Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
192,5 KB
Nội dung
Ônhiễm biển: Khái niệm: Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Ônhiễmbiển là hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hoá học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển khi các tàu chở dầu bị đắm hoặc các tàu hàng, tàu khách tẩy rửa các thùng nhiên liệu mới .), khai thác dầu lửa (sự rò rỉ dầu từ các dàn khoan, các ống dẫn dầu, các nhà máy lọc dầu .), hoặc do các nguồn ônhiễm phát sinh từ đất liền (các chất thải phóng xạ độc hại do các nước công nghiệp dùng tàu đổ xuống biển .) ảnh hưởng tới đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của chúng. Các dạng biểu hiện của sự ônhiễmbiển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau: • Gia tăng nồng độ của các chất ônhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại. • Gia tăng nồng độ các chất ônhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ. • Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển… • Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. • Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ônhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. Chức năng của biển: 1. Nguồn lợi thủy sản, giá trị kinh tế: Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3260 km và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ trải dài trên 13 vĩ độ với nhiều hệ thống sông lớn đổ ra biển, tạo ra vùng tiếp xúc sông – biển rộng lớn. Điều đó thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ. Khu vực biển và bờ biển Việt Nam rất giàu động vật và thực vật, bao gồm hơn 2.000 loài cá biển, 300 loài san hô cứng, và hàng ngàn loài thực vật. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên về đa dạng sinh học rất giàu có. Về thực vật, ước tính có hơn 12000 loài, trong đó có khoảng 7000 loài cây thực vật lớn (macrophytes) và 1.400 loài nấm. Về động vật có 273 loài động vật có vú, 638 loài chim (1009 loài nếu tính cả loài phụ), 349 loài động vật lưỡng cư và bò sát, hơn 500 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển, hàng nghìn loài động vật không xương sống hiện đã được xác định. Đặc biệt có 3 loài thú lớn, quý hiếm mới được 1 phát hiện gần đây ở Việt Nam. Mặc dù mới chỉ phát hiện một loài thú có vú lớn trong thế kỷ 20, nhưng phát hiện mới này báo hiệu có sự tồn tại một nguồn đa dạng sinh học tiềm tàng có một không hai ở Việt Nam. Theo bộ Thủy Sản (2005), diện tích nuôi trồng thủy sản trong nước được đánh giá là 1.379.038 ha, trong đó diện tích đang sử dụng cho nuôi trồng ven biển là 374.400 ha với sức gánh chịu là 115ha/km bờ biển, chiếm 27.3% diện tích có khả năng nuôi trồng. Riêng ở Bắc và Nam Trung Bộ diện tích eo vịnh, đầm phá khá lớn, đạt đến 64.700 ha, chiếm 44.8% diện tích eo vịnh toàn quốc, đồng thời ven biển miền Trung còn có những dải cồn cát rộng hàng trăm nghìn ha đang được một số địa phương khai thác phục vụ cho mô hình nuôi mới, nuôi tôm trên cát. Nhờ sự phát triển nhanh và đồng bộ trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản, năm 1985 kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước chỉ đạt 90 triệu USD thì đến năm 2005, con số đó là 2,742 tỷ USD, tăng gấp 30,5 lần. Giá trị xuất khẩu tôm chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu, riêng Cà Mau đóng góp 500 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Việt Nam đã được FAO xếp vị trí thứ 7 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Dự kiến vào năm 2010 xuất khẩu thủy sản của nước ta sẽ đạt 4,0 tỉ USD (Bộ Thủy Sản, 2005). Bên cạnh đó, sự tăng trưởng các mặt trên của ngành đã thu hút được nguồn lao động đáng kể, từ 740 nghìn người năm 1985 đã lên 4 triệu người năm 2005, điều này giúp giảm bớt lao động dư thừa, giảm tình trạng nhân công thất nghiệp hàng năm, đưa ra công ăn việc làm giúp cho một bộ phận người dân có thu nhập ổn định. Giá