Phải luôn luôn coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lượng và khảnăng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lươn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội Có được bản luận văn tốt nghiệp này,cùng với sự nỗ lực của bản thân Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàrèn luyện ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia
Hà Nội
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.Lê Mậu Hãnngười thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ và chỉ bảo những kiếnthức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu trong suốt
quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Đảng bộ Thị xã Sơn
Tây (Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996- 2008”.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thị ủy Sơn Tây, Phòng Thống kê Thị xã SơnTây, Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây….và các cơ quan liên quan, các cá nhân
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tàiliệu cần thiết liên quan tới đề tài
Cuối cùng, một lần nữa một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, côgiáo, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiệnluận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014
Học viênTrần Thị Thu Hằng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn của PGS Lê Mậu Hãn và chưa được bảo vệ bất cứ một học vị nào.Những thông tin, số liệu trong luận văn đảm bảo tính chính xác, trung thực, cónguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm
2014Học viên
Trần Thị Thu Hằng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Lịch sử nghiên cứu
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6.Đóng góp của luận văn
7.Kết cấu của luận văn
Chương 1: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996- 2000)
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây 10 1.1.1Khái quát điều kiện tự nhiên 1.1.2Điều kiện kinh tế xã hội
1.2 Tình hình kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây trước năm 1996
1.3 Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2000
1.3.1 Đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây
1.3.2 Quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây (1996- 2000)
Chương 2: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (2001- 2008)
2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Tỉnh Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp
2.1.1Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.1.2Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây
Trang 52.2 Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông
nghiệp của Thị xã Sơn Tây (2001- 1008) 68
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây 68
2.2.2 Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH 72
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 93 3.1 Một số nhận xét 93
3.1.1 Thành tựu 93
3.1.2 Hạn chế 104
3.2 Bài học kinh nghiệm 107
3.2.1 Nghiêm túc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời các quan điểm chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Hà Tây, trên cơ sở nắm chắc tình hình của Thị xã, hợp với lòng dân và được nhân dân hưởng ứng. 107
3.2.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn, tạo giống cây con phù hợp với từng vùng sinh thái 109
3.2.3 Phát huy ý thức tự lực, tự cường, sáng tạo, huy động sức dân, dựa vào dân để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. 110
3.2.4 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ở nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp. 112
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 125
Trang 6BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
12345678910
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam hình thành và phát triển từ một nền văn minh nông nghiệplúa nước cổ truyền Là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp từ hàngngàn năm nay, đại bộ phận dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn Một quốcgia với nền văn minh nông nghiệp đặc trưng Vì vậy nông nghiệp luôn đượccoi là mặt trận kinh tế hàng đầu và được ưu tiên phát triển Nông nghiệp vànông thôn là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xây dựng đất nước
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước ta đi lên chủ nghĩa
xã hội từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủyếu Để có nền kinh tế phát triển cao, cơ sở vất chất kỹ thuật tiên tiến và hiệnđại, Đảng ta khẳng định tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luậtkhách quan và yêu cầu cấp bách của sự nghiệp cách mạng Song, vấn đề cơbản quyết định cho thành công là xác định bước đi đúng đắn và phù hợp Vớinguồn lao động dồi dào, tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn và nông dâncòn rất lớn Đây là điều kiện có sẵn, là lợi thế cơ bản của đất nước cần đượckhơi dậy và phát huy, thúc đẩy sản xuất phát triển Đảng và Nhà nước ta nhấtquán khẳng định, nông nghiệp- nông dân- nông thôn giữ vị trí chiến lược cảtrong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.Bởi vậy, tại Đại hội lần thứ VIII (1996) Đảng ta chủ trương “coi trọng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn” [31; 442] và “pháttriển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc giatrong mọi tình huống” [31; 498] và đồng thời thực hiện “chuyển dịch cơ cấunông nghiệp và kinh tế nông nghiệp có hiệu quả” [31; 498]
Đến Đại hội lần thứ X Đảng ta xác định “Hiện nay và trong nhiều nămtới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc
Trang 8biệt quan trọng Phải luôn luôn coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lượng và khảnăng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiệntừng bước hình thành nên nông nghiệp sạch” [33].
