LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HÀ NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TÀI LIỆU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HỆ GEN (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Hà Nội – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HÀ NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI LIỆU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HỆ GEN
(Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị văn phòng
Mã số: 60.34.04.06
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Liên Hương
Hà Nội – 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xây dựng giải pháp
quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)” là công trình nghiên cứu của
tôi Trong công trình nghiên cứu này, tôi có tham khảo và tổng hợp kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khác và đã có chú thích theo quy định Công trình này chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài này
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
HỌC VIÊN
Hà Ngọc Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện từ phía các cơ quan, các trường học như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các thầy cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là người hướng dẫn khoa học - TS Nguyễn Liên Hương Qua đây,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý tài liệu khoa học -
công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam)” cần nhiều thông tin trong lĩnh vực khoa học công nghệ do
vậy chắc chắn đề tài không tránh khỏi một số hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy cô giáo, các cơ quan và bạn đọc để đề tài luận văn của tôi được hoàn thiện hơn và có cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
HỌC VIÊN
Hà Ngọc Anh
Trang 51
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục tiêu 8
3 Nhiệm vụ 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Lịch sử nghiên cứu 9
6 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 13
7 Đóng góp của luận văn 14
8 Kết cấu của luận văn 15
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI LIỆU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HỆ GEN 16
1.1 Một số khái niệm cơ bản 16
1.2 Nguyên tắc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ 18
1.3 Chính sách về quản lý tài liệu khoa học - công nghệ 18
1.4 Khái quát về Viện Nghiên cứu hệ gen 22
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển 22
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu hệ gen 26
1.4.3 Hoạt động cơ bản và nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu hệ gen 29
1.4.3.1 Hoạt động cơ bản 29
1.4.3.2 Nguồn nhân lực 34
1.4.4 Khái quát về phòng Quản lý tổng hợp Viện Nghiên cứu hệ gen 35
1.4.4.1 Chức năng, nhiệm vụ 35
1.4.4.2 Tổ chức và nhân sự 37
Tiểu kết Chương 1 38
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI LIỆU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HỆ GEN 39
2.1 Giới thiệu khái quát về tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Nghiên cứu hệ gen 39
Trang 62
2.1.1 Nội dung, thành phần của tài liệu khoa học - công nghệ Viện Nghiên
cứu hệ gen 39
2.1.2 Giá trị tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Nghiên cứu hệ gen 42
2.1.3 Ý nghĩa, vai trò của tài liệu khoa học - công nghệ trong hoạt động của Viện Nghiên cứu hệ gen 45
2.2 Quy trình hình thành tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen 46
2.2.1 Quy trình hình thành tài liệu nghiên cứu khoa học 47
2.2.2 Quy trình hình thành tài liệu công trình công bố 60
2.2.3 Quy trình hình thành tài liệu khác 64
2.3 Tổ chức thực hiện quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen 66
2.3.1 Nhu cầu sử dụng thông tin khoa học công nghệ 66
2.3.2 Tổ chức thông tin tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen 67
2.3.3 Nhân sự thực hiện quản lý tài liệu khoa học - công nghệ 68
2.3.4 Công cụ hỗ trợ trong quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen 70
Tiểu kết chương 2 71
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI LIỆU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HỆ GEN 72
3.1 Xây dựng cơ chế quản lý 72
3.1.1 Quy định trách nhiệm quản lý 72
3.1.2 Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quản lý 73
3.1.3 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý tài liệu khoa học - công nghệ 81
3.1.4 Xử lý các vi phạm trong thực hiện quản lý tài liệu khoa học – công nghệ 83
3.2 Tạo các nguồn lực trong quản lý tài liệu khoa học - công nghệ 83
3.2.1 Tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực 83
3.2.2 Tạo nguồn lực cơ sở vật chất 85
3.2.3 Đầu tư kinh phí phục vụ quản lý tài liệu khoa học - công nghệ 86
3.3 Các giải pháp nghiệp vụ 86
Trang 73
3.3.1 Thu thập tài liệu khoa học - công nghệ 86
3.3.2 Hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ lập hồ sơ tài liệu 89
3.3.3 Thống kê tài liệu khoa học - công nghệ 89
3.3.4 Xây dựng công cụ tra cứu và phục vụ khai thác sử dụng tài liệu khoa học - công nghệ 94
Tiểu kết Chương 3 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 104
Trang 8Mã số tiêu chuẩn quốc tế
KH&CNVN Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trang 95
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1 Quy trình hình thành tài liệu nhóm nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở 49
Hình 2 Quy trình hình thành tài liệu nhóm nhiệm vụ KHCN Viện Hàn lâm 54
Hình 3 Quy trình hình thành tài liệu nhóm nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước 59
Hình 4 Quy trình hình thành một công trình công bố 63
Hình 5 Quy trình hình thành luận văn, luận án tại Viện Nghiên cứu hệ gen 65
Trang 106
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khoa học công nghệ càng ngày càng khẳng định vị trí tiên phong trong
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Cùng với giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu Thông tin khoa học công nghệ là thông tin ở tầm quốc sách, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng hệ quan điểm phát triển của đất nước, dự báo
và xác định các phương hướng phát triển cơ bản của đất nước, cũng như chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia, xây dựng và quy hoạch các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tiến trình hội nhập của khoa học công nghệ Việt Nam vào khu vực và quốc tế
Kho tàng tri thức khoa học công nghệ được phản ánh trong tài liệu, tư liệu hoạt động của các tổ chức KHCN đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu khoa học chuyên ngành Nguồn thông tin này không chỉ phong phú mà còn có giá trị cao, trung thực và chính xác Giá trị thông tin mà tài liệu khoa học - công nghệ mang đến vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học, lịch sử Ý nghĩa khoa học, lịch sử được thể hiện ở việc tổng kết các quy luật hoạt động của tự nhiên, của khoa học và công nghệ Ý nghĩa thực tiễn thể hiện ở việc bản thân thông tin được sử dụng để phục vụ nhu cầu tra cứu thường xuyên và lâu dài tại cơ quan Các kết quả nghiên cứu khoa học thường đưa đến những công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc tối ưu hóa các sản phẩm đã có, đem lại cho con người những tri thức mới
