Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 123 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
123
Dung lượng
2,62 MB
Nội dung
Nhiếpảnhkỹthuậtsố 1 Lời nói đầu Kỹthuậtsố là một một công nghệ mới được ứng dụng vào nhiếpảnh và phát triển rất nhanh chóng chỉ trong mười năm qua. Tháng Chín 1992, tờ tạp chí nhiếpảnh thâm niên nhất của Mỹ là tờ Popular Photography nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra số báo đầu tiên đã thay đổi luôn cả tôn chỉ của mình. Không cần thông báo trước, Popular Photography đã âm thầm thay câu khẩu hiệu luôn xuất hiện dưới tên tờ báo “The World’s Largest Photo Magazine” thành “The World’s Largest Imaging Magazine”. Tờ báo của nhiếpảnh đã trở thành tờ báo của nghệ thuật hình ảnh và từ đó, song song với việc giới thiệu các loại máy ảnh, ống kính, phim . mới ra đời thì tờ báo này cũng giới thiệu luôn cả các phương tiện kỹthuậtsố như máy ảnh số, máy quét, ổ đóa và phần mềm xử lý ảnh. Bằng sự thay đổi này, Popular Photography đã lường trước nhiều sự phản đối, thậm chí cự tuyệt của một bộ phận độc giả trung thành nhưng bảo thủ. Nhiếpảnh đã đến lúc cần và phải theo một con đường thông thoáng hơn. Những sản phẩm của công nghệ thông tin ấy đã trở thành công cụ quen thuộc và cần thiết đối với những người đeo đuổi nhiếpảnh trên thế giới. Và với kỹthuậtsố khái niệm nhiếpảnh thuần túy cũng đã thay đổi hoàn toàn: Hình ảnh có thể tạo dựng ra từ óc tưởng tượng chứ không nhất thiết phải chụp bắt trong đời thực. Nhưng nhiếpảnhkỹthuậtsố chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ – hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin – gây ảnh hưởng sâu sắc đến thếgiớinhiếpảnh chứ không làm đảo lộn mọi lý luận mỹ học của nghệ thuật đại chúng này, như nhiều người ngộ nhận. Thếgiớinhiếpảnhkỹthuậtsố rộng mở cho ta những khả năng sáng tạo mới mà không thể thực hiện được với các phương tiện truyền thống. Hãng Adobe hoàn toàn không cường điệu khi quảng cáo cho phần mềm xử lý ảnh Photoshop nổi tiếng của mình bằng câu: “If you can dream it, you can do it” – Nếu bạn mơ thấy thì bạn làm được! Nhiếpảnhkỹthuậtsố cũng đã trở thành một lãnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều người yêu nhiếpảnh ở nước ta, nhưng ngay cả giới chuyên nghiệp cũng không mấy người có cái nhìn toàn cục về sự phát triển của các kỹthuật mới. Chưa hề có một tài liệu nào mang tính khái quát để làm cơ sở tham khảo cho giảng viên và sinh viên Khoa Nhiếpảnh của Trường Cao đẳng Văn hóa- Nghệ thuật của Tp.HCM mặc dù nhiếpảnhkỹthuậtsố đã trở thành một môn học đưa vào giảng dạy thử nghiệm tại đây từ niên khóa 2000-2001. Nhiều người chơi ảnh nghiệp dư cũng muốn tiếp cận với kỹthuậtsốthế nhưng rào cản chưa vượt qua được đối với họ là những hiểu biết cơ bản về tin học – bắt đầu từ việc làm quen với những thiết bò. Cuộc cách mạng công nghệ mà kỹthuậtsố đem lại cho nhiếpảnh ngày nay đã kéo theo cùng với nói quá nhiều thiết bò phức tạp, những nguyên lý hoạt động mới mẻ, và những khái niệm kỹthuật hoàn toàn xa lạ với những