Thực tập tại trung tâm viễn thông Ân Thi
Trang 1Phần 2 : Tìm hiểu thiết bị MSAN ALCATEL 1540 LITESPAN 2.1 Tổng quan về thiết bị
2.2 Cấu trúc tổng quan 2.2.1 Sơ đồ khối 2.2.2 Cấu trúc các Bus 2.2.3 Bảo vệ
2.2.4 Sự đồng bộ 2.3 Cấu trúc chi tiết 2.3.1 Cấu trúc khung
2.3.2 Card và chức năng các card2.4 Cấp Nguồn
KẾT LUẬN
Trang 2MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc lựa chọn thiết bị và công nghệ cho phát triển mạng Viễn thông là một bài toán đồng bộ và phức tạp và chỉ xét về khía cạnh thiết bị truy nhập cần đòi hỏi các yêu cầu sau:
- Cung cấp các truy nhập cho tất cả các dịch vụ.
- Thích ứng với mạng lưới hiện tại và tương lai (NGN).
- Các đầu cuối sử dụng thuận tiện, giá rẻ, không lệ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền.
Thiết bị ALCATEL 1540 LITESPAN về cơ bản giải quyết được các yêu cầu trên đây
Được sự đồng ý của Thầy giáo tiến sỹ Bùi Trung Hiếu trong thời gian thực tập em tìm hiểu một số nội dung sau :
- Tìm hiểu chung về hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn của TTVT Ân Thi (Đơn vị thực tập).
- Các ứng dụng của thiết bị Alcatel 1540 trong mạng thế hệ sau NGN.
- Kết nối Ethernet và SDH trong thiết bị
- Ứng dung trong các dịch vụ Ethernet và Triple Play.- Các loại cấu hình mạng
- Theo dõi cảnh báo.
- Chức năng kiểm tra đường dây.
Vì thời gian tìm hiểu không nhiều và do trình độ cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, nên bản báo cáo này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy, Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên Đào Đức Thọ
Trang 3DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ tổ chức mạng chuyển mạch của TTVT Ân Thi………… 5
Hình 2: Sơ đồ tổ chức mạng truyền dẫn của TTVT Ân Thi……… 7
Hình 3: Mô tả chung các giao diện của thiết bi truy nhập Alcatel 1540 12 Hình 4: Mô tả cấu trúc ngăn giá……… 13
Hình 5: Công nghệ Triple Play trong thiết bị 1540 Litespan……… 14
Hình 6:Thiết bị MSAN của Alcatel –Lucent với cấu hình hỗn hợp………15
ring và sao, chuỗiHình 7: Sơ đồ khối của Alcatel 1540 Litespan……… 16
Hình 8: Kiến trúc bên trong của ngăn giá Multiservice Line………… … 17
Alcatel 1540 Litespan………
Hình 9: Cấu trúc của MLS_3F……… 20
Hình 10: Cấu hình 4 MLS_3F………21
Hình 11:Bus NLC (TDM bus) và HLC trên khung MLS_3F……… 22
Hình 12: Mặt trước card LIOC……… 23
Hình 13: Mặt trước card PEIC……… 24
Hình 14: Sơ đồ khối card NEHC……… 24
Hình 15: Mặt trước card NEHC-C……… 25
Hình 16: Mặt trước card NSEC……… 26
Hình 17: Mặt trước card ATLC-3G……… 27
Hình 18: Mặt trước khối TRU……… 30
Hình 19: Vị trí đấu nguồn -48VDC……… 30
Trang 4Thuật Ngữ Viết Tắt
AC Alternating Current Dòng xoay chiềuADM Add-Drop Multiplexer Bộ tách ghép kênh
ADPCM Adaptive Pulse Code Modulation Điều chế xung mã tương thích
ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số không đối xứngADSL
LT ADSL Line Termination Đầu cuối đường dây ADSLAGW Access Gateway Cổng truy nhập
AIS Alarm Indication Signal Tín hiệu chỉ thị cảnh báo
ALMA Alcatel Management Applications Các ứng dụng quản lý của AlcatelALMAP Alcatel Management Platform Platform quản lý của Alcatel
APS Automatic line Protection System Hệ thống bảo vệ đường dây tự độngASIC Application Specific Integrated Circuit Mạch tích hợp ứng dụng đặc biệtATM Asynchronous Transfer Mode Cơ chế truyền tải dị bộ
ATU-C ADSL Transceiver Unit-Central office end Khối thu phát ADSL- tại đầu cuối trung tâmATU-R ADSL Transceiver Unit-Remote terminal
end
Khối thu phát ADSL tại khối từ xa