Tài liệu khoa học - công nghệ là tài liệu có giá trị thực tiễn, khoa học, kinh tế, lịch sử hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức
và cá nhân về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ
Trang 117 Tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Nghiên cứu hệ gen là nguồn cung cấp thông tin, tư liệu bổ sung cho kho lý luận chuyên ngành công nghệ sinh học nói chung và nghiên cứu hệ gen nói riêng Nó có tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội bởi tính ứng dụng thực tiễn mà các đề tài nghiên cứu mang lại
Hiện nay, vấn đề quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại các Bộ, ngành, đơn vị nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc quy định giao nộp các kết quả nghiên cứu, các sản phẩm của đề tài Số lượng lớn tài liệu khoa học - công nghệ chưa tập trung để phục vụ khai thác sử dụng mà nằm ở các cá nhân thực hiện (các chủ nhiệm đề tài) và ở các công trình nghiên cứu đã được công
bố (các bài báo, báo cáo hội thảo, hội nghị) Tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc giao nộp kết quả thực hiện các công trình nghiên cứu được quy định như sau: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài, biên bản đánh giá xếp loại đề tài, kết luận của Hội đồng về kết quả chính của đề tài, báo cáo về việc chỉnh sửa Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài (bản
in và bản điện tử) được nộp Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Viện Hàn lâm để quản lý theo các quy định của nhà nước và của Viện Hàn lâm Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài bằng tiếng Việt, tiếng Anh, biên bản đánh giá xếp loại đề tài và kết luận của Hội đồng về kết quả chính của đề tài nộp Trung tâm Tin học và Tính toán Mẫu vật về sinh vật và địa chất sau khi nghiệm thu được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc viện nghiên cứu chuyên ngành
Quản lý tài liệu khoa học - công nghệ nhằm phục vụ khai thác sử dụng thường xuyên và lâu dài tại cơ quan; đối với các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và các cán bộ trong cơ quan, thông tin luôn sẵn sàng phục vụ sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc, giúp họ có thể cập nhật đầy đủ về các vấn đề khoa học công nghệ đang được quan tâm Đồng thời, việc quản lý tài liệu
Trang 128 khoa học - công nghệ phục vụ công tác bảo quản, bảo vệ thông tin và các vấn
đề liên quan đến sở hữu trí tuệ khoa học công nghệ
Là một nhân viên văn phòng, việc trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến tổng hợp thông tin khoa học - công nghệ của cơ quan và được lĩnh hội kiến thức từ Chương trình đào tạo Quản trị văn phòng đã thúc đẩy tôi thực
hiện để tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)” với mong muốn góp phần giúp cơ quan quản lý tốt tài liệu khoa
học - công nghệ
2 Mục tiêu
Đề tài thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp quản lý tài liệu khoa học - công nghệ trong một đơn vị nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành Đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, giới thiệu thành phần, đặc điểm của khối tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Nghiên cứu hệ gen
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen một cách tốt nhất trong điều kiện hiện nay
3 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, chúng tôi tiến hành tập hợp, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề lý luận, pháp lý trong việc quản lý, quản trị thông tin, tài liệu khoa học - công nghệ
Nghiên cứu tổng quan về quá trình hành thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu hệ gen, về tài liệu và nguồn thông tin khoa học công nghệ hình thành trong quá trình hoạt động của Viện Nghiên cứu hệ gen
Trang 139 Khảo sát tình hình quản lý tài liệu khoa học - công nghệ hình thành trong quá trình hoạt động của Viện Nghiên cứu hệ gen
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý tốt khối tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài, đối tượng mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu là tài liệu khoa học - công nghệ, sản phẩm hình thành trong quá trình nghiên cứu, là kết quả nghiên cứu khoa học đồng thời là tài nguyên phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cụ thể như sau:
- Tài liệu về các công trình nghiên cứu (bản thảo, bản gốc, bản đánh máy, viết tay)
- Tài liệu về các công trình công bố: các bản thảo bài báo, báo cáo hội thảo, hội nghị, các bài báo được đăng trên các tạp chí đã có số lưu chuyển (tạp chí trong nước và quốc tế)
- Tài liệu liên quan đến công tác đào tạo: luận văn, luận án của học viên cao học và nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu hệ gen
- Tài liệu liên quan đến hợp tác quốc tế: thư trao đổi đề xuất hợp tác, bản thỏa thuận hợp tác có chữ ký giữa các bên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về việc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
5 Lịch sử nghiên cứu
Hoạt động KHCN trong thời gian qua đã có nhiều kết quả nổi bật, thể hiện trong các nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với các cam kết quốc tế và triển khai định hướng đổi mới trong lĩnh vực KHCN, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng
Trang 1410 kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; khoa học xã hội, nhân văn phục vụ hoạch định chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; KHCN đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; KHCN ở địa phương; Phát triển tiềm lực KHCN; Thúc đẩy hình thành
và phát triển doanh nghiệp KHCN; Phát triển thị trường KHCN; Các hoạt động hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh; Hội nhập quốc tế về KHCN;…
Tài liệu khoa học - công nghệ mang nhiều đặc điểm khác biệt với các loại hình tài liệu khác, phong phú cả về nội dung và hình thức Vấn đề quản lý tài liệu không phải là vấn đề mới nhưng quản lý tài liệu về khoa học - công nghệ mang tính đặc thù thì chưa được nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề tổ chức, khai thác và sử dụng nguồn tài liệu
khoa học - công nghệ, có thể kể đến như tập bài giảng Lưu trữ tài liệu khoa
học công nghệ do PGS TS Nguyễn Minh Phương, TS Nguyễn Liên Hương,
TS Nguyễn Cảnh Đương biên soạn năm 2005, được sử dụng làm giáo trình giảng dạy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội [25]
Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý thông tin và tài liệu khoa học - công nghệ trong các khóa luận, luận văn thạc sĩ, ngoài ra còn
có các bài viết trên các tạp chí nhưng góc độ tiếp cận không trùng lặp với đề tài
Năm 2015, tại Hội thảo “Quản lý và sử dụng tài liệu chuyên môn, kỹ
thuật, đặc thù” được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn đã thảo luận và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý và sử dụng tài liệu chuyên môn, kỹ thuật, đặc thù ở Việt Nam Hội thảo đưa ra thông tin hữu ích cho các nghiên cứu về tài liệu chuyên môn, kỹ thuật, đặc thù đồng thời giúp các đơn vị có thêm những giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản
lý và sử dụng tài liệu chuyên ngành trong đó có tài liệu khoa học - công nghệ trong thực tiễn