trị kinh tế: khai thác thủy hải sản, du lịch, cầu cảng… Đa dạng sinh học biển và ven biển, ước tính lợi nhuận ròng là 39 triệu USD/ năm. Ngoại tệ thu được từ dầu khí và thủy sản chiếm tới 23% tổng thu nhập quốc dân (GDP) vào năm 1998. Trong số 31 điểm du lịch cấp quốc gia, có 19 điểm thuộc về 29 tỉnh ven biển chiếm 37% lượt khách du lịch của cả nước. Lợi ích kinh tế thu được từ các nguồn tài nguyên sinh học không thể tính được, tuy nhiên, các tác giả của Kế hoạch Hành động Quốc gia về Đa dạng sinh học ước tính rằng các lợi ích kinh tế thu được từ các tài nguyên của Việt Nam sẽ khoảng 1 tỷ đôla/năm. Họ cũng ước tính rằng chức năng dịch vụ sinh thái của môi trường tự nhiên (bảo vệ đất nguyên sinh và điều tiết nước) có giá trị khoảng 1 tỷ đôla/năm. Các chi phí cho môi trường nhân tạo có chức năng tương tự của vùng sinh thái tự nhiên cao về đa dạng sinh học, sẽ lớn hơn rất nhiều so với các con tính này. Các nghiên cứu khác ước tính những chi phí thêm cho việc xây dựng đê biển để bảo vệ bờ thay thế cho rừng ngập mặn của đất nước sẽ mất khoảng 10 tỷ đôla. Biển Việt Nam, ngoài ra, đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng hải quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp vào đường hàng hải giữa biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương qua eo biển Malaca và Luzon. Phần lớn dầu từ Trung Cận 2 Động chuyên chở đến Nhật Bản và Mỹ cùng các nước Châu Á khác đi qua vùng biển của Việt Nam, 65% hàng hóa được xuất, nhập khẩu thông qua các cảng biển… Có thể nói, Việt Nam có vai trò quan trọng trong con đường giao thông biển của quốc tế, là đầu mối giao thông của nhiều khu vực biển. 2. Là nơi chứa đựng các chất thải: Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng, được chia ra thành các loại: nguồn lợi hóa chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch, khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thủy triều. Biển và đại dương là kho chứa hóa chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km 3 . Hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản từ biển và đại dương đang được triển khai với quy mô ngày một gia tăng, các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển là dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng, Au, Ti… và các loại muối. Ônhiễm không khí có tác động mạnh mẽ đến ônhiễm biển, nồng độ CO 2 cao trong không khí sẽ làm lượng CO 2 hòa tan trong nước biển tăng, nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển. Hiện trạng: Trên thế giới: Theo báo cáo về các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển của chương trình môi trường LHQ (UNEP) được công bố tại Hội nghị quốc tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc) gần 90% lượng nước thải từ châu Á được đổ thẳng xuống biển mà không qua xử lí đang gây lo ngại về môi trường, đe dọa sinh thái các vùng bờ biển có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động kinh tế của loài người, đặc biệt là nghề cá. Cùng với chất thải từ các nhà máy lớn đặt tại các vùng bờ biển, vùng biển Nam và Đông Á còn phải tiếp nhận 2/3 khối lượng đất và phù sa, điều này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nó còn phá hủy các hệ sinh thái ven biển có giá trị lớn về kinh tế, như các vùng rừng ngập mặn, các vỉa san hô và những thảm rong biển. Mặc dù có hơn 60 nước trên thế giới đã có các chương trình hành động quốc gia để ngăn chặn những nguồn ônhiễmbiển xuất phát từ đất liền, song kết quả đạt được không bù đắp nổi những thiệt hại do tình trạng bùng nổ dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá nhanh tại các vùng duyên hải. Theo giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner, khoảng 80% chất gây ônhiễmbiển có nguồn gốc từ đất liền và chiều hướng này có thể tăng lên đáng kể vào năm 2050 nếu như số dân sống tại vùng duyên hải tăng lên gấp đôi như dự 3 kiến