BA Basic Access (ISDN) Tốc độ truy nhập cơ sở (ISDN)
CRC-4 Cyclic Redundancy Check nº 4 Kiểm tra mã dư thừa vòng số 4CT Craft Terminal Hệ thống khai thác và vận hànhCU Copper pair Đôi dây cáp đồng
DC Direct Current Dòng một chiềuDCC Data Communications Channel Kênh giao tiếp dữ liệu
DCE Data Circuit terminating Equipment Thiết bị đầu cuối mạch số liệuDCN Data Communications Network (TMN) Mạng giao tiếp số liệu (TMN)
Trang 5DLC Digital Loop Carrier Mạch vòng sóng mang sốDMT Discrete Multi Tone Đa xung rời rạc
DTE Data Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối số liệuDTMF Dial Tone Multi-Frequency Quay xung đa tần
E1 European digital signal level one (2 Mb/s) Tín hiệu số tiêu chuẩn Châu Âu mức 1 (tốc độ 2Mb/s)
EC Equipment Controller Bộ điều khiển thiết bị
E-MAN Ethernet Metropolitan Area Network Mạng vùng nội thị dùng EthernetEMC Electro Magnetic Compatibility Sự tương thích điện từ
EMI Electro Magnetic Interference Giao diện điện từEML Element Management Layer Lớp quản lý thiết bị
ESP Established Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ đã được thiết lậpETSI European Telecommunications Standard Institute Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu ÂuEOC Embedded Operation Channel
EU Exchange Unit Khối trung tâm
F Local Management Interface Giao diện quản lý nội hạtFDI Feeder Distribution Interface Giao diện phân phối nguồn nuôiFDM Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số
HDB3 High Density Binary 3 Mã hóa HDB3
HDSL High-bit-rate Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số tốc độ caoHOA High Order Assembler
HPC High order Path Connection Kết nối đường trật tự caoHSI High Speed Internet Service Dịch vụ Internet tốc độ cao
IGMP Internet Group Multicast Protocol Giao thức đa quảng bá nhóm mạngIMA Inverse Multiplexing ATM Ghép kênh ATM ngược
IP Internet Protocol Giao thức mạng
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số dịch vụ tích hợpISO International Standards Organisation Tổ chức tiêu chuẩn quốc tếISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ mạngITU International Telecommunication Union Tổ chức viễn thông quốc tếITU-T ITU Telecommunication Standardisation
Sector
Trang 6L2TP Layer 2 Tunnelling Protocol Giao thức đường hầm lớp 2LAN Local Area Network Mạng vùng nội hạt
LCD Liquid Crystal Display Màn hình tinh thể lỏngLIM Line Interface Module Modul giao diện đường dâyLE Local Exchange Tổng đài nội hạt
LED Light Emitting Diode Diode phát quang
LL Leased Lines Các đường dây thuê riêngLOS Loss Of Signal Suy giảm tín hiệu
LPC Low order Path Connection Kết nối đường thứ tự thấpLT Line Termination Đầu cuối đường dây
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập mức trung bìnhMAN Metropolitan Area Network Mạng vùng nội thị
MBTP MLS Bus Termination Plug Chân cắm đầu cuối bus MLSMDF Main Distribution Frame Khung phân phối chínhMG Media Gateway Cổng đa phương tiện
MGC Media Gateway Controller Bộ điều khiển cổng đa phương tiệnMIB Management Information Base
MLS Multiservice Line Shelf Giá đường dây đa dịch vụMTBF Mean Time Between Failure
MuM Litespan Multimedia Shelf Giá đa dịch vụ Litespan
NE Network Element Thành phần mạng
NG DLC New Generation Digital Loop Carrier Mạch vòng sóng mang số thế hệ mớiNIC Network Interface Card Card giao diện mạng
NMS Network Management System Hệ thống quản lý mạngNT Network Termination Đầu cuối mạng
NTU Network Termination Unit Khối đầu cuối mạng
OAM Operations, Administration & Maintenance Vận hành, quản trị và bảo dưỡngOBC On Board Controller Bộ điều khiển trên bo mạchOLS On Line Services Các dịch vụ trên đường dâyOS Operations System Hệ thống vận hành
OSS Operations Support System Hệ thống hỗ trợ vận hành
PABX Private Automatic Branch Exchange Tổng đài cơ quan
Trang 7PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Phân cấp số cận đồng bộPC Personal Computer Máy tính cá nhân
PCB Printed Circuit Broad Bo mạch inPCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mãPOTS Plan Old Telephone System Hệ thống thoại cũ
PPTP Point to Point Tunneling Protocol Giao thức đường hầm điểm-điểmPRA Primary Rate Access (ISDN) Truy nhập tốc độ cơ bản (ISDN)PS POTS splitter Bộ chia POTS
PTO Public Telecommunication Operator Nhà khai thác viễn thông công cộng
Q3 Management Connection point Điểm kết nối quản lýQECC SDH Management embedded channel
QOS Quality Of Service Chất lượng dịch vụRDI Remote Defect Indicator
REU Remote Extension Unit Khối mở rộng xaRSU Remote Subscriber Unit Khối thuê bao xa
RTP Real-Time Transport Protocol Giao thức vận chuyển thời gian thựcRU Remote Unit Khối tập trung thuê bao xa
SALT Subscriber Access Line Termination Giao diện đường dây truy nhập thuê baoSDI Subscriber Distribution Interface Giao diện phân phối thuê bao
SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ
SHDSL Symmetric simple pair High bit rate Digital Subscriber line Đường dây thuê bao số tốc độ cao đối xứngSNCP/I Subnetwork connection protection/Inherent Bảo vệ kết nối mạng con
SNMP Simple Network Management Protocol Giao thức quản lý mạng đơn giảnSOHO Small Office Home Office Văn phòng tại nhà nhỏ
STM Synchronous Transfer Module (ETSI) Module truyền đồng bộ (chuẩn ETSI)TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫnTDM Time Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo thời gianTMN Telecommunications Management Network Mạng quản lý mạng viễn thôngTTF Transport Terminal Function Chức năng đầu cuối truyền dẫnTOS Type Of Service Loại dịch vụ
TU-12 Tributary Unit-12 (SDH)
UADSL Universal ADSL ADSL toàn cầu
UNI User Network Interface Giao diện mạng người dùngVC-3 Virtual Container-3 Vật chứa ảo-3
VC-4 Virtual Container-4 (SDH) Vật chứa ảo-4 (SDH)
VDSL Very-high-speed Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số tốc độ siêu caoVF Voice Frequency Tần số thoại
Trang 8VoD Video On Demand Service Dịch vụ truyền hình theo yêu cầuVoIP Voice over IP Thoại qua IP
xDSL Digital Subscriber Line (all types) Đường dây thuê bao số (các loại)HLTCA HDSL line termination card Card đầu cuối đường dây HDSL
LTAC Line terminating ADSL card Card ADSL đầu cuối đường dây
LTSC Line terminating SHDSL (ATM) card Card SHDSL (ATM) đầu cuối đường dâyNACC NB-ADSL combined card Card kết hợp ADSL băng hẹp
NEHC NB element handler card Card điều khiển băng hẹp
NSEC NB shelf extension controller Card điều khiển giá mở rộng băng hẹp
PHDC Primary rate HDB3 driver card Card driver HDB3 tốc độ cơ bảnPMLC POTS mirror line card Card thuê bao mirror POTSPRCC Primary rate Channel Card Card dùng cho kênh tốc độ cơ bản
SALC Subrate digital line card Card thuê bao số tốc độ thấp
SLTC SHDLS (TDM) line termination Card Card đầu cuối đường dây SHDSL (TDM)
TACC Test access control card Card điều khiển truy nhập kiểm traTARCB Test alarm & remote inventory card B Card kiểm tra cảnh báo và thu thập từ xaVISC Voice over IP Server Card Card dịch vụ thoại qua IP