ai đã quá thành thạo với nguyên lý đơn giản về tốc độ, khẩu độ, và độ nhạy phim của chiếc máy ảnh truyền thống. Với những người yêu nhiếpảnh không chuyên tin học, những khái niệm như “độ phân giải”, “số hóa”, “bộ cảm biến hình ảnh”, vv . cùng vô số những thuật ngữ lạ tai như “DPI”, “CCD”, “CYMK”, vv. dường như muốn trêu ngươi, chọc giận chúng ta. Kỹthuậtsố dường như đã làm phức tạp hóa công việc chụp ảnh chứ không phải giải phóng tiềm năng sáng tạo của chúng ta như những gì đã hứa hẹn. Thêm vào đó, các thiết bò cần thiết cho việc xử lý hình ảnhsố lại rất đắt tiền. Nhiều 2 người đã không ngần ngại tốn kém mua sắm các thiết bò này nhưng chưa có một hiểu biết thấu đáo trong việc chọn lựa cũng như sử dụng đã gặp phải nhiều rủi ro đáng tiếc. Đây là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về vấn đề này nhằm giúp những người yêu nhiếpảnh quan tâm đến lãnh vực kỹthuậtsố vượt qua cái rào cản đáng nản lòng ấy. Nhằm tới đối tượng người đọc không chuyên về tin học, cuốn sách này sẽ xem xét các công nghệ và thiết bò hình ảnhkỹthuậtsố dưới góc độ đối chiếu với nhiếpảnh truyền thống. Các tiến trình và nguyên lý của đến việc xử lý hình ảnhsố cũng sẽ được trình bày cùng với các thiết bò liên quan. Những khái niệm và thuật ngữ xa lạ nhưng cần thiết của tin học cũng sẽ được đề cập đến và giải thích sao cho dễ hiểu đối với người không am tường chuyên ngành này. Mong muốn là như vậy nhưng thực hiện được là điều không dễ dàng đối với tác giả, vì đây là một cuốn sách thuần túy về kỹthuật – nhưng không hoàn toàn tin học mà cũng không hoàn toàn nhiếp ảnh. Việc chọn lọc những thông tin thật cốt yếu, xác đònh giới hạn của vấn đề nào nên đề cập, và viết sao cho dễ hiểu đối với một đối tượng độc giả nhất đònh, rõ ràng là một công việc khó khăn. Ngay từ khi chưa thảo những dòng đầu tiên, tôi đã ý thức được việc làm của mình giống như một gã liều lónh đi dây qua hai bờ vực, vừa đi vừa cố giữ thăng bằng cho khỏi sẩy chân. Giờ đây, khi những dòng cuối cùng của cuốn sách đã hoàn tất, gã liều mạng kia đã an toàn đến đích, nhưng những độc giả đi theo bước chân của hắn có ai sa xuống vực? Nếu như cuốn sách này giúp cho bạn đọc nào đó hình dung được bộ mặt của thếgiớinhiếpảnhkỹthuật số, hay giúp bạn có thể lựa chọn những thiết bò phù hợp, giúp khơi mở trong bạn niềm vui hiểu biết hay sáng tạo thì đó là nguyện vọng của tác giả. Còn không đạt được điều đó thì trách nhiệm cũng thuộc về người viết. Tác giả rất mong đón nhận các phê bình, chỉ dẫn và góp ý như đã từng được độc giả nhiệt tình ủng hộ trước đây. Xin vui lòng liên lạc theo đòa chỉ: 7E Hai Bà Trưng – Đà Lạt. Tel: (063)833146. E- mail: trductai@hcm.vnn.vn. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Hội Nghệ sóNhiếpảnh Việt Nam đã đầu tư tài trợ cho việc biên soạn cuốn sách này. Đà Lạt 1/12/2000 TRẦN ĐỨC TÀI 3 Tài liệu tham khảo 1. Adobe Ltd., Adobe Photoshop ® 5 Manual Guide, Adobe Press 1998 2. Curtis, Dennis, A Short Course in Digital Photography, Internet edition, 2000 3. Dayton, Linnea & Gosney, Michael, The Desktop Color Book, 2 nd edition, MIS Press, 1996 4. Epson Ltd., EPSON Color Guide for Windows & Macintosh, CD-ROM edition 1998 5. Greenber, Adele Droblas & Seth, Digital Imaging, Osborne, 1997 6. Grotta, Sally Wierner & Daniel, Digital Imaging for Visual Artists, Windcrest/McGraw-Hill, 1996 7. Holzmann, Gerard J., Beyond Photography – The Digital Darkroom, Prentice-Hall, 1994 8. Huss, David, Corel Photo-Paint 9 Unleashed, SAMS Publishing, 1999 9. Các tạp chí POPULAR PHOTOGRAPHY, PETERSEN’S PHOTOGRAPHIC, AMERICAN PHOTO, PCWORLD từ năm 1996 đến 2000 10. Thông tin từ Websites của các hãng Canon, Epson, HP, Intel, Kodak, Minolta, Nikon, Olympus và các Websites khác. 4 Mục lục Lời nói đầu Tài liệu tham khảo Chương 1: Nhiếpảnhkỹthuậtsố là gì? Tổng quát Ba tiến trình cơ bản của nhiếpảnhkỹthuậtsố Chương 2: Thếgiớiảnhkỹthuậtsố ngày nay Nhiếpảnh ứng dụng Phương tiện để thể hiện cảm xúc thẩm mỹ cá nhân Chương 3: Nền tảng của việc xử lý ảnhkỹthuậtsố Pixel – Mọi hình ảnh đều là những chấm nhỏ Độ phân giải của các thiết bò số Độ phân giải và kích thước hình ảnh Chương 4: Màu và Trắng-đen dưới góc độ kỹthuậtsố Cấp độ màu Hoạt động của bộ cảm biến hình ảnh Màu sắc và bộ cảm biến hình ảnh Khái niệm trắng-đen trong kỹthuậtsố Chương 5: Nguyên lý của máy ảnhkỹthuậtsố Bộ cảm biến hình ảnh: Linh hồn của máy ảnhsố Thiết kế mạch cảm biến trong máy ảnhsố Chương 6: Các loại máy ảnhkỹthuậtsố Tìm hiểu các loại máy ảnhkỹthuậtsố Đôi điều về video kỹthuậtsố Có nên mua máy ảnhkỹthuật số? Sự thỏa hiệp tuyệt vời 5 Chương 7: Máy ảnhsố và các yếu tố kỹthuật Các đặc tính tổng quát Bộ cảm biến hình ảnh Các cơ chế điều khiển sáng tạo Ống kính và các tiêu cự Các đặc tính kỹthuật khác của máy ảnhsố Chương 8: Số hóa hình ảnh không cần máy ảnhsố Nguyên lý hoạt động của các máy quét Các yếu tố kỹthuật của việc quét hình Tìm hiểu các loại máy quét Chương 9: Các phương tiện lưu trữ và truyền tải hình ảnh Thiết bò lưu trữ trong máy ảnh Thiết bò lưu trữ trong máy tính Các phương tiện truyền tải hình ảnh Chương 10: Các đònh dạng tập tin hình ảnhkỹthuậtsốẢnh bitmap là gì? Tiêu chuẩn đònh dạng ảnh: Độc quyền hay chuyển nhượng? Các đònh dạng ảnh phổ thông Chương 11: Phòng tối kỹthuậtsố Máy vi tính Máy vi tính và phần mềm Các chương trình quản lý hình ảnh Các chương trình xử lý hình ảnh Chương 12: Thếgiới vô tận của kỹ xảo Phần mềm xử lý ảnh và các kỹthuật phòng tối cao cấp Những hiệu quả đặc biệt Kỹthuậtsố và tính trung thực của hình ảnh Chương 13: Từ tác giả đến người xem Nguyên tắc hoạt động của máy in Các loại máy in màu Máy ghi phim là gì? Tại sao màu sắc trên ảnh in không giống màu sắc trên màn hình? 6 Chương 14: Nhiếpảnh và Internet Học hỏi kinh nghiệm quốc tế Triển lãm cho toàn thếgiới xem Tiếp thò chính mình với toàn thếgiới Phụ lục: Các thuật ngữ cần biết về nhiếpảnhkỹthuậtsố 7 Chương 1: Nhiếpảnhkỹthuậtsố là gì? Những chiếc máy ảnhkỹthuậtsố chỉ mới phổ thông trong khoảng 5 năm trở lại đây và nhanh chóng lỗi thời để được thay thế bằng những chiếc máy ảnhsố mới