hàng hóa bằng đường hàng không 1.5.1 Khái niệm và mô hình vận chuyển đa phương thức 44 1.5.2 Trách nhiệm của người vận chuyển trong vận chuyển đa 2.2 Đánh giá các qui định pháp luật Việt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Huy Cương
HÀ NỘI - 2010
Trang 21.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
1.3.1 Các điều kiện có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng vận
1.3.1.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
1.3.1.2 Sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không và việc xử lý vô hiệu
1.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển 41
Trang 3hàng hóa bằng đường hàng không
1.5.1 Khái niệm và mô hình vận chuyển đa phương thức 44 1.5.2 Trách nhiệm của người vận chuyển trong vận chuyển đa
2.2 Đánh giá các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận
chuyển hàng không quốc tế
54
2.2.1 Những tiến bộ của các qui định pháp luật Việt Nam về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 54 2.2.2 Một số phân tích cụ thể các qui định pháp luật Việt Nam về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 66
Chương 3 Một số kiến nghị qua nghiên cứu về về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
77
3.1 Định hướng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không
77
3.1.1 Thúc đẩy sự phát triển cảu kinh tế, văn hóa, xã hội 77
3.1.3 Bảo đảm an toàn trong vận chuyển hàng không 79
3.2 Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
80
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể từ những năm 1990 đến nay và đã góp phần tích cực vào việc tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới Ý thức được tầm quan trọng của hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang quan tâm tạo điều kiện cho ngành được phát triển thuận lợi nhất, góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước
Bên cạnh những ưu thế so với một số ngành vận chuyển khác về mặt thời gian, chất lượng dịch vụ, vận chuyển hàng không còn là một lĩnh vực chịu nhiều rủi ro và tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý, và các tác động nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh Đặc biệt hoạt động vận chuyển hàng không không chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, mà còn liên quan đến cả vấn đề an ninh lãnh thổ và sự an nguy của quốc gia nói chung Do đó các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không có những đặc thù riêng và phải được sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm luật, cũng như của những người thi hành pháp luật
Vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm ba lĩnh vực là vận chuyển vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá, và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện và thư Mỗi lĩnh vực có một tầm quan trọng nhất định trong
sự phát triển nền kinh tế đất nước Kể từ năm 1991, Việt Nam đã có đạo luật riêng về hàng không dân dụng với nhiều lần sửa đổi và được làm mới Các đạo luật này đã có các qui định khá cụ thể về vận chuyển hàng không nói chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng Tuy nhiên vận chuyển hàng không là một lĩnh vực phức tạp có liên quan tới nhiều ngành
Trang 5luật khác và liên quan tới các điều ước quốc tế Có thể nói đạo luật về hàng không dân dụng của Việt Nam hiện nay và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam chưa hoàn toàn đồng nhất, và bản thân nó cũng chưa chuyển hoá được một cách thích hợp nhất các điều ước quốc tế về hàng không Trong thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật về vận chuyển hàng không còn đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu không chỉ về tính sát hợp giữa pháp luật và thực tiễn đời sống, mà còn cho cả việc hiểu và thi hành từng qui định cụ thể của pháp luật và điều ước quốc tế
Vì các lẽ đó, tôi lựa chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường hàng không” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình
Nhận thức rằng hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không được thực hiện trên căn bản các hợp đồng, xét về mặt pháp lý, mà trong đó hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng có
vị trí trung tâm và được sự quan tâm nhiều nhất từ phía cộng đồng
2 Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn hướng tới việc làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không để thông qua đó đánh giá thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, và tiến tới việc đưa
ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý và không mở rộng sang lĩnh vực kinh tế hay quốc phòng, an ninh Luận văn cũng chủ yếu tập trung vào các vấn đề pháp luật của Việt Nam hiện nay mà không mở rộng ra các vấn đề pháp lý có tính cách toàn cầu, cũng như các vấn đề có tính cách lịch sử Nếu các vấn đề nằm ngoài phạm vi nghiên cứu có được đề cập tới trong Luận văn thì chỉ nên xem là các minh hoạ cho việc làm rõ thêm các vấn
đề pháp lý nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Trang 63 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp mô hình hoá, điển hình hoá các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích qui phạm và phân tích tình huống
4 Bố cục của Luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Khái luận về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không
Chương II: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không
Chương III: Một số kiến nghị qua nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không
Trang 7Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
1.1.1 Khái quát về vận chuyển hàng không
Tàu bay ra đời là một cuộc cách mạng kỹ nghệ quan trọng giúp cho con người như được chắp thêm đôi cách có thể bay bổng trong không trung, không phụ thuộc vào địa hình Và không bỏ lỡ cơ hội này, ngay sau đó tàu bay được ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong hoạt động sống của con người Các mục đích này được phân chia thành hai mục đích lớn là chiến tranh và dân sự Trong việc sử dụng tàu bay cho mục đích dân sự, người ta lại chia nhỏ thành hai mục đích là vận chuyển, và các mục đích khác (như: thể thao, y tế, cứu hộ, bản đồ, địa chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thời tiết…) Trong vận chuyển hàng không, căn cứ vào đối tượng được vận chuyển, người ta chia vận chuyển thành vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá, và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư từ Mỗi loại vận chuyển này chịu sự điều chỉnh của các qui chế pháp lý khác nhau
Như vậy có hai sự kiện lớn buộc con người phải chú ý tới, liên quan tới
sự ra đời của tàu bay: Một sự kiện liên quan tới chính sự vận hành tàu bay; và
sự kiện khác liên quan tới việc đưa tàu bay vào sử dụng cho các mục đích khác nhau Vì vậy, về lý luận tổng quát, sự ra đời của tàu bay đã kéo theo sự
ra đời của một ngành khoa học pháp lý mới mẻ được ví như một thế giới vi
mô pháp lý (a juridical microcosm) mà tại đó tập hợp cả các qui định về cả luật công và luật tư nhằm điều tiết một hoạt động đặc biệt liên quan tới tàu bay [22, tr 17- 20] Mặc dù một số qui định về hàng không đã xuất hiện vào
Trang 8Thế kỷ XIX, nhưng cho mãi tới khi tàu bay có động cơ điều khiển ra đời, ngành luật hàng không mới được hình thành
Qua đây có thể hiểu vận chuyển hàng không là việc đưa tàu bay vào khai thác nhằm mục đích vận chuyển hành khách, và đồ vật từ nơi này tới nơi khác Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, tại Điều 109 có định nghĩa:
“Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư từ bằng đường hàng không” Điều luật này đã gián tiếp nói tới tàu bay như một phương tiện chuyên chở, bởi ngoài tàu vũ trụ và tên lửa có khả năng nào đấy trong việc chuyên chở đồ vật thì chỉ có tàu bay là thông dụng cho việc vận chuyển hành khách, và đồ vật trong không trung Vận chuyển hàng không như vậy có các đặc điểm sau trong sự so sánh với các dạng vận chuyển khác:
Thứ nhất, vận chuyển hàng không được thực hiện bằng tàu bay Đặc
điểm này dẫn tới việc phải xem xét tới các đặc điểm kỹ thuật của tàu bay trong hoạt động vận chuyển mà nhà làm luật không thể bỏ qua Chẳng hạn như: hàng hoá phải có kích cỡ thích hợp; hàng hoá có từ tính cao hay hàng hoá có chất phóng xạ… cần phải tuân thủ các qui chế ngặt nghèo.v.v Vận chuyển hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về công nghệ, kỹ thuật, là ngành vận tải hiện đại có khả năng kết nối nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu
Thứ hai, việc vận chuyển được thực hiện trên không trung - môi trường
hoạt động chủ yếu của tàu bay Đặc điểm này dẫn tới việc phải cân nhắc tới điểm đi, điểm đến và điểm dừng trong hành trình vận chuyển Bởi vậy khi định nghĩa vận chuyển hàng không quốc tế (dưới góc độ hợp đồng vận chuyển), các điều ước quốc tế, cũng như pháp luật của các quốc gia đều xem xét tới các yếu tố này (sẽ được nói tới dưới đây) Khoảng cách chuyên chở
