ty. Với mỗi một công trình đều có kho riêng để lưu trữ máy móc và thiết bị thi công dùng cho công trình của mình trong quá trình thi công.

  • Các yêu cầu đối với máy móc, thiết bị khi nhập về công trường:

  • Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận hành, tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không được khai thác quá công suất tối đa cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện phải xây dựng bảng chỉ dẫn quy tr...

  • Xây dựng kho, lán đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn, có hệ thống phòng chống cháy nổ để lưu giữ, bảo quản thiết bị, phương tiện. Công ty tiến hành xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện theo từng năm. Tiến hành gh...

  • Định kỳ Công ty tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. Công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với máy móc, ...

  • Hình 3.4. Một số hình ảnh thiết bị tiêu biểu của Công ty

  • + Công ty không tốn chi phí cho dự trữ nguyên vật liệu.

  • + Các đối tác cung cấp vật tư và máy móc thiết bị của công ty là những nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hàng hoá. Kho hàng, bãi tập kết vật tư tại công trường phần lớn đạt tiêu chuẩn.

  • + Thủ kho tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất tốt.

  • + Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thường xuyên, phản ánh đúng đủ số lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồn gốc vật liệu.

  • + Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản nghiệm thu vật tư.

  • + Có kế hoạch đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất, thi công của công ty hàng năm phù hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, lựa chọn đầu tư những thiết bị, phương tiện phù hợp công nghệ và tiên tiến nhất.

  • + Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận hành, tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không khai thác quá công suất tối đa cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện có xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình vậ...

  • Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công:

  • + Nguồn cung cấp nguyên vật liệu không ổn định và giá cả lên xuống bất thường theo quan hệ cung cầu trong mùa xây dựng.

  • + Việc lựa chọn các đối tác cung cấp vật tư và máy móc thiết bị của công ty chủ yếu dựa trên mối quan hệ có sẵn giữa nhà cung ứng với công ty chứ không phải dựa trên tính kinh tế kỹ thuật.

  • + Hoạt động kiểm tra chất lượng vật tư chủ yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây lắp. Trong khi đó, hoạt động kiểm tra đánh giá khả năng của các nhà cung ứng, phương thức vận chuyển vật tư cũng như chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú trọng n...

  • + Vẫn còn xảy ra tình trạng kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào lỏng lẻo, dẫn đến sai hỏng nghiêm trọng không đảm bảo chất lượng thi công làm mất uy tín với Tư vấn và Chủ đầu tư.

  • + Ở một số công trình thi công, công tác kế hoạch vật tư cung cấp cho công trường chưa thực sự khoa học, dẫn đến tình trạng kho bãi quá tải, xắp xếp lộn xộn.

  • Nguyên nhân của những hạn chế về công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công:

  • + Công ty có thói quen lấy nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thân quen là không tính đến tính kinh tế- kỹ thuật một phần là do yếu tố vốn. Các nhà cung cấp là các đối tác thân quen thường không có các yêu cầu thanh toán khắt khe, Công ty có thể được...

  • + Công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư của công trường còn yếu kém, thường không bám sát được tiến độ thi công thực tế, không hiểu rõ về chủng loại vật tư và thời gian cần thiết để vận chuyển vật tư đến chân công trường.

  • + Việc chủ quan, lơ là của cán bộ kỹ thuật trong việc kiểm tra vật tư thiết bị đầu vào vẫn xảy ra. CHT và PGĐPTCT chưa bám sát việc kiểm tra chất lượng vật tư và thiết bị, chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới.

  • Sau khi trúng thầu, nhà thầu sẽ triển khai ngay công tác thi công xây dựng công trình với trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng của công ty qua các bước như sau:

  • Bước 1: Lập và phê duyệt biện pháp thi công:

    • Trước khi thi công, thống nhất với Chủ đầu tư nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu, kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:

    • + Sơ đồ tổ chức, danh sách các cán bộ, cá nhân của Chủ đầu tư và nhà thầu. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng;

    • + Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;

    • + Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;

    • + Biện pháp kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị công nghệ được sử dụng và lắp đặt vào công trình;

    • + Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;

    • + Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng;

    • + Quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình thi công;

    • + Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan;

    • + Các nội dung khác có liên quan đến hợp đồng xây dựng.

  • Bước 2: Chuẩn bị thi công:

  • - Thành lập ban chỉ huy công trường: Nhà thầu thành lập Bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường dưới sự điều hành trực tiếp của chỉ huy trưởng công trường và chỉ đạo chung của Phó Giám đốc phụ trách công trình nhằm:

  • + Đảm bảo chất lượng công trình.

  • + Đảm bảo tiến độ thi công.

  • + Đảm bảo đúng thiết kế.

  • + Nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc thiết bị.

  • + Giá thành thi công hợp lý.

  • + Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

  • - Chuẩn bị mặt bằng thi công: Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng bao gồm giải phóng mặt bằng và làm các công tác chuẩn bị:

  • + Xây dựng trạm tim mốc trắc đạc cố định phục vụ cho quá trình thi công.

  • + Chuẩn bị tập kết vật tư, máy móc và thiết bị thi công cần thiết.

  • + Thi công các công trình phụ trợ.

  • Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công:

  • Liên hệ Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng khác để:

  • + Làm thủ tục cần thiết cho việc thi công như đăng ký tạm trú, bảo vệ trật tự trị an, che chắn các công trình xung quanh.

  • + Kết hợp sử dụng nguồn nhân lực, vật tư có sẵn của địa phương.

  • + Tận dụng những công trình công cộng, những hạ tầng kỹ thuật hiện đang hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như: hệ thống đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc ...

  • + Thuyết trình biện pháp xây dựng công trình. Tạo mối quan hệ tốt với các bên có liên quan, chính quyền sở tại ngay từ ban đầu.

  • + Ký hợp đồng giao, nhận thầu theo quy định của các văn bản pháp luật về giao nhận thầu xây lắp. Ký hợp đồng lao động với công nhân, tiến hành huấn luyện công nhân học tập về nội quy, an toàn lao động trên công trường.

  • Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu thiết kế và các tài liệu liên quan:

  • Phải nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình đã được Chủ đầu tư phê duyệt, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và những điều kiện thực tế tại địa phương trước khi lập biện pháp thi công.

  • Xây dựng và kiểm tra điều kiện văn phòng công trường, lán trại,...:

  • Kiểm tra điều kiện đường giao thông, hệ thống điện, nước, vệ sinh môi trường, kế hoạch vật tư, tài chính. Lập biên bản xác nhận đủ điều kiện thi công.

  • Lắp đặt các hệ thống điện nước phục vụ công tác thi công:

  • Dựa vào hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có xung quanh công trình hoặc trong công trình để tiến hành lắp đặt các hệ thống điện, nước cấp cho công trình. Xây dựng mạng lưới cấp điện, nước phục vụ trong suốt quá trình thi công.

  • Lập danh mục hệ thống hồ sơ pháp lý:

  • Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy định của Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu tiến hành chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu,…sẽ sử dụng tại dự án. Lập danh mục cụ thê để theo dõi, quản lý, giám sát.

  • Bước 3: Lập kế hoạch chất lượng cho công trình:

  • Mục đích kế hoạch chất lượng:

  • Đảm bảo mọi công tác xây dựng đều được tuân thủ theo một quy trình quản lý chất lượng nhất định theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chỉ tiêu kỹ thuật của dự án, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan.

  • Các tài liệu sau đây là cơ sở cho việc thực hiện mục đích trên:

  • + Chủ đầu tư – Bản thoả hiệp quản lý thi công và các tài liệu tham chiếu.

  • + Bản quy định kỹ thuật và các bản vẽ của công trình.

  • + Các tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.

  • Nội dung của kế hoạch chất lượng:

  • Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của một doanh nghiệp. Chính vì vậy công ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Chất lượng xây dựng được thi hành trong mọi giai đoạn:

  • + Trước khi thi công (lập kế hoạch tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo vật liệu, chi tiết xây dựng và vận chuyển tới chân công trình).

  • + Giai đoạn xây dựng (quy trình thi công xây lắp) và sau khi xây dựng (bàn giao nghiệm thu và đưa vào sử dụng).

  • Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, bảo quản và duy trì mức độ cần thiết trong gia công, lắp dựng, thi công và đưa vào sử dụng. Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra, giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng quy t...

  • Hệ thống quản lý tài liệu và các thông số thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật được áp dụng và đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ công tác kỹ thuật xây lắp, thanh tra kỹ thuật, an toàn lao động. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân ng...

  • Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác xây lắp được thực hiện trên cả hiện trường và cả trong phòng thí nghiệm của công ty bằng cách dùng các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm tiên tiến để đánh giá chất lượng vật liệu và công trình.

  • Bước 4: Tổ chức thi công:

  • Lập biện pháp thi công chi tiết:

  • Biện pháp thi công chi tiết được lập lại dựa trên nền tảng biện pháp thi công trong giai đoạn dự thầu. Thể hiện chi tiết hơn biện pháp thi công cho từng hạng mục và từng cấu kiện. Từ đó đưa ra được các giải pháp thi công hợp lý, khả thi và cảnh báo đư...

  • Lập bản vẽ thiết kế chi tiết cho thi công:

  • Trên cơ sở bản vẽ thiết kế được cung cấp bởi chủ đầu tư, bộ phận thiết kế tại công trường sẽ triển khai chi tiết sự lắp đặt của vật liệu hoặc thiết bị của từng cấu kiện hay đề xuất chế tạo và lắp đặt của các bộ phận kết cấu. Bản vẽ này cần được Tư vấn...

  • Lập và quản lý tiến độ thi công chi tiết:

  • + Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết: Căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công được duyệt, Ban chỉ huy công trường và các tổ đội thi công bàn bạn, thống nhất phân chia tiến độ theo từng giai đoạn thi công hoặc phân chia khối lượng công việc theo từ...

  • + Quản lý kỹ thuật tiến độ: Căn cứ tiến độ từng giai đoạn, hoặc tiến độ hàng háng để làm căn cứ giao nhiệm vụ, khối lượng thi công hàng ngày cho các tổ đội. Dựa vào kết quả công việc hàng ngày, Chỉ huy trưởng công trình sẽ quyết định duy trì hoặc điề...

  • Giám sát và nghiệm thu công việc nội bộ:

  • Quá trình nghiệm thu được thực hiện liên tục song song với công tác thi công của công nhân trên công trình. Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm đo đạc, kiểm tra, nhắc nhở sửa chữa (nếu có sai sót) trong suốt quá trình thao tác thi công của công nhân.

  • Khi tổ đội thi công hoàn thành một bộ phận hay một công việc, Ban chỉ huy công trường sẽ xác nhận và cho phép thi công công việc tiếp theo bằng phiếu nghiệm thu trong phiếu nghiệm thu phải thể hiện khối lượng và chất lượng kỹ thuật của công việc hoàn ...

  • Mỗi phiếu nghiệm thu được lập thành 02 bản, mỗi bản đính kèm cho hồ sơ thanh toán nội bộ của tổ đội thi công. Một bản lưu ở công trường để phục vụ công tác theo dõi khối lượng ở công trường và việc kiểm soát nội bộ.

  • Sau khi thực hiện công tác nghiệm thu nội bộ mới thực hiện việc mời Tư vấn giám sát, Kỹ thuật A nghiệm thu theo quy định hiện hành.

  • Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý thi công:

  • + Hàng tuần, Phó Giám đốc phụ trách công trình xuống công trình giao ban 1 tuần 1 lần nhằm: Kiểm điểm tiến độ thi công, chất lượng thi công, giải quyết những vướng mắc và phát sinh trong quá trình thực hiện.

  • + Giao ban công ty 1 tháng 1 lần Chỉ huy trưởng công trường, Phó Giám đốc phụ trách công trình có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc công ty về tình hình dự án.

  • + Quá trình tổ chức thi công đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong quản lý dự án. Các bộ phận chức năng trên công trường hoạt động mang tính chuyên môn hóa cao nên đem lại hiệu quả công việc tốt và năng suất lao động tăng cao.

  • + Công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình đã thực hiện khá tốt: thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý; có thể hiện rõ số liệu kỹthuật và biên bản nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu cấu kiện thi công; nhật ký thi công có ghi rõ ràng, có đánh giá chính x...

  • + Cho đến nay, có rất nhiều dự án đã được đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng và yêu cầu sử dụng, không phát hiện những hư hỏng về kết cấu công trình sau khi bàn giao. Một số công trình nhận được bằng khen từ phía chủ đầu tư và cơ quan nhà nước tặng.

  • Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thi công:

  • + Chậm tiến độ vẫn là xu hướng phổ biến trong các công trình. Ở một số công trình trong giai đoạn thi công vẫn có nhiều sai hỏng phải sửa chữa hoặc đập đi làm lại gây lãng phí và giảm chất lượng cho cấu kiện sai hỏng. Việc truyền đạt thông tin từ ban...

  • + Việc xử lý các sai hỏng không phù hợp về chất lượng chưa có quy trình rõ ràng. Nhiều vi phạm chất lượng xảy ra song chỉ sửa chữa lấp liếm và chưa minh bạch.

  • Các nguyên nhân chính gây chậm tiến độ gồm:

  • + Bộ máy Ban chỉ huy công trường yếu kém.

  • + Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chất lượng không cao, kỹ sư trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Năng lực cán bộ phụ trách thi công thiếu linh hoạt.

  • + Bất lợi của thời tiết, mùa lũ.

  • + Tài chính huy động cho công trình thường thiếu (cũng có nguyên nhân do chủ đầu tư chậm giải ngân).

  • + Các công trình thi công không huy động được công nhân có tay nghề tốt, hoặc có đông công nhân nhưng điều hành không hợp lý làm cho năng suất lao động thực tế kém đi.

  • + Điều chỉnh thiết kế, chưa chủ động trong triển khai thi công cũng góp phần lớn làm chậm tiến độ thi công. Vẫn xảy ra 1 số hư hỏng nhẹ là do trình độ tay nghề của công nhân không đều, do các đội và xí nghiệp thuê lao động mùa vụ nhưng không kiểm so...

  • Với đặc điểm công trình đòi hỏi đáp ứng cao các yêu cầu kỹ thuật, công tác nghiệm thu của đơn vị tư vấn rất khắt khe. Do vậy, Ban chỉ huy công trường cần thành lập với những cán bộ, kỹ sư giỏi, đầy kinh nghiệm. Các tổ đội công nhân thi công tuyển chọn...

  • Hình 3.5. Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý,thi công xây dựng công trình

  • Nhằm khắc phục những tồn tại của sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, thi công công trình trước, tác giả đề xuất thêm Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng thi công (QA-QC), nhiệm vụ của bộ phận này cụ thể như sau:

  • + Giúp việc trực tiếp cho Ban Giám đốc công ty để quản lý công trình, đánh giá sự hoạt động của công trình về các mặt: tiến độ, chất lượng, hao hụt vật tư, con người.

  • + Là đơn vị làm việc độc lập với Ban Chỉ huy công trường.

  • + Bộ phận này có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định, quy trình về đảm bảo chất lượng trong từng khâu của quá trình thi công.

  • + Phối hợp với các bộ phận khác trong Ban chỉ huy công trường đảm bảo thi công công trình an toàn, chất lượng.

  • + Hàng ngày, bộ phận này sẽ kiểm tra, đánh giá trên tất cả các lĩnh vực của dự án sau đó thông báo lại cho Chỉ huy trưởng để điều chỉnh sau đó báo cáo trực tiếp Phó Giám đốc phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo đối với các công việc đang tiến hành và có đị...

  • + Đối với công tác đảm bảo chất lượng, bộ phận này có trách nhiệm giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật tư, vật liệu, quá trình thi công công trình theo tiêu chuẩn ISO 9002.

  • + Tham gia nghiệm thu nội bộ các công việc, bộ phận, hạng mục công trình và toàn bộ công trình với bộ phận kỹ thuật thi công. Sau đó có những yêu cầu với Ban chỉ huy công trình điều chỉnh kịp thời để công trình đạt chất lượng.

  • + Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các tài liệu ghi chép về công tác đảm bảo chất lượng như: sổ nhật ký, biên bản lấy mẫu, thẻ ra vào kho xuất nhập vật tư từ đó phát hiện những sai sót và yên cầu bổ sung kịp thời tránh tạo thành lỗ hổng trong quy trình ...

  • + Về tiến độ: Hàng tuần bộ phận này tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện công việc tại công việc bằng hình thức treo cờ lên bản tiến độ của dự án thể hiện rõ các yếu tố ngày bắt đầu, ngày kết thúc, khối lượng công việc đạt được, nhân lực thực hiện đưa...

  • Bộ phận này phải đáp ứng được các yêu cầu về trách nhiệm, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm như tác giả đã đề cập ở chương 2 của luận văn.

  • Hình 3.6. Lưu đồ kiểm soát vật tư

  • Bảng 3.2. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát vật tư

  • Xi măng dùng trong quá trình thi công là các loại xi măng PC30 của Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Nghi Sơn, Chinfon hoặc loại tương đương ...., tất cả các loại này đều đạt tiêu chuẩn xi măng pooclăng TCVN 2682 – 2009.

  • Các yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý chất lượng xi măng:

  • + Thoả mãn các quy định trong tiêu chuẩn PCB30-TCVN 2682 – 2009.

  • + Các bao đựng xi măng phải kín, không rách thủng.

  • + Ngày, tháng, năm sản xuất, sốhiệu xi măng được ghi rõ ràng trên các bao hoặc có giấy chứng nhận của nhà máy. Nhà thầu phải căn cứ vào số liệu xi măng để sử dụng cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.

  • + Nhà thầu có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng thời gian dự trữ các lô xi măng không quá 03 tháng kể từ ngày sản xuất.

  • + Cần thiết phải kiểm tra cường độ xi măng đối với các trường hợp sau:

  • Xi măng dự trữ quá thời hạn nêu ở trên hoặc xi măng bị vón cục trong thời gian dự trữ do bất kỳ nguyên nhân nào.

  • Do nguyên nhân nào đó gây ra sự nghi ngờ về cường độ xi măng không đáp ứng với chứng nhận của nhà máy.

  • Cát vàng, cát đen:

  • Cát đen, cát vàng là loại cát sạch, tỷ lệ tạp chất nằm trong giới hạn cho phép và phù hợp với tiêu chuẩn cát xây dựng TCVN 7570-2006.

  • Cát sử dụng cho công trình có đủ chứng chỉ thí nghiệm các tính chất cơ hoá trước khi đưa vào sử dụng.

  • Thành phần các hạt cát, đối với cát to và cát vừa, phù hợp với các trị số quy định dưới đây:

  • Bảng 3.3. Thành phần hạt cát

  • Căn cứ theo mô đun độ lớn (Mc), cát chia ra làm bốn loại như trong bảng:

  • Bảng 3.4. Môn đun độ lớn của cát

  • Hàm lượng bùn sét và các tạp chất khác không vượt quá các trị số quy định trong bảng sau: ( tính theo % khối lượng mẫu)

  • Bảng 3.5. Hàm lượng bùn sét và tạp chất trong cát

  • Trong cát không lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 10mm; những hạt có kích thước từ 5mm đến 10mm lẫn trong cát, không quá 5% khối lượng.

  • Trường hợp đặc biệt, dùng cát có lẫn cát hạt có kích thước từ 5-10mm chiếm dưới 10% khối lượng.

  • Bê tông:

  • + Bê tông được sử dụng tại công trình là bê tông thương phẩm được cung cấp bởi các trạm trộn đặt cách xa công trình trong phạm vi Thành phố có bán kính từ10 – 15km.

  • + Trạm trộn bê tông phải đạt yêu cầu về kiểm định chất lượng máy móc thiết bị, vật liệu sử dụng đạt tiêu chí kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu, quy phạm và tiêu chuẩn được áp dụng. Có đủ khả năng cung cấp khối lượng đủ và kịp thời cho công trình. Có khả n...

  • Trước khi thi công Nhà thầu sẽ phải mời TVGS, TVQLDA, CĐT đi đến thăm quan trạm trộn và có quyết định phê duyệt, cho phép Nhà thầu sử dụng trạm trộn cung cấp bê tông cho công trình.

  • + Tất cả các loại mác bê tông sử dụng cho công trình yêu cầu bắt buộc phải thiết kế cấp phối và trộn thử, kiểm tra độ sụt, thời gian ninh kết và nén mẫu để kiểm tra.

  • + Bê tông được vận chuyển đến chân công trính bằng xe chuyên dùng từ 6 – 9m3.

  • + Bê tông vận chuyển đến vị trí thi công các hạng mục hoặc cấu kiện bằng cần trục, bơm bê tông tĩnh hoặc bơm tự hành.

  • + Bê tông phải được lấy mẫu và thử độ sụt ngay tại chân công trình đảm bảo tính minh bạch, sát thực để được quản lý về chất lượng và khối lượng tốt nhất.

  • Kiểm tra độ sụt đối với tất cả các xe chuyển trộn bê tông. Lấy mẫu thí nghiệm đối với xe bất kỳ được TVGS, TVQLDA, CĐT chỉ định. Số lượng tổ mẫu tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995 tuỳ thuộc vào loại cấu kiện và hạng mục. Mỗi tổ mẫu thí nghiệm ba...

