1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại trung tâm hành chính thành phố đà nẵng

110 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 249,39 KB

Nội dung

Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng khi được đưa vào vận hànhđã góp phần hiện đại hóa nền công vụ với việc thành lập Bộ phận tiếp nhận vàtrả kết quả tập trung và triển khai ứng dụng

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HUỲNH PHẠM DUY HOÀNG

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM

HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HUỲNH PHẠM DUY HOÀNG

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM

HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN VĂN LÝ

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019

Trang 3

Luận văn “Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tửtập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiêncứu độc lập của riêng tôi Tôi xin cam đoan các số liệu, kết luận nêu trongluận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học củaluận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nàokhác.

Tác giả luận văn

Huỳnh Phạm Duy Hoàng

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG 9

1.1 Thủ tục hành chính 9

1.2 Cải cách thủ tục hành chính 15

1.3 Mô hình một cửa điện tử tập trung 16

Tiểu kết Chương 1 29

Chương 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 31

2.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng 31

2.2 Hệ thống văn bản liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung 34

2.3 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng 37

2.4 Đánh giá chung về công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng 58

Tiểu kết Chương 2 65

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 67

3.1 Xây dựng và thực thi văn hóa công vụ tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng 67

Trang 5

3.3 Đổi mới nội dung và phương thức truyền thông đối với các chủ thể liênquan đến thủ tục hành chính 723.4 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiệnthủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng 743.5 Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, công dân trong côngtác cải cách thủ tục hành chính 753.6 Tiếp tục hoàn thiện mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hànhchính thành phố Đà Nẵng 79Tiểu kết Chương 3 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

HĐND: Hội đồng nhân dânTTHC: Thủ tục hành chínhUBND: Ủy ban nhân dân

Trang 8

2.1 Cơ cấu thủ tục hành chính được xây dựng thành Dịch vụ

công phân theo các mức độ trực tuyến

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Hiện nay, phát triển và hội nhập toàn cầu đã và đang là xu thế tất yếu,trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực nhiều vấn đềmang tầm chiến lược đang đặt ra (vừa là thời cơ, vừa là thách thức) đối vớiđất nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì thế, vấn đề đẩymạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đang làvấn đề cấp thiết

Trong cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính làkhâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính nhà nước Thủ tục hành chính

là cơ sở và là điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc củacông dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa người dân và cơ quan có công việc cần giải quyết Trong quá trình pháttriển kinh tế và hội nhập quốc tế, cải cách thủ tục hành chính có một vai tròđặc biệt quan trọng, nếu nền hành chính nói chung và thủ tục hành chính nóiriêng không được cải cách hay chậm cải cách thì sẽ là những rào cản kìm hãm

sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta

Nhằm đạt được các mục tiêu “ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sảnxuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạchnhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính Xây dựng hệthống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt,trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và phápquyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ

Trang 10

quan hành chính nhà nước Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ củanhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi íchcủa dân tộc, của đất nước Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có

đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sựphát triển của đất nước” Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CPngày 08 tháng 11 năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2011 – 2020 [12] Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số30c/NQ-CP của Chính phủ đã cơ bản đạt được những kết quả nhất định, tuynhiên “Cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu;thủ tục hành chính còn phức tạp, phiền hà, đang là rào cản lớn đối với việc tạolập môi trường xã hội, môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, hiệu quảcho sự phát triển” [1]

Tại Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định các nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, trong

đó nhấn mạnh đến công tác cải cách thủ tục hành chính phải “Tập trung cảicách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gắn với nâng cao chất lượngchính sách, pháp luật; quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với từng thủtục hành chính Chỉ quy định những thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp

lý, đúng pháp luật và tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp Côngkhai, minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính Bảo đảm quyền tự do củangười dân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế đi đôi với tuân thủ pháp luật.Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyếtthủ tục hành chính Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công và thực hiện chính phủ điện

tử Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thựcthi chính sách, pháp luật” [1]

Trang 11

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng được đánh giá là một trongnhững địa phương đi đầu trong công tác cải cách hành chính; trong đó, côngtác cải cách thủ tục hành chính được UBND thành phố Đà Nẵng đặc biệt coitrọng Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng khi được đưa vào vận hành

đã góp phần hiện đại hóa nền công vụ với việc thành lập Bộ phận tiếp nhận vàtrả kết quả tập trung và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong côngtác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính đã góp phần tạo lập môi trườnglàm việc được sắp xếp theo hướng chuyên nghiệp, năng động, văn minh, lịch

sự, hiện đại, tạo điều kiện cho tổ chức, công dân khi đến giao dịch tại trungtâm hành chính theo hướng một đầu mối, một cửa, liên thông và liên kết gópphần cải thiện đáng kể chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, nângcao mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đến liên hệ giao dịch

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách hành chính nóichung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng của thành phố Đà Nẵng mặc dù

đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó công tác cải cách thủtục hành chính vẫn chưa thật sự đạt kết quả nổi bật, vẫn còn tình trạng trễ hạntrong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, hiệu quả của các đề án liên thôngthủ tục hành chính giữa các cơ quan vẫn còn thấp, việc triển khai áp dụngcông nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật hiện đại vẫn chưa thật sự mang lại sự cảicách đột phá, chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác cải cách thủ tục hànhchính để ngày càng đơn giản hóa thủ tục cho tổ chức, công dân Vẫn còn rấtnhiều thủ tục hành chính chưa được cải cách toàn diện đang trở thành rào cảnđối với hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân gây tăng chi phí tuân thủthủ tục hành chính, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố

Từ cách tiếp cận trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Cải cách thủ tục hànhchính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại trung tâm hành chính thànhphố Đà Nẵng” là cần thiết

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính nói chung, cải cách thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã có nhiều nhà nghiêncứu, nhà hoạch định chính sách, nhiều văn bản pháp luật của nhà nước banhành; có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đã được công bố, đăng tải

từ trung ương đến địa phương

Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

- “Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” của GS Mai Hữu Khuê và PGS.TS Bùi Văn Nhơn (Nxb Chính trị Quốc gia, 1996)

- “Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn” của GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm và PGS.TS Võ Kim Sơn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2002)

- “Cải cách thủ tục hành chính” của GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm và PGS.TS Võ Kim Sơn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003)

- “Cải cách hành chính địa phương – Lý thuyết và thực tiễn” của tác giả

Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Trị, Đoàn Trọng Truyến (Nxb Giáo dục, 2003)

- “Cải cách nền hành chính nhà nước một quá trình tất yếu và liên tục”của PGS.TS Võ Kim Sơn (Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,2004)

- “Cải cách thủ tục hành chính nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân,giải pháp” của tác giả Thang Văn Phúc (Nxb Thống kê, Hà Nội 2007)

- “Đánh giá kết quả cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩymạnh cải cách hành chính ở nước ta” của GS.TSKH Đào Trí Úc (Nxb Chínhtrị Quốc gia, 2008)

- “Cải cách hành chính – Những vấn đề cần biết” của tác giả Điệp Văn Sơn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008)

- “Hỏi & đáp về quản lý hành chính nhà nước” của tác giả Trần ThịThu Cúc (Nxb học viện chính trị - hành chính, 2013)

Trang 13

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Văn Tấn với đề tài: “Cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông - Nghiên cứu thực tiễn tỉnh Đồng Tháp”, năm 2011:luận văn này tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và những khó khănvướng mắc , nguyên nhân và bài học kinh nghiệm về thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông tại tỉnh Đồng Tháp.

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Ngọc Lan với đề tài: Quản lý chấtlượng cải cách hành chính theo mô hình “một cửa liên thông” tại Ủy banNhân dân các quận thành phố Hải Phòng”, năm 2011: luận văn này tác giả chủyếu phân tích những nội dung cơ bản về công tác cải cách hành chính theo môhình một cửa liên thông và đã chỉ ra những kết quả đạt được và những khókhăn vướng mắc , nguyên nhân và bài học kinh nghiệm về thực hiện mô hìnhmột cửa liên thông tại cấp quận

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Toan với đề tài: “Cải cách thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanhtại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh”, năm 2012: luận văn này tác giả đãphân tích được thực trạng tại tỉnh Bắc Ninh nói chung và tập trung sâu vàolĩnh vực đăng ký kinh doanh để đề xuất các giải pháp theo cơ chế một cửaliên thông

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Vân Huyền với đề tài: “Nâng caohiệu quả phối hợp trong thực hiện thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyềntheo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Ủy ban nhân dân phường tạithành phố Hà Nội”, năm 2012: luận văn này tác giả chủ yếu nghiên cứu vềhiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong công tác cải cách thủ tục hành chínhthông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp phường

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lương Thị Thu Huỳnh với đề tài “Cảicách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dânthành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, năm 2017: luận văn này tác giả nghiên

Trang 14

cứu công tác cải cách thủ tục hành chính đối với các thủ tục cụ thể về côngtác tuyển dụng viên chức.

Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến các vấn đề vềthực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chếmột cửa ở nhiều góc độ, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp và hệ thốnghóa những vấn đề lý luận của cải cách thủ tục hành chính, cải cách thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa; điều này đã giúp tác giả bổ sung, hoàn thiệnnhững vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính ở nước

ta trong quá trình nghiên cứu

Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiêncứu cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Đà Nẵng gắn với sự hình thành,hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung, hiện đại, là sự kếthợp giữa cơ chế một cửa, một cửa liên thông với ứng dụng công nghệ thôngtin trong việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính Xuất phát từ điềukiện kinh tế, xã hội của địa phương, cũng như thực tế hoạt động cải cách thủtục hành chính tại thành phố Đà Nẵng đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu đểđưa ra những giải pháp phù hợp nhất với tình hình của thành phố Do đó, việcthực hiện đề tài là phù hợp với yêu cầu mà công tác quản lý nhà nước đặt rahiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tụchành chính và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cảicách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâmhành chính thành phố Đà Nẵng

3.2 Nhiệm vụ

Trang 15

- Hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, mô hình một cửa điện tử tập trung.