hơn, ưu việt hơn nhờ thừa hưởng sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ tin học. Máy ảnhsố đã bắt đầu dấn bước sâu rộng vào thếgiớinhiếpảnh và nhiếpảnhkỹthuậtsố đã trở thành làn sóng của tương lai. Dù chưa được hoàn toàn chấp nhận bởi các nhà nhiếpảnh hiện thời, chỉ trong vài năm nữa thôi chúng ta sẽ chứng kiến thếkỷ XXI là thếkỷ bùng nổ của nhiếpảnhkỹthuật số. Lý do chính khiến nhiều nhà nhiếpảnh hiện nay không chấp nhận máy ảnhkỹthuậtsố là vì họ cho rằng chất lượng hình ảnh của máy ảnhsố nói chung vẫn chưa bằng hình ảnh chụp bằng phim nhựa truyền thống. Thế nhưng hầu hết họ đều sử dụng máy ảnh nhỏ chụp phim 35mm và ta cũng có thể nói rằng chất lượng hình ảnh của phim 35mm không bằng hình ảnh chụp với các máy ảnh lớn dùng phim 10x15 cm. Và nếu họ sử dụng máy ảnh view chụp phim 10x15 cm, ta cũng có thể nói rằng chất lượng hình ảnh của họ không bằng những bức ảnh chụp trên những tấm kính ảnh khổng lồ mà William Henry Jackson hay Eadwear Muybridge đã sử dụng vào cuối thếkỷ XIX. Cơ sở cho việc phản bác ảnhkỹthuậtsố của họ chỉ dựa trên một yếu tố duy nhất là chất lượng kỹthuật của hình ảnh. Nhưng sự thật đáng buồn là chất lượng hình ảnh hầu như chẳng cải thiện bao nhiêu kể từ thời những tấm ảnh đồng daguerreotype đầu tiên của những năm 1840 và những tấm giấy ảnh dùng hỗn hợp lòng trắng trứng và platin của hơn 40 năm kế tiếp. Trong giai đoạn nửa thếkỷ kể từ Daguerre, sự cải tiến không nằm ở chất lượng hình ảnh mà ở tiến trình làm ảnh: cả máy ảnh lẫn các phương pháp tráng rọi ngày càng dễ dàng hơn và tiện lợi hơn. Nhiếpảnhkỹthuậtsố ngày nay đang đi lại con đường này. Hình ảnh chụp các máy ảnhsố khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau nhưng khó lòng chứng minh rằng chúng yếu kém về chất lượng. Nhiều lời phản bác đối với máy ảnhsố chúng ta nghe hôm nay cũng giống như tiếng vọng của những cảm xúc ta thán được bộc lộ khi chiếc máy ảnh 35mm Leica được đưa ra năm 1925. Bỗng nhiên, con người có được một loại máy ảnh dễ điều khiển trong hầu hết mọi tình huống khó khăn với những cuộn phim dài có thể chụp liên tiếp hết hình ảnh này đến hình ảnh khác. Leica thời ấy dùng loại phim âm bản nhỏ hơn và cũng có thể coi là “kém chất lượng” hơn, nhưng những nhà nhiếpảnh nào bấu víu vào những hộp máy ảnh kềnh càng, to lớn chẳng mấy chốc đã bò lòch sử bỏ lại sau lưng. Tổng quát Nhiếpảnhkỹthuậtsố là một phương cách chụp ảnh mới, sử dụng một hệ thống cảm biến hình ảnh bằng chất bán dẫn (solid-state image sensor) thay vì dùng phim nhựa truyền thống. Nhiếpảnhkỹthuậtsố có hai lợi thế rất lớn so với nhiếpảnh truyền thống: tính tức thời và tính cơ động. 8 Tính tức thời: Với máy ảnh dùng kỹthuật số, ta có thể xem hình ảnh ngay khi vừa chụp xong qua một màn hình tinh thể lỏng (LCD) nhỏ ở sau lưng hầu hết các kiểu máy ảnh số, hoặc nối máy ảnhsố với màn hình TV và xem liên tiếp hàng loạt ảnh đã chụp. Một số kiểu máy ảnhsố có khả năng nối với một máy phóng (display projector) để chiếu trên những màn hình lớn. Nói cách khác nhiếpảnhkỹthuậtsố