Hệ thống ngữ âm của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan...49... Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 02 40
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Bình
Hà Nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thựchiện Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưađược công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác Nếu sai thì tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Ban giámhiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014
TS Nguyễn Ngọc Bình Phatcharaphong Phubetpeerawat
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành tới TS Nguyễn Ngọc Bình, người đã luôn đưa ra những hướng dẫntận tình và kịp thời để tôi có thể hoàn thành được luận văn này
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Hội Thái – Việt tỉnh NakhonPhanom đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã tại 6 làng người TháiLan gốc Việt tại huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học –Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãtận tâm giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn này.Tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Thái Lan đã luôn tạo điều kiện thuận lợi chotôi trong suốt thời gian học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đãnhiệt tình động viên và giúp đỡ, góp phần quan trọng để tôi hoàn thành đượcluận văn này
Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Phatcharaphong Phubetpeerawat
Trang 5MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt 5
Danh mục bảng biểu 6
Danh mục ảnh 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
3 Mục đích nghiên cứu 11
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Đóng góp của luận văn 13
8 Bố cục của luận văn………14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN 15
1.1 Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử……… 15
1.2 Phương ngữ trong tiếng Việt 15
1.2.1 Khái quát về phương ngữ 15
1.2.2.Sự hình thành phương ngữ Việt ở ngước ngoài 15
1.3 Khái quát về người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom 17
1.3.1.Giai đoạn di cư lần thứ Nhất với tên gọi“Việt Cũ” 17
1.3.2.Giai đoạn di cư lần thứ Hai với tên gọi “Việt Mới” 19
1.3.3.Khái quát về 6 làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom 21
1.3.3.1.Làng Nong Seng 21
1.3.3.2.Làng Phon Bok 22
1.3.3.3.Làng Ton Phueng – Don Mong 23
Trang 61.3.3.4.Làng Na Chok (Bản Mạy) 24
1.3.3.5.Làng Watsrithep (Làng Pà) 25
1.3.3.6.Làng Mương (Đại Hiếu) 26
1.4 Đời sống và văn hoá của cộng đồng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom 27
1.4.1.Tết Nguyên Đán 27
1.4.2.Giỗ ……… ………… ……
…… 27
1.4.3.Hôn lễ 28
1.4.4.Lễ tang 29
1.4.5.Lễ đốt mã 30
Tiểu kết……… ……… 31
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM, THÁI LAN 32
2.1 Âm tiết trong tiếng Việt 32
2.1.1.Khái niệm về âm tiết 32
2.1.2.Cấu trúc âm tiết trong tiếng Việt 33
2.1.3.Các loại hình âm tiết trong tiếng Việt 34
2.2 Thanh điệu 35
2.3 Âm đầu 38
2.4 Vần 43
2.4.1.Âm đệm 43
2.4.2.Âm chính (nguyên âm) 43
2.4.3.Âm cuối 47
2.5 Hệ thống ngữ âm của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan 49
Trang 72.5.1.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng
Nong Seng ……… 50
2.5.2.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở làng Phon Bok……… ….51
2.5.3.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Ton Phueng – Don Mong . 52
2.5.4.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Na Chok…… 53
2.5.5.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Watsrithep (làng Pà)……… .54
2.5.6.Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt làng Mương (Đại Hiếu)……… …55
2.6 Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với nhau . 56
Tiểu kết 63
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG NGỮ ÂM CỦA NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM VỚI TIẾNG VIỆT Ở VIỆT NAM 64
3.1 Đối chiếu hệ thống thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với phương ngữ Hà Nội . 64
3.1.1.Âm đầu 65
3.1.2.Nguyên âm 67
3.1.3.Thanh điệu 67
3.2 Đối chiếu hệ thống thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang tỉnh Nakhon Phanom với phương ngữ Nghệ Tĩnh . 69
3.2.1.Âm đầu 69
3.2.2.Nguyên âm 71
3.2.3.Thanh điệu 71
Trang 8Tiểu kết 72
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG THÁI VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT Ở HUYỆN MUANG, TỈNH NAKHON PHANOM, THÁI LAN 73
4.1 Tiếng Việt trong cộng đồng người Thái gốc Việt ở huyện Muang tỉnh Nakhon Phanom từ trước đến nay 73
4.1.1.Quá trình giảng dạy tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 73 4.1.2.Tiếng Việt hiện nay ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 78
4.2 Ảnh hưởng của tiếng Thái và sự biến đổi trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 79
4.2.1.Ngữ âm tiếng Thái và phương ngữ vùng Đông Bắc Thái Lan 79
4.2.2.Những ảnh hưởng của tiếng Thái và phương ngữ Đông Bắc Thái Lan làm biến đổi hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 83
4.3 Xu hướng đặc điểm của tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom trong tương lai 87
Tiểu kết 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC
Trang 9Làng WatsrithepLàng MươngPhương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Hà NộiPhương ngữ Nghệ TĩnhPhương ngữ Đông Bắc Thái LanTiếng Thái phổ thông
Tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon PhanomThanh ngang
Thanh huyềnThanh ngãThanh hỏiThanh sắcThanh nặng
Trang 10Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Bảng kết hợp các âm vị trong âm tiết tiếng Việt [1, tr.116] 34
Bảng 2.2: Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan 38
Bảng 2.3: Hệ thống âm chính trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan 44
Bảng 2.4: Hệ thống âm cuối trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan 47
Bảng 2.5: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Nong Seng 50
Bảng 2.6: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Phon Bok 51
Bảng 2.7: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở làng Ton Phueng – Don Mong Bảng 2.8: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Na Chok 53
Bảng 2.9: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Watsrithep (làng Pà) 54
Bảng 2.10: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của làng Mương (Đại Hiếu) 55
Bảng 2.11: Đối chiếu hệ thống âm đầu trong tiếng Việt của các làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan 57
Bảng 3.1: Hệ thống âm đầu trong TVNKP 65
Bảng 3.2: Hệ thống âm đầu trong PNHN 65
Bảng 3.3: Hệ thống âm đầu trong TVNKP 69
Bảng 3.4: Hệ thống âm đầu trong PNNT 70
Bảng 3.5: Đối chiếu hệ thống thanh điệu trong TVNKP và PNNT 71
Bảng 4.1: Hệ thống ngữ âm trong tiếng Thái 79
Bảng 4.2: Hệ thống ngữ âm phương ngữ vùng Đông Bắc Thái Lan 80
Bảng 4.3: Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở 81
huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 81
Bảng 4.4: Hệ thống ngữ âm phương ngữ vùng Đông Bắc Thái Lan 81
Bảng 4.5: Hệ thống ngữ âm trong TTPT 82
Trang 11Danh mục ảnh
Ảnh 2.1: Phiên âm và âm vực của thanh điệu trong tiếng Việt 36Ảnh 4.1: Đám tang cụ Hoe Lợi (Nguyễn Bằng Cát) vào những năm giữa thế
kỷ XX tại huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom 74
Ảnh 4.2: Đoàn giáo viên làng Watsrithep (làng Pà) năm 1956 76
Trang 12MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam giápvới vịnh Thái Lan, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp với Lào vàCampuchia, đồng thời là thành viên trong cộng đồng ASEAN, Việt Nam cónhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu tiếp xúc với các nước trong khu vực.Những đắc địa về vị trí địa lý giữa Thái Lan, Lào và Việt Nam khiến cho nhândân hai nước gần gũi với nhau như anh em bạn bè thân thiết Hơn nữa, sựtương đồng giữa văn hoá trong khu vực càng làm cho quan hệ hữu nghị ViệtNam – Thái Lan ngày càng chặt chẽ
Cho tới nay có rất nhiều người Thái gốc Việt và người Việt Nam đangsinh sống và làm việc trên đất Thái Lan nói chung và ở trong tỉnh NakhonPhanom nói riêng Với khoảng hơn 10.000 người đang sinh sống và làm việctại tỉnh Nakhon Phanom, đây được coi là nơi có cộng đồng người Thái gốcViệt lớn nhất Thái Lan Người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom tập trung
ở 4 huyện ven sông Mê Kông bao gồm: huyện Muang là nơi tập trung số lượngngười Thái gốc Việt đông nhất ở tỉnh Nakhon Phanom, tiếp sau đó là huyện ThatPhanom, huyện Tha U-Then và huyện Ban Pheng
Ở huyện Muang, người Thái gốc Việt sinh sống cùng nhau và thành lậpnên 7 làng bao gồm: làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phung – Don Mong, làngBan Na Rat, làng Na Chok hay còn gọi là làng Bản Mạy, làng Watsrithep hay còn gọi làlàng Pà và làng Mương hay còn gọi là làng Đại Hiếu
Người Thái gốc Việt xuất hiện ở tỉnh Nakhon Phanom từ rất sớm và tậptrung thành làng dựa trên quê quán của tổ tiên ở Việt Nam cũng như đợt đi cưvào Thái Lan Việc phân chia thành các làng như vậy đã giúp người Thái gốc
8
Trang 13Việt sát lại với nhau thành từng nhóm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhậnbiết nguồn cội cũng như giọng nói của từng vùng địa lý thể hiện trên cácnhóm.
