đê HK1 ngữ văn 9(10-11)

5 460 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đê HK1 ngữ văn 9(10-11)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm: 3đ Hãy chọn ý đúng và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1/ Tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp có nghĩa là : A. Nói có nội dung, không thiếu, không thừa. B. Nói điều xác thực. C. Nói điều mình tin là đúng. D. Nói những điều mình không tin là đúng. Câu 2/ Thành ngữ “ nói nhăng nói cuội” nghĩa là: A. Nói một cách hú họa, không căn cứ. B. Nói nhảm nhí, vu vơ. C. Nói khoác lác. D. Nói có căn cứ chính xác. Câu 3/ Thủ đoạn mà bọn quan hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiểu dân chúng là : ( Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ ). A. Vừa ăn cướp, vừa la làng. B. Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác. C. Vừa thu mua, vừa cướp giật. D. Vừa thương hại, vừa xin xỏ. Câu 4/ Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất ? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga. Câu 5/ Có người cho rằng : Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại ( Theo Thái An là) là : A. Lời dẫn trực tiếp. B. Lời dẫn gián tiếp. C. Đối thoại. D. Độc thoại. Câu 6/ Dòng nào nói đúng vẽ đẹp tâm hồn của Kiều ? ( truyện Kiều – Nguyễn Du ). A. Tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm. B. Tâm hồn đa sầu, đa cảm. C. Tâm hồn u sầu, nhạy cảm với nỏi buồn. D. Tâm hồn sáng trong không vương một chút u sầu. Câu 7/ Bút pháp nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Du đã sử dụng trong đoạn trích « Kiều ở lầu Ngưng Bích » là : A. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ. B. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, nhân hóa. C. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, so sánh. D. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, liệt kê. Câu 8/ Mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện rỏ nét nhất hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm nào ? ( Trong Đồng Chí – Chính Hữu ) A. Súng bên súng, đầu sát bên đầu. B. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. C. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. D. Dứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Câu 9/ Trong bài « Đồng Chí » Chính Hữu. Người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp đã trãi qua những khó khăn gian khổ nào ? A. Thiếu thốn trang bị ; bệnh tật ; thời tiết khắc nghiệt ; đói khác triền miên. B. Thiếu thốn trang bị ; bệnh tật ; sốt rét mà không có thuốc. C. Thiếu thốn trang bị ; bệnh tật ; người lính nông dân ít hiểu biết. D. Thiếu thốn trang bị ; bệnh tật ; thời tiết khắc nghiệt. Câu 10/ Trong bài « Đoàn thuyền đánh cá » Huy Cận, chi tiết nào ở khổ đầu được lập lại ở khổ cuối thể hiện cuộc chạy đua của đoàn thuyền đánh cá với mặt trời : A. Câu hát. B. Mặt trời. C. Đoàn thuyền. D. Gió khơi. Câu 11/ Vì sao ngọn lửa bà nhóm lên lại có tình yêu thương và niềm tin ? ( Bếp lửa – Bằng Việt ). A. Vì đó là ngọn lửa được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. B. Người cháu rất thương bà nên đã tưởng tượng như thế. C. Là sự đùm bọc, chi chút của bà. D. Tất cả các ý trên. Câu 12/ « Ánh trăng » Nguyễn Duy. Vầng trăng trong chiến tranh được tác giả miêu tả như thế nào ? A. Là cảnh sắc thiên nhiên làm dịu mát tâm hồn nhà thơ. B. Vầng trăng hồn nhiên như cây cỏ. C. Vầng trăng là người bạn tri kỉ. D. Vầng trăng trần trụi với thiên nhiên. II. Tự luận : 7đ Câu 1/ 2đ Nêu những điểm giống nhau trong bút pháp của Nguyễn Du miêu tả vẽ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều ? Câu 2/ 5đ Phân tích tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn « Làng » của Kim Lân. Hết ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm: 3đ Hãy chọn ý đúng và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. Câu 1/ Tuân thủ phương châm về chất khi giao tiếp có nghĩa là : A. Nói sai sự thật. B. Nói đúng đề tài giao tiếp. C. Nói đúng sự thật, có bằng chứng xác thực. D. Nói lịch sự. Câu 2/ Thành ngữ “ Nói dơi nói chuột” có nghĩa là gì ? A. Nói linh tinh, không có mục đích nghiêm chỉnh. B. Nói khoác lác. C. Nói từ chuyện dơi sang chuyện chuột, không có đầu có cuối gì. D. Nói có bằng chứng. Câu 3/ Trong đoạn trích “ Chuyện củ trong phủ chúa Trịnh” - Phạm Đình Hổ. Chúa Trịnh và các quan lại hầu cận quanh phủ chúa đã không thực hiện công việc trong số các việc sau ? A. Xây dựng nhiều cung điện, đền đài để thỏa ý thích. B. Tổ chức những cuộc dạo chơi thường xuyên với nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém. C. Thường “vi hành” trong dân để tìm hiểu dân chúng. D. Tìm thu cướp đoạt của quý trong thiên hạ. Câu 4/ Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường như thế nào ? A. Có tính biểu cảm. B. Không có tính biểu cảm. C. Có nhiều nghĩa. D. Tất cả đều sai. Câu 5/ Hình ảnh “ mây sớm, đèn khuya” trong đoạn trích “ kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du gợi lên điều gì về thời gian ? A. Thời gian qua mau. B. Thời gian ngưng động. C. Thời gian qua chậm. D. Thời gian khép kín. Câu 6/ việc Trịnh Hâm đang tâm hảm hại Lục Vân Tiên chứng tỏ hắn là con người : ( Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiễu ) A. Độc ác, bất nhân ra tay hại một người đang trong cơn hoạn nạn. B. Bất nghĩa vì Vân Tiên là bạn của hắn. C. Độc ác, bất nhân ra tay hại một người đang trong cơn hoạn nạn. Bất nghĩa vì Vân Tiên là bạn của hắn. D. Bị cái ác ngấm vào máu thịch. Câu 7/ Qua bài thơ “ Đồng Chí” – Chính Hữu, điều gì đã tạo nên sức mạnh tinh thần cho những người lính cách mạng ? A. Ý chí kiên cường. B. Tinh thần đồng đội gắn bó keo sơn. C. Khả năng chịu đựng phi thường. D. Tình yêu miền quê nghèo khó. Câu 8/ Nội dung chính được thể hiện trong bài thơ “ Đồng chí” – Chíh Hữu: A. Hình tượng người lính cách mạng xuất thân từ nông dân. B. Vẽ đẹp tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng. C. Cơ sở hình thành tình đồng chí. D. Sức mạnh của tình đồng chí. Câu 9/ Giọng điệu ngang tàng, bất chấp gian khổ của nnhững người lính trong văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật thể hiện qua dòng thơ nào ? A. Không có kính không phải vì xe không có kính. B. Không có kính, ừ thì có bụi. C. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. D. Không có kính, rồi xe không có đèn. Câu 10/ Những chi tiết nào trong “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận làm nổi bật vẽ đẹp và sức mạnh của con người ? A. Đoàn thuyền và người lao động. B. Lao đông, thiên nhiên và vũ trụ. C. Những đoàn tàu cá và những bài ca. D. Biểu cảm và những con sóng. Câu 11/ Hình ảnh bếp lửa ( Bếp lửa – Bằng Việt ) có ý nghĩa gì ? A. Biểu tượng cho cuộc sống bình dị. B. Biểu tượng về mái ấm gia đình. C. Biểu tượng chợ hy sinh của người phụ nữ. D. Biểu tượng cho sự chăm chút, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của người bà. Câu 12/ Viết “ Lặng lẽ Sapa”, nhà văn Nguyễn Thành Long nhằm thể hiện điều gì ? A. Thể hiện những dư âm tốt đẹp trong lòng mọi người về nhân vật anh thanh niên. B. Nhằm ngợi ca những con người đang thầm lặng cống hiến cho đất nước. C. Nhằm phát họa bức tranh đẹp về con người và cảnh sắc thơ mộng của Sapa. D. Khẳng định quyết định đi nhận công tác ở miền núi của cô kỉ sư trẻ là hoàn toàn đúng đắn. II. Tự luận: 7đ Câu 1/ 2đ Nêu những điểm khác nhau trong bút pháp của Nguyễn Du khi Miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều. Câu 2/ 5đ Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” – Kim Lân. Hết . cảnh ngụ tình, điệp ngữ. B. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, nhân hóa. C. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, so sánh. D. Độc. mua, vừa cướp giật. D. Vừa thương hại, vừa xin xỏ. Câu 4/ Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất ? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Hán.

Ngày đăng: 24/10/2013, 19:11