Trang 9phía Tây giáp huyện Khoái Châu, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Mỹ, phía Bắc
giáp huyện Mỹ Hào (ranh giới là sông Bắc Hưng Hải), các huyện này đều thuộc tỉnh Hưng Yên Phía Đông giáp các huyện của tỉnh Hải Dương là: Bình Giang và Thanh Miện (kể từ Bắc xuống Nam), phần lớn ranh giới là sông Kẻ Sặt, một sông nhánh thuộc hệ thống sông Thái Bình Diện tích tự nhiên của huyện là 128,2 km² Mạng viễn thông của Trung tâm (tính đến tháng 4 năm 2008 là hơn 12.000 máy điện thoại cố định, 340 máy đi dộng trả sau, 280 máy GPHONE và 250 thuê bao ADSL) đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương và thông tin kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay Những năm tới, viễn thông được xác định vẫn là một trong những ngành mũi nhọn phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, dân sinh.
1.1) Hệ thống chuyển mạch
Hệ thống chuyển mạch của Trung tâm viễn thông Ân Thi được trang bị đồng nhất một chủng loại tổng đài NEAX61Σ với 6 trạm chuyển mạch gồm 8RLU và hai thiết bị MSAN ALCATEL LITESPAN 1540 phục vụ 21 xã trên địa bàn huyện Do sử dụng đồng nhất một loại tổng đài, không sử dụng tổng đài độc lập, kết nối tập trung một cấp các vệ tinh về HOST nên thuận lợi cho việc quản lý khai thác, đảm bảo các yêu cầu kết nối cuộc gọi, chất lượng các dịch vụ đảm bảo, tỉ lệ cuộc gọi thành công cao.
- Về cấu trúc hệ thống chuyển mạch được thiết kế theo dạng module do vậy rất thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng Ngoài ra đối với các phần tử quan trọng trong hệ thống đều được thiết kế kép 1 active 1 standby nên hệ thống có tính an toàn cao.
- Hệ thống báo hiệu từ Host – vệ tinh (RLU) sử dụng giao diện X25.- Việc định tuyến cuộc gọi quốc tế, trong nước, nội tỉnh, nội huyện, quản
Trang 10lý cung cấp dịch vụ, khởi tạo thuê bao tập trung tại tổng đài Host.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức mạng chuyển mạch của TTVT Ân Thi
- Hiện nay trên địa bàn Trung tâm đã triển khai nhiều dịch vụ gọi trong nước và quốc tế như 171, 1719, điện thoại thẻ, các dịch vụ thoại miễn phí 1800 và thông tin giải trí 1900.
- Dịch vụ truy cập Internet của huyện sử dụng đồng thời hai phương thức truy nhập: 1260, 1268, 1269 và dịch vu Internet tốc độ cao MegaVnn Tính đến thời điểm hiện nay thì chủ yếu khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ Mega Vnn
- Mạng di động công nghệ GSM: Hiện có 3 mạng di động VinaPhone, MobiFone và VietTelMobile Mạng di động công nghệ CDMA có 3 mạng: HanoiTeleccom, S.Phone và E Mobile
MDF
Trang 11Trong những năm tới nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông còn rất lớn, với tốc độ phát triển nhanh chóng của các khu dân cư, khu công nghiệp, khu chuyển đổi kinh tế trong nông nghiệp của huyện như hiện nay, thoả mãn nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của khách hàng ngày càng cao, sẽ chuyển dần từ mạng truy nhập thuê bao truyền thống sang mạng truy nhập thuê bao hiện đại có khả năng hỗ trợ băng rộng, khi chuyển mạng thế hệ sau (NGN), đáp ứng sử dụng truyền thông đa phương tiện cho khách hàng, linh hoạt trong cấu hình mạng., thì việc quy hoạch mạng, đầu tư trang thiết bị công nghệ mới là một tất yếu nhằm hoàn thiện hệ thống mạng, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu Thiết bị MSAN ALCATEL LITESPAN 1540 là một trong những thiết bị điển hình Thiết bị này sẽ được tìm hiểu sâu trong phần sau.