Về mặt lịch sử, ở làng Na Chok, huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom làđịa điểm chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến và hoạt động cách mạng Ngoài ra,tỉnh Nakhon Phanom còn là quê hương của nhà cách mạng yêu nước như Lý
Tự Trọng – tên thật là Lê Văn Trọng – nguyên quán tại làng Na Chok (BảnMạy) Ông theo tiếng gọi của quê hương trở về Việt Nam hoạt động cáchmạng và hi sinh tại “quê nhà” Chính bởi những mối liên hệ đặc biệt đó, tỉnhNakhon Phanom ngày càng được chính phủ hai nước Thái Lan và Việt Namquan tâm và xây dựng Làng Hữu nghị Thái – Việt để kết nối tình hữu nghị đó
Vì là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ở Thái Lan, cho nên tiếngViệt được giáo dục và sử dụng rất rộng rãi ở Nakhon Phanom Tiếng Việt ởđây hết sức phong phú bởi chứa đựng trong đó là nhiều nhóm di cư có nguồngốc từ nhiều vùng đất khác nhau Chính bởi vậy mà mảnh đất này đã mangtrong mình sự phong phú của các phương ngữ trong tiếng Việt của mỗi vùngmiền Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Việt ở tỉnh Nakhon Phanom không chỉhữu ích cho ngành ngôn ngữ học mà hơn nữa, dựa vào những nghiên cứu trên,chúng ta có thể làm rõ hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt của người Thái gốcViệt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan hiện nay Tuy nhiên,điều quan trọng nhất chúng tôi muốn hướng đến trong quá trình thực hiện luậnvăn là thông qua những kết quả thu được từ luận văn này với những nghiêncứu chuyên sâu và mở rộng hơn trong tương lai, chúng tôi hi vọng thiết lậpđược bản đồ tiếng Việt ở trong tỉnh Nakhon Phanom nói riêng và ở nước ngoàinói chung
Trang 142.1 Hoàng Thị Châu
Hoàng Thị Châu trong công trình“ Phương ngữ học tiếng Việt” đã tổng
kết về các phương ngữ như sau: phương ngữ Hà Nội có 20 phụ âm đầu baogồm / b, p, t, f, v, th, c, s, z, d, m, n, ŋ, ɲ, k, x, ɣ, l, Ɂ, h /; phương ngữ NghệTĩnh có 22 phụ âm đầu bao gồm / b, p, t, f, v, th, c, s, ʂ, z, ʐ , d, m, n, ŋ, ɲ, k, x,
ɣ, l, Ɂ, h /; phương ngữ Nam có 22 phụ âm đầu bao gồm / b, p, t, f, w, th, c, s, ʂ,
j, ʈ, d, m, n, ŋ, ɲ, k, x, l, r, Ɂ, h / Còn nguyên âm cả ba phương ngữ đều có 11nguyên âm đơn bao gồm / i, e, ɛ, ə, ʌ, ɯ, a, a:, u, o, ɔ / và 3 nguyên âm đôi
/ ͜¢ie, ɯ¢ɤ, u¢o / Về hệ thống thanh điệu, phương ngữ Hà Nội có 6 thanh điệu baogồm: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh hỏi / ʼ /, thanh
ngã / ͂/, thanh sắc / ˊ /, và thanh nặng / /̣ Phương ngữ Nghệ Tĩnh có 5 thanhđiệu bao gồm: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh hỏi / ʼ /,thanh sắc / ˊ /, và thanh nặng / /̣ Phương ngữ Nam có 6 sáu thanh điệu gầngiống với phương ngữ Hà Nội những có sự khác biệt về mặt chi tiết
2.2 Đoàn Thiện Thuật
Đoàn Thiện Thuật đã tổng kết trong công trình “ Ngữ âm tiếng Việt” rằng:
tiếng Việt có 22 phụ âm đầu bao gồm / b, m, f, v, th, t, d, n, s, z, l, ʈ, ʂ, ʐ , c, ɲ, k, ŋ,
x, ɣ, Ɂ, h /;8 phụ âm cuối bao gồm / p, m, u̯, t, n, k, ŋ, i̯/; 13 nguyên âm đơn baogồm / i, e, ɛ, ɛ̆, ɯ, ɤ, a, ɤ̆, ă, u, o, ɔ, ɔ̆/; 3 nguyên âm đôi bao gồm /i¢e, ɯ¢ɤ, u¢o/
Trang 15và 6 thanh điệu bao gồm: thanh ngang /không dấu/, thanh huyền / ˋ /, thanh ngã/ ͂/, thanh hỏi / ʼ /, thanh sắc / ˊ /, và thanh nặng / ̣/.
2.3 Jinda Ubolchoteit
Jinda Ubolchoteit trong luận văn nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt tại
huyện Khlung, Thái Lan mang tên“A Phonological Study of Vietnamese at
Tambon Khlung, Khlung District, Janthaburi Province” đã tóm tắt về hệ
thống ngữ âm ở thị xã Khlung, huyện Khlung, tỉnh Janthaburi, Thái Lan Theonghiên cứu này, tiếng Việt ở đây có tất cả 21 phụ âm đầu bao gồm / b, d, ɣ, t,
c, k, Ɂ, ph, th, ch, f, s, x, h, m, n, ŋ, ɲ, l, w, j /; 8 phụ âm cuối / b, t, k, m, n, ŋ, w,
j /; âm / l, w / là bán nguyên âm Ngoài ra, con có 11 nguyên âm đơn
/ i, e, ɛ, ə, ʌ, ɯ, a, a:, u, o, ɔ /; 3 nguyên âm đôi / ¢iə, ɯ¢a, u¢ə / và 4 thanh điệu: thanh ngang / không dấu /, thanh huyền / ˋ /, thanh sắc / ˊ / và thanh hỏi / ʼ /
2.4 Sujika Phuget
Một luận văn thạc sĩ khác ở Đại học Mahidol, Thái Lan, được thực hiện bởi
Sujika Phuget năm 1996 mang tên “A Phonological of Vietnamese in Aranyaprathet District, Sa-kaeo Province” đã tóm tắt về ngữ âm tiếng Việt ở
huyện Aranyaprathet, tỉnh Sa-kaeo, Thái Lan Một cách cụ thể, luận văn đã chỉ
ra rằng tiếng Việt ở đây có 20 phụ âm đầu bao gồm / b, t, th, d, c, k, ɣ, Ɂ, m, n,
ŋ, ɲ, s, f, x, h, l, r, w, j /; 8 phụ âm cuối / b, t, k, m, n, ŋ, w, j / Còn phụ âmghép thường kết hợp với những âm / t, c, ɲ, x / đứng trước và những âm / r, w /đứng sau Ngoài ra còn có 11 nguyên âm đơn / i, e, ɛ, ə, ʌ, ɯ, a, a:, u, o,
ɔ /; 3 nguyên âm đôi / ia, ɯa, ua / và 5 thanh điệu: thanh ngang / không dấu /,
thanh huyền / ˋ /, thanh sắc / ˊ /, thanh hỏi / ʼ / và thanh nặng / /̣
3.1 Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được
sử dụng trong 6 làng người Thái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon
Trang 16Phanom, Thái Lan Đó là các làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phung– Don Mong Làng Na Chok, làng Watsrithep và làng Mương (làng Đại Hiếu).
