1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT

15 410 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,88 KB

Nội dung

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ TÂY. 1 . Tình hình cho vay và thu nợ chung Trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì hoạt động tín dụmg chiếm trên 80% tổng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây luôn thực hiện chiến lược mở rộng, tìm kiếm khách hàng: ưu đãi lãi suất tiền vay, thưc hiện chính sách Ngân hàng đến với khách hàng, quan tâm giúp đỡ cùng khách hàng tháo khó khăn “lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu hoạt động kinh doanh của chi nhánh”. Do vậy, năm 2000 chi nhánh đã ký được các hợp đồng lớn tầm cỡ quốc gia, như: Dự án trung tâm thương mại Tràng tiền, Dự án đầu tư thi công của Công ty xây dựng công trình ngầm Sông Đà và nhiều dự án đầu tư trong những lĩnh vực mới như Bưu chính viễn thông . , đã góp phần tạo thêm sức mạnh cho chi nhánh. Thông qua việc cán bộ tín dụng đi sâu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tính khả thi của các dự án làm cơ sở cho việc quyết định cho vay được đúng đắn. Thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay, đảm bảo 100% các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Hàng quý, Ngân hàng tổ chức xét duyệt hạn mức vốn lưu động cho những đơn vị có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng luôn chủ động nguồn vốn, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng vốn hợp lý của mọi khách hàng. Trong cho vay ngắn hạn tập trung chủ yếu phục vụ cho khách hàng truyền thống trong lĩnh vực XDCB, đặc biệt là các đơn vị làm ăn hiệu quả. Ngân hàng tranh thủ sự phối hợp giúp đỡ của tổng công ty, doanh nghiệp địa phương, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Song song với việc cho vay thì vấn đề thu hồi nợ đã được Ngân hàng đặc biệt quan tâm và luôn coi trọng chất lượng tín dụng đảm bảo đồng vốn được đầu tư ra bất kì dưới hình thức nào cũng thu hồi được cả gốc và lãi. Khi món nợ phát sinh lãi treo cán bộ tín dụng phải đến tận nơi kiểm tra để nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp phát sinh nợ quá hạn, cán bộ tín dụng xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp. Cán bộ kế toán cho vay có nhiêm vụ theo dõi sát sao kỳ hạn trả nợ của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Việc thu hồi nợ của Ngân hàng được tiến hành như sau: + Đối với khách hàngtài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng khi đến hạn nợ, Ngân hàng đôn đốc khách hàng làm thủ tục để trích tài khoản tiền gửi trả nợ vay Ngân hàng. Nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ. + Nếu khách hàng không có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng mà có tài khoản tiền gửi thanh toán tai ngân hàng khác thì đến hạn thanh toán khách hàng phải trích tài khoản tiền gửi đó để trả nợ Ngân hàng, khách hàng không trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng sẽ chủ động lập uỷ nhiện thu để thu nợ của khách hàng sau đó báo cho khách hàng biết. 2. Thủ tục giấy tờ trong cho vay: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn phải gửi cho Ngân các tài liệu sau: - Giấy đề nghị vay vốn. - Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng gồm: + Đối với pháp nhân doanh nghiệp tư nhân: quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), giấy quyết định bổ nhiện giám đốc, kế toán trưởng. + Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, cá nhân: đăng kí kinh doanh (trường hợp pháp luật qui định phải đăng ký kinh doanh), hợp đồng hợp tác (đối với hợp tác), chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy phép hành nghề (nếu có). - Tài liệu báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có)gồm: + Bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của những năm gần nhất. + Các tài liệu để thuyết trình khả năng tài chính - Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của Ngân hàng. - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản làm đảm bảo khoản nợ vay. Các khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý và tính chính xác của các thông tin và tài liệu gửi cho Ngân hàng. Sau quá trình xem xét đánh giá, nếu Ngân hàng chấp thuận và duyệt cho khách vay vốn thì ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồmg tín dụng và lập giấy nhận nợ tiền vay. Trong trường hợp Ngân hàng qui định phát tiền vay nhiều lần thì mỗi lần phát tiền vay phải lập giấy nhận nợ vay tiền. Sổ chi tiết cho vay của từng khách hàng do kế toán viên giữ và theo dõi. Giấy nhận nợ vay tiền, HĐTD của khác hàng cũng do kế toán viên lưu giữ. Các món vay có giá trị tài sản thế chấp cầm cố thì kế toán ghi nhập vào tài khoản ngoại bảng “Tài sản thế chấp cầm cố”. 3 . Chứng từ dùng trong quá trình cho vay, thu nợ. 3.1 Chứng từ gốc. Chứng từ gốc đó là giấy đề nghị vay vốn, HĐTD, giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản cho vay. Trong các loại chứng từ này thì giấy nhận nợ và HĐTD là những chứng từ có giá trị pháp lý cao do đó phải bảo quản chặt chẽ vì nó là căn cứ để cho vay và thu nợ của Ngân hàng, đồng thời còn là cơ sở để kế toán căn cứ hạch toán nội bảng. Trong giấy nhận nợ phải có đầy đủ chữ ký của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc Ngân hàng, dấu của Ngân hàng. Ngoài ra còn phải có dấu và chữ kí xác nhận của đơn vị vay vốn (chữ ký và dấu này phải được đăng kí tại Ngân hàng). Căn cứ vào các chứng từ gốc nói trên, kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, nếu đủ điều kiện thì phát tiền vay cho khách hàng, có thể cấp tiền vay một lần hoặc nhiều lần là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng vay . 3.2 Chứng từ ghi sổ nội bảng. Chứng từ ghi sổ nội bảng: giấy lĩnh tiền mặt, các loại chứng từ thanh toán khác như UNT, UNC . Căn cứ vào chứng từ ghi sổ thích hợp kế toán cho vay hạch toán trên cơ sở chi tiết của khách hàng vay vốn. Nhìn chung, các loại chứng từ ghi sổ rất đa dạng và phù hợp với từng nghiệp vụ, từng loại vốn, từng hình thức thanh toán. 3.3 Chứng từ ghi sổ ngoại bảng. Chứng từ ghi sổ ngoại bảng để kế toán hạch toán theo dõi những tài sản cầm cố thế chấp dùng làm đảm bảo cho khoản tiền vay của khách hàng trên tài khoản ngoại bảng. Hiện nay Ngân hàng dùng phiếu xuất nhập làm chứng từ ghi sổ tài khoản ngoại bảng, phiếu này là cơ sở pháp lý để kế toán cho vay hạch toán ngoại bảng phần giá trị tài sản cầm cố thế chấp dùng làm đảm bảo cho khoản tiền vay. Kế toán sẽ mở cho mỗi khách hàng vay một tiểu khoản trong tài khoản ngoại bảng mang mã số khách hàng theo mã số trên tài khoản nội bảng của khách hàng và được mở chi tiết cho từng loại tài sản. Quá trình hạch toán được được ghi như sau: Khi khách hàng vay vốn thì kế toán ghi nhập sổ ngoại bảng giá trị tài sản thế chấp đã ghi trong hợp đồng vay vốn. Khi khách hàng trả hết nợ thì kế toán ghi xuất ngoại bảng. Khi hồ sơ hiện vật được đưa vào bảo quản tại kho cũng như xuất ra khỏi kho trên phiếu nhập - xuất vật tư phải có đầy đủ chữ ký của người giao, người nhận, kế toán, giám đốc thì mới được coi là chứng từ có giá trị. 4. Quá trình hạch toán cho vay, thu nợ, thu lãi và chuyển nợ quá hạn 4.1 Hạch toán giai đoạn cho vay. Cán bộ tín dụng sau khi xem xét kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ tính đầy đủ của giấy tờ như chữ ký, sự khớp đúng về số tiền và đặc biệt là đối chiếu với mức cho vayNgân hàng đã duyệt thì sẽ tiến hành lập tờ trình xin vay vốn cùng 3 liên khế ước để trình giám đốc. Tờ trình và khế ước sau khi được giám đốc duỵệt thì một liên khế ước do cán bộ tín dụng lưu giữ còn 2 liên khế ước chuyển sang bộ phận kế toán để kiểm soát lại, sau đó hướng dẫn người vay lập chứng từ để phát tiền vay. Hai liên này được sử lý như sau: - Một liên kế toán giữ để theo dõi thu nợ. - Một liên người vay giữ để theo dõi trả nợ Ngân hàng. Đối khách hàng lần đầu tiên vay vốn, tại Ngân hàng chưa có tài khoản tiền vay thì Ngân hàng sẽ mở cho khách hàng một tài khoản tiền vay. Khi khách hàng nhận tiền vay kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ đối chiếu chứng từ gốc nếu đủ điều kiện thì kế toán hạch toán để phát tiền vay cho khách hàng. Khi phát tiền vay kế toán hạch toán như sau: NỢ: Tài khoản cho vay CÓ : Tài khoản tiền mặt. (nếu cho vay bằng tiền mặt) CÓ : Tài khoản người thụ hưởng ( nếu cho vay bằng chuyển khoản ) CÓ : Tài khoản thanh toán giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng) 4.2. Hạch toán thu lãi. Tại phòng kế toán của Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây mọi việc tính toán và cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày đều được thực hiện bằng máy vi tính cho nên tất cả các món vay đều được lưu trữ trong bộ nhớ của máy vi tính. Việc tính lãi được quy định vào một ngày cụ thể trong tháng (thường là ngày 25 ) máy sẽ in ra phiếu tính lãi cho tất cả các món vay cho dù chưa đủ thời gian một tháng, việc tính lãi căn cứ vào ngày vay, ngày trả và tiền gốc khách hàng nợ Ngân hàng. Hàng tháng số tiền lãi được tính theo phương pháp tích số, theo công thức sau: 30 Lãi phải thu = Σ (di . ni) . lãi suất tháng i=1 30 Trong đó: di: số dư nợ ni: số ngày của dư nợ Thu lãi được thực hiện theo nguyên tắc thu lãi trước, thu gốc sau. Do đó, số cho vay lớn nhưng kế toán cho vay vẫn làm tốt, đáp ứng nhu cầu của công tác tín dụng không có sai sót. Khi khách hàng trả lãi cho Ngân hàng kế toán cho vay hạch toán vào tài khoản như sau: NỢ : Tài khoản tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) NỢ : Tài khoản NPTT ( nếu trả bằng ngân phiếu thanh toán) NỢ : Tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay (trả bằng chuyển khoản) CÓ : Tài khoản thu lãi ngân hàng Ví dụ: Trên tài khoản cho vay của công ty xây dựng Sông Đà 7 có số dư nợ như sau: Ngày 26/10/2000 số dư nợ là 453.658.648 đồng Ngày 07/11/2000 số dư nợ là 478.031.648 đồng Ngày 25/11/2000 số dư nợ là 478.013.648 đồng Lãi suất cho vaylà 0,7% tháng Từ ví dụ trên ta có bảng sau: Đơn vị: đồng Ngày Số dư ngày Lãi suất Tích số lãi Lãi 26/10/2000 453.685.648 0,7 453.685. 648 105.860 07/11/2000 478.031.648 0.7 5.468.555.776 1.275.996 25/11/2000 478.031.648 0,7 8.604.245.664 2.007.657 Cộng 14.526.487.088 3.389.513 Vậy tổng số lãi phải thu của công ty xây dựng Sông Đà 7 là 3.389.513 đồng Khi khách hàng đến trả lãi kế toán sẽ hạch toán như sau: - Nếu trả bằng tiền mặt: NỢ : Tài khoản “Tiền mặt tại quỹ” số tiền là 3.389.513 đồng CÓ : Tài khoản “Thu lãi ngân hàng” số tiền là 3.389.513 đồng - Nếu thanh toán bằng chuyển khoản: NỢ: Tài khoản “Tiền gửi thanh toán của công ty xây dựng Sông đà 7” số tiền là 3.389.513 đồng CÓ: Tài khoản “ Thu lãi ngân hàng” số tiền là 3.389.513 đồng - Nếu đến kì hạn trả lãi khách hàng không trả được lãi kế toán sẽ hạch toán như sau: Nhập tài khoản “Lãi chưa thu” số tiền là 3.389.513 đồng Việc thu lãi đều đặn kịp thời hàng tháng thì không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào khách vay cũng hoàn trả Ngân hàng đầy đủ, kịp thời, vì nhiều lý do, như chưa thu được tiền bán hàng hay chưa thu hoạch được. Trong trường hợp này với những khách hàng vaytài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng và có đủ số dư thì kế toán tiến hành hành thu trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi, còn với những tài khoản không đủ số dư thì kế toán sẽ hạch toán số tiền lãi chưa thu vào tài khoản ngoại bảng “Lãi chưa thu”. Những khách hàng không có tài khoản tiền gửi thanh toán (chủ yếu là cá nhân) thì khách hàng phải đến Ngân hàng để trả lãi, nếu khách thực hiện trả lãi không đều đặn thì kế toán cho vay hạch toán ngay vào tài khoản “Lãi chưa thu” Khi xuất hiện lãi chưa thu kế toán cho vay phải theo dõi ngoại bảng để tránh thất thoát các khoản lãi và Ngân hàng cần phải có biện pháp kinh tế thiết thực tác động vào khách hàng để họ có trách nhiệm hơn trong việc trả lãi Ngân hàng để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hơn. Những khoản lãi của khách hàng đã nhập vào tài khoản ngoại bảng “Lãi chưa thu” thì khi khách hàng trả lãi, kế toán cho vay sẽ hạch toán như sau: Hạch toán ngoại bảng: Xuất : Tài khoản “Lãi chưa thu” Đồng thời hạch toán nội bảng: NỢ : Tài khoản thích hợp CÓ : Tài khoản thu nhập lãi cho vay Tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây qua khảo sát thực tế cho thấy tình hình lãi chưa thu như sau: BẢNG 6:TÌNH HÌNH LÃI CHƯA THU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ TÂY. Đơn vi : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1- Lãi chưa thu cho vay ngắn hạn 1.575 1.136 2- Lãi chưa thu cho vay trung dài hạn 2.002 7.218 Tổng 3.577 8.345 Căn cứ vào bảng 6 ta có thể nhận thấy khoản lãi chưa thu trong cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm từ 1.575 triệu đồng xuống 1.136 triệu đồng . Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác đôn đốc khách hàng trả lãi: vì vậy lãi phải thu năm sau đã giảm hơn so với năn trước. Trong khi đó, lãi phải thu cho vay trung dài hạn lại có xu hướng năm sau tăng cao hơn so với năm trước 5.090 triệu đồng buộc Ngân hàng cần có biện pháp tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ cho Ngân hàng. Kế toán cho vay cần theo dõi sát sao các khoản lãi này và kết hợp với cán bộ tín dụng trong công tác đôn đốc khách hàng trả lãI để tăng tu nhập cho ngân hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4.3 Hạch toán gia đoạn thu nợ và chuyển nợ quá hạn. Đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì việc thu nợ của khách hàng vay vốn tiến hành ngay trên tài khoản tiền vay của khách hàng. Ví dụ :Công ty may mặc Hoà Bình được chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây cho vay vốn lưu động theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Dư nợ đầu là 3.120 triệu đồng Từ ngày 1/1/2000 đến ngày 26/3/200 trên tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng đã phát sinh các nghiệp vụ sau: + Doanh số phát sinh nợ : 13694 triệu đồng + Doanh số phát sinh có : 13332 triệu đồng Trong 5 ngày cuối cuối quý 1 đã phát sinh các nghiệp vụ sau: + Ngày 27/3 vay mua vải : 218 triệu đồng + Ngày 28/3 vay trả tiền vay : 17 triệu đồng + Ngày 29/3 thu tiền bán hàng: 670 triệu đồng + Ngày 31/3 thu tiền bán hàng : 194 triệu đồng Tài khoản cho vay vốn lưu động ( Ngày 1/1) số dư : 3120 (Ngày 26/3) 13694 13332 (Ngày 27/3) 3482 218 (Ngày 28/3) 3700 17 (Ngày 29/3) 3717 670 (Ngày 31/3) 3047 194 (Ngày 31/3) số dư : 2853 Cách thu nợ trực tiếp này đã tác động trực tiếp vào mặt tài chímh của khách hàng vay vốn vì khi xuất hiện bất kì khoản thu nào, Ngân hàng sẽ thu hồi ngay. Sau khi thu hồi hết nợ nếu con dư thì kế toán cho vay sẽ chuyển số tiền này vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đối với phương thức cho vay theo món (hay cho vay từng lần) thì việc thu nợ căn cứ vào kỳ hạn trả nợ đã thảo thuận. Đến kì hạn trả nợ khách hàng vay vốn chủ động trích tài khoản tiền gửi thanh toán hay nộp tiền mặt vào Ngân hàng để trả nợ cho Ngân hàng. Nếu khách hàng không chủ động trả nợ [...]... gửi thanh toán của khách hàng vay vốn (nếu trả bằng chuyển khoản) NỢ : Tài khoản thanh toán giữa các ngân hàng (nếu ngân hàng phải lập uỷ nhiệm thu nhờ thu) CÓ: Tài khoản cho vay Đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng không trả được nợ và cũng không xin gia hạn nợ thì kế toán cho vay sẽ chuyển khoản nợ đó sang nợ quá hạn và phải chịu mức lãi suất phạt cao hơn mức lãi suất cho vay Khi đó kế toán hach toán như...thì Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng vay vốn hay lập uỷ nhiệm thu nhờ Ngân hàng bạn thu hộ (nếu khách hàng vay tài khoản ở ngân hàng khác), sau đó báo cho khách hàng biết Khi khách hàng vay trả tiền kế toán căn cứ vào chứng từ để hạch toán: NỢ : Tài khoản tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) NỢ : Tài khoản NPTT ( nếu trả bằng ngân phiếu thanh toán) NỢ : Tài khoản... bộ phận KTQD đã phát sinh và chi m tỷ trọng 77,05% đã phần nào thể hiện tình hình kinh tế của các đơn vị quốc doanh 5 Kế toán xử lý chuyển nợ quá hạn Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, an toàn và hiệu quả của công tác tín dụng là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Tây Bởi vì hoạt động tín dụng chi n khoảng 80% tổng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và nó cũng đem lại nguồn... nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng Do vậy, trong nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng ĐT& PT Hà Tây đã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng và đã đem lại kết quả thật đáng kích lệ là tỷ lệ nợ quá hạn năn 2000 đã giảm xuống mức 0,14% Các trường hợp Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn: - Đến thời hạn trả nợ mà Ngân hàng không trả được nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển phần dư nợ... thì sẽ giúp cho cán bộ kế toán theo dõi thu nợ, thu lãi thực hiện được nhanh chóng và chính xác Ngược lại, cán bộ kế toán cho vay thu theo dõi trả nợ trả lãi của khách hàng theo các kỳ hạn nợ một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện việc đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi một cách nghiêm túc hơn Như vậy, sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán càng nhịp nhàng thì hiệu... dụng thực hiện việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn cho tới khi kế toán cho vay thực việc phát tiền vay, theo dõi thu lãi, thu nợ khi đến hạn là cả một quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau Một món cho vay muốn thu hồi được, không bị phát sinh nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải đánh giá khách hàng một cách chính xác Trên cơ sở đánh giá khách hàng một cánh chính xác trước khi quyết định cho vay. .. thành phần kinh tế này chỉ chi m tỷ trọng 22,95% trên tổng nợ quá hạn Ngân hàng cho vay đối với thành phần kinh tế này chủ yếu dưới hình thức tín chấp, thế chấp, mức cho vay tối đa là 70%-80% giá trị tài sản thế chấp Có được kết quả như trên là do sự tận tâm, tận lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh, đặc biệt là cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán cho vay đã phối hợp chặt chẽ trong... Khi Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích - Sau khi kiểm tra, Ngân hàng phát hiện có một số dư nợ thiếu đảm bảo thì Ngân hàng cũng chuyển dư nợ đó sang tài khoản nợ quá hạn Khi phát sinh nợ quá hạn thì tài sản cầm cố thế chấp được xử lý như sau để thu hồi nợ: Trước hết Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết và họ bán tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh có sự giám sát của Ngân hàng. .. báo cáo năm của Ngân hàng) Ghi chú : KTQD: Kinh tế quốc doanh KTNQD: Kinh tế ngoài quốc doanh Căn cứ vào bảng 7 ta thấy, trong tổng doanh số cho vay thì bộ phận KTQD là chủ yếu chi m 88,96%, thu nợ đối với bộ phận kinh tế này cũng rất tốt, chi m 88,3%, nợ quá hạn chi m 77,05% trên tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh Như vậy, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với cho vay KTQD chi m tỷ trọng tương... dụng Ngân hàng mang lại, phải xem xét nó phục vụ phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của địa bàn nơi Ngân hàng đặt trụ sở nói riêng Tác động của hoạt động cấp tín dụng vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng cuờng cơ sở vật chất kỹ thuật, lượng hàng hoá, phần thu đem lại cho ngân sách của Nhà nước trên địa bàn như thế nào IV MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN BỘ KẾ TOÁN CHO VAY VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG Một món vay . TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT& amp;PT HÀ TÂY. 1 . Tình hình cho vay và thu nợ chung Trong. cho vay Tại chi nhánh Ngân hàng ĐT& amp;PT Hà Tây qua khảo sát thực tế cho thấy tình hình lãi chưa thu như sau: BẢNG 6:TÌNH HÌNH LÃI CHƯA THU TẠI CHI NHÁNH

Ngày đăng: 23/10/2013, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ ví dụ trên ta có bảng kê sau: - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY  TẠI  CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT
v í dụ trên ta có bảng kê sau: (Trang 7)
BẢNG 7: TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ TÂY  - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY  TẠI  CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT
BẢNG 7 TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ TÂY (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w