Trang 1511 Bài viết của tác giả Nguyễn Việt Hoa đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu
trữ số 2, năm 2008 với nhan đề “Vấn đề quản lý, thu nộp tài liệu khoa học ở
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” đề cập đến thực trạng công tác lưu
trữ, thực trạng việc thu thập tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp quản lý, thu nộp tài liệu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam [18]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Vinh Sáu năm 2015, chuyên ngành Lưu trữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
với nhan đề “Tổ chức lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa
học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam” Mục tiêu của luận
văn là đánh giá thực trạng việc tổ chức lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức lưu trữ và khai thác
sử dụng khối tài liệu này Với góc độ tiếp cận của tác giả, luận văn chỉ đề cập đến vấn đề thu thập tài liệu khoa học - công nghệ thuộc về nghiệp vụ chuyên ngành của công tác lưu trữ, chưa phản ánh được việc phải quản lý tài liệu khoa học công nghệ [27]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Lê Hằng năm 2011, chuyên ngành Chính sách khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội với nhan đề “Nâng cao năng lực đảm bảo thông tin
phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ” (Nghiên cứu trường
hợp Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia) có nội dung chính là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách khoa học và công nghệ [17]
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hải Nam năm 2008, chuyên ngành Lưu trữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 1612
với nhan đề “Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam:
thực trạng và giải pháp” đưa ra các đánh giá toàn diện hơn về vấn đề lưu trữ
tài liệu khoa học nói chung và tài liệu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra hệ thống các biện pháp phục vụ công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại đây [24]
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Thành năm 2014, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với nhan đề “Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu
thống kê phục vụ quản lý thông tin khoa học và công nghệ” chỉ ra hiện nay
công tác thống kê khoa học công nghệ chậm, không cập nhật kịp thời các thông tin khoa học công nghệ tiên tiến, chưa có sự nhất quán trong việc thực hiện công tác thống kê đồng thời đưa ra các giải pháp để chuẩn hóa những chỉ tiêu thống kê với đầu ra đảm bảo thống kê chính xác và hiệu quả về thời gian [28]
Các công trình nghiên cứu, những bài viết kể trên đã đề cập đến vấn đề thu, nộp, quản lý, bảo quản, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu khoa học - công nghệ nhưng chưa có một công trình cụ thể nghiên cứu, tổng kết để giải quyết vấn đề phải quản lý tài liệu khoa học - công nghệ như thế nào và tại sao phải quản lý khối tài liệu khoa học - công nghệ
Đối với Viện Nghiên cứu hệ gen và các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CNVN, nơi mà một khối lượng lớn tài liệu khoa học - công nghệ được sản sinh hàng ngày, việc quản lý chưa được giải quyết thỏa đáng mà chỉ dừng lại ở việc tổ chức lưu trữ, khai thác và sử dụng Trung tâm Thông tin -
Tư liệu là đơn vị chịu trách nhiệm thu thập và tổ chức sử dụng tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Hàn lâm KH&CNVN mới chỉ dừng lại ở các nội dung xoay quanh vấn đề tổ chức sử dụng hiệu quả đối với tài liệu nhận được Tại hội thảo năm 2014 do Trung tâm Thông tin - Tư liệu tổ chức có một bài
Trang 1713
viết của Trần Văn Hồng, Trần Ngọc Hoa về vấn đề “Xây dựng cơ sở dữ liệu
kết quả đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”
[19]
Đề tài nghiên cứu lựa chọn trong luận văn tuy không trùng lặp nhưng
có tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và đưa ra hướng tiếp cận từ góc độ quản lý nhằm mang đến hiệu quả tốt hơn trong việc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ
6 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6.1 Nguồn tư liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu sau đây: Các lý thuyết về quản trị văn phòng như lý thuyết về quản lý, quản trị thông tin, giáo trình, sách chuyên khảo về quản trị văn phòng Lý luận về công tác văn thư, lưu trữ, đặc biệt là công tác thu thập bổ sung tài liệu lưu trữ
và việc tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
Các quy chế pháp lý: Các văn bản quy định của Nhà nước, Bộ, ngành
về quản lý thông tin, quản lý khoa học công nghệ, quản lý tài liệu
Các bài viết trên tạp chí, báo cáo tại các hội nghị, hội thảo khoa học là nguồn tư liệu cung cấp các thông tin hữu ích cho luận văn
Đồng thời, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp của học sinh sinh viên ngành Quản trị văn phòng, Quản lý khoa học công nghệ … cũng góp phần giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý khoa học công nghệ nói chung và tài liệu khoa học công nghệ nói riêng ở các cơ quan thuộc lĩnh vực này
Ngoài ra, luận văn sử dụng các thông tin qua khảo sát thực tế việc quản
lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 1814 Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp luận: Tác giả thực hiện nghiên cứu trên cơ sở sử dụng
tư duy logic để giải quyết vấn đề về tổ chức quản lý tài liệu dưới nhiều góc độ: là một nhà quản trị văn phòng, là chuyên viên văn phòng và góc độ của người khai thác sử dụng thông tin
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tác giả tiến hành khảo sát thực tế về
tình hình quản lý tài liệu khoa học công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen và một số đơn vị khác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng
để phân tích về tình hình quản lý tài liệu khoa học công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen, qua đó đưa ra đề xuất về những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Các phương pháp trên được sử dụng phối hợp trong toàn bộ luận văn
7 Đóng góp của luận văn
Quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen giúp tập hợp thông tin về tiềm lực và kết quả hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu hệ gen nhằm duy trì, phát triển cung cấp dữ liệu thông tin chính xác, kịp thời nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
Thông qua nghiên cứu tầm quan trọng của tài liệu khoa học - công nghệ của Viện Nghiên cứu hệ gen, luận văn đưa ra phương pháp tạo nguồn cơ sở
dữ liệu thông tin khoa học phục vụ hoạt động của Viện, là kho dữ liệu quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học của Viện và là cơ sở để ứng dụng thành tựu khoa học vào các mặt của đời sống xã hội
Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý tốt tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen như:
Trang 1915 + Giải pháp nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý
+ Giải pháp tạo nguồn lực trong quản lý tài liệu khoa học - công nghệ + Các giải pháp nghiệp vụ trong quản lý tài liệu khoa học - công nghệ
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được triển khai với các nội dung chính và bố cục như sau:
Chương 1 Cơ sở khoa học của việc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen
Chương này nêu một số khái niệm cơ bản, là chương đặt nền tảng cho việc tìm hiểu về đặc thù hoạt động chuyên môn của Viện Nghiên cứu hệ gen nhằm xác định phương thức tổ chức và quản lý của Viện Nghiên cứu hệ gen,
từ đó xác định trách nhiệm và quy trình quản lý tài liệu của Viện
Chương 2 Khảo sát thực trạng quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen
Nghiên cứ cơ sở pháp lý, nhân lực, công cụ hỗ trợ trong việc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen Nghiên cứu quy trình hình thành và tình hình khai thác, sử dụng thông tin tài liệu khoa học và công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen Từ đó đưa ra các đánh giá về hoạt động quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện
Chương 3 Đề xuất các giải pháp quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen
Căn cứ việc đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài liệu khoa học - công nghệ ở Chương 2, chúng tôi đề xuất 3 nhóm giải pháp quản lý gồm: giải pháp nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý, từ công tác chỉ đạo đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai; giải pháp quản lý tài liệu từ công tác thu thập, thống kê và xây dựng hệ thống công cụ tra cứu nguồn thông tin từ tài liệu khoa học - công nghệ và giải pháp
về công cụ hỗ trợ trong công tác quản lý tài liệu
Trang 2016
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI LIỆU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HỆ GEN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Khoa học nói chung được coi là một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất, tự nhiên, xã hội và tư duy, gồm tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học Có nhiều khái niệm khác nhau về khoa học, công nghệ và các vấn đề có liên quan, trong luận văn này, các khái niệm được hiểu theo quy định tại Luật Khoa học công nghệ số 29/2013/QH13 [33] như sau:
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm
Hoạt động khoa học công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn
Nghiên cứu khoa học được chia làm hai loại, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội
Trang 2117
Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới
Dịch vụ khoa học công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho
việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Tổ chức khoa học công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên
cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch
vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật
Theo Điều 2, Chương 1, Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/08/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin và công nghệ, thuật ngữ
“Thông tin khoa học và công nghệ” được hiểu như sau: Thông tin khoa học
và công nghệ là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức KH&CN (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục
vụ quản lý nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội” [11] Trong hoạt động thực tiễn, thuật ngữ “Thông tin khoa học và công nghệ” thường được sử dụng và hiểu như một khái niệm tổng hợp đặc trưng cho thông tin khoa học, thông tin kỹ thuật, thông tin công nghệ và được dùng
để phân biệt với các loại hình thông tin khác như: Thông tin văn hóa nghệ thuật, thông tin y tế, thông tin giáo dục… Tài liệu KHCN chứa đựng các thông tin khoa học công nghệ
Trang 2218
Quản lý, có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy
theo cách tiếp cận Nhìn chung, quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở một mức độ nhất định Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định Khái niệm này tương đồng với các khái niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển
Quản lý là một dạng hoạt động đa dạng, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Vì vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý Khái niệm quản
lý dùng trong luận văn là chỉ sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của tổ chức
1.2 Nguyên tắc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ
Thứ nhất, tài liệu khoa học - công nghệ phải được quản lý theo nguyên tắc logic, tổ chức thành bộ hoàn chỉnh theo tiến trình hình thành, có sự liên kết giữa tài liệu quản lý hành chính và tài liệu chuyên ngành,
Thứ hai, đảm bảo phương tiện kỹ thuật phục vụ bảo quản và sử dụng Thứ ba, nhân sự thực hiện quản lý tài liệu khoa học - công nghệ phải được trang bị kiến thức cơ bản về khoa học công nghệ, có kiến thức chung về lưu trữ học
1.3 Chính sách về quản lý tài liệu khoa học - công nghệ
Khoa học công nghệ là hoạt động được ưu tiên hàng đầu, là quốc sách của đất nước Khoa học công nghệ giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra nguyên liệu mới, sản phẩm mới giúp khả năng cạnh tranh tốt hơn, giá trị gia tăng cao hơn, thay thế việc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa từ nước ngoài, tối
ưu hóa quá trình sản xuất Kết quả KHCN là một kho tàng quý giá của mỗi quốc gia, do đó, việc tổ chức, quản lý và kiểm soát nguồn thông tin tài liệu này cần được thực hiện thống nhất
Trang 2319 Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu khoa học - công nghệ, đã
có nhiều văn bản được ban hành về quản lý tài liệu nói chung và tài liệu khoa học - công nghệ nói riêng Tuy vậy, những văn bản này thường thiên về việc
tổ chức lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ
Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 quy định về đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm KHCN chỉ rõ: Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ tại cơ quan thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và tại cơ quan có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương chủ quản Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước được đăng ký, lưu giữ theo chế độ mật Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước được khuyến khích đăng ký, lưu giữ tại cơ quan thông tin khoa học và công nghệ quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương [33]
Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ quy định: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu chính thức, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải đăng ký và lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền
về đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học công nghệ cấp bộ là cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở; lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp bộ và cấp cơ sở thuộc phạm vi quản lý [14]
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định của Chính phủ về hoạt động thông tin KHCN, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 Quy định về việc thu thập,
Trang 2420 đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ Thông tư chỉ rõ việc thu thập thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ và đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã đăng ký là tài liệu chuyên môn nghiệp vụ có giá trị bảo quản vĩnh viễn, cần thiết cho hoạt động khoa học và công nghệ, được lưu giữ lâu dài và không phải chuyển vào lưu trữ lịch sử theo quy định của Điều 15 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ Các cơ quan có thẩm quyền về đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định có trách nhiệm tổ chức kho lưu giữ và phục vụ việc khai thác, sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ [8]
Như vậy, tài liệu khoa học - công nghệ chính là nguồn thu thập và bảo quan quản trọng của nhà nước, là khối tài liệu có tính chuyên môn sâu, cần phải quản lý và khai thác sử dụng, có giá trị vĩnh viễn, cần thiết cho hoạt động KHCN
Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu khoa học - công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CNVN đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về quản lý các đề tài, dự án và nhiệm vụ KHCN Các văn bản quy định về giao nộp kết quả nghiên cứu, thành phần tài liệu trong đề tài, nhiệm vụ, dự án KHCN giao nộp, đơn vị thu tài liệu này, trong đó có một số văn bản quan trọng như:
Quyết định số 1791/QĐ-VHL ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN Ban hành Quy định quản lý các đề tài thuộc các hướng khoa học và công nghệ ưu tiên cấp Viện Hàn lâm KHC&CNVN [38];
Quyết định số 2316/QĐ-VHL ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN Ban hành Quy định quản lý các đề tài khoa học và
Trang 2521 công nghệ độc lập cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN dành cho cán bộ khoa học trẻ [40];
Và Quyết định số 2730/QĐ-VHL ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN Ban hành Quy định quản lý các đề tài, dự án nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN [41],
Việc quản lý hồ sơ kết quả nghiên cứu được quy định như sau:
Trung tâm Thông tin - Tư liệu (Viện Hàn lâm KH&CNVN) tiếp nhận: Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài, Biên bản đánh giá xếp loại đề tài, Kết luận của Hội đồng về kết quả chính của đề tài, Báo cáo về việc chỉnh sửa Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài (bản in và bản điện tử)
Trung tâm Tin học và Tính toán (Viện Hàn lâm KH&CNVN) tiếp nhận: Báo cáo tóm tắt thực hiện kết quả đề tài bằng tiếng Việt và tiếng Anh, Biên bản đánh giá xếp loại đề tài và Kết luận của Hội đồng về kết quả chính của đề tài (bản in và bản điện tử)
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thu nhận các mẫu vật sau khi nghiệm thu đề tài
Việc quản lý các nhiệm vụ phát triển công nghệ cấp Viện Hàn lâm KH&CNVN quy định trong Quyết định số 1820/QĐ-VHL ngày 25 tháng 8 năm 2017: Đơn vị chủ trì các nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, khai thác, chuyển giao kết quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việc đăng ký, lưu giữ kết quả nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ [39]
Nhìn chung việc quy định về quản lý tài liệu khoa học - công nghệ đã được quy định và áp dụng thực hiện với đề tài nghiên cứu khoa học nói chung
và các đề tài nhiệm vụ thực hiện tại Viện Hàn lâm nói riêng Nhưng, quản lý
Trang 2622 tài liệu khoa học - công nghệ không phải chỉ dừng ở việc lưu giữ các thông tin, tư liệu Thu thập, bảo quản, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu và công bố thông tin tài liệu khoa học - công nghệ mới là mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý nguồn tài liệu quý báu này
Trung tâm Thông tin - Tư liệu là đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thu thập, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng nguồn tài liệu phán ánh hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học của Viện Hàn lâm KH&KHVN Trung tâm Thông tin - Tư liệu chỉ thực hiện quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với các kết quả nghiên cứu khoa học từ các đơn vị giao nộp theo đúng quy định của Viện Hàn lâm KH&CNVN Khối lượng lớn tài liệu khác vẫn phân tán tại các đơn vị trực thuộc
Từ thực tế hoạt động, Viện Nghiên cứu hệ gen thực hiện nhiều nhóm đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau, từ đề tài nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia,
đề tài hợp tác quốc tế, đề tài thuộc các hướng khoa học công nghệ ưu tiên đến các nhiệm vụ phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu của mình Việc quản lý tài liệu khoa học - công nghệ tại Viện được thực hiện theo quy định chung của nhà nước và của Viện Hàn lâm KH&CNVN
Viện Nghiên cứu hệ gen chưa có quy định cụ thể về việc tổ chức quản
lý tài liệu khoa học - công nghệ tại đơn vị
1.4 Khái quát về Viện Nghiên cứu hệ gen
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển
Viện Nghiên cứu hệ gen (sau đây gọi tắt là Viện) là tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện hoạt động theo cơ chế của viện nghiên cứu khoa học cơ bản có định hướng ứng dụng
Tên giao dịch quốc tế của Viện là Institute of Genome Research, tên viết tắt là IGR
Trang 2723 Theo sự sắp xếp của Viện Hàn lâm KH&CNVN, Viện đặt trụ sở tại Nhà A17, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện Nghiên cứu hệ gen được thành lập ngày 06 tháng 08 năm 2012 theo Quyết định số 1040/QĐ-KHCNVN của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Để có được một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về hệ gen, từ năm 2009, được sự chỉ đạo trực tiếp của GS TS Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, PGS TS Nông Văn Hải, Phó Viện trưởng, Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen, Trưởng phòng Công nghệ AND ứng dụng Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đăng ký đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ “Xây dựng dự án khả thi lập bản đồ (đọc trình tự, giải mã) bộ gen người Việt Nam” cho kế hoạch năm 2010
Năm 2010, PGS.TS Nông Văn Hải đã ký thỏa thuận hợp tác khoa học
và đào tạo với GS Yusuke Nakamura, Giám đốc và TS Hidewaki Nakagawa, Trưởng phòng thí nghiệm, Trung tâm Hệ gen Y học, Viện Nghiên cứu Vật lý
- Hóa học (RIKEN), Nhật Bản Ngay sau đó, 1 cán bộ của nhóm nghiên cứu Việt Nam (TS Nguyễn Hải Hà) đã được nhận sang RIKEN để thực tập sau tiến sỹ trong thời hạn 2 năm về hệ gen học người Cũng trong năm 2010, PGS TS Nông Văn Hải đã kỹ thỏa thuận hợp tác khoa học và đào tạo với
GS TS Detlef Weigel, Viện trưởng Viện Max Planck về Sinh học phát triển, Tuebingen, CHLB Đức Thực hiện thỏa thuận hợp tác này, 1 cán bộ nghiên cứu của Việt Nam (ThS Trần Thị Ngọc Diệp) đã được nhận sang đào tạo tiến
sỹ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS Detlef Weigel
Cũng trong thời gian này, nhận lời mời của PGS TS Nông Văn Hải,
GS TS Richard Durbin, Giám đốc Dự án 1000 Hệ gen người quốc tế đồng thời là Giám đốc Dự án 10.000 Hệ gen người Anh, Viện Wellcome Trust
Trang 2824 Sanger, Vương Quốc Anh đã sang thăm Việt Nam và tham dự Hội thảo “Giải
mã bộ gen người: Thời sự và Tầm nhìn” GS Durbin đã thuyết trình về các chương trình giải mã hệ gen người quốc tế và tư vấn nhiều vấn đề quan trọng cho dự án giải mã hệ gen người Việt Nam GS Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KH&CNVN), đại diện các cơ quan quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo này
Sau khi bản phác thảo dự án được hình thành, nhóm nghiên cứu đã nhận được thư ủng hộ hoàn toàn cho dự án giải mã hệ gen người Việt Nam của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới như: GS Harold Varmus (giải thưởng Nobel Y học, Giám đốc Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia Hoa Kỳ),
GS Yusuke Nakamura và TS Hidewaki Nakagawa (Trung tâm Hệ gen Y học, RIKEN, Nhật Bản), GS Detlef Weigel (Viện Max Planck về Sinh học phát triển Tuebingen, CHLB Đức), GS Mark Stoneking (Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, Leipzig, Cộng hòa Liên bang Đức), GS Aravinda Chakravarti (Giám đốc Trung tâm Hệ gen học các bệnh phức tạp, Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ) …
Tháng 07 năm 2011, nhóm nghiên cứu gồm PGS TS Nông Văn Hải,
GS TS Phan Văn Chi và TS Nguyễn Đăng Tôn đã sang thăm Trung tâm Hệ gen Y học, RIKEN, Nhật Bản và được GS Yusuke Nakamura và TS Hidewaki Nakagawa đón tiếp nồng nhiệt và thảo luận nhiều vấn đề hợp tác Cũng trong năm 2011, PGS TS Nông Văn Hải và TS Nguyễn Đăng Tôn đã tham dự Hội nghị Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới châu Á lấn thứ nhất được tổ chức tại Singapore và đã cập nhật được nhiều thông tin liên quan đến tình hình và triển vọng của các công nghệ này
Trang 2925 Tháng 12 năm 2011, GS TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam đã tham dự hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ nói trên và phát biểu các ý kiến chỉ đạo quan trọng
Tháng 06 năm 2012, Thứ trưởng Lê Đình Tiến và Lãnh đạo các cơ quan chức năng Bộ Khoa học và Công nghệ đã thăm và làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Phó Chủ tịch Viện Nguyễn Đình Công, các Lãnh đạo các Ban đã đón tiếp và làm việc với đoàn PGS.TS Nông Văn Hải đã trình bày báo cáo về Dự án Đến tháng 8 năm 2012, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Đình Công chủ trì thông qua “Đề
án thành lập Viện Nghiên cứu hệ gen”, gồm 6 đơn vị trực thuộc, với đội ngũ cán bộ ban đầu gồm 24 người Từ tháng 09 năm 2012, Viện Nghiên cứu hệ gen chính thức đi vào hoạt động
Căn cứ Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 19 tháng 02 năm
2013, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký Quyết định chuyển đổi tổ chức Viện Nghiên cứu hệ gen trực thuộc Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam thành Viện Nghiên cứu hệ gen trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày 15 tháng 05 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 60/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong đó quy định rõ Viện Nghiên cứu hệ gen là tổ chức khoa học công nghệ công lập, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày 08 tháng 08 năm 2017, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký quyết định số 1731/QĐ-VHL ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu hệ gen
Trang 3026
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu hệ gen
Để hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý của Viện Hàn lâm KH&CNVN, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN đã ban hành các quy định
về quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc, theo đó, Viện Nghiên cứu hệ gen có chức năng nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ mới về hệ gen người và các sinh vật khác [36]
Theo đề án kiện toàn và tổ chức lại Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện được giao thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Nghiên cứu cơ bản, ứng dụng về hệ gen người và y học hệ gen
- Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về hệ gen động vật, thực vật và vi sinh vật đặc hữu của Việt Nam
- Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực omics, tin sinh học
- Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực
hệ gen học và các lĩnh vực khác có liên quan
- Hợp tác và hội nhập quốc tế về hệ gen học và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trang 3127
- Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước
và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao
Viện Nghiên cứu hệ gen hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về hệ gen:
hệ gen người, hệ gen động vật, thực vật, vi sinh vật … Quy chế Tổ chức và hoạt động tại Quyết định số 1731/QĐ-VHL ngày 08/08/2017 quy định rõ Viện gồm 7 đơn vị trực thuộc gồm phòng Quản lý tổng hợp và 6 đơn vị nghiên cứu Lãnh đạo Viện gồm Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng [36]
Hiện nay, do nhu cầu phát triển, Viện trưởng quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu mới, nâng tổng số đơn vị trực thuộc của Viện lên thành 8 đơn vị, gồm:
Phòng quản lý tổng hợp (Administrative Department): Phòng Quản lý
tổng hợp có chức năng giúp Lãnh đạo Viện quản lý chung mọi hoạt động của
Viện bao gồm quản lý hành chính, nhân lực, tài chính, tài sản
Phòng Hệ gen học người (Human Genomics): Nghiên cứu giải mã hệ
gen người Việt Nam; phân tích tính đa dạng di truyền hệ gen các tộc người
Việt Nam; nghiên cứu các vấn đề y học hệ gen phục vụ chẩn đoán và điều trị
Phòng Phân tích hệ gen (Genome Analysis): Quản lý và vận hành các
cụm thiết bị lớn (các thiết bị giải trình tự thế hệ mới, hệ thống máy tính hiệu năng cao) của Viện; nghiên cứu giải mã và phân tích hệ gen; xây dựng, quản
lý và khai thác các cơ sở dữ liệu hệ gen người và các sinh vật đặc hữu của
Việt Nam; tiến hành các nghiên cứu về tin sinh học
Phòng Hệ gen học chức năng (Functional Genomics): Nghiên cứu
chức năng hệ gen, nhóm gen và các gen riêng biệt (quá trình phiên mã, dịch
mã và tương tác giữa các phân tử và trao đổi chất) ở tế bào người và các sinh vật khác Triển khai kỹ thuật proteomics và các kỹ thuật khác để tìm kiếm và
phát triển các chỉ thị phân tử trong chẩn đoán và điều trị
Trang 3228
Phòng Hệ gen học môi trường (Environmental Genomics): Nghiên cứu
biểu hiện gen trong điều kiện sinh lý và bệnh lý khác nhau; nghiên cứu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường lên hệ gen và các gen cụ thể; nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình/ đột biến gen đến đáp ứng của cơ thể đối với các
điều kiện môi trường
Phòng Đa dạng sinh học hệ gen (Genome Biodiversity): Nghiên cứu hệ
gen học so sánh trên các đối tượng người và các sinh vật đặc hữu của Việt Nam Phát triển các kỹ thuật giám định gen và mã vạch DNA Nghiên cứu cơ
chế phân tử và tính ổn định hệ gen của tế bào và sinh vật chuyển gen
Phòng Hệ gen học vi sinh (Microorganisms Genomics): Nghiên cứu cơ
bản và ứng dụng về hệ gen học vi sinh vật Nghiên cứu giải mã gen và hệ gen của các vi sinh vật có giá trị; nghiên cứu biểu hiện gen, sinh tổng hợp các enzyme và các chất có hoạt tính sinh học ứng dụng trong y dược, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và xử lý môi trường; nghiên cứu đa dạng, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và các mục đích khác
Nhóm Hệ gen học miễn dịch (Immunogenomics Group): Nghiên cứu cơ
bản và ứng dụng về hệ gen miễn dịch học Nghiên cứu giải mã hệ gen miễn dịch của bệnh nhân ung thư và bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm mãn tính ở thể nặng cũng như nghiên cứu các bệnh tật trên các loại động vật khác nhau Nghiên cứu vai trò điều hòa của hệ gen miễn dịch đến các quá trình sinh lý tế bào và quá trình đáp ứng trả lời miễn dịch đặc hiệu với cơ quan động vật và người, cũng như sự trả lời miễn dịch hệ thống kháng lại bệnh viêm nhiễm và bệnh ung thư Xác định các cơ chế phân tử đặc hiệu liên quan đến sự kiểm soát của hệ gen miễn dịch đến bệnh tật với mục đích xác định chính xác những loại thuốc hoặc liệu pháp miễn dịch liên quan đến gen đích phục vụ công tác điều trị bệnh hiệu quả; Nghiên cứu đa dạng, lưu giữ nguồn gen miễn