trong vòng 40 năm nữa, và nếu như các nước không đẩy nhanh các chương trình chống ônhiễm biển. LHQ kêu gọi các nước nhanh chóng hành động nhằm giảm bớt tình trạng ônhiễmbiển do chất thải từ đất liền gây nên, thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và chính quyền các địa phương, giữa các tổ chức tư nhân và tổ chức phi chính phủ, coi việc ngăn chặn ônhiễmbiển như trách nhiệm hàng đầu. Trong 10 năm qua, Chương trình hành động toàn cầu (GPA) do LHQ khởi xướng đã đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy cam kết của các quốc gia trong việc ngăn chặn ônhiễm biển, huy động được nguồn ngân quỹ lớn vào việc bảo vệ môi trường, trong đó có việc tìm nguồn đầu tư 400 triệu USD để bảo vệ các vùng biển Đông Á, 380 triệu USD cho vùng Địa Trung Hải và 400 triệu USD để bảo vệ vùng Biển Đen và sông Đa-nuýp. Ông An-nan nhấn mạnh việc bảo đảm tính bền vững của môi trường là một trong những trụ cột của cuộc đấu tranh toàn cầu nhằm chống đói nghèo, và là nhân tố thiết yếu để đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Tại Việt Nam: Chủ yếu ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải đồng bộ, nên hầu hết nước thải được xả thẳng ra các sông hồ rồi đưa ra biển mà không qua xử lí. Các nguồn ônhiễm theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ, và nhiều chất ônhiễm khác. Theo các kết quả khảo sát gần đây của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Khánh Hoà, các khu dân cư sống ven biển đang phải đối mặt với tình trạng ônhiễm nặng về môi trường. Mức độ nhiễm bẩn cao nhất là vào lúc thuỷ triều thấp. Nước giếng ở khu vực này bị nhiễm mặn và có "độ cứng" cao do thiếu oxy hoà tan. Ngoài ra, nguồn nước giếng còn bị nhiễm bẩn bởi các vật lơ lửng như chất hữu cơ, nitrit, nitrat, phosphat, hydro cacbon, coliform. Còn tại vùng biển Phú Yên, tình trạng ônhiễmbiển cũng đang ở mức báo động. Với chiều dài bờ biển khoảng 189km và hàng chục khu dân cư nhưng trong số 18.000 hộ sinh sống ở đây thì chỉ khoảng 10% số hộ có nhà vệ sinh. Từ khi xây dựng cảng Vũng Rô, nơi có mặt nước rộng 1.650ha , tỉnh Phú Yên đã di dân ra vùng tái định cư ở Bãi Ngà. 630 người định cư đã phóng uế bừa bãi, thải nước sinh hoạt ra biển. Tháng 4/2004, khu vực này đã xảy ra tình trạng tôm hùm chết. Vũng Rô hiện có khoảng 700 lồng nuôi thì lồng nào cũng có tôm chết, có ngày có lồng chết đến ba con, mỗi con (10-12 tháng tuổi) nặng khoảng 0,3 kg, tính ra mỗi ngày người nuôi phải chịu mất 1,2 triệu đồng (1kg tôm hùm khoảng 420.000- 440.000 đồng). Tình trạng trên 2.500ha nuôi tôm sú cùng hàng chục nghìn lồng nuôi các loài thủy sản khác như tôm hùm, cá mú, ốc hương, ghẹ lột . cũng gây ônhiễm cho biển, cá mú thì bị bệnh loét da rồi chết . Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi mỗi năm đổ ra biển khoảng 12 tỷ m 3 nước với cả các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt 4 hoặc các hóa chất độc hại khác trong quá trình khai thác khoáng sản, góp phần làm gia tăng sự ô nhiễm. Tại Nha Trang, với diện tích khoảng 250km 2 , dân số hơn 300.000 người. Số lượng dân cư sống ở các khu vực ven biển khá đông song điều kiện về vệ sinh công cộng lại khá kém. Phần lớn các gia đình sống ven biển không có hố xí tự hoại. Rác thải cũng ném bừa thẳng ra biển. Các mực nước ven bờ của các khu đông dân cư thường có độ nhiễm bẩn rất cao. Kết quả khảo sát tại một số khu dân cư tập trung đông là Tây Hải, Cửa Bé và Cồn Giữa đã cho thấy hàm lượng nitơ trong nước biển khá cao. Hàm lượng muối phosphat (yếu tố dinh dưỡng giới hạn trong khu vực nước) rất cao. Hiện tượng nở hoa của tảo gây hại thỉnh thoảng lại được ghi nhận (dù chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn). Ngoài ra, vịnh Nha Trang cũng chịu áp lực ngày càng tăng của các chất thải qua con sông Cái đổ ra biển. Lưu vực sông Cái có đến nửa triệu dân sinh sống, một phần lớn chất thải sinh hoạt