Quan điểm quốc tế về quan hệ các nước láng giềng trong tư tưởng hồ chí minh và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam vào quan hệ với cộng hòa dân chủ nhân dân lào

89 29 0
Quan điểm quốc tế về quan hệ các nước láng giềng trong tư tưởng hồ chí minh và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam vào quan hệ với cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o NGUYỄN THỊ THANH THUẬN QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ QUAN HỆ VỚI CÁC NƢỚC LÁNG GIỀNG TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO QUAN HỆ VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2012) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60.31.02.06 HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN o0o NGUYỄN THỊ THANH THUẬN QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ QUAN HỆ VỚI CÁC NƢỚC LÁNG GIỀNG TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO QUAN HỆ VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2012) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60.31.02.06 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Thái Văn Long HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, hƣớng dẫn, giúp đỡ, góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - PGS.TS Thái Văn Long – Phó viện trƣởng Viện Quan hệ Quốc tế -Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, ngƣời thầy đáng kính đã giúp đỡ, động viên, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn - PGS.TS Hoàng Khắc Nam –Trƣởng khoa Quốc tế học –Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quốc tế học, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng - Các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn với những đánh giá và góp ý quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn nữa Trân trọng ! Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thanh Thuận 3 ASEAN APEC ASEM AIDS HIV SARS A/H5N1 A/H1N1 4 MỤC LỤC MỞĐẦU …………………… …………………………………………….7 CHƢƠNG I:QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ QUAN HỆ VỚI CÁC NƢỚC LÁNG GIỀNG TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH……………………………… 14 1.1 một số vấn đề chung……………………………………………………… 14 1.1.1 một số khái niệm cơ bản……………………………………………………… 14 1.1.2.khái quát quá trình hình thành và nội dung cơ bản trong quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh…………………………………………………………………….17 1.2 khái quát luận điểm chính về quan hệ với các nƣớc láng giềng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ……………………………………………………………23 1.2.1 quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới……………………….23 1.2.1.1Đối với Trung Quốc……………………………………………………………24 1.2.1.2 Đối với Campuchia ………………………………………………………….25 1.2.1.3Đối với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ………………………………27 1.2.2 các nước láng giềng không có chung biên giới…………………………… 41 CHƢƠNG II: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỐI NGOẠI VỚI LÀO THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2012)…………………………………………………………44 2.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới ………………………………………… 45 2.1.1 Bối cảnh trong nước và khu vực ………………………………………………45 2.1.2 Bối cảnh lịch sử hai nước Việt -Lào …………………………………….48 2.2 Thực trạng vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam …………………… 50 2.2.1 Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 1986-1997…………………………… 51 2.2.2 Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh với Lào từ 1997-2012……………………………………………………………62 CHƢƠNG III ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI LÀO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI (1986-2012)…………………………………………70 3.1 Những thuận lợi và khó khăn mà Đảng ta gặp phải trong quá trình vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh ………………………………………… 70 3.1.1 Những thuận lợi…………………………………………………………………70 3.1.2 Những khó khăn …………………………………………………………71 3.2 Một số kết quả đạt đƣợc trong quá trình vận dụng quan điểm quốc tế của Hồ Chí Minh ……………………………………………………………………….73 3.2.1 Quan hệ Lào -Việt đa phương,đa diện hóa …………………………… 73 3.2.2 Trên lĩnh vực thương mại …………………………………………………….76 3.2.3 Trên lĩnh vực an ninh ,quốc phòng ………………………………………….78 3.2.4 Trên lĩnh vực văn hóa,giáo dục ,y tế…………………………………… 79 3.3 Một số khuyến nghị giúp quan hệ hai nƣớc phát triển trong thời gian tới 81 5 3.3.1Tăng cường vai trò lãnh đạo của hai Đảng và cả trong giải quyết đúng đắn lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế………………………………………………… 81 3.3.2 Việt -Lào nhất trí về tư tưởng ,đường lối chính trị……………………… 82 3.3.3 Hoàn thiện chính sách ,pháp luật…………………………………………… 84 3.3.4 Tăng cường giao lưu các tỉnh biên giới …………………………………… 84 3.3.5 Đẩy mạnh ngoại giao nhân dân………………………………………….84 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………85 6 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một di sản vô cùng quý báu, một đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là một bộ phận hợp thành, là sự phát triển tất nhiên, có cơ sở trực tiếp từ tƣ tƣởng cách mạng của Hồ Chí Minh Tƣ tƣởng đó là nền tảng cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, cho hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta đi tới thắng lợi Ngày nay, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, cùng với toàn bộ tƣ tƣởng của Ngƣời, đang dẫn dắt nhân dân ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nƣớc trên thế giới trong nhịp bƣớc khẩn trƣơng của thời đại”1 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đƣợc hình thành trên cơ sở những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, trong sáng, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nƣớc, truyền thống văn hoá, truyền thống ngoại giao của dân tộc ta và thực tiễn Việt Nam đầu thế kỷ XX Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại đƣợc thể hiện sâu sắc ở hệ thống những quan điểm, luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh và thông qua thực tiễn hoạt động đối ngoại, hoạt động quốc tế của Ngƣời, của Đảng và Nhà nƣớc ta, ngày càng đƣợc phát triển, hoàn thiện Quan điểm quốc tế nằm trong hệ thống quan điểm trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại Quan điểm đó thể hiện ở nhiều mặt: đối với nhân dân lao khổ trên thế giới, đối với các Đảng Cộng sản anh em trên thế giới, đối với các quốc gia dân tộc trên thế giới, đặc biệt là với các nƣớc láng giềng, Ngƣời luôn thể hiện thiện chí hoà hiếu trƣớc sau nhƣ một và tấm lòng thuỷ chung son sắc với bạn bè quốc tế nói chung, các nƣớc láng giềng nói riêng 1Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H tr 139 7 Đối với nhân dân Lào trƣớc đây, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, mối quan hệ lại càng mật thiết gắn bó hơn, bởi lẽ nƣớc ta và nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên giới, cùng nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, có cùng ý thức hệ lấy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cùng chung kẻ thù là đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, có nhiều điểm tƣơng đồng về văn hoá Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt trong tiến trình cách mạng mỗi nƣớc Ngƣời đã đặt nền móng và phấn đấu không mệt mỏi để xây dựng, vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào Quan điểm quốc tế về quan hệ với các nƣớc láng giềng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thực sự là di sản tinh thần quý báu, cần đƣợc vận dụng sáng tạo và phát huy trong tình hình mới Hiện nay xu thế toàn cầu hoá là một yêu cầu khách quan của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, cần có cách tiếp cận mới trong quan hệ quốc tế, đoàn kết quốc tế Đối với Lào và Việt Nam, hội nhập quốc tế là cơ hội lớn để thu hút nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc Song đây cũng là một thách thức đầy khó khăn vì sức cạnh tranh không cao, dễ bị tụt hậu và nhiều hệ lụy nhƣ chảy máu chất xám, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái; nguy cơ mất bản sắc văn hoá dân tộc và "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch chống phá thành quả cách mạng của nhân dân hai nƣớc Tình hình đó đã thúc bách hai Đảng ở hai nƣớc Việt Nam và Lào quyết tâm lãnh đạo đất nƣớc tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, tăng cƣờng hơn nữa tình đoàn kết quốc tế Việt - Lào để chống lại những thế lực phản động từ bên ngoài, giữ vững độc lập dân tộc, tăng cƣờng đoàn kết, đƣa cách mạng mỗi nƣớc phát triển đi lên Theo đó, việc trung thành, vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế nói riêng, cũng nhƣ quan điểm của Ngƣời về quan hệ với các nƣớc láng giềng là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay đối với cách mạng của hai nƣớc Tình hình đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: "Quan điểm quốc tế về quan hệ với các nước láng giềng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng 8 Cộng sản Việt Nam vào quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới (1986-2012)" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế của mình 2 Lịch sử nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nói chung và sự vận dụng của Đảng ta đƣợc nhiều nhà khoa học, viện nghiên cứu quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây Tuy nhiên, quan điểm quốc tế với các nƣớc láng giềng và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới (1986-2012) còn ít đƣợc các nhà khoa học, các luận án, luận văn quan tâm Nhìn chung, tinh thần đoàn kết Lào - Việt đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận, nhìn nhận đánh giá ở những góc độ khác nhau, cụ thể nhƣ là: * Sách: "Quan hệ Việt - Lào, Lào Việt", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, bao gồm một số bài của các nhà chính trị, các nhà khoa học, các nhà văn hoá của Việt Nam và Lào, viết về mối quan hệ Lào - Việt, Lào - Việt tập trung vào ba chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt; Lịch sử quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt; Một số nét về đặc điểm đất nƣớc, lịch sử văn hoá và kinh tế Lào Cuốn sách Hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp của tác giả Đặng Văn Thái, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, đã trình bày khá đầy đủ hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có mối quan hệ Lào - Việt Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao của tác giả Vũ Dƣơng Huân, Nxb Thanh niên, 2005 đã đánh giá khá sâu sắc hoạt động đối ngoại trong cuốn hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh (giai đoạn 1945-1969), đồng thời rút ra những quan điểm mang tính khái quát cao Cuốn sách Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975) do Nguyễn Phúc Luân chủ biên, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc 9 Bộ Ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, đã nghiên cứu hệ thống những chủ trƣơng, chính sách ngoại giao lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong suốt thời kỳ lịch sử 1945-1975 Đây là công trình có tính chất tổng kết kinh nghiệm và lịch sử đấu tranh của nền ngoại giao nƣớc nhà trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Tác giả Vƣơng Hải Nam trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế - Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trước năm 1986, và từ 1986 đến nay, trên cơ sở rút ra triển vọng của quan hệ Việt Nam - Lào trong 10 năm tới, 15 năm tới Tác giả Nguyễn Văn Luyến trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2000), Quan hệ Việt - Lào trong những năm đổi mới (1986-1999), tác giả đã phân tích và làm nổi bật mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi mới, góp phần mở ra những phƣơng hƣớng và triển vọng hợp tác trong những năm tiếp theo * Báo và Tạp chí: Nguyễn Hoàng Giáp, Nhìn lại quan hệ Việt - Lào trên lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế thời kỳ 1991-2001, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (41) Cayxỏnphônvihản, Tư tưởng và tình cảm cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cổ vũ của nhân dân các bộ tộc Lào, Tạp chí Lịch sử Đảng số 5 (2010) tháng 5/2008 Các bài báo và các công trình trên đã giúp ngƣời đọc hiểu rõ thêm về mối quan hệ Việt - Lào và tƣ tƣởng đối ngoại của Hồ Chí Minh Đó là nguồn tƣ liệu quý để tác giả thực hiện đề tài: "Quan điểm quốc tế về quan hệ với các nƣớc láng giềng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới (19862012)" 10 dạng hoá với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", bên cạnh đó "coi trọng và tiếp tục phát huy những quan hệ truyền thống" Tại Đại hội IX, Đảng ta bổ sung và phát triển thêm: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", trong đó đã nêu thêm chủ trƣơng "sẵn sàng là bạn" và "là đối tác tin cậy" Trên cơ sở kế thừa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thứ tự ƣu tiên trong hoạt động đối ngoại, Đảng ta đã: "Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nƣớc xã hội chủ nghĩa và các nƣớc láng giềng Nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hợp tác với các nƣớc ASEAN" Trƣớc xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra từng phút, từng giây trên thế giới, Đại hội X của Đảng nêu rõ quan điểm: "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" Quan điểm trên thể hiện sự nhạy bén của Đảng ta trong việc hoạch định đƣờng lối chiến lƣợc Đảng ta luôn chú trọng việc xác định, làm rõ tƣ tƣởng chỉ đạo đối ngoại trên cơ sở lợi ích và mục tiêu đối ngoại của đất nƣớc Đối với nƣớc ta, lợi ích, mục tiêu cao nhất về đối ngoại đƣợc Đảng xác định rõ là giữ vững hoà bình để phát triển, nghĩa là phải tạo lập môi trƣờng quốc tế hoà bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia Do đó, tƣ tƣởng chỉ đạo đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất - chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí và điều kiện nƣớc ta Đây cũng chính là sự vận dụng một cách sáng tạo quan điểm "dĩ bất biến ứng vạn biến", vừa kiên định về nguyên tắc chiến lƣợc, vừa mềm dẻo, linh hoạt về sách lƣợc đƣợc Đảng ta kế thừa từ tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong tình hình mới 75 Trên lĩnh vực kinh tế: Ngay từ đầu hai Đảng, hai Nhà nƣớc đã chủ động, sáng tạo coi hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc là nhiệm vụ trọng tâm sao cho xứng với tiềm năng của mỗi nƣớc Văn kiện Đại hội VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Đảng là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Trong đó, Đảng xác định rõ quan điểm về hợp tác Việt - Lào: "Không ngừng củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào" Thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, hai bên tập trung chủ yếu vào đào tạo cán bộ, chuyên gia cho Lào và hợp tác trao đổi chuyên gia Ngoài ra, hai bên còn chú trọng trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế, nông nghiệp Từ năm 1993 đến năm 2000, hai bên quyết tâm xoá bỏ cơ chế bao cấp, cải tiến hợp tác, cơ chế quản lý với định hƣớng: Vừa đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên; vừa có ƣu tiên cho nhau Hợp tác kinh tế còn đƣợc đƣa vào kế hoạch hàng năm, khuyến khích hợp tác giữa các ngành, các địa phƣơng và doanh nghiệp; thay thế cơ chế hợp tác Nhà nƣớc bằng những hình thức làm ăn linh hoạt nhƣ ký kết hợp đồng, trao đổi hàng hoá cùng có lợi, đấu thầu.Từ 2001-2012 hai bên đã ký hiệp định hợp tác kinh tế ,văn hóa ,khoa học ,kỹ thuật Việt Nam –Lào qua các giai đoạn :chiến lƣợc hợp tác 20012010,kế họach hợp tác Việt Nam –Lào 2006-2010,thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia 2011.Đặc biệt là năm đặc biệt với quan hệ Việt – Lào ,kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký hiệp ƣớc hữu nghị hợp tác trong đó công thƣơng đóng vai trò quan trọng.tại cuộc họp ngày 03.05.2012 Bộ trƣởng Vũ Huy Hoàng và Bộ trƣởng Nam Viya Keth đã trao đổi biện pháp để tăng cƣờng hợp tác hai bên 3.2.2 Trên lĩnh vực thương mại Kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam - Lào không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây với tốc độ trung bình 30%/năm, từ mức khiêm tốn 45 76 triệu USD/năm vào đầu những năm 1990 đã lên đến 422 triệu USD năm 2008 Năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc tăng trƣởng mạnh đạt 490 triệu USD, tăng 17,3% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 198 triệu USD tăng 17,2% và nhập khẩu từ Lào đạt 292 triệu USD, tăng 17,4% so với năm 2009 Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nƣớc đạt mức tăng trƣởng mạnh, đạt 734 triệu USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 274 triệu USD, tăng 38,1% và thực hiện vƣợt 10% mức kế hoạch năm, nhập khẩu từ Lào đạt 460 triệu USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ 2010 Năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc đạt khoảng 900 triệu USD Trong cơ cấu hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Lào, chiếm tỷ trọng lớn nhất là xăng dấu tái xuất (khoảng 24%), tiếp theo là sắt thép, phƣơng tiện vận tải, hàng dệt may, than đá, máy móc thiết bị, dây điện và cáp điện Việt Nam nhập khẩu từ Lào chủ yếu là gỗ, các sản phẩm gỗ và kim loại thƣờng Nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ từ Lào trong năm 2011 tiếp tục tăng mạnh đến 93% so với cùng kỳ năm 2010, chiếm đến 68% kim ngạch nhập khẩu từ Lào Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan Việt Nam - Lào đƣợc áp dụng từ năm 2001, đến 2012 Bộ Công thƣơng hai nƣớc đã xem xét giảm thuế cho hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam và Lào khi nhập khẩu vào mỗi nƣớc Mức thuế ƣu đãi đƣợc xác định giảm trƣớc các mức thuế mà Lào và Việt Nam cam kết áp dụng với các nƣớc trong khối ASEAN Đến 2012, hầu hết các hàng hoá thông thƣờng đƣợc sản xuất từ Việt Nam và Lào đều đƣợc hƣởng mức thuế suất nhập khẩu 0% khi nhập khẩu vào mỗi nƣớc trừ những mặt hàng thuộc danh mục hàng nhạy cảm của mỗi nƣớc Thƣơng mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ thƣơng mại, hợp tác xoá đói giảm nghèo tại vùng biên hai nƣớc Năm 2012, Chính phủ hai nƣớc đã giao cho Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng mỗi nƣớc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ biên giới Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đến năm 2020 77 3.2.3 Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh Trong thời kỳ đổi mới, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng hai nƣớc; vì vậy, hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh có ý nghĩa quan trọng sống còn, để bảo vệ sự nghiệp xây dựng ở hai nƣớc cả hiện tại và tƣơng lai Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch, nhất là bọn ngƣời Việt lƣu vong ở nƣớc ngoài luôn tìm cách thâm nhập Việt Nam qua biên giới Việt - Lào Ở Lào, các tổ chức phản động cũng thƣờng xuyên tìm cách chia rẽ nội bộ của Lào Hàng năm, Bộ An ninh Lào cùng Bộ Công an Việt Nam thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp chiến đấu chống bọn phản động, gián điệp, bảo vệ nội bộ Việt Nam giúp Lào đào tạo cán bộ quân sự, an ninh, đáp ứng yêu cầu của công tác quốc phòng - an ninh Khi đề cập đến nhiệm vụ quốc phòng ,an ninh quan hệ Việt – Lào ,Khămtàyxiphănđon-chủ tịch Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Nhân dân cách mạng Lào ,chủ tịch nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào khẳng định :tình đoàn kết hai nƣớc vẫn là nhân tố căn bản để quyết định sự thắng lợi của hai nƣớc ,quân đội và nhân dân Lào luôn giữ gìn và phát huy mối quan hệ vững bền đó và coi đây là vấn đề sống còn của hai nƣớc Bƣớc vào giai đoạn mới nhìn chung tình hình an ninh ở hai nƣớc vẫn ổn định ,nhƣng tình hình ở khu vực còn nhiều phức tạp ,âm mƣu diễn biến hòa bình đang đe dọa đến nền an ninh của hai nƣớc và khu vực nhƣ vấn đề : bạo động ,lật đổ, xung đột sắc tộc ,tôn giáo Trƣớc những diễn biến phức tạp đó thì việc hợp tác quốc phòng giữa hai nƣớc là vấn đè sống còn nhằm đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng của hai nƣợc ở thời điểm hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai Để hợp tác quốc phòng giữa hai nƣớc ngày càng có hiệu quả thiết thực thì hai bên cần một số việc sau : Thứ nhất là tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm phòng thủ đặc biệt là phòng thủ chiến lƣợc cả trƣớc mắt và lâu dài Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng ,xây dựng thế trận quốc phòng an ninh ,xây dựng hậu phuwongchieens lƣợc và kế 78 hoạch hợp tác kinh tế quốc phòng ,bảo vệ an ninh nội bộ ,đồng thờ thoog báo cho nhau để phối hợp bảo vệ biên giới lãnh thổ Thứ hai là hai ben tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền ,trao đổi thông tin nhằm giáo dục truyền thống hữu nghị ,đoàn kết đặc biệt giữa hai đảng ,hai nhà nƣớc và quân đội hai nƣớc trong ngày lề lớn và các sự kiện quan trọng hai bên thƣờng xuyên trao đổi để xử lý mọi tình hình có liện quan trực tiếp đến an ninh quốc phòng của hai nƣớc Thứ ba là hậu cần ,Ta tiếp tục cử chuyên gia quân sự sang giúp Lào khảo sát ,thẩm định lập kế hoach sửa chữa ,phục hồi các loại vũ khí ,trang thiết bị ,phƣơng tiện kỹ thuật ,hai ben tiếp tục xây dựng mô hình hợp tác kinh tế ,quốc phòng theo đúng quy dịnh pháp luật của hai nƣớc Thứ tƣ là hợp tác về đào tạo cán bộ ,hàng năm phía Việt Nam hỗ trợ hàng trăm học viên quân sự Lào theo học tại Việt Nam ,đồng thời tiếp tục tổ chức các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn cho hàng trăm cán bộ sĩ quan các cấp khác nhau theo kế hoạch hai bên thỏa thuận Về việc tìm mộ liệt sĩ ,trong thời gian này ,hai bên đẩy mạnh tìm mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam và các chuyên gia quân sự Việt Nam đã hy sinh trên chiến trƣờng Lào ,bên cạnh đó hai bên còn có chƣơng trình ,kế hoạch trao đổi ,tham gia ăn dƣỡng và chữa bệnh cho các cán bộ lãnh đạo của bộ quốc phòng cũng thân nhân 3.2.4 Trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục - y tế Hợp tác văn hoá - giáo dục đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau Hai bên coi trọng công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc cũng nhƣ tăng cƣờng tình đoàn kết Việt - Lào Từ 1986 - 1990, Việt Nam đào tạo cho Lào 537 cử nhân các ngành và 252 kỹ thuật viên trung cấp Giai đoạn 1991-1995 (Việt Nam đào tạo cho Lào 1.458 trình độ Đại học, sau Đại học), giai đoạn 1996-2000 (2184 trình độ Đại học, sau Đại học) Giai đoạn 2001-2005, Việt Nam viện trợ cho Lào khoảng 500 tỷ đồng (38,2% dành cho giáo dục) 79 Trong giai đoạn 2006-2010, hàng năm 500-560 sinh viên Lào đƣợc cử sang đào tạo tại Việt Nam "Riêng năm học 2006-2007, số lƣu học sinh Lào đang học tại Việt Nam là 3445 ngƣời" Việt Nam giúp Lào xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục ở nhiều tỉnh với số tiền tài trợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng: Xây dựng 4 trƣờng dân tộc nội trú (ở Uđômxay, Savankhệt, Chămpaxắc, Xêkông); Trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề tỉnh Bò Kèo; xây dựng ký túc xá cho sinh viên nƣớc ngoài tại Đại học Quốc gia Lào; Trƣờng Năng khiếu dự bị Đại học dân tộc thuộc Đại học Quốc gia Lào; viện trợ thiết bị giảng dạy, dụng cụ thí nghiệm cho các trƣờng và đang giúp Lào xây dựng Trƣờng Phổ thông trung học hữu nghị Lào - Việt tại Thủ đô Viêng hăn Lào cũng giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, năm 2006-2007, tổng số lƣu học sinh tại Việt Nam đang học tại Đại học Quốc gia Lào là 379 ngƣời (trong đó có 172 lƣu học sinh tự túc, hơn 300 ngƣời đã tốt nghiệp trở về nƣớc Tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tính hết năm 2007 đã đào tạo 1287 cán bộ các cấp, ngành nhƣ lý luận chính trị, tổ chức, kiểm tra, báo chí tuyên truyền… Hai nƣớc đã ký kết và triển khai "Đề án nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020" và coi đây là cơ sở cơ bản để phát triển nguồn nhân lực hai nƣớc, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nƣớc; ký Nghị định thƣ và kế hoạch năm 2012 về hợp tác giáo dục nhân dịp Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang thăm hữu nghị chính thức Lào (2/2012) Năm 2011, Chính phủ Việt Nam dành 695 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam; Chính phủ Lào dành 40 suất học bổng hệ đào tạo chính quy dài hạn tập trung cho cán bộ, học sinh Việt Nam học tập các ngành, nghề tại Lào Hai ngành giáo dục hai nƣớc đã phối hợp tổ chức tuyển chọn học sinh Lào và Việt Nam sang học tập tại mỗi nƣớc; các Bộ, ngành đƣợc giao nhiệm vụ đã khẩn trƣơng phối hợp tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, đảm bảo số lƣợng với những hình thức phù hợp với đặc thù của từng Bộ, ngành Bên cạnh đó, các địa phƣơng và doanh nghiệp của Việt Nam bằng những nỗ lực cố 80 gắng của mình đã giúp đào tạo góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho các Bộ, ngành, địa phƣơng của Lào 3.3 Một số khuyến nghị đặt ra nhằm phát triển quan hệ Việt - Lào trong thập niên tới Mối quan hệ Việt - Lào là đặc biệt, thuỷ chung, trong sáng, thực tế trong quá khứ, hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai Trong những thập niên tới, cần tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai nƣớc lên một bƣớc ngang tầm với những mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra Tăng cƣờng đoàn kết, thống nhất về quan điểm chính trị, góp phần tạo sức mạnh mới làm cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc theo hƣớng toàn diện, chặt chẽ, có hiệu quả cao, lấy nhiệm vụ hợp tác kinh tế, văn hoá làm trọng tâm; đồng thời, tôn trọng phát huy tính độc lập và sáng tạo của mỗi bên, khắc phục kịp thời những mâu thuẫn mới nảy sinh Đây là phƣơng châm chiến lƣợc trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nƣớc Để đẩy mạnh mối quan hệ đó lên tầm cao mới em xin mạnh dạn đƣa ra một số đề suất nhƣ sau : 3.3.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của hai Đảng và cả trong giải quyết đúng đắn lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế Thứ nhất, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của hai Đảng ở hai nƣớc, mở rộng quan hệ cấp Nhà nƣớc, cấp ngành và địa phƣơng Hai bên thƣờng xuyên trao đổi, bàn bạc, góp ý kiến, tạo ra sự thống nhất trong quan hệ, đẩy mạnh công tác quốc phòng - an ninh, kiên quyết chống lại các thế lực thù địch có âm mƣu phá hoại chủ nghĩa xã hội, làm mất sự ổn định của hai nƣớc Việt Nam - Lào Cần quán triệt thật tốt cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nƣớc về mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào đối với sự nghiệp cách mạng của hai nƣớc Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng sự hợp tác đầu tƣ xây dựng trƣờng học, trạm y tế, khoa học kỹ thuật, hệ thống điện lƣới, hệ thống giao thông vận tải - thông tin liên lạc… Từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân các xã vùng biên của các tỉnh ở biên giới 81 hai nƣớc; cũng chính là cách thức hữu hiệu giúp ổn định quốc phòng - an ninh tại biên giới (nơi bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; đồng thời, là nơi dễ bị kẻ thù lợi dụng để gây rối trật tự an ninh, vì trình độ dân trí ở đây thấp) Thứ hai, phải coi trọng, giải quyết đúng đắn lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế Tôn trọng và đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Trong quan hệ hợp tác hai nƣớc, cần phải khai thác triệt để lợi thế so sánh của nhau Lào có lợi thế rất lớn về đất, rừng, thuỷ điện, khoáng sản Lào nằm ở điểm giữa các tuyến đƣờng xuyên Á nối với thƣợng lƣu sông Mê Kông đến các cảng biển Việt Nam đi đến các nƣớc Đông Bắc Á và thế giới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về mặt kinh tế Việt Nam có lợi thế về cảng biển, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, thông minh, sáng tạo, có các ngành chế biến xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp…, có trình độ cao hơn Lào Vì vậy, hợp tác giữa hai nƣớc có thể tạo nên sức mạnh bổ trợ và giúp đỡ nhau, tăng lên khả năng cạnh tranh của hàng hoá, cùng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Mọi hành động, chủ trƣơng, chính sách sẽ đƣợc thực hiện thuận lợi trên tinh thần kết hợp hài hoà lợi ích dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng 3.3.2 Việt - Lào nhất trí về quan điểm, tư tưởng đường lối chính trị , tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, Việt Nam cũng nhƣ Lào phải lấy sự nhất trí về quan điểm tƣ tƣởng và đƣờng lối chính trị làm cơ sở để phối hợp hành động, hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ lợi ích căn bản của mỗi dân tộc Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Nhân dân cách mạng Lào đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng Điều đó, có nghĩa là đƣờng lối chính trị của hai nƣớc Việt Nam và Lào có sự nhất trí về quan điểm, hỗ trợ cho nhau trong công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Quan hệ Việt - Lào phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên quyết chống tƣ tƣởng nƣớc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti, ỷ 82 lại, thực hiện bình đẳng, tự nguyện cùng có lợi, đảm bảo sự ƣu tiên, ƣu đãi cho nhau để cùng tồn tại và phát triển Lợi ích lớn nhất trong quan hệ Việt- Lào là ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân hai nƣớc; đồng thời, duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị, anh em Chúng ta không can thiệp vào công việc nội bộ của Lào, khi Lào cần tham khảo ý kiến Việt Nam thì sẵn sàng góp ý nhƣng trên cơ sở xây dựng, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Lào Chúng ta phải xây dựng chữ "tín" trong khi hợp tác, vì thế đòi hỏi các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, cá nhân có những sai phạm trong thái độ, hành vi…làm tổn thƣơng đến quan hệ Lào - Việt Nam, đều cần xử lý một cách nghiêm khắc Thực hiện đƣờng lối đối ngoại nhân dân, thắt chặt quan hệ nhân dân Việt Nam - Lào Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tƣợng quần chúng nhân dân trong và ngoài nƣớc để đồng tình và ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Quan hệ đối ngoại nhân dân giữa Việt Nam và Lào đƣợc đặc biệt chú trọng và đã có những bƣớc phát triển tƣơng xứng với quan hệ đặc biệt, thuỷ chung trong sáng của hai nƣớc Mục đích của việc phát triển quan hệ nhân dân Việt - Lào là nhằm góp phần tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nƣớc láng giềng anh em; xây dựng quan hệ quần chúng, làm nền tảng cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nƣớc; đƣa sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai nƣớc lên tầm cao mới Để tăng cƣờng sự hiểu biết của nhân dân Việt Nam về đất nƣớc, nhân dân Lào cũng nhƣ quan hệ hai nƣớc, nhiều hoạt động nhƣ triển lãm ảnh, tranh, các buổi nói chuyện, các cuộc hội thảo, thi tìm hiểu về đất nƣớc Lào, thi sáng tác tranh, chuyện về tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào cần phải đƣợc tổ chức đều đặn, thiết thực Trong những năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền về mối quan hệ Việt Lào, trong đó đáng chú ý là cuộc thi tìm hiểu "Việt Lào trong trái tim tôi" do Hội Hữu nghị Việt - Lào phối hợp tổ chức năm 2002 Cuộc thi này, đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng tham gia nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, 83 mọi lứa tuổi, từ mọi vùng miền của đất nƣớc với 2,2 triệu bài dự thi Đây là con số kỷ lục về số ngƣời dự thi tìm hiểu về một quốc gia, đƣợc tổ chức từ trƣớc đến nay Việc củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ này là trách nhiệm chung của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân hai nƣớc Việt Nam - Lào Tăng cƣờng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hoá - giáo dục, khoa học - công nghệ… Hợp tác toàn diện trên tất cả mọi mặt tạo thành sức mạnh tổng hợp, giúp công cuộc xây dựng đất nƣớc Việt Nam và Lào phát triển hơn 3.3.3 Hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam –Lào nên tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện mở rộng buôn bán ,giúp kim ghạch xuất nhập khẩu tăng lên ,Việt Nam ta cần phát triển hơn nữa về chất lƣợng sản phẩm khi xuất khẩu sang Lào để cạnh tranh với hàng của Trung Quốc và Thái Lan bằng việc thƣờng xuyên mở các triển lãm hội trợ để dân cƣ hai bên có điều kiện cọ sát với nhau 3.3.4 Tăng cƣờng giao lƣu các tỉnh biên giới : Dân cƣ cung nhƣ công an ,bộ đội địa phƣơng nên tăng cƣờng giao lƣu lẫn nhau về thƣơng mại cũng nhƣ văn hóa để có điều kiện thấu hiểu nhau ,hai bên cần đẩy mạnh quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại biên giới Việt –Lào và Campuchia ,nếu có thể hai bên cũng nên đƣa tiếng Lào và Việt Nam vào chƣơng trình giảng dậy tiengs ngoại ngữ của mỗi bên 3.3.5 Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân Tăng cƣờng các chuyến thăm của các tổ chức đoàn thể tới Lào và Việt Kiều ,để họ có điều kiện hiểu hơn về ta ,cần đẩy mạnh sự trao đổi ,giao lƣu giữa thế hệ trẻ hai bên để hộ hiểu về lịch sử hai nƣớc thông qua tiếp xúc trực tiếp qua kênh truyền thông ,các hội cựu chiến binh gặp gỡ nhau để trao đổi vấn đề mộ liệt sĩ … 84 Tóm lại, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ đổi mới đƣợc xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và trên tinh thần quan hệ đặc biệt, dành ƣu tiên, ƣu đãi cho nhau một cách hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế Trên tinh thần đó, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nƣớc từ năm 1986 đến nay đã thu đƣợc những thắng lợi to lớn, đóng góp tích cực vào tăng trƣởng của nền kinh tế mỗi nƣớc Với hình thức đầu tƣ trực tiếp và liên doanh giữa hai nƣớc đang nổi lên, đây đƣợc coi là hình thức hợp tác hiệu quả và là xu hƣớng chủ yếu trong những năm tới nhằm khai thác tiềm năng cũng nhƣ thế mạnh của mỗi nƣớc Đặc biệt là 6 chƣơng trình trọng điểm đã đề ra cho giai đoạn 2006-2010, trong đó trọng tâm là: thƣơng mại đầu tƣ, giao thông vận tải, năng lƣợng thuỷ điện, trồng cây công nghiệp và khai khoáng Trải qua quá trình xây dựng, mở rộng quan hệ đối ngoại, Việt Nam - Lào đã trƣởng thành trên nhiều phƣơng diện Chính vì vậy, nhu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại trong hợp tác kinh tế đòi hỏi lãnh đạo của hai nƣớc phải đổi mới tƣ duy, đổi mới chủ trƣơng quan hệ đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá, tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc trong cộng đồng ASEAN, khu vực châu Á và thế giới ,để phát triển ASEAN vững mạnh tạo ra khu vực mậu dịch tự do góp phần phát triển kinh té mỗi nƣớc Hơn bao giờ hết, thời điểm hiện nay đang là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ nhân Việt Nam cũng nhƣ Lào tăng cƣờng đầu tƣ, góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của doanh nghiệp mình; đồng thời góp phần đƣa nền kinh tế hai nƣớc tiến lên đạt mục tiêu kinh tế - xã hội mà hai Đảng đã vạch ra trên con đƣờng cách mạng của mỗi nƣớc nói riêng và của hai nƣớc nói chung, đáp ứng những đòi hỏi của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong tình hình mới 85 KẾT LUẬN Quan điểm quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm về các vấn đề thế giới và thời đại, về đƣờng lối quốc tế, chiến lƣợc, sách lƣợc, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại Tƣ tƣởng này còn thể hiện trong hoạt động đối ngoại thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam Quan điểm quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện đậm nét ở mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, mà còn bộc lộ rõ ở tình đoàn kết quốc tế với nhân dân thế giới Ngƣời luôn có tâm niệm nhân dân tất cả các nƣớc trên thế giới đều là ngƣời một nhà, và vì thế mà luôn giữ trong trái tim của mỗi ngƣời dân các nƣớc một ý thức về nền độc lập của nƣớc nhà Với sự vận dụng tài tình quan điểm quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang lại cho hai dân tộc ta một niềm tin vào Đảng, cổ vũ động viên hai Đảng có cách nhìn mới phù hợp với tình hình đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo quan điểm đó trong tình hình mới, tuy đổi mới nhƣ thế nào thì vẫn dựa vào tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng Bên cạnh những mặt đạt đƣợc thì cũng gặp không ít những khó khăn, bằng ý chí, nghị lực của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn vững trãi vƣơn lên, từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trong lòng nhân dân hai nƣớc, chứng tỏ tính đúng đắn quan điểm quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó vẫn giữ nguyên giá trị và đƣợc Đảng ta vận dụng sáng tạo trong thời kỳ đổi mới 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo Nhân Dân số 13079 ra ngày 23/7/1990 2 Báo Nhân Dân số 13458 ra ngày 14/10/1991 3 Báo Nhân Dân số 13563 ra ngày 17/2/1992 4 Báo Cáo Chính Trị của Cách Mạng Lào (1996),văn kiện Đại Hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VI ,NXB Sự Thật,H 5 Bộ Ngoại Giao –Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Ngoại Giao(2009),vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội 6 Chỉ Thị Ban Bí Thƣ Trung Ƣơng Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, số 24/BBT NGÀY 20 Tháng 5 năm 1987 7 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội 8 Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào (1996),văn kiện Đại hội lần thứ VI ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Viêng Chăn 9 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011),văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thƣ XI ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội 10 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006),văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nôi 11 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 87 13 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 14 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 15 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2000), Văn kiện đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội 16 Giao Trình Chính Sách Đối Ngoại Việt Nam (2006),Đại học Dân Lập Đông Đô,Hà Nội 17 Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 1, xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 18 Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 2, xuất bản lần thứ 2 ,Nxb Chính trị Quốc gia ,Hà Nội 19 Hồ Chí Minh(1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội 20 Hồ Chí Minh (2005),toàn tập, tập 5,xuất bản lần thứ hai ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội 21 Hồ Chí Minh (2000),toàn tập ,tập 6,xuất bản lần thứ hai ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội 22 Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 7, xuất bản lần thứ hai,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23 .Hồ Chí Minh (2000),toàn tập ,tập 8 ,xuất bản lần thứ hai ,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội 24 Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập,tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 25 Hồ Chí Minh(1996), toàn tập ,tập 11, xuất bản lần thứ 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26 Hồ Chí Minh (2000),toàn tập ,tập 12 ,xuất bản lần thứ hai,NXB Chính Trị Quốc Gia ,Hà Nội 88 27 Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt –Lào trong cuốn di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu khoa học quốc tế kỷ niệm 120 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), Nxb Chính trị Hành chính, 28 Nâng tầm quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Lào, Báo Quân dội nhân dân Chủ nhật, 07/08/2011 29 Cayxỏnphônvihản (1979), Một vài kinh nghiệm chính và một số vấn đề phương hướng mới của cách mạng Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội 89 ... 2.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ 1986 - 1997 * Vận dụng quan điểm quốc tế mục tiêu đối ngoại: Quan điểm quốc tế Chủ. .. hình thành quan điểm quốc tế Hồ Chí Minh - Làm rõ luận điểm quan điểm Hồ Chí Minh quan hệ với Lào - Phân tích vận dụng quan điểm quốc tế tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam với Lào thời... Đối tư? ??ng nghiên cứu Quan điểm quốc tế quan hệ với nƣớc láng giềng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đặc biệt Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào Nghiên cứu vận dụng quan điểm quốc tế tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng

Ngày đăng: 27/10/2020, 21:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan