Câu hỏi có tính nhận biết: Khi làm việc với người khác, làm thế nào để biết đó là người hướng nội hay hướng ngoại? Câu trả lời: Người hướng ngoại là người sẽ nhìn chăm chăm vào đôi giày
Để lãnh đạo bao dung hơn Câu hỏi có tính nhận biết: Khi làm việc với người khác, làm thế nào để biết đó là người hướng nội hay hướng ngoại? Câu trả lời: Người hướng ngoại là người sẽ nhìn chăm chăm vào đôi giày của bạn. Chúng ta đánh giá con người như thế thật thuận tiện, nhưng cũng rất nguy hiểm. Đánh giá như vậy vô hình chung đã ghép họ vào những hộp nhỏ riêng biệt và hạn chế những tiềm năng có thể nảy sinh giữa những mối quan hệ ấy. Ví dụ minh họa xác thực cho chủ đề này là chiếc hộp cơ bản nhất mà mỗi chúng ta đều có - những chiếc hộp mà chúng ta cố nén mình vào cùng với những bố, mẹ và anh chị em. Trong một khoảnh khắc, hãy tưởng tượng rằng cha chúng ta "vui tính", mẹ chúng ta "ích kỷ", những chị gái "lắm lời" và một cái ta "thông thái". Bất cứ thời kỳ nào, khi tham gia vào một gia đình, chúng ta đều đảm nhận những vai trò đã được định trước. Và tất nhiên, nếu không có ý thức định nghĩa lại các mối quan hệ, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được tiếng cười của cha, tại sao mẹ cứ luôn muốn những gì mà mình không sở hữu, và vì sao chị gái lại cần nhiều sự quan tâm hơn. Hiểu người khác với chân giá trị của họ, từ những thành công huy hoàng cho đến những điểm yếu, đều đòi hỏi một nỗ lực có ý thức. Và điều này là rất đáng làm - cả từ phương diện con người và công việc. Nếu muốn đổi mới chương trình lãnh đạo, hãy đảm bảo rằng bạn đã đổi mới được các mối quan hệ công việc cần thiết. Để làm được như vậy, hãy hành động như sau: Thử đóng vai người khác. Khi đến công ty, mọi người đều cố hoàn thành công việc theo cách tốt nhất có thể. Nhưng ngoài con người công sở mà bạn nhìn thấy, họ còn là con trai, con gái, anh, chị, bố, mẹ của một người nào đó. Họ đóng thuế, dạy lũ trẻ chơi bóng, nấu ăn cho những người hàng xóm khốn khó. Vì vậy, những khi họ muốn rẽ phải trong khi bạn nghĩ phải rẽ trái không có nghĩa là họ "không nhìn thấy toàn cảnh", "làm việc không mục đích", hay thậm chí "vô tổ chức." Bởi họ có những mục đích, áp lực, và kinh nghiệm khác bạn. Nhận thức về các thành tố tạo nên cuộc sống của người khác. Thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta cứ quanh quẩn trong thế giới của cái tôi rồi lại muốn cộng tác và ảnh hưởng đến những người mà chúng ta hiểu biết rất ít về họ. Nếu muốn phát triển một mối quan hệ công việc vững mạnh, bạn cần phải thấu hiểu lai lịch, ước mơ, mục tiêu công việc và những trở ngại của người khác. Phục vụ nhu cầu của người khác. Bạn cần phải giúp người khác trước khi vọng có thể nhận lại sự giúp đỡ. Hãy đi xa hơn và làm hơn mong đợi. Hãy giúp họ, ngợi khen họ, chia sẻ và giới thiệu họ. Bạn phải chắc chắn rằng những người này nhìn thấy hình bóng của mình trong chương trình lãnh đạo của bạn bằng cách hiện thực hóa phương cách "lôi kéo họ" khi hình thành những "làm thế nào" và "làm cái gì" trong kế hoạch và phương pháp/cách tiếp cận. Nhận trách nhiệm. Khi vấn đề xảy ra, hãy nhìn thẳng vào sự thật thay vì lảng tránh. Những tự vấn bản thân này là thật sự kinh khủng kể cả với những cái tôi vững vàng nhất, vì vậy, hãy khiến nó trở nên nhẹ nhàng hơn bằng cách xin phản hồi sớm và thường xuyên. Như vậy, những thay đổi mà bạn phải thực hiện sẽ nhỏ và tương đối riêng tư thay vì những lời xin lỗi công khai và nghiêm trọng. Luôn giải thích theo chiều tích cực. Hãy củng cố những hành động tích cực này (cho bản thân và cả đội của bạn) bằng cách diễn giải hành động và động cơ của người khác theo cách tích cực nhất. Ví dụ như, thay vì "Họ phớt lờ nhu cầu của chúng ta!", hãy giải thích theo hướng "Rõ ràng là họ đang rất bận, chúng ta hãy giúp họ bằng cách đưa ra những sáng kiến có giá trị". Than phiền về người khác làm giảm sức mạnh của bạn và biến bạn trở thành nạn nhân. Rõ ràng là suy nghĩ tích cực sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề thay vì tìm người đổ lỗi. Đánh giá một cách chủ quan ghép người khác vào những cái hộp nhỏ xấu xí và che đi những tiềm năng có thể nảy sinh giữa những mối quan hệ ấy. Vào cuối một ngày dài, quy kết những tiêu cực vào hành vi và tính cách của người khác chỉ giúp hạn chế chính bạn mà thôi. Hãy vượt qua những đánh giá chủ quan bằng việc thay đổi tư duy của chính bạn. Quẳng sự ngạo mạn đi và thay thế vào đó là sự khiêm nhường. Và thay thế thói quen buộc tội với sự tò mò về mọi thứ. - Bài viết của Susan Cramm trên Harvard Business Publishing - Nguồn: Tuần Việt Nam . Để lãnh đạo bao dung hơn Câu hỏi có tính nhận biết: Khi làm việc với người khác, làm thế nào để biết đó là người hướng nội. việc. Nếu muốn đổi mới chương trình lãnh đạo, hãy đảm bảo rằng bạn đã đổi mới được các mối quan hệ công việc cần thiết. Để làm được như vậy, hãy hành động