đã tiếp nối truyền thống của máy ảnh chụp lấy liền Polaroid mà không phải tốn phim! Tính cơ động: Hình ảnh chụp bằng máy ảnhkỹthuậtsố được lưu giữ theo một đònh dạng ngày càng phổ thông khiến cho ta dễ dàng thuyên chuyển hình ảnh giữa các loại thiết bò và phần mềm ứng dụng khác nhau. Ví dụ, ta có thể chèn những hình ảnhkỹthuậtsố vào các tài liệu soạn thảo một chương trình xử lý văn bản, gửi hình ảnh bằng thư điện tử (e-mail) cho bè bạn, hay đưa chúng một trang web trên Internet để cả thếgiới có thể cùng xem. Thêm vào đó, ta có thể sử dụng một chương trình xử lý hình ảnh để tô điểm hay biến đổi các hình ảnhsố đã chụp được. Ta có thể cúp cắt, thay đổi màu sắc hay độ tương phản, hoặc thậm chí thêm bớt những thành phần của hình ảnh sẵn có. Một khi ta đã chụp một hình ảnh dưới dạng số, ta có thể dễ dàng tô điểm, phân phát, hay sắp xếp và lưu trữ. Tuy cả tính tức thời lẫn tính cơ động này khiến cho nhiếpảnhkỹthuậtsố trở thành phổ biến trong nhiều lãnh vực, vẫn có một khía cạnh của nhiếpảnhkỹthuậtsố cần phải lưu ý. Đó chính là một sự tự do mới lạ mà kỹthuậtsố đã đem lại để chúng ta thăm dò và thử nghiệm những biên cương mới của nhiếp ảnh. Vào những năm 1870 khi William Henry Jackson đang dùng lừa kéo những thùng đựng những tấm kính ảnh cỡ 50x60 cm đi khắp miền Tây nước Mỹ, chúng ta có thể đoan chắc rằng ông ta phải rất do dự trước khi quyết đònh chụp một bức ảnh. Chúng ta ngày nay không phải mang vác những phương tiện nhiếpảnh cồng kềnh như thế nhưng cả bạn và tôi cũng đều lưỡng lự trước khi bấm máy. Chúng ta luôn luôn nhẩm tính trong đầu xem “điều đó có đáng chụp không?” Trong tiềm thức, chúng ta đang thầm liệt kê bao nhiêu phí tổn, thời gian, công sức, vân vân và vân vân. Ngay trong cái “khoảnh khắc quyết đònh” đó thì hình ảnh thường là vuột qua, hoặc chúng ta đã không dám thử nghiệm những điều mới mẻ. Chúng ta đã đánh mất cơ hội để phát triển óc sáng tạo và quyết đònh giữ nguyên hướng đi trên lối mòn quen thuộc đã vạch sẵn cho ta từ trước. 9 Điều đáng ngạc nhiên là nhà nhiếpảnh Jackson ngày xưa đã có một lợi thế mà sau một thếkỷ qua chúng ta đã đánh mất. Thời đó, nếu như Jackson không vừa lòng với hình ảnh nào đã chụp, hoặc ông ta đã cạn hết kính ảnh, Jackson có thể cạo sạch lớp nhũ tương trên một hình ảnh nào đó mà ông ta bằng lòng hy sinh, phủ một lớp nhũ tương mới lên kính ảnh, và chụp lại lần nữa. Nhiếpảnhkỹthuậtsố ngày nay đã giúp ta loại trừ câu hỏi khó chòu xem “điều đó có đáng chụp không?” ra khỏi tâm trí và giúp quay lại thời kỳ của loại phim có thể tái sử dụng vô tận (và chúng ta không cần lừa để kéo hộ cả thùng phim ấy). Ta có thể giao máy ảnh cho trẻ nhỏ, thử nghiệm chụp với những góc độ quái lạ hay dò thường, chụp ảnh không cần nhìn qua kính ngắm, và phớt lờ tất cả những ý niệm đã có sẵn về việc chụp ảnh. Có thể chúng ta sẽ hết sức kinh ngạc trước những hình ảnh có được nếu như ta khai thác, tận dụng ưu thế của thời đại chụp ảnh không ngại tốn phim mà kỹthuậtsố đã mang lại. Ba tiến trình cơ bản của nhiếpảnhkỹthuậtsố Các loại máy ảnhkỹthuậtsố chỉ là một mắt xích trong chuỗi dài khởi đầu từ cảnh trí nguyên thủy trước mắt cho đến hình ảnh cuối cùng mà ta trưng bày hay chia sẻ. Thậm chí ta có thể không cần đến máy ảnhsố trong tiến trình ấy. Yếu tố then chốt của nhiếpảnhkỹthuậtsố là một hình ảnh dưới dạng số – được hợp thành từ hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu những ô vuông nhỏ gọi là pixel. Mặc dù một máy ảnhkỹthuậtsố chụp ảnh dưới dạng số, ta cũng có thể biến các loại phim âm bản, dương bản hay ảnh in truyền thống thành cùng một dạng số với thiết bò quét hình (scanner). Để hiểu được máy ảnhsố đóng vai trò nào trong toàn bộ hệ thống nhiếpảnhkỹthuật số, ta cần hiểu được ba tiến trình cơ bản liên quan đến việc sáng tạo và sử dụng hình ảnh. Đó là: nhập (input), xử lý (process) và xuất (output). Nhập hình ảnh Tiến trình nhập (input) đưa hình ảnh hay các dữ liệu khác vào máy vi tính thông qua các thiết bò nhập (input device). Bàn phím nối liền với máy vi tính cũng là một thiết bò nhập. Tuy nhiên, còn có hàng trăm thiết bò nhập khác bao gồm các loại chuột (mouse), bút vẽ (digitized pen), các hệ thống nhận dạng tiếng nói (voice recognition system), máy quét hình (scanner), và nhiều thứ khác. Máy ảnhsố cũng là một thiết bò nhập mà thôi. Trong nhiếpảnhkỹthuật số, máy ảnhsố và máy quét hình là hai thiết bò nhập phổ thông được sử dụng để cho ta những hình ảnh dưới dạng số. Ngoài ra ta cũng có thể dùng các loại card cắt hình (frame grabber) để lấy từng khung hình riêng biệt từ TV, video hay máy quay tạo thành những hình ảnh số. Ta thậm chí có thể mua những đóa CD có chứa sẵn hình ảnh đã số hóa. [...]... phẩm, nhiếpảnh vi tính hay ảnhkỹthuậtsố giờ đây đã tự mình khẳng đònh như một thể loại, một thủ pháp sáng tác mới cho nhiếpảnh Các cuộc thi ảnh quốc tế trong những năm gần đây đều có giải riêng cho mảng ảnh kỹthuậtsốNhiếpảnhkỹthuậtsố ngày nay lại được chia làm 3 khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất chỉ sử dụng kỹthuậtsố làm công cụ phụ trợ, bổ sung cho những hạn chế của các phương tiện nhiếp. .. hiện đại này có thể nhân bản hình ảnh từ một ảnh gốc đã mất phim, hoặc chỉnh sửa một hình ảnh gốc kém chất lượng trước khi in ra giấy ảnh Cả 3 giai đoạn nhập, xử lý và xuất hình đều được thực hiện trên những máy minilab kiểu này khiến cho nhiếpảnhkỹthuậtsố ngày càng phổ thông và quen thuộc với mọi người 11 Chương 2: Thếgiớiảnhkỹthuậtsố ngày nay Nhiếp ảnhkỹthuậtsố chỉ mới phát triển trong khoảng... Nền tảng của việc xử lý ảnhkỹthuậtsố Muốn hiểu được nguyên lý hoạt động và tính năng của các loại máy ảnh số, trước hết ta phải hiểu được những yếu tố cơ bản của lãnh vực nhiếpảnhsố - đó là các bộ cảm biến hình ảnh (image sensor), độ phân giải (resolution) và tính chất màu sắc của kỹthuậtsố Khác với các loại máy ảnh truyền thống dùng phim để lưu giữ hình ảnh, các máy ảnhsố dùng một thiết bò bán... trắng đen thì thiết bò số này mới có thể tận dụng tối đa độ phân giải quang học thực có của mình Để có được độ phân giải 1.2 triệu pixel khi chụp ảnh màu, thiết bò số sẽ dùng giải thuật nội suy (xem chương trước) để tính toán sao cho hình ảnh hiện đủ màu sắc 30 Chương 5: Nguyên lý của máy ảnh kỹthuậtsốNhiếpảnhkỹthuậtsố khởi đầu bằng việc chụp ảnh ta có thể chụp ảnh với máy ảnh truyền thống dùng... e-mail, nhiếpảnhkỹthuậtsố đã góp phần tạo ra cuộc cách mạng thông tin Ngay từ thời kỳ phôi thai của ảnhkỹthuật số, độ nét hay độ phân giải thấp của các máy ảnhsố (so với phim nhựa) không phải là vấn đề quan trọng vì các nhật báo bao giờ cũng cũng in ở độ phân giải thấp Một số tờ báo lớn ở nước ta từ vài năm qua cũng đã bắt sử dụng máy ảnhsố trong việc tường thuật Không chỉ phục vụ cho báo in, nhiếp. .. máy scanner để số hóa các phim dương bản, âm bản hay ảnh in đã chụp Tuy nhiên, chụp ảnh bằng máy ảnhsố thì nhanh và dễ dàng hơn vì máy ảnhsố sẽ cho ta hình ảnh dưới dạng số ngay tức khắc Ở thời điểm viết chương sách này (tháng Sáu 2000) trên thò trường đã có rất nhiều loại máy ảnhsố để ta chọn lựa và những kiểu máy ảnh mới hầu như được tung ra hàng tuần Bởi vì các máy ảnhkỹthuậtsố phải thiết kế... hình ảnh dưới dạng số để đỡ mất thời gian và tiền bạc quét hình Chính những lý do đó hợp lại đã khiến ngành nhiếpảnh quảng cáo vốn có quan hệ mật thiết với nghệ thuật đồ họa trang trí đã trở thành lãnh vực đầu tiên mà nhiếp ảnhkỹthuậtsố chứng tỏ ưu thế của mình Sử dụng những thiết bò số cao cấp chuyên dụng gắn vào lưng những máy ảnh view cỡ lớn hay những máy ảnh medium-format cỡ trung, Các nhà nhiếp. .. trình kỹthuậtsố Phục vụ nghiên cứu khoa học Nhiếp ảnhkỹthuậtsố là công cụ lý tưởng để phục vụ cho nhiều ngành khoa học Dưới đây là một bức ảnh chụp tính chất phản chiếu quang phổ của cây cối qua đó nhằm xác đònh trạng thái của một vùng canh nông Sử dụng những bức ảnh như vậy, nông dân ngày nay có thể quản lý mùa màng, sản lượng của họ tốt hơn Bức ảnh này được chụp bằng máy ảnhkỹthuậtsố Dycam... nhạt này, ai bảo không có nghệ thuật tồn tại trong khoa học? 14 Những thiết bò cảm biến hình ảnh bằng kỹthuậtsố đã được ngành thiên văn học sử dụng từ nhiều năm qua Ảnh chụp thiên văn dưới dạng số hiện nay đã thay thế hẳn ảnh chụp bằng phim nhựa Ngay cả kính viễn vọng Hubble của cơ quan NASA (Hoa Kỳ) bay trên quỹ đạo cũng chụp ảnh không gian bằng những thiết bò kỹthuậtsốẢnh bên do kính viễn vọng Hubble... computer-enhanced image (hình ảnh đã được nâng cao bằng máy tính) Một số nhà nhiếpảnhkỹthuậtsố khác lại cho rằng đã sử dụng vi tính như một phương tiện diễn đạt mới thì hình ảnh phải thể hiện rõ tính chất đặc thù của kỹthuật số, tức là những gì mà các phương tiện nhiếpảnh truyền thống không thể làm được Nhóm này đi theo khuynh hướng xử lý, chế tác hình ảnh bằng vi tính (computer-manipulated image) và sáng tác . Chương 1: Nhiếp ảnh kỹ thuật số là gì? Tổng quát Ba tiến trình cơ bản của nhiếp ảnh kỹ thuật số Chương 2: Thế giới ảnh kỹ thuật số ngày nay Nhiếp ảnh ứng. với toàn thế giới Phụ lục: Các thuật ngữ cần biết về nhiếp ảnh kỹ thuật số 7 Chương 1: Nhiếp ảnh kỹ thuật số là gì? Những chiếc máy ảnh kỹ thuật số chỉ