1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VIỆC LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

8 592 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 22,38 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG VIỆC LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP. 1. Lập Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nhìn chung BCKT về BCTC được kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập lập theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng rộng rãi về việc xây dựng các yếu tố trên BCKT. Tuy nhiên vấn đề ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên BCKT vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. 1.1. Về ý kiến kiểm toán. 1.1.1 Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi: Các thông tin tài chính được lập phù hợp với chế độ kế toán có thể chấp nhận, được áp dụng nhất quán hoặc nếu có sự thay đổi thì những thay đổi về kế toán được trình bày một cách phù hợp trên phần thuyết minh BCTC. Thông tin thích hợp được thuyết minh, phân loại và mô tả phù hợp với các chế độ kế toán được chấp nhận và các đòi hỏi về mặt pháp lý nếu có thể. Thông tin trong các BCTC phù hợp với hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh của khách hàng. 1.1.2 Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược hoặc ý kiến từ chối không đưa ra ý kiến được đưa ra trong những trường hợp sau đây: a) Có sự giới hạn trong phạm vi công việc kiểm toán. Kiểm toán viên bất đồng với ban quản lý về các BCTC. Bất cứ khi nào kiểm toán viên đưa ra một ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn bộ thì cũng phải mô tả rõ ràng toàn bộ các lý do trong BCKT và một phần định lượng những ảnh hưởng có thể lên các BCTC, trừ khi không thể thực hiện được. Thông tin này được trình bày trong một đoạn riêng biệt, trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến từ chối không đưa ra ý kiến. Thông tin này có thể cũng tham chiếu tới phần đề cập sâu hơn về lý do này trong ghi chú BCTC. b) Ảnh hưởng của phạm vi công việc kiểm toán đối với ý kiến kiểm toán. Trong một số tình huống, nếu phạm vi của cuộc kiểm toán bị giới hạn, kiểm toán viên cần cố gắng thực hiện một thủ tục kiểm toán thay thế hợp lý để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ nhằm hỗ trợ cho một ý kiến chấp nhận toàn bộ. Khi cho rằng giới hạn về phạm vi của một cuộc kiểm toán không cho phép đưa ra một ý kiến chấn nhận toàn bộ, thì kiểm toán viên nêu ra giới hạn đó trong BCKT. Trong BCKT chỉ ra rằng ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra liên quan đến những điều chỉnh mà nếu không có hạn chế về phạm vi kiểm toán thì những điều chỉnh này được phát hiện và xử lý. Kiểm toán viên có thể từ chối không đưa ra ý kiến kiểm toán khi ảnh hưởng của việc giới hạn trong phạm vi kiểm toán quan trọng đến nỗi không thể đưa ra bất kỳ ý kiến nào về BCTC đó. Đôi khi giới hạn về phạm vi kiểm toán có thể do khách hàng đặt ra, ví dụ, khi các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán quy định rằng sẽ không thực hiện một số thủ tục kiểm toánkiểm toán viên cho là cần thiết. Có thể không thường xuyên thực hiện các hợp đồng kiểm toán khi các giới hạn dự kiến là những giới hạn buộc chúng ta phải đưa ra ý kiến từ chối hoặc ảnh hưởng tới trách nhiệm có tính luật định của kiểm toán viên. c) Ảnh hưởng của sự bất đồng với ban quản lý đối với ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên có thể bất đồng với ban quản lý về: - Khả năng các chế độ kế toán được áp dụng, - Các phương pháp áp dụng chế độ kế toán đó, bao gồm cả các phần diễn giải trong BCTC - Các BCTC phải tuân thủ các quy định có liên quan và các yêu cầu mang tính luật định. Kiểm toán viên đưa ra một ý kiến chấp nhận từng phần khi kiểm toán viên kết luận rằng có một sai sót trọng yếu trong các BCTC do các điều kiện mà kiểm toán viên không thống nhất được với ban quản lý. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần dưới hình thức “ngoại trừ ảnh hưởng” của sự bất đồng. Kiểm toán viên đưa ra ý kiến trái ngược khi ảnh hưởng của sự bất đồng quan trọng và tác động nhiều tới BCTC đến nỗi kiểm toán viên phải kết luận rằng việc đưa ra báo cáo chấp nhận từng phần là không đủ để diễn giải tính chất không đầy đủ và sai lạc của BCTC a) Nhấn mạnh mức độ không chắc chắn Nếu như có sự không chắc chắn đáng kể, giải pháp đối với sự không chắc chắn đó tuỳ thuộc vào các sự kiện tương lai, tác động đến BCTC, kiểm toán viên có thể thêm một đoạn (sau đoạn đưa ra ý kiến kiểm toán ) vào báo cáo của kiểm toán viên nhằm hướng sự chú ý vào phần ghi chú của BCTC có đề cập một cách toàn diện hơn sự không chắc chắn này. b) Ảnh hưởng của những nghi ngờ thực sự đối với ý kiến của kiểm toán viên về khả năng một doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh liên tục trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu kiểm toán viên cho rằng các nhân tố giảm nhẹ giúp gạt bỏ đi mối nghi ngờ thực sự về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hợp lý, kiểm toán viên cũng cân nhắc xem liệu các BCTC có cần phải thuyết minh các yếu tố gây ra sự nghi ngờ đó lúc ban đầu. Nếu các BCTC của khách hàng không thuyết minh được các vấn đề mà kiểm toán viên cho là cần thiết, thì kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược do thiếu những thuyết minh như vậy. Nếu kiểm toán viên có nghi ngờ lớn về khả năng doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong một khoảng thời gian hợp lý, thì kiểm toán viên cân nhắc xem liệu BCTC có phần thuyết minh đầy đủ về các điều kiện cơ bản gây ra mỗi nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của công ty trong tương lai hay không. Phần thuyết minh này có thể: - Mô tả các điều kiện cơ bản gây ra mối nghi ngờ - Cho thấy rằng có nghi ngờ và doanh nghiệp có thể không có khả năng bán được tài sản và thanh toán các công nợ trong quá trình kinh doanh bình thường. - Nêu rõ rằng BCTC không bao gồm những điều chỉnh có liên quan đến khả năng thu hồi và phân loại những gía trị tài sản được ghi sổ hoặc liên quan đến các khoản công nợ và phân loại công nợ có thể cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp này không thể tiếp tục hoạt động được nữa. Nếu cho rằng BCTC đã thuyết minh không đầy đủ về các điều kiện cơ bản gây ra sự nghi ngờ, thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc một ý kiến trái ngược do thiếu thuyết minh. Nếu kiểm toán viên cho rằng BCTC đã thuyết minh đầy đủ các điều kiện cơ bản gây ra sự nghi ngờ, tuy nhiên kiểm toán viên sẽ có thể thêm vào báo cáo một đoạn (sau trình bày ý kiến) nhằm hướng sự chú ý của người đọc vào phần ghi chú trong BCTC diễn giả vấn đề trong đoạn đó rõ hơn. f) Ảnh hưởng của công việc của các chuyên gia kiểm toán khác có ảnh hưởng đối với ý kiến của kiểm toán viên. Kiểm toán viên đưa ra BCKT chấp nhận từng phần hoặc không đưa ra ý kiến nếu kiểm toán viên kết luận rằng kiểm toán viên không thể sử dụng được công việc của các kiểm toán viên khác vì thế kiểm toán viên không đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với phần BCTC thuộc trách nhiệm của kiểm toán viên khác. Nếu kiểm toán viên khác đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần thì kiểm toán viên sẽ cân nhắc xem tính chất và ý nghĩa của phần BCTC mà kiểm toán viên khác đã đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần đó có quan trọng tới mức đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần của chính mình hay không. g) Ảnh hưởng của việc sử dụng tài liệu của các chuyên gia đối với ý kiến của kiểm toán viên. Đối với một ý kiến chấp nhận toàn bộ, trong báo cáo của kiểm toán viên không tham chiếu tới phần công việc của các chuyên gia trong quá trình kiểm toán. Bởi lẽ người đọc có thể hiểu phần tham chiếu này là ý kiến chấp nhận của từng phần của kiểm toán viên hoặc là một sự phân chia nhiệm vụ mà cả hai khả năng đó kiểm toán viên đều không mong muốn. Dựa trên kết quả công việc của các chuyên gia, nếu như kiểm toán viên quyết định đưa ra ý kiến khác ngoài ý kiến chấp nhận toàn bộ thì kiểm toán viên sẽ giải thích sự băn khoăn của kiểm toán viên , tham chiếu tới và mô tả phần việc do các chuyên gia thực hiện. Nếu kiểm toán viên tham chiếu tới phần công việc của các chuyên gia, kiểm toán viên thường thoả thuận trước họ về hình thức của phần tham chiếu này. Nếu như các chuyên gia không cho phép và kiểm toán viên cho rằng phần tham chiếu là cần thiết, thì kiểm toán viên sẽ tìm đến tư vấn về pháp lý h) Ảnh hưởng của các nghiệp vụ của các bên hữu quan đối với ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên xem xét ảnh hưởng của nghiệp vụ với các bên liên quan đối với các BCTC, bao gồm cả các phần thuyết minh. Nếu kiểm toán viên không thể thu được các bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục về các bên liên quan và các nghiệp vụ với các bên đó thì trong BCKT kiểm toán viên sẽ mô tả sự hạn chế đối với phạm vi cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến khi cần thiết. 2. Sai phạm trọng yếu trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính gây hậu quả tới các đối tượng sử dụng thông tin. Báo cáo kiểm toán là kết quả của quá trình kiểm toán, thể hiện những nhận xét, đánh giá của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của thông tin, tính hiệu quả, tính kinh tế và tính tuân thủ của đơn vị được kiểm toán. Vì lý do đó, BCKT về BCTC đem lại niềm tin cho người sử dụng để đưa ra được những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên trên thực tế không ít những trường hợp BCKT về BCTC còn chứa đựng những sai sót trọng yếu gây thiệt hại cho người sử dụng BCKT. Những sai sót trọng yếu trên BCKT được gây nên dù là lỗi của kiểm toán viên hay gian lận từ phía đơn vị được kiểm toán, hay gian lận từ cả phía công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán thì thiệt hại vẫn do người sử dụng BCKT gánh chịu. Điều này làm sai lệch bản chất và chức năng của kiểm toán, dẫn đến mối nghi ngờ cho người sử dụng BCKT về BCTC. Từ đó người ta quan tâm đến vấn đề ai sẽ là người chịu trách nhiệm về những sai sót trọng yếu trên BCKT và chịu trách nhiệm trước người sử dụng thông tin trên BCKT về các thiệt hại do nguồn thông tin sai lệch đó gây ra. Khi thực hiện cuộc kiểm toánlập BCKT, kiểm toán viên phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được áp dụng rộng rãi. Kiểm toán viên phải đảm bảo tính độc lập, chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đó là những điều cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC. Trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán đã tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong quá trình kiểm toánlập BCKT nhưng BCKT vẫn chứa đựng các sai sót trọng yếu là vì bản thân các bằng chứng kiểm toánkiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán đã chứa đựng những gian lận do đơn vị được kiểm toán tạo nên và với các thủ tục kiểm toán thông thường kiểm toán viên đã không thể phát hiện gian lận trong các bằng chứng kiểm toán đó. Ở đây kiểm toán viên và công ty kiểm toán vẫn phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng thông tin trên BCKT vì đã không đủ trình độ để phát hiện ra các gian lận trên các bằng chứng kiểm toán thu thập. Nhưng những rủi ro này là khó thể tránh khỏi đối với mọi cuộc kiểm toán. Cần phải công nhận rằng trên thực tế không phải lúc nào kiểm toán viên và công ty kiểm toán cũng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành về việc lập BCKT. Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên BCKT có thể sai lệch so với thực tế vì những ràng buộc về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán, những ràng buộc này phát sinh trong quá trình kiểm toán mặc dù trước khi ký hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên, công ty kiểm toán hoàn toàn độc lập với đơn vị được kiểm toán về mọi phương diện. Trong trường hợp này kiểm toán viên, công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán đã thông đồng để tạo nên các gian lận trên BCKT về BCTC. Người sử dụng thông tin trên BCKT đã ra các quyết định sai lầm. Những khoản gian lận về thuế đã làm cho ngân sách Nhà nước thất thu hàng tỷ đồng. Tình trạng tài chính khả quan và doanh thu giả tạo, lãi giả tạo đã đem lại những quyết định sai lầm cho các nhà đầu tư chứng khoán bên ngoài, thiệt hại cho cổ đông trong các công ty vì thông tin sai lệch mà BCKT về BCTC cung cấp. Từ đó gây nên sự nghi ngờ cho người sử dụng thông tin về sự xác minh về trung thực và hợp lý mà BCKT có thể đem lại. 3. Sự mất uy tín của ngành kiểm toán trong nước và quốc tế. Các công ty kiểm toán nước ngoài chiếm một phần không nhỏ trong tổng số công ty kiểm toán tại Việt Nam. Sự mất uy tín của các công ty kiểm toán trên thế giới - những công ty có chi nhánh tại Việt Nam - đã ảnh hưởng đến uy tín của các chi nhánh công ty kiểm toán đó. Cùng với những ảnh hưởng đó, uy tín của ngành kiểm toán trong nước bị suy giảm nghiêm trọng. Sự sụp đổ của tập đoàn năng lượng Enron và vụ bê bối tài chính của tập đoàn Viễn thông WorldCom thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư trên thị trường thế giới. Đặc biệt người ta quan tâm đến một trong những nguyên nhân phá sản của Enron và sự bê bối tài chính của WorldCom là sự “tiếp tay” của Công ty kiểm toán Athur Andersen – một trong số những công ty kiểm toán lớn nhất và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới. Andersen đã cấu kết với ban lãnh đạo của tập đoàn Enron làm sai lệch các kết quả kinh doanh, biến lỗ thành lãi nhằm tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân và các tập đoàn tài chính. Những thông tin sai lệch về các kết quả kinh doanh của WorldCom cũng do công ty kiểm toán Andersen cung cấp, chuyển lãi ròng đạt 1,4 tỷ USD trong khi WorldCom đang trong tình trạng tài chính tồi tệ và đang đệ đơn xin phá sản do khai khống lợi nhuận lên 3,85 tỷ USD. Hoạt động kiểm toán đang bị mất uy tín, nhất là sau vụ bối Enron và WorldCom và cũng chỉ là hai trong một chuỗi các sự cố khác trong lĩnh vực kiểm toán. Gần đây hoạt động kiểm toán của Việt Nam cũng đang mất uy tín do sai sót của một số công ty kiểm toán. Các vụ “đổ bể” của không ít các doanh nghiệp ( kể cả doanh nghiệp Nhà nước), dẫn đến tình trạng không bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh, thất thoát nghiêm trọng về tài chính và tài sản, hàng ngàn lao động bị mất việc làm hoặc việc làm không ổn định, người ta đặt ra câu hỏi cá công ty kiểm toán có trách nhiệm như thế nào đối với các BCKT đã phát hành. Vấn đề đây là sai sót hay gian lận của kiểm toán viên và công ty kiểm toán thì vẫn còn đang được tranh cãi, tuy nhiên mang lại sự nghi ngờ cho những người quan tâm, và một phần BCKT không còn đem lại niềm tin tuyệt đối cho người sử dụng. Ngành kiểm toán thế giới nói chung và ngành kiểm toán Việt Nam nói riêng đang cần một sự cải tổ để nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như nâng cao độ tin cậy của BCKT . 4. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh về trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập đối với BCKT phát hành Khi các vụ đổ bể của các doanh nghiệp gây nên thiệt hại cho người sử dụng thông tin trên BCKT và thiệt hại cho nền kinh tế, vấn đề trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với BCKT đã phát hàng được đặt ra. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có đầy đủ các quy định cụ thể cũng như các điều kiện cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề trên. Đương nhiên việc phán xử tranh chấp khi người bị hại yêu cầu sẽ do cơ quan luật pháp tiến hành. Song để thực hiện vấn đề nêu trên, Nhà nước cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp luật có gía trị pháp lý cao, nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động dịch vụ kiểm toán để làm căn cứ xác định trách nhiệm và mức độ sai phạm của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập trong quá trình kiểm toán các doanh nghiệp cũng như trách nhiệm về BCKT phát hành. 5. Nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập đối với Báo cáo kiểm toán phát hành. Thế kỷ 21 là thế kỷ của hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư tài chính, quá trình đó diễn ra mạnh mẽ cả bề rộng và bề sâu trên tất cả khu vực kinh tế, trên phạm vi toàn thế giới và trong nền kinh tế của từng quốc gia. Trong xu thế thời đại đó, quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam cũng luôn phải bám sát, chủ động và tích cực theo đúng xu hướng vận động của tiến trình hội nhập quốc tế. Hội nhập về tài chính bắt đầu từ chương trình cắt giảm thuế đến mở cửa dịch vụ kế toán, kiểm toán và phất triển thị trường vốn. Vì vậy, trong ba năm tới, đòi hỏi phải đẩy mạnh việc kiện toàn các chính sách, chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp thông lệ quốc tế. Tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty kế toán, kiểm toán trong nước phát triển mạnh về quy mô cũng như nâng cao hơn chất lượng loại hình dịch vụ. Hoàn thiện hệ thống đào tạo kiểm toán viên phù hợp với trình độ khu vực và quốc tế. Tiếp tục cho phép thành lập các công ty kế toán 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với Việt Nam, tiến đến mở cửa dịch vụ này vào năm 2005. Trước yêu cầu và thách thức đó, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần ý thức rõ trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán và chất lượng của BCKT. Để đạt được điều đó cần thực hiện những công việc sau: - Nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên bằng việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. - Nâng cao trách nhiệm của công ty kiểm toán trong việc hoàn thiện hệ thống đào tạo kiểm toán viên và hoàn thiện hệ thống kiểm soát quá trình kiểm toán và soát xét chất lượng BCKT . - Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kiểm toán và đảm bảo trách nhiệm của kiểm toán viên, công ty kiểm toán đối với BCKT phát hành, Nhà nước cần sớm ban hành hệ thống luật pháp làm căn cứ xác định trách nhiệm và mức độ sai phạm của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập trong quá trình kiểm toán và phát hành BCKT . KẾT LUẬN Báo cáo kiểm toán là kết quả cuối cùng của hoạt động kiểm toán, BCKT thể hiện chất lượng của cuộc kiểm toán thông qua việc bày tỏ ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý về các thông tin trình bày trên BCTC được kiểm toánviệc tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. Hoạt động kiểm toán với chức năng đem lại niềm tin cho người sử dụng BCKT về BCTC cần phải được đảm bảo bằng việc bày tỏ ý kiến trung thực và hợp lý về các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc tồn tại các sai sót trọng yếu trên BCKT gây thiệt hại cho đối tượng sử dụng BCKT, và vấn đề trách nhiệm của kiểm toán viên, công ty kiểm toán độc lập được đặt ra và cần được giải quyết thoả đáng. Trước yêu cầu và thách thức của hội nhập quốc tế, ngành kiểm toán Việt Nam cần làm tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán cũng như chất lượng của BCKT phát hành, để thực sự đem lại niềm tin cho người sử dụng. . THỰC TRẠNG VIỆC LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP. 1. Lập Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nhìn chung BCKT về BCTC được kiểm. kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập lập theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành và các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán

Ngày đăng: 24/10/2013, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w