Với một đất nước có gần 80% dân số là nông dân và sản phẩm nôngnghiệp vẫn chiếm gần 40% GDP thì nông nghiệp được coi là một cơ sở quantrọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước Thực tế trong những năm quacũng như suốt chiều dài của lịch sử cho thấy tầm quan trọng của nền nôngnghiệp và nông thôn Việt Nam Nông nghiệp sản xuất ra nông sản thiết yếu đểduy trì cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đồng thời cung cấp nguyên liệu chocông nghiệp và hàng hóa để xuất khẩu; còn nông thôn là nơi cung cấp nguồnlao động chủ yếu cho các ngành kinh tế quốc dân Phát triển nông nghiệp vàkinh tế nông thôn không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho đại bộ phận dân cư,
mà còn góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước Đặc biệt, đối vớimột nước đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì phát triển nông nghiệp vànông thôn còn là cơ sở quan trọng để đảm bảo ổn định chính trị xã hội pháttriển kinh tế bền vững và tăng cường quốc phòng an ninh
Thị xã Sơn Tây là một vùng đất cổ, “địa linh nhân kiệt”, là trung tâmvăn hóa xứ Đoài, có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, mang đậm bản sắcvùng và dấu ăn văn hóa truyền thống dân tộc, là nơi trưởng thành cùng vớitiến trình phát triển của lịch sử đất nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam Thị
xã Sơn Tây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội củaTỉnh Sơn Tây trước đây, với tổng diện tích là 113,46 ha, dân số khoảng 18 vạnngười (không kể lực lượng quân đội và học sinh, sinh viên đang theo học ởcác trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp trên địa bàn), trong đó có 60,5%
số người sống ở khu vực nông thôn Diện tích sản xuất nông nghiệp có5.059,8 ha với lực lượng lao động nông nghiệp 21.686 người, chiếm 34,42%
Trang 9lực lượng lao động toàn Thị xã Đây là nơi được coi là trung tâm kinh tế, vănhóa khu vực Tây Bắc của tỉnh Hà Tây trước đây và nay là thủ đô Hà Nội.
Thị xã Sơn Tây thuộc vùng trung du, trong đó 3/4 là diện tích đồi gò,nối liền với vùng núi huyện Ba Vì, trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến ĐôngNam khu vực phụ cận núi Tản Viên đến sông Tích là đất đồi gò, khu vực từnội thị đến đê sông Hồng là vùng đồng bằng tương đối màu mỡ do thườngxuyên được phù xa bồi đắp, ở đây nổi lên những quả đồi cao, thấp xen kẽnhau tạo ra những đường đi uốn lượn được hình thành một cách tự nhiên
Với vị trí chiến lược, Thị xã Sơn Tây có điều kiện thuận lợi cho việc
mở mang, phát triển kinh tế như: phát triển kinh tế công thương nghiệp, đẩymạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị
Với tình hình trên, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã nỗ lực và sáng suốt lãnhđạo phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển nông nghiệp nhằm ổn định tìnhhình kinh tế trong giai đoạn đầu đổi mới, và tiếp tục lãnh đạo quá trình pháttriển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Nhờ đótừng bước ổn định tình hình kinh tế xã hội và phát triển kinh tế nông nghiệp,nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tìm hiểu quá trình Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo kinh tế nôngnghiệp theo hướng CNH, HĐH là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quantrọng, nhằm tổng kết lại sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã trong việc vận dụngchủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước vào thực tiễnđịa phương Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnhđạo của Đảng bộ; đồng thời từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm cho giai
đoạn mới Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Đảng bộ Thị xã Sơn Tây
(Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008”
làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam Là một người con, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất quê hương Sơn Tây,khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn có những đóng góp nhỏ vào việc
Trang 10phát triển kinh tế của Thị xã- một vấn đề chiến lược và rất quan trọng, có ýnghĩa thực tiễn.
2 Lịch sử nghiên cứu
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản Ở nước
ta, Nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng lần thứ X(2006) đều quan tâm, chú trọng tới phát triển kinh tế, tạo nền tảng, điều kiệncho sự phát triển đất nước, trong đó có kinh tế nông nghiệp và có nhiều Nghịquyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn Vì vậy, đề tài về nôngnghiệp đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu của các tác giả, nhiều bài viết trêncác tạp chí… đã góp phần cung cấp lý luận và thực tiễn về phát triển nôngnghiệp, nông thôn như:
* Với các công trình nghiên cứu chung:
Các bài nghiên cứu, các đề tài… đã đề cập tới việc phát triển kinh tế,đặc biệt là kinh tế nông nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau, như bài viết:
- Hồng Vinh (1998), Công nghiêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp: lý luận, thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
- T.s Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Qua các công trình của các tác giả từ những cách tiếp cận khác nhauđều đề cập đến việc phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp, đề cập đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các chương
Trang 11trình, đề án phát triển nông nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp
để kinh tế nông nghiệp phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn và nông dân
* Ngoài ra còn có những luận văn, luận án của các học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy đề tài kinh tế nông nghiệp làm đề tài nghiên cứu:
- Đào Thị Vân (2004): “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 – 2003”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phạm Thị Thu Hiền (2010), Chuyển đổi ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa,
Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế
- Tạ Thị Phương Thúy (2013), Giải quyết việc làm cho nông dân huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn
- Tống Văn Chung (2011), Những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến
sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
- Đặng Kim Oanh (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1996- 2006, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn
Qua các đề tài này, các tác giả cũng đã nghiên cứu vấn đề kinh tế nôngnghiệp qua việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, giải quyết việclàm, các điều kiện tác động tới kinh tế nông nghiệp và đời sống nông dân…
Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế nông nghiệp
Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp rất đa dạng và phongphú, trên nhiều lĩnh vực cho thấy tầm quan trọng, vai trò của nông nghiệp,nông dân, nông thôn đối với nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, hiện nay chưa
Trang 12có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu, toàn diện về kinh tế nôngnghiệp ở Thị xã Sơn Tây, nhất là dưới góc độ Lịch sử Đảng Nhưng các côngtrình kể trên là những tài liệu quý, để tôi có thể tham khảo trong quá trìnhthực hiện luận văn của mình.
* Tại Thị xã Sơn Tây cũng có một số công trình, sách báo liên quan đến
vấn đề này: Cuốn“Lịch sử Đảng bộ Thị xã Sơn Tây 1930 - 1995” xuất bản năm 1999 và “Các kỳ Đại hội Đảng bộ Thị xã Sơn Tây” xuất bản năm 2010
đã giới thiệu và khái quát về quá trình xây dựng, phát triển đi lên của Thị xã
Ngoài ra còn các báo cáo tổng kết hàng năm của HĐND, UBND Thị xãSơn Tây, các báo cáo của các sở, ban, ngành đặc biệt là Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Thị xã Sơn Tây (nay là Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây)
Những công trình và những báo cáo trên về Thị xã Sơn Tây cũng đãnêu lên một vài khía cạnh hoặc khái quát được tình hình kinh tế xã hội củaThị xã Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu riêng
và trình bày một cách tổng quát, hệ thống và chuyên sâu về vấn đề phát triểnnông nghiệp theo hướng CNH, HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã SơnTây trong một giai đoạn cụ thể và vai trò của Đảng trong quá trình đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn bước đầu giải quyết một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu sự lãnh đạo, những chủ trương của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây
về kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008 Bên cạnh đó đưa ra một
số ý kiến đánh giá những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ Thị xã Sơn Tâytrong phát triển kinh tế nông nghiệp
- Bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Thị xã SơnTây trong quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp (1996- 2008), đồng thời từ
đó đề ra hướng phát triển cho kinh tế nông nghiệp giai đoạn sau
Trang 133.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây; khái quát về kinh tế nông nghiệp của Thị xã trước năm 1996
- Trình bày khái quát các đường lối, chủ trương của ĐCSVN và Đảng
bộ Tỉnh Hà Tây về kinh tế nông nghiệp
- Mô tả quá trình Đảng bộ Thị xã Sơn Tây vận dụng chủ trương của
Nhà nước và Đảng bộ Tỉnh Hà Tây để chỉ đạo thực hiện kinh tế nông nghiệp
từ 1996- 2008
- Qua đó đánh giá kết quả đạt được, đồng thời cũng rút ra bài học kinhnghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện kinh tế nông nghiệp của Đảng bộThị xã
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối phát triển kinh
tế nông nghiệp của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây, sự phát triển kinh tế nông nghiệpcủa Thị xã từ 1996- 2008
kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã từ 1996- 2008
- Không gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ Thị xã
Trang 147
Trang 155 Nguồn tư liệu và phương
pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn của mình tôi đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu:Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc của ĐCSVN, Hồ Chí Minh toàn tập, cácvăn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây và của Thị xã SơnTây trong những năm 1996- 2008, các báo cáo kinh tế của Phòng Kinh tế Thị
xã Sơn Tây, các báo cáo tổng hợp của UBND Thị xã Sơn Tây và một số tưliệu trong lịch sử Đảng bộ Thị xã Sơn Tây Đây là nguồn tư liệu cơ bản đểthực hiện đề tài này và những tài liệu đó được khai thác bằng nhiều nguồnkhác nhau nhưng chủ yếu là tại Phòng Lưu Trữ của Thị ủy Sơn Tây