1.2) Mạng truyền dẫn
a) Mạng cáp đồng.
Đối với các trạm chuyển mạch của Trung tâm, các tuyến cáp chính đã được ngầm hoá, một số tuyến cống bể cáp đang tiến hành thi công xây dựng theo dự án đầu tư của Tổng công ty và vốn phân cấp của Bưu điện tỉnh, còn lại các tuyến cáp nhánh hầu hết sử dụng cáp treo.
Cáp ngầm (cáp gốc) thường sử dụng cáp loại có dầu dung lượng từ 200 đến 400 đôi, đường kính lõi 0,4và 0,5mm, cáp treo (cáp phối và cáp nhánh) sử dụng loại từ 20 – 300 đôi Tính đến hết quí 1 năm 2008, Trung tâm đang quản lý 17650 đôi cáp gốc, trong đó đã sử dụng 12100 đôi chiếm tỷ lệ 68,5%, bán kính phục vụ thường từ 2 đến 8 km Chiều dài cáp cống là 52,2km và cáp treo là 431,3km.
b) mạng cáp quang
Mạng truyền dẫn của Trung tâm viễn thông Ân Thi chủ yếu sử dụng truyền dẫn quang SDH Với trên 33 km cáp quang và dụng thiết bị đầu cuối quang FLX 150/600 của hãng FUITSU- Nhật Bản), mạng truyền dẫn quang của Trung tâm nằm trong vòng RING có tốc độ 155Mbps là một trong ba vòng Ring của Viễn Thông Hưng Yên Sơ đồ đựoc mô tả như hình dưới đây.
Trang 12Hình 2: Sơ đồ tổ chức mạng truyền dẫn của TTVT Ân Thi
RING1: STM- 4 v¨n giang
long hngv¨n l©m
minh ch©u
ba hµngtiªn l÷
thuÇn hng
la tiÕn
chî thi®a léc
©n thi
t©n phóc
b¹ch sam
H¦NG Y£N
H¦NG Y£N
TR¹M ADMTUYÕN c¸p 0FC
thuþ l«i
kho¸i ch©uT¢N CH
mü hµo
Yªn Mü
phï cõ
m¹ng truyÒn dÉn quang B¦U §IÖN TØNH hng yªn n¨m 2007
§«ng Taá
cHî g¹O
RING2: STM- 1
Trang 13Như vậy, ta thấy rằng nếu tại các vùng nông thôn việc đầu tư cả ba loại thiết bị trên để cung cấp đầy đủ các dịch vụ trên thì không phù hợp xét cả khía cạnh kinh tế, đầu tư và cơ sở hạ tầng
Việc lựa chọn thiết bị và công nghệ cho phát triển mạng viễn thông nông thôn là một bài toán đồng bộ và phức tạp và chỉ xét về khía cạnh thiết bị truy nhập cần đòi hỏi các yêu cầu sau:
- Cung cấp các truy nhập cho tất cả các dịch vụ.
- Thích ứng với mạng lưới hiện tại và tương lai (NGN).
- Các đầu cuối sử dụng thuận tiện, giá rẻ, không lệ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền.
Như vậy thiết bị truy nhập cung cấp đa dịch vụ cho phép kết nối với các mạng lưới hiện có và mạng NGN, và cho phép người sử dụng được các thiết bị đầu cuối giá rẻ như máy điện thoại, modem, máy tính thông thường sẽ phải là thiết bị được lựa chọn đầu tiên.
