NGÂN HÀNG CÂU HỎI TIN 6

13 1.2K 33
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TIN 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 BÀI 1. THÔNG TINTIN HỌC 1.1. Thông tin có thể giúp cho con người: A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn. B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội. D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng. 1.2. Hãy điền những cụm từ thế giới, đem lại vào những vị trí còn thiếu. Thông tin là những gì ……… sự hiểu biết về …… xung quanh và về tài chính con người. 1.3. Em hãy nêu một số thông tin mà con người có thể tiếp nhận bằng mắt (thị giác), bằng tai (thính giác), bằng mũi ( khứu giác), bằng lưỡi ( vị giác), bằng tiếp xúc ( xúc giác). 1.4. Những thông tin nào có thể là kết quả phân loại học tập của lớp ( thông tin ra) ? A. Quốc Đạt học giỏi nhất lớp. B. Quỳnh Trang hay hát trong lớp. C. Đức Minh học kì II tiến bộ hơn học kì I. D. Trà Mi có nhiều áo đẹp. E. Các bạn nữ học khá hơn các bạn nam. F. Tổ 2 có nhiều bạn học giỏi. Hãy chon phương án trả lời đúng. 1.5. Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là : A. dữ liệu được lưu trữ. B. thông tin vào. C. thông tin ra. D. thông tin máy tính. 1.6. Em được giao trực nhật lớp. Những công việc nào dưới đây gắn với nhiệm vụ được giao ? A. Giặt giẻ lau bảng. B. Quét lớp. C. Lau bảng. D. Tưới cây trong vườn trường. E. Nhảy dây. F. Kê lại bàn ghế. 1.7. Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần ? A. Số lượng điểm 10. B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn. C. Số bạn mặc áo xanh. D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở. 1.8. Em vừa vẽ xong một bức tranh cảnh phá cỗ đêm Trung Thu. Những thông tin nào có liên quan đến bức tranh em có thể trao đổi với bạn em ? A. Cơm em nấu chiều qua hơi nhiều nước. Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 1 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 B. Trong tranh có rất nhiều hoa quả và bánh kẹo. C. Nhiều bạn trong tranh mặc áo hoa. D. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ. E. Bài hát về ông trăng tron rất hay. 1.9. Để phân loại kết quả học tập của học sinh cuối học kì, thông tin nào là thông tin cần lưu giữ ? A. An là người phát biểu nhiều nhất tuần vừa qua. B. Điểm kiểm tra giữa học kì. C. Hôm nay Đạt đi học muộn. D. Kết quả thi đá cầu giữa các tổ. E. Đỉêm kiểm tra giữa học kì. F. Điểm kiểm tra 15 phút. 1.10. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ? A. Mặc đồng phục ; B. Đi học mang theo áo mưa; C. Ăn sáng trước khi đến trường; D. Hẹn bạn Trang cùng đi học. 1.11. Tai người bình thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây: A. Tiếng chim hót; B. Đi học mang theo áo mưa; C. Ăn sáng trước khi đến trường; D. Hẹn bạn Hương cùng đi học. 1.12. Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây? A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp; B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu; C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học; D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ. 1.13. Con người có thể chế tạo rất nhiều công cụ để giúp thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Em hãy cho biết những công cụ dưới đây giúp con người thực hiện những công việc gì? A. Ô tô, xe buýt; B. Máy bay; C. Máy giặt; D. Thuyền gỗ, tàu thuỷ; E. Quạt máy; F. Đài phát thanh, ti vi, điện thoại. 1.14. Những công cụ nào dưới đây làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin? A. Ống nhóm; B. Chiếc nơ buộc tóc; C. Máy đo huyết áp; D. Tai nghe của bác sĩ; Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 2 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 E. Kính núp; F. Máy trợ thính; G. Máy tính cầm tay Casio; H. Máy ghi âm. 1.15. Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não của mình. 1.16. Hãy liệt kê những hoạt động thông tin em có thể thực hiện trên đường tới trường: A. Một tấm biển quảng cáo; B. Nghe bài hát yêu thích vọng ra từ một ngôi nhà; C. Dừng lại ở vị trí quy định khi thấy đèn đỏ; D. Nhận ra bạn quen cùng học lớp ngoại khoá ở Cung thiếu nhi; E. Em nhường đường khi nghe tiếng còi xe ở phía sau; F. Nghĩ về một bài toán khó; G. Tất cả những việc trên. 1.17. Hoạt động thông tin của con người không diễn ra khi nào? A. Tập trung làm việc; B. Hát thầm một bài hát; C. Ngủ say; D. Đã chết E. Tập bơi; F. Đi chơi cùng bạn bè. 1.18. Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì? A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gân không; B. Nghĩ về bài toàn hôm qua trên lớp chưa làm được; C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì; D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa; 1.19. Em cần nấu một nồi cơm. Hãy xác định những thông tin nào cần xử lý? A. Kiểm tra gạo trong thùng còn không; B. Nước cho vào nồi đã đủ chưa; C. Bếp nấu đã chuẩn bị sẵn sàng chưa; D. Tất cả các thông tin trên. 1.20. Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người. 1.21. Một trong những nhiệm vụ chính của tịn học là A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính; B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn; C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử; D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính. BÀI 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 3 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 1.26. Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô - rê - mon” cho em thông tin: A. Dạng văn bản; B. Dạng âm thanh; C. Dạng hình ảnh; D. Tổng hợp hai dạng văn bản và hình ảnh; E. Cả ba dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh; 1.27. Hãy phân loại các dạng thông tin em thu nhận được khi: A. Nghe bản nhạc “Thư gửi Elise” của Bét-tô-ven; B. Cầm xem bài văn được điểm 10 của bạn Lan; C. Xem phim hoạt hình “Tom và Jerry”; D. Xem truyện tranh “Ra-ma”. 1.28. Ngoài ba dạng thông tin cơ bản nêu trong bài học, em thử tìm xem còn có dạng thông tin nào khác? 1.29.Nêu một vài ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau. 1.30. Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là: A. Lệnh B. Chỉ dẫn C. Thông tin D. Dữ liệu 1.31. Để ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp ta có thể làm gì? A. Viết một bài văn; B. Vẽ một bức tranh hay chụp một tấm ảnh; C. Viết một bản nhạc; D. Tất cả các hình thức trên. 1.32. Máy ảnh là công cụ dùng để: A. Chụp ảnh bạn bè và người thân; B. Ghi nhận những thông tin bằng hình ảnh; C. Chụp những cảnh đẹp D. Chụp ảnh đám cưới. 1.33.Người xưa dùng lửa để: A. Sưởi ấm; B. Nướng thịt thú rừng săn được; C. Soi sáng trong các hang động ; D. Truyền thông tin ; E. Tất cả các việc trên. 1.34. Trống đồng Đông Sơn là một trong những di sản văn hoá nổi tiếng của nước ta. Theo em, người xưa dùng nó cho những mục đích nào ? A. Tổ chức các lễ hội ; B. Xua đuổi thú dữ ; C. Giải trí ; Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 4 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 D. Báo tin thắng trận ; E. Làm hiệu lệnh tấn công ; F. Truyền thông tin ; G. Tất cả các mục đích trên. 1.35. Máy tính không thể dùng để A. Lưu trữ các sưu tập phim, ảnh ; B. Ghi lại các bài văn hay ; C. Lưu lại các mùi vị thức ăn ; Nhớ các giọng chim hót. 1.36. Máy tính không thể dùng để: A. Chơi các bản nhạc; B. Tính toán doanh thu của một công ty; C. In thiếp mời sinh nhật; D. Quản lý danh sách học sinh đi học muộn; E. Phân biệt mùi thơm của hoa hồng và hoa nhài. 1.37. Theo em, mùi vị của mòn ăn ngon mẹ nấu cho em ăn là thông tin dạng nào? A. Văn bản; B. Âm thanh; C. Hình ảnh; D. Không phải là một trong các dạng thông tin cơ bản hiện nay của tin học. 1.38. Để nói chuyện với người bị khiếm thính hoàn toàn, người ta không thể: A. Nói hoặc đọc thật to; B. Vẽ hoặc viết ra giấy; C. Dùng điệu bộ của nét mặt hoặc cử chỉ của bàn tay; 1.39. Để truyền đạt thông tin tới người bị khiếm thị hoàn toàn người ta có thể: A. Vẽ hoặc viết ra giấy; B. Đọc nội dung ghi trên giấy hoặc cho nghe một bài hát; C. Cho xem những bức ảnh; D. Nhấp nháy đèn tín hiệu; 1.40. Máy tính có thể dùng để xác định: A. Mọi suy nghĩ trong đầu của con người; B. Quỹ đạo quay quanh mặt trời của các hành