Trang 3329 dịch quý hiếm trên người và động vật phục vụ công tác phát hiện, chẩn đoán, điều trị và các mục đích khác
Ngoài ra, Viện Nghiên cứu hệ gen còn có sự hoạt động của Hội đồng Khoa học nhằm tư vấn cho Viện trưởng về phương hướng, chiến lược khoa học, xét duyệt đề cương các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, chương trình hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ
1.4.3 Hoạt động cơ bản và nguồn nhân lực của Viện Nghiên cứu hệ gen
1.4.3.1 Hoạt động cơ bản
Khoa học hệ gen/Nghiên cứu hệ gen (Genome Science/ Research) hay còn gọi là Hệ gen học (Genomics) phát triển mạnh mẽ không những ở các quốc gia có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ hàng đầu mà còn ở các nước đang phát triển Nghiên cứu cấu trúc và chức năng tổng thể của toàn bộ các gen (hệ gen, hoặc bộ gen hay genome) của một cơ thể sống, từ sinh vật đơn giản nhất đến phức tạp nhất (con người), là một hướng khoa học công nghệ chuyên sâu, có tính thời sự, cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược toàn cầu Đây là các nghiên cứu cơ bản có tính đột phá, tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu phát triển và ứng dụng to lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội
Viện Nghiên cứu hệ gen được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu
và xu thế phát triển của thế giới và quốc gia về nghiên cứu hệ gen Viện triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo các hướng chính như
sau: Nghiên cứu về hệ gen học người, Nghiên cứu hệ gen học động vật, Nghiên cứu hệ gen thực vật, Nghiên cứu hệ gen vi sinh vật và côn trùng
Phát triển các nghiên cứu về hệ gen học người, giải mã, phân tích hệ gen người Việt Nam và các vấn đề liên quan đạt trình độ quốc tế
Nghiên cứu giải mã hoàn chỉnh và phân tích hệ gen người Việt Nam làm “trình tự chuẩn”; nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các lĩnh vực omics và tin sinh học trên hệ gen người và các sinh vật đặc hữu khác
Trang 3430 Nghiên cứu các vấn đề cơ bản và ứng dụng về hệ gen các các dân tộc Việt Nam; Nghiên cứu nhân chủng học tiến hoá và phát sinh chủng loại phân
tử ở người Việt Nam
Nghiên cứu sự thay đổi trong hệ gen của các bệnh nhân mắc di truyền, ung thư, truyền nhiễm, bị ảnh hưởng các tác nhân môi trường…Phát triển các công cụ, kỹ thuật ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị
Xây dựng, quản lý và khai thác các cơ sở dữ liệu hệ gen; phát triển các nghiên cứu tin sinh học
Nghiên cứu hệ gen học so sánh và ứng dụng trên người và các sinh vật khác Phát triển các kỹ thuật giám định gen và mã vạch DNA Nghiên cứu tính ổn định hệ gen của các tế bào và sinh vật chuyển gen
Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các hệ gen của các đối tượng sinh vật khác nhằm phục vụ cho lĩnh vực y học, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường…
Định hướng đến năm 2020: Tiếp tục xây dựng và duy trì Viện Nghiên cứu hệ gen đạt trình độ quốc tế, với quy mô về nhân lực từ 50 - 60 người Tăng cường đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ do việc giải mã hệ gen người, nghiên cứu chức năng gen và giải mã các cơ thể sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế của Việt Nam
Hoạt động cơ bản của Viện Nghiên cứu hệ gen là nghiên cứu khoa học, bao gồm: xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học, tổ chức, xác định, tuyển chọn, xét duyệt, phê duyệt, nghiệm thu các nhiệm vụ nghiên cứu cấp cơ sở, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cấp bộ ngành và cấp quốc gia được giao
Việc xây dựng kế hoạch (đề xuất danh mục đề tài) được thực hiện hàng năm từ các đơn vị trực thuộc Các đơn vị, cá nhân, tập thể khoa học đề xuất các đề tài dưới dạng đề cương đề tài tóm tắt gửi cho Viện trưởng Viện Nghiên
Trang 3531 cứu hệ gen qua Phòng Quản lý tổng hợp Viện thành lập các Hội đồng xét chọn làm việc theo phương thức họp kín và đánh giá hồ sơ theo những tiêu chí và thang điểm thống nhất Các cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ, dự án khoa học công nghệ phải có năng lực, phẩm chất, điều kiện
và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực khoa học công nghệ đó
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu được bắt đầu từ việc xác lập hợp đồng thực hiện sau khi được tuyển chọn (được giao nhiệm vụ), chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ, dự án chịu trách nhiệm thực hiện những cam kết trong hợp đồng Hợp đồng được xác lập theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đối với từng loại hình đề tài theo quy định của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các quy định của cơ quan giao thực hiện đề tài (các Bộ, ngành) Tổ chức và thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học căn cứ vào nội dụng của hợp đồng khoa học
Các nhiệm vụ khoa học công nghệ tại Viện Nghiên cứu hệ gen gồm:
- Chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, đề tài nhiệm vụ độc lập cấp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và giao cho cá nhân thuộc Viện làm chủ nhiệm đề tài, giao cho Viện là cơ quan chủ trì Bên cạnh đó có nhiều đề tài cấp nhà nước khác do các Bộ giao thực hiện như Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Viện Hàn lâm do Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN phê duyệt và giao
Trang 3632 cho cá nhân thuộc Viện làm chủ nhiệm, giao cho Viện là cơ quan chủ trì thực hiện
- Đề tài, nhiệm vụ do Viện trưởng phê duyệt và giao cho các cá nhân thuộc Viện làm chủ nhiệm đề tài (đề tài cơ sở)
Hội nghị, hội thảo của các đề tài, nhiệm vụ, dự án do chủ nhiệm đề tài,
dự án, nhiệm vụ chịu trách nhiệm quản lý và chủ trì thực hiện Những hội nghị, hội thảo chuyên ngành và liên ngành có quy mô toàn quốc, đơn vị tổ chức hội thảo phải làm công văn xin ý kiến của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN, các cơ quan quản lý của Nhà nước và chỉ tiến hành sau khi có
sự đồng ý của Chủ tịch Viện và cấp có thẩm quyền Hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế phải làm tờ trình gửi Chủ tịch Viện và phải được phép của Chính phủ Các cuộc tọa đàm khoa học có người nước ngoài tham gia phải được phép của Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CNVN
Kết quả hoạt động của Viện được đánh giá bằng số lượng đề tài, nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học các cấp (cấp nhà nước/quốc gia, cấp Bộ, ngành, cấp
cơ sở), bằng số lượng các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế (SCI, SCI-E, ISSN) và các tạp chí chuyên ngành trong nước, bằng số lượng NCS, học viên cao học được đào tạo tại Viện
Từ năm 2013 đến nay, Viện đã và đang triển khai nhiều đề tài các cấp thuộc các hướng khoa học công nghệ khác nhau như hướng y - dược, hướng nông nghiệp, thủy sản Năm 2014, Viện chủ trì thực hiện 04 đề tài cấp nhà nước, 04 đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tài trợ, 05