Thiết bị truy nhập đa dịch vụ có thể cho phép kết nối tổng đài nội hạt hoặc hệ thống chuyển mạch mềm (Softswitch) thông qua báo hiệu chuẩn
V5.2/H248/SIP và cung cấp dịch vụ thoại (PSTN/ISDN) Đồng thời, thiết bị có thể kết nối với mạng băng rộng qua các giao diện ATM/IP để cung cấp dịch vụ xDSL(ATM/Ethernet), kết nối với mạng truyền số liệu để cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng truyền số liệu (LL/TDM)
Xu hướng phát triển của mạng viễn thông nói chung là xây dựng mạng lõi có băng thông rộng và dựa trên nền công nghệ IP với các giao diện FE (Fast
Trang 14Ethernet tốc độ 10/100Mbit/s) hoặc GE (tốc độ 1000Mbit/s), thiết bị truy nhập đa dịch vụ cho phép kết nối với mạng hiện tại và cũng cho phép kết nối với mạng lõi qua các giao diện FE/GE khi đó tại một thiết bị truy nhập có thể cung cấp tất cả các dịch vụ thông qua một hoặc nhiều đường lên kết nối với mạng lõi đảm bảo cung cấp đủ băng thông và chất lượng cho các dịch vụ đòi hỏi có băng thông lớn như dịch cung cấp hình ảnh, truy nhập internet tốc độ cao và cả ba dịch vụ đồng thời trên một thuê bao: Triple Play – Dịch vụ thoại , Truy nhập Internet, dịch vụ truyền hình.
Vậy cấu trúc thiết bị truy nhập đa dịch vụ như thế nào để có thể đáp ứng được các đòi hỏi về bài toán đa dịch vụ, đa giao diện cho mạng viễn thông nông thôn, các vấn đề về cấu trúc, công nghệ của thiết bị Alcatel 1540 Litespan sẽ trả lời câu hỏi này
Alcatel 1540 Litespan là một cổng truy nhập đa dịch vụ cấp độ quốc tế, linh họat và phi tập trung hóa, thiết bị này cho phép nhà khai thác cung cấp các dịch vụ băng rộng và thoại chi phí thấp tới một vùng từ một node đơn.
Alcatel 1540 Litespan còn gọi là mạch vòng sóng mang số và cổng truy nhập thế hệ mới của Alcatel, nó đã đáp ứng được mục tiêu cho nhiều người sử dụng là tư nhân hay doanh nghiệp bằng việc đưa ra các dịch vụ chuyển mạch và số liệu Một đặc tính chính của Cổng truy nhập đa dịch vụ Alcatel 1540 Litespan là tính linh hoạt Với đặc tính này Alcatel 1540 Litespan có thể kết nối với tất cả các loại mạng đường trục cũng như mạng PSTN truyền thống hay các mạng gói mới được các nhà khai thác hướng tới mạng thế hệ mới NGN Trong số các đặc tính của mạng gói, đường trục IP dường như là được quan tâm đến nhất.
Nhu cầu kết nối truy nhập băng rộng truy cập internet tốc độ cao (High Speed Internet Access) đã có ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh tới mạng IP trong lĩnh vực viễn thông Từ quan điểm này, các nhà khai thác mạng cần cân nhắc rằng mạng IP có thể trở thành lõi của mạng viễn thông khi mạng viễn thông không chỉ xử lý tải số liệu mà còn xử lý tải thoại của mạng chuyển mạch hiện tại
Các mạng đường trục IP được xem như lõi của các mạng viễn thông, nhưng chúng không thể thay thế mạng viễn thông cũ ngay lập tức Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp IP trong mạng lõi của mạng là việc tất yếu Điều này
Trang 15đang mang đến cho các nhà khai thác các thách thức cần phải giải quyết là tích hợp các cơ sở hạ tầng mới với những thiết bị đã có sẵn của các mạng Điều này là thách thức không chỉ từ quan điểm kỹ thuật mà còn từ viễn cảnh thương mại Trong khi các cơ sở hạ tầng của mạng IP mới đảm bảo chi phí vận hành cho một lưu lượng gói (là thoại hoặc dữ liệu) thấp thì các nhà khai thác cần phải thực thi một chiến lược nâng cấp cẩn trọng để không bị ảnh hưởng đến vấn đề thương mại Lợi nhuận có thể bị giảm do nhu cầu thay thế các thiết bị truy nhập được kết nối với các cơ sở hạ tầng của mạng đường trục mới Với ý nghĩa đó, sự kết nối của các platform truy nhập đang được thay đổi là cần thiết.