  • + Khi thiết kế cấp phối bê tông, bao giờ cũng có đường đặc tính cố kết ở các điều kiện nhiệt độ, tức là sau một khoảng thời gian T nào đó, hỗn hợp bê tông sẽ không đảm bảo độ sụt thiết kế nữa. Do vậy tổng cộng thời gian chạy từ trạm trộn tới chân công...

  • Trong trường hợp số liệu thí nghiệm không đưa ra thời gian cố kết của bê tông, cần tham chiếu theo thời gian T theo bảng dưới đây:

  • Bảng 3.6. Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông

  • Cốt thép và ống nối ren:

  • - Thép các loại

  • Công ty sử dụng Thái Nguyên, thép Việt úc, Việt Hàn, Việt Ý, Hòa Phát, Việt Nhật hoặc loại tương đương.... có các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương từng loại trong thiết kế, tất cả các lô thép nhà thầu nhập về đều có ghi rõ xuất xứ, hạn sử dụng và có ch...

  • Cốt thép sử dụng trong công trình đảm bảo các tính năng kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - TCVN5574-2012.

  • Nhà thầu sử dụng cốt thép theo đúng yêu cầu về nhóm, số hiệu và đường kính thép quy định trong bản vẽ thi công công trình. Nhà thầu thay thế nhóm, số hiệu hay đường kính cốt thép đã qui định khi được sự phê chuẩn của TVGS, TVQLDA, CĐT (Bên A) và đơn v...

  • + Khi thay thế nhóm và số hiệu thép so sánh cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thi công để thay đổi diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách tương ứng.

  • + Khi thay đổi đường kính cốt thép trong cùng một nhóm và số hiệu thì phạm vi thay đổi đường kính không quá 2mm đồng thời diện tích mặt cắt ngang tổng cộng cuả cốt thép thay thế không được nhỏ hơn 2% và lớn hơn 3% diện tích tương ứng của cốt thép qui ...

  • + Mỗi lô thép giao đến công trường cần kèm bởi:

  • Chứng nhận nguồn gốc từ nhà cung cấp. Chứng nhận này sẽ cho biết nguồn thép, chất lượng và số lượng giao.

  • Việc thử nghiệm các mẫu cốt thép thực hiện tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do GSKTCĐT chỉ định.

  • Các thông tin cho mỗi lô cần trình trong vòng 21 ngày sau khi chúng giao đến công trường với một báo cáo giao nhận cốt thép theo mẫu sau:

  • - Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.

  • - Các thông số cần kiểm tra là:

  • + Tên nhà sản xuất thép, nước sản xuất.

  • + Giới hạn chảy, giới hạn bền;

  • + Độ giãn dài;

  • + Đường kính thực đo;

  • + Uốn nguội;

  • Nếu một hay nhiều kết quả kiểm tra của các thông số trên không đạt lô thép đó xem như không đạt. Lô thép nào không đạt sẽ loại ra khỏi công trường hoàn toàn.

  • Cốt thép trước khi gia công đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau:

  • + Bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn, không có vẩy sắt không gỉ và không sứt sẹo.

  • + Diện tích mặt cắt ngang thực tế không bị thu hẹp, bị giảm quá 5% diện tích mặt cắt ngang tiêu chuẩn.

  • + Thanh thép không bị cong vênh.

  • + Nhà thầu cam kết không dùng thép có nguồn gốc không rõ ràng hoặc thép do các xưởng sản xuất bằng thủ công.

  • - Ống nối ren.

  • Ống nối ren (coupler) Nhà thầu sử dụng ống nối ren được sản xuất tại Hàn Quốc. Cường độ của ống nối lớn hơn cường độ thép được nối. Trước khi được vào sử dụng ống nối ren phải được nối thử vào mẫu thép nối và mang đi thí nghiệm kéo, uốn tại phòng t...

  • Vật liệu thi công sàn dự ứng lực:

  • Vật liệu ứng lực trước gồm có:

  • - Thép ứng lực trước: Cáp T13.

  • - Neo dùng loại neo dẹt 03, 04 và 05 lỗ.

  • - Ống gen: phù hợp cho loại neo 03, 04 và 05 lỗ.

  • - Vật liệu ứng lực trước được tập kết tại công trường.

  • Trước khi thi công, vật liệu cần được tập kết tại công trường, vật liệu phải có nhãn, mác đúng chủng loại và cần được khẳng định và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế bằng thí nghiệm kiểm tra tại phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân. Đối vớ...

  • Hình 3.7. Lưu đồ kiểm soát thiết bị thi công

  • Bảng 3.7. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát thiết bị

  • a) Quản lý sử dụng thiết bị thi công hợp lý:

  • - Để đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, các loại máy móc được sử dụng trong công trình đều đã được cơ quan chức năng thẩm định ình trạng kỹ thuật xe máy và cấp giấy phép lưu hành. Nhà thầu sẽ trình hồ sơ của máy móc thiết...

  • - Trên cơ sở tiến độ thi công, Nhà thầu cần lập kế hoạch sử dụng chi tiết cho từng loại máy từ đó điều phối máy thi công hợp lý đảm bảo phục vụ kịp thời quá trình thi công đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng máy. Tiến độ huy động máy của công trình đ...

  • - Để tổ chức quản lý thiết bị thi công tại hiện trường, ngoài bộ phận chức năng quản lý điều phối thiết bị chung của công ty, Nhà thầu có một bộ phận chuyên trách điều phối quản lý thiết bị tại công trường. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng...

  • - Máy móc, thiết bị trên công trường được liệt kê trong bảng danh mục máy móc thiết bị dự kiến đưa vào thi công.

  • - Ngoài các thiết vị chính phục vụ thi công công trình, để đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác thi công công trình, nhà thầu cần huy động 01 máy phát điện dự phòng trong trường hợp nguồn điện chính bị gián đoạn.

  • - Trong suốt quá trình thi công, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra cũng được huy động liên tục trên công trường như: máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm,...

  • - Sau khi kết thúc công việc, máy móc thiết bị được vệ sinh, bảo dưỡng trước khi ra khỏi công trường.

  • b) Các thiết bị thi công chính cần thiết trên công trình:

  • Bảng 3.8. Các thiết bị thi công chính cần thiết trên công trình

  • 3.3.3. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng tại công trường

  • 3.3.3.1. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công

  • Mục đích: Hướng dẫn cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện công việc trên công trường, quản lý quá trình thực hiện của các đối tượng tham gia, kiểm tra chất lượng các công việc thực hiện và nghiệm thu các công việc đã hoàn thành. - Hệ thống qu...

  • Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thành lập với nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty và đại diện cho Công ty trong v...

  • + Giám đốc dự án: Chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công trình và phân công các bộphận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc

  • + Chỉ huy trưởng: Chịu trách nhiệm vềcác vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc.

  • + Kỹ sư giám sát công trường: Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.

  • + Đồng thời, để đảm bảo kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trườ...

  • + Đại diện giám sát của tư vấn thiết kế

  • + Đại diện của Chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn quản lý dựán.