đề tài nhánh thuộc các đề tài cấp nhà nước, 01 đề tài cấp Viện Hàn lâm (đề tài cấp Bộ) Năm 2015, số lượng đề tài cấp nhà nước Viện chủ trì thực hiện là 05
đề tài, 05 đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tài trợ, 01
đề tài cấp Bộ và nhiều đề tài nhánh các cấp Đến năm 2017, số lượng đề tài cấp nhà nước mà Viện đứng chủ trì thực hiện là 05 đề tài, số đề tài do Quỹ
Trang 3733 Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tài trợ là 10 đề tài, 03 đề tài cấp Viện Hàn lâm (đề tài cấp Bộ), cùng với nhiều đề tài nhánh các cấp khác Ngoài ra, hàng năm Viện Nghiên cứu hệ gen thực hiện 6 - 8 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở, là tiền đề cho các đề tài nghiên cứu mới và nhiệm
vụ đột xuất
Số lượng công trình công bố khoa học quốc tế ISI của Viện luôn nằm trong 10 đơn vị thuộc Viện Hàn lâm có tỷ số công bố trên số cán bộ biên chế của Viện Hàn lâm Tổng số công bố quốc tế từ 2012 đến nay là hơn 50 bài, gần 70 bài đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và nhiều bài trong hội nghị khoa học toàn quốc và quốc tế Năm 2016, các cán bộ của Viện là tác giả/ đồng tác giả của 24 công trình công bố, trong đó có 10 công trình trên các tạp chí quốc tế và 14 công trình trên các tạp chí quốc gia và tạp chí chuyên ngành trong nước Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, số lượng công trình công bố của Viện là 18, trong đó số công bố trên tạp chí quốc tế là 09 bài đăng
Kết quả của hoạt động đào tạo là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động chung của Viện Viện Nghiên cứu hệ gen đã và đang tiếp tục hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học và thực tập sinh của Học viện Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghệ và Đại Học Việt – Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Các cán bộ của Viện đã và đang tham gia giảng dạy một số môn học như: Sinh học phân tử, Công nghệ gen, Sinh học hiện đại, An toàn sinh học, Công nghệ sinh học nano, Vi sinh vật và công nghệ xử lý môi trường, Miễn dịch học phân tử , cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học Ngoài ra, Viện Nghiên cứu hệ gen còn tổ chức các
Trang 3834 seminar chuyên đề, tham gia đào tạo và huấn luyện về các kỹ thuật phòng thí nghiệm cho các cán bộ thuộc các trường và các viện khác
Hoạt động hợp tác quốc tế được triển khai thực hiện từ khi Viện mới thành lập Viện Nghiên cứu hệ gen đã và đang duy trì và phát triển các quan
hệ hợp tác khoa học với một số trường, viện của nước ngoài như: Nhật Bản (Ochanomizu University, Tokyo RIKEN Center for Intergrattive Medical Sciences (IMS; former Center for Genome Medicine), Nara Women's University, Okinawa Institute of Science and Technology); Đức (Max Planck Institute for Developmental Biology (MPI-DB), Max Plank Institute for Evolutionary Anthropology (MPI-EVA)); Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Brazil, Thụy Điển, Na Uy, Thái Lan… Để thực hiện trao đổi khoa học xung quanh nội dung hợp tác đã ký, hàng năm, Viện Nghiên cứu hệ gen cử các cán
bộ học tập và làm việc tại các trường, viện nghiên cứu để tiếp cận công nghệ mới và nâng cao trình độ Đồng thời, Viện cũng tiếp nhiều đoàn nghiên cứu khoa học từ các nước trên thế giới như Nhật, Cộng hòa liên bang Đức, Pháp,
Tại thời điểm thành lập, Viện Nghiên cứu hệ gen có 14 cán bộ biên chế
và 13 cán bộ hợp đồng Sau 6 năm hoạt động, số lượng cán bộ của Viện đã tăng lên 55 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, với 17 biên chế và 38 hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Viện Nghiên cứu hệ gen có 18 Tiến sỹ không phân biệt giữa hợp đồng
và cán bộ biên chế (03 Phó Giáo sư): 12 Tiến sỹ được đào tạo tại nước ngoài,
Trang 3935
có thời gian học tập và công tác lâu trong môi trường khoa học hàng đầu về công nghệ sinh học như Đức, Nhật, Pháp, Hàn Quốc … Số lượng Thạc sỹ hiện nay là 23, trong đó có 03 Thạc sỹ được đào tạo tại nước ngoài Viện Nghiên cứu hệ gen có 08 NCS, trong đó có 05 NCS đang học tập tại nước ngoài
Số lượng đề tài, nhiệm vụ khoa học càng ngày càng tăng, đòi hỏi về nhân sự hoạt động cũng tăng lên, nhưng không vì thế mà yêu cầu về trình độ
và chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ nghiên cứu bị xem nhẹ Để được thu nhận vào làm việc, các cán bộ của Viện phải đáp ứng đủ yêu cầu về trình
độ, chuyên ngành đào tạo phù hợp (mã ngành công nghệ sinh học) Viện Nghiên cứu hệ gen ưu tiên tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học, hoặc được đào tạo từ các cơ sở đào tạo hàng đầu như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là nhân sự được đào tạo tại nước ngoài Đối với nhân sự ứng tuyển là Tiến sỹ có được số lượng công trình khoa học lớn và phù hợp với hướng nghiên cứu của Viện sẽ được hưởng các chế độ
ưu tiên theo quy định của Viện Hàn lâm KH&CNVN và của Viện
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị rõ ràng, nguồn nhân lực có trình độ cao về cơ bản đã đáp ứng được nhu hoạt động và phát triển của Viện
1.4.4 Khái quát về phòng Quản lý tổng hợp Viện Nghiên cứu hệ gen
1.4.4.1 Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Quản lý tổng hợp có chức năng giúp Lãnh đạo Viện quản lý chung mọi hoạt động của Viện, là bộ máy điều hành tổng hợp của Viện, là nơi thu thập, xử lý, cung cấp, truyền đạt thông tin trợ giúp cho hoạt động quản lý, bao gồm quản lý hành chính, nhân lực, tài chính, tài sản; là nơi chăm lo dịch
vụ hậu cần, đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của Viện Theo
Trang 4036 khoản 1, Điều 6, Quyết định số 07/QĐ-VHL ngày 19/02/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phòng Quản lý tổng hợp là đơn vị giúp Thủ trưởng đơn vị quản lý mọi hoạt động của đơn vị, bao gồm công tác
kế hoạch, tổ chức, cán bộ, đào tạo, hợp tác quốc tế, tài chính, kế toán, hành
chính, quản trị và các hoạt động khác [35]
Phòng Quản lý tổng hợp Viện Nghiên cứu hệ gen được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-NCHG ngày 05 tháng 09 năm 2012 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen Theo đó, Phòng Quản lý tổng hợp có chức năng nhiệm vụ giúp Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen quản lý và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của Viện, bao gồm công tác kế hoạch, tổ chức - cán bộ, khoa học và triển khai công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế, kế hoạch tài chính, quản trị, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ công tác khác do Viện trưởng giao Trực tiếp phụ trách công tác quản lý khoa học của Viện [42]
- Giúp Viện trưởng xây dựng:
+ Các quy định, quy chế của Viện liên quan đến công tác khoa học, tổ chức, cán bộ, hợp tác quốc tế
+ Các văn bản của Viện hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật
+ Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hằng năm trình Viện trưởng phê duyệt
để tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về nhiệm vụ công tác đối với các đơn vị, tổ chức trực thuộc Viện
+ Kế hoạch trình Viện trưởng phê duyệt để chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác tổ chức quản lý KHCN