của người dân được đưa trực tiếp vào môi trường nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, lượng chất thải ngày càng gia tăng. Nhiều nguồn nước thải sinh hoạt có chứa các yếu tố nhiễm bẩn vượt tiêu chuẩn cho phép. Chẳng hạn, nước thải sinh hoạt tại khu dân cư Cửa Bé có lượng BOD là 156 mg/l, COD 253 mg/l, hydro cacbon 52,15mg/l. Nguyên nhân: Ônhiễmbiển cũng như tất cả các loại ônhiễm khác, đều có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Cũng như tất cả các loại ônhiễm khác, các nguyên nhân nhân tạo bao giờ cũng gây ra những tác hại to lớn và để lại hậu quả nặng nề. Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ônhiễm biển: các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ônhiễm không khí. 1. Về các nguồn ônhiễm nhân tạo, có thể chia ra làm các loại sau: Tràn dầu ra biển: Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ônhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Các vùng có các hoạt động dầu khí là vùng biển Việt Nam, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Quần đảo Trường Sa. Các hoạt động thông thường kèm theo việc khai thác và vận chuyển dầu gây ra tình trạng ônhiễm nghiêm trọng do dầu. 5 Ví dụ các tầu trở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Ước tính mỗi năm có khoảng 21 triệu thùng (đơn vị dung tích, bằng khoảng 150l/thùng) dầu chảy ra biển do các hoạt động trên đất liền và các hoạt động rử két dầu của các tàu biển. Các tàu chở dầu chuyên chở 60% (xấp xỉ 2 tỷ tấn) dầu tiêu thụ trên thế giới. Trong thập niên vừa qua, trung bình mỗi năm có 600.000 thùng dầu đã bị đổ ra biển do các tai nạn tràn dầu từ các tàu biển, tương đương 12 lần so với mức thảm hoạ tràn dầu từ tàu dầu Prestige năm 2002. Tại Việt Nam, các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê bằng tài liệu kể từ năm 1989 đến nay có gần 20 vụ tràn dầu lớn nhỏ được ghi nhận. Điển hình là: sự cố Quy Nhơn ngày 10/8/1989, hơn 200 tấn dầu FO đã tràn ra Vịnh Quy Nhơn. Sự cố Bạch Hổ ngày 26/11/1992, khoảng 300- 700 tấn dầu thô đã tràn ra biển do đứt đường ống mềm. Sự cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mì và 200 tấn dầu FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn khoảng 640km 2 .Vụ nghiêm trọng nhất cho tới nay xảy ra hồi tháng 10 năm 1994, tàu chở dầu của Singapore đã đâm vào cầu tầu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn làm tràn ra hơn 1,700 tấn dầu gasoil. Vùng bị ảnh hưởng bao gồm khu cảng và hơn 30,000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt. Hơn 1,000 đơn khiếu nại được nông dân địa phương đệ trình. Kết quả là tàu chở dầu này bị giữ lại cảng. Cuối cùng, phía chủ tàu đã phải bồi thường thiệt hại về môi trường là 4,2 triệu USD, chưa kể đến sự giúp đỡ của Singapore cho thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ về môi trường. Các vụ tràn dầu xẩy ra vì nhiều nguyên nhân, trong đó có gia tăng mật độ đi lại, thiếu sự kiểm soát giao thông và các biện pháp an toàn không phù hợp trên một số tầu chở dầu. Các vụ tràn dầu cũng có thể xảy ra do việc vệ sinh tầu chở dầu bằng nước biển. Thêm vào đó, còn có lượng dầu tràn nhất định xẩy ra trong quá trình khai thác và chế biến dầu tại các dàn khoan và cơ sở ven biển. Theo thống kê của Cục Bảo vệ môi trường (BVMT), Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay ônhiễm dầu tràn trên biển đã xuất hiện ở 20 tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước. Tổng lượng dầu thu gom (chưa đầy đủ) tại các địa phương đã lên đến 2.071,3 tấn, trong đó đã xử lý được 1.904,8 tấn. 6 Hình ảnh váng dầu theo thủy triều và sóng đánh tràn vào bờ. Ônhiễm do các hoạt động công nghiệp: Công cuộc công nghiệp hoá được gắn với tình trạng ônhiễm gia tăng. Ônhiễm do kim loại nặng thải ra từ các ngành công nghiệp là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ nhân dân và sự an toàn của hệ sinh thái. Các