BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NỘI VỤ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NỘI VỤ
Trang 3HÀ NỘI – 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS LưuKiếm Thanh Tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực và đángtin cậy Kết quả trong bài không trùng lặp với những công trình đã đượcnghiên cứu trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Mạc Tuấn Nhã
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công với đề tài “Quản lý nhànước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” là kết quảcủa quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động
viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân Luận vănnghiên cứu dựa trên kết quả tiếp thu những kiến thức về quản lý công đượchọc tại Học viện Hành chính Quốc Gia trong khóa cao học vừa qua Qua trangviết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thờigian học tập – nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS LưuKiếm Thanh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thôngtin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Học viện Hành chính Quốc gia,Khoa Văn bản và công nghệ hành chính, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiệncho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Mạc Tuấn Nhã
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTMỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 7
1.1 Khái quát về báo chí 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm 7
1.1.2 Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay 15
1.1.3 Giá trị và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội 21
1.2 Quản lý nhà nước đối với báo chí 26
1.2.1 Khái niệm Quản lý nhà nước và các nguyên tắc Quản lý nhà nướcđối với báo chí 26
1.2.2 Cơ sở pháp lý của Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí 33
1.2.3 Cơ quan Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí 35
1.2.4 Nội dung Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí 40
1.2.5 Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở cấp tỉnh 41
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, hành chính, dân cư 49
2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng – an ninh 51
2.1.3 Năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 55
Trang 82.1.4 Hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh 56
2.1.5 Đánh giá khái quát các tác động từ hoạt động báo chí đến công tácquản lý đối với hoạt động báo chí ở Cao Bằng 64
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trênđịa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 đến năm 2017 67
2.2.1 Quản lý sự phát triển của hoạt động báo chí 67
2.2.2 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động báo chí 72
2.2.3 Cung cấp thông tin, quản lý báo chí 77
2.2.4 Quản lý về tổ chức bộ máy, nhân sự lãnh đạo các cơ quan báo chí 79
2.2.5 Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hoạt động báo chítrên địa bàn tỉnh 80
2.2.6 Quản lý tài chính trong hoạt động của các cơ quan báo chí 83
2.3 Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động báo chí ở tỉnh Cao Bằnghiện nay 84
2.3.1 Nhận thức về vai trò của báo chí và sự cần thiết quản lý, địnhhướng hoạt động báo chí 84
2.3.2 Vấn đề định hướng nội dung, quản lý nội dung thông tin báo chí 862.3.3 Về quản lý các nguồn lực cho sự phát triển hoạt động báo chí 90
2.3.4 Vấn đề kiểm soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động báo chí 91
2.3.5 Về mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý hoạt độngbáo chí 92
3.1.1 Sự phát triển của kinh tế xã hội 95
3.1.2 Sự phát triển vượt bậc của báo chí trong nước và thế giới 96
Trang 93.1.3 Những yếu kém trong hoạt động Quản lý nhà nước đối với hệ thống
3.4.3 Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển hoạt động báo chí tỉnhCao Bằng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước và chiếnlược phát triển báo chí toàn quốc 108
3.4.4 Nhóm giải pháp tăng cường các nguồn lực phát triển hoạt độngbáo chí 110
3.4.5 Nhóm giải pháp nhằm chủ động cung cấp nội dung, kiểm soátthông tin và hoạt động báo chí 113
3.4.6 Nhóm giải pháp tăng cường năng lực, đổi mới nội dung và phươngthức quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 116
3.4.7 Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho các cơquan báo chí phát triển 118
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 52
Bảng 2.2: Số vụ việc đề nghị cung cấp phản hồi thông tin 78
Bảng 2.3: Số lượng công chức, viên chức đã qua đào tạo cao cấp lý luậnchính trị trong các cơ quan báo chí 81
Bảng 2.4: Kết quả mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của Hội Nhà báo ViệtNam tỉnh Cao Bằng từ 2013 - 2017 82
Bảng 2.5: Tổng hợp chi cho sự nghiệp phát thanh – truyền hình giai đoạn2013 – 2017 83
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông hữu ích, kho tưliệu mở khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí Báo chíphản ánh đầy đủ, toàn diện mọi hoạt động, các bước tiến của xã hội loàingười và trở thành cầu nối giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân, kếtnối giữa Trung ương và địa phương, trong nước và quốc tế.
Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng ViệtNam đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng Báochí đã bám sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc;tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả Vai tròcủa báo chí ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quátrình đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí,… góp phần vào việcbổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhànước, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước,thực hiện dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Để đảm bảo báo chí Việt Nam hoạt động có hiệu quả, ngày 17-10-1997,Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị 22-CT/TWvề việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí,xuất bản Đây chính là động lực để kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X thông quaLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12-6-1999 Ngày 5-4-2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII đãthông qua Luật Báo chí năm 2016 và Luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2017 Mộttrong những điểm mới, nổi bật được đề cập tại Luật Báo chí năm 2016 là việckhẳng định và đưa ra quy định luật pháp để công dân thực hiện quyền tự dobáo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí Điều này cho thấy, Nhà nước tađã thể hiện sự cố gắng trong quá trình quản lý hoạt động báo chí phù hợp vớiđiều kiện, tình hình mới.
Trang 12Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động báo chí bộc lộ một sốbất cập, thiếu ổn định Do xu hướng thương mại hóa, một số tờ báo có biểuhiện xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ và không thực hiện đúng cácquy định của nhà nước trong các vấn đề liên quan đến việc xin cấp phép xuấtbản, nộp lưu chiểu ấn phẩm; thông tin được đăng tải trên một số tờ báo thiếuchính xác, chất lượng nhiều bài báo không đảm bảo; nhiều địa phương vì lýdo này hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của phóng viên, cung cấpthông tin sai lệch… Những hạn chế trên, một phần là do vấn đề quản lý báochí chưa được thực hiện tốt và vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp hữuhiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động này, nhất là tại các địa phương Xuất
phát từ thực tế đó, tôi đã tiến hành chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối vớihoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu làm luận văn
tốt nghiệp Cao học Quản lý Công của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đây là một lĩnh vực đã có nhiều đề tài nghiên cứu, tiếp cận từ nhiềuhướng khác nhau Những kết quả nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tên là:
Thứ nhất, là các công trình nghiên cứu của các giáo sư, tiến sỹ, nhà báocó uy tín, kinh nghiệm thực tiễn đã được xuất bản thành sách như: Cuốn sách
Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí (sách chuyên khảo dành cho học
viên ngành báo chí truyền thông) của PGS.TS Lê Thanh Bình, Ths.Phí Thị
Thanh Tâm - NXB Văn Hóa Thông Tin, 2009; Cuốn sách Quản lý Nhà nước
về Thông tin và Truyền thông (sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức,
học viên, sinh viên) do TS Lê Minh Toàn chủ biên - NXB Chính Trị Quốc
Gia, 2009; Cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội;Cuốn sách Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay
(2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội của TS Đặng Quốc Bảo (chủ
biên); Cuốn sách Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí trong 25 năm tiến
hành sự nghiệp đổi mới (2012), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;…
Trang 13Đây là các công trình mang tính chất tham khảo rất giá trị đối với nhữngngười nghiên cứu vấn đề báo chí dưới góc độ khoa học quản lý.
Thứ hai, một số nghiên cứu về hoạt động báo chí và quản lý báo ở địa
bàn một số tỉnh, thành phố, như: Quản lý Nhà nước về báo chí ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Nguyễn Thị
Mai Anh; Vấn đề Quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí ở Cần Thơ hiện
nay (2014), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí của tác giả Đặng Đình
Huân; Quản lý Nhà nước cấp tỉnh về báo chí khu vực đồng bằng sông Hồng
(Khảo sát tại Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, từ năm 2011- 2014 (2015)
của tác giả Trần Thu Hằng, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí – Học
viện Báo chí và Tuyên truyền; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng (2012), Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Báo chí của tác giả Trần Thị Hà Giang;… Các đề tài, luậnvăn này đã đi sâu vào phân tích, đánh giá hoạt động báo chí, và công tác quảnlý báo chí ở địa bàn cấp tỉnh Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những giải phápnhằm quản lý và phát triển mạnh mẽ hoạt động báo chí ở một số địa phương.
Thứ ba là các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học và tham luận tạicác hội thảo khoa học về báo chí Các bài viết tiêu biểu như: Lưu Kiếm Thanh
(2011), “Vai trò của báo chí – truyền thông trong cải cách hành chính nhà
nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 185/2011; Nguyễn Vũ Tiến (2002),
“Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chí”, Tạp chí Lý luậnchính trị, số 9/2002; Lê Doãn Hợp (2007), "Quản lý báo chí trong sự nghiệp
đổi mới đất nước hiện nay", Báo điện tử Nhân dân (18/6); Tô Huy Rứa
(2007), "Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nền báo chí cách mạng
nước ta", Báo Nhân dân (21/6); Trần Đăng Tuấn (2007), “Một số vấn đề lãnhđạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số 6/2007;
Đinh Văn Hường, Báo chí truyền thông thực hiện chức năng phản biện, dự
báo và giám sát phục vụ phát triển bền vững; Trương Minh Tuấn (2014),
Trang 14Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về báo chí trong tình hình hiện nay,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân 6/2014; Nguyễn Quang Vinh (2013), Tăng
cường công tác Quản lý Nhà nước đối với báo chí địa phương, Tạp chí Người
làm báo số 7/2013; Nguyễn Văn Dững (2015), “Thực trạng và vấn đề quản lý
báo chí ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông,
6/2015; Nguyễn Quang Vinh (2016), "Tăng cường vai trò giám sát, phản biện
của báo chí trong việc hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công", Tạp
chí Quản lý Nhà nước số 248/2016
Các bài báo khoa học nói trên đã làm rõ những hạn chế, khuyết điểmtrong hoạt động báo chí và trong công tác quản lý báo chí trong thời gian qua.Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăngcường công tác QLNN đối với hoạt động báo chí.
Qua nghiên cứu, tập hợp, thống kê tài liệu nhận thấy, các đề tài nghiêncứu đã giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, xác định những luận điểm có tính lý luận, cơ sở quan trọng vềcác nội dung: đặc điểm của báo chí, nội dung và phương thức lãnh đạo, quảnlý đối với các loại hình báo chí.
Hai là, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí ở phạmvi toàn quốc hoặc phạm vi các địa phương cấp tỉnh.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập ở mức độ khái quátchung về công tác lãnh đạo, quản lý đối với các hoạt động báo chí Chưa cócông trình nào phân tích một cách đầy đủ công tác lãnh đạo, quản lý đối vớihoạt động báo chí từ góc độ QLNN ở địa phương Mối quan hệ giữa các chủthể có chức năng quản lý đối với hoạt động báo chí ở địa phương chưa đượclàm rõ Đặc biệt, việc QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh CaoBằng, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ vàtoàn diện với tư cách là một đề tài nghiên cứu khoa học.
Trang 15Bởi vậy việc lựa chọn nội dung “Quản lý nhà nước đối với hoạt độngbáo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu là phù hợp, có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, đảm bảocho hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hoạt động tốt hơn.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
- Mục đích:
Luận văn được thực hiện với mục đích xây dựng và làm sáng tỏ nhữngvấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và QLNN đối với hoạt động báo chí, vaitrò và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội Phân tích những kết quả đãđạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt độngbáo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và tìm ra các nguyên nhân, đề xuất cácgiải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
-Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đưa ra các luận điểm, căn cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn làmsáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và QLNN đối với hoạt động báochí, vai trò và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội.
+ Phân tích các kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
+ Xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được và những tồn tại,hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh CaoBằng và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đó.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động báo chí.
Trang 165.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
-Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênincũng như quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hoạtđộng báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
-Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháphệ thống hóa, phân tích, so sánh để thực hiện luận văn.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-Ý nghĩa lý luận:
Xây dựng cơ sở luận và thực tiễn của việc QLNN đối với lĩnh vực báochí, chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót cũng nhưnguyên nhân của hạn chế, thiếu sót đó Trên cơ sở đó đề xuất những phươnghướng, giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý của nhà nước đối với hoạtđộng báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong tình hình hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo và là ý tưởng đề xuất đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động liên quanđến lĩnh vực báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, phần chính của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của Quản lý nhà nước về hoạtđộng báo chí.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chítrên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chítừ thực tiễn tỉnh Cao Bằng.
Trang 17Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ1.1 Khái quát về báo chí
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm
1.1.1.1 Khái niệm báo chí
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giớinhư hiện nay, hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càngđóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Báo chí đang thực sự có nhữngbước đột biến, đi vào chiều sâu về cả lượng và chất Trong những năm qua,thông tin báo chí nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sốngxã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Trong hơn 30 năm thực hiện chính sách và đường lối đổi mới doĐảng lãnh đạo, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò hết sứcquan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đấu tranhphòng chống tội phạm.
Báo chí đã thực sự trở thành một trong những kênh thực hiện nhiệm vụtuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách phápluật của Nhà nước, phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quầnchúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranhchống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy thoái đạo đức lốisống… Báo chí cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc,truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân… Bêncạnh những vấn đề trên, báo chí nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhậpđã góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọnggiới thiệu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực
Trang 18hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệquốc tế của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Namtrên trường quốc tế.
Theo các nhà nghiên cứu nói chung, báo chí là một mặt của đời sống xãhội, từ khi ra đời đến nay đã tồn tại song hành cùng quá trình phát triển củaloài người Trong quá trình đó, báo chí có những tác động to lớn đối với xãhội loài người được thể hiện trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, vănhóa, lối sống…
Do vậy, việc nhận thức vai trò của báo chí là một vấn đề bức thiết trongmọi thời đại, mọi hình thái Nhà nước Nó có ý nghĩa rất lớn góp phần vàoviệc điều hòa các mối quan hệ xã hội theo định hướng chung của Nhà nước,tạo ra một môi trường ổn định để phát triển kinh tế xã hội Chính vì thế, trongquá khứ cũng như hiện tại có nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những kháiniệm về báo chí dưới những góc độ khác nhau.
Theo triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ information có
nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình tháigiúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằngviệc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốttrong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo – tác phẩm – công chúng” [36, tr.6].
Tác giả cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí truyền thông cho rằng: “Báo chí
là bao gồm tất cả các tổ chức thông tin thuộc những loại hình khác nhau(xuất bản, radio, vô tuyến truyền hình…) và ở những cấp độ khác nhau từtrung ương đến địa phương, với ý nghĩa là tất cả các phương tiện thông tinđại chúng” [36, tr.47].
Một số quan điểm khác thì không định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn
liền báo chí với truyền thông Ở cách hiểu này, trong Từ điển tiếng Việt của
Viện Ngôn ngữ học định nghĩa báo chí truyền thông hiểu theo nghĩa chung
nhất và trừu tượng nhất là “quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức
năng” [25, tr.1053].
Trang 19Trong Từ điển xã hội học do G Endruweit và G Trommsdrff chủ biên,định nghĩa báo chí truyền thông là “sự tạo ra mối liên hệ giữa hai đối tượng
có thể mang bản chất sự sống hay không” [46, tr.517].
Còn tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn Xã hội học truyền thông đại chúngthì khẳng định: “Báo chí truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và
trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người”.
Theo đó, tác giả này định nghĩa, “truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt
thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phươngtiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình” [29, tr.3].
Nhìn chung, các tác giả trên bằng cách này hay cách khác, đã cố gắngđưa ra những định nghĩa chung nhất về báo chí và tựu chung lại đều xem báochí như một phương tiện diễn đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khácnhau trong xã hội Những định nghĩa được đưa ra như một sự cố gắng đểkhẳng định nội hàm cơ bản của báo chí Tuy nhiên, trong một phạm vi nhấtđịnh, đây là những định nghĩa khá rộng và chưa biểu thị hết các loại hình báochí đang hiện diện trong xã hội và các loại hình ấy được hiểu như thế nào,diễn đạt ra sao.
Chính từ những khiếm khuyết này mà, Luật Báo chí nước Cộng hòa Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2016, Được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016 trong phần định nghĩa về báo chí đãkhông tập trung vào giải thích rõ nội hàm của báo chí và cũng không chỉ làmcông tác liệt kê các loại hình báo chí như Luật báo chí sửa đổi, bổ sung trướcđó mà được định nghĩa rộng hơn những cũng cụ thể, rõ ràng hơn.
Điều 3 Luật Báo chí quy định: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sựkiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo côngchúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Trang 20Có thể nói Điều 3 Luật Báo chí 2016 như một định nghĩa chính thức vàđầy đủ về báo chí, đây được xem là căn cứ chủ yếu để tìm hiểu tất cả các nộidung liên quan đến QLNN đối với hoạt động báo chí.
1.1.1.2 Đặc điểm của báo chí
Với các khái niệm được trình bày như trên, phần nào đã cho chúng tatiếp cận một cách khái quát về báo chí và những biểu hiện cụ thể của nó Dùcác khái niệm chưa được hoàn chỉnh, chuẩn mực bởi yếu tố lịch sử và nhữngbiểu hiện của hoạt động báo chí nhưng nhìn chung báo chí có những đặc điểmchính sau:
a Báo chí mang tính lịch sử
Trước nhu cầu thông tin và truyền tin của xã hội, báo chí đã xuất hiện vàphát triển song hành với quá trình phát triển của xã hội loài người Báo chí làmột phạm trù lịch sử, nó sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của con người.Ngày nay, chưa có một nhà nghiên cứu nào có thể tiên liệu được sự mất đicủa báo chí.
Chính một quá trình tồn tại song hành cùng với xã hội loài người và cónhững ảnh hưởng, tác động đến đời sống, suy nghĩ, sinh hoạt và nhu cầuhưởng thụ văn hóa của con người nên báo chí sẽ phải luôn có biến đổi chophù hợp với thực tại Vì thế, qua mỗi thời kỳ lịch sử, báo chí đều có nhữngbiểu hiện rất khác nhau Bên cạnh đó, nội dung chuyển tải thông tin của báochí và các hình thức thể hiện của báo chí cũng có sự thay đổi Điều này có thểnhận thấy rõ nét nhất qua những thay đổi như vũ bão của báo chí thế giớicũng như báo chí Việt Nam cùng với khả năng đáp ứng ngày cang cao nhucầu của quần chúng Cụ thể, khi mới hình thành, báo chí chỉ là những trangchép tay, truyền nhau đơn giản và rất sơ khai, tường thuật các lễ hội, chiếntrận phục vụ nhu cầu của một bộ phận nhất định trong xã hội Thời kỳ này,báo chí thường không gắn liền với lợi ích kinh tế và không mang tính thươngmại mà chủ yếu vì nhu cầu tìm hiểu thông tin của con người Kể từ đó, báo
Trang 21chí có những bước phát triển khá dài Sau những bản chép tay là những bảnbáo in đầu tiên và phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điềuđó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức Tùytheo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí cónhững bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó Trong xã hộihiện đại, báo chí dần dần mang tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa, tập trung vàđộc quyền hóa với sự hiện diện của các tập đoàn thông tin, truyền thông đaphương tiện, các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, báo mạng và cả báo chícông dân Không những thế, theo một số nhà nghiên cứu chuyên ngành, báochí hiện nay càng có xu hướng “lá cải”.
Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí đã có nhiều thayđổi để đuổi kịp sự phát triển của thế giới Bên cạnh các loại hình báo in, báotruyền hình, phát thanh đã hình thành khá lâu thì loại hình báo điện tử đã đượctriển khai mạnh mẽ và đang hứa hẹn là một loại hình phát triển nhanh tại ViệtNam trong thời gian tới Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí ViệtNam cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các xu hướng trong làng báo quốc tế.
Trên cơ sở tận dụng những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế giới,nền báo chí Việt Nam đã tích cực đổi mới Từ những trang báo nghèo nàn vềmặt thiết kế, đến nay những trang báo đã được thực hiện đẹp hơn, không còntình trạng cả trang báo chỉ toàn chữ, các yếu tố đồ họa đã được chú trọng.
b Báo chí mang tính quần chúng
Đây là một đặc điểm cơ bản và đặc thù của báo chí Xuyên suốt quá trìnhhình thành và phát triển của báo chí, tính chất quần chúng luôn có một vị trírất quan trọng và là yếu tố chủ yếu để báo chí tồn tại.
Nguyên nhân của sự xuất hiện báo chí cũng từ những nhu cầu có thựccủa một bộ phận quần chúng trong xã hội Từ nhu cầu tìm hiều và truyền tảithông tin cũng như mong muốn thông báo đến cộng đồng xã hội những sựkiện về quân sự, lễ hội văn hóa xảy ra, báo chí xuất hiện và mang lại các giá
Trang 22trị to lớn về mặt tinh thần cho con người Bởi những biểu hiện tích cực ngaytừ buổi sơ khai nên báo chí ngày càng gắn chặt với quần chúng khó có thểtách rời Báo chí cần đến quần chúng để làm cơ sở tồn tại của mình Ngượclại, quần chúng cần đến báo chí như một món ăn tinh thần, nhịp cầu chia sẻthông tin và các chỉ dẫn mang tính định hướng trong cuộc sống Trong giaiđoạn hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở nênthông dụng thì tính quần chúng của báo chí được biểu hiện rất rõ Các thôngtin mà báo chí cung cấp hàng ngày có sức lan tỏa, huy động và hiệu triệu tolớn, tác động trực tiếp và có hiệu quả đến các mối quan hệ xã hội và thực tiễnđiều hành, quản lý xã hội của Nhà nước.
Chính vì lẽ đó mà, ngay từ khi xây dựng Luật Báo chí đầu tiên, Nhà
nước ta đã thống nhất xác định: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xãhội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổchức xã hội (dưới đây gọi là tổ chức); Là diễn đàn của nhân dân” [26, tr.4].
Nhận thức một cách sâu sắc đặc điểm này của báo chí sẽ giúp cho cácnhà quản lý rất nhiều trong nhiệm vụ quản lý hiệu quả các hoạt động báo chí,phát triển các yếu tố tích cực của báo chí, giảm thiểu và hạn chế những nguycơ gây hại trong hoạt động báo chí, góp phần vào sự giữ gìn, ổn định an ninhtrật tự xã hội, phát triển kinh tế và chủ động hội nhập với thế giới.
c Báo chí mang tính chính trị
Báo chí tự bản thân không mang tính chính trị nhưng các giai cấp, cáclực lượng xã hội luôn mốn lợi dụng nó để phục vụ cho lợi ích chính trị củamình Vì thế báo chí mang tính chính trị sâu sắc Ngoài ra, báo chí không chỉlà nhu cầu thông tin, giải trí về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các vấnđề xã hội, đến quan hệ quần chúng, quan hệ dân tộc và quan hệ quốc tế Báochí chính là một sợi dây liên kết mọi người và có tính hiệu triệu rất cao nên dễdàng tác động đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
Trang 23Khi mới hình thành, với hình thức sơ khai thì tính chính trị của báo chíkhông được biểu hiện một cách rõ nét, hay nói cách khác, vấn đề chính trịtrong báo chí không được con người đề cập đến.
Theo sự phát triển của xã hội và khi báo chí ngày càng phát huy vai tròtrong việc hiệu triệu quần chúng, sự đối khàng về quyền lợi giữa các giai cấpkhác nhau, giữa các quốc gia, dân tộc, các vùng miền lãnh thổ với nhau ngàycàng cao thì tính chính trị của báo chí bộc lộ mạnh mẽ bằng quyền lực và cácchiêu bài được toan tính kỹ càng Các lực lượng lãnh đạo tìm cách biến báochí thành một công cụ để điều hành xã hội, bóc lột các tầng lớp nhân dân laođộng, ru ngủ ý thức phản kháng trong con người Chính vì vậy, không phảingẫu nhiên mà báo chí được coi là “quyền lực thứ tư” Với phạm vi rộng, sựtác động tới công chúng lớn của báo chí, nhiều nhà nước không thể bỏ quacông cụ hữu hiệu này để tác động đến đời sống chính trị của người dân.
Trong giai đoạn hiện nay, do phạm vi ảnh hưởng và sức mạnh tác độngto lớn của mình, các tập đoàn báo chí trên thế giới đã trở thành một thế lựchay một thứ quyền lực toàn cầu Nó tác động vào dư luận xã hội một cách tựnhiên, vạch ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quanđiểm chính trị - xã hội Bằng cách ấy, báo chí đã tạo ra các điều kiện thuận lợihoặc bất lợi cho những hành động cụ thể nào đó Muốn vận động quần chúngcho một chính sách hay một quan điểm chính trị thì phải thông qua báo chí,bởi chỉ thông qua báo chí mới đến được quảng đại quần chúng Cho nên cáchoạt động chính trị nào không được báo chí, truyền thông loan tải xem nhưkhông đáng quan trọng hay thậm chí không hiện hữu Thành phần nào có khảnăng thu hút và thuyết phục quần chúng, nhất là trước những sự chọn lựachính sách khó khăn hay phức tạp, thì sẽ thành công Thiếu sự hỗ trợ của báochí thì thường dẫn đến tình trạng bị động và dễ đưa đến những phản ứng choxong hơn là nắm lấy cơ hội hướng dẫn dư luận một cách chủ động về một haynhiều vấn đề nào đó.
Trang 24Chính vì lẽ đó mà các quốc gia trên thế giới đang dần có xu hướng tậptrung nguồn lực vào báo chí Ngay tại một quốc gia không thống nhất vềchính trị như Malaysia thì đảng chính trị cầm quyền và nhà nước vẫn chủđộng tạo ra các nguồn lực và điều kiện tinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ đểxây dựng các tập đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thôngchi phối sự kiện xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị.
d Báo chí mang tính kinh tế
Tuy báo chí ra đời với nhu cầu truyền tải thông tin cho xã hội nhưng cácmục tiêu thương mại cũng đã được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết Nhất làtrong nền kinh tế thị trường và bối cảnh thương mại hóa toàn cầu hiện nay,hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích về quảngcáo, thương mại và báo chí cũng không là ngoại lệ.
Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại thông qua hai dạng thức chủyếu: trực tiếp và giãn tiếp Nguồn lực trực tiếp thu được qua việc bán các sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ báo chí và hoạt động quảng cáo Ở các nước côngnghiệp phát triển, nguồn thu từ quảng cáo ngày càng lớn, chiếm phần chủ yếutổng doanh thu của các tờ báo, các đài phát thanh truyền hình, còn các tờ báophát không, có nghĩa là các hợp đồng quảng cáo trở thành nguồn thu duynhất Nguồn lợi gián tiếp mà các tập đoàn báo chí, truyền thông thu được quaviệc tạo ra những ảnh hưởng chính trị, làm thay đổi các chính sách của nhànước, hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi, những đơn đặt hàng béobở Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các tập đoàn báo chímuốn hướng đến Và lý do quan trọng nhất để dẫn đến sự liên kết trong báochí với giới công ghiệp, tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đoàn độcquyền khổng lồ.
Tại các nước phương Tây, tập đoàn tư bản thông qua báo chí để quảngbá, quảng cáo, giữ gìn, đánh bóng thương hiệu của mình, dùng báo chí làmcầu nối giữa sản phẩm của mình với công chúng Hơn nữa, báo chí lại là
Trang 25ngành kinh doanh hái ra tiền Vì thế mà từ khi khai sinh, mục đích thương mại
của báo in đã rất rõ ràng Tờ Anzeiger (nghĩa là Người quảng cáo) xuất bản ở
Dréden (Đức) năm 1730, theo nhà nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mìnhlà phục vụ tất cả những ai trong hay ngoài thành phố muốn mua hay bán, chothuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thươngmại là một yếu tố tiên quyết của báo chí [47, tr.19-20] Riêng ngành côngnghiệp báo in Mỹ, thu nhập tăng từ 12.2 tỷ USD vào năm 1975 lên 54.9 tỷUSD năm 2000 Nói cách khác, báo in thu nhập tăng 2.5 lần từ quảng cáonăm 2000 so với năm 1950 [48, tr.54].
Ngày nay, khi internet phát triển, các báo mạng xuất hiện cũng là môitrường tốt để báo chí thu lợi nhuận bằng nhiều cách thức khác nhau Và dầndần, đời sống kinh tế bắt đầu chi phối sâu sắc đến các hoạt động của báo chí.
1.1.2 Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay
Bởi tính chất đặc thù của hoạt động báo chí và cách hiểu của từng quốcgia khác nhau nên cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất chung về các loạihình báo chí Hơn nữa, hoạt động báo chí ở Việt Nam là hoạt động tuy đã cóhơn 150 năm nhưng so với thế giới vẫn còn khá mới mẻ Chính vì lẽ đó mànhững quan niệm và các loại hình báo chí ở Việt Nam có nhiều điểm khácbiệt và cần có thời gian tiếp thu, hội nhập Dù vậy, căn cứ vào Luật Báo chí2016 và trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau, có thể khái quát cácloại hình báo chí hiện nay như sau:
1.1.2.1 Báo in
Báo in là tên gọi chung cho báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thôngtấn Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất trong trong lịch sử nhân loại.Nhờ vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới đã giúp báo in cónhững bước tiến trong công nghệ cũng như quy trình làm báo Đồng thời báoin cũng ngày càng phong phú, chất lượng hơn về nội dung thông tin và hìnhthức trình bày.
Trang 26Chính thức có mặt như một tờ báo vào thế kỷ thứ XVII, từ một bản tinnhỏ đến nay trên thế giới, báo in đã phát triển vượt bậc mà biểu hiện cụ thể lànhiều tập đoàn truyền thông xuất hiện, chi phối đến các hoạt động khác của xãhội Ở báo in, có một đặc điểm cơ bản mà khó có thể tồn tại ở các loại hìnhbáo chí khác, đó chính là tính hiện diện Báo in có thể hiện diện khắp nơi trênthế giới mà không phụ thuộc kỹ thuật công nghệ hiện đại hay phương tiệntruyền tải kỹ thuật số Ngoài ra, tính hiện diện của báo in còn được biểu hiệnqua việc tiếp cận đến tất cả các đối tượng độc giả khác nhau Có lẽ nhờ đặcđiểm này, báo in đã tồn tại với bạn đọc dù gặp sự cạnh tranh khốc liệt bởi cácloại hình báo chí khác, nhất là ở các nước phương Đông.
Ngày nay, báo in được thực hiện dưới nhiều hình thức: nhật báo, tuần báo,bán nguyệt san, nguyệt san, lưỡng nguyệt san Riêng ở các nước phát triển thìcó báo buổi sáng, báo buổi chiều, báo bình dân, báo quốc gia, báo địa phương,nhật báo đặc biệt Mỗi loại báo in như vừa nêu có cách trình bày, nội dung phảnánh, đối tượng độc giả khác nhau, thời gian phát hành khác nhau.
Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các phương tiện truyền thôngbáo chí khác như radio, tivi và đặc biệt là mạng internet khiến cho báo in ngàycàng thu hẹp quy mô sản xuất, nhất là với sự ra đời của báo trực tuyến Cónhiều nguyên nhân để lý giải cho thực trạng này như: do cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu, lượng độc giả bị sút giảm nhanh chóng dẫn đến thiếu hụtkinh phí hay ngay trong bản thân tờ báo in đã có những nhược điểm: Nguyênliệu tự nhiên (gỗ rừng) ngày càng cạn kiệt, nguyên liệu nhân tạo thì đắt đỏ;tốc độ phân phối quá chậm (bằng cơ giới) nếu so sánh với tốc độ tính bằnggiây của báo số, gần như không có khả năng cập nhật, chỉnh sửa trong khi tính“động” và tính “tương tác” là hai ưu điểm vượt trội của báo số Dù vậy, ởnhiều nước trên thế giới hiện nay, báo in vẫn đang giữ vị trí độc tôn và nhậnđược sự chọn lựa của nhiều độc giả đủ mọi thành phần.
1.1.2.2 Báo nói
Trang 27Báo nói hay còn gọi là chương trình phát thanh, truyền thanh Đây là loạihình báo chí dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải cácchương trình tin tức đến đông đảo công chúng thính giả cũng như nhóm thínhgiả đặc thù.
Phát thanh là một loại hình báo chí từng có thời gian dài thống lĩnh cácphương tiện truyền thông Bởi lẽ phát thanh có phương thức và con đường tácđộng đến thính giả một cách riêng biệt, trong đó từ ngữ với phương thức biểuđạt bằng lời nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền vớiâm thanh và tiếng động minh hoạ Bản chất quá trěnh tác động của báo nói làmột sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảmbằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú Đây là một quátrình liên tục mà chính bản thân báo viết không hề có được Hơn nữa, tốc độchuyển tải thông tin của báo nói cũng nhanh hơn báo viết gấp nhiều lần Tuynhiên, so với báo hình, thính giả tiếp nhận thông tin qua phát thanh không cókhả năng nhìn được bằng mắt Người nghe không thể nhìn thấy những dấuhiệu khác thường khi giao tiếp bằng lời nói như khi biểu đạt bằng nét mặt, sửdụng tay để minh hoạ Các hình thức giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ, cử chỉkhông thể được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa thông điệp Bởi vậy, đây là mộtđiểm yếu buộc báo nói phải phát huy những lợi thế để bù đắp.
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúngtrong đó có báo nói phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng củacông chúng, mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầumới đối với hoạt động của hệ thống này Đó chính là những đòi hỏi của bạnnghe đài trước cuộc sống, và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạngphong phú Cũng chính điều này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệtgiữa các cơ quan truyền thông đại chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiềubạn đọc, người nghe, người xem Ở các đô thị lớn, đời sống kinh tế tăngtrưởng hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông
Trang 28tin đại chúng Do đó cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng có nhiềuthay đổi Công chúng hiện nay và sau này vẫn luôn luôn cần đến một âmthanh không có hình ảnh để có được cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút rađược cái ý nghĩa của những tin tức lắng nghe được qua báo nói.
Báo chí truyền thông ngày nay đa dạng hoá thông tin: thông tin nhiềuchiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển.Mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hìnhthức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thôngtin được nhiều người ưa thích Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật vàcông nghệ mới, ưu thế cùa báo nói ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn Từcông nghệ bán dẫn sang cáp quang, rồi kỹ thuật số, ngày nay báo nói vẫnkhông ngừng tận dụng mọi thành quả của công nghệ hiện đại để đáp ứng nhucầu hàng ngày của con người không chỉ ở miền quê xa xôi, thiếu thốn mà cảtrong các căn hộ hiện đại trong thành phố Điển hình như trước đây nước Mỹchỉ có các đài phát thanh lớn là VOA, ABC thì nay có hàng trăm đài phátthanh Tuy vậy, cuộc cạnh tranh của báo nói với báo hình và cả báo in là tấtyếu và chắc chắn sẽ không phân thắng bại, vì mỗi loại hình đều có ưu điểmriêng, con đường riêng để đến với công chúng.
1.1.2.3 Báo hình
Báo hình là chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sựđược thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, phát thông tin đi xabằng cả âm thanh và hình ảnh động.
Cả ngôn ngữ hệ Ấn - Âu đều thể hiện khái niệm báo hình bằng cách kếthợp hai từ tố Hy Lạp gồm tele (xa) và video (nhìn) Khác với các phương tiệntruyền thông nghe nhìn khác như điện ảnh, video, CD-Rom, báo hình có thểphản ánh sự kiện một cách trực tiếp, đưa thông tin ở thời điểm hiện tại Báohình cũng khác biệt với báo in và báo nói khi đây chính là hệ thống kỹ thuậtchuyển hình ảnh, tiếng động đi xa qua tín hiệu truyền hình và được tiếp nhận
Trang 29trực tiếp qua màn huỳnh quang Chức năng truyền thông của báo hình là sángtạo và phát truyền các chương trình truyền hình.
Những thí nghiệm phát hình ảnh động đi xa được tiến hành từ nửa đầuthế kỷ XX Từ năm 1935 ở Đức và Pháp, công chúng đã được xem báo hìnhkhá đều đặn Ngày 2-11-1936 được xem là ngày khai sinh của báo hình khi
Đài Phát thanh BBC của Anh sử dụng các bức ảnh của truyền hình điện tử để
phát sóng cho đông đảo người xem Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, LiênXô (năm 1939) rồi tới Mỹ (1942) đã có các chương trình truyền hình phátsóng đều đặn Tuy nhiên, do chiến tranh đã không cho phép truyền hình tiếptục phát triển.
Trong và sau chiến tranh, nước Mỹ là nơi duy nhất vẫn duy trì chế độphát sóng đều đặn, những phát minh công nghệ cơ bản vẫn được áp dụngnhanh chóng, vượt lên trước các nước tiên tiến qua các cột mốc như sau: Năm1954 phát hình màu, năm 1956 sáng chế được băng ghi hình điện tử, năm1962 truyền phát bằng vệ tinh, từ năm 1960 đến năm 1970 có truyền hình cáp,
năm 1975 có chương trình HBO trả tiền trước, năm 1981 có chương trìnhthông tấn đặc biệt CNN v.v
Ở Việt Nam, ngay trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, các chương trìnhthí nghiệm về truyền hình đã được Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Ngày
7-9-1970, nhân dân Hà Nội đã được tận mắt chứng kiến những hình ảnhtruyền hình đầu tiên Tại miền Nam Việt Nam, năm 1962 đã xuất hiện đàitruyền hình phục vụ quân đội Mỹ-ngụy Và tháng 5-1976, Đài Truyền hìnhViệt Nam với tư cách là đài truyền hình quốc gia của đất nước Việt Namthống nhất đã chính thức phát sóng và được xem như một bước phát triển mớicủa lịch sử báo chí Việt Nam.
Từ kỹ thuật phát sóng lục địa, thông qua các đài phát mặt đất, ngày naybáo hình đã được phân phối qua vệ tinh và qua mạng cáp quang Chính nhữngbiểu hiện ưu việt về cả hình ảnh, âm thanh sinh động được truyền dẫn trực
Trang 30tiếp liên tục và sự đầu tư về kỹ thuật chuyên sâu nên báo hình dù xuất hiệnsau nhưng đã trở nên phổ biến và có tính cạnh tranh cao so với các loại hìnhbáo chí khác Sự hấp dẫn đã tạo cho báo hình những bước đi thuận lợi và thểhiện sự đột phá để phục vụ khán giả ngày càng tốt hơn trong điều kiện kénchọn của người xem, nghe và đọc như hiện nay Điều này đã giúp cho báohình liên tục đứng vững trước thực trạng các loại hình báo chí khác có dấuhiệu xuống dốc trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay.
1.1.2.4 Báo điện tử
Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máytính, tuy mới xuất hiện trong hơn hai thập kỷ gần đây nhưng nó đã có một chỗđứng nhất định trong lòng độc giả Sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã gâyra những xáo trộn đối với các loại hình báo chí khác khi tạo nên cuộc cạnhtranh với báo hình, báo nói, báo viết và báo điện tử đang chiếm ưu thế, khẳngđịnh sức mạnh của một loại hình báo đầy tiềm năng.
Ưu thế đầu tiên của báo điện tử chính là khả năng cập nhật thông tinnhanh nhạy, cùng với sự phong phú, đa dạng của các thông tin này Với cùngmột thông tin, báo hình hoặc báo nói phải đợi đến giờ phát sóng của các bảntin, hay với báo in thì phải chờ công đoạn kiểm duyệt thông tin, in báo và đếntận ngày phát hành thì thông tin mới đến được tay bạn đọc Trong khi đó, vớibáo mạng bạn chi cần một cái nhấp chuột, tất cả những thông tin nóng hổinhất sẽ luôn được cập nhật, gần như cùng một lúc với sự kiện diễn ra Ngườiđọc hiện nay rất cần sự nhanh nhạy trong các thông tin và báo điện tử đã đápứng được nhu cầu đó Hơn nữa, những thông tin mà báo mạng đưa ra đềuđược trải rộng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế - chính trị đến lĩnh vực văn hóa -xã hội hay thể thao, thời tiết, người đọc có thể tùy chọn theo từng mục đề màmình thích Lượng thông tin mà báo mạng đưa ra không hề thua kém nhữngloại hình báo chí khác về sự đa dạng, phong phú.
Trang 31Một trong những lợi thế khác của báo mạng chính là ở khả năng lưu trữdường như là vô tận của các thông tin Người đọc có thể tìm kiếm các tài liệucần thiết, sau đó có thể dễ dàng lưu (save) các thông tin đó để phục vụ chomục đích của bản thân Những tài liệu đó sẽ được lưu trữ một cách an toàn màkhông chịu ảnh hưởng của thời gian, không gian Báo mạng còn có tính chủđộng cao hơn so với các loại hình báo chí khác Độc giả có quyền được lựachọn thông tin một cách nhanh chóng Ngoài ra, giữa độc giả và tòa soạn củamột tờ báo mạng luôn có sự tương tác rất cao Người đọc dễ dàng gửi ý kiếnvề một bài báo ngay lập tức (đối với một số tờ báo mạng phía dưới bài báoluôn có một khung dành riêng cho ư kiến độc giả), và qua đó tòa soạn cậpnhật những nhận xét hay những thông tin nóng được nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, báo điện từ còn thể hiện ưu thế bởi yếu tố đa phương tiện(multimedia) Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy(text), báo nói (audio) và báo hình (video) Người đọc lướt web không chỉđược cập nhật thông tin dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênhphát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí Ưu thế nàykhông hề xuất hiện ở các loại hình báo chí khác.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của internet càng làm cho báo điệntử lớn mạnh và từ đó cũng tạo cho các loại hình báo chí khác có những sựthay đổi không ngừng để chiếm lại vị trí của mình trong lòng độc giả Bêncạnh việc cải tiến nội dung, các loại báo này đang nỗ lực trong việc đổi mớicách trình bày hay giao diện, đầu tư kỹ thuật và phát triển thêm nhiều chươngtrình phát thanh, phát sóng đa dạng, phong phú Qua đó, độc giả là người sẽthụ hưởng nhiều thành quả tích cực từ quá trình cạnh tranh này.
1.1.3 Giá trị và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội
Là một loại hình hoạt động mang tính chính trị xã hội, ra đời do nhu cầukhách quan của xã hội và phát triển đến một trình độ nhất định, báo chí giữmột vai trò hết sức quan trọng Bản thân sự ra đời, tồn tại và phát triển của
Trang 32báo chí đã khẳng định một cách khách quan giá trị và ý nghĩa của nó trong đờisống xã hội Ở phương diện nhà nước, bất kỳ một lực lượng cầm quyền nàotrong các quốc gia trên thế giới cũng đều sử dụng báo chí như một công cụ đểtác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ nhữngnhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống Dù ở bất cứ chếđộ nào thì báo chí vẫn là công cụ của một giai cấp, trong cuộc đấu tranh đểxác lập hình thái kinh tế - xã hội, bao gồm cơ sở kinh tế và kiến trúc thượngtầng, phù hợp với lợi ích cơ bản, lâu dài của nó Hiểu theo nghĩa hẹp, hoạtđộng báo chí nhằm mục tiêu góp phần làm cho hệ tư tưởng của giai cấp đangđóng vai trò quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử, trở thành hệ tưtưởng chủ đạo trong xã hội.
Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của cáctổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân khi khẳng định về chức năng vàvai trò của báo chí trong Luật Báo chí 2016 như sau: “Báo chí ở nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội;là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp; là diễn đàn của Nhân dân” [28, tr.8] Vai
trò của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội thể hiện rõ trong hai cuộckháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giảiphóng đất nước Ngay khi chưa có Đảng lãnh đạo, các lực lượng xã hội đã cónhững tờ báo hoạt động rất tích cực và đã gây được sự chú ý của dư luận xãhội về các vấn đề chính trị Báo chí đã trở thành vũ khí quan trọng của nhândân ta trong các cuộc đấu tranh chính trị Báo chí thật sự đã trở thành vũ khísắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, mặt khác nó cũng tạo những điềukiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị củađất nước.
Trang 33Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyếtphục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xãhội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủđịnh Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là hìnhthức tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phùhợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay Báo chí thể hiện vai trò trong đờisống xã hội như sau:
a Báo chí định hướng tư tưởng, dư luận
Báo chí là công cụ, là vũ khí quan trọng trong mặt trận tư tưởng và địnhhướng dư luận Đây là một nội dung đặc biệt được lưu tâm của các chínhđảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo trong xãhội Trên mặt trận tư tưởng, báo chí giữ vai trò liên kết những thành viênriêng lẻ của xã hội thành một khối thống nhất dựa vào một lập trường chínhtrị chung, thái độ tích cực để xây dựng và cải tạo xã hội Một khi nhận thứcđược tính ưu việt của chế độ xã hội, mục đích, hành động và kết quả phù hợpvới lợi ích của mình, người dân sẽ tự nguyện thực hiện các nhiệm vụ củamình trên những điều kiện cụ thể.
Ở nước ta, báo chí chính là phương tiện dùng để “tuyên truyền, phổ biến,góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích củacơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảovệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [28, tr.8].
Đồng thời báo chí còn có vai trò “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội;làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân" [28, tr.8] Chínhvì lẽ đó, báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - hướng dẫn dư
Trang 34luận của Đảng, là công cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ,đảng viên về đạo đức lối sống, giữ vai trò phản biện xã hội, đấu tranh chốngcác luận điệu sai trái, có chủ đích của các thế lực thù địch, góp phần giữ vữngan ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nhiều năm qua Trong đó, các vụviệc có sự tham gia tích cực của báo chí như: Vụ gây rối trật tự ở Tây Nguyên2004, vụ xét xử Nguyễn Văn Lý 2008, vụ đòi đất trái phép ở 178 NguyễnLương Bằng, 42 Nhà Chung - Hà Nội và Nhà thờ Tam Tòa ở Quảng Bình [12, tr.28].
b Báo chí góp phần tạo nên những phát triển về mặt kinh tế
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như hiện hay, nhữngthông tin chính xác, kịp thời của báo chí là sức mạnh tạo nên thắng lợi cạnhtranh Không một phương tiện truyền thông nào giữ vai trò quan trọng nhưbáo chí trong việc cung cấp những thông tin có giá trị về các lĩnh vực kinh tếcần thiết như: thông tin thị trường, hàng hóa (bao gồm thông tin giá cả, sứctiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu dùng) ; thông tin thịtrường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu, sự vận động của các dòng tàichính), thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường công nghệ(chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao công nghệ).
Báo chí không chỉ dừng lại trong việc cung cấp thông tin thuần túy màcòn có thể hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuậtvà công nghệ mới, giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến trong sảnxuất và kinh doanh Với việc phổ biến các kinh nghiệm thành công hay thấtbại trong quản lý, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phítrong sản xuất Không những thế, báo chí cũng góp phần tạo nên hiệu quảkinh tế lớn cho xã hội thông qua việc dự báo, cảnh báo những khó khăn, tháchthức, tai họa cần phải vượt qua hay né tránh; phát hiện, đề xuất với Đảng, Nhànước những khó khăn, bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ Đôi khi một bài báotốt, có tầm, sắc bén, kịp thời có thể cứu một doanh nhân khỏi bị oan sai, cứu
Trang 35doanh nghiệp khỏi đổ bể Trong thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp trongnước đã phát triển đều đặn, đạt được những thành tựu to lớn về kinh doanh,lợi nhuận và trở thành những tập đoàn kinh tế lớn đều có phần đóng gópkhông nhỏ của báo chí như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tậpđoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Cà phê Trung Nguyên, Công tyCổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) [49]
c, Báo chí làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần xã hội
Vai trò của báo chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện trên nhiều mặt Thứnhất, báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngôn ngữ,báo chí lả nơi vừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới cả trongcách viết vả cách thể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết Thứ hai,báo chí đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và cáclĩnh vực khác Thứ ba, qua các phương tiện thông tin đại chúng, công chúngcó thể tiếp nhận nhiều tri thức văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộckhác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình Thứ tư, báo chí góp phần nângcao văn hóa, giải trí, làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gầnnhau hơn, chia sẻ tâm tư, tình cảm, cùng học tập và tiến bộ trong cuộc sống.
Xã hội càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, sự hình thànhnhân cách, lối sống của con người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiênvà xă hội, trong đó có báo chí Do vậy, trong giai đoạn mới, để thực hiện tốtvai trò của mình, các phương tiện thông tin báo chí ở nước ta phải thực hiệntốt hơn nữa nhiệm vụ đấu tranh chống các tệ nạn xã hội; tăng cường truyền bávăn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; xây dựng nền đạo đức mới trênnền tảng đạo lý dân tộc; vun đắp, hoàn thiện hình mẫu con người Việt Namhiện đại, kế thừa nét đẹp truyền thống của cha ông; nâng tầm trí tuệ, tri thứckhoa học, công nghệ của mỗi công dân Muốn vậy, báo chí và người làm báocần nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân,đồng thời nhanh chóng đổi mới nhiệm vụ để thông tin không chỉ đúng mà cònhay, sinh động, hấp dẫn cho công chúng.
Trang 361.2 Quản lý nhà nước đối với báo chí
1.2.1 Khái niệm Quản lý nhà nước và các nguyên tắc Quản lý nhà nước đối với báo chí
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
- Theo giáo trình Hành chính công của Học viện Hành chính Quốc giathì quản lý là một hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều chức năng Hoạt độngquản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố Các yếu tố đó tác động đến nội dung phươngthức và công cụ để tiến hành quản lý Trong đó các yếu tố cơ bản cần chú ý là: conngười, chính trị, tổ chức, quyền lực, thông tin, văn hóa.
- Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quan lý có thể hiểu là hoạt độngtác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lư tới những đốitượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động vŕ phát triển theo những mục tięunhất định đã đề ra Với cách hiểu này, quản lý bao gồm:
+ Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể có thểlà cá nhân hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằngcác công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sởnhững nguyên tắc nhất định.
+ Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.
+ Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhấtđịnh do chủ thể quản lý đề ra Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện cáctác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương thức thích hợp.
1.2.1.2 Khái niệm Quản lý nhà nước
QLNN là một dạng quản lý chứa đựng bên trong nó nhiều kỹ năng thuộcvề quản lý như mọi tổ chức khác đã vận dụng Trong xu thế chung của pháttriển công nghệ, nhiều thành tựu công nghệ được áp dụng thành công trongquản lý các tổ chức tư nhân đã và đang được các tổ chức nhà nước vận dụng[22, tr.12].
Trang 37QLNN xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý côngviệc của Nhà nước Tuy nhiên, nội dung, phương thức và công cụ áp dụng đểtiến hành các hoạt động QLNN lại tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của thểchế chính trị, thể chế nhà nước cũng như điều kiện phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia ở từng giai đoạn.
Hoạt động QLNN thông qua hoạt động của các cơ quan thực thi quyềnlập pháp Đó là hoạt động ban hành các loại văn bản pháp luật nhằm tạokhuôn khổ pháp luật cho xã hội vận động và phát triển; đó là hoạt động củacác cơ quan thực thi quyền hành pháp nhằm đưa pháp luật vào đời sống vàđiều chỉnh các mối quan hệ nảy sinh; đó là hoạt động của các cơ quan thực thiquyền tư pháp nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật được nghiêm minh [22,tr.12-13].
1.2.1.3 Khái niệm Quản lý nhà nước đối với báo chí
Trên thực tế, chưa có một khái niệm nào chuẩn xác liên quan đến QLNNđối với báo chí Chính vì lẽ đó, để dễ hình dung được nội hàm của cụm từnày, chúng ta đi từ khái niệm quản lý Quản lý là đối tượng nghiên cứu củanhiều ngành khoa học Theo cách hiểu chung nhất của điều khiển học thì quảnlý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốncủa người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Nói đến QLNN đối với báo chí là nói đến những hoạt động của bộ máyNhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp vớixu thế phát triển chung của xã hội Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệthống chính trị, Nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân đượcthực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận,tự do báo chí Nhà nuớc có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo báo chí pháttriển, đáp ứng các nhu cầu về thông tin của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nướcđóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống các thế lực thù
Trang 38địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí để đưa ra các luậnđiệu sai trái, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” gây mất an ninh chínhtrị và trật tự trong nước.
Qua việc khái quát trên chúng ta có thể hiểu QLNN đối với báo chí làtổng thể những hoạt động của bộ máy Nhà nước trên cơ sở những quy địnhcủa pháp luật đảm bảo cho báo chí thực hiện được nhiệm vụ thông tin củamình và chịu sự điều chỉnh thống nhất của pháp luật.
Hay nói cách khác, “QLNN trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một
dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máyNhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp Nó là sự tác động có tổ chứcvà được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối vớicác quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyềntrong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiệnchức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội,thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân” [24, tr.19].
Cách hiểu này chỉ mang tính tương đối vì nó được xây dựng trên cơ sởkhái quát hoá những hoạt động chuyên về lĩnh vực quản lý báo chí của Nhànước Mà báo chí là một khái niệm chưa được thống nhất và bao trùm lên đờisống xã hội Tuy nhiên, xét về phương diện điều khiển học có thể được coi làkhá hoàn chỉnh khi đã xác định được chủ thể quản lý, khách thể của hoạtđộng quản lý, đối tượng của hoạt động quản lý.
- Chủ thể của hoạt động quản lý: Nhà nước mà chủ yếu đó là các cơ quanNhà nước trong bộ máy Nhà nước hay các cá nhân quản lý chuyên ngành về hoạtđộng báo chí được Nhà nước trao quyền về QLNN đối với báo chí.
- Khách thể của việc quản lý: Đó là trật tự quản lý trong quá trình truyềnđạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con ngườivới con người.
Trang 39- Đối tượng của hoạt động quản lý: Tất cả những tổ chức, cá nhân v.v thực hiện những hoạt động liên quan đến báo chí.
- Mục đích của hoạt động quản lý: Phát huy mọi nguồn lực tạo ra một cơchế hợp lý cho hoạt động báo chí và đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luậntrên báo chí của công dân.
- Ý nghĩa của hoạt động quản lý báo chí:
Báo chí với tư cách là công cụ quan trọng về công tác tư tưởng, chính trịcủa Đảng, với sự đa dạng của các loại hình báo chí và những lợi thế riêng có,báo chí hoàn toàn có khả năng đóng góp rất tích cực, có hiệu quả vào sựnghiệp giữ vững và tăng cường sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.Trong những năm qua, hoạt động của báo chí nước ta đã và đang tiếp tụcđóng góp rất lớn cho sự phát triền và hội nhập thế giới trên mọi lĩnh vực.Song song đó vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề phát sinh cần sự điều chỉnh sâusắc của các cơ quan chuyên trách.
QLNN đối với báo chí là một chức năng thật sự cần thiết của cơ quan Nhànước có thẩm quyền Nó đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhândân trong xã hội Bởi lẽ vấn đề tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí làmột nhu cầu có thực của xã hội, nó đánh giá tiêu chuẩn phát triển về các quyềntự nhiên mang tính nhân bản trong toàn xã hội Nhu càu về tự do báo chí, ngônluận sẽ vẫn còn tiếp tục tiếp diễn và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trị an, trậttự xã hội của đất nước Bên cạnh đó, trên bình diện quốc tế, các thông tin mà báochí cung cấp cũng như các hoạt động liên quan đến báo chí cũng có những ảnhhưởng nhất định đến vấn đề an ninh chính trị của toàn cầu.
Với thực trạng như thế, QLNN đối với báo chí sẽ có các ý nghĩa to lớnkhi vừa đảm bảo được trật tự an ninh, an toàn xã hội vừa đảm đảm bảo tôntrọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Ngoàira trước tình hình xuyên tạc của các thế lực thù địch, QLNN đối với báo chísẽ làm cho báo chí hoạt động và phát triển theo đúng chủ trương cùa Đảng và
Trang 40pháp luật của Nhà nước, đấu tranh tích cực, làm thất bại các âm mưu sử dụngdiễn đàn của nhân dân cho chiến lược diễn biến hòa bình trên phương diệnthông tin đại chúng và văn hóa xã hội.
1.2.1.4 Các nguyên tắc Quản nhà nước đối với báo chí
Các hoạt động của báo chí xét trên hình diện chung có ảnh hưởng rất lớnđến đời sống xã hội Vì vậy, muốn đảm bảo được các hoạt động này đi vàokhuôn khổ đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật, chúng ta cần có nhữngnguyên tắc quản lý phù hợp Sau đây là những nguyên tắc cơ bản trongQLNN đối với báo chí.
* Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí là một
nguyên tắc hiến định Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cóquyền được thông tin Quy định này đã được cụ thể hóa bằng Luật Báo chínăm 2016 Cụ thể: Khoản 1, Điều 13 Luật Báo chí quy định: “Nhà nước tạoĐiều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự dongôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình” VàĐiều 11 của luật này cũng nêu rõ các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luậntrên báo chí của công dân như sau: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước vàthế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị,khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị - xă hội, tổ chức chính trị xă hội - nghề nghiệp, tổ chức xăhội, tổ chức xă hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác”.
Như vậy, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí có nội dungrõ ràng, cụ thể và được công bố một cách hệ thống Thông qua báo chí, côngdân có quyền nhận tin, đưa tin, quyền bày tỏ quan điểm của mình về nhữngvấn đề đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội Công dân cũng có quyền