Trang 9bằng đường hàng không ngắn hơn so với các phương thức vận chuyển khác từ 15% đến 20%, do đó được xem là một lợi thế quan trọng
Thứ ba, việc vận chuyển được thực hiện một cách nhanh chóng Đây là
một trong những ưu thế của vận chuyển hàng không so với các dạng vận chuyển mặt đất khác do việc vận chuyển không phụ thuộc vào địa hình và tốc
độ của tàu bay mang lại Bởi vậy các nhà làm luật thường thể hiện chính sách của quốc gia liên quan tới giao lưu quốc tế và phát triển công nghiệp vận chuyển trong các văn bản pháp luật về hàng không Mặc dù khối lượng hàng hoá được vận chuyển bằng tàu bay không lớn, nhất là trong thương mại quốc
tế (chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá di chuyển), nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, có tính thời vụ, hàng tươi sống và hàng có tính khẩn cấp… thì vận chuyển hàng không đứng ở vị trí số một so với các dạng vận chuyển khác
Thứ tư, việc vận chuyển hàng không qua lại biên giới và vào sâu trong
lãnh thổ của các quốc gia một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng Đặc điểm này cũng thường là mối quan tâm của các nhà làm luật khi xây dựng các văn bản pháp luật về hàng không Hiện nay ở tất cả các nước vận chuyển hàng không là phương thức vận chuyển quan trọng không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà đặc biệt trong cả phạm vi quốc tế Vận chuyển hàng không được đơn giản hoá về chứng từ và thủ tục vì vận chuyển thẳng với tốc
độ cao, ít qua các trạm kiểm soát, kiểm tra
Tuy có các điểm lợi nhất định so với các dạng vận chuyển mặt đất khác
do các đặc điểm của vận chuyển hàng không mang lại, nhưng bên cạnh đó
vận chuyển hàng không cũng có những điểm bất lợi Trước hết, chi phí vận
chuyển cao nhất so với các dạng vận chuyển khác do chí phí trang thiết bị, chi phí sân bay và cảng hàng không, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ cao Vì vậy buôn bán qua đường hàng không khiến người ta phải lựa chọn
Trang 10những mặt hàng phù hợp Thứ hai, vận chuyển hàng không hạn chế đối với
những hàng hoá cồng kềnh, khối lượng lớn, nên cũng khiến cho lượng hàng hoá được vận chuyển qua đường hàng không ít hơn so với các dạng vận chuyển khác
Đối với Việt Nam hiện nay, vận chuyển hàng không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách mở cửa, và là một trong các ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn cần phải đi trước để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Với một lãnh thổ không lớn và địa hình không quá phức tạp như Việt Nam thì vận chuyển hàng không nội địa không phải là vấn đề trọng yếu Tuy nhiên vận chuyển hàng không quốc tế có vai trò rất lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, bởi Việt Nam nằm ở khu vực xa các thị trường truyền thống và các thị trường đang mong muốn hướng tới (chẳng hạn như Châu Âu, Mỹ, và Châu Phi…), cũng như đang khuyến khích đầu tư từ các nước ở xa
Không chỉ được chú trọng về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập quốc tế, hàng không dân dụng ở Việt Nam còn được chú trọng bởi sự liên quan của nó tới các vấn đề chủ quyền quốc gia và an ninh lãnh thổ Việc ngăn chặn các hành vi sử dụng không phận gây thiệt hại cho đất nước, và việc trao đổi lợi ích về việc sử dụng không phận để vận chuyển hàng không đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng từ những người thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật cho tới những người thi hành pháp luật Các vấn đề chung này của vận chuyển hàng không có những ảnh hưởng lớn tới việc điều tiết vận chuyển hàng không nói chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Trang 11Ở trên đã nói tới hàng không dân dụng với tính cách là một ngành kinh
tế - kỹ thuật, bao hàm các mục tiêu và các hoạt động liên quan trực tiếp và gián tiếp diễn ra ở đó Việc điều tiết các hoạt động này cần phải nhờ tới các qui định của cả luật công và luật tư, luật quốc gia và luật quốc tế Tổng thể các qui định này điều tiết các mối quan hệ sau: (1) Quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác trong việc quốc gia này cho phép người (thể nhân và pháp nhân) của quốc gia khác sử dụng không phận của mình cho hoạt động hàng không, và ngược lại; (2) quan hệ giữa quốc gia và người nước ngoài liên quan tới hoạt động hàng không; (3) quan hệ giữa người của các nước khác nhau trong hoạt động hàng không; (4) quan hệ giữa nhà nước và người của nước mình liên quan tới hoạt động hàng không; và (5) quan hệ giữa người ở cùng một nước trong hoạt động hàng không Có thể hiểu một cách đơn giản, hoạt động hàng không là các hoạt động khai thác tàu bay và các dịch vụ hỗ trợ Trong các hoạt động này có hoạt động vận chuyển hàng không Tuy nhiên hoạt động vận chuyển hàng không không chỉ biểu hiện về mặt pháp lý là mối quan hệ của luật tư, có nghĩa là mối quan hệ giữa các thể nhân và pháp nhân liên quan tới việc di chuyển người và đồ vật từ nơi này tới nơi khác trong không trung, mà còn biểu hiện là mối quan hệ của luật công (chẳng hạn nhà nước cho phép khai thác các thương quyền hàng không, và kiểm soát các hoạt động vận chuyển nhằm mục đích an toàn và an ninh, vận chuyển nhằm mục đích quân sự, vận chuyển nhằm mục đích cứu trợ ) Thế nhưng mối quan hệ giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không được biểu hiện về mặt pháp lý là mối quan hệ hợp đồng Nói cách khác, quan hệ pháp lý giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không là quan hệ hợp đồng
Vậy hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không, theo đó người
Trang 12vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển đồ vật từ địa điểm này tới địa điểm khác,
và trao đồ vật đó cho người có quyền nhận
Định nghĩa này xác định khái niệm hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không với tính cách là một khái niệm rộng mà trong đó bao hàm khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Vì vậy hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không cần phải được phân loại để có thể hiểu một cách sâu sắc về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng được hàng không Tuy nhiên trước tiên cần nghiên cứu đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không, bởi các phân loại hợp đồng vận chuyển đồ vật đều có thể mang đặc điểm chung này
Hợp đồng vận chuyển đồ vật là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Thực chất hợp đồng được giao kết giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không, nhưng cũng có hiệu lực đối với người nhận Ở đây cần lưu ý rằng người nhận trên thực tế có thể là người gửi hoặc một người khác Nhưng về mặt pháp lý, thông thường người ta xây dựng qui chế pháp lý riêng một cách tương đối cho người nhận Do đó trong trường hợp một người vừa là người gửi, đồng thời vừa là người nhận, thì khi hành động với tư cách là người nhận, người này được áp dụng qui chế của người nhận
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không là việc di chuyển đồ vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng tàu bay Đồ vật nói ở đây là các động sản hữu hình có kích cỡ và có thể nắm giữ với tính cách vật lý
Hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không có thể được phân loại như sau:
(1) Căn cứ vào tính chất có đi có lại liên quan tới lợi ích vật chất, người
ta chia hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không thành hợp đồng vận chuyển đồ vật được trả công (hợp đồng có đền bù) và hợp đồng vận
Trang 13chuyển đồ vật không được trả công (hợp đồng không có đền bù) Điều 1, Công ước Thống nhất một số qui tắc về vận chuyển hàng không quốc tế được
ký kết tại Montreal ngày 28/5/1999 (Công ước Montreal) qui định phạm vi áp dụng của Công ước này như sau:
“Công ước này áp dụng đối với tất cả vận chuyển quốc tế hành khách, hành lý hoặc hàng hoá bằng tàu bay để lấy tiền Công ước cũng được áp dụng đối với vận chuyển miễn cước do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện bằng tàu bay”
Như vậy có thể thấy phân loại hợp đồng như trên được pháp luật quốc
tế chú ý tới
(2) Căn cứ vào việc vận chuyển cùng với người gửi hay không trong hợp đồng vận chuyển hàng không có đền bù, người ta phân loại hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không thành hợp đồng vận chuyển hàng hoá
và hợp đồng vận chuyển hành lý [28, tr 41] Vận chuyển hành lý thực chất là vận chuyển đồ vật, nhưng đi kèm với hành khách (người gửi đồ vật đó) trong cùng một chuyến bay
Khi nói tới hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, mọi người thường hiểu là nói tới hợp đồng thương mại, mà trong đó hàng hoá
là các động sản hữu hình Vì vậy hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là hợp đồng có đền bù Bởi vậy Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 định nghĩa:
“Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển” (Điều
128, khoản 1, đoạn 1)
Trang 14Để giải nghĩa thêm cho tính chất thương mại của hợp đồng theo định nghĩa này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có qui định thêm:
“Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không” (Điều 128, khoản 1, đoạn 2)
Có thể hiểu hợp đồng thương mại là hợp đồng do thương nhân giao kết
và thực hiện trong khi tiến hành nghề nghiệp của mình Vì vậy các hợp đồng thương mại thường là các hợp đồng có đền bù, bởi thương nhân là những người chuyên thực hiện các hành vi thương mại hay luôn luôn nhằm các mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động của mình
1.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Tới lượt mình, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không lại được phân loại theo các cách thức khác nhau Các cách phân loại này xuất phát từ các hoạt động thực tế của vận chuyển hàng không có tính khách quan, và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các hợp đồng vận chuyển hàng không [32 tr 35] Người ta thường nhắc tới các loại vận chuyển như: Vận chuyển hàng không quốc tế và vận chuyển hàng không nội địa; vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ Tất nhiên xét từ góc độ hình thức pháp lý, có các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá tương ứng với các loại vận chuyển nêu trên, bao gồm: hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không và hợp đồng vận chuyển hàng hoá nội địa bằng đường hàng không; hợp đồng vận chuyển hàng hoá thường lệ bằng đường hàng không và hợp đồng vận chuyển hàng hoá không thường lệ bằng đường hàng không [31, tr 431] Tuy nhiên hợp đồng là hình thức pháp
lý của các hoạt động vận chuyển này, do đó khi nói về các qui chế pháp lý tương ứng với các loại hợp đồng vận chuyển này, người ta thường chỉ nhắc tới tên của các dạng hoạt động vận chuyển như vậy
Trang 151.1.3.1 Vận chuyển hàng hoá quốc tế và vận chuyển hàng hoá nội địa
Vận chuyển hàng không có khuynh hướng quốc tế ngay từ khi mới xuất hiện, bởi tốc độ của tàu bay và sự chật hẹp của lãnh thổ quốc gia Vận chuyển hàng không nội địa tuy nhiên cũng có vai trò rất quan trọng ở các nước có lãnh thổ rộng lớn (như Nga, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc…), hoặc ở những nước có địa hình tương đối phức tạp (như Phillipines, Indonesia…) Vận chuyển hàng không quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia về vùng trời, và vấp phải rào cản về sự khác biệt về pháp luật ở mỗi nước mà tàu bay đi qua Chính vì vậy nó đòi hỏi phải có một qui chế pháp lý thống nhất ở các quốc gia cho hoạt động này nhằm đáp ứng cho việc vận chuyển nhanh chóng, an toàn
và thuận tiện Và như vậy mỗi nước hầu như có hai qui chế pháp lý tương ứng cho vận chuyển hàng không quốc tế và vận chuyển hàng không nội địa [29, tr 21]
Vận chuyển hàng không quốc tế thường được điều tiết bởi các điều ước quốc tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới là thành viên, và tại đó có xác định thế nào là vận chuyển hàng không quốc tế Công ước Montreal 1999 có định nghĩa:
“Nhằm mục đích của Công ước này, vận chuyển hàng không quốc tế là bất kỳ việc vận chuyển nào mà theo sự thoả thuận giữa các bên, nơi đi và nơi đến, không phụ thuộc vào việc bị gián đoạn vận chuyển hay vận tải, nằm trong phạm vi lãnh thổ của hai Quốc gia thành viên hoặc nằm trong phạm vi lãnh thổ của một Quốc gia thành viên, nếu có một nơi dừng thoả thuận nằm trong lãnh thổ của một Quốc gia khác, dù Quốc gia đó không phải là Quốc gia thành viên Vận chuyển giữa hai điểm trong phạm vi lãnh thổ của một Quốc gia thành viên mà không có một nơi dừng thoả thuận trong lãnh thổ của một Quốc gia khác không phải là vận chuyển quốc tế đối với mục đích của Công ước này” (Điều 1, khoản 2)
Trang 16Như vậy hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng hoá và người vận chuyển mà trong đó tàu bay lấy hàng hoá từ lãnh thổ của quốc gia này bỏ xuống lãnh thổ của quốc gia khác, hoặc nơi lấy hàng hoá và trả hàng hoá đều nằm trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhưng các bên có thoả thuận có một điểm dừng vận chuyển trong lãnh thổ của một quốc gia khác, dù có hay không gián đoạn vận chuyển hoặc chuyển tải Ngoài hợp đồng vận chuyển hàng hoá có các yếu tố đó, có thể hiểu là hợp đồng vận chuyển hàng hoá nội địa bằng đường hàng không.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không quốc tế như trên đã nói liên quan tới chủ quyền của quốc gia khác, do đó người vận chuyển hàng không bị giới hạn bởi các thương quyền hàng không hay các quyền tự do không trung Các thương quyền này có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không Thương quyền chính là quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và bưu kiện riêng biệt hoặc kết hợp từ địa điểm ở lãnh thổ của quốc gia này đến địa điểm ở lãnh thổ của quốc gia khác Theo Công ước Chicago 1944 và hai Hiệp định bổ sung cho Công ước là Hiệp định về các chuyến bay quá cảnh quốc tế và Hiệp định về vận tải hàng không quốc tế, thương quyền hàng không được chia thành năm loại như sau:
Thương quyền 1: Quyền bay qua lãnh thổ của Quốc gia khác không hạ
cánh
Thương quyền 2: Quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của một quốc gia khác
không nhằm mục đích vận chuyển thương mại (hạ cánh có tính cách kỹ thuật
để tiếp nhiên liệu, vệ sinh máy bay, thay đổi phi hành đoàn…)
Thương quyền 3: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và
bưu kiện từ lãnh thổ của Quốc gia mà tàu bay mang quốc tịch đến lãnh thổ của Quốc gia khác
Trang 17Thương quyền 4: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và
bưu kiện từ lãnh thổ của quốc gia khác đến lãnh thổ của quốc gia mà tàu bay mang quốc tịch
Thương quyền 5: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và
bưu kiện giữa các quốc gia ký kết khác và quốc gia thứ ba
Hai thương quyền đầu (thương quyền 1 và thương quyền 2) là các quyền có tính chất kỹ thuật làm cơ sở cho giao lưu hàng không quốc tế Ba thương quyền sau là các quyền có tính chất thương mại, có nghĩa là có chúng thì mới có vận chuyển hàng không quốc tế [22, tr 91- 92] Trên cơ sở năm thương quyền trên, quyền vận chuyển thương mại của các hãng hàng không còn có sự kết hợp giữa thương quyền 3 và 4 để tạo nên thương quyền 6 Nếu
ở thương quyền 5, hãng hàng không thực hiện quyền tự do để vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và bưu kiện giữa hai quốc gia với điều kiện phải có điểm đến hoặc điểm đi tại lãnh thổ quốc gia mà hãng hàng không mang quốc tịch, thì thương quyền 7 là quyền tự do chuyên chở giữa hai quốc gia mà không có liên hệ với quốc gia mà hãng hàng không mang quốc tịch [25, tr 216- 217]
Việc quy định các thương quyền kể trên chủ yếu là vì lý do an ninh quốc phòng và vấn đề kinh tế Các quốc gia đều có chủ quyền đối với khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ của mình nên có toàn quyền trong việc ấn định ra các giới hạn về thực hiện các thương quyền Nhưng vấn đề là cần phải xem xét và cân đối giữa việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích giao lưu quốc tế về vận tải hàng không thương mại Vì vậy trong giao lưu hàng không quốc tế, các quốc gia thường cho lẫn nhau các thương quyền trên nguyên tắc có đi có lại thông qua hiệp định hàng không song phương ký kết giữa các quốc gia này
Trang 18Các hiệp định hàng không song phương thường có khuynh hướng kiểm soát chặt chẽ các vấn đề liên quan tới địa điểm đi và đến trong vận chuyển hàng không, chỉ định hàng hàng không, tần suất các chuyến bay, năng lực chuyên chở của tàu bay và giá cước để bảo đảm cho nguyên tắc bình đẳng về
cơ hội khai thác vận chuyển cho các hãng hàng không của hai quốc gia cho lẫn nhau các thương quyền thông qua hiệp định Như vậy nó có các tác động nhất định tới hợp đồng vận chuyển hàng không
Đối với vận chuyển nội địa, có nước thiết lập chính sách độc quyền vận chuyển hàng không, và có nước thiết lập chính sách cạnh tranh trong vận chuyển hàng không Nhưng dù có chính sách cạnh tranh, thì việc phân phối các thương quyền vận chuyển trong nội địa và kiểm soát cạnh tranh để bảo đảm đỡ gây tốn kém cho xã hội vẫn luôn được đặt ra Điều đó cũng có tác động tới vận chuyển hàng không
1.1.3.2 Vận chuyển thường lệ và vận chuyển không thường lệ
Vận chuyển thường lệ và vận chuyển không thường lệ liên quan tới khái niệm chuyến bay thường lệ và chuyến bay không thường lệ, bởi các chuyến bay này có thể thực hiện việc vận chuyển Trong tiếng Anh người ta thường dùng thuật ngữ như “scheduled and non- scheduled air services” hoặc
“scheduled and non- schedulel air traffic” Đôi khi cách gọi “scheduled and non- scheduled flights” cũng được sử dụng [22 tr 85]
Ngày 28/3/1952, ICAO đã thông qua định nghĩa về chuyến bay quốc tế thường lệ (được ghi nhận trong ICAO Doc 7278- C -841) như sau:
“Chuyến bay quốc tế thường lệ là một loạt các chuyến bay mà có tất cả các đặc tính sau:
a Thực hiện qua khoảng không trên lãnh thổ của nhiều quốc gia;
Trang 19b Được thực hiện bởi tàu bay vận chuyển hành khách, bưu kiện hoặc hàng hoá nhằm mục đích thu lợi mà mỗi chuyến bay được mở ra cho công chúng sử dụng;
c Được khai thác để dịch vụ giao thông giữa hai hay nhiều điểm, hoặc
i Phù hợp với một lịch bay đã được công bố, hoặc
ii Với các chuyến bay đều đặn hoặc thường xuyên mà tạo thành một loạt các chuyến bay có hệ thống có thể được thừa nhận”
Thực ra đây là một định nghĩa khái niệm còn nhiều điểm chưa rõ Vì vậy một số quốc gia đã liệt kê những chuyến bay nào mà họ cho là chuyến bay không thường lệ như: chuyến bay vì các nguyên nhân khẩn cấp, vì mục đích nhân đạo, bay taxi, thuê chuyến , nhưng với điều kiện là các chuyến bay
đó không thường xuyên, đều đặn [22 tr 86- 87] Từ việc phân loại này, có thể thấy hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không có thể được thực hiện bằng các chuyến bay thuê chuyến hoặc các chuyến bay thường lệ
Do vậy nội dung của hai loại hợp đồng này có thể khác nhau
1.2 Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra một quan niệm rất rộng về giao kết hợp đồng được thể hiện tại Mục 7, Chương XVII (các Điều từ 388 tới 411) Theo các điều luật này giao kết hợp đồng bao gồm các vấn đề liên quan tới đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu, phân loại hợp đồng, và giải thích hợp đồng Tuy nhiên có thể hiểu giao kết hợp đồng là một quá trình thể hiện và thống nhất ý chí của các bên làm phát sinh ra quyền và nghĩa vụ liên quan Vì vậy giao kết hợp đồng, khi nghiên cứu, ít nhất phải đề cập tới
Trang 20việc thể hiện đề nghị và chấp nhận, hình thức của sự thoả thuận, nội dung chủ yếu của sự thoả thuận, và điều kiện có hiệu lực của sự thoả thuận
1.2.1 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Giống như các chủng loại hợp đồng khác, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cũng có khởi đầu bằng việc một bên đề nghị giao kết hợp đồng để mong muốn được bên kia chấp nhận Tuy nhiên việc phân biệt ai là người đưa ra đề nghị và ai là người chấp nhận trong mối quan hệ giữa người gửi hàng hoá và người vận chuyển thì không phải là không có tranh luận
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện ý định giao kết hợp đồng ra bên ngoài và với một số điều kiện nhất định để khi người được đề nghị chấp nhận, thì hợp đồng được thiết lập Bộ luật Dân sự 2005 định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” (Điều 390, khoản 1) Tuy nhiên đối với vận chuyển hàng hoá thông qua thuê chuyến (bay không thường lệ) thì khó có thể xác định ai là người đưa ra đề nghị và ai là người chấp nhận, bởi hợp đồng vận chuyển trong trường hợp này
là hợp đồng ưng thuận Các bên đàm phán với nhau, có nghĩa là mỗi trong các bên liên tục đưa ra đề nghị và chấp nhận cho tới khi thoả thuận hoàn tất và ký kết Trong khi đó đối với vận chuyển hàng hoá không thông qua thuê chuyến thì hợp đồng vận chuyển liên quan được xem là hợp đồng gia nhập Như vậy
có thể thấy, bên gửi hàng là người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, và người vận chuyển là người chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, mặc dù người vận chuyển có đưa ra lời mời chào cho việc gửi hàng thì điều đó chỉ được xem là lời mời đàm phán với tính cách là một nghệ thuật kinh doanh Người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hàng hoá, do vậy người vận chuyển
Trang 21không thể là người đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng, bởi đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về đề nghị đó, có nghĩa là không được từ chối vận chuyển
1.2.2 Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 đã thống nhất hoá các qui tắc của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế liên quan tới hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Việc hợp đồng vận chuyển hàng không nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng là hợp đồng trọng hình thức Pháp luật buộc hợp đồng phải lập thành văn bản và phải tuyên bố giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển liên quan tới thiệt hại xảy ra đối với hành khách hoặc người gửi hành
lý, hàng hoá trong quá trình vận chuyển
Nếu như hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường hàng không được thể hiện bằng vé máy bay và thẻ hành lý, thì hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là vận đơn hàng không (the air waybill) hoặc biên lai hàng hoá (the cargo receipt) Các chứng từ này luôn luôn được xem là chứng cứ đầu tiên về việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, về việc chấp nhận hàng hoá để vận chuyển và về các điều kiện vận chuyển được xác định trong đó Theo nội dung này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 qui định: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng (Điều 129, khoản 1)
Việc thiết lập vận đơn hàng không hay cách thức giao kết hợp đồng được tiến hành theo một qui trình luật định nhằm xác định rõ quyền và nghĩa
vụ của các bên trong vận chuyển, nhất là hoạt động vận chuyển qua lãnh thổ
Trang 22của các quốc gia khác nhau Vận đơn hàng không phải do người gửi hàng hoá
lập thành ba phần Phần thứ nhất do người gửi hàng hoá ký, và được giao cho người vận chuyển Phần thứ hai do người gửi hàng hoá và người vận chuyển cùng ký, và được giao cho người nhận hàng hoá Và phần thứ ba do người
vận chuyển ký, và được giao cho người gửi hàng sau khi người vận chuyển đã nhận hàng hoá để vận chuyển Hành vi ký vào vận đơn có thể được thực hiện bằng việc in hoặc đóng dấu, miễn là phải có như vậy để xác nhận việc giao kết hợp đồng và thiết lập vận đơn Để thuận tiện và nhanh chóng trong việc thiếp lập vận đơn, bởi đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định, Công ước Montreal 1999 qui định trường hợp người gửi hàng hoá yêu cầu người vận chuyển thiếp lập vận đơn thì người vận chuyển được xem là hành động nhân danh người gửi hàng hoá, trừ khi có chứng cứ ngược lại (Điều 7, khoản 4) Đây là một quy trình rất cần thiết Nó góp phần làm tăng thêm giá trị pháp lý của vận đơn hàng không, cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên ký kết hợp đồng Ngoài ra, việc vận đơn hàng không được lập thành nhiều phần như vậy cho thấy vận đơn không những là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng hoá và người vận chuyển, là bằng chứng về việc nhận hàng hoá để vận chuyển, mà nó còn là chứng từ thanh toán cước phí, bảo hiểm, kê khai hải quan, và hướng dẫn thi hành nghiệp vụ đối với nhân viên hàng không… Tuy nhiên, khác với vận tải đường biển, trong vận chuyển hàng không, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường Nguyên nhân của điều này có thể là do tốc độ vận chuyển hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc nhanh chóng và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến trong một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người nhập khẩu để rồi ngân hàng của
Trang 23người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu Vì những lý do đó mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá
Vận đơn hàng không có thể được chia thành nhiều loại Căn cứ vào người phát hành, vận đơn hàng không được chia thành hai loại: Vận đơn của hãng hàng không (airline air waybill) là vận đơn này do hãng hàng không phát hành và trên đó có in biểu tượng và ký hiệu nhận dạng của người chuyên chở; và vận đơn trung gian (neutral air waybill) là vận đơn này thường do đại
lý của người vận chuyển hay người giao nhận hàng hoá phát hành và trên đó không có biểu tượng hay ký hiệu nhận dạng của người vận chuyển Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia thành: Vận đơn chủ (master air waybill) là vận đơn do người vận chuyển hàng không cấp cho người gom hàng hoá nhận hàng hoá ở sân bay đến, được dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển và người nhận hàng hoá; và vận đơn của người gom hàng (house air waybill) là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng hoá lẻ khi nhận hàng hoá từ họ để các chủ hàng hoá lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến [36, tr 455]
Ngày nay do sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta dự liệu trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin được sử dụng để thay thế cho việc lập vận đơn hàng không thì người vận chuyển phải đưa cho người gửi hàng hoá biên lai hàng hoá theo yêu cầu của người này nhằm mục đích nhận biết hàng hoá Có thể hiểu biên lai hàng hoá thay thế cho chức năng của vận đơn hàng không liên quan tới đơn giản hoá thủ tục
1.2.3 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Nói tới nội dung của hợp đồng là nói tới các điều kiện của hợp đồng
mà các bên cam kết thi hành Các điều kiện của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không được thể hiện trong hai loại văn bản - Đó là
Trang 24chứng từ vận chuyển (vận đơn hoặc biên lai hàng hoá), và Điều lệ vận chuyển hàng không Ngoài ra các qui định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng không cũng chứa đựng các điều kiện của hợp đồng Điều lệ vận chuyển hàng không là nơi chứa đựng các điều kiện áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng vận chuyển, riêng cho các hợp đồng vận chuyển hàng hoá Còn chứng từ vận chuyển hàng hoá xác định các điều kiện có tính cách cá biệt cho một hợp đồng vận chuyển hàng hoá cụ thể
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, tại Điều 111, khoản 1 có qui định: “Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng không, qui định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không”
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đưa ra mẫu vận đơn hàng không với các yêu cầu về hình thức và nội dung Mỗi bản vận đơn hàng không gồm có hai mặt Mặt trước của các vận đơn giống hệt nhau, không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới (ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở
phía dưới là “Bản gốc số 1 dành cho người vận chuyển phát hành vận đơn”; còn bản số 4 thì ghi là “Bản số 4 dùng làm biên lai giao hàng” Mặt sau của
bản vận đơn khác nhau Với những bản phụ, mặt sau để trống Bản gốc có các quy định liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Mặt trước gồm các cột để trống để người gửi hàng hoá và người vận chuyển điền vào những thông tin cần thiết như: Số vận đơn (air waybill number); sân bay xuất phát (airport of departure); tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier’s name and address), tham chiếu đến các bản gốc (reference to originals); tham chiếu đến các điều kiện của hợp đồng (reference to conditions of contract); người gửi hàng hoá (shipper) và người nhận hàng hoá (consignee); đại lý của người vận chuyển phát hành (issuing carier’s agent);
Trang 25tuyến đường bay (routing); thông tin thanh toán (acounting infomation); tiền
tệ (currency); mã cước (charges codes) và cước phí (charges); giá trị khai báo vận chuyển (declare value for carriage); số tiền bảo hiểm (amount of insurance); thông tin bao gói (handling infomation); các chi phí khác (other charges); cước trả trước (prepaid); cước trả sau (collect); ô xác nhận của người vận chuyển - nơi ký vận đơn, chữ ký của người vận chuyển hay đại lý;
ô dành cho người vận chuyển ở nơi đến; cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến
Bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó có ba bản gốc và một số bản copy với những quy định về vận chuyển ở mặt sau Mặt sau gồm hai nội dung chính được quy định phù hợp với các quy định của pháp luật - Đó là: Thông báo có liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển và các điều kiện của hợp đồng vận chuyển gồm các điều khoản liên quan đến vận chuyển hàng hoá được ghi ở mặt trước của vận đơn như: thông báo giao hàng, cước phí, trọng lượng tính cước, giá trị kê khai, thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển, thời hạn khiếu nại, luật áp dụng
Bên cạnh những nội dung kể trên, khi đối tượng vận chuyển là hàng hoá đặc biệt mà thông thường được gọi là hàng hoá nguy hiểm như: vũ khí, hàng hoá có chất phóng xạ, hàng hoá có từ tính cao, hàng hoá là thực phẩm tươi sống…, thì cần phải có một số điều kiện khác thêm vào theo qui định của pháp luật hoặc qui tắc nghề nghiệp Chẳng hạn: hàng hoá là vũ khí, đạn dược thì không thể thiếu được là phép của cơ quan có thẩm quyền; hàng hoá là chất phóng xạ thì cần các điều kiện đặc biệt về bao gói; hàng hoá là thực phẩm tươi sống thì cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt
Hệ thống Công ước Warsaw đã đưa ra yêu cầu hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cần có các điều kiện chủ yếu sau:
Trang 26Trước tiên, trong vận đơn hàng không phải ghi rõ địa điểm, ngày lập,
nơi đi và nơi đến, nơi dừng thoả thuận, thời gian ấn định cho việc hoàn thành công việc vận chuyển Cần thấy, ngoài việc quy định trong vận đơn hàng không các điểm cần thiết về thời gian địa điểm thường được lưu ý trong các hợp đồng vận chuyển nói chung Công ước đã buộc phải ghi vào chứng từ nơi đi, nơi đến và nơi dừng thoả thuận nhằm làm nổi bật lên tính chất quốc tế của vận chuyển như đã trình bày ở trên Đây là một nội dung quan trọng, không thể thiếu trong vận đơn
Thứ hai, trong vận đơn không thể thiếu tên, địa chỉ của người vận
chuyển thứ nhất; tên và địa chỉ của người gửi, người nhận (nếu có yêu cầu) Đây là nội dung thể hiện tính chất chủ thể của vận đơn hàng không
Thứ ba, vận đơn hàng không phải ghi lời tuyên bố về giới trách nhiệm
của người vận chuyển đối với những thiệt hại liên quan tới hàng hoá theo quy định của Điều ước hoặc các Điều ước trong hệ thống Công ước Warsaw mà quốc gia nơi người vận chuyển mang quốc tịch là thành viên
Ngoài các nội dung kể trên, còn có một số nội dung có liên quan trực tiếp đến hàng hoá được vận chuyển mà theo hệ thống Công ước này cần phải
có như: tính chất hàng hoá, số kiện, hình thức, ký mã hiệu, kích thước, số lượng, trọng lượng, khối lượng, giá trị công bố đối với hàng hoá Một số nội dung khác cũng cần phải có trong vận đơn hàng không như: số bộ chứng từ, các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo vận đơn, mô tả đường bay (nếu có thoả thuận), giá hàng hoá và phí tổn phát sinh (nếu có)
Thay thế cho hệ thống Công ước Warsaw, xuất phát từ việc đề cao nguyên tắc tự do ý chí, Công ước Montreal 1999 đã điều giảm tính chất trọng hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng không nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng Công ước này qui định:
“Điều 5 Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá
Trang 27Vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá bao gồm:
(a) chỉ dẫn về nơi xuất phát và nơi đến;
(b) chỉ dẫn ít nhất là một điểm dừng thoả thuận nếu nơi xuất phát và nơi đến ở lãnh thổ của cùng một Quốc gia tham gia, một hoặc quá một điểm dừng thỏa thuận như vậy ở lãnh thổ của Quốc gia khác; và
(c) chỉ dẫn về trọng lượng của hàng hoá được gửi”
1.3 Hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không khi đã được giao kết hợp pháp đều có hiệu lực ràng buộc giữa các bên Việc vi phạm các điều kiện của hợp đồng sẽ bị pháp luật cưỡng chế theo các biện pháp đã được tạo dựng sẵn Tuy nhiên trước tiên cần phải nghiên cứu các điều kiện làm cho hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng này
1.3.1 Các điều kiện có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
1.3.1.1 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Cũng giống như mọi giao dịch khác, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cũng phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch pháp lý mà Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam gọi là giao dịch dân sự Theo Bộ luật này giao dịch dân sự có các điều kiện có hiệu lực như sau:
“1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Trang 282 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có qui định” (Điều 122)
Hầu như các Bộ luật Dân sự trên thế giới cũng đều có thiết lập các điều kiện cho các giao dịch, tuy nhiên chú trọng hơn tới các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Từ thời cổ đại, các luật gia La Mã cho rằng hợp đồng phải đáp ứng bốn điều kiện về:
Thứ nhất, năng lực chủ thể giao kết hợp đồng;
Thứ hai, sự thoả thuận;
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng;
Thứ tư, nguyên nhân của nghĩa vụ
Các Bộ luật Dân sự như của Pháp và một số nước khác bị ảnh hưởng của pháp luật Pháp cũng đã ghi nhận các điều kiện có hiệu lực như vậy bắt nguồn từ Luật La Mã
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không muốn có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện do pháp luật đặt ra liên quan tới các yếu tố nói trên Xem xét từ các yếu tố này, chúng ta có thể thấy hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cũng giống các loại hợp đồng khác
về các yếu tố liên quan tới hiệu lực của giao dịch Tuy nhiên có một số điểm đặc biệt cần phải làm rõ dưới đây:
A) Năng lực hành vi của người vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cho thấy hợp đồng này gồm có ba bên chủ thể - đó là người vận chuyển, người thuê vận chuyển hay người gửi hàng hoá, và người nhận hàng hoá Người vận chuyển thường là doanh nghiệp vận chuyển hàng không Còn người thuê vận chuyển và người nhận hàng hoá có thể là bất kỳ người nào có nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không hoặc được chỉ định là
Trang 29người nhận hàng hoá Trong số các chủ thể này thì người vận chuyển hàng không thường phải tuân thủ một qui chế pháp lý đặc biệt bởi chính tính chất của hoạt động vận chuyển hàng không qui định.
Bộ luật Dân sự 2005 có nhắc tới điều kiện người giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự Có quan điểm cho rằng năng lực hành vi dân
sự chỉ có thể gắn cho cá nhân, còn đối với pháp nhân thì trong năng lực pháp luật đã bao gồm luôn quyền được tự mình hành xử để mang lại quyền và nghĩa vụ cho bản thân mình Tuy nhiên nhiều pháp nhân được thừa nhận có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ nhưng pháp luật không cho trong thực tế được hành xử trong một số lĩnh vực nhất định Chẳng hạn cũng đều là doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Nói tới doanh nghiệp là nói tới tổ chức chuyên môn thực hiện các hành
vi thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận Doanh nghiệp vận chuyển hàng không là doanh nghiệp chuyên thực hiện các hành vi vận chuyển thương mại Bởi những đặc thù của hoạt động vận chuyển hàng không đã có tính quy định đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp vận chuyển hàng không, nên việc tổ chức doanh nghiệp vận chuyển hàng không phải đáp ứng những đặc điểm riêng của hoạt động vận chuyển hàng không Do vậy, pháp luật của các nước thường qui định, một doanh nghiệp chỉ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ yếu là vận
chuyển hàng không;
Thứ hai, phải đảm bảo có tàu bay để khai thác nhằm mục đích vận
chuyển hàng không;
Trang 30Thứ ba, phải có tổ chức bộ máy, có nhân viên hàng không được cấp
giấy phép, chứng chỉ phù hợp để khai thác tàu bay, và kinh doanh vận chuyển hàng không;
Thứ tư, phải đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật; Thứ năm, phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu của thị trường vận
chuyển hàng không khi được chỉ định khai thác đường bay nhất định
Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không sau khi đã được thành lập hợp pháp và được phép kinh doanh sẽ đi vào hoạt động Hoạt động chủ yếu
và thường xuyên của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không là giao kết và thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng không bằng chính năng lực thật của mình Tuy nhiên để đáp ứng sự gia tăng của thị trường một doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực của mình bằng thuê tàu bay hoặc khai thác chung…
Như phần trên đã trình bày doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện hoạt động vận chuyển hàng không bằng tàu bay, do đó nó mang nhiều đặc thù trong hoạt động của mình Vận chuyển bằng tàu bay đòi hỏi một kỹ thuật vận chuyển đặc biệt liên quan tới việc khai thác phương tiện di chuyển trên không trung, một nguồn nguy hiểm cao độ, mà việc dừng chuyển động đột ngột của phương tiện đó có thể gây ra một tổn thất rất lớn về người và tài sản Việc di chuyển trong không trung của tàu bay là sự tích lũy các chuyển động để được nâng giữ trong khí quyển, nên việc dừng chuyển động của tàu bay gần như đồng nghĩa với sự rớt xuống mặt đất Trong khi đó các phương tiện di chuyển trên mặt đất có thể dừng chuyển động mà không mấy lo ngại
về nguy cơ bị phá hủy Vì vậy pháp luật thường đòi hỏi người vận chuyển phải có trình độ kỹ nghệ thích ứng Đòi hỏi này thể hiện hình thức bằng việc yêu cầu doanh nghiệp vận chuyển hàng không phải có tổ chức bộ máy, có nhân viên hàng không được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp để khai thác tàu bay, và kinh doanh vận chuyển hàng không
Trang 31Kinh doanh vận chuyển hàng không có một đặc thù so với kinh doanh vận chuyển mặt đất khác là doanh nghiệp vận chuyển hàng không chỉ được vận chuyển trên những đường bay được nhà chức trách chỉ định Trong vận chuyển hàng không, nhất là vận chuyển hàng không quốc tế như trên chúng ta
đã nghiên cứu các quốc gia chỉ cho lẫn nhau các thương quyền thông qua các hiệp định hàng không để bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế của quốc gia mình Các quốc gia thường chỉ rõ các đường bay có hai điểm đi và đến ở lãnh thổ của hai quốc gia liên hệ cho người của quốc gia đối tác khai thác trên cơ
sở có đi có lại trên đường bay đó Để bảo đảm cơ hội bình đẳng cho người của hai quốc gia đối tác kinh doanh vận chuyển, các quốc gia này thường thỏa thuận mỗi bên được chỉ định bao nhiêu hãng hàng không khai thác đường bay
đó Trong vận chuyển hàng không nội địa, việc cạnh tranh giữa các hãng hàng không một mặt có lợi cho khách hàng bởi họ có cơ hội lựa chọn dịch vụ và có lợi cho chính sự cải thiện dịch vụ của các hãng hàng không, nhưng mặt khác gây tốn kém của cải cho xã hội bởi chi phí cho hoạt động vận chuyển hàng không là rất lớn trong khi sự phá sản của doanh nghiệp vận chuyển hàng không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới dịch vụ công cộng Hơn nữa việc sử dụng tàu bay để vận chuyển còn liên quan trực tiếp tới an ninh lãnh thổ và bảo
vệ môi trường Tiếng ồn và chấn động không đủ tiêu chuẩn của tàu bay có thể gây ảnh hưởng trong phạm vi lớn tới đời sống của cộng đồng Vì các lẽ trên pháp luật của các nước thường kiểm soát chặt chẽ việc thành lập hãng hàng không và việc chỉ định hãng hàng không khai thác đường bay Biểu hiện cụ thể là các qui định về điều kiện ngặt nghèo trong cấp giấy phép kinh doanh, điều kiện về thủ đắc và khai thác phương tiện vận chuyển, điều kiện về vốn pháp định, điều kiện về phương án kinh doanh, điều kiện về quốc tịch của hàng hàng không…Bởi pháp luật quốc tế về hàng không có qui định về kiểm soát thực tế hàng hàng không trong hiệp định quá cảnh, nên ngay tại Bộ luật
Trang 32Hàng không Hoa Kỳ có qui định một hãng hàng không được coi là của Hoa
Kỳ cần có các điều kiện khác hơn và ngặt nghèo hơn đối với doanh nghiệp khác
Cũng là doanh nghiệp vận chuyển hàng không nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được vận chuyển giống nhau Căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp có thể chia doanh nghiệp vận chuyển hàng không thành hai nhóm: doanh nghiệp vận chuyển hàng không thường lệ và doanh nghiệp vận chuyển hàng không không thường lệ Doanh nghiệp vận chuyển hàng không thường lệ là doanh nghiệp mà hoạt động bay của doanh nghiệp bao gồm các chuyến bay mang tính chất thường lệ để vận chuyển với đặc tính: được mở công khai cho công chúng sử dụng và được thực hiện theo lịch bay đã được công bố hoặc được thực hiện một cách đều đặn mang tính hệ thống Còn doanh nghiêp vận chuyển hàng không không thường lệ là doanh nghiệp có các hoạt động bay là các chuyến bay không phải là chuyến bay thường lệ
Qua các phân tích trên ta có thể thấy năng lực hành vi của doanh nghiệp vận chuyển hàng không trong giao kết hợp đồng vận chuyển hàng không Việc vi phạm điều kiện này có thể dẫn tới việc vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng không
B) Đối tượng của hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một dịch vụ Do đó đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là hành
vi di chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác Hành vi di chuyển đó không thể được xem xét tách rời khỏi hàng hóa là đối tượng của hành vi đó
Luật hàng không thường chia hàng hoá thành hai loại Đó là hàng hoá thông thường và hàng hoá nguy hiểm Hàng hóa nguy hiểm có qui chế vận chuyển đặc biệt tương ứng Có riêng một phụ lục lớn của Công ước Chicago