Thiết bị Alcatel 1540 Litespan cung cấp tại phía thuê bao các dịch vụ băng hẹp cũng như dịch vụ băng rộng Trong số các dịch vụ băng hẹp, các dịch vụ được hỗ trợ là POTS, ISDN BA, ISDN PRA và các đường dây dành riêng tương tự và số sử dụng mã HDSL, SHDSL, mã đường dây HDB3 Các dịch vụ băng rộng được hỗ trợ nhờ các card thuê bao SHDSL, ADSL và ADSL 2/2+.
Thiết bị Alcatel 1540 Litespan thực hiện các giải pháp truyền dẫn để định tuyến lại lưu lượng truy nhập về phía mạng đường trục mong muốn Điều này có thể thực hiện được bằng việc chuyển từ định tuyến truyền thống của lưu lượng thoại về phía mạng PSTN kế thừa sang định tuyến các lưu lượng số liệu hay thoại đã được đóng gói tới các mạng ATM hoặc Ethernet
Phạm vi của kết nối mạng đường lên của Alcatel 1540 Litespan như sau:Truyền dẫn PDH:
- 16 luồng E1 cho tích hợp băng hẹp, V5.1 hoặc V5.2.
- 4 luồng E1 cho tích hợp băng rộng với trường hợp ATM-IMA - Tốc độ 34 Mb/s cho tích hợp băng rộng E3.
- 45 Mb/s cho tích hợp băng rộng DS3.Truyền dẫn SDH:
Vòng ring STM-1 hoặc STM-4.ATM quang:
Trang 16ATM điện:
ATM IMA nxE1(chuẩn ITU-T G.703), nx4 (tốc độ 2 đến 8 Mb/s) DS3 điện (44.7 Mb/s).
E3 điện (34.3 Mb/s) Ethernet MAN:
Được trang bị các mođun SFP thích hợp cho các tốc độQuang/ điện Fast Ethernet/ Gigabit Ethernet (10/100/1000Mb/s):
100 BASE-TX/1000 BASE-T
1000Base-SX MM 850nm, Duplex LC connector, 550m (7dB)
1000Base-LX SM 1310nm, (tốc độ 1000 Mb/s), Duplex LC connector, 10km (11dB)
1000Base-EX SM 1310nm, (tốc độ 1000 Mb/s), Duplex LC connector, 40km (18dB)
1000Base-ZX SM 1550nm, (tốc độ 1000 Mb/s), Duplex LC connector, 80km (24dB)
Sản phẩm Alcatel 1540 Litespan được phát triển như 1 cổng truy nhập với sự kết hợp card server VoIP hoặc được phát triển như một node truy nhập V5 và sau khi có bất cứ yêu cầu nào nó có thêm chức năng cổng truy nhập chỉ bằng cách cắm thêm card VoIP trong node đã có.
Hơn thế nữa khi cắm card VoIP thì không cần phải có sự thay đổi nhiều, cả hai đường link (thoại qua TDM theo chuẩn V5 và thoại qua IP theo chuẩn H.248) có thể làm việc đồng thời cho phép hòa mạng từng thuê bao hoặc đồng thời, tùy thuộc vào cách làm nào thuận tiện hơn từ mạng PSTN sang mạng thế hệ mới NGN một cách mềm dẻo.
Khi các ưu điểm về truyền dẫn được tích hợp, thiết bị Alcatel 1540 Litespan cung cấp các đặc tính nổi bật sau:
•Phạm vi sử dụng các dịch vụ của người dùng cuối cùng là rộng, ví dụ như: POTS, ISDN, ADSL, ADSL2/2+, SHDSL, số liệu với tốc độ từ 64 kb/s đến 2 Mb/s, Ethernet, VoIP và VoDSL.