nguồn ônhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ônhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp nhưng hoạt động công nghiệp đem lại 20% GDP. Nhịp độ phát triển công nghiệp nhanh, đạt trên 10%. Sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường. Kim loại nặng và độc tố là các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường, hàm lượng Cu, PB, Co ở các vùng nước ven biển gần các thị trấn và trung tâm công nghiệp lớn nhiều hơn so với mức tự nhiên của chúng trong nước biển. Đặc biệt, Cu và Zn có hàm lượng cao không thể chấp nhận được. Hg mặc dù chưa đạt tới "mức ô nhiễm", nhưng đang ở mức cho phép. Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi GNP vào năm 2000 và quá trình công nghiệp hoá có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá dự kiến sẽ được tập trung ở các vùng thành thị, trong đó có các trung tâm đô thị ven biển lớn của Việt Nam. Các ngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện không có đủ các phương tiện cần thiết để giảm và 7 loại trừ các tác động môi trường do các hoạt động của mình gây ra. Đây là một nguy cơ gây ônhiễm tiềm tàng, đe doạ hệ sinh thái vùng ven bờ và biển. Ônhiễm do đổ chất thải xuống sông, hồ: Sông là nguồn vận chuyển chủ yếu các chất gây ônhiễm đổ vào biển và đới bờ. Chất thải không được xử lý đang được đổ xuống sông của Việt Nam. Kim loại và nhiều loại thuốc trừ sâu (như DDT) tích luỹ sinh học trong cá và các động vật khác. Tình trạng này có hại sức khoẻ của các động vật này và có thể gây tử vong. Con người khi sử dụng chúng làm thức ăn sẽ chịu ảnh hưởng của sự tích luỹ sinh học này và có nguy cơ gặp rủi ro nguy hại đến sức khoẻ. Hàm lượng dầu cao ở các cửa sông có thể gây thiệt hại nặng nề các nguồn tài nguyên biển và cửa sông như cá, tôm, cua…Nước cống rãnh không được xử lý và các chất gây ônhiễm từ công nghiệp và nông nghiệp đang đổ vào các sông của Việt Nam. Các con sông này đổ ra biển, làm ô nhiễm môi trường biển và đới bờ. Mặt khác, hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ônhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ônhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm. Ônhiễm do sinh hoạt, chất thải đô thị: Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Công cuộc đô thị hoá nhanh chóng, cơ sở hạ tầng quản lý nước thải yếu kém và tình trạng xả nước thải chưa được xử lý trực tiếp xuống sông và biển đang làm suy thoái chất lượng nước ở các cửa sông, đặc biệt ở vùng ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng), Đà Nẵng, Vũng Tàu. Phần lớn nước thải đô thị được thải xuống rãnh hoặc cống lộ thiên, từ đó chảy vào các kênh rồi ra hồ ao, sông hoặc biển. Các bể phốt có chất lượng kém và thường không được tu sửa, dẫn tới việc nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường trong các đợt mưa bão. Hệ thống thoát nước khi có bão nói chung không đủ và không phù hợp, gây nước tràn trong các cơn bão, nước cống và rác rưởi lan rộng và đe doạ sức khoẻ của nhân dân. ở những nơi bị ảnh hưởng của thuỷ triều, nước có thể chảy trở lại, giao động hai lần trong một ngày. Vấn đề xử lý nước thải chưa là một ưu tiên so với vấn đề cung cấp nước sạch cho dân cư ở đô thị. Vì vậy, cho tới nay, các cố gắng đều tập trung vào việc cung cấp nước, chứ không phải xử lý nước thải.Tình trạng ônhiễmbiển (trong nước biển và trầm tích đáy) đang gia tăng, là những yếu tố ảnh hưởng xấu trực tiếp đến đa dạng sinh học biển. 8 Ônhiễm không khí: Có tác động mạnh mẽ tới ônhiễm biển. Nồng độ CO 2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO 2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.Bên cạnh các nguồn ônhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ônhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên… Biện pháp khắc phục: Trong khuôn khổ các biện pháp nghiêm ngặt mới nhằm tăng cường an toàn hàng hải, tránh gây ônhiễm biển, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra dự luật trừng phạt nghiêm khắc trong đó có cả hình thức phạt tù đối với chủ các phương tiện vận tải biển gây ônhiễm đại dương. Theo dự luật này, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ cũng như người điều khiển phương tiện vận tải biển cố ý hay vô ý để tràn dầu hay các chất gây ônhiễm khác ra biểnở cảng hay vùng biển thuộc địa phận nước đó, kể cả ở ngoài khơi xa. Các nước EU được quyền kiểm tra giấy chứng nhận về tình trạng tàu có thể đi biển đối với những tàu chở dầu hay hàng hóa nguy hiểm khác. Dự luật này không đưa ra các mức hình phạt cụ thể mà để từng nước thành viên EU tự quyết định. Trong 10 năm qua, Chương trình hành động toàn cầu (GPA) do LHQ khởi xướng đã đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy cam kết của các quốc gia trong việc ngăn chặn ônhiễm biển, huy động được nguồn ngân quĩ lớn vào việc bảo vệ môi trường, trong đó có việc tìm nguồn đầu tư 400 triệu USD để bảo vệ các vùng biển Đông Á, 380 triệu USD cho vùng Địa Trung Hải . Theo LHQ, chính phủ các nước cần phải nhanh chóng hành động nhằm giảm bớt tình trạng ônhiễmbiển do các chất thải từ đất liền gây nên, thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và chính quyền các địa phương, giữa các tổ chức tư nhân và tổ chức phi chính phủ, coi việc ngăn chặn ônhiễmbiển như trách nhiệm hàng đầu của các chính phủ. Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề vận tải EU L.P.Palasio cũng cam kết đưa ra các quy định mới về an toàn hàng hải và cấm tất cả tàu thuyền vỏ đơn đã được sử dụng trên 15 năm không được vào vùng biển của EU kể từ năm 2010. Đề ra nhiều điều luật như: Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ônhiễm biển, Công ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ônhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ônhiễm biển. 9 Một số hình ảnh về ônhiễmbiển dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt Một số kiến nghị: Cần thiết phải có một chiến lược tổng thể lâu dài bảo vệ môi trường biển. Tăng cường nhân lực cho cơ quan Trung Ương. Hiện nay Cục Môi trường chỉ có 9 phòng với 74 cán bộ. Dân số Việt Nam gần 80 triệu người, tỷ lệ chuyên viên là 1 cán bộ cho 1.000.000 người. Thành lập thêm cơ quan nghiên cứu và cơ sở địa phương để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường tại chỗ. Tuyển mộ và huấn luyện chuyên gia về chống ônhiễm biển. Thành lập các khu vực bảo tồn ngoài biển, ven biển, vùng ngập nước. Thiết lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó tai nạn tràn dầu. Tìm tòi nguồn trợ giúp từ nước ngoài nếu tai nạn quá trầm trọng không đủ sức ứng phó. Đưa vào chương trình học đường và giáo dục đại chúng ý thức bảo vệ môi sinh biển. Cần thêm phương tiện truyền thông quảng bá để ý thức đi sâu vào mọi từng lớp dân chúng. Gia nhập các công ước và tổ chức quốc tế liên hệ tới môi sinh biển. Tổ chức cần thiết như IMO . công ước như: Công ước về trách nhiệm dân sự, công ước về nhấn chìm, công ước về sẵn sàng ứng phó, công ước về quy định đền bù thiệt hại môi trường . Ban hành những luật lệ áp dụng cho công nghiệp về chất thải hay biện pháp chống ônhiễm theo tiêu-chuẩn chung quốc tế. Luật lệ áp dụng cho cá nhân như khói xe, việc dùng chất nổ đánh cá . cũng cần duyệt xét lại. 10 [...]...Phối hợp các chương trình môi sinh Rừng, Biển, Bờ Nhiều biện pháp đã khởi sự tốt cho rừng núi, đồng bằng Đã đến lúc phải dành nỗ lực thêm cho việc bảo vệ Biển Kiểm soát việc thi hành Trang bị các tàu nghiên cứu Hải Dương học 11 . sóng đánh tràn vào bờ. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp: Công cuộc công nghiệp hoá được gắn với tình trạng ô nhiễm gia tăng. Ô nhiễm do kim loại nặng. và nông nghiệp đang đổ vào các sông của Việt Nam. Các con sông này đổ ra biển, làm ô nhiễm môi trường biển và đới bờ. Mặt khác, hoạt động vận tải trên biển