1944 đưa ra các khuyến nghị thực hành liên quan tới vận chuyển hàng hóa
Trang 33nguy hiểm Loại hàng hóa này được xem là bất kỳ vật hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng con người, sự an toàn của chuyến bay, tài sản hoặc môi trường, bao gồm: chất phóng xạ, chất có từ tính cao, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất có mùi khó chịu, chất gây ô nhiễm môi trường… Hãng hàng không chỉ được phép vận chuyển loại hàng hóa này khi
có giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không do nhà chức trách có thẩm quyền cấp Đặc biệt, vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân không được phép vận chuyển bằng đường hàng không vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan
có thẩm quyền cho phép Và việc vận chuyển này cũng chỉ được phép thực hiện bằng tàu bay công vụ
Bởi tính chất nguy hiểm đặc biệt cho cộng đồng của các hàng hóa nguy hiểm, nên pháp luật thường sử dụng rất nhiều biện pháp để can thiệp như: đòi hỏi năng lực hành vi đặc biệt của người vận chuyển; thiết lập điều kiện bảo vệ đặc biệt cho việc vận chuyển; cấm hoặc hạn chế vận chuyển… Do đó khi doanh nghiệp vận chuyển hàng không vi phạm, có thể dẫn tới các cách thức
xử lý đặc biệt hơn so với việc vô hiệu hóa đơn thuần hợp đồng vận chuyển
C) Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Yêu cầu cơ bản về hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là bằng văn bản và sự thể hiện một số điều kiện tối thiểu như đã nói ở mục trên Tuy nhiên sự thiếu vắng sự tuân thủ bất kỳ các yêu cầu nào như vậy không hề ảnh hưởng tới sự tồn tại và giá trị của hợp đồng Các vấn đề pháp lý này được thể hiện tại các Điều từ 4 đến 9 của Công ước Montreal 1999
Việc thiết lập các qui định như vậy có lẽ xuất phát từ tự do ý chí Tuy nhiên để cân đối với sự thuận tiện cho hoạt động giải quyết tranh chấp, Công
Trang 34ước Montreal 1999 đã đưa ra giải pháp tương đối hợp lý rằng việc chống lại các yêu cầu đặc biệt về hình thức của hợp đồng như vậy sẽ phải chịu các chế tài đặc biệt mà sẽ được nói tới ở mục sau
1.3.1.2 Sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và việc xử lý vô hiệu
Vấn đề vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có lẽ không khác nhiều so với vấn đề vô hiệu của các chủng loại hợp đồng khác Tuy nhiên như trên đã nói hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có một số yêu cầu đặc biệt về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nên việc xử lý chúng có thể mang lại đôi điều khác biệt do giải pháp khác biệt đã được chọn để xử lý sự khác biệt phần nào của hợp đồng vận chuyển hàng háo bằng đường hàng không
Trước hết, trong trường hợp năng lực hành vi của người vận chuyển
không được đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật, thì hợp đồng có thể bị hủy
bỏ bởi tòa án hoặc không thể thực hiện được do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ của mình để bảo vệ pháp luật xuất phát từ lợi ích chính đáng của cộng đồng như trên đã phân tích
Thứ hai, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, thì các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể của hợp đồng vận chuyển
có thể đình chỉ thực hiện hợp đồng Tòa án có thể tuyên hợp đồng vô hiệu nếu
có sự nại ra hợp đồng chống lại các yêu cầu của pháp luật
Thứ ba, trong trường hợp hình thức của hợp đồng không bảo đảm theo
yêu cầu của pháp luật, hợp đồng không trở nên vô hiệu nhưng người vận chuyển có lỗi trong trường hợp này không được hưởng quyền lợi đặc trưng của vận chuyển hàng không, có nghĩa là không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm do pháp luật qui định
Trang 35Các giải pháp khác đối với hợp đồng vô hiệu đều có thể áp dụng đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vô hiệu
1.3.2 Thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tạo lập quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Xuất phát từ các đặc điểm của loại hợp đồng này người ta thiết lập các qui chế của việc thực hiện hợp đồng (nếu hợp đồng giữa các bên không qui định khác), trong đó có các đặc thù sau:
Thứ nhất, người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa bằng việc: (1)
Lấy lại hàng hóa tại cảng hàng không đi hoặc cảng hàng không đến; hoặc (2) giữ lại hàng hóa đang vận chuyển tại bất kỳ điểm hạ cánh nào, bằng việc đưa
ra chỉ dẫn trả hàng hóa ở điểm đến hoặc trong hành trình vận chuyển cho người khác không phải là người nhận hàng hóa được chỉ định ban đầu; hoặc (3) yêu cầu đưa hàng hóa quay trở lại cảng hàng không đi
Việc thực hiện quyền định đoạt này được thực hiện với điều kiện: Việc thực hiện không gây thiệt hại cho người vận chuyển hoặc những người gửi hàng khác; phải gánh chịu toàn bộ chi phí phát sinh do thực hiện quyền này;
và phụ thuộc vào trách nhiệm thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển
Tuy nhiên người vận chuyển cũng có quyền không thực hiện yêu cầu nói trên của người gửi hàng hóa nếu không có khả năng thực hiện nhưng phải thông báo ngay lập tức cho người gửi hàng hóa về việc không có khả năng thực hiện của mình
Nếu người vận chuyển thực hiện các yêu cầu nói trên của người gửi hàng hóa mà không yêu cầu xuất trình vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa, thì người vận chuyển phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm Tuy nhiên
Trang 36người gửi hàng hóa vẫn có tố quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra đối với bất kỳ người nào đang nắm giữ hợp pháp vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa Người nắm giữ vận đơn hoặc biên lai này là người nhận hàng hóa
Quyền yêu cầu này của người gửi hàng hóa bị chấm dứt tại thời điểm bắt đầu phát sinh quyền của người nhận hàng hóa Tuy nhiên, nếu người nhận hàng hóa khước từ nhận hàng hóa hoặc không thể liên lạc được với người nhận hàng hóa thì người gửi hàng hóa vẫn có quyền định đoạt hàng hóa nói trên bởi đây là quyền gốc, còn quyền của người nhận hàng hóa có tính cách phái sinh
Thứ hai, người nhận hàng hóa có quyền yêu cầu người vận chuyển trả hàng hóa cho mình khi hàng hóa tới địa điểm đến sau khi trả các chi phí và thực hiện các điều kiện vận chuyển theo qui định Tuy nhiên người nhận hàng hóa không được thực hiện quyền này khi người gửi hàng hóa đã thực hiện quyền định đoạt hàng hóa như đã nói ở trên
Để thuận tiện cho người nhận hàng hóa thực hiện quyền yêu cầu này của mình, pháp luật thường qui định, trừ khi có thỏa thuận khác, người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo cho người nhận hàng hóa các thông tin cần thiết ngay khi hàng hóa đến địa điểm đến Trong trường hợp người vận chuyển thừa nhận mất hàng hóa hoặc trong trường hợp hàng hóa không đến địa điểm đến trong thời hạn bảy ngày kể từ khi hàng hoá nhẽ ra phải đến thì người nhận hàng hóa hoặc người gửi hàng hóa được quyền thực hiện các quyền chống lại người vận chuyển phát sinh từ hợp đồng
Thứ ba, người gửi hàng và người nhận hàng có thể thực hiện một cách
tương ứng tất cả các quyền đã nêu trên Người gửi hàng hóa hoặc người nhận hàng hóa có thể nhân danh mình để thực hiện các quyền này, không phụ thuộc vào việc người đó hành động vì lợi ích của mình hay lợi ích của người kia
Trang 37Tuy nhiên người thực hiện các quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ do hợp đồng vận chuyển hàng hóa quy định