•Node đa dịch vụ thực sự được thiết kế cho sự phát triển phù hợp nhờ có khái niệm khe cắm card thuê bao chung và tập các giao diện bên trong tiên tiến
•Đa giao thức với TDM, ATM, IP/ATM và IP/Ethernet trên một node đơn Alcatel 1540 Litespan là cổng truy nhập đa dịch vụ đầu tiên tích hợp cổng truy
Trang 17nhập phi tập trung với các dịch vụ băng rộng và băng hẹp.
•Hệ thống quản lý mạng được tích hợp: việc quản lý tại chỗ, mạng thân thiện với người sử dụng và việc tải phần mềm từ xa làm cho việc cập nhật trở nên dễ dàng.
•Độ tin cậy của hệ thống cao: lựa chọn các thiết bị dự phòng bên trong hệ thống.
•Các tủ trong nhà (indoor) và ngoài trời (outdoor): có từ 30 đến 2500 thuê bao trong một node mạng đơn hoặc có đến 4000 thuê bao trong cấu hình mạng mở rộng
•Hỗ trợ cho hầu hết các giao diện và các giao thức chuẩn mở tiên tiến.
Thiết bị Alcatel 1540 Litespan đáp ứng tính sẵn sàng của các dịch vụ từ một thiết bị đơn là ngăn giá MLS MLS là một host không chỉ dùng cho các card thuê bao băng rộng và băng hẹp mà còn cho các card điều khiển và truyền dẫn của các thành phần mạng.
Ngoài các yếu tố trên đây Alcatel 1540 Litespan còn một số các đặc điểm sau :
Hình 3: Mô tả chung các giao diện của thiết bi truy nhập Alcatel 1540
- Cung cấp đa giao diện với mạng
+ Phạm vi cung cấp đa giao diện tới người dùng cuối cùng là rộng, ví dụ như: POTS, ISDN, ADSL, ADSL2/2+, SHDSL, số liệu với tốc độ từ 64 kb/s đến 2 Mb/s, Ethernet, VoIP và VoDS
+ Đa giao thức với TDM, ATM, IP/ATM và IP/Ethernet trên một node đơn
- Cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị duy nhất Trong môi trường mạng hiện tại,
Alcatel-Lucent 1540 Litespan có các dịch vụ sau:
- Cung cấp thoại dùng báo hiệu V5 với mạng TDM hiện tại.- Cung cấp xDSL qua mạng ATM/IP
- Cung cấp kênh truyền số liệu qua mạng TDM/ATM
Trang 18Trong mạng thế hệ mới NGN, Alcatel-Lucent 1540 Litespan còn có các chức năng sau:
- Chuyển đổi phương tiện: Các kênh thoại TDM chuyển thành các luồng gói dữ
liệu dùng giao thức truyền tải thời gian thực (RTP)
- Xử lý báo hiệu: Megaco (IETF)/H.248 (ITU-T)/SIP với các MGC (Media
Gateway Controller).
- Hợp nhất lưu lượng thoại/số liệu qua một cổng GE duy nhất.
Cấu trúc thiết bị 1540 Litespan được thể hiện bởi các ngăn giá đa dịch vụ MLS (Multiservice Line Shelf) Hình 2 miêu tả các tủ đa dich vụ và từ đó thấy rằng việc cung cấp các dịch vụ khác nhau chỉ đơn thuần là cắm thêm các bo mạch chức năng khác nhau vào cùng một ngăn giá (phần khe cắm chung) Ngăn giá này có thể xử lý dịch vụ qua các bo mạch như băng hẹp qua bo mạch NB controller, Băng rộng qua BB controller, NGN qua Voice IP server
Hình 4: Mô tả cấu trúc ngăn giá
Ngoài ra, cấu trúc trên cho thấy thiết bị sẽ tích hợp thêm cả phần truyễn dẫn quang vì vậy thiết bị có thể gọi là một Bộ truy nhập quang đúng nghĩa giúp loại bỏ việc sử dụng cáp đồng.
Thiết bị Litespan 1540 Alcatel-Lucent có cấu trúc 4 bus Quadruple và sử dụng công nghệ điểm-nối-điểm tạo đường thông riêng tới từng thuê bao(20Mbit/s) đảm bảo 100% không nghẽn cho dịch vụ triple play