1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại

25 319 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 41,45 KB

Nội dung

Tổng quan về cho vay tiêu dùng trong ngân hàng th- ơng mại 1.1. Ngân hàng thơng mại và các hoạt động chính của ngân hàng thơng mại. 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thơng mại Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của hệ thống ngân hàng và sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các ngân hàng có thể đợc định nghĩa qua chức năng, vai trò hoặc các dịch vụ mà chúng cung cấp. Vấn đề là các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ tơng hỗ đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngợc lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ về bất động sản, môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Xem xét trên phơng diện các loại hình dịch vụ cung cấp có thể định nghĩa: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khác trong nền kinh tế. Theo luật các tổ chức tín dụng của nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2. Hoạt động chính của ngân hàng. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính tơng tự nh các hội tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính khác. Thuật ngữ trung gian tài chính là một khái niệm dùng để chỉ những công việc kinh doanh đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: thứ nhất đó là các cá nhân và tổ chức thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu t vợt quá thu nhập và vì thế họ là những ngời cần bổ sung vốn từ bên ngoài thông qua việc vay mợn; thứ hai, là các cá nhân và tổ chức thặng d trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu của ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng có thể đợc chia ra thành các hoạt động truyền thống của ngân hàng và các hoạt động ngân hàng mới phát triển gần đây. Các hoạt động truyền thống của ngân hàng bao gồm: Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên. Ngày nay, nó vẫn là một dịch vụ tạo cho ngân hàng một nguồn thu nhập tơng đối ổn định. Chiết khấu thơng phiếu và cho vay thơng mại. Nhận tiền gửi: Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng luôn thay đổi mức lãi suất huy động để thu hut khách hàng gửi tiền. Bảo quản vật có giá: Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng th- ờng do phòng bảo quản của ngân hàng thực hiện. Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ. Cung cấp các tài khoản giao dịch Cung cấp dịch vụ ủy thác. Các dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây: Cho vay tiêu dùng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những lại hình tín dụng có mức tăng trởng tăng nhanh nhất. Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng mở rộng các loại hình cho vay đối với tín dụng tiêu dùng để thu hút khách hàng. T vấn tài chính: Các ngân hàng đã đợc khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động t vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu t. Quản lý tiền mặt: Đây là một dịch vụ mà ngân hàng đứng ra quản lý tiền mặt cho khách hàng mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Dịch vụ cho thuê tài chính Cho vay tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong ngành công nghệ cao. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu t chứng khoán. Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu t và ngân hàng bán buôn: Ngân hàng ngày nay theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu t và ngân hàng bán buôn cho các tập đoàn lớn. 1.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng thơng mại. Trớc tiên, ta xét đến khái niệm tín dụng, tín dụng xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng đợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng đợc hiểu là: tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn. 1.2.1. Phân loại theo thời gian cho vay. Theo căn cứ này cho vay đợc chia ra làm 3 loại: * Cho vay ngắn hạn: Đây là loại hình cho vay có thời hạn dới 12 tháng và đợc sử dụng để bù đắp vốn lu động cho các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. Đối với ngân hàng thơng mại thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. * Cho vay trung hạn: Theo quy định của ngân hàng nhà nớc Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 đến 3 năm, còn đối với các nớc trên thế giới loại cho vay này có thời hạn đến 7 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu đợc sử dụng để đầu t mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, cho vay trung hạn chủ yếu để đầu t vào các đối tợng sau: máy cày, máy bơm nớc, xây dựng các vờn cây công nghiệp nh cà phê, điều, * Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm (đối với Việt Nam), trên 7 năm (đối với các nớc trên thế giới). Tín dụng dài hạn là loại tín dụng đợc cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nh xây dựng nhà ở, các thiết bị, phơng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thơng mạicho vay ngắn hạn, nhng từ những năm 70 trở lại đây các ngân hàng thơng mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số d nợ của ngân hàng. 1.2.2. Phân loại theo phơng thức hoàn trả. Theo căn cứ này thì cho vay của ngân hàng đợc chia ra làm 2 loại: * Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu đợc đáp ứng cho vay bất động sản nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những ngời kinh doanh nhỏ, cho vay trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp. Thông thờng có 4 phơng pháp trả góp sau: + Phơng pháp cộng thêm. + Phơng pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi theo số d vào cuối mỗi định kỳ. + Phơng pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi tính trên mức hoàn trả của vốn gốc. + Phơng pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ. * Cho vay phi trả góp: Là loại cho vay đợc thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận. 1.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Theo căn cứ này, cho vay đợc chia ra làm 2 loại: * Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Là loai cho vay đợc ngân hàng cung ứng phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của ngời thứ ba. Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn ngân hàng đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. * Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của ngời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vảo uy tín của bản thân khách hàng. Phơng thức cho vay này ngân hàng chỉ áp dụng đối với những khách hàng trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, hay những khách hàng truyền thống của ngân hàng. 1.2.4. Phân loại theo mục đích. Dựa vào căn cứ này thì cho vay thờng đợc chia ra làm các loại sau: * Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thơng mại và dịch vụ. * Cho vay công nghiệp và thơng mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thơng mại và dịch vụ. * Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông nghiệp nh: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu, * Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhân nh mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay, ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thờng của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. * Thuê mua và các loại khác. 1.2.5. Phân loại theo hình thái giá trị của tín dụng. Theo căn cứ này, cho vay đợc chia làm hai loại: * Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng đợc cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau nh: Tín dụng ứng trớc, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp, * Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản sản rất phổ biến và đa dạng, riêng đối với ngân hàng cho vay bằng tài sản đợc áp dụng phổ biến là tài trợ thuê mua. Theo phơng thức cho vay này ngân hàng hoặc các công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho ngời đi vay đợc gọi là ngời đi thuê, và theo định kỳ ngời đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi. 1.2.6. Phân loại theo xuất sứ tín dụng. Dựa vào căn cứ này cho vay đợc chia làm 2 loại: * Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho ngời có nhu cầu, động thời ngời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. * Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay đợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời gian thanh toán. Các ngân hàng thơng mại cho vay gián tiếp theo các loại hình nh: chiết khấu thơng phiếu, mua lại các khoản vay của ngân hàng khác, 1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thơng mại. 1.3.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng. Cho vay đối với ngời tiêu dùng đợc thực hiện để tài trợ cho chính sự tiêu dùng, đây là một trong những xu hớng đang tăng nhanh trong gần hai thập kỷ qua. Cho vay tiêu dùng đợc hình thành đầu tiên từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa với hình thức đầu tiên là bán trả góp. Trong quá trình bán trả góp, một số hãng thiếu hụt vốn lu động đã phải đi vay ngân hàng. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng nh nhà cửa, xe hơi, đi du lịch, v.v đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong các ngân hàng thơng mại. Đứng trên giác độ ngời tiêu dùng, những ngời có thu nhập ổn định thì việc mua sắm hàng hóa có giá trị lớn nhằm nâng cao đời sống luôn là một nhu cầu. Nhu cầu ở đây đợc xem xét trên ba mức độ khác nhau là: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Nhu cầu tự nhiên là những nhu cầu thiết yếu để con ngời có thể duy trì sự sống nh: ăn, mặc ở, đi lại, v.vMong muốn là nhu cầu có tính đặc thù phụ thuộc vào trình độ văn hóa và tính cách của mỗi ngời. Nhu cầu tự nhiên và mong muốn là vô hạn, chỉ có nhu cầu có khả năng thanh toán là hữu hạn. Để biến nhu cầu tự nhiên và mong muốn thành nhu cầu có khả năng thanh toán thì ngời tiêu dùng phải tính đến thu nhập trong tơng lai. Hầu hết ngời tiêu dùng có nhu cầu chi tiêu các mặt hàng có giá trị lớn thì đều không có ngay các khoản tiền để thanh toán cho mặt hàng đó trong hiện tại mà phải qua tích lũy lâu dài. Thông qua việc cấp tín dụng, ngân hàng tạo điều kiện cho ngời tiêu dùng sử dụng trớc hàng hóa trớc khi cha có khả năng thanh toán. Xét trên giác độ nhà sản xuất, ta thấy họ chỉ đạt đợc hiệu quả trong hoạt động kinh doanh khi họ nắm bắt đợc nhu cầu khách hàng và thỏa mãn nhu cầu đó. Các công ty thơng mại thờng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa bằng cách cho phép khách hàng mua trả góp. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đợc với một số mặt hàng nhất định. Hoạt động tín dùng tiêu dùng của ngân hàng thơng mại xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của cả ngời tiêu dùng và nhà sản xuất. Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thơng mại đòi hỏi các ngân hàng phải tạo ra các sản phẩm mới hấp dẫn thu hút khách hàng. Cho vay tiêu dùng chính là một sản phẩm hiện đại, là một công cụ giúp các ngân hàng thơng mại thu hút đợc những khách hàng cá nhân. Nh vậy có thể thấy rằng cho vay tiêu dùng đợc hình thành từ việc dung hòa hai mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán hiện tại, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Cho vay tiêu dùng là một sản phẩm hiện đại phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng thơng mại. 1.3.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cho vay tiêu dùng. 1.3.2.1. Khái niệm. Trớc tiên, ta xem xét đối tợng của cho vay tiêu dùng đó là các nhu cầu vay của cá nhân, tùy thuộc vào tình hình tài chính của họ mà có những mức độ khác nhau. Với những cá nhân có thu nhập thấp, nhu cầu tín dụng thờng không cao chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch tạo ra sự cân đối giữa thu nhập cà chi tiêu. Với những cá nhân có thu nhập trung bình, nhu cầu về tín dụng có xu hớng tăng mạnh do nhu cầu chi tiêu của họ thờng có tính cách phô trơng hoặc thời trang dẫn tới quá khả năng thu nhập của chính họ. ở những cá nhân có thu nhập cao, nhu cầu tín dụng tiêu dùng nảy sinh nhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc là một khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu, nhất là khi vốn của họ đã nằm trong tài khoản đầu t dài hạn. Nhu cầu tín dụng đợc biểu hiện cụ thể qua các mục đích chủ yếu nh: mua, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở; mua sắm xe hơi, xe máy; mua sắm các đồ dùng sinh hoạt nh: đồ gỗ, các phơng tiện thông tin và các dụng cụ sinh hoạt khác; các chi phí cho hôn lễ, nghỉ ngơi, v.v Xuất phát từ đối tợng của tín dụng tiêu dùng và dựa trên khái niệm chung về cho vay, ta có thể hiểu cho vay tiêu dùng nh sau: Cho vay tiêu dùngquan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân ngời tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng với nguyên tắc khách hàng sẽ hoàn trả cả gốc và lãi tại một thời điểm nhất định trong tơng lai, nhằm giúp khách hàng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trớc khi họ có khả năng thanh toán. 1.3.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng: Hoạt động cho vay tiêu dùng có những đặc điểm khác so với cho vay thông thờng của ngân hàng: + Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. + Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đó phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tợng khách hàng và chu kỳ kinh tế của ngời đi vay. + Quy mô mỗi món vay nhỏ nhng tổng số các món vay thì lại lớn. Do khách hàng vay để mua sắm các vật dụng nên số tiền vay thờng không lớn, thậm chí là nhỏ, không giống với các món vay kinh doanh. Tuy nhiên, tổng d nợ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng lại tơng đối lớn do đây là nhu cầu đa dạng và khá phổ biến với mọi tầng lớp dân c. + Về lãi suất, do quy mô các khoản vay tiêu dùng thờng nhỏ (trừ các khoản vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thờng cao hơn lãi suất cho vay thơng mại. Có thể đa ra công thức tính tổng quát nh sau: Lãi suất cho vay tiêu dùng = Chi phí huy động vốn + Chi phí hoạt động khác + Rủi ro tổn thất dự kiến + Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn + Lợi nhuận cận biên Theo hệ thống tính toán chi phí thì khoản mục cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi ngời cảm thấy lạc quan về tơng lai. Ngợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tởng vào tơng lai và họ sẽ hạn chế việc vay mợn từ ngân hàng. + Chi phí bỏ ra để hoàn thành một khoản cho vay tiêu dùng lớn. Trong cho vay tiêu dùng, quy mô mỗi món vay nhỏ, thời gian vay dài, số lợng các món vay lại lớn, các thông tin về khách hàng lại thờng không đầy đủ và chính xác hoàn toàn, do vậy ngân hàng mất nhiều thời gian và công sức kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng đến lúc thu hồi nợ. Tuy nhiên cho vay tiêu dùng lại mang lại cho các ngân hàng khoản lợi nhuận đáng kể. Lợi nhuận thu đợc từ mỗi khoản vay thì nhỏ nhng số lợng các khoản vay lớn dẫn đến tổng lợi nhuận lớn. Lợi nhuận lớn từ cho vay tiêu dùng do khoản mục này đợc định giá cao. Việc định giá cao là do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao và ngân hàng phải bỏ ra chi phí lớn. Ngời tiêu dùng vẫn chấp nhận mức giá cao nói trên vì họ đặt yếu tố thỏa mãn lên hàng đầu. + Nguồn trả nợ của khách hàng đợc trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từ kết quả của việc sử dụng những khoản vay đó. + Độ rủi ro trong các món cho vay tiêu dùng thờng cao vì ngoài các yếu tố khách quan còn có yếu tố chủ quan từ bản thân ngời vay. Rủi ro từ các khoản vay tiêu dùng cao hơn từ các khoản vay kinh doanh xét trên cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Các rủi ro khách quan nh lạm phát, suy thoái kinh tế, thiên tai, Người mua Người bán NHTM (5) (1) (2) (3) (4) bệnh tật, v.v làm ảnh hởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của ngời vay. Bên cạnh đó, các rủi ro chủ quan nh: tình trạng sức khỏe hay công việc cũng ảnh hởng trực tiếp tới khả năng trả nợ của ngời vay. 1.3.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng đợc phân chia thành các loại khác nhau tùy thuộc vào những tiêu thức khác nhau: * Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại cho vay tiêu dùng thành 2 loại: Cho vay tiêu dùng c trú: là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi c trú: là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống nh mua sắm phơng tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí, v.v * Căn cứ vào hình thức có thể phân loại cho vay tiêu dùng thành 2 loại: Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho ngời tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Hình thức tín dụng này đợc thực hiện bằng một trong hai cách: Cách 1: Ngân hàng, ngời bán và ngời mua hàng phải thỏa thuận với nhau về số tiền vay, mức và thời hạn trả dần, sau đó ngân hàng cho ngời mua hàng vay phần tiền cha trả đủ cho ngời bán để giao cho ngời bán và giữ lại quyền sở hữu tài sản cho đến khi ngời mua trả góp đủ. Có thể mô tả nh sau: [...]... hiện bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng - Tuy chi phí cho vay rẻ nhng cho vay tiêu dùng gián tiếp đòi hỏi kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ rất phức tạp Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp, thờng có 3 bên: ngân hàng , khách hàng, doanh... định của cho vay tiêu dùng Yếu tố từ bản thân ngân hàng hay chính là nội lực ngân hàng thể hiện ở định hớng phát triển về các quy định về cho vay tiêu dùng trong từng thời kỳ Đầu tiên phải kể đến là chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng về cho vay tiêu dùng bao gồm: hạn mức tín dụng, các hình thức cho vay của ngân hàng, lãi suất, kỳ hạn khoản vay, hay các quy định về bảo đảm tiền vay, v.v... quả trong cho vay tiêu dùng 1.3.6.2 Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan ảnh hởng đến cho vay tiêu dùng bao gồm yếu tố xuất phát từ phía khách hàng và yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng * Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng Khách hàng có ảnh hởng trực tiếp và rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng Nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng. .. tín dụng luôn quan tâm đến việc tạo ra các món vay có chất lợng tốt, trong khi nhân viên của công ty bán lẻ chỉ chú trọng đến việc bán đợc hàng hóa vì vậy sẽ giảm đợc rủi ro cho ngân hàng * Căn cứ vào phơng thức hoàn trả: Theo tiêu thức này, cho vay tiêu dùng đợc phân chia thành 3 loại: Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngời vay trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng làm nhiều... thức cho vay tiêu dùng làm cho ngời sản xuất có thể yên tâm phần nào vào thị trờng tiềm năng mà họ đã dự đoán * Đối với ngân hàng thơng mại: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thơng mại đòi hỏi các ngân hàng này ngày càng phải tạo ra các sản phẩm hấp dẫn thu hút khách hàng Cho vay tiêu dùng là một sản phẩm hiện đại, là công cụ giúp các ngân hàng thu hút những khách hàng cá nhân Cho vay tiêu dùng. .. đình hoặc sửa chữa nhà cửa Cho vay tiêu dùng luân chuyển: Là các khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc đợc phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai 1.3.3 Lợi ích của cho vay tiêu dùng Lợi ích của cho vay tiêu dùng thể hiện trên các mặt sau: * Đối với ngời tiêu dùng: Lợi ích quan trọng nhất là khách hàng có thể mua hàng hóa dịch vụ trớc khi... thức cho vay này có những u điểm sau: - Giúp ngân hàng dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay - Tiết kiệm và giảm đợc các chi phí khi cho vay - Cho vay tiêu dùng gián tiếp tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ với khách hàng và thực hiện các hoạt động khác - Nếu các doanh nghiệp bán lẻ là những doanh nghiệp có uy tín và có mối quan hệ tốt với ngân hàng thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp giúp ngân. .. cho vay tiêu dùng trực tiếp có nhiều u điểm thể hiện: Trong hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp, ngân hàng quan hệ trực tiếp với khách hàng, do vậy ngân hàng sẽ xử lý tốt hơn các vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ, mặt khác có khả năng thỏa mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng tốt hơn Trong hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng trong ngân hàng có điều kiện phát huy năng lực sở trờng Đây là những... trởng kinh tế Cho vay tiêu dùng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo Ngoài ra, do đặc thù cho vay tiêu dùng là thủ tục tơng đối đơn giản, nhanh gọn nên góp phần quan trọng đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, từ đó giải quyết tốt các mối quan hệ khác trong xã hội 1.3.4 Quy trình thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng Quy trình thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng cũng tơng tự nh một khoản vay thông thờng,... hệ cho vay tiêu dùng giữa ngân hàng và khách hàng Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau Vì vậy khách hàng nào tạo đợc niềm tin với ngân hàng, thu nhập ổn định thì sẽ đợc u đãi trong quan hệ tín dụng Ngợc lại, ngân hàng nào hoạt động an toàn, hiệu quả, phục vụ chu đáo thì đợc khách hàng lựa chọn giao dịch Mặt khác, thói quen mua sắm tác động đến nhu cầu tiêu dùng . Tổng quan về cho vay tiêu dùng trong ngân hàng th- ơng mại 1.1. Ngân hàng thơng mại và các hoạt động chính của ngân hàng thơng mại. 1.1.1. Khái niệm ngân. động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thơng mại. 1.3.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng. Cho vay đối với ngời tiêu dùng đợc thực hiện để tài trợ cho

Ngày đăng: 23/10/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w