tinh; C. Cảm giác của em khi nhận được phần thưởng học sinh giỏi; D. Giấc mơ của em đêm qua; 1.41. Các bia đá trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho em biết thông tin gì? A. Khả năng trạm khắc đá của tổ tiên; B. Tên tuổi các vị đỗ tiến sĩ một số đời vua; C. Chữ viết được dùng ngày trước; D. Thông tin về việc tuyển chọn và sử dụng người tài ở một số đời vua; E. Tất cả các thông tin trên. 1.42. Như em đã biết một bít nhận một trong hai giá trị tương ứng với hai kí hiệu 0 và 1. Như vậy, dùng một bít ta có thể biểu diễn trạng thái của một bóng Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 5 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 đèn: đèn tắt là 0, đèn sáng là 1. Nếu có hai bóng đèn để cạnh nhau thì có thể có 4 trạng thái khác nhau: A. Trạng thái thứ nhất: cả hai đèn tắt; B. Trạng thái thứ hai: đèn bên trái tắt, đèn bên phải sáng; C. Trạng thái thứ ba: đèn bên trái sáng, đèn bên phải tắt; D. Trạng thái thứ tư: cả hai đèn đều sáng. 1.43. Tương tự bài trên, em hãy cho biết có bao nhiêu trạng thái khác nhau của 4 bóng đèn để cạnh nhau? Hãy dùng dãy bít để biểu diễn các trạng thái đó. 1.44. Với hai số nhị phân 0 và 1 em có thể biểu diễn được hai giá trị khác nhau. Nếu muốn biểu diễn bốn giá trị khác nhau, ví dụ 0, 1, 2, 3, chúng ta có thể sử dụng các dãy gồm hai chữ số nhị phân (Tức các dãy nhị phân có độ dài là 2 chữ số). Chẳng hạn: 00→0, 01→1, 10→2, 11→3 Để biểu diễn 8 giá trị khác nhau, em cần sử dụng dãy nhị phân có độ dài tối thiểu là bao nhiêu? 1.45. Theo em, tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bít? A. Vì máy tính gồm các mạch điện tử chỉ có hai trạng thái đóng mạch và ngắt mạch; B. Vì chỉ cần dùng 2 kí hiệu 0 và 1, người ta có thể biểu diễn được mọi thông tin trong máy tính; C. Vì máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên; D. Tất cả các lý do trên. 1.46. Có thể biểu diễn các chữ tiếng Việt để máy tính xử lý được không? A. Không. Chúng ta chỉ có thể biểu diễn được các chữ cái tiếng Anh; B. Không. Chúng ta chỉ có thể biểu diễn được các chữ cái không có bất kỳ dấu đặc biệt nào khác; C. Được, nhưng cần phải có máy tính với bộ xử lý riêng; D. Được. Các chữ tiếng Việt là các ký hiệu và sử dụng các chữ số nhị phân chúng ta có thể biểu diễn mọi ký hiệu. BÀI 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH ? 1.47. Giả sử mỗi giây em có thể thực hiện hai phép tính nhân hoặc cộng hai số có một chữ số. Hãy ước tính em cần khoảng bao nhiêu thời gian để nhân hai số có 100 chữ số. 1.48. Một máy tính có tốc độ 100 triệu phép tính nhân hoặc cộng trong một giây. Cần khoảng bao nhiêu lâu để máy tính thực hiện phép nhân hai số có 100 chữ số? 1.49. Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? A. Khả năng tính toán nhanh; B. Làm việc không mệt mỏi; C. Khả năng lưu trữ lớn; D. Tính toán chính xác; E. Tất cả các khả năng trên. 150. Máy tính không thể: Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 6 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 A. Nói chuyện tâm tình với em như một người bạn thân; B. Lưu trữ những trang nhật ký em viết hằng ngày; C. Giúp em học ngoại ngữ; D. Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới. 1.51. Máy tính có thể dùng để điều khiển: A. Đường bay của những con ong trong rừng; B. Đường đi của đàn cá ngoài biển cả; C. Tàu vũ trụ bay trong không gian; Mặt rơi của đồng xu được em tung lên cao. 1.52. Máy tính có thể: A. Đi học thay cho em; B. Đi chợ thay cho mẹ; C. Chủ trì thảo luận tại hội nghị; D. Lập bảng lương cho cơ quan. 1.53. Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào: A. Khả năng tính toán nhanh; B. Giá thành ngày càng rẻ; C. Khả năng và sự hiểu biết của con người; D. Khả năng lưu trữ lớn. 1.54. Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay: A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế; B. Chưa nói được như người; C. Không có khả năng tư duy như con người; D. Kết nối Internet còn chậm. BÀI 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH 1.55. Trình tự của quá trình ba bước là: A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý; B. Nhập → Xử lý →Xuất; C. Xuất → Nhập → Xử lý ; D. Xử lý → Xuất → Nhập; 1.56. Em chuẩn bị đón bạn tới dự lễ sinh nhật. Hãy sắp xếp các công việc chuẩn bị đó theo trình tự của mô hình ba bước: A. Dọn dẹp nhà, bày hoa quả, bánh kẹo ra đĩa; B. Cùng mẹ đi mua hoa quả và bánh kẹo; C. Mở cửa mời các bạn vào nhà cùng vui sinh nhật với em. 1.57. Bạn Lan là quần áo để chuẩn bị ngày mai đến trường khai giảng. Lan đã thực hiện các công việc sau : A. Dùng khăn ướt để làm ẩm quần áo ; B. Cắm bàn là vào ổ điện ; C. Dùng bàn là đã nóng di nhẹ trên mặt vải ; D. Lấy quần áo cần là trong tủ ra ; E. Treo quần áo xong lên mắc áo. Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 7 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 Hãy sắp xếp các công việc đó vào ô tương ứng của hình sau : Nhập(INPUT) Xử lý Xuất(OUTPUT) 1.58. Ai là người phát minh ra cấu trúc chung của máy tính điện tử ? Ông Trương Trọng Thi (người Việt Nam có công làm ra chiếc máy vi tính đầu tiên trên thế giới ; Bill Gates ; Nhà toán học Von Neumann ; 1.59. CPU là cụm từ viết tắt để chỉ: A. Bộ nhớ trong của máy tính; B. Thiết bị trong máy tính; C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị; D. Bộ xử lý trung tâm 1.60. Các khối chức năng chính trong khối trong cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có: A. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình; B. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ; C. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình; D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; Thiết bị vào; thiết bị ra. 1.61. . Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của: A. Các thông tin mà chúng có; B. Phần cứng máy tính; C. Các chương trình do con người lập ra; D. Bộ não máy tính. 1.62. Chương trình máy tính là: A. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính; B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện; C. Những gì lưu được trong bộ nhớ; D. Tất cả đều sai 1.63. Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là: A. Mođem; B. Chuột C. CPU D. Bàn phím 1.64. Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là A. Bàn phím B. CPU C. Chuột Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 8 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 D. Màn hình 1.65. Thiết bị gồm nhiều phím khi nhấn các phím này em cung cấp thông tin cho máy tính là: A. Máy in; B. Chuột; C. Bàn phím; D. Màn hình. 1.66. Thiết bị nào dưới đây dùng để in văn bản hay in hình ảnh trên giấy? A. Máy in; B. Máy quét; C. Đĩa CD; D. Máy điện thoại được kết nối với máy tính; 1.67. Tên gọi một thiết bị có dạng hình tròn bằng nhựa tổng hợp được dùng để lưu dữ liệu và ban đầu được sản xuất để phát hành các đĩa nhạc? A. Máy in; B. Máy quét; C. Đĩa CD; D. Đĩa mềm; 1.68. Bộ phận nào dưới đây được gọi là bộ não của máy tính? A. Bộ xử lý trung tâm (CPU); B. Bộ lưu điện (UPS); C. Bộ nhớ trong (RAM); D. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM). 1.69. Tại sao CPU có thể được coi như là bộ não của máy tính? 1.70. Cụm từ nào không thể dùng để mô tả bộ nhớ trong của máy tính? A. Một chương trình máy tính; B. Một thiết bị phần cứng của máy tính; C. Là một thành phần được sử dụng để lưu trữ thông tin; D. Thường được gọi là RAM. 1.71. RAM còn được gọi là: A. Bộ nhớ ROM; B. Bộ nhớ Flash; C. Bộ nhớ trong; D. Bộ nhớ cứng. 1.72. Khi ngắt nguồn điện của máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đây sẽ bị xoá? A. ROM; B. Thiết bị nhớ Flash; C. Bộ nhớ trong (RAM); D. Đĩa cứng. 1.73.Thiết bị ra của máy tính để bàn thường được sử dụng nhất là: A. Máy in; B. Màn hình; Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 9 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 C. Loa; D. Môđem. 1.74. Các thiết bị như đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ Flash, đĩa CD,…còn được gọi là: A. Bộ nhớ trong; B. Bộ nhớ ngoài; C. RAM D. Các phương án trên đều sai. 1.75. Chương trình thường được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ như: A. Đĩa mềm; B. Đĩa CD; C. Đĩa DVD; D. Tất cả các thiết bị kể trên. 1.76. Lượng thông tin mà một thiết bị lưu trữ có thể lưu trữ được gọi là A. Dung lượng nhớ; B. Thời gian truy cập; C. Tốc độ truy cập; D. Mật độ lưu trữ. 1.77. Một Megabyte bằng bao nhiêu byte? A. Khoảng 100 byte; B. Khoảng 1000 byte; C. Khoảng 1 triệu byte; D. Khoảng 1 tỉ byte; 1.78. Trong số các đơn vị đo dung lượng nhớ dưới đây, đơn vị nào lớn nhất? A. Megabyte; B. Gigabyte; C. Terabyte; D. Kilobyte; 1.79. 1 MB là: A. Toàn bộ dung lượng bộ nhớ trong (RAM) của máy tính; B. 1 tỉ byte ; C. 1024 KB ; D. 1 nghìn byte ; 1.80. Đĩa cứng nào trong số đĩa cứng có các dung lượng dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn? A. 24MB; B. 2400KB; C. 24 GB; D. 240 MB; 1.81. Phần mềm máy tính là: A. Chương trình máy tính; B. Tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể; C. Cả A và B; Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 10 [...]... quét và diệt vi-rút 3.10 Máy tính cần phải có hệ điều hành để: A Điều khiển bàn phím, chuột, màn hình; B Tổ chức hoạt động của các chương trình; Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 12 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 C Tổ chức thông tin trên các thiết bị lưu trữ; D Tất cả các phương án trên 3.11 Để hoạt động được, máy tính cần phải đặt một hệ điều hành A Đúng; B Sai BÀI 10 HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ? Giáo viên:... Phần mềm tiện ích; C Hệ điều hành; D Phần mềm hệ thống 1. 86 Thành phần nào của máy tính có nhiệm vụ trực tiềp trong việc thực thi các lệnh của một chương trình máy tính? A Đĩa cứng; B Bộ xử lý; C Bộ nhớ; D Màn hình máy tính 1.87 Bộ xử lý của máy tính hiện đại thực hiện bao nhiêu lệnh trong một giây? A Một lệnh duy nhất; B 100 lệnh; C 1000 lệnh; D Hàng triệu lệnh 1.88 Phần mềm miễn phí là phần mềm em có... em; B Vì nếu không có thời khoá biểu em không biết học môn gì để chuẩn bị sách vở; C Nếu không có thời khoá biểu em sẽ không biết vị trí lớp học của mình; Giáo viên: Vũ Thị Thu Trang 11 BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 D Vì nếu không có thời khoá biểu em sẽ bị cô giáo mắng 3.2 Vật nào dưới đây đóng vai trò tương tự như thời khoá biểu? A Lịch treo tường; B Thời gian biểu học tập ở nhà; C Đồng hồ báo thức; D...BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 D Chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính 1.82 Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì? A Em có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm... thông ở đó sẽ do ai điều khiển? A Chú công an (nếu có); B Các biển báo giao thông được cắm ven đường phố (nếu có); C Các vạch chỉ dẫn giao thông sơn trên lòng đường (nếu có); D Tất cả các phương án trên 3 .6 Theo em buổi lao động trồng cây đầu xuân của lớp em sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn nếu được tổ chức theo cách nào dưới đây? Cử một bạn phụ trách buổi lao động phân công các... tạo bằng kim loại; còn phần mềm được làm từ chất dẻo; C Phần cứng luôn luôn tồn tại, còn phần mềm chỉ tạm thời (tồn tại trong thời gian ngắn); D Phần cứng hoạt động ổn định còn phần mềm hoạt động không tin cậy 1.83 Người ta chia phần mềm ra hai loại chính là các loại nào dưới đây? A Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc; B Phần mềm soạn thảo văn bản và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu; C Phần mềm của . BÀI TẬP TIN HỌC KỲ I KHỐI 6 BÀI 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 1.1. Thông tin có thể giúp cho con người: A. Nắm được quy. vào máy tính là : A. dữ liệu được lưu trữ. B. thông tin vào. C. thông tin ra. D. thông tin máy tính. 1 .6. Em được giao trực nhật lớp. Những công việc nào

Ngày đăng: 23/10/2013, 20:11

Hình ảnh liên quan

D. Lập bảng lương cho cơ quan. - NGÂN HÀNG CÂU HỎI TIN 6

p.

bảng lương cho cơ quan Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hãy sắp xếp các công việc đó vào ô tương ứng của hình sa u: - NGÂN HÀNG CÂU HỎI TIN 6

y.

sắp xếp các công việc đó vào ô tương ứng của hình sa u: Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan