Quan điểm phát triển công nghiệp ô tô đã được Chính phủ đưa ra trong bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020: Công nghiệp ô tô là ngà
Trang 1GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ Ở
VIỆT NAM
I. Định hướng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp
phụ trợ ngành ô tô
1. Quan điểm phát triển
1.1 Quan điểm phát triển ngành ô tô
Ngành công nghiệp ô tô luôn có vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp nói chung cũng như công nghiệp cơ khí nói riêng của nhiều quốc gia trên thế giới, nó là sự kết hợp của nhiều ngành công nghiệp từ công nghiệp cơ khí truyền thống đến công nghệ bán dẫn, điện tử thông tin Việc phát triển công nghiệp ô tô ở nước ta sẽ kích thích cho hàng loạt ngành công nghiệp khác phát triển theo, đồng thời giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước Vì vậy, phát triển công nghiệp ô tô là một trong những chủ trương để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quan điểm phát triển công nghiệp ô tô đã được Chính phủ đưa ra trong bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020:
Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh quốc phòng của đất nước
Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hóa nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô
Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển
Trang 2công nghiệp chung cả nước và các Chiến lược phát triển các ngàh liên quan
đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải đảm bảo đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường
1.2 Quan điểm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Trong bản quy hoạch ô tô, Nhà nước cũng đã nêu rõ quan điểm đó là nhà nước khuyến khích sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, tiến tới xuất khẩu chứ không phải lắp ráp ô tô Lấy công nghiệp phụ trợ ngành ô tô làm động lực để phát triển công nghiệp phụ trợ chung của Việt Nam
Phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô dựa trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến thế giới, kết hợp với công nghệ thiết bị hiện có Từng bước nâng cao khả năng sản xuất của các doanh nghiệp phụ trợ tiến tới xuất khẩu phụ tùng sang các nước trong khu vực
2. Định hướng phát triển
2.1 Định hướng phát triển ngành ô tô đến năm 2010
a Về các loại xe ô tô thông dụng: xe tải, xe chở khách, xe con 4 – 9 chỗ ngồi
- Xe khách: Phục vụ vận tải hành khách công cộng, bao gồm ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên Dự kiến sản lượng đến năm 2010 đạt 36.000 xe, đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 60% vào năm 2010
- Xe tải: Phục vụ vận tải hàng hoá, khai thác mỏ, công nghiệp – xây dựng … bao gồm chủ yếu các loại xe tải cỡ nhỏ và trung bình, một phần là xe tải lớn trọng tải đến 20 tấn Dự kiến sản lượng đến năm 2010 là 127.000 xe, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị trường Tỷ lệ sản xuất đạt trên 60% vào năm 2010
Trang 3- Xe con 4 – 9 chỗ ngồi: là các loại xe có kết cấu tương tự như xe do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất (xe việt dã, minibus
… ) nhưng hình thức và tiện nghi đơn giản hơn, giá phù hợp với sức mua trong nước Dự kiến sản lượng đến năm 2010 là 10.000 xe, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu thị trường Tỷ lệ sản xuất trong nước của xe con thông dụng đến năm 2010 đạt trên 50%
b Đối với nhóm xe chuyên dùng
Trên cơ sở khung gầm gắn động cơ nhập khẩu hoặc được chế tạo trong nước, tổ chức sản xuất các loại xe chuyên dùng bao gồm: xe cứu hoả, xe đông lạnh, xe quét đường, xe trộn bê tông, xe hút bùn, xe cẩu, xe sửa chữa điện … phục vụ nhu cầu trong nước Dự kiến sản lượng đến năm 2010 đạt 6.000 xe, đáp ứng trên 60% nhu cầu thị trường Tỷ lệ sản xuất trong nước tính đến năm
2010 đạt 60%
c Đối với nhóm xe cao cấp
Dự kiến sản lượng các loại xe con (kể cả xe con từ 6 -9 chỗ ngồi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đạt 60.000 xe vào năm 2010 Tỷ lệ sản xuất trong nước phấn đấu đạt 40 – 45% vào năm 2010
2.2 Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng phải xây dựng được ngành công nghiệp phụ trợ hùng mạnh Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển ngành ô tô đặc biệt là lĩnh vực chế tạo, cung cấp phụ tùng phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh liên doanh liên kết trong nước và phân công hợp tác quốc tế Tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá, thông qua việc hình thành ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các doanh nghiệp lớn lắp ráp ô tô Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất phụ tùng ô tô Tiếp thu và ứng dụng các công nghệ hiện đại nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm mới có
Trang 4chất lượng tốt.
Nhà nước khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có
3. Mục tiêu phát triển
3.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới
3.2 Các mục tiêu cụ thể
- Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con):
Đáp ứng khoảng 40 - 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt
tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong nước) đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ
lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%)
- Về các loại xe chuyên dùng:
Đáp ứng 30% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005; tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010
- Về các loại xe cao cấp:
Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước;
Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm
2005 và 35 - 40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước
Trang 5Bảng 6 : Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020
Đơn vị: số xe
Nguồn: Trích dẫn Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG
Bên cạnh mục tiêu về sản lượng, bản quy hoạch cũng đề cập đến các vấn
đề về tỷ lệ sản xuất trong nước, xuất khẩu, đầu tư Theo đó, tỷ lệ sản xuất xe trong nước đến năm 2010 cho xe thông dụng (xe tải cỡ nhỏ và trung bình, xe chở khách, xe con 4-9 chỗ ngồi) là 60%, xe cao cấp là 40 – 45% và xe chuyên dùng là 60% Xuất khẩu ô tô và phụ tùng đạt từ 5 – 10% giá trị tổng sản lượng của ngành vào năm 2010
Trong giai đoạn 2003-2010, sản lượng ô tô bổ sung được dự báo như bảng sau:
Bảng 7 : Cân đối năng lực, nhu cầu và bổ sung sản lượng ô tô đến năm
2010
Đơn vị: Số xe
Năng lực hiện tại năm 2003
Sản lượng yêu cầu năm 2010
Sản lượng cần bổ sung
Trang 6(dự báo) năm 2010
đầu tư thêm
Xe khách
đầu tư thêm
Xe tải
Nguồn: Trích dẫn từ Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG
- Về động cơ, hộp số và phụ tùng:
Lựa chọn để tập trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu
+ Động cơ ô tô (chủ yếu là các loại động cơ diesel có công suất từ 80 - 400
mã lực):
Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ khoảng 100.000 động cơ/năm vào năm 2010, khoảng 200.000 động cơ/năm vào năm 2020, trong đó động cơ có công suất 100 - 300 mã lực chiếm 70% Phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 15 - 20%; năm 2010 đạt 50%
Khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài sản xuất các loại động cơ cho các loại xe con
+ Hộp số: Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào 2010, khoảng 200.000 bộ/năm
Trang 7vào năm 2020, tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2010.
+ Cụm truyền động: Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào năm 2010, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020 Tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 90% vào năm 2010
- Lộ trình nội địa hóa ô tô đến 2010
Đến năm 2005: tập trung đầu tư chế tạo khoảng 33% cụm động cơ cho
xe tải nhẹ; chú trọng đầu tư chế tạo sát-xi, khung, thân vỏ xe khách và xe tải nhẹ, tỷ lệ nội địa hóa 40%-50%; nội địa hóa hệ thống điều khiển cụm bàn đạp với mức 25%-30%; hoàn thiện hệ thống nội thất xe như ắc quy, dây điện, radio - cassette, công nghệ sơn, hàn…
Đến năm 2007: tập trung nội địa hóa các cụm phụ tùng ưu tiên như động
cơ, hộp số, hệ truyền động, khung thân xe, trong đó cụm động cơ có tỷ lệ nội địa hóa 40%; hoàn tất chế tạo các loại phụ tùng thông dụng như bình điện, săm lốp, vành xe, ống dẫn hệ thống cấp nhiên liệu và bôi trơn…; tỷ lệ nội địa hóa cụm khung sát-xi, thân vỏ xe trên 50%, cụm vỏ xe ô tô khách, sát-xi thùng ô tô tải nhẹ đạt tỷ lệ trên 60%
Đến năm 2010: phải sản xuất được cụm động cơ với tỷ lệ nội địa hóa trên 50% cho các loại xe (trừ xe con), 70% đối với gia công cơ khí chính xác cụm thân máy, xi lanh, 30% với hộp trục khuỷu và trục khuỷu Hệ thống truyền lực tạo hộp số đạt tỷ lệ trên 75%, trong đó chế tạo được toàn bộ hệ trục
và bánh răng truyền động, đúc vỏ hộp số, hệ thống cơ gạt và sang số Nội địa hóa hoàn toàn cụm khung sát-xi, thân vỏ xe cho ô tô tải nhẹ, chế tạo khung vỏ chính của ô tô khách, cabin ô tô tải nhẹ và chuyên dùng, liên kết với doanh nghiệp FDI chế tạo một số mảng của ô tô con…
- Về xuất khẩu: Phấn đấu xuất khẩu ô tô và phụ tùng đạt 5 - 10% giá trị tổng
sản lượng của ngành vào năm 2010 và nâng dần giá trị kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tiếp theo
Trang 8II. Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ
ngành ô tô
1 Những hỗ trợ về chính sách từ phía Chính phủ
Ở bất cứ một quốc gia nào thì Chính phủ với những chủ trương chính sách của mình luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển ngành công nghiệp nói riêng
Để ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam
có thể phát triển được thì Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng rõ ràng, minh bạch và ổn định trong một thời gian dài đối với các sản phẩm ô tô và linh kiện ô tô Hiện nay, Việt Nam
đã gia nhập WTO và theo các cam kết của Hiệp định bảo hộ và ưu đãi đầu tư
đã ký kết với Nhật Bản thì việc áp đặt tỉ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm công nghiệp trong đó có ô tô cần phải được loại bỏ
Tiếp tục khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng cũng như sản xuất lắp ráp ô tô, không phân biệt thành phần kinh tế Có chính sách ưu đãi cho đầu tư nghiên cứu và phát triển; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ô tô; hoàn thiện hệ thống pháp lý và đầu tư trang thiết bị tiên tiến phục
vụ công tác kiểm định chất lượng
Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần đưa ra một chính sách thuế hợp lý, nhất
là chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện và phụ tùng ô tô Biểu thuế nhập khẩu hiện hành quy định các mức thuế suất cụ thể đồng thời cho cả bộ linh kiện, cho từng loại phụ tùng rời và cho cả xe nguyên chiếc Trong đó mức thuế nhập khẩu của bộ linh kiện thấp hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu ô
tô nguyên chiếc Thực tế cho thấy, nếu cứ duy trì chính sách thuế nhập khẩu này thì các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước sẽ không có động lực để đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và sẽ không khuyến khích được việc sản xuất phụ tùng trong nước Ngành công nghiệp ô tô chắc chắn sẽ chỉ
Trang 9dừng lại ở công đoạn lắp ráp giản đơn từ các linh phụ kiện nhập khẩu Vì vậy, cần phải nâng mức thuế nhập khẩu đối với các linh kiện dùng cho lắp ráp ô tô
để buộc những doanh nghiệp này phải chuyển hướng sang sản xuất phụ tùng trong nước thì mới có một ngành sản xuất ô tô trong nước đích thực
Tuy nhiên, không phải bất cứ linh phụ kiện ô tô nhập khẩu nào cũng đánh thuế cao Đối với các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số,
bộ phận truyền động, đây là những bộ phận chưa có đơn vị nào trong nước sản xuất đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà lắp ráp, thì có thể giảm thuế nhập khẩu để giảm bớt chi phí trong giá thành, góp phần giảm giá
xe sản xuất, lắp ráp trong nước
2 Các giải pháp về vốn
Đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ô tô
đó là yêu cầu một khối lượng vốn đầu tư lớn Thiếu vốn chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam Vì vậy để có thể phát triển được hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô thì vốn đầu tư là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư
Ngoài ra cũng cần phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô; khuyến khích cổ phẩn hoá các doanh nghiệp kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài để tạo vốn đầu tư mới
và đa dạng hoá nguồn vốn
Trích một phần nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho đào tạo
và đào tạo lại, cử đi du học nước ngoài những cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, công nhân lành nghề để phục vụ công nghiệp ô tô
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần phải dành những ưu đãi về thuế, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực … cho các dự án đầu tư nước ngoài có chuyển giao
Trang 10công nghệ Tinh giản những thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI vào công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
3 Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng
Một vấn đề hiển nhiên luôn được đề cập đến trong rất nhiều tài liệu, trong các cuộc hội thảo đó là vấn đề phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng Ta cũng có thể khẳng định rằng lợi thế so sánh động của Việt Nam đối với các nước trong khu vực trong tương lai sẽ chính là nguồn lao động có kỹ năng Vì vậy, muốn ngành công nghiệp phụ trợ ô tô có thể phát triển thì chúng ta phải đưa ra được những giải pháp để nâng cao năng lực của người lao động nói chung và những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng
Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực có kỹ năng ở nước ta vẫn chưa được giải quyết Chúng ta vẫn cong thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ từ trung cấp trở lên Trong một thời gian dài việc đào tạo và thực hành khoa học kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, hoá chất, điện …) ở các trường đại học còn nhiều hạn chế cộng với sự thiếu nhiệt tình của sinh viên trong quá trình tiếp thu kiến thức thực tế đã làm cho chất lượng của các kỹ sư khi tốt nghiệp rất thấp Số lượng
kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng với yêu cầu đầy đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về quản lý còn rất hạn chế
Thực trạng đó chỉ ra rằng để có được một lực lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ thì chúng ta cần phải cải cách chương trình đào tạo đại học bao gồm đổi mới trang thiết bị dạy học, phương thức giảng bài và chương trình đào tạo Chỉnh sửa chương trình đào tạo theo hướng hướng nghiệp ở các cấp học đại học và cao đẳng Ví dụ: chúng ta có thể tổ chức các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật như tổ chức các đợt thực tập ngắn hạn Qua đó, sinh viên có điều