  • + Đại diện tư vấn giám sát

  • + Phòng thí nghiệm hiện trường

  • Hình 3.8. Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi công

  • Bảng 3.9. Thuyết minh Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi công

  • Hình 3.9. Lưu đồ kiểm soát tiến độ

  • Bảng 3.10. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát tiến độ

  • 3.3.3.2. Đề xuất quy trình kiểm soát sự thay đổi

  • Hình 3.10. Lưu đồ kiểm soát sự thay đổi

  • Bảng 3.11. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát sự thay đổi

  • Hình 3.11. Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng và thanh toán

  • Bảng 3.12. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng và thanh toán

  • 3. Biểu mẫu: 03 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát thiết bị)

  • Kết luận chương 3

  • Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 (Vinaconex 5). Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã chỉ ra được những kết quả đạt được, cũng như một số hạn chế tồn tại cần kh...

  • Các trang thông tin điện tử:

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, thực luận văn Thạc sĩ với đề tài “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng Công ty Cổ phần Xây dựng Số (Vinaconex 5)” tác giả hoàn thành theo nội dung đề cương nghiên cứu, Hội đồng Khoa học Đào tạo Khoa Công trình phê duyệt Để có kết ngày hơm nay, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng Tư - Bộ môn Công nghệ Quản lý Xây dựng - Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy Lợi tận tình hướng dẫn, bảo đóng góp ý kiến quý báu suốt trình thực luận văn Xin chân thành cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình, hỗ trợ mặt chuyên môn kinh nghiệm thầy, giáo khoa cơng trình thầy, giáo trường Đại học Thủy Lợi, phịng Đào tạo Đại học Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi Xin chân thành cảm ơn Nhà Khoa học, Nhà Quản lý, Ban Lãnh đạo, Tập thể Cán Công nhân viên Công ty Cổ phần Xây dựng số 5; Tập thể lớp Cao học 21QLXD11 - Trường Đại học Thuỷ Lợi toàn thể gia đình bạn bè động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi mặt để tác giả hồn thành luận văn Trong q trình thực luận văn, thời gian nghiên cứu kiến thức cịn hạn chế nên chắn khơng thể tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, tác giả mong nhận ý kiến đóng góp thầy, giáo đồng nghiệp Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT Kính gửi: - Ban Giám hiệu trường Đại học Thuỷ Lợi - Phòng Đào tạo Đại học Sau Đại học trường Đại học Thuỷ Lợi Tên là: Nguyễn Thị Thu Thủy Học viên cao học lớp: 21QLXD11 Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã số chuyên ngành: 60.58.03.02 Mã học viên: 138580302057 Theo Quyết định số 1801/QĐ-ĐHTL ngày 11/11/2014 Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ Lợi việc phê duyệt danh sách học viên, đề tài luận văn người hướng dẫn giao đợt năm 2014 với đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng Công ty Cổ phần Xây dựng Số (Vinaconex 5)” hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Trọng Tư Tôi xin cam đoan luận văn kết nghiên cứu riêng tôi, không chép Nội dung luận văn có tham khảo sử dụng tài liệu, thông tin đăng tải tài liệu trang web theo danh mục tài liệu tham khảo luận văn Hà Nội, ngày 24 tháng năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài Mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài Kết dự kiến đạt Nội dung luận văn CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 1.1 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH 1.1.1 Cơng trình xây dựng dân dụng 1.1.2 Chất lượng cơng trình xây dựng 1.1.3 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 1.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 17 1.2.1 Quan điểm quản lý chất lượng thi công 17 1.2.2 Các bước quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình 17 1.2.3 Tình hình quản lý chất lượng cơng trình nói chung nước ta 19 1.2.4 Ý nghĩa việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình 20 Kết luận chương 21 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 22 2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 22 2.1.1 Về nguồn nhân lực 22 2.1.2 Về vật tư 23 2.1.3 Về máy móc thiết bị 24 2.1.4 Về giải pháp thi công 26 2.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 26 2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá quản lý người 26 2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá quản lý vật tư, máy móc thiết bị 27 2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản lý thi công 27 2.3 MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 28 2.4 MƠ HÌNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 30 2.4.1 Phân tích mơ hình tổ chức 30 2.4.2 Phân tích cấu tổ chức 31 2.4.3 Nhiệm vụ yêu cầu với số phận máy quản lý, thi công xây dựng công trình 36 2.5 THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 39 2.5.1 Các hoạt động giai đoạn thi công xây dựng cơng trình 40 2.5.2 u cầu trách nhiệm nhà thầu thi công xây dựng việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 41 2.6 QUY TRÌNH KIỂM SỐT, QUẢN LÝ DỰ ÁN 42 2.6.1 Quy trình kiểm sốt vật tư 43 2.6.2 Quy trình kiểm sốt máy móc, thiết bị thi công 44 2.6.3 Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi cơng 45 2.6.4 Một số Quy trình kiểm sốt khác 46 Kết luận chương 47 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 48 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 48 3.1.1 Sơ lược chung Công ty 48 3.1.2 Cơ cấu tổ chức máy Công ty 53 3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI VINACONEX 54 3.2.1 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực công trường 54 3.2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công công trường 63 3.2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công 71 3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH 77 3.3.1 Đề xuất giải pháp cấu tổ chức nhằm nâng cao chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình 77 3.3.2 Đề xuất giải pháp quản lý vật tư, thiết bị thi công nhằm nâng cao chất lượng thi công xây dựng cơng trình 80 3.3.3 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trường 95 PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU 106 Kết luận chương 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 KẾT LUẬN 108 KIẾN NGHỊ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ hóa yếu tố tạo nên chất lượng cơng trình xây dựng Hình 1.2 Sơ đồ đảm bảo chất lượng 14 Hình 1.3 Mơ hình đảm bảo chất lượng 15 Hình 1.4 Mơ hình quản lý chất lượng tồn diện 16 Hình 3.1 Một số cơng trình tiêu biểu cơng ty 50 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức máy Công ty 54 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức máy quản lý, điều hành thi công công trường 56 Hình 3.4 Một số hình ảnh thiết bị tiêu biểu Công ty 67 Hình 3.5 Đề xuất sơ đồ tổ chức máy quản lý,thi cơng xây dựng cơng trình 78 Hình 3.6 Lưu đồ kiểm sốt vật tư 80 Hình 3.7 Lưu đồ kiểm sốt thiết bị thi cơng 90 Hình 3.8 Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi cơng 97 Hình 3.9 Lưu đồ kiểm soát tiến độ 99 Hình 3.10 Lưu đồ kiểm soát thay đổi 102 Hình 3.11 Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng toán 104 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Đánh giá máy quản lý, điều hành thi công công trường 61 Bảng 3.2 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát vật tư 81 Bảng 3.3 Thành phần hạt cát 85 Bảng 3.4 Môn đun độ lớn cát 85 Bảng 3.5 Hàm lượng bùn sét tạp chất cát 85 Bảng 3.6 Thời gian vận chuyển cho phép bê tông 87 Bảng 3.7 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát thiết bị 91 Bảng 3.8 Các thiết bị thi cơng cần thiết cơng trình 94 Bảng 3.9 Thuyết minh Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi công 98 Bảng 3.10 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát tiến độ 100 Bảng 3.11 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát thay đổi 103 Bảng 3.12 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng toán 105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1.Vinaconex 5: Công ty Cổ phần Xây dựng số CĐT: Chủ đầu tư TVGS: Tư vấn giám sát TVQLDA: Tư vấn quản lý dự án PGĐPTCT: Phó Giám đốc phụ trách cơng trường CHT: Chỉ huy trưởng BCHCT: Ban Chỉ huy công trường DA: Dự án QLCL: Quản lý chất lượng 10 QLCLCTXD: Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 11 QLCLTC: Quản lý chất lượng thi công 12 QLCLTCXDCT: Quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình 13 CTXD: Cơng trình xây dựng MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Xây dựng ngành sản xuất kinh tế quốc dân Xây dựng đóng vai trị quan trọng xây dựng sở vật chất, kỹ thuật xã hội Đặc biệt Việt Nam bắt đầu xây dựng kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên có vị trí đặc biệt quan trọng Xây dựng biểu phát triển xã hội Chính lẽ Nhà nước ta coi xây dựng ngành công nghiệp nặng – ngành xây dựng Gọi xây dựng sản phẩm tài sản xã hội góp phần làm sản phẩm khác Trong xây dựng xây dựng công nghiệp dân dụng chiếm tỉ trọng lớn Trong năm gần đây, nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo đất nước ngày khơng ngừng đổi mới, việc đời sống kinh tế người dân ngày cải thiện, kinh tế ngày tăng trưởng phát triển Đảng Nhà nước khẳng định điều mang đến nhiều hội, ẩn chứa nhiều thách thức mà ngành xây dựng nước phải đối mặt Các cố chất lượng công trình sai sót cơng tác quản lý thi công năm gần xảy số cơng trình lớn nước ngày gia tăng gây nên ý xúc nhân dân nước nói chung ngành xây dựng nói riêng, kể loạt cố điển cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vào năm 2007 với 54 người thiệt mạng hàng chục người bị thương, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước xã hội; hay cố vỡ 50m đập thi cơng cơng trình Hồ chứa nước Cửa Đạt phá hoại công trình xảy thiên tai bão, lũ, ngập lụt ; thật thảm họa cướp sinh mạng nhiều người gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước Chất lượng cơng trình định chủ yếu giai đoạn thi cơng hồn thiện cơng trình Chất lượng cơng trình xây dựng khơng có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu dự án đầu tư xây dựng cơng trình mà cịn yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững Quốc gia Do có vai trị quan trọng nên quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình mục đích mà nước giới hướng tới Kinh nghiệm phát triển kinh tế nhiều nước công nghiệp giới chứng minh thực tế “Quản lý chất lượng tốt luôn dẫn đến hai hệ tự nhiên giảm chi phí, nâng cao xuất lao động tăng khả cạnh tranh doanh nghiệp” Công ty Cổ phần Xây dựng số đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập Xây dựng Việt Nam – Vinaconex, thành lập năm 1973 theo định Bộ Xây dựng Hiện nay, công tác quản lý chất lượng thi công trọng nhằm nâng cao thương hiệu sức cạnh tranh thị trường xây dựng Song bên cạnh kết đạt mặt tồn tại, yếu kém, phương pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công chưa thực hiệu Xuất phát từ thực tiễn này, với kiến thức học tập, nghiêm cứu tác giả chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng Cơng ty Cổ phần Xây dựng số (Vinaconex 5)” làm đề tài nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình dân dụng Vinaconex Phương pháp nghiên cứu Để thực nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập xử lý thông tin; phương pháp điều tra khảo sát thực tế; phương pháp thống kê; phương pháp thu thập phân tích tài liệu; phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp số phương pháp khác Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề tài công tác quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình dân dụng Nhà thầu thi công Vinaconex 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động công tác quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình dân dụng nhà thầu thi công Vinaconex Đề tài nghiên cứu cơng trình xây dựng dân dụng Vinaconex 98 Bảng 3.9 Thuyết minh Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi công Nội dung Bước 1: Bàn giao tài liệu mặt thi công Bước 2: Hướng dẫn công việc cách thức kiểm tra Bước 3: Thi công Bước 4: Quản lý thi công Bước Nghiệm công việc 5: thu Bước 6: Nghiệm thu giai đoạn Bước 7: Nghiệm thu bàn giao cơng trình Trách nhiệm Nội dung cơng việc - Ban huy - Ban huy cơng trình bàn giao dự án; hồ sơ tài liệu mặt thi công - Các tổ đội thi cho đối tượng trực tiếp thi công công - Ban huy công trình hướng - Ban huy dẫn cho đơn vị trực tiếp thi công dự án; cách thức triển khai thực - Các tổ đội thi công việc giao cách thức công kiểm tra nghiệm thu - Ban huy Thực tự kiểm tra chất dự án; lượng công việc giao - Các tổ đội thi theo hướng dẫn Ban cơng huy cơng trình Quản lý việc thực công việc đơn vịthi công trực tiếp - Ban huy gồm: Tổ chức thi cơng, kiểm sốt dự án; vật liệu, kiểm soát vận hành máy - Các tổ đội thi móc thiết bị, kiểm sốt chất cơng lượng, kiểm sốt An tồn lao động vệ sinh môi trường, Nghiệm thu công viêc xây dựng, bao gồm (cơng tác đất, cốp BCHDA;Phịng pha, cốt thép, bê tông, khối xây, ĐT&QLDA cấu kiện, phận kết cấu cơng trình, lắp đặt thiết bị chạy thử không tải) theo quy định Thực công tác nghiệm thu với giai đoạn xây dựng công trình - Ban huy Bước 8: Lưu dự án; Các tổ hồ sơ đội thi công Thực kết thúc việc xây dựng Lưu hồ sơ liên quan Biểu mẫu (tại phụ lục kèm theo) Biểu mẫu: 04-KSDA/ Phát hành Biểu mẫu: 04-KSDA/ Cập nhật 99 - Đề xuất quy trình kiểm sốt tiến độ Hình 3.9 Lưu đồ kiểm soát tiến độ 100 Bảng 3.10 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát tiến độ Nội dung Bước 1: Lập tiến độ thi công chi tiết Thực Thời gian Nội dung công việc Biểu mẫu (tại phụ lục kèm theo) - Dựa vào thời gian ký kết hợp đồng, nguồn nhân - Ban Chỉ lực có huy động; huy dự án; - Lập khối lượng cơng việc Trong Project/ - Phịng Đấu qúa trình cần thực hiện, gián đoạn phát hành thầu đấu thầu kỹ thuật gián đoạn thi QLDA công; - Tổ chức lập tiến độ thi công chi tiết để thực dự án - Chủ đầu tư; -Tư vấn Quản Bước 2: lý dự án; Phê duyệt - Tư vấn giám sát - Thực báo cáo: Ban Chỉ huy dự Bước 3: án; Báo cáo/ - Thực Kiểm sốt kiểm sốt: Phịng Đấu thầu &QLDA - Trình Chủ đầu tư, Tư vấn QLDA, Tư vấn giám sát phê duyệt - Nếu không đạt quay lại bước 1: Lập tiến độ thi công chi tiết - Theo dõi, đạo thi công công việc theo tiến độ Trong trên; Project/ trình - Báo cáo cho Ban Giám đốc cập nhật thực dự án Chủ đầu tư, Tư vấn dự án QLDA, Tư vấn giám sát - Hàng tuần theo định kỳ tổ chức đánh giá tiến độ cơng việc thực tế có theo sát với tiến độ dự kiến hay Project/ Bước 4: Phịng Đấu Trong 01 khơng cập nhật Đánh giá thầu &QLDA ngày - Đưa nguyên nhân biện pháp khắc phục - Nếu không đạt tiếp đến bước 5: Điều chỉnh 101 Nội dung Bước Điều chỉnh Thực Thời gian - Dựa vào điều kiện thực tế tính tốn nguồn nhân lực bổ sung huy động thêm máy móc, thiết bị, làm thêm ca để lấy lại tiến độ bị trượt - Hoặc điều chỉnh lại tiến độ - Sau điều chỉnh trình Ban Giám đốc phê duyệt (Lưu ý: Những điều chỉnh Ban Giám Trong 01 không ảnh hưởng đốc đến tiến độ chung dự án, ngày điều chỉnh cục thôi) - Sau điều chỉnh quay lại bước 3: Báo cáo/ Kiểm soát - Ban Chỉ - Sau kết thúc cơng trình huy dự án; cần xác định lại tiến độ thưc Trong tế thực nhằm phục vụ - Phịng Đấu q trình cho công tác đánh giá rút thầu thực kinh nghiệm, QLDA tốn có - Ban Chỉ huy dự án; 5: Trong - Phịng Đấu q trình thầu thực QLDA Bước 6: Phê duyệt điều chỉnh Bước 7: Tiến độ thực tế Nội dung công việc Biểu mẫu (tại phụ lục kèm theo) Project/ phát hành Project/ cập nhật Project/ cập nhật 102 3.3.3.2 Đề xuất quy trình kiểm sốt thay đổi Hình 3.10 Lưu đồ kiểm soát thay đổi 103 Bảng 3.11 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát thay đổi Nội dung Thực Thời gian Nội dung công việc Biểu mẫu (tại phụ lục kèm theo) Bước 1: Theo thời Biểu mẫu: Tiếp nhận Ban Chỉ huy dự Tiếp nhận yêu cầu 07-KSDA/ gian phát thay đổi Chủ đầu tư yêu cầu thay án phát hành hành đổi Bước 2: Phòng Đấu thầu Trong Kiểm tra/ QLDA ngày Đánh giá - Sau tiếp nhận thay đổi cần kiểm tra thay đổi như: kỹ Biểu mẫu: 01 thuật, giá thành, mức độ 07-KSDA/ cập nhật ảnh hưởng đến tiến độ - Chuẩn bị báo cáo trình Ban giám đốc phê duyệt Bước 3: Phê Ban Giám đốc duyệt Biểu mẫu: Trình Ban Giám đốc phê 07-KSDA/ duyệt cập nhật Bước 4a: Ban Chỉ Thực dự án Trong ngày huy Theo tiến độ thi công - Công trường điều chỉnh thực thay đổi theo Biểu mẫu: dẫn Chủ đầu tư 07-KSDA/ - Phịng kiểm sốt theo Bước 4b: Phịng Đấu thầu Tồn dõi việc thực thay cập nhật Kiểm sốt QLDA q trình đổi 104 3.3.3.3 Đề xuất quy trình kiểm sốt hồ sơ Quản lý chất lượng tốn Hình 3.11 Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng toán 105 Bảng 3.12 Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng toán Nội dung Đề xuất/ Theo dõi/ Thực Thời gian Nội dung công việc - Chuẩn bị hồ sơ toán gồm: + Hồ sơ Pháp lý (Biểu mẫu: 05/cập nhật); - Đề xuất: Ban Chỉ + Hồ sơ Hồn cơng (Biểu mẫu: huy dự án; Phịng Theo tiến độ 06/cập nhật); Bước 1: Kinh tế kế hoạch thi công giá + Hồ sơ Nghiệm thu (Biểu mẫu: Chuẩn bị - Theo dõi: Phòng trị sản lượng 07/cập nhật); Đấu thầu Quản đạt + Các yêu cầu thay đổi (Biểu mẫu: lý dự án 08/cập nhật); + Hồ sơ Khối lượng & Giá trị (Biểu mẫu: 09/cập nhật); - Thực hiện: Ban - Dựa vào điều kiện hợp Chỉ huy dự án; đồng văn pháp luật đáp Bước 2: Phòng Kinh tế kế ứng kiểm tra xem đủ điều kiện Điều kiện hoạch tốn hay khơng; - Theo dõi: Phịng - Nếu khơng đủ điều kiện quay lại tốn Đấu thầu Quản bước 1: Chuẩn bị lý dự án Bước 3: Thực hiện: Ban Chỉ Trong Phát hành huy dự án; Phòng ngày Kinh tế kế hoạch hồ sơ - Thực hiện: Chủ đầu tư; Tư vấn giám Bước 4: sát; Ban Chỉ huy dự Kiểm tra/ án Phê duyệt - Theo dõi: Phòng Kinh tế kế hoạch Các biểu mẫu: 05;06;07; 08;09/ Cập nhật Biểu 02 Khi đáp ứng điều kiện mẫu: 10Ban huy dự án phát hành hồ sơ KSDA/ phát hành - Kiểm tra hồ sơ xem có đủ điều kiệu pháp lý không - Phê duyệt hồ sơ giá trị tốn - Nếu khơng đạt phải qua bước 5: Xử lý hồ sơ - Nếu đạt tiếp đến bước 6: Phát hành hóa đơn Bước 5: Thực hiện: Ban Chỉ Xử lý hồ huy dự án; Phòng Trong ngày Kiểm tra, bổ sung sơ Kinh tế kế hoạch Bước 6: Thực hiện: Ban Chỉ Trong Phát hành huy dự án; Phòng ngày Kinh tế kế hoạch hóa đơn Biểu mẫu (tại phụ lục kèm theo) 01 Biểu Sau hồ sơ phê duyệt tiến mẫu: 11hành phát hóa đơn để chủ đầu tư KSDA/ trả tiền cập nhật 106 PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU Biểu mẫu: 01 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát vật tư) Biểu mẫu: 02 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát cung cấp vật tư) Biểu mẫu: 03 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát thiết bị) Biểu mẫu: 04 - KSDA (Phiếu chuyển giao tài liệu – hồ sơ) Biểu mẫu: 05 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát hồ sơ pháp lý) Biểu mẫu: 06 - KSDA (Bảng ghi kiểm sốt hồ sơ hồn cơng) Biểu mẫu: 07- KSDA (Bảng ghi kiểm soát hồ sơ khối lượng nghiệm thu) Biểu mẫu: 08 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát thay đổi) Biểu mẫu: 09 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát giá trị thực hiện) 10 Biểu mẫu: 10 - KSDA (Bảng ghi kiểm soát giá trị toán) 11 Biểu mẫu: 11- KSDA (Bảng ghi kiểm soát đơn giá khoán) 107 Kết luận chương Trên sở đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số (Vinaconex 5) Trong chương luận văn, tác giả kết đạt được, số hạn chế tồn cần khắc phục nguyên nhân hạn chế Từ đó, vào trạng cơng tác quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình công ty với điều kiện thực tế tiến hành xây dựng mơt số cơng trình, để làm sở đề xuất số giải pháp cho công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, góp phần nâng cao chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng cơng ty làm thỏa mãn cao yêu cầu chất lượng Chủ đầu tư 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Sự phát triển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy phát triển đô thị mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhà ở, đặc biệt nhà chung cư cao tầng, chung cư phục vụ tái định cư, nhà xã hội chung cư cho người có thu nhập thấp Bên cạnh phát triển vậy, vấn đề chất lượng thi cơng cơng trình nói riêng chất lượng cơng trình xây dựng nói chung yếu tố then chốt mang tính định cần phải trọng cách kịp thời sâu sắc Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề liên qn đến nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng giai đoạn thi công thông qua giải pháp quản lý thi công phù hợp Công ty Cổ phần Xây dựng Số Để đạt nội dung này, tác giả hoàn thành nghiên cứu sau đây: - Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình giai đoạn thi cơng xây dựng vai trị cơng tác quản lý thi cơng xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình - Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thi công xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số (Vinaconex 5) thời gian qua Chỉ kết đạt tồn tại, hạn chế công tác quản lý thi cơng cơng trình xây dựng tìm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại, hạn chế - Đã đề xuất số giải pháp quản lý thi cơng có sở khoa học, có tính hiệu khả thi KIẾN NGHỊ: Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 1.1 Bổ sung quy định, chế tài chủ thể tham gia xây dựng cơng trình việc thực đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng; quy định rõ chế tài trách nhiệm tổ chức, nhân vi pham Các quy định chi tiết, cụ thể xử lý cho hành vi vi phạm 109 1.2 Bổ sung quy định quy chế đấu thầu Luật Đấu thầu việc đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng hồ sơ mời thầu Việc lựa chọn nhà thầu, hợp đồng trình thực hợp đồng, liên quan đến tiêu chuẩn xét trúng thầu tùy theo cấp cơng trình, u cầu chất lượng cơng trình để đề điểm xét thầu mối tương quan giưa chất lượng kỹ thuật giá cho phù hợp, khơng hồn tồn dựa giá thầu thấp đủ điểm kỹ thuật 1.3 Có kế hoạch XD, bổ sung hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thiết kế thi cơng cịn thiếu, loại kết cấu, công nghệ 1.4 Bổ sung quy định bảo trì, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn theo định kỳ, cho cấp cơng trình, đặc biệt cơng trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung, cơng trình phúc lợi xã hội, nhà quan, chung cư… Nghiên cứu ban hành sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng 2.1 Có sách khuyến khích DN tổ chức thực cấp chứng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hệ thống quản lý môi trường (ưu tiên đấu thầu, chọn thầu…) 2.2 Có sách phù hợp để tăng kinh phí đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày lớn ngành Xây dựng từ nguồn Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp người học 2.3 Có sách khuyến khích áp dụng cơng nghệ tiên tiến, vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng tuổi thọ cơng trình Tăng cường công tác tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng cơng trình Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng phạm vi toàn quốc trung ương địa phương cơng trình xây dựng Đặc biệt chế độ bắt buộc kiểm tra công tác quản lý chất lượng cơng trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước TÀI LIỆU THAM KHẢO Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa 13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Chính phủ, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình Chính phủ, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 quản lý chất lượng cơng trình xây dựng Chính phủ, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/12/2004 xử phạt hành hoạt động xây dựng Chính phủ, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 quản lý chất lượng cơng trình xây dựng Chính phủ, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/20084 sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 quản lý chất lượng cơng trình xây dựng Chính phủ, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 quy hoạch xây dựng Chính phủ, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 quản lý dự án đầu tư xây dựng 10 Chính phủ, Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 tổ chức hoạt động tra xây dựng 11 Chính phủ, Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù 12 Chính phủ, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 17/07/2005 cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu cơng trình xây dựng 13 Chính phủ, Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 quản lý đầu tư xây dựng cơng trình đặc thù 14 Chính phủ, Nghị định số 06/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 quản lý đầu tư xây dựng 15 Bộ Xây dựng, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/4/2013 quy định chi tiết số nội dung quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 16 Bộ Xây dựng, Thơng tư số 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 hướng dẫn hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng cơng trình xây dựng 17 Bộ Xây dựng, Quyết định số 35/1999/QĐ-BXD ngày 06/06/2005 điều lệ quản lý chất lượng cơng trình xây dựng 18 Trần Chủng (2009) – Trưởng ban chất lượng tổng hội xây dựng Việt Nam, Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng 19 Công ty Cổ phần xây dựng số (Vinaconex 5) – Hồ sơ Năng lực 20 Công ty Cổ phần xây dựng số (Vinaconex 5) – Hà Nội - 2012, Biện pháp thi cơng cơng trình: Cụm cao tầng hỗn hợp xây dựng lô đất N05, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng 21 Đỗ Đình Đức (2008), Sự cố thi cơng tầng hầm nhà cao tầng, Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng 22 TS Đinh Tuấn Hải (2013), Bài giảng mơn học: Phân tích mơ hình quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi 23 ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng, Các yêu cầu 24 Nguyễn Bá Kế (2005), Thi công tầng ngầm, Sự cố, nguyên nhân phòng ngừa 25 Lê Kiều (2011), Nghiệp vụ giám sát thi cơng xây dựng cơng trình, Chun đề bồi dưỡng nghiệp vụ cán ngành xây dựng 26 NXB Lao động – Xã hội (Hà Nội – 2007), Quản lý dự án cơng trình xây dựng 27 TS Mỵ Duy Thành (Hà Nội 2012), Bài giảng môn học: Chất lượng cơng trình, Trường Đại học Thủy Lợi 28 TCXDVN 371:2006 - Nghiệm thu chất lượng thi công cơng trình xây dựng 29 PGS TS Nguyễn Trọng Tư (2012), Kế hoạch tiến độ, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy Lợi 30 Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC – Hà Nội – 2014 Biện pháp thi cơng cơng trình: ”Khu nhà - Dịch vụ - Thương mại” Ô đất C3 Khu thị Trung Hịa – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội 31 Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC – Hà Nội - 2013 Sổ tay chất lượng 32 PGS TS Nguyễn Bá Uân (Hà Nội - 2013), Bài giảng môn học: Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Trường Đại học Thủy Lợi Các trang thông tin điện tử: 33 Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: http://www.chinhphu.vn 34 Hệ thống Văn quy phạm Pháp luật http://moj.gov.vn 35 Trang website Bộ Xây dựng: http://www.xaydung.gov.vn 36 Trang website Trang website Tổng công ty Cổ phần xuất nhập & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex): http://www.vinaconex.com.vn 37 Trang website Công ty Cổ phần xây dựng số (Vinaconex 5): http://www.vinaconex5.com.vn 38 Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC: http://www.udic.com.vn ... VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 48 3.1 GIỚI THI? ??U CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 48 3.1.1 Sơ lược chung Công ty. .. chọn đề tài: ? ?Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng dân dụng Công ty Cổ phần Xây dựng số (Vinaconex 5) ” làm đề tài nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đề xuất số giải pháp. .. giải pháp quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình Cơng ty Cổ phần Xây dựng số (Vinaconex 5) 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CƠNG XÂY DỰNG

Ngày đăng: 12/12/2020, 07:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w