Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
88,43 KB
Nội dung
: ChínhsáchkíchcầucủaChínhphủViệt Nam. I. Các chínhsách và cơ cấu gói kích cầu. 1. Các chínhsách ngăn chặn suy giảm kinh tế. Nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đầu năm 2009, ViệtNam đã kịp thời triển khai chínhsáchkích cầu. Cụ thể, Chínhphủ đã dùng quỹ tài chính lớn, trực tiếp chi cho các hoạt động kíchcầu đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. - Ngày 15/01/2009, Chínhphủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kíchcầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND) để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho các khoản vay ngắn hạn trong thời gian tối đa là 8 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009. Đối tượng được hưởng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng không quá 300 công nhân, không có nợ đọng thuế và không có nợ tín dụng quá hạn. - Ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chínhphủ ban hành quyết định cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn và sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng, với tổng số lãi hỗ trợ là 20.000 tỷ VND. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/12/2011. Gói kíchcầu thứ hai này có quy mô lớn hơn, thời hạn dài hơn (tới 2 năm), điều kiện nới lỏng hơn (doanh nghiệp và cả hợp tác xã có vốn dưới 20 tỷ đồng, sử dụng dưới 500 lao động, có thể nợ thuế và tín dụng quá hạn nhưng có dự án phù hợp vẫn được xét cho vay) và lĩnh vực cho vay cũng được mở rộng hơn. - Chínhphủ cũng thiết lập cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Ngân hàng Phát triển ViệtNam (VDB) là đơn vị duy nhất được giao thực hiện giải pháp bảo lãnh tín dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. VDB có thể đảm bảo 100% khoản vay bằng USD hay VND. Những doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ VND tương đương 1,1 triệu USD với số lao động sử dụng không quá 500 người mới đủ điều kiện tham gia vào chương trình này. Doanh nghiệp không được phép có khoản nợ ngân hàng hay nợ thuế nào quá hạn. Không giống như chương trình hỗ trợ lãi suất, VDB có toàn quyền quyết định doanh nghiệp nào sẽ được nhận bảo lãnh tín dụng. - Chínhphủ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế, và kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu, ước tính có khoảng 28.000 tỷ đồng để kíchcầu nhờ thực hiện chínhsách giảm thuế. Giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với 19 nhóm mặt hàng tiêu thụ nội địa (Quyết định 16/2009/QĐ-TTg) và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009. Tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào khi chưa có chứng từ và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Giãn thời hạn nộp thuế GTGT đến 180 ngày đối với hàng nhập khẩu là thiết bị, máy móc trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đối với thuế nhập khẩu, thực hiện giảm thuế cho nhiều mặt hàng là nguyên liệu đầu vào và hàng tiêu dùng. - Để thực hiện chínhsáchkích cầu, Chínhphủ đã cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của quý IV/2008 và cả năm 2009 của DN nhỏ và vừa. Đồng thời, giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng củanăm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động: sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, kinh doanh lương thực, phân bón, . - Đẩy mạnh, kíchcầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu. - Về chínhsách tài chính, tiền tệ, sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận. - Chínhphủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. 2. Cơ cấu gói kíchcầu 8 tỷ USD củachínhphủViệt Nam. Gói kíchcầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kíchcầu này bao gồm: Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. Thứ hai, tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chínhphủ khoảng 20.000 tỷ đồng. Thứ sáu, thực hiện chínhsách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng. Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng (không phải là khoản chi). Thứ tám, các khoản chi kíchcầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn lực sử dụng để kíchcầu đầu tư và tiêu dùng củaViệtNam là rất lớn, nếu tính thêm cả 17.000 tỷ đồng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho DN thì tổng giá trị các gói kíchcầucủaChínhphủViệtNam hiện nay lên đến 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP củaViệtNam hiện nay. II. Tình hình thực hiện gói kíchcầu - Về các gói hỗ trợ lãi xuất. Tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 ngày 23-1-2009 của Thủ tướng (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển ViệtNam trên 10.000 tỉ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng (59%). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), gói hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, thông qua đó, hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tuy nhiên lại không có số liệu chứng minh cụ thể. Thực tế cho thấy đã có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất, việc triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với chínhsách nới lỏng tiền tệ làm tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao, gây sức ép tăng lãi suất và lạm phát. Theo các đánh giá khác nhau, có tới 80-92% số doanh nghiệp không được hưởng chínhsách ưu đãi này và tổng tín dụng ưu đãi lãi suất cũng chỉ chiếm khoảng 80% tổng tín dụng. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4% là quá lớn, nên kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Đến nay, hiệu quả thật sự của gói hỗ trợ lãi suất 4% chưa được chứng minh trong khi những hệ lụy tiêu cực của nó là rất lớn, làm “méo mó” thị trường tín dụng đang tăng trưởng quá nóng. Tín dụng đối với nền kinh tế ươ ́ c đê ́ n cuô ́ i tháng 10 đã tăng 33,29%, trong khi huy động vốn chỉ tăng 25,72%. Theo dự báo của IMF, từ đầu năm 2009, tín dụng chỉ cần tăng 12,9% đã đảm bảo cho ViệtNam tăng trưởng kinh tế khoảng 4%. Tăng trưởng tín dụng nhanh đã gây sức ép tăng lãi suất, dẫn đến hệ quả là tăng chi phí vốn, làm tăng giá thành sản xuất, khiến việc huy động vốn trái phiếu chínhphủ gặp nhiều khó khăn. Đồ thị 3: Dư nợ cho vay kíchcầu qua từng tháng năm 2009. Nguồn CTCK Bảo Việt. Vốn kíchcầu đầu tư tư nhân ở nông thôn được thực hiện qua quyết định 497 đạt được 330,364 tỷ đồng. Tới ngày 27/8/2009 theo tài liệu báo cáo Chínhphủ tại phiên họp tháng 9 của Bộ công thương, dư nợ cho vay theo quyết định này ước đạt 818.72 tỉ đồng, chiếm 0,21% trong tổng dư nợ. Trong khi đây là khoản vay nhằm tăng đầu tư tư nhân trong lĩnh vực có hệ số lan toả mạnh và có khả năng tạo nhiều việc làm. - Về kíchcầu đầu tư Chính phủ. Vốn kíchcầu đầu tư chínhphủ không đạt kế hoạch mong muốn. Theo số liệu báo cáo ChínhPhủ tại phiên họp thứ 24 Uỷ ban thường vụ quốc hội, vốn đầu tư trái phiếu chínhphủ ước thực hiện trong kế hoạch 2009 là 45 nghìn tỷ đồng, đạt 80,4% kế hoạch giao; về giải ngân, nguồn vốn trái phiếu chínhphủ dành cho giao thông thuỷ lợi tính đến nay chỉ đạt 45,1% kế hoạch, cho y tế chỉ đạt 35,2% kế hoạch, giáo dục 60%. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 6-2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu chínhphủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8-2009 đạt 4.500 tỉ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ, ước đến hết tháng 9-2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỉ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Tính đến đầu tháng 10-2009, tổng số vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30-6-2009 là 15.492 tỉ đồng; vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỉ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hóa kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động . khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%). - Về việc miễn, giảm, giãn thuế. Tình hình thực hiện chínhsách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê, đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chínhsách thuế, trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng… Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7/2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm và giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỉ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu ngân sách Nhà nước năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán. Bộ KH&ĐT đánh giá, việc thực hiện các ưu đãi về thuế là khẩn trương, đúng đối tượng, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Tuy vậy cũng không có số liệu cụ thể chứng minh cho nhận định này. - Về hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội. Chínhphủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chínhsách giảm nghèo, trong đó có chínhsách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sản xuất, kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời, chínhphủ cũng triển khai công tác hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, bị thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi để ổn định sản xuất và đời sống. Ngoài ra, chínhphủ cũng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP củaChínhphủ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức, động viên các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện chương trình này; ứng trước vốn cho các huyện; triển khai các chínhsách mới, trong đó có chínhsách cấp gạo cho hộ nghèo ở biên giới, thực hiện mức khoán mới về bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động và tăng cường cán bộ cho các huyện nghèo. Hoạt động chăm sóc người có công và các đối tượng chínhsách tiếp tục được duy trì và mở rộng. Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chínhsách do Ngân hàng Chínhsách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đến cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người củanăm 2008. - Tình hình thâm hụt ngân sách. Nới lỏng chínhsách tài khóa đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách lên đến 6,9% GDP chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản Chínhphủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ chínhphủ cũng tăng mạnh từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. III. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của gói kích cầu. 1. Tính kịp thời của gói kích cầu. Việc đánh giá tính kịp thời củakíchcầu thường được dựa vào việc chínhphủ can thiệp vào nền kinh tế ngay khi có nguy cơ suy thoái, đồng thời , việc can thiệp củachínhphủ sẽ có tác động kích thích ngay tổng cầu trong thời gian ngắn. Rất khó lượng hoá để đánh giá tính kịp thời trong việc thực hiện kích cầu. Chính vì vậy trong bài viết này, để đánh giá tính kịp thời ta có thể dựa vào việc so sánh thời điểm suy thoái kinh tế và thời điểm chínhsách được ban hành; thời điểm ban hành và thời điểm thực thi chínhsách cũng như đem ra những nhận định về độ tác động kích thích ngay lên tổng cầu. Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu và đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới. Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu củaViệtNam từ 01/2007 đến 10/2009 (đơn vị: tỷ đô la) Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 2007 Xuất khẩu 3.76 2.89 3.86 3.64 4.08 4.17 4.25 4.3 3.77 4.3 4.5 4.68 Nhập khẩu 4.33 3.44 4.43 4.45 5.28 4.96 5.22 5.29 4.9 5.6 6 4.33 Cán cân thương mại -0.57 -0.55 -0.57 -0.8 -1.2 -0.8 -1 -1 -1.1 -1.3 -2 0.35 2008 Xuất khẩu 4.91 3.33 4.83 5 5.75 6.2 6.55 6 5.27 5.04 4.8 4.67 Nhập khẩu 7.2 6.04 8.07 8.24 7.67 6.93 7.3 6.28 5.51 5.71 5.3 - Cán cân thương mại -2.29 -2.71 -3.24 -3.2 -1.9 -0.7 -0.8 -0.3 -0.2 -0.7 -1 - 2009 Xuất khẩu 3.7 5.02 5.3 4.28 4.41 4.74 4.81 4.52 4.56 5.03 Nhập khẩu 3.3 4.18 5.04 5.46 5.57 5.9 6.32 5.85 6.37 6.62 Cán cân thương mại 0.4 0.84 0.26 -1.18 -1.25 -1.16 -1.52 -1.32 -1.81 -1.59 Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu củaViệtNam trong năm 2007 tăng đều qua các tháng (Bảng 1), nhưng qua năm 2008, chỉ tăng đến tháng 7/2008, sau đó giảm dần, sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có tăng trong hai tháng đầu năm nhưng vẫn chưa bằng trước lúc giảm năm 2008, cán cân thương mại thăng dư trong ba tháng đầu năm. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu cho thấy một số dấu hiệu tích cực, nhưng về bản chất, việc cải thiện này chỉ là vẻ bề ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do xuất khẩu vàng. So với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh: kim ngạch xuất khẩu trong ba tháng đầu năm, sáu tháng đầu năm và 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước giảm lần lượt là 24%, 24.4% và 20.5%. Như vậy có thể xem thời điểm bắt đầu chị tác động của cuộc khủng hoảng là tháng 8/2008. Trong cuộc khủng hoảng năm 1997, Chínhphủ không đánh giá đúng mức ảnh hưởng củachínhphủ đến nền kinh tế ViệtNam dẫn đến khong kịp thời đối phó làm cho nền kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với cuộc khủng hoảng lần này Chínhphủ đã đánh giá vấn đề rất nhanh nhạy . So sánh với diễn biến hành động củachínhphủ Mỹ trong bảng 4, có thể thấy chínhphủViệtNam đã nhân thức về tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế ViệtNam và hoạch định chínhsách nhằm giảm bớt tác động rất sớm, sớm hơn cả Mỹ. Bảng 4: Các hành động củaChínhPhủ Mỹ và ChínhphủViệtNam Hành động Mỹ Việtnam Nhận thức tác động 17/09/2008:FED phải cho AIG vay 85 tỷ USD để giúp công ty này không phs sản. Ý tưởng gói kíchcầu 1-2/12/2008, Chínhphủ công bố sử dụng 1 tỷ USD để kíchcầu đầu tư và tiêu dùng Đề suất kế hoạch 03/01/2009, Tổng thống Mỹ đề xuất kế hoạc kích thích kinh tế Quốc hội thông qua kế hoạch 29/01/2009, Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch kích thích kinh tế Bắt đầu triển khai thực hiện 18/02/2009, Tổng thống Mỹ ký thông qua kế hoạch kích thích kinh tế 13/01/2009, thủ tướng ban hành quyết định 131/QĐ-Ttg; ngày 03/02/2009 Thống đốc NHNN ban hành thông tư 02/2009/TT-NHNN triển khai gói kíchcầu lần 1 Kế hoạch cụ thể 27/11/2008, Tổng thống Mỹ họp báo giới thiệu chínhsáchkíchcầu 12/5/2009, Bộ kế hoạch và đầu tư công bố gói kíchcầu có trị giá 160.000 tỷ đồng (9 tỷ USD) bao gồm cả 17000 tỷ đồng (1 [...]... gói kíchcầu chưa chú trọng đến những thành phần tổng cầu cần kích thích để có thể đem lại hiệu quả kíchcầu lớn nhất về mặt thời gian cũng như hiệu quả chi phí của gói kíchcầu Cơ cấu gói kíchcầu cho thấy phần lớn trong số 1.89% gói kíchcầu theo kế hoạch là kích cung thông qua bù lãi suất cho vay vốn lưu động; khoảng 55% là nhắm vào kíchcầu đầu tư củachính phủ, phần lớn trong số 19.58% nhắm vào kích. .. kíchcầu thường được thực hiện qua việc đánh giá hiệu quả kíchcầu trên một đồng đo la thực hiện kích cầu, hay nói cách khác, một đồng đô la bỏ ra sẽ làm tăng tổng cầu lên bao nhiêu đồng Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả kíchcầu tính trên một đồng đô la thực hiện kíchcầu có khác nhau tuỳ theo chínhsách tác động, trong đó đề thống nhất kíchcầu vào tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng của. .. ngành khác như xi măng, sắt thép, các vật liệu xây dựng Các chínhsách nhắm vào tăng đầu tư của doanh nghiệp có tác động nhỏ và thời gian để chínhsách phát huy hiệu quả thường là trung và dài hạn Như vậy khi đưa ra chính sáchkíchcầu nên nhắm vào tăng chi tiêu của hộ gia đình (C) và tăng chi đầu tư củachínhphủ (Ig) Xét tổng quan, chínhphủ đã đưa ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ Có thể thấy... lòng của người thụ hưởng Đối với hiệu quả kinh tế, chúng ta chỉ có thể mô tả định tính tác động của sự phối hợp nhiều chínhsách trong thời gian qua, chứ không thể đánh giá chỉ riêng cho chính sáchkíchcầu vì: (i)thay đổi hiện tại của nền kinh tế do nhiều nhân tố tác động khó có thể bóc tách tác động của gói kích cầu; (ii) gói kíchcầu hiện vẫn đang được thực hiện, chưa kết thúc; (iii) bất kỳ một chính. .. nói đến gói kích thích kinh tế củaChínhphủ nước này Do vậy, những kinh nghiệm kíchcầucủa Trung Quốc rất có ý nghĩa tham khảo đối với ViệtNam Tuy nhiên, tình hình mỗi nước một khác chúng ta không thể “rập khuôn” mà cần có sự chọn lọc và biến đổi để phù hợp với kinh tế ViệtNam Qua phân tích,tìm hiểu ViệtNam có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, sử dụng gói kíchcầu để ứng... nhắm vào kíchcầu đầu tư của doanh nghiệp, phần nhỏ còn lại kíchcầu tiêu dùng thông qua giảm thuế thu nhập cá nhân; một phần trong số 5.03% gói kíchcầu là các khoản chuyển nhượng củachínhphủ như chi cho người nghèo ăn tết Kỷ Sửu và các khoản chi khác Như vậy khoản chi cho tiêu dùng có tác động mạnh và nhanh đến thành phần của tổng cầu chưa được chú trọng 2 Tính trúng đích của gói kíchcầu Việc đánh... mô đã thành công trong việc hoạch định chính sách; việc thực thi chínhsách , xét về hiệu quả xã hội, ViệtNam đã đạt được nhiều thành tựu, xét về hiệu quả kinh tế, còn một số việc phải bàn, nhưng nhìn chung, ViệtNam đã khá thành công Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ViệtNam thực hiện kíchcầu quy mô lớn nên không tránh khỏi một số bỡ ngỡ và thiếu sót như: Chínhsách đưa ra chưa đến được đối tương cần... khá lớn so với nền kinh tế nhỏ bé củaViệtNam So với quy mô GDP 1.487 ngàn tỷ đồng năm 2008 củaViệtNam thì gói kíchcầu hiện tại chiếm đến 9,61%, lớn nhất so với các nước trong khu vực nếu xét trên GDP Điều này xét trong bối cảnh nguồn tài trợ cho kích cầu, tình trạng ngân sách thâm hụt kéo dài củaViệtNam là điều thật sự đáng lo ngại Và thực sự gói kíchcầu cũng được thiết kế quá lớn so với khả... chiều nhau thì chínhphủ có thể xây dựng cho kế hoạch cho các biến cố có thể xảy ra đó nhằm ứng phó một cách kịp thời hơn và tốt hơn Thứ hai, khi thiết kế kê hoạch kích cầu, chínhphủ cần xây dựng bộ dữ liệu để có thể dựa vào đó mà tiến hành phân tích định lượng tác động củachínhsách vào nền kinh tế Thứ ba, khi chưa có dữ liệu cho Việt Nam, có thể vận dụng kinh nghiệm các nước: kíchcầu vào những... thành công của chínhsáchcủachínhsách tốt như việc bớt xén tiền hỗ trợ người nghèo ăn tết Kỷ Sửu hoặc những vẫn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân Chính sáchkíchcầu hiện thời chưa tập trung hoặc đầu tư có trọng điểm vào các ngành có tác động lan toả, mà còn mang tính chất dàn trải vì chưa chú trọng phân tích độ lan toả của các ngành Gói kíchcầu quan . : Chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam. I. Các chính sách và cơ cấu gói kích cầu. 1. Các chính sách ngăn chặn suy giảm kinh. nguyên tắc cơ bản của gói kích cầu. 1. Tính kịp thời của gói kích cầu. Việc đánh giá tính kịp thời của kích cầu thường được dựa vào việc chính phủ can thiệp