3.2 Luận văn đồng thời đối chiếu sự khác biệt của hệ thống ngữ âm tiếngViệt đang được sử dụng trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnhNakhon Phanom với những kết quả nghiên cứu đã hoàn thành từ trước vềphương ngữ ở Việt Nam bao gồm phương ngữ Hà Nội và phương ngữ NghệTĩnh dựa theo kết quả nghiên cứu của GS TS Hoàng Thị Châu
4.1 Khảo sát hệ thống ngữ âm tiếng Việt của cộng động người Thái gốcViệt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom nói chung và hệ thống ngữ âm của
6 làng người Thái gốc Việt nói riêng
4.2 Đối chiếu sự khác biệt ngữ âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnhNakhon Phanom với tiếng Việt ở Việt Nam
4.3 Nhận xét sự biến đổi ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt vàảnh hưởng của tiếng Thái với tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh NakhonPhanom
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng đến trong luận văn này làtiếng Việt đang được sử dụng trong cộng động người Thái gốc Việt tại thị xãMuang Nakhon Phanom và thị xã Nong Yat, huyện Muang, tỉnh NakhonPhanom, Thái Lan
5.2 Phạm vi nghiên cứu
5.2.1 Luận văn nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được sửdụng trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom bao
Trang 17gồm làng Nong Seng, làng Phon Bok, làng Ton Phung – Don Mong, làng NaChok, làng Watsrithep và làng Mương.
5.2.2 Từ những kết quả phân tích có được, luận văn đối chiếu sự khácbiệt ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt với các phương ngữ khác ởViệt Nam, cụ thể là phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nghệ Tĩnh
Để hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp đối chiếu/so sánh
Phương pháp điền dã được tiến hành cụ thể tại 6 làng người Thái gốc Việt
ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan Các làng bao gồm làng NongSeng, làng Phon Bok, làng Ton Phung – Don Mong, làng Na Chok, làngWatsrithep và làng Mương Điền dã thu thập thông tin được tiến hành 2 lần:lần thứ nhất bắt đầu từ ngày 25/01/2014 đến ngày 07/02/2014 và lần thứ haibắt đầu từ ngày 26/04/2014 đến ngày 04/05/2014
6.1 Luận văn làm rõ hệ thống ngữ âm tiếng Việt đang được sử dụng
trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom
6.2 Luận văn đồng thời nhận xét những đặc điểm khác biệt và sự biến
đổi ngữ âm tiếng Việt trong 6 làng người Việt Nam ở huyện Muang, tỉnhNakhon Phanom với một số phương ngữ ở Việt Nam bao gồm phương ngữ HàNội và phương ngữ Nghệ Tĩnh
6.3 Luận văn nêu lên những ảnh hưởng của tiếng Thái đối với tiếng Việt
ở tỉnh Nakhon Phanom và dự đoán xu hướng biến đổi của tiếng Việt trongtương lai ở tỉnh Nakhon Phanom
Trang 187. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 3 phần chính:
Trong phần nội dung chia làm 4 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết của luận văn
CHƯƠNG 2: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở
huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan
CHƯƠNG 3: Đối chiếu hệ thống ngữ âm của người Thái gốc Việt ở huyện
Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan với tiếng Việt ở Việt Nam
CHƯƠNG 4: Ảnh hưởng của tiếng Thái và sự biến đổi trong hệ thống ngữ
âm tiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan
Trang 19NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN VĂN
1.1 Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học so sánh lịch sử
Trong luận văn này, chúng tôi tán thành quan điểm về ngôn ngữ học đốichiếu của Bùi Mạnh Hùng, cụ thể là: “Ngôn ngữ học đối chiếu nghiên cứu sosánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giốngnhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữđược so sánh có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng một loại hình hay không.Việc lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàn toàn tuỳ thuộc vào những yêu cầu lýluận và thực tiễn của việc nghiên cứu.Trong loại hình học và ngôn ngữ học đốichiếu, cách thức so sánh, về căn bản đứng trên quan điểm đồng đại.” [5; tr.9]Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử, Bùi Mạnh Hùng cho rằng: “Ngôn ngữhọc so sánh lịch sử là một lĩnh vực ngôn ngữ học phát triển mạnh mẽ vào thế kỷXIX và có những ảnh hưởng rất quan trọng trong lịch sử phát triển của ngôn ngữhọc thế giới Ngôn ngữ học so sánh lịch sử có đối tượng nghiên cứu là nhữngngôn ngữ được biết có quan hệ cội nguồn hoặc giả định có quan hệ cội nguồn,nhằm làm rõ mối quan hệ cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngônngữ Vì vậy, cách thức so sánh đứng trên quan điểm lịch đại.” [5; tr.8]
1.2 Phương ngữ trong tiếng Việt
1.2.1 Khái quát về phương ngữ
Là một chuyên gia trong phương ngữ học Việt ngữ học, khái niệm vềphương ngữ của GS.TS Hoàng Thị Châu được sử dụng và áp dụng rộng rãi
Trang 20Cụ thể là: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện củangôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó sovới ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác.” [1, tr.29] Theo GS.TS.Hoàng Thị Châu, có thể phân chia tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ:Phương ngữ Bắc, Phương ngữ Trung và Phương ngữ Nam Mỗi vùng phươngngữ còn các phương ngữ nhỏ Trong phương ngữ Bắc có thể chia làm 3phương ngữ nhỏ hơn như phương ngữ Hà Nội, phương ngữ vòng cung biêngiới phía Bắc Việt Nam và phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển.Tương tự như vậy, trong phương ngữ Trung gồm có 3 phương ngữ nhỏ hơnbao gồm phương ngữ Thanh Hoá, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ BìnhTrị Thiên Trong phần đối chiếu của luận văn này, chúng tôi chọn phương ngữ
Hà Nội là phương ngữ tiêu biểu cho phương ngữ Bắc và chọn phương ngữNghệ Tĩnh tiêu biểu cho phương ngữ Trung để đối chiếu với hệ thống ngữ âmtiếng Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom
1.2.2 Sự hình thành phương ngữ Việt ở ngước ngoài
Trong quá trình lịch sử của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cực khổkhiến một số lượng không nhỏ người Việt Nam đành phải di cư sang các quốcgia khác sinh sống Mỗi nhóm người Việt Nam di cư sang các quốc gia khácmang theo mình những ngôn ngữ mẹ đẻ từ nhiều vùng khác nhau đến mảnh đấtmới Cho nên, tiếng Việt mà mỗi nhóm di dân đã mang theo được tập hợp lại
và tiếp xúc với nhau, hơn nữa còn được tiếp xúc với ngôn ngữ khác ở vùng đấtmới tạo nên một nét mới đặc thù cho tiếng Việt ở nước ngoài
GS TS Hoàng Thị Châu quan niệm rằng: “Sự trôi đạt thổ ngữ sang mộtquốc gia khác bao giờ cũng kèm theo sự tiếp xúc với ngôn ngữ là điều kiện đểhình thành một phương ngữ, và cũng có thể là một ngôn ngữ mới Phương ngữnày sẽ có cuộc sống tách biệt với ngôn ngữ gốc và ngày càng chịu sự tác độngcủa ngôn ngữ ở quê hương mới.” [1; tr.245]
Trang 21Do chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ ở quê hương mới làm cho một số đặcđiểm trong tiếng Việt của mỗi nhóm di dân biến đổi đi so với phương ngữ gốc.Hầu hết những sự biến đổi về hình thức trong phương ngữ đều xuất phát từ sựbiến đổi ngữ âm học và âm vị học.Biến đổi ngữ âm là sự biến đổi xảy ra đồngloạt trong mọi từ có âm ấy không trừ một ngoài lệ nào Còn biến đổi âm vị học
là âm vị mới đến thay thế cho âm vị cũ lần lượt hết từ này sang từ khác, tức làbằng con đường thâm nhập từ vựng.” [1; tr.70]
1.3 Khái quát về người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom
Tỉnh Nakhon Phanom là nơi tập trung nhiều người Thái gốc Việt, cộngđồng người Thái gốc Việt Nam ở đây được coi là lớn nhất ở Thái Lan Đợt di
cư của người Việt Nam vào tỉnh Nakhon Phanom chia làm 2 giai đoạn Giaiđoạn thứ Nhất là giai đoạn trước thế chiến thứ Nhất kéo dài từ giữa thế kỷ XIXđến đầu thế kỷ XX Giai đoạn thứ Hai bắt đầu từ khoảng năm 1945 – 1948
1.3.1 Giai đoạn di cư lần thứ Nhất với tên gọi“Việt Cũ”
Theo tài liệu đã thu thập được, đợt di cư vào tỉnh Nakhon Phanom lần thứNhất được chia làm 2 đợt di cư nhỏ:
Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, những người Việt Nam theo Thiên Chúagiáo đã tỵ nạn vào Thái Lan do xung đột về tôn giáo Vào thời điểm này, ViệtNam vẫn là xã hội phong kiến thời vua Tự Đức Những người theo Thiên Chúagiáo được coi là người theo đế quốc Pháp Đối với xã hội phong kiến và Nhogiáo lúc bấy giờ không chấp nhận những người theo Thiên Chúa giáo cho nêntriều đình đã thực hiện chiến dịch truy quét người theo Thiên Chúa giáo mộtcách ác liệt khiến rất nhiều người Việt Nam phải chạy trốn Người Việt Nam di
cư vào Thái Lan đợt này phần lớn là những người theo Thiên Chúa giáo ởvùng Nghệ Tĩnh và cũng có một số ít người không theo Thiên
Trang 22Chúa giáo ở vùng này Đầu tiên họ chạy trốn sang Lào, vượt qua sông kông vào tỉnh Nakhon Phanom Nhóm theo Thiên Chúa giáo thành lập mộtlàng ở gần thị xã Muang Nakhon Phanom đặt tên làng là “Nong Seng” Cònnhóm những người không theo Thiên Chúa giáo thì sống rải rác tạm thời ởlàng Kham Kerm và làng Phai Lom sau đó tập trung lại với nhau và chuyển đivùng đất mới và thành lập nên làng những người không theo Thiên Chúa giáo
Mê-có tên là “ Phon Bok ”
Một phần người Việt Nam theo Thiên Chúa giáo còn lại sau khi di cư vàotỉnh Nakhon Phanom được một thời gian thì bắt đầu di chuyển ra xa sông Mê-kông hơn và dừng chân ở Bản Tha Rae tỉnh Sakon Nakhon Tại đó họ lập lênmột làng người Thiên Chúa giáo tương tự như làng Nong Seng ở tỉnh NakhonPhanom Hiện nay, vùng Thiên Chúa giáo Tha Rae – Nong Seng là vùng ThiênChúa giáo lớn nhất miền Đồng Bắc Thái Lan
(2) Đợt di cư do khởi nghĩa Hương Khê thất bại vào cuối thế kỷ XIX
Đợt di cư lần thứ hai của giai đoạn này bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷXIX đến đầu thế kỷ XX Người Việt Nam di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đợtnày phần lớn là người gốc Nghệ Tĩnh đặc biệt là người Hương Khê Bởi vàocuối thế kỷ XIX, trong triều đình xuất hiện khởi nghĩa chống Pháp của các
quan có tên là “phong trào Văn Thân Cần Vương” [15, tr.14] do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu Cùng chống lại đế quốc Pháp lúc đó, ở Hà Tĩnh còn có khởinghĩa Hương Khê bắt đầu từ khoảng năm 1885 – 1896 do Phan Đình Phùnglàm thủ lĩnh với địa bàn hoạt động chính là huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.Nhiều người dân trong vùng đã ủng hộ khởi nghĩa Hương Khê đến cuối cùng.Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hysinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895 Sau đó, khởi nghĩa cũng bắt đầu suy yếudần và thất bại, nhiều người đã chạy trốn sang thị xã Yommarat, tỉnh KhamMuan của Lào được một thời gian rồi di cư vào tỉnh Nakhon Phanom,
Trang 23Thái Lan Những người di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đợt này phần lớn là trithức, thông thạo chữ Nho Khi đặt chân đến tỉnh Nakhon Phanom, họ sinhsống ở làng Kham Kerm, làng Phon Bok – nơi đã có người Việt Nam di cư đến
từ giữa thế kỷ XIX Do số lượng người ngày càng đông, một số người đã tậptrung với nhau và tìm đến vùng đất mới để sinh sống bao gồm các làng TonPhung – Don Mong, làng Na Chok hay còn gọi là làng Bản Mạy và làngWatsrithep hay còn gọi là làng Pà
Người Việt Nam di cư vào tỉnh Nakhon Phanom trong đợt thứ Nhất nàyđược gọi là người “Việt Cũ” và có quốc tịch Thái ngay từ đầu Hiện nay, nhiềugia đình của người Việt Cũ đã có thế hệ thứ 3-4 thậm chí còn có những giađình đã có đến thế hệ thứ 5-6 Mặc dù người Việt Cũ có mặt ở tỉnh NakhonPhanom từ rất sớm nhưng do sống tập trung thành từng làng nên người Việt Cũvẫn giữ được ngôn ngữ mẹ đẻ Nhưng họ lại chưa biết đến chữ Quốc ngữ bởithế hệ ông cha của người Việt Cũ di cư vào Thái Lan hành trang mang theo làchữ Nho Đợt di cư sau này của người Việt Mới thì Quốc ngữ đã trở nên phổbiến hơn
1.3.2 Giai đoạn di cư lần thứ Hai với tên gọi “Việt Mới”
Đợt di cư vào tỉnh Nakhon Phanom lần thứ Hai diễn ra vào khoảng năm
1945 – 1948 Đây là đợt di cư với số lượng rất lớn của người Việt Nam vàomiền Đông Bắc Thái Lan nói chung và tỉnh Nakhon Phanom nói riêng Nguyênnhân khiến người Việt Nam di cư số lượng lớn vào tỉnh Nakhon Phanom đợtnày là do Đế quốc Pháp quay trở lại đô hộ miền Bắc Việt Nam Chính phủPháp cai trị Việt Nam một cách tàn ác khiến người miền Bắc hoặc chạy vàomiền Nam hoặc ra nước ngoài
Trong số người miền Bắc chạy vào miền Nam, một con số không nhỏ đãchạy sang Lào Họ cùng với người Việt Nam vùng Nghệ Tĩnh tập trung sinhsống ở Lào một thời gian Sau khi Pháp chiếm Lào và thực hiện chiến dịch
Trang 24truy quét người Việt Nam ở Lào, họ phải chạy trốn qua sông Mê-kông vào cáctỉnh biên giới miền Đông Bắc Thái Lan như tỉnh Nakhon Phanom, tỉnh NongKhai, tỉnh Mukdahan và tỉnh Ubon Ratchathani Một lượng lớn còn lại chạyvào sâu hơn đến tỉnh Udonthani và Sakhon Nakhon.
Người Việt Nam di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đợt này được gọi làngười “Việt Mới” Người Việt Mới tới sinh sống ở tỉnh Nakhon Phanom nhậnđược sự giúp đỡ của người Việt Cũ ở các làng như là làng Phon Bok, làngWatsrithep, làng Na Chok, làng Ton Phueng và làng Nong Seng Người Việt
Cũ cho người Việt Mới sống cùng và hỗ trợ cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần đểlập nghiệp và sinh sống Khi cuộc sống của người Việt Mới dần ổn định, ngườiViệt Mới đã tập trung lại và xây dựng nên khu người Việt Mới ở trung tâm thị
xã Muang Nakhon Phanom, lấy tên là làng Mương (tên trong tiếng Việt là làngĐại Hiếu) Người Việt Mới phần lớn là người có gốc ở vùng Bắc bộ Việt Namnhư Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và Hà Tây (nay là Hà Nội) Và cũng có cảngười gốc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình
Người Việt Mới sau khi di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đã thiết lập một
hệ thống giáo dục mới nhằm xóa mù chữ cho con cháu và người Việt Cũ bằngcách mở các lớp dạy tiếng Việt (chữ Quốc Ngữ) Đây là một việc vô cùng hữuích đối với cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom Do chính phủ TháiLan lúc bấy giờ có ý định trục xuất người Việt Mới về Việt Nam và sang cácnước thứ ba nên đã đàm phán với Chính phủ Việt Nam Hai bên đã ký hiệpđịnh đưa người Việt Nam ở Thái Lan hồi hương vào ngày 14 tháng 8 năm
1959 Những chuyến đưa người Việt hồi hương đầu tiên diễn ra vào nhữngnăm 1960 – 1964 [15, tr.144-145]
Có 3 đợt hồi hương diễn ra trong cộng đồng người Việt ở tỉnh NakhonPhanom Trước khi hồi hương, người Việt đã xây dựng Tháp Đồng Hồ ở trungtâm thị xã Muang Nakhon Phanom để tưởng nhớ sự giúp đỡ của người
Trang 25Thái Lan nói chung và người dân tỉnh Nakhon Phanom nói riêng đã dành chongười Việt Nam Chuyến hồi hương của người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom chỉhoàn thành được 2 đợt, đợt thứ 3 bị hoãn vì Việt Nam đang ở trong giai đoạnchiến tranh kháng chiến chống Mỹ và thống nhất đất nước Số người Việt Namcòn lại phải ở lại và tiếp tục sinh sống trên đất Thái Lan cho đến hiện nay.Phần lớn người Việt Mới làm thương nghiệp cho nên người Việt Mới có vai tròquan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Nakhon Phanom.
Qua một khoảng thời gian khó nhọc, đành phải rời bỏ quê hương di cư đinước ngoài để sinh sống, hiện nay người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom đã tậphợp với nhau, không còn phân biệt Việt Cũ hay Việt Mới, chung tay xây dựngnên một cộng đồng người Việt Nam đoàn kết Cộng đồng người Việt Nam ởtỉnh Nakhon Phanom được coi là có quy mô lớn nhất ở Thái Lan Hiện nay,tỉnh Nakhon Phanom có tất cả 7 làng người Việt Nam bao gồm làng NongSeng, làng Phon Bok, làng Watsrithep, làng Na Chok, làng Ton Phung - DonMong làng Ban Na Rat và làng Mương Tất cả các làng đều có đại diện là cácthành viên trong Hội người Việt Nam tỉnh Nakhon Phanom, có tên chính thức
là “Hội Thái - Việt tỉnh Nakhon Phanom”
1.3.3 Khái quát về 6 làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom
Mặc dù trong Tỉnh có tất cả 7 làng người Thái gốc Việt, nhưng do làngBan Na Rat có số lượng người Thái gốc Việt ít với khoảng 20 gia đình và hiệnnay trình độ hiểu biết tiếng Việt của người dân làng này cũng không cao, chonên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ chọn đối tượng nghiên cứu là 6 làngngười Thái gốc Việt còn lại bao gồm: làng Nong Seng, làng Phon Bok, làngTon Phueng – Don Mong, làng Na Chok, làng Watsrithep và làng Mương
1.3.3.1 Làng Nong Seng
Làng Nong Seng cách thị xã Muang Nakhon Phanom, trung tâm hànhchính của Tỉnh khoảng 2 km về phía Bắc Làng Nong Seng là một trong hai
Trang 26làng người Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Nakhon Phanom song song với làng Phon Bok Vào giữa thế kỷ XIX, người Việt Nam theo Thiên Chúa giáo
ở vùng Nghệ Tĩnh đã di cư vào tỉnh Nakhon Phanom do xung đột tôn giáo Saukhi đến tỉnh Nakhon Phanom, nhóm người Việt Nam này đã xây dựng nên làng ThiênChúa giáo đầu tiên ở tỉnh Nakhon Phanom có tên là “Nong Seng” Từ đó làng Nong Seng
đã truyền giáo cho người dân bản địa xung quanh biết đến Thiên Chúa giáo
Trước đây, thế hệ đầu tiên người Việt Nam ở làng Nong Seng sinh sốngbằng nghề nông Sau đó thế hệ con cháu được nhập quốc tịch Thái nên đã đượchưởng những quyền lợi như người dân Thái Lan Các thế hệ sau này được đếntrường và có cơ hội làm cán bộ nhân viên nhà nước, phần lớn là giáo viên.Hiện nay, làng Nong Seng có khoảng 80 gia đình người Thái gốc Việt
Phía Đông của làng Nong Seng giáp với sông Mêkông Ở đây, dân làng
và những người theo Thiên Chúa giáo đã xây dựng nhà thờ mang tên “WatNak Bun Anna Nong Seng” (Nhà thờ Thánh Anna Nong Seng) Nhà thờ vừa lànơi tập trung của bà con Thiên Chúa giáo và vừa là nơi để lại dấu ấn của ngườiViệt Nam đã di cư và mang theo Thiên Chúa giáo đến vùng đất này
1.3.3.2 Làng Phon Bok
Làng Phon Bok cách trung tâm hành chính tỉnh Nakhon Phanom khoảng
1 km về phía Tây Làng Phon Bok là làng người Thái gốc Việt xuất hiện từ rấtsớm cùng với làng Nong Seng Hơn nữa, nơi đây còn tập trung nhiều người đitheo khởi nghĩa Hương Khê Cơ cấu tổ chức của làng Phôn Bốc gần giống vớicác làng quê ở Việt Nam Trong làng chia làm 2 dãy đường chính, dãy ở trongđược gọi là “Làng Trong” và dãy ở ngoài được gọi là “Làng ngoài” Đường rađồng của làng trong có bờ tre lớn Người dân làng Phon Bok phần lớn làmnông nghiệp, đến thế hệ của con cháu thì được học hành và nhiều người làmcán bộ nhân viên nhà nước, phần lớn cũng là giáo viên như làng Nong Seng
22
Trang 27Làng Phon Bok nổi tiếng là làng giữ được phong tục tập quán của ngườiViệt Nam nhiều nhất đặc biệt là các nghi thức thờ cúng luôn được người dânlàng Phon Bok tổ chức một cách trang nghiêm Cho đến hiện này, mặc dù cuộcsống của người Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom đã thay đổi nhiều theo thờigian nhưng nghi thức thờ cúng và rất nhiều phong tục tập quán cũ của ngườiViệt ở làng Phôn Bok vẫn còn tồn tại và luôn luôn được người thế hệ sau duytrì Không chỉ vậy, làng Phon Bok còn lưu giữ được những tục lệ mà hiện nayngay cả ở Việt Nam cũng không còn tồn tại hoặc tồn tại rất ít như “Lễ đốt mã”cho những người mới mất vào tuần Trung Nguyên Đây là nghi lễ cổ xưa vàđược người làng Phon Bok thực hiện cho đến ngày nay Trong khi đó, ngườiThái gốc Việt ở các làng khác trong tỉnh Nakhon Phanom đều đã bãi bỏ nghi lễnày.
Hiện nay, làng Phon Bok có khoảng 60 gia đình, phần lớn người dân làcán bộ công chức của các cơ quan nhà nước Nngoài ra họ còn làm các ngànhnghề khác như nông nghiệp, buôn bán và công nhân v.v
1.3.3.3 Làng Ton Phueng – Don Mong
Ton Phueng – Don Mong là làng của người Việt Cũ và một số người ViệtMới, nằm ở xã Nong Yat, cách thị xã Muang Nakhon Phanom khoảng 6 km vềphía Tây Làng Ton Phueng – Don Mong chia làm 2 xóm: xóm Ton Phueng vàxóm Don Mong Về mặt hành chính của Thái Lan hiện nay, xóm Ton Phueng
là một phần của làng Na Chok, còn xóm Don Mong lại là một làng riêng,nhưng trên thực tế mọi hoạt động của xóm Ton Phueng vẫn đi theo xóm DonMong mà không phụ thuộc vào làng Na Chok
Xóm Ton Phueng được thành lập trước xóm Don Mong Ton Phueng làxóm của người Việt Cũ còn Don Mong là xóm của người Việt Mới NgườiThái gốc Việt ở xóm Ton Phueng phần lớn là người gốc Hà Tĩnh di cư vàoThái Lan vào khoảng cuối thế kỷ XIX cùng với người dân làng Phon Bok
Trang 28Trong khi đó, người dân ở xóm Don Mong có cả người gốc miền Bắc ViệtNam và người gốc Hà Tĩnh Trước đây, làng chỉ có xóm Ton Phueng với quy
mô nhỏ hơn so với các làng người Việt khác Sau đó khoảng những năm
1945-1948, một số người Việt Mới di cư vào tỉnh Nakhon Phanom đi khai hoangvùng đất hoang sơ gần xóm Ton Phueng ở phía Tây thành lập nên một xóm cótên là “Don Mong” nằm trong cùng khu vực với làng Ton Phung Tên xómđược đặt từ cách gọi chung hai têm xóm với nhau tạo thành tên làng mới là
“Ton Phueng – Don Mong”
Hiện nay, làng Ton Phueng – Don Mong có khoảng 120 hộ gia đình sinhsống bằng nghề nông và thương nghiệp Đây là nơi trồng rau lớn nhất gầntrung tâm tỉnh Nakhon Phanom
1.3.3.4 Làng Na Chok (Bản Mạy)
Làng Na Chok là một trong những làng người Thái gốc Việt xuất hiện saucùng trong nhóm làng người Việt Cũ ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom.Làng Na Chok được thành lập vào đầu thế kỷ XX do Cố Phương, Cố Thuyết,
Cố Thường và Cố Khoan Trước đây, các cụ vẫn tập trung sinh sống cùng vớingười làng Phon Bok và Ton Phueng - Don Mong Sau đó một thời gian 4 cụ
đi khai hoang vùng đất mới thành lập nên làng mới ở phía Đông của làng TonPhueng – Don Mong có tên là Bản Mạy (dịch ra tiếng Việt là Làng Mới) Saunày đổi tên thành làng Na Chok
Làng Na Chok là đã từng nơi quy tụ của các nhà cách mạng như Lý TựTrọng (cũng sinh ra tại làng Na Chok) sau đó về Việt Nam tham gia hoạt độngcách mạng cứu nước Vào những năm 1928 – 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãđến làng Na Chok để hoạt động cách mạng Từ đó, làng Na Chok đã trở thànhlàng cách mạng yêu nước và là cột mốc tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam– Thái Lan Vào ngày 21 tháng 2 năm 2004, Chính phủ hai nước đã
Trang 29đến làng Na Chok để làm lễ khánh thành “Làng Hữu nghị Thái – Việt” thúcđẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng bền chặt.
Hiện nay, làng Na Chok đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút đượcnhiều khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài Làng Na Chok cókhoảng 100 hộ gia đình người Thái gốc Việt Trước đây người dân làng NaChok sinh sống bằng nghề trồng rau làm vườn Sau này có cả cán bộ viên chứcnhà nước và ngành nghề khác
1.3.3.5 Làng Watsrithep (Làng Pà)
Làng Watsrithep – hay còn được là “Làng Pà” theo cách gọi của ngườiThái gốc Việt ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom – nằm cách trung tâmhành chính của tỉnh khoảng 2 km về phía Nam Làng Watsrithep chia làm 2xóm: xóm Thượng và xóm Hạ Ở xóm Thượng có Đền Đức Thánh Hoàng và
ở xóm Hạ có Đền Đức Đại Can Người dân làng Watsrithep có cả người Việt Cũ
và người Việt Mới sinh sống tập trung với nhau Làng Watsrithep được thành lập songsong với làng Phon Bok và làng Ton Phueng – Don Mong nhưng đời sống và văn hoá củalàng Watsrithep gần gũi và tương đồng với làng Phon Bok hơn so với làng người Tháigốc Việt khác
Hiện nay, làng Watsrithep được coi là làng người Thái gốc Việt lớn thứhai ở huyện Muang, tỉnh Nakhon Phanom với khoảng 200 hộ gia đình ngườiThái gốc Việt Người dân làng Watsrithep sống bằng nghề buôn bán là chính.Đặc sản nổi tiếng của làng Watsrithep là bánh đa nem, bánh đa nướng kiểuViệt Nam Ngoài ra, còn có ngành nghề khác như thợ máy, thợ mộc và cán bộviên chức nhà nước v.v
Hiện nay, làng Watsrithep giữ gìn được nhiều phong tục tập quán của Việt
Nam như Lễ mừng thọ cho các cụ trong làng từ 90 tuổi trở lên, Lễ cúng tế trong
Đền theo văn hoá làng xã của người Việt Ngoài ra còn có tục “Nằm Đàng” hay là
“Tục lăn đường” của con cháu khi khiêng quan tài ra xe tang Đây một tục lệ
Trang 30tang lễ được người dân làng Watsrithep gìn giữ và duy trì cho đến hiện nay,trong khi các làng người Thái gốc Việt khác đã bãi bỏ tục lệ này.
1.3.3.6 Làng Mương (Đại Hiếu)
Làng Mương hay làng Đại Hiếu (theo cách gọi của người Việt Nam ở tỉnhNakhon Phanom) nằm trong trung tâm thị xã Nakhon Phanom Đây là nơi tậptrung của người Việt Mới và có số lượng người Việt Nam nhiều nhất tronghuyện Muang Nakhon Phanom Làng Mương là làng người Việt Nam xuấthiện muộn nhất trong tỉnh Nakhon Phanom Vào những năm 1945 – 1948, mộtlượng lớn người Việt Nam đành phải bỏ quê hương để trốn “giặc đói” và “giặcngoại xâm” Lúc đó người Việt Mới đã chạy sang Lào và sinh sống ở Lào đượcmột thời gian Sau đó đế quốc Pháp chiếm Lào và thực hiện chiến lược truyquét người Việt Nam ở Lào một cách tàn ác khiến người Việt Nam ở Lào phải
bỏ chạy qua sông Mê-kông vào Thái Lan ở các tỉnh biên giới như NakhonPhanom, Nong Khai, Mukdahan v.v
Sau khi di cư đến tỉnh Nakhon Phanom, người Việt Mới nhận được sựgiúp đỡ tận tình của người Việt Cũ ở các làng Phon Bok, Na Chok và TonPhueng – Don Mong Một thời gian sau đó, người Việt Mới tập trung lại vớinhau và tiến sâu trong trung tâm thị xã Nakhon Phanom thành lập làng củangười Việt Mới có tên gọi là làng “Mương” hay có tên gọi trong tiếng Việt làlàng “Đại Hiếu” (Mương trong tiếng Thái có nghĩa là thành phố Người ViệtMới đặt tên làng theo vị trí của làng vì làng nằm gần trung tâm thành phố Saunày khi thị xã Muang Nakhon Phanom phát triển tạo điều kiện cho làngMương trở thành trung tâm của thị xã Muang Nakhon Phanom)
Người Việt Mới trong làng Mương phần lớn làm nghề buôn bán, hiện nayngười Việt Mới là những người điều hành và có đóng góp cho kinh tế của tỉnhNakhon Phanom Làng Mương có khoảng 250 hộ gia đình người Việt Nam
Trang 311.4 Đời sống và văn hoá của cộng đồng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom
Mỗi nhóm người Việt di cư vào tỉnh Nakhon Phanom mang theo nhữngnét văn hoá Việt Nam khác nhau đến với tỉnh Nakhon Phanom, đặc biệt là cácphong tục tập quán quan trọng trong đời sống ví dụ như: ngày Lễ Tết, ngàygiỗ, cưới hỏi và lễ tang vẫn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của ViệtNam Hiện nay, con cháu người Việt Nam đã trở thành công dân của Thái Lan,
có quốc tịch Thái và gốc Việt Nam nên được gọi là “người Thái gốc Việt”.Người Thái gốc Việt các thế hệ sau vẫn lưu giữ được một số phong tục tậpquán quan trọng như sau:
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm Người Thái gốcViệt ở tỉnh Nakhon Phanom tổ chức ngày Tết rất trọng thể và tập trung vàoviệc cúng gia tiên là chính Do cuộc sống của người Thái gốc Việt ở Thái Lan
đã có nhiều thay đổi nên việc “ăn Tết” cũng hạn chế đi nhiều so với ngày Tết
ở Việt Nam Ngày Tết của người Thái gốc Việt thường được tổ chức trong haingày bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 30 Tết) và ngày 1 tháng Giêng (tức ngàymồng một Tết)
Đến ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thái – Việt tỉnh Nakhon Phanom cùngvới Hội người Thái gốc Hoa tỉnh Nakhon Phanom sẽ tổ chức lễ Phật và lễ cúngdường cho các thầy sư đón mừng năm mới Vào buổi tối từ ngày mồng 1 – 3Tết, hai Hội sẽ tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ giữa 3 nước: Thái Lan – ViệtNam – Trung Quốc để mừng năm mới cổ truyền của 2 nước: Việt Nam –Trung Quốc
1.4.2 Giỗ
Giỗ là ngày để tưởng nhớ đến người đã khuất Ngày giỗ không chỉ đượcngười Việt Nam trong nước coi trọng mà người Việt Nam ở nước ngoài
Trang 32nói chung và người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom nói riêng cũng tổ chức rất trọng thể và thể hiện bản sắc văn hoá của người Việt Nam.
Ngày giỗ thường được tổ chức vào ngày mất theo Âm lịch Nhưng hiệnnay người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom có 2 cách tính ngày làm giỗ:1) làm giỗ theo ngày Dương lịch để tiện cho cuộc sống con cháu đời sau và 2)làm theo ngày Âm lịch theo nghi thức cổ truyền của Việt Nam Nếu làm theo ngày Âmlịch người Thái gốc Việt có luật “ Nam trồi nữa trụt ” được hiểu là trong trường hợpngười mất là nam giới thì có thể làm giỗ trước ngày giỗ chính hoặc sau một ngày Cònnếu người mất là nữ giới thì chỉ được phép làm giỗ trước ngày chính một ngày mà khôngđược phép làm sau ngày giỗ chính
Sau khi chuẩn bị đồ cúng đầy đủ, khoảng 10 giờ sáng gia chủ sẽ bắt đầu
lễ cúng Lễ cúng bao gồm hoa quả, mâm cơm có canh, gà hoặc thịt ba chỉ
luộc kèm theo với một đĩa xôi, trầu cau vàng mã và bát cơm úp (tức bát cơm 2bát cơm xơi đầy úp vào nhau rồi mở ra một bát cắm lên một đôi đũa ở giữa).Sau khi cúng và hoá vàng xong gia chủ sẽ mời họ hàng gần xa và hàng xómláng giềng dùng bữa cơm thân mật Sau khi dùng bữa cơm xong chủ nhà sẽphát lộc (chia đồ lễ) cho những người đi lễ bằng tiền và phát lộc phần còn lạicho người đã mang đồ lễ đến cúng
1.4.3 Hôn lễ
Nghi thức hôn lễ của người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom tươngđối đơn giản, không phức tạp như ở Việt Nam Hiện nay, nghi thức hôn lễphần lớn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của Thái Lan nhưng vẫn cònđâu đó hình dáng của nghi thức hôn lễ Việt Nam như cúng gia tiên cả 2 bên giađình, lễ xin dâu và lễ đưa dâu cũng được tổ chức theo truyền thống của ViệtNam nhưng đơn giản hoá đi nhiều
Trang 33Hôn lễ của người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom bắt đầu từ khi nhàtrai đưa một đĩa trầu cau và một trai rượu đến nhà gái để chạm ngõ Khi nhàtrai đến nhà gái, hai bên sẽ bàn bạc về việc tổ chức Lễ ăn hỏi và Lễ cưới Hiệnnay, Lễ ăn hỏi và Lễ cưới thường được tổ chức cùng một ngày Buổi sáng làm
Lễ ăn hỏi, buổi chiều tổ chức Lễ cưới Một số gia đình còn làm đơn giản hơn.Sau khi tổ chức Lễ ăn hỏi thì Lễ cưới và xin dâu cũng được tổ chức ngay sauđó
Do hiện nay, nhiều người Thái gốc Việt kết hôn với người Thái Lan, nênnhiều nghi thức tổ chức hôn lễ truyền thống của Việt Nam đã bị bãi bỏ đi nhiềuthậm chí có những Lễ cưới không có một nghi lễ nào theo truyền thống ViệtNam
1.4.4 Lễ tang
Lễ tang là nghi lễ được tổ chức rất trọng thể để tiễn biệt người mất Đốivới người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom, lễ cưới có thể không tổ chứctheo nghi thức truyền thống của Việt Nam nhưng lễ tang thì phải tổ chức đúngnghi thức truyền thống
Đối với người Thái gốc Việt ở làng khác, khi một gia đình nào đó cóngười mất, gia chủ phải thông báo ngay cho ban làng biết trước Ban làng sẽchịu trách nhiệm thông báo cho tất cả mọi người trong làng Sau đó chủ tangphải đến nhà thầy cúng để mời thầy đến làm lễ tang Thầy cúng sẽ chọn giờkhâm niệm và nhập quan sau đó sẽ viết bài vị và lá triệu (được viết trên mộttấm giấy đỏ rộng khoảng 35 cm, dài 120 – 150 cm Trong đó có các thông tin
cơ bản của người mất như họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày mất và tuổi thọ).Đến giờ nhập quan, thầy cúng sẽ đến nhà chủ tang để làm lễ nhập quan và cửhành lễ phát tang Con cái của người mất phải mặc tang phục (tức quần áo trắng).Con trai quấn khăn tang trên đầu để đuôi dài sau lưng Con gái và con dâu mặc áotrắng và váy quây trắng, trên đầu đội mũ bạch Cháu và họ hàng gần
Trang 34quấn khăn trắng tròn trên đầu Chỉ riêng đời chắt thì người Việt Cũ và một sốViệt Mới dùng khăn tang khác nhau; người Việt Cũ quan niệm, chắt dùng khăn
đỏ còn một số người Việt Mới (gốc miền Bắc Việt Nam) chắt dùng khăn vàng
Lễ tang thường được tổ chức ít nhất 3 ngày 2 đêm, còn lễ tang của các cụgià và những gia đình có điều kiện có thể làm nhiều ngày hơn Đến ngày đưatang ban làng sẽ lập nên Ban lễ tang để cử hành mọi nghi thức trong việc dichuyển linh cữu, lễ đưa tang và lễ an táng Lễ tang của mỗi làng người Tháigốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom có cờ tang để báo hiệu nhà của người mất ởlàng nào Cờ tang được sử dụng trong mỗi làng có màu, hình dáng và số lượng
cờ khác nhau tùy theo tục lệ từng làng
Mỗi làng người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanom đều có nghĩa trangriêng của mình Cho nên người dân làng nào an táng tại nghĩa trang của làng
đó Trong lễ đưa tang phải có cờ tang của làng ở trước và 2 bên xe tang Ở ViệtNam có tục “cha đưa mẹ đón” (tức là tang cha con trai đi sau xe tang còn tang
mẹ con trai đi giật lùi trước xe tang), nhưng ở tỉnh Nakhon Phanom dù tangcha hay tang mẹ, con trai trưởng vẫn phải đi giật lùi trước xe tang và phải dùngtay đẩy nhẹ ở đầu xe, để cho xe đưa tang đi chậm lại, thể hiện lòng thương tiếcđối với cha mẹ đã mất và các con không được đi giầy dép trong lúc đưa tangcha mẹ
Sau khi an táng được 3 ngày (bắt đầu tính từ ngày an táng là ngày thứnhất) sẽ làm lễ mở cửa mả hay còn gọi là lễ ba ngày, lễ 50 ngày, 100 ngày, giỗđầu, đốt mã, giỗ hết khó và sau đó là giỗ hàng năm
Trang 35dùng người khuất thường dùng hàng ngày được làm bằng giấy Lễ đốt mã làmột nghi lễ phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom
để tỏ lòng biết ơn với cha mẹ vì người Thái gốc Việt ở đây vẫn tin rằng “trầnsao âm vậy” Cho nên lúc còn sống cần gì thì lúc mất cũng như vậy
Lễ đốt mã được tổ chức trong vòng 2 ngày trong tuần Trung Nguyên (tức
từ ngày 1 – 14 tháng 7 âm lịch) Người Thái gốc Việt ở tỉnh Nakhon Phanomgiải thích rằng tuần Trung Nguyên là khoảng thời gian mà người cõi âm đượcphép về nhà thăm con cháu, đặc biệt là người vừa mới mất chưa tròn
2 năm Do vậy, lễ đốt đồ mã được tổ chức để người mất có thể mang về cõi âm
sử dụng
Lễ đốt mã phổ biến nhất ở làng Phon Bok và được đa số người làng TonPhueng – Don Mong, làng Watsrithep và một phần làng Mương (làng ĐạiHiếu) thực hiện Chỉ riêng làng Nong Seng và làng Na Chok không có lễ này vì
họ theo làng Thiên Chúa giáo còn làng Na Chok không có lễ này từ xưa
Trang 36CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI THÁI GỐC VIỆT
2.1 Âm tiết trong tiếng Việt
2.1.1 Khái niệm về âm tiết
Đoàn Thiện Thuật đã định nghĩa khái niệm về âm tiết rằng: “Âm tiết làmột khúc đoạn của lời nói có khả năng mang cái mà các nhà ngữ âm học châu
Âu vẫn gọi là hịên tượng ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu Một
âm tiết có thể bao gồm nhiều yếu tố ngữ âm cấu thành, nhưng dù phát âmchậm đến đâu cũng không tách được từng yếu tố ra” [11, tr.18-19]
Hoàng Thị Châu quan điểm rằng: “âm tiết là một đơn vị ngữ âm trùng vớicái vỏ bên ngoài của một đơn vị có nghĩa nhỏ nhất trong tiếng Việt là hình vị.”[1, tr 113]
Trong tiếng Việt, khái niệm của âm tiết còn trùng với khái niệm của hình
vị (từ) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa Ví dụ: “đi” có 1 âm tiết, “ xe đạp” có 2 âm
tiết, “Hồ Chí Minh ” có 3 âm tiết
Mai Ngọc Chừ trong công trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” chorằng: “Âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất trong chuỗi lời nói mà con ngườiphát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau, dù lời nói có chậm lại đếnđâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết.” [2, tr.76]
Trong luận văn này, chúng tôi tán thành quan điểm của Mai Ngọc Chừ về âmtiết, cụ thể là: “Âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất trong chuỗi lời nói mà conngười phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau, dù lời nói có chậm lạiđến đâu chăng nữa thì cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết.” [2, tr.76]
Trang 372.1.2. Cấu trúc âm tiết trong tiếng Việt
Âm tiết trong tiếng Việt có thể chia làm 3 thành phần lớn: thanh điệu, âmđầu và vần Trong phần vần có thể chia làm 3 phần nhỏ: âm đệm, âm chính(nguyên âm) và âm cuối Các đơn vị nhỏ trong âm tiết được gọi là âm vị “Âm
vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo
và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa trong ngôn ngữ.” [2, tr 91]
Thanh Điệu
Vần
Âm Đầu
Chẳng hạn, “hoàng” là 1 hình vị (từ) có 1 âm tiết được ghi âm vị là /
hu̯a:ŋ 2 / có các thành phần bao gồm: thanh huyền / 2 / là thanh điệu, âm vị /
h / làm âm đầu, / u̯/ làm âm đệm, / a: / làm âm chính, và / ŋ / làm âm cuối.
Dựa trên ví dụ ở trên, có thể tổng kết cấu trúc âm tiết theo mô hình:
CWVCT, trong đó: C = âm đầu, (W) = âm đệm, V = âm chính (nguyên âm),
C = âm cuối, T = thanh điệu Trên thực tế, một số thành phần nhỏ trong âm tiết
có thể vắng mặt Nhưng thành phần chính bao gồm: âm đầu, âm chính và thanh điệukhông bao giờ vắng mặt trong âm tiết
Trang 38Dòng gi ữ a :
/ ɯ // ɤ // ɤ̆/
/ a // a: //ɯ¢ɤ/
Dòng sau:
/ u // o // ɔ // u¢o /
Âm cuối Thanh điệu Tắc-vô thanh
/ -p /
Thanh sắc/ -t / /5/ và thanh
6/
Mũi-hữu thanh
/ -m // -n //-ŋ/
Tất cả 6thanh
Bán nguyên âm
/ -u̯/
/ -i̯/
Bảng 2.1: Bảng kết hợp các âm vị trong âm tiết tiếng Việt [1, tr.116]
2.1.3 Các loại hình âm tiết trong tiếng Việt
Dựa vào cách kết thúc của âm tiết có thể chia âm tiết trong tiếng Việtthành 4 loại, bao gồm: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết khép và âm tiết nửakhép
Trang 39(1) Âm tiết mở là âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, vắng âm cuối.
2
mèo/ mɛu̯ /
1
ai/ Ɂa:i̯ /
(3) Âm tiết nửa khép là âm tiết kết thúc bằng âm mũi /-m/, /-n/ và /-ŋ/.
thápbútbác
2.2 Thanh điệu
“Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết
có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.” [2, tr 109]
Hệ thống thanh điệu trong Tiếng Việt của người Thái gốc Việt ở huyện Muangtỉnh Nakhon Phanom có tất cả 6 thanh điệu: thanh ngang được kí hiệu là /1/,thanh huyền được kí hiệu là /2/, thanh ngã được kí hiệu là /3/, thanh hỏi được kíhiệu là /4/, thanh sắc được kí hiệu là /5/ và thanh nặng được kí hiệu là /6/
Trang 40Ảnh 2.1: Phiên âm và âm vực của thanh điệu trong tiếng Việt.
Nguồn: Nguyên Việt Hương
2.2.1 Thanh ngang / 1 / là thanh điệu bắt đầu từ khu vực cao hơn khu
vực trung bình, đường nét âm điệu thẳng không biến đổi hoặc lên xuống
2.2.2 Thanh huyền / 2 / là thanh điệu bắt đầu ở khu vực thấp hơn thanh
ngang /1/ rồi thẳng xuống thấp