Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
50 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNVỀTRỌNGYẾUVÀRỦIROKIỂMTOÁNTRONGKIỂMTOÁNBÁOCÁOTÀICHÍNH 1.1. KHÁI NIỆM TRỌNGYẾUVÀRỦIROKIỂMTOÁN 1.1.1. Trọngyếu Theo từ điển Tiếng Việt, “Trọng yếu là một tính từ để chỉ sự quan trọng thiết yếu. Một sự vật hay một địa danh đi kèm với trọngyếu đều mang ý nghĩa quan trọng”. Trọngyếu là một thuật ngữ quan trọngtrong kế toán, kiểm toán. Nguyên tắc trọngyếu cần chú trọng đến những vấn đề mang tính cốt yếu, quyết định bản chất và nội dung của sự vật, sự kiện kinh tế phát sinh. Chính vì vậy khái niệm trọngyếu được đề cập ở rất nhiều tài liệu trong nước cũng như quốc tế. Có thể trích dẫn một sốtài liệu sau: Theo Bản công bố về chuẩn mực kiểmtoánsố 47 (SAS 47): “kiểm toán viên nên xem xét rủirokiểmtoánvà vấn đề trọngyếutrong khi lập kế hoạch kiểmtoánvà thiết kế các thủ tục kiểmtoán cũng như khi đưa ra kết luậnkiểm toán” (Lý thuyết kiểmtoán -NXB Tàichính 2005). Theo sách Lý thuyết kiểmtoán (NXB Tàichính 2005): “Trọng yếu, xét trong mối quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ rõ tầm cỡvà tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểmtoáncó ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểmtoánvà việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Trên góc độ của người sử dụng thông tin, nói một cách đơn giản, một thông tin quan trọngvà cần phải được trình bày nếu nó có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng”. Theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 200 (VSA 200) - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểmtoánbáocáotài chính: “Trọng yếu: là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trongBáocáotài chính. Thông tin được coi là trọngyếucó nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới các quyết định của người sử dụng Báocáotài chính. Mức độ trọngyếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọngyếu của thông tin phải được xem xét trên cả tiêu chuẩn định lượng và định tính.” Theo Chuẩn mực kiểmtoán quốc tế (ISA 320) - Tính trọngyếutrongkiểm toán: “Thông tin là trọngyếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng Báocáotài chính. Tính trọngyếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó. Vì thế, tính trọngyếu là một ngưỡng hoặc một điểm định tính cơ bản mà một thông tin hữu ích cần phải có”. Theo Các văn bản chỉ đạo kiểmtoán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọngyếuvàrủirotrongkiểm toán: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tàichính hoặc đơn lẻ hoặc từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra kết luận sai lầm”. Từ rất nhiều các định nghĩa ở trên ta thấy rằng dù ở trên thế giới hay Việt Nam “trọng yếu” đều được quan niệm như một thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu kế toántrongBáocáotàichính mà nếu thiếu nó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng Báocáotài chính, từ đó dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá thông tin và ra các quyết định quản lý. Sự tương đồng giữa kiểmtoánvà quản lý này đã dẫn đến tính tất yếu phải lựa chọn nội dung kiểmtoán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểmtoán thấp trên cơsở thực hiện tốt chức năng kiểm toán. Bởi vậy, để giải quyết yêu cầu trên trong khái niệm “trọng yếu” đã bao hàm hai mặt liên quan tới nhận thức đối tượng: Quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và vị trí hay tính hệ trọng (mặt chất) của phần nội dung cơ bản. Về quy mô Nhiều kế toán viên vàkiểmtoán viên mong muốn có được một con số tuyệt đối chỉ dẫn cho họ vềtrọng yếu. Nhưng điều này là rất khó vì trọngyếu là một khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối vàtrong thực tế rất khó để ấn định một con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt là khi có các yếu tố tiềm ẩn. Một con sốcó thể là trọngyếu với công ty này nhưng không trọngyếu với công ty khác. Bởi vậy, kiểmtoán viên thường quan tâm tới quy mô tương đối hơn quy mô tuyệt đối. Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc. Số gốc thường khác nhau trong những tình huống cụ thể. Chẳng hạn, với báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, số gốc có thể là doanh thu thuần; với bảng cân đối kế toán, số gốc có thể là tổng tài sản hoặc tài sản lưu động… Phần đông các kiểmtoán viên đều cho rằng “tổng hợp các sai phạm mà có tỷ lệ nhỏ hơn 5% so với giá trị thu nhập ròng thì được xem là không trọngyếu nhưng nếu lớn hơn 10% thì chắc chắn trọng yếu”. Nhưng có khi kiểmtoán viên sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu. Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần nhắc thêm một yếu tố nào khác. Ví dụ như, một vài kiểmtoán viên cho rằng “một triệu USD hoặc một con số lớn hơn thì luôn là con sốtrọng yếu, không cần quan tâm đến vấn đề nào khác”. Ngoài ra, khi xem xét quy mô trọng yếu, kiểmtoán viên nên cân nhắc cả sự ảnh hưởng luỹ kế của đối tượng xem xét. Trên thực tế thì có rất nhiều sai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì không phát hiện ra trọng yếu, nhưng nếu cộng dồn tất cả các sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọngyếu của chúng. Theo Chuẩn mực Kiểmtoán Việt Nam số 320 - Tính trọngyếutrongkiểm toán: “Kiểm toán viên cần xem xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng khi tổng hợp lại có ảnh hưởng trọngyếu tới Báocáotài chính, như: một sai sót trong thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng”. Việc xác định tính trọngyếu qua quy mô không phải là dễ dàng chính vì vậy để xác định đúng nội dung kiểmtoán trên phương diện này chúng ta cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, quy mô trọngyếu phải được xác định. Đó là việc xác định trọngyếu dựa trên các đối tượng nào (Báo cáotài chính, toàn bộ tài liệu kế toán hay thực trạng tàichính nói chung) và cũng tùy thuộc vào cả khách thể kiểmtoán thuộc loại hình doanh nghiệp nào (sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, xây lắp hay vận tải…). Vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có những đặc điểm riêng nên việc tìm hiểu khách hàng là một công việc hết sức quan trọngtrong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Thứ hai, quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xét về quy mô bằng con số tuyệt đối mà còn phải trong tương quan với các đối tượng kiểmtoán khác. Về định lượng đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với một cơsở tính toán như tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế…Và cũng tùy vào bản chất mà khi tính toán ta nên cộng dồn hay tách riêng các khoản mục, nghiệp vụ, sai sót có liên quan. Thứ ba, quy mô trọngyếu còn phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu của cuộc kiểmtoán là kiểmtoántài chính, kiểmtoán nghiệp vụ với các chức năng xác minh hay xác minh, tư vấn…. Về tính chất TrongkiểmtoánBáocáotài chính, kiểmtoán viên đánh giá tính trọngyếu cần tuỳ thuộc vào loại hình, quy mô doanh nghiệp. Đồng thời cần có sự am hiểu tàichính kế toán, các quy định pháp luật với doanh nghiệp và dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểmtoán viên. Các khoản mục nghiệp vụ được coi là trọngyếu thường bao gồm: các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận và các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng. Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận: Gian lận và sai sót đều dùng để chỉ các sai phạm nói chung, tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản. Với cùng một quy mô tiền tệ, gian lận thường được chú trọng hơn sai sót vì nó làm người ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của các nhà quản lývà các thành viên có liên quan. Do đó, một hành vi gian lận luôn được coi trọng bất kể quy mô của nó là bao nhiêu. Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận thường bao gồm: - Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp vì có thể có sự móc nối giữa các bên nhằm thu lợi cho cá nhân; - Các nghiệp vụ thanh lýtài sản: có khả năng có sự liên kết giữa người tiến hành thanh lývà người mua tài sản trong khi tài sản đó vẫn đang trong quá trình sử dụng; - Các nghiệp vụ về tiền mặt: các nghiệp vụ này xảy ra thường xuyên, tiền mặt lại có đặc điểm là gọn nhẹ, dễ biển thủ nên dễ xảy ra gian lận; - Các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: doanh nghiệp và khách hàng hoặc nhà cung cấp có thể móc ngoặc với nhau để báocáo sai về thực trạng hoạt động của mình; - Các nghịêp vụ bất thường: các nghiệp vụ này ít xảy ra nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi: các nghiệp vụ liên quan đến quyền lợi bao giờ cũng chứa đựng khả năng gian lận cao vì hầu như bất cứ ai cũng muốn thu lợi cho bản thân mình; - Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách: các nghiệp vụ phát sinh đều phải được ghi sổ, nếu đơn vị cố ý bỏ ngoài sổ sách thì đây là biểu hiện của hành vi gian lận; - Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ mới phát sinh. Thông thường, vào cuối kỳ quyết toán, để kết quả hoạt động kinh doanh được như kế hoạch đã định hoặc để điều chỉnh một số chênh lệch thừa, thiếu, kế toán thường đưa thêm một số bút toán hạch toán. Do đó các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ thường trọng yếu. Đối với các nghiệp vụ mới phát sinh thì kiểmtoán viên cần tự đặt ra câu hỏi tại sao những nghiệp vụ đó từ trước tới giờ mới phát sinh, liệu kế toán đã xử lý chưa và từ đó tìm bằng chứng để chứng minh; - Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa vì có thể thông tin tàichính đã bị làm cho sai lệch dẫn đến ảnh hưởng tới Báocáotài chính; - Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toánvà pháp lý nói chung: có ảnh hưởng đến sự trung thực và độ tin cậy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan. Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót (không cố ý) hệ trọng: - Các nghiệp vụ này thường do trình độ, năng lực yếu kém và tính thiếu cẩn trọng của kế toán viên; - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan; - Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toánvà pháp lý nói chung có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin vì nó khiến ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban quản trị hoặc của những cá nhân có liên quan khác; - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần: việc các sai sót lặp lại nhiều lần cho dù quy mô của sai sót là không lớn thì vẫn gây một sự nghi ngờ về năng lực của kế toán viên và vấn đề xem xét quản lýsổ sách không được chặt chẽ. Hơn nữa, tổng hộ các sai sót nhỏ có thể là một sai sót lớn ảnh hưởng đến Báocáotài chính; - Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau; - Các sai sót có ảnh hưởng tới lợi nhuận; - Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác. Việc nhận định và đưa ra ý kiến kiểmtoán phụ thuộc rất nhiều vào các khoản mục, nghiệp vụ liên quan đến bản chất đối tượng kiểm toán. Vì vậy, khái niệm trọngyếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểmtoán với nguyên tắc không bỏ qua các khoản mục, nghiệp vụ có quy mô lớn vàcó tính hệ trọng, phản ánh bản chất đối tượng. Vi phạm nguyên tắc này có nghĩa là không nắm vững nội dung của trọngyếu thì kiểmtoán viên đã tạo ra rủiro cho cuộc kiểm toán. Do đó, khi đánh giá tính trọngyếu của một nội dung hay một phát hiện kiểmtoán cụ thể, kiểmtoán viên phải xem xét trên cả hai mặt là quy mô và bản chất của vấn đề, từ đó mới đưa ra quyết định hợp lývề tính trọng yếu, đảm bảo mục tiêu và chất lượng cuộc kiểm toán. 1.1.2. Rủirokiểmtoán 1.1.2.1. Khái niệm Cùng với việc đánh giá trọngyếu thì đánh giá rủiro cũng là một trong những bước quan trọng nhất trongkiểmtoánBáocáotài chính. Do những nguyên nhân như trong quá trình kiểm toán, kiểmtoán viên thường chỉ lấy mẫu kiểmtoán chứ không kiểm tra toàn bộ, hay việc thu thập các bằng chứng kiểmtoán thường mang tính thuyết phục hơn là chứng minh sự chính xác tuyệt đối của các số liệu trên Báocáotài chính, hay là còn tùy thuộc nhiều vào óc xét đoán nghề nghiệp của từng kiểmtoán viên… nên trong bất kỳ cuộc kiểmtoán nào cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng. Chính vì vậy khả năng kiểmtoán viên đưa ra nhận xét không chính xác vềBáocáotàichính là điều luôn có thể xảy ra. Vấn đề là làm thế nào để có thể giảm rủiro này xuống ở mức chấp nhận được. Muốn như vậy, ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểmtoán viên phải đánh giá rủiro để điều chỉnh các thủ tục kiểmtoán một cách thích hợp nhằm có được một mức rủirocó thể chấp nhận được. Vậy rủirokiểmtoán là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt: “rủi ro là tính từ dùng để chỉ việc không may xảy ra” hoặc “rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”. Nói chung rủiro là những điều không mong muốn tuy nhiên trong các lĩnh vực khác nhau thì đặc trưng của rủiro lại khác nhau. Sau đây là những khái niệm khác nhau vềrủirotrongkiểmtoán mà đã được đề cập ở rất nhiều tài liệu. Rủirokiểm toán: “là khả năng mà kiểmtoán viên và công ty kiểmtoán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báocáotàichính đã được kiểmtoán vẫn còn có những sai sót trọng yếu”. (Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 400 - Đánh giá rủirovàkiểm soát nội bộ). Do đối tượng kiểmtoán là những thông tin được kiểmtoán qua nhiều giai đoạn bằng những bộ máy quản lývà các phương thức, thủ tục kiểm soát khác nhau nên rủirokiểmtoán cũng được xác định tương ứng đối với từng loại đối tượng kiểm toán. Rủirobao gồm ba bộ phận: Rủiro tiềm tàng, rủirokiểm soát vàrủiro phát hiện. Theo Các văn bản chỉ đạo kiểmtoán quốc tế số 25 (IAG 25) - Trọngyếuvàrủirotrongkiểm toán: “Rủi rokiểmtoán là những rủiro mà kiểmtoán viên có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tàichínhvà đó là các sai sót nghiêm trọng. Ví dụ, kiểmtoán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một Báocáotàichính mà không biết rằng báocáo này có những sai sót nghiêm trọng”. 1.1.2.2. Các loại rủirokiểmtoánRủiro tiềm tàng: “là rủiro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trongBáocáotàichính chứa đựng sai sót trọngyếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ”. (Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 400: Đánh giá rủirovàkiểm soát nội bộ). Chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có sự thay đổi nhanh về kỹ thuật rất có thể dẫn đến khả năng có sai sót cao ở khoản mục hàng tồn kho trên Báocáotàichính do không lập dự phòng giảm giá đầy đủ đối với những hàng hóa bị lỗi thời; hay khoản mục tiền trên Báocáotàichính thường có khả năng sai sót cao do tiền là loại tài sản nhạy cảm với gian lận. Mức độ rủiro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán. Kiểmtoán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủiro tiềm tàng mà họ chỉ đánh giá chúng. Việc đánh giá rủiro tiềm tàng có thể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau như từ cuộc kiểmtoán năm trước hay từ những tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, chính sách kế toán, tàichính của khách thể kiểm toán. Đánh giá rủiro tiềm tàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trên cơsở đó kiểmtoán viên dự kiến những công việc, thủ tục kiểmtoán sẽ được thực hiện đối với các khoản mục, nghiệp vụ trọngyếu trên Báocáotài chính. Rủirokiểm soát: “là rủiro xảy ra sai sót trọngyếutrong từng khoản mục, nghiệp vụ trongBáocáotàichính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toánvà hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”. (Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 400: Đánh giá rủirovàkiểm soát nội bộ). Ví dụ như: một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt vẫn có thể gặp sai sót khi hệ thống xây dựng quá phức tạp, luân chuyển nhân sự nhiều hoặc thiếu đào tạo nhân viên… Môi trường kiểm soát thường thể hiện ý chí, quan điểm, nhận thức, hành động của nhà quản lý đơn vị vì vậy cần được xem xét kỹ lưỡng. Đối với các doanh nghiệp xử lýsố liệu bằng phương pháp điện tử, rủirokiểmtoán là cao nếu doanh nghiệp không kiểm soat tốt được quy trình xử lýsố liệu từ khâu nhập số liệu, thiết kế chương trình phần mềm, bảo mật thông tin… Như vậy, cũng như rủiro tiềm tàng, đối với rủirokiểm soát, kiểmtoán viên cũng không tạo ra vàkiểm soát chúng mà chỉ đánh giá chúng để đưa ra mức rủirokiểm soát dự kiến. Rủiro phát hiện: “là rủiro xảy ra sai sót trọngyếutrong từng khoản mục, nghiệp vụ trongBáocáotàichính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểmtoán viên và công ty kiểmtoán không phát hiện ra được”.(Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 400: Đánh giá rủirovàkiểm soát nội bộ). Rủiro phát hiện có nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản do kiểmtoán viên thực hiện. Ví dụ như: rủiro phát hiện sẽ giảm xuống nếu kiểmtoán viên mở rộng phạm vi kiểm tra, tăng cường kích cỡ của các thử nghiệm hay tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết với các số dư hoặc nghiệp vụ. [...]... trên, rủirokiểmtoán là rủiro mà kiểmtoán viên kết luận Báocáotàichính được trình bày trung thực và hợp lývà do đó công bố một ý kiến chấp nhận toàn phần, trong khi, thực tế thì chúng vẫn còn chứa sai sót trọngyếuRủirokiểmtoánbao gồm ba loại rủi ro: rủiro tiềm tàng, rủirokiểm soát vàrủiro phát hiện Mối quan hệ giữa ba loại rủiro trên được thể hiện qua mô hình rủirokiểmtoán sau:... trên Báocáotàichính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được kiểmtoán viên phát hiện trong suốt quá trình kiểmtoánRủiro phát hiện thường được xác định từ ba loại rủi ro: rủirokiểm toán, rủiro tiềm tàng vàrủirokiểm soát căn cứ vào mô hình rủirokiểmtoán Do ba loại rủiro này thay đổi đối với từng khoản mục trên Báocáotàichính nên rủiro phát... hành kiểmtoánvà sự tuân thủ các Chuẩn mực kiểmtoán của kiểmtoán viên Đối với rủirotài khoản: để lựa chọn cơsở cho việc đánh giá rủirotài khoản, cần quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa trọngyếuvàrủiro Mối quan hệ đó thể hiện ngay trong khái niệm rủirokiểm toán: rủirokiểmtoán là rủiro mà kiểmtoán viên mắc phải khi đưa ra ý kiến chấp nhận không thích hợp về Báocáotàichính khi vẫn...Khác với rủiro tiềm tàng vàrủirokiểm soát, kiểmtoán viên phải có trách nhiệm phát hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểmtoán nhằm quản lývàkiểm soát đối với rủiro phát hiện 1.1.3 Mối quan hệ giữa trọngyếuvàrủirokiểmtoánTrọngyếuvàrủirokiểmtoáncó mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Đó là mối quan hệ tỷ lệ nghịch Mức trọngyếu càng cao thì rủirokiểmtoán càng thấp và ngược... Nguồn: Kiểmtoán - Alvin Arren, sách dịch, tr194 1.2 ĐÁNH GIÁ TRỌNGYẾUVÀRỦIROKIỂMTOÁNTRONGKIỂMTOÁNBÁOCÁOTÀICHÍNH 1.2.1 1.2.1.1 Cơsở đánh giá Đối với tính trọngyếu Như ta đã biết việc đánh giá tính trọngyếucó ý nghĩa như thế nào đối với một cuộc kiểmtoán Muốn đánh giá được tính trọngyếu ta thường phải dựa vào trước hết chính là nội dung hàm chứa bên trong khái niệm trọng yếu, đó... đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về Báo cáotàichính Kiểm toán viên hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng, - nhất trí bên trong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ do Ban giám đốc đề ra Vận dụng đánh giá trọngyếuvàrủirokiểmtoántrong giai 1.2.4 đoạn thực hành kiểmtoán Việc đánh giá trọngyếuvàrủirokiểmtoán không chỉ được thực hiện trong giai đoạn... sót trọngyếuTrong mọi cuộc kiểmtoán thì trọngyếuvàrủirocó quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Khi kiểmtoán viên đánh giá là có nhiều khoản mục trọngyếu trên Báo cáotàichínhvà cần tiến hành kiểm tra, xem xét nhiều khoản mục, nghiệp vụ để rủirokiểmtoán thấp, nghĩa là khả năng còn tồn tại những sai sót trọngyếu là thấp Ngược lại, khi kiểmtoán viên đánh giá là có ít hơn các khoản mục trọng yếu. .. rủirokiểmtoán mong muốn, kiểmtoán viên cần tiến hành đánh giá từng loại rủiroRủiro tiềm tàng: là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trongBáocáotàichính chứa đựng sai sót trọngyếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ Dựa trên mô hình kiểm toán, rủiro tiềm tàng có mối quan hệ chặt chẽ với rủirokiểm soát vàrủiro phát hiện Việc đưa rủi ro. .. ban đầu về tính trọngyếu Nguồn: Kiểmtoán - Alvin Arren, sách dịch, tr180 Sai số thiếu 1.2.3 Đánh giá rủirokiểmtoántrong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán Cũng như đánh giá trọng yếu, đánh giá rủirotrong giai đoạn lập kế hoạch là một bước công việc hết sức quan trọng Một trong những cách thường được sử dụng để đánh giá rủirotrong giai đoạn lập kế hoạch là dùng mô hình rủirokiểmtoán Như... kiểmtoán viên chấp nhận một tỷ lệ rủirokiểmtoán mong muốn thấp hơn tức là kiểmtoán viên mong muốn được chắc chắn hơn rằng Báocáotàichính không có chứa các sai phạm trọngyếu Mức rủiro này được xác định dựa vào các yếu tố sau: • Mức độ mà theo đó những người sử dụng bên ngoài tin vào các Báocáotàichính Khi những người sử dụng bên ngoài đặt nặng tin tưởng vào Báo cáotàichính thì tỷ lệ rủi . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 1.1.1. Trọng yếu Theo. với rủi ro kiểm toán Đối với rủi ro kiểm toán: cơ sở để đánh giá rủi ro chính là các yếu tố bao hàm trong mỗi loại rủi ro. Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tồn