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình cải cách thủ tụchành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chínhthành phố Đà Nẵng

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Đà Nẵng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tậptrung

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1 Phương pháp luận

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng

-Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, thống kê;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

- Phương pháp phân tích đối chiếu, so sánh

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Trang 16

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệthống và tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về thủ tục hành chính, cải cáchthủ tục hành chính, và mô hình một cửa điện tử tập trung.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt độngcải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trung Từ đó, đềxuất các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tại địaphương Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần thực hiện tốtcông tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa điện tử tập trungtại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng nói riêng và có thể nhân rộng racác Trung tâm Phục vụ hành chính công tại các địa phương khác

Các số liệu, thông tin thực tế của luận văn có thể giúp các nhà quản lý,các nhà hoạch định chính sách làm cơ sở để xây dựng các quy định phù hợpvới thực tế hơn Công trình còn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tácnghiên cứu Các giải pháp đưa ra trong luận văn này có thể được ứng dụngvào thực tiễn cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Đà Nẵng trong thờigian tới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hànhchính và mô hình một cửa điện tử tập trung

Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo mô hình mộtcửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo môhình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

Trang 17

Về mặt nguyên tắc, hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuântheo pháp luật, trong đó có những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩmquyền của từng cơ quan để giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ đượcgiao; những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định về trình tự,cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chính khi thực hiện chức năngquản lý hành chính công Mục đích của thủ tục hành chính là nhằm đảm bảo thựchiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, nội dung của thủ tục hành chính là nhữnghành vi dưới dạng hành động mà chủ thể thực hiện theo hình thức và trình tựđược pháp luật quy định Về hình thức pháp lý của thủ tục hành chính: là các quyphạm pháp luật dưới dạng quy phạm thủ tục (hay còn gọi là quy phạm hìnhthức); Quy phạm thủ tục được ban hành để bảo đảm thực hiện các quyền vànghĩa vụ của chủ thể được quy phạm nội dung quy định.

Tóm lại, có thể hiểu rằng thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giảiquyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mốiquan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nướcvới tổ chức công dân

Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính

Trang 18

phủ về kiểm soát thủ tục hành chính: “ Thủ tục hành chính là trình tự, cáchthức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người cóthẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cánhân, tổ chức” [6].

1.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính

Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục

-là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình Hệthống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự,trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyếtcông việc nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cơ quan nhànước, tổ chức và công dân; đó cũng chính là hệ thống các nguyên tắc quản lý

và điều hành bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức phảituân theo trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình Thủ tụchành chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục, thủ tụchành chính có chức năng làm cho các quy phạm nội dung của luật pháp đượcthực hiện thuận lợi; thiếu thủ tục hành chính việc thực thi luật pháp sẽ gặp khókhăn, thậm chí không có khả năng đi vào đời sống thực tế

Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước Xét trong quá trình giải quyết công việccủa các cơ quan hành chính nhà nước thì thủ tục hành chính là cách thức, trình

tự mà các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng để giải quyết các nhiệm vụtheo quy định của pháp luật Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trên xuống

mà cũng có những trình tự thực hiện song hành

Thứ ba, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp Tính đa dạng phứctạp được biểu hiện như sau: Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thựchiện; Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hànhchính, trong đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân; Việc quy

Trang 19

định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định tương đối

và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loạiđối tượng; Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ hành chính caiquản sang hành chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổchức ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ; Do chủ thể cơ quan hành chính nhànước xây dựng để giải quyết công việc nên phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủquan của chủ thể ban hành; Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực vàquốc tế hiện nay, các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phùhợp với thông lệ quốc tế

Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạmnội dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng vàphù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội Đây chính là yếu tố cần nhậnthức đúng đắn giúp cho các nhà ban hành các quy định thủ tục hành chính banhành các quy định phù hợp với thực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh

tế xã hội

1.1.3 Ý nghĩa của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngàycàng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Điềunày không những có ý nghĩa vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy

mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lýnhà nước đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Thủ tục hànhchính được quy định nhằm tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các cơquan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình Có thể nói thủtục hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cáchthức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở vàđiều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các công việc

Trang 20

của người dân theo luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổchức và công dân Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lýhành chính nhà nước Nếu không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách,chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành sẽ khó được thực thi Có thể nóithủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để đưa pháp luật vào đời sống.

Ý nghĩa của thủ tục hành chính được biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản như sau:

Thứ nhất, thủ tục hành chính là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân

và cán bộ, công chức, viên chức hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ củamình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máyhành chính

Thứ hai, thủ tục hành chính đảm bảo các quyết định hành chính đượcđưa vào thực tế của đời sống xã hội

Thứ ba, thủ tục hành chính đảm bảo cho các quyết định hành chínhđược thi hành thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý củaquyết định hành chính thông qua thủ tục hành chính

Thứ tư, thủ tục hành chính là công cụ điều hành cần thiết của tổ chứchành chính

Thứ năm, xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quátrình xây dựng và triển khai luật pháp

Thứ sáu, thủ tục hành chính giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủtrong quản lý; thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân

Thứ bảy, thủ tục hành chính biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ vănminh của nền hành chính

Thứ tám, nếu thiếu quy phạm thủ tục, các quy phạm vật chất khó đượcthực hiện

Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan

Trang 21

nhà nước với người dân và các tổ chức, khả năng làm bền chặt các mối quan

hệ trong quá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân,

do dân và vì dân” Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơnthuần liên quan đến pháp luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển chung của đất nước về chính trị, văn hóa, giáo dục và hội nhập vàonền kinh tế thế giới

1.1.4 Phân loại thủ tục hành chính

Thứ nhất thủ tục hành chính được phân loại theo đối tượng quản lýhành chính nhà nước Theo cách này, các thủ tục được xác định cho từng lĩnhvực quản lý nhà nước và được phân chia theo cơ cấu chức năng của bộ máyquản lý hiện hành Ví dụ: Thủ tục đăng ký kinh doanh; thủ tục xuất nhậpcảnh; thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Thứ hai thủ tục hành chính được phân loại theo công việc cụ thể của cơquan nhà nước Theo cách này, mỗi công việc để thực hiện nhiệm vụ của các

cơ quan nhà nước có một thủ tục tiến hành Ví dụ: Thủ tục ban hành văn bảnquy phạm pháp luật; Thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức, chuyển ngạch,điều động cán bộ, công chức Loại thủ tục này được thực hiện ở phạm vi rộnghơn, không chỉ các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện mà các cơ quanlập pháp, tư pháp cũng có những hoạt động liên quan đến quản lý hành chínhnhà nước và cần thiết phải thực hiện một số thủ tục hành chính loại này

Thứ ba thủ tục hành chính được phân loại theo chức năng cung cấp dịch

vụ công và chức năng chuyên môn, loại thủ tục này chỉ áp dụng cho các cơquan có chức năng hoạt động mang tính chất đặc thù nghiệp vụ chuyên môn

Ví dụ: Thủ tục cung cấp dịch vụ thông tin; Thủ tục kiểm tra mức độ an toànlao động; Thủ tục mua và thanh toán các loại bảo hiểm

Thứ tư thủ tục hành chính được phân loại theo quan hệ công tác, thủ tụchành chính chia thành ba nhóm gồm nhóm thủ tục nội bộ; nhóm thủ tục liênhệ; nhóm thủ tục văn thư, cụ thể như sau:

Trang 22

Thủ tục liên hệ giữa các chủ thể không có mối liên hệ về tổ chức; giữacác cơ quan hành chính với cá nhân, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ quản lýhoặc khi giải quyết yêu cầu của người dân Thủ tục hành chính liên hệ là thủtục thực hiện thẩm quyền tiến hành giải quyết các công việc liên quan đếnquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt cáchành vi vi phạm hành chính, trưng thu, trưng mua các động sản và bất độngsản của tổ chức và công dân khi nhà nước có nhu cầu giải quyết một nhiệm vụnhất định vì lợi ích cộng đồng Thủ tục hành chính lúc này thường được thểhiện dưới dạng: thủ tục hành chính cho phép làm; thủ tục giải quyết các yêucầu, đề nghị của công dân, tổ chức; Thủ tục hành chính ngăn cấm hay cưỡngchế thi hành; Thủ tục hành chính trưng thu, trưng dụng

Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục liên quan đến quan hệ trong quátrình thực hiện các công việc nội bộ của các cơ quan, công sở trong hệ thống

cơ quan nhà nước Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm các thủ tục về quan hệlãnh đạo, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới, quan hệ hợptác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp và ngang quyền,quan hệ công tác giữa chính quyền các cấp với các Bộ, cơ quan chuyên môncủa UBND cấp trên Giải quyết các công việc mà các chủ thể có mối liên hệ

về tổ chức, ví dụ: giữa các Sở, ngành; giữa các đơn vị cấp Sở với UBND cấphuyện, xã

Thủ tục văn thư là thủ tục hành chính thông thường được thực hiện trongtừng cơ quan, đơn vị để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị Thủ tục hànhchính văn thư là toàn bộ hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp các loại giấy tờ vàđưa ra giải quyết một công việc nhất định Nhà nước sẽ quy định các loại giấy tờcần thiết cho việc giải quyết một yêu cầu của tổ chức hay của công dân nhằm xácđịnh mối quan hệ pháp lý rõ ràng, đồng thời quy định những loại giấy tờ đượcxem là hợp lệ có thể dùng để giải quyết công việc [18]

Trang 23

1.2 Cải cách thủ tục hành chính

1.2.1 Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính được tiếp tục xác định là khâu trọng tâmcủa các bộ, ngành, nhiều địa phương các cấp Đặc trưng của thủ tục hànhchính là có tính năng động, luôn đòi hỏi sự thay đổi cho phù hợp yêu cầu củathực tế cuộc sống nên cùng với cải cách hành chính thì cải cách thủ tục hànhchính luôn là một yêu cầu có tính khách quan và cấp thiết

Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình

tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người

có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cáchviệc thực hiện các thủ tục hành chính Nói cách khác cải cách thủ tục hànhchính chính là việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi những thủ tục hành chính nhằmđơn giản hoá, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổchức và công dân khi đến giao dịch đối với cơ quan nhà nước hành chính,đồng thời chống tệ quan liêu, tham nhũng, xây dựng một nền hành chínhtrong sạch vững mạnh, một bộ máy chính quyền thực sự của dân, do dân, vìdân phục vụ

Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng

cố mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lýnhà nước của nhân dân Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phátrong cải cách nền hành chính Nhà nước Cải cách thủ tục hành chính là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong tiến trình đổi mới, phát triển

và hội nhập của nước ta

1.2.2 Những yêu cầu của quá trình cải cách thủ tục hành chính

Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính phải đảm bảo tính thống nhất của

hệ thống thủ tục hành chính

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính phải bảo đảm sự chặt chẽ của hệ

Trang 24

Tóm lại, cải cách thủ tục hành chính phải bảo đảm tính pháp lý, hiệuquả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏnhững rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn chongười dân và doanh nghiệp.

1.3 Mô hình Một cửa điện tử tập trung

1.3.1 Khái niệm

Mô hình một cửa được xem là mô hình cung cấp dịch vụ công áp dụngtại các cơ quan Nhà nước, trong đó các thủ tục hành chính được giải quyếttheo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, bao gồm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ,giải quyết đến trả kết quả

Mô hình một cửa điện tử được hiểu là mô hình một cửa nhưng đượctăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thông qua đầu tư phần mềm, cáctrang thiết bị, điều kiện làm việc hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ cácdịch vụ hành chính công đối với công dân, tổ chức; tạo ra môi trường giaotiếp, làm việc thân thiện, hiện đại, văn minh, lịch sự, đem lại sự thoải mái, hài

Trang 25

lòng cao nhất cho công dân, tổ chức đến giao dịch Mô hình một cửa điện tử

ra đời cùng với xu hướng hình thành Chính phủ điện tử, tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin trong việc xử lý các mối quan hệ với công dân, doanhnghiệp và các cơ quan hành chính nhà nước

Nếu như trước đây các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được tổ chứcriêng lẻ, phân tán tại các sở, ban, ngành thì hiện nay, tại một số địa phương,trung tâm hành chính cấp tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động, hình thànhnên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, thực hiện giải quyếtthủ tục hành chính của tất cả các sở, ban, ngành tại trung tâm hành chính

Như vậy, mô hình một cửa điện tử tập trung được hiểu là mô hình mà

Bộ phận Một cửa (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trảkết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giảiquyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửaliên thông trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tụchành chính

1.3.2 Các bộ phận cấu thành của mô hình một cửa điện tử tập trung

1.3.2.1 Bộ phận Một cửa

Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kếtquả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính côngcấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặcchuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi,giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân

Bộ phận Một cửa có nhiệm vụ:

Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bảndanh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội

Trang 26

dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định; hỗ trợ những trườnghợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằngphương tiện điện tử;

Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ thủ tục hànhchính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quảgiải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết vàtrả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí(nếu có) theo quy định;

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quảgiải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầugiải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủyquyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổchức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan tổchức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán

bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kếtquả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh,kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức,viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận,giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh,kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;

Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa và cung cấp các dịch vụ hỗ trợcần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nướcngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiếtkhác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm

Trang 27

quyền phê duyệt;

Quyền hạn của Bộ phận một cửa:

Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quancung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tụchành chính;

Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giámsát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hànhchính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các

cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủtục hành chính cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia Bộphận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;

Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức docác cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấphành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quychế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan;

Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiệncông vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp

tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầngcông nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin mộtcửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sửdụng các Hệ thống thông tin một cửa điện tử

1.3.2.2 Cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếpnhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi,giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của

Trang 28

một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.

Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính làphương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ,giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủtục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giảiquyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa

Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

Thứ nhất, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng

và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩmquyền

Thứ hai, việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơchế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất

Thứ ba, giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện,đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền

Thứ tư, quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra,theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân

Thứ năm, không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho

tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật

Thứ sáu, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thựchiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hànhchính theo quy định của pháp luật

Thứ bảy, tuân thủ các quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế

có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính [17]

Trang 29

1.3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chínhđược thực hiện thông qua việc xây dựng Cổng dịch vụ công và các phần mềmthuộc Hệ thống thông tin điện tử và áp dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thốngthông tin điện tử trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông

Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ xây dựng vàthống nhất quản lý trên cơ sở tích hợp, trao đổi dữ liệu về thủ tục hành chính,

hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hànhchính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tích hợp dịch

vụ công trực tuyến với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấptỉnh phải được xây dựng tập trung, thống nhất để tiếp nhận, giải quyết thủ tụchành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp [17]

Các nguyên tắc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảiquyết thủ tục hành chính gồm:

Thứ nhất, bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồngchéo, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin từ trungương đến cơ sở

Thứ hai, bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử ViệtNam; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữliệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản; quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệuquốc gia về dân cư

Trang 30

Thứ ba, bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thốngthông tin của các cơ quan nhà nước với nhau; khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻthông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức,

cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện

tử, truyền thông, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép

Thứ tư, tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, công nghệthông tin, văn thư, lưu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quy định khác củapháp luật có liên quan

1.3.3 Đặc điểm mô hình một cửa điện tử tập trung

Thứ nhất, xử lý công việc theo quy trình, thủ tục, thời gian đã đề ra từtrước Mô hình một cửa điện tử tập trung thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận các hồ

sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo các thủ tục hành chính đãđược cơ quan có liên quan xây dựng từ trước Hệ thống các quy định về thủtục hành chính là yêu cầu bắt buộc mà các công chức làm việc tại Bộ phậnmột cửa cũng như các cá nhân làm việc tại bộ phận chuyên môn phải tuân thủ,như là một cam kết của cơ quan hành chính đối với các tổ chức, công dân Vớiđặc điểm này, việc giải quyết hồ sơ tại mô hình một cửa tập trung rất thuận lợicho khách hàng là công dân, tổ chức đến giao dịch, tránh tình trạng sáchnhiễu, gây phiền hà của một bộ phận công chức, viên chức

Thứ hai là hoạt động công khai, minh bạch Quy chế một cửa, một cửaliên thông được áp dụng nhằm tăng cường sự liên kết giữa nền hành chínhnhà nước đối với công dân Vì vậy, mọi hoạt động cung cấp dịch vụ công đềuđược công khai, minh bạch, bao gồm các vấn đề như quy trình, thủ tục, thờigian giải quyết, kinh phí Trong thực hiện dịch vụ công theo cơ chế một cửa,một cửa liên thông, các thủ tục hành chính phải được công khai trên cácphương tiện thông tin đại chúng và trụ sở cơ quan, tổ chức để đảm bảo côngdân được tiếp cận mọi dịch vụ công một cách thuận lợi nhất Yêu cầu công

Trang 31

khai, minh bạch trong giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liênthông còn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng phục vụ, tránh các tiêucực, phiền hà có thể phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ.

Thứ ba là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhànước trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức Khi giải quyết hồ sơtheo mô hình một cửa điện tử tập trung, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

cơ quan hành chính nhà nước để đảm bảo hiệu quả giải quyết tốt nhất, đặcbiệt là trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liênthông Với đặc điểm này, hồ sơ một cửa được liên thông liên kết theo một quytrình định sẵn, đã được thỏa thuận giữa các cơ quan có liên quan Trong đóquy định cụ thể thời gian giải quyết đối với từng cơ quan nhất định đối vớithủ tục Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đặt ra yêu cầu về nâng caotính trách nhiệm, kỷ cương của các cơ quan hành chính trong phục vụ ngườidân, tránh tình trạng công dân phải liên hệ công tác với nhiều cơ quan có liênquan mới có thể giải quyết được một hồ sơ

Thứ tư là ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong giải quyết thủtục hành chính Trong mô hình một cửa điện tử tập trung, việc ứng dụng côngnghệ thông tin được xem là yêu cầu bắt buộc và cũng là đặc điểm nổi bật sovới bộ phận một cửa thông thường Công nghệ thông tin được áp dụng hiệuquả dưới nhiều hình thức như: phần mềm quản lý, điều hành, cung cấp dịch

vụ công trực tuyến, sử dụng các trang thiết bị hiện đại tại Bộ phận tiếp nhận

và trả kết quả, góp phần làm tăng khả năng đáp ứng của các cơ quan hànhchính và mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với hoạt động của nềnhành chính

1.3.4 Vai trò mô hình một cửa điện tử tập trung

Có thể thấy mô hình một cửa điện tử tập trung với việc triển khai quytrình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa

Trang 32

liên thông và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin là giải pháp đổi mới hữuhiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp, cácngành và địa phương nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quanhành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hànhchính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh mộtbước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công táctrong cơ quan hành chính nhà nước Góp phần thực hiện tốt công tác cải cách thủtục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằngtrong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ

bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân

Mô hình một cửa điện tử tập trung giảm việc đi lại của người dân,doanh nghiệp, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hànhchính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao thông qua việc luân chuyển hồ sơnhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển, ghi các phiếu chuyển hồ sơ thủcông Công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư,

tổ chức và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, công dân trên các lĩnhvực lâu nay được xem là phức tạp và có nhiều phản ánh của tổ chức, công dântrong việc phải thực hiện các chi phí không chính thức và thành phần hồ sơphức tạp như cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng

cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửađiện tử tập trung sẽ có sự đánh giá, công khai kết quả giải quyết thủ tục hànhchính, lãnh đạo các ngành, các cấp chính quyền sẽ thực sự vào cuộc, tăngcường kiểm tra, phát hiện kịp thời và công khai trách nhiệm của từng cá nhân,

sẽ góp phần cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng caochất lượng hiện đại hóa công sở hành chính Kỷ cương hành chính cũng cónhững tiến bộ quan trọng Thông qua sự chỉ đạo sâu sát, kiên quyết của các

Trang 33

cấp ngành về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của cơ quan hànhchính, về rà soát, đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, thực hiện

cơ chế một cửa, một cửa liên thông với chất lượng tốt hơn đã nâng cao tráchnhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính, bằng các việc làm cụ thể ở các bộ,ngành và chính quyền địa phương các cấp đã khẳng định sự chuyển biến bướcđầu trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân vàdoanh nghiệp

Mô hình một cửa điện tử tập trung tạo sự thuận tiện trong giải quyết thủtục hành chính của người dân Thay vì liên hệ công tác tại nhiều địa điểm, các

tổ chức, công dân chỉ cần đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung đểđược tư vấn, giải quyết kịp thời công việc của mình Mô hình một cửa điện tửtập trung đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và công chức, tạo cơ chếgiám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo vớicán bộ, công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của công tác cải cách thủtục hành chính Mô hình một cửa điện tử tập trung với việc ứng dụng côngnghệ thông tin sẽ giúp tổ chức, công dân kiểm tra được quá trình giải quyếtthủ tục tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thuận tiện, đơn giản qua

hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ.Nhất là trong công tác quản lý tài chính, quy định công khai và minh bạchnguyên tắc thu, mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng đối với các loạiphí, lệ phí tại bộ phận một cửa của cơ quan hành chính các cấp giúp tổ chức,công dân không phải phát sinh các chi phí ngoài quy định

Thực hiện Mô hình một cửa điện tử tập trung góp phần tăng cườngnăng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng,nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của độingũ cán bộ, công chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nướcdân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động cóhiệu lực, hiệu quả

Trang 34

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức mô hình một cửa điện tử tập trung

1.3.5.1 Quy định của pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung donhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí củagiai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phùhợp với lợi ích của giai cấp mình Xét trong phạm vi các cơ quan hành chính,pháp luật chính là công cụ hữu hiệu để đảm bảo thực hiện quyền lực nhànước Cơ quan hành chính thực hiện các hoạt động nhằm thực thi pháp luật,

áp dụng và bảo vệ pháp luật, trong đó có chức năng cung cấp dịch vụ côngcho các tổ chức, công dân

Hoạt động cung cấp dịch vụ công chịu ảnh hưởng của hệ thống văn bảnpháp luật, quy định về giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hànhchính nhà nước Hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nàyđược thực hiện, đồng thời các quy định về thủ tục hành chính với những quyđịnh cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian, kinh phí giải quyết thủ tụchành chính là căn cứ để Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện nhiệm vụ.Khi hệ thống pháp luật về thủ tục hành chính thay đổi, quy trình, hoạt độngcủa Bộ phận này chắc chắn sẽ phải thay đổi phù hợp, đảm bảo tính tối cao củaHiến pháp, pháp luật trong hoạt động của cơ quan nhà nước

1.3.5.2 Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính

Tổ chức bộ máy nhà nước và mô hình một cửa điện tử có mối quan hệrất mật thiết với nhau vì thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyếtcông việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộngành và giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân Nó giữ vai tròđảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyềncủa các cơ quan nhà nước hoặc của cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong

Trang 35

việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước Thông qua hoạt động mô hìnhmột cửa điện tử, bộ máy hành chính nhà nước dễ dàng liên kết với nhau hơntrong thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ cũng thông qua đó để điều hành bộ máynhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; kiểm soát tốt hơnmọi hoạt động của cơ quan công quyền trước những biến động phức tạp củathực tiễn nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển Việcminh bạch trong kiểm soát và giám sát cũng được nâng cao, qua đó mọi trìtrệ, ách tắc của bộ máy công quyền sẽ dễ dàng lộ diện khi có vấn đề xảy ra.

Trong quá trình hình thành các mô hình một cửa, một cửa tập trung, cóthể nhận thấy tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước càng cồng kềnh, nhiềuphòng ban chuyên môn thì tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả càngphức tạp, số lượng công chức, viên chức phục vụ cho hoạt động của Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả càng cao để đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của

bộ máy Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước với đặc trưng làtính thứ bậc chặt chẽ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình giải quyếtcông việc, thời gian luân chuyển hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đếncác cơ quan chuyên môn

Ngược lại, mô hình một cửa tập trung cũng ảnh hưởng nhất định đến hệthống tổ chức của các cơ quan hành chính Thực tế cho thấy, nếu việc ứngdụng tốt dịch vụ công mức 4 theo mô hình một cửa điện tử thì bộ máy nhànước sẽ được giảm đáng kể, tổ chức, công dân chỉ cần nộp hồ sơ thông quamôi trường trực tuyến, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành giải quyết và trả kết quả

hồ sơ thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó sẽ giúp bộ máyhành chính nhà nước giảm sự cồng kềnh, góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu tinh giản biên chế

1.3.5.3 Trình độ tin học của công chức

Như đã nói ở trên, mô hình một cửa điện tử là mô hình một cửa nhưng

Trang 36

được tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thông qua đầu tư các trangthiết bị, điều kiện làm việc hiện đại Vì vậy, để có thể vận hành mô hình nàymột cách hiệu quả nhất, yêu cầu tất yếu là phải có một đội ngũ cán bộ, côngchức có khả năng sử dụng công nghệ thông tin.

Đối với các cá nhân công chức, viên chức trực tiếp làm việc tại Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả yêu cầu trình độ tin học cơ bản để có thể sử dụng hiệuquả các phần mềm quản lý, điều hành và đáp ứng được các yêu cầu trongcông việc

Tuy nhiên, để Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vận hành hiệu quả, côngtác hiện đại hóa hệ thống này được đặt lên hàng đầu Việc thiết kế mô hìnhlàm việc, các phần mềm phục vụ cho hoạt động tiếp nhận và trả kết quả yêucầu bộ phận công chức, viên chức có trình độ công nghệ thông tin cao, có khảnăng ứng dụng các kiến thức của mình vào thực tế

Trình độ tin học của công chức, viên chức đóng vai trò quan trọng nhưmột nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của mô hình một cửa điện tử tậptrung, với vai trò chủ thể vận hành hoạt động của bộ phận này

1.3.5.4 Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin

Thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, việc hoàn thiện cơ sởvật chất và tăng cường áp dụng công nghệ thông tin là một trong những yêucầu tất yếu để nâng cao chất lượng hoạt động của nền hành chính Cơ sở vậtchất và công nghệ thông tin được xem là những yếu tố quan trọng có ảnhhưởng lớn đến hoạt động của mô hình một cửa điện tử tập trung Nói đến

“một cửa điện tử” là nói đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tinđể thực hiện chức năng của cơ quan hành chính, vì vậy, có một hệ thống vậtchất, công nghệ đồng bộ là điều kiện quan trọng giúp mô hình một cửa hoạtđộng tích cực

Trong thực tiễn hiện nay, công nghệ thông tin tác động hai mặt đến

Trang 37

hoạt động của hành chính nhà nước, nó vừa là phương tiện nhưng cũng là áplực Là phương tiện vì thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, bộ máyhành chính nhà nước có thể liên kết với nhau một cách hiệu quả, tác động tíchcực đến việc giải quyết các thủ tục hành chính mà cơ chế một cửa điện tử làmột ví dụ tiêu biểu Mọi hoạt động, thông tin đều có thể đáp ứng nhanh nhạy,kịp thời Tuy nhiên đây cũng là một áp lực cho các cơ quan nhà nước nếukhông kịp thời áp dụng công nghệ thông tin vào thực tế, đồng thời trong điềukiện an ninh mạng ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối Vì vậy, trong việc

áp dụng công nghệ thông tin, cần có sự đồng bộ và kịp thời mới mang lại hiệuquả tích cực trong thực thi công vụ Việc giải quyết hồ sơ được thực hiện dướinhiều hình thức, trong đó có các dịch vụ được hỗ trợ trực tuyến Tại Bộ phậntiếp nhận và trả kết quả, hàng loạt các công cụ hỗ trợ hiện đại được áp dụngnhư màn hình tra cứu thủ tục hành chính, thực hiện khảo sát mức độ hài lòng,bấm số tự động,… góp phần tạo thuận lợi cho người dân đến giao dịch Chính

vì vậy, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin là những yếu tố không thể thiếu đểđảm bảo tổ chức và hoạt động của mô hình một cửa điện tử tập trung

Có thể thấy một khi các thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa về nộidung, yêu cầu và để bảo đảm cho công tác quản lý của nhà nước thì việc cải

Trang 38

cách thủ tục hành chính thông qua sự công khai, minh bạch và đơn giản hóacác hoạt động giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cánhân theo mô hình một cửa điện tử tập trung với sự hình thành Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả tập trung, thực hiện quy trình tiếp nhận và giải quyết trảkết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thông qua việc ứng dụngcông nghệ thông tin là một mô hình hiệu quả trong đáp ứng yêu cầu đơn giản

và cải cách thủ tục hành chính

Vậy nên, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thông qua mô hìnhmột cửa điện tử tập trung là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa chính quyền, tạo được lòng tin, sự đồng thuận của nhân dân

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ TẬP TRUNG

TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biểnĐông Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' độ vĩ Bắc, 107018' đến 108020'

độ kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh QuảngNam, Đông giáp Biển Đông Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở

15045’ đến 17015’ độ vĩ Bắc, 1110 đến 1130 độ kinh Đông

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thôngBắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cáchThủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km vềphía Nam Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là mộttrong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông quaHành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa Thànhphố Đà Nẵng có một vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - anninh, từng bước khẳng định vai trò là đô thị lớn, đầu tàu, động lực phát triển,trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung – Tây Nguyên và của cả nước; đặcbiệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững, góp phần thu hút sốlượng lớn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hình thành và phát triển

2.1.2 Điều kiện kinh tế

Đà Nẵng là thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miềnTrung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,

Trang 40

Quảng Ngãi và Bình Định, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lựcthúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên Với vị thế làtrung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội

tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, côngnghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi…

Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng giá trị tổng sảnphẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 9,8%/năm Cơ cấu kinh tếchuyển dịch tích cực, đúng hướng, trong đó ngành Dịch vụ dẫn đầu về tỉ trọng vàtốc độ tăng trưởng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thông, vận tải,logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo, y tế đều phát triển với tốc độcao; du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu, có khả năngcạnh tranh quốc tế Ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, công nghiệpcông nghệ cao, công nghệ thông tin được chú trọng phát triển Nông nghiệp pháttriển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường.Tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển ngày càng được phát huy

Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng vàtương đối hiện đại Duy trì được vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh và các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chínhcông, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

2.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội

Lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế của thành phố ĐàNẵng được đánh giá rất tốt; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhândân được nâng lên Chính trị - xã hội được duy trì ổn định; quốc phòng, anninh được củng cố; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; phát triển kinh tế -

xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh Đà Nẵng còn đượcbiết đến như một đô thị xanh - sạch - đẹp, với nhiều danh lam thắng cảnh và

Ngày đăng: 02/11/2020, 08:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w