Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
28,67 KB
Nội dung
MỘTSỐ NHẬN XÉTVÀKIẾNNGHỊ NHẰM NÂNGCAOCHẤTLƯỢNGKIỂMTOÁNĐỘCLẬPTẠIVIỆTNAM Theo thông lệ quốc tế thì kiểmtoánđộclập thường quan tâm đến kiểmtoántài chính, tức là xác minh tính trung thực của các thông tin tài chính trên các tài liệu kế toán, trên các Bảng khai tài chính. Vấn đề cốt lõi của mọi cuộc kiểmtoántài chính là chấtlượngkiểm toán, tức là công ty kiểmtoán phải đưa ra được ý kiến trung thực, đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính và tính xác thực của các Bảng khai tài chính. Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chấtlượngmột cuộc kiểmtoán đó chính là mô hình tổ chức của các công ty kiểm toán, của các cuộc kiểm toán. Do đó trong phần này chúng tôi mạnh dạn đưa ra các ý kiếnnhằm cải thiện bộ máy tổ chức qua đó nângcaochấtlượng của mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên chấtlượngkiểmtoán không phụ thuộc hoàn toàn vào bộ máy tổ chức kiểmtoánđộc lập, mà bên cạnh đó còn phụ thuộc rất lớn vào chấtlượng nguồn nhân lực, tức là chấtlượngkiểmtoán viên ( trong đó bao gồm trình độ chuyên môn và tính độclập của mỗi kiểmtoán viên ), do đó bên cạnh việc cải thiện song song vấn đề mô hình tổ chức, mỗi công ty kiểmtoán cũng phải chú trọng nângcaochấtlượng nguồn nhân lực bằng chính sách tuyển dụng, đào tạo, rút ra kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểmtoán trong tương lai. 1. Giải pháp cho các doanh nghiệp Kiểmtoán vừa và nhỏ Theo dự thảo luật Kiểmtoánđộclập dự định trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét vào kì họp sắp tới, các loại hình doanh nghiệp kiểmtoán được thành lập bao gồm: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhânvà công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bên cạnh đó một DNKT phải có ít nhất 5 Kiểmtoán viên có chứng chỉ hành nghề, đã có thời gian thực tế làm kiểmtoán ở DNKT từ 36 tháng trở lên bao gồm cả Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, với công ty TNHH kiểmtoán thì bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên. Điều này sẽ là một khó khăn và trở ngại lớn với những công ty kiểmtoán nhỏ đã thành lậpvà không đáp ứng đủ sốlượngkiểmtoán viên theo yêu cầu của Luật, vì theo NĐ 105 thì một DNKT chỉ cần tối thiểu 3 KTV là đủ điều kiện thành lập, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các công ty kiểmtoán lớn đã có uy tín và bề dày truyền thống đã và đang hoạt động ở ViệtNam như Big4, AASC, A&C, . Vì vậy nhóm chúng tôi đưa ra một giải pháp là các công ty nhỏ và vừa sáp nhập dưới hình thức công ty hợp danh. Sở dĩ hình thức công ty được chúng tôi lựa chọn ở đây là công ty hợp danh vì với thực tế thương hiệu của các công ty kiểmtoán nhỏ và vừa chưa được nhiều khách hàng biết tới thì việc sẵn sàng chịu trách nhiệm vô hạn với những quyết định mà công ty đưa ra sẽ phần nào đó thuyết phục khách hàng, đó cũng là xu hướng hiện nay của các công ty Kiểmtoán trên thế giới. Việc sáp nhập có các điểm mạnh sau đây: Thứ nhất, việc sáp nhập tăng quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực của công ty, từ đó công ty có tiềm lực và điều kiệnnângcaochấtlượngkiểmtoán thông qua hệ thống nhân sự lớn mạnh, củng cố và cải thiện hệ thống bộ máy tổ chức công ty, thiết kế lại chu trình kiểmtoán cho hoàn thiện vàchấtlượng hơn. Công ty sẽ học hỏi những điểm mạnh sẵn có từ các công ty thành viên. Thứ hai, sáp nhập tăng lượng khách hàng của công ty, cải thiện vấn đề thương hiệu, đó là lợi thế ban đầu khi tạo một ấn tượng hoàn toàn mới với khách hàng. Thực tế là cho dù có thiết kế một bộ máy tổ chức và hệ thống kiểm soát chặt chẽ đi nữa thì việc KTV có đưa ra ý kiến xác thực và đúng đắn về thực trạng tài chính của khách hàng hay không còn phụ thuộc vào nhất nhiều yếu tố khác như chấtlượng KTV, và thu nhập của KTV. Bên cạnh các yếu tố về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, trình độ năng lực của KTV thì đa số KTV đưa ra ý kiến sai lệch về tình trạng tài chính của khách hàng là do vấn đề KTV từ bỏ nguyên tắc nghề nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa phía kiểmtoán viên và khách hàng, đó chính là vấn đề độclập của mỗi kiểmtoán viên. Những KTV này vốn là những người thiếu tính độclậpvà ngay chính bản thân họ cũng không biết giữ tính thận trọng trong khi tác nghiệp và cả sự hoài nghi cần thiết. Tuy nhiên một bộ máy tổ chức kiểmtoánchặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ KTV đưa ra ý kiến sai lệch về các thông tin trong Bảng khai tài chính, đó chính là nhằmnângcaochấtlượngkiểm toán. 2. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy của doanh nghiệp kiểmtoán Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá mô hình của các doanh nghiệp kiểmtoán nhóm chúng em đưa ra một mô hình công ty kiểmtoánđộclập dưới hình thức công ty hợp danh như sau: Tổng Giám đốc Phó TGĐ phụ trách kiểmtoán Phó TGĐ phụ trách tư vấnPhó TGĐ phụ trách tư vấn thuếPhó TGĐ phụ trách hành chính nhân sự Các giám đốckiểmtoán Các giám đốc tư vấn Phòng kiểmtoán 1 Phòng kiểmtoán 2 Phòng kiểmtoán 4 Tư vấn tài chính doanh nghiệpdoanh nghinghiệp Tư vấn rủi ro Tư vấn thuế TNDN Tư vấn các loại thuế khác Phòng IT và quản trị thông tin nội bộ Phòng hành chính nhân sự Phòng PR và Marketing Ban kiểm soát Hội đồng khoa học Phòng Kế toán Hội đồng thành viên hợp danh Phòng kiểmtoán 3 Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty kiểmtoán hợp danh Trong đó: Hội đồng thành viên hợp danh: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh từ việc đề ra chiến lược, phương hướng phát triển của công ty đến việc quyết định loại hình hoạt động doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên hợp danh thành lập để kiểm soát tất cả các hoạt động của Ban giám đốc, các phòng ban, kể cả của Hội đồng thành viên. Ban kiểm soát tổ chức soát xétchấtlượng đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các bộ phận chuyên môn đặc biệt là đối với các dịch vụ đảm bảo như kiểmtoán báo cáotài chính, kiểmtoán quyết toán vốn đầu tư và các dịch vụ công chứng…. Trong trường hợp cần thiết, Ban kiểm soát có thể huy động thêm các chuyên gia từ các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ của mình. Hội đồng khoa học: Phụ trách việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo cho các bộ phận nghiệp vụ trong và ngoài công ty, có thể tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ với vai trò chuyên gia cao cấp. Tổng giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật. Các Phó Tổng Giám đốc: Là thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành từng mảng công việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc, có thể nhân danh công ty ký kết và xử lý các công việc trong phạm vi được phân công đồng thời chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật trong phạm vi của mình. Các Giám đốc chuyên môn: Là thành viên Ban Giám đốc phụ trách về chuyên môn trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể của công ty như: Dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn thuế, Tư vấn tài chính, Tư vấn rủi ro. Các phòng nghiệp vụ kiểm toán: Là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kiểmtoánvà các dịch vụ đảm báo khác. - Phòng kiểmtoán 1 (Audit 1): Kiểmtoán báo cáotài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản xây lắp. - Phòng kiểmtoán 2 (Audit 2): Kiểmtoán báo cáotài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… - Phòng kiểmtoán 3 (Audit 3): chuyên kiểmtoán các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại dịch vụ và du lịch. - Phòng kiểmtoán 4 (Audit 4): Kiểmtoán hoạt động của dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, kiểmtoán báo cáo quyết toán vốn đầu tư vàkiểmtoán tuân thủ khác. Các phòng tư vấn tài chính: Là các phòng ban chuyên sâu về cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng và được phân chia thành hai mảng dịch vụ cụ thể là: Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn rủi ro. Các phòng tư vấn thuế: Là các bộ phận chuyên nghiệp chuyên sâu về cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho các khách hàng, được chia thành từng nhóm sắc thuế phổ biến như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác. Ngoài ra bộ phận tư vấn thuế còn tham gia soát xét hồ sơkiểmtoán đối với phần hành thuế. Bên cạnh phòng kế toán chịu trách nhiệm kiểm soát tài chính của công ty, còn có phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng và sử dụng hợp lý nhân viên, phòng PR và Marketting chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh cho công ty, phòng IT chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, máy móc thiết bị cung cấp cho các bộ phận sử dụng. Bên cạnh bộ máy tổ chức chung của cả công ty thì việc tổ chưc bộ máy trong một cuộc kiểmtoán là hết sức cần thiết. Nhân sự luôn là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến chấtlượng của mỗi cuộc kiểm toán. Để có thể cạnh tranh và phát triển trong thị trường kiểmtoán như hiện nay, Công ty luôn chú trọng nângcao trình độ chuyên môn của kiểmtoán viên đồng thời chú trọng tổ chức nhân sự cho mỗi cuộc kiểmtoán thật chu đáo. Thông thường, nhóm kiểmtoán để thực hiện cho mỗi cuộc kiểmtoán bao gồm: Sơ đồ 5 : Tổ chức nhân sự cho một cuộc kiểmtoán Chú thích : - Quan hệ hỗ trợ : - Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : - Quan hệ soát xétđộclập : - Thành viên Ban Giám đốc phụ trách: Là người có nhiệm vụ giao dịch, phê duyệt kế hoạch nhân sự, kế hoạch kiểm toán, kế hoạch thời gian cũng như soát xét kế hoạch kiểmtoánvà soát xét cuối cùng đối với hồ sơvà Báo cáokiểmtoán trước khi phát hành. - Thành viên Ban kiểm soát: Là người không trực tiếp phụ trách nhóm kiểm toán, có nhiệm vụ kiểm soát hồ sơkiểm toán, soát xét Báo cáokiểmtoánvà soát xéttoàn bộ quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ đảm bảo yêu cầu chấtlượng đề ra. - Nhóm chuyên gia hỗ trợ: là chuyên gia của hội đồng khoa học hỗ trợ cuộc kiểmtoán trong việc thẩm định, đánh giá những vấn đề chuyên môn đặc thù của những ngành nghề đặc biệt. - Chủ nhiệm kiểmtoán phụ trách trực tiếp: Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và quản lý việc thực hiện chương trình kiểm toán, chỉnh sửa các sai sót của nhân viên cấp dưới. Cùng một lúc, chủ nhiệm kiểmtoán có thể cùng một lúc giám sát nhiều nhóm kiểmtoán khác nhau. - Kiểmtoán viên chính: Là người trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán, quản lý công việc của các trợ lý kiểmtoán đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh Thành viên Ban Giám đốc phụ trách Thành viên ban kiểm soát Nhóm chuyên gia hỗ trợ Chủ nhiệm kiểmtoán phụ trách trực tiếp Kiểmtoán viên chính Trợ lý kiểmtoán viên 2 Trợ lý kiểmtoán viên 1 Trợ lý kiểmtoán viên 3 trong quá trình kiểm toán. Kiểmtoán viên chính phải báo cáo kết quả công việc cho chủ nhiệm kiểm toán. - Trợ lý kiểm toán: Là những nhân viên thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sự phân công của kiểmtoán viên chính đồng thời báo cáo kết quả công việc cho kiểmtoán viên chính. Tuỳ thuộc vào các cuộc kiểmtoán cụ thể mà có thể có thêm nhóm chuyên gia hỗ trợ có kiến thức kinh doanh chuyên sâu trên từng lĩnh vực. Ngoài ra, có thể có nhiều nhóm kiểmtoán cùng thực hiện để đảm bảo tiến độ quyết toánvà công khai báo cáo của các khách hàng. 3. Luật nên cho phép thành lập Văn phòng kiểmtoán Trên thế giới, hình thức Văn phòng kiểmtoán đã phát triển từ khá lâu. Trong hoàn cảnh nền kinh tế ViệtNam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực tài chính để thực hiện một cuộc kiểmtoán cũng như sử dụng các dịch vụ khác như tư vấn thuế, tư vấn kế toán, do đó mô hình văn phòng kiểmtoán phương án lựa chọn hợp lý dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên việc thành lập văn phòng kiểmtoán cần đáp ứng những điều kiện như thế nào? Về vốn điều lệ, về sốlượng CPA tối thiểu trong mỗi văn phòng, và về những khách hàng mà văn phòng được phép cung cấp dịch vụ? Trong bối cảnh KTĐL ở ViệtNam vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập khi mà hệ thống luật vẫn chưa hoàn thiện, thì câu chuyện văn phòng kiểmtoán có lẽ vẫn chỉ có thể bàn trên giấy tờ. Trong dự thảo luật Kiểmtoánđộclập dự định trình Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 11 sắp tới cũng không đề cập đến việc thành lập văn phòng kiểm toán. Tuy nhiên theo thông lệ của các nước có kiểmtoánđộclập phát triển thì Văn phòng kiểmtoán sẽ là một xu hướng tất yếu, ở ViệtNam có lẽ trong 10 năm tới, khi nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, thì sẽ xuất hiện văn phòng kiểm toán, còn bây giờ khi hệ thống luật KTĐL còn chưa ra đời thì Văn phòng kiểmtoán có lẽ là một câu chuyện trong tương lai xa. 4. Các công ty kiểmtoánViệtNam gia nhập các hãng quốc tế Khi gia nhập các hãng hãng quốc tế, các công ty được sử dụng logo và hình ảnh của hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình, qua đó quảng bá hình ảnh và uy tín của công ty không chỉ với khách hàng trong nước mà còn với cả các khách hàng nước ngoài. Đó còn là điều kiện tiên quyết để nângcaochấtlượngkiểmtoán của mỗi công ty bởi uy tín chấtlượng không còn là của một doanh nghiệp mà còn là uy tín của cả hãng quốc tế. Với các doanh nghiệp kiểmtoán trên thế giới thì việc gia nhập các hãng quốc tế là xu hướng và cũng là động lực để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, để được gia nhập các hãng quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về Điều kiệntài chính, Vùng địa lý, Khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng…do đó mỗi doanh nghiệp cũng phải dần nângcaovà hoàn thiện đội ngũ nhân sự, trình độ chuyên môn và cuối cùng là chấtlượng mỗi cuộc kiểm toán, từ đó tăng lượng khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, tiếp tục tạo tiền đề tiếp tục phát triển. KẾT LUẬN Hoạt động kiểmtoán nói chung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy mới chỉ ở những bước ban đầu song trong gần 20 năm qua, hoạt động kiểmtoán cùng các doanh nghiệp kiểmtoán ở ViệtNam đã liên tục có những bước phát triển đáng mừng, góp phần vào việc lành mạnh hóa đời sống kinh tế, nângcao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểmtoán để nângcaochấtlượng hoạt động kiểm toán, để nó ngày càng phát huy được chức năng của mình nhất là trong giai đoạn đất nước đang tiến hành việc Công nhiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới là một yêu cầu tất yếu. Chỉ qua một thời gian ngắn nghiên cứu, Chúng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu về tổ chức bộ máy kiểmtoánvà những tác động của nó tới chấtlượng của hoạt động kiểmtoántại các doanh nghiệp kiểmtóan ở Việt Nam. Với những kiến thức đã học tại trường, kết hợp với những hiểu biết thực tế ít ỏi, chúng em đã mạnh dạn nêu lên mộtsốnhận xét, đề xuất nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện vànângcao hiệu quả của công tác tổ chức bộ máy kiểmtoán trong các doanh nghiệp kiểmtoántạiViệt Nam. Song, do lượngkiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không được nhiều nên công trình nghiên cứu khoa học của chúng em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để công trình được hoàn thiện và sát hơn với thực tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí kế toánnăm 2008, 2009, 2010. 2. Tạp chí kiểmtoánnăm 2008, 2009, 2010. 3. Giáo trình lý thuyết kiểm toán/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh – khoa Kế toán - ĐH Kinh tế Quốc dân/NXB Tài chính – 2008. 4. Giáo trình lý thuyết kiểm toán/TS. Nguyễn Viết Lợi – Học Viện Tài chính/NXB Tài chính-2007. 5. Kiểm toán/ Alvin A.Arens/NXB Thống kê - 2000. 6. Tìm hiểu về kiểm toánđộclập ở Việt Nam/Bùi Văn Mai/NXB Tài chính – 1995. 7. Nghị định số 07/1994/NĐ-CP ngày 29/01/1994 của chính phủ về quy chế tổ chức và hoạt động kiểmtoánđộc lập. 8. Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thay thế nghị đinh 07/1994/NĐ-CP. 9. Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi, bổ xung mộtsố điều của nghị đinh 105/2004/NĐ-CP. 10. Chuẩn mực kiểmtoánViệt Nam. 11. Các website: www.kiemtoan.com.vn www.tapchiketoan.info . MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM Theo thông lệ quốc tế thì kiểm toán độc lập thường quan tâm đến kiểm. các ý kiến nhằm cải thiện bộ máy tổ chức qua đó nâng cao chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên chất lượng kiểm toán không phụ thuộc hoàn toàn vào