Thứ tư, việc thực hiện các quyền nêu trên không ảnh hưởng đến: (1)
Mối quan hệ giữa người gửi hàng hóa và người nhận hàng hóa; (2) mối quan
hệ giữa các người thứ ba có quyền phát sinh hoặc từ người gửi hàng hóa hoặc
từ người nhận hàng hóa
Thứ năm, để thực hiện thuận tiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không, nhất là trong vận chuyển hàng không quốc tế, pháp luật thường ấn định, người gửi hàng hóa có nghĩa vụ cung cấp các thông tin và các giấy tờ cần thiết để đáp ứng các thủ tục hải quan, cảnh sát và các thủ tục của bất cứ cơ quan nhà nước nào khác trước khi giao hàng hóa cho người nhận hàng hóa Do tính chất chuyên nghiệp của người gửi hàng trong giao thương,
do đó các qui tắc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không qui định, người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin hoặc giấy tờ như vậy Tuy nhiên người gửi hàng hóa phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm khi cung cấp các thông tin và giấy tờ
vụ của mỗi bên có những đặc điểm riêng, do đó cần nghiên cứu trách nhiệm
về các vi phạm của mỗi bên riêng biệt một cách tương đối
1.3.3.1 Trách nhiệm của người gửi hàng hóa
Người gửi hàng hóa có các nghĩa vụ cơ bản trong quan hệ hợp đồng với người vận chuyển là chi trả cước vận chuyển, và cung cấp thông tin và giấy tờ
Trang 38liên quan tới hàng hóa Do vậy người vận chuyển có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tương ứng
Đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin và giấy tờ liên quan tới hàng hóa,
người gửi hàng hóa phải chịu trách nhiệm trước người vận chuyển về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến hàng hóa được ghi trong vận đơn hàng không hoặc những thông tin, tuyên bố được cung cấp để lưu giữ thông tin trong phương tiện lưu giữ thông tin được sử dụng thay thế cho vận đơn hàng không Ngoài ra, trước khi hàng hóa được giao cho người nhận hàng hóa mà cơ quan hải quan, công an và các nhà chức trách có thẩm quyền khác yêu cầu thì người gửi hàng hóa phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan này về việc cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho họ
Tất nhiên chế tài chủ yếu có thể được áp dụng, nếu thông tin mà người gửi hàng hóa cung cấp không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách gây ra thiệt hại cho người vận chuyển hoặc cho người mà người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với họ
Điều 16, Công ước Warsaw 1929 có quy định: (1) Người gửi hàng hóa
có nghĩa vụ cung cấp những thông tin và gửi kèm theo vận đơn những giấy tờ tài liệu liên quan đến hàng hóa để làm thủ tục hải quan, thuế quan trước khi hàng hóa có thể được giao cho người nhận hàng hóa; (2) trong trường hợp này người vận chuyển không có nghĩa vụ thẩm tra tính chính xác đầy đủ của những thông tin hay giấy tờ tài liệu nói trên; (3) người gửi hàng hóa phải chịu trách nhiệm trước người vận chuyển về những thiệt hại xảy ra do việc thiếu, không đầy đủ hay hợp lệ của bất kỳ thông tin hay giấy tờ tài liệu nói trên, trừ khi thiệt hại xảy ra do lỗi cuả người vận chuyển hay đại lý của họ Công ước này còn nói rõ, những thông tin trong vận đơn về trọng lượng, kích thước, bao gói hàng hóa và số kiện được coi là những bằng chứng hiển nhiên về sự thật
đó Còn những tuyên bố về số lượng và điều kiện của hàng hóa, trừ khi đã
Trang 39được ghi trong vận đơn và người vận chuyển kiểm tra có sự chứng kiến của người gửi hoặc có liên quan tới điều kiện bên ngoài của hàng hóa thì mới tạo nên chứng cứ để kiện người vận chuyển
Đối với nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển, người gửi hàng có
trách nhiệm trước người vận chuyển như trong bất kỳ quan hệ hợp đồng vận chuyển nào khác
1.3.3.2 Trách nhiệm của người vận chuyển
Nghĩa vụ căn bản của người vận chuyển là di chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác trong một thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận và trả hàng hóa cho người có quyền nhận Do đó trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh khi xảy ra mất mát, thiếu hụt, hoặc hư hỏng hàng hóa trong thời gian bảo quản của người vận chuyển, hoặc khi vận chuyển chậm trễ hàng hóa
Trước hết cần phải làm rõ, giai đoạn hay thời gian vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay được hiểu là bao gồm tời gian mà hàng hóa nằm trong sự bảo quản của người vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, ở trong tàu bay, hoặc ở bất cứ nơi nào nếu tàu bay phải hạ cánh ngoài cảng hàng không
Vận chuyển bằng tàu bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằng đường bộ, đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không Tuy nhiên nếu việc vận chuyển xảy ra như vậy trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng tàu bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hàng hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay
Như vậy về cơ bản, người vận chuyển hàng không chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi hàng hóa ở trong tàu bay, ở cảng hàng không, sân bay Trong trường hợp tàu bay buộc phải hạ cánh ngoài cảng hàng không nhằm đảm bảo an toàn cho hành trình như để khắc phục một sự cố, hay do tai nạn
mà tàu bay buộc phải hạ cánh, thì người vận chuyển hàng không còn phải
Trang 40chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi hàng hóa ở bên ngoài tàu bay, ngoài cảng hàng không, tức là ở bất kỳ nơi nào mà tàu bay hạ cánh
Người vận chuyển hàng không không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa ở giai đoạn vận chuyển đường bộ, đường biển, hay đường sông Tuy nhiên, nếu vận chuyển đường bộ, đường biển, hay đường sông là nhằm thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng không như lấy hàng, giao hàng, chuyển tải hàng hóa thì người vận chuyển hàng không vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa ở những đoạn vận chuyển này Pháp luật nên quy định như vậy vì người vận chuyển hàng không cũng có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cửa tới cửa Khi đã cung cấp dịch vụ vận chuyển tới cửa thì đương nhiên người vận chuyển hàng không phải đảm nhận việc vận chuyển từ nơi nhận hàng hóa ngoài cảng hàng không, sân bay xuất phát và di chuyển hàng hóa từ cảng hàng không, sân bay đến tới nơi giao hàng hóa có thể bằng các phương tiện vận tải đường bộ, đường biển, đường sông Vì vậy, trong trường hợp này, qui định pháp luật cần phải mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm của người vận chuyển hàng không, hay nói cụ thể hơn là quy định người vận chuyển hàng không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa với cả quá trình vận chuyển bằng phương thức vận tải phi hàng không Vấn đề này khác với vận chuyển
đa phương thức ở chỗ vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện khác cho mục đích vận chuyển hàng không
A) Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hoặc hư hỏng hàng hóa
Nguyên tắc trước tiên phải khẳng định là người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hoặc
hư hỏng đối với hàng hóa xảy ra trong thời gian vận chuyển hàng không Tuy nhiên, người vận chuyển có thể thoát khỏi trách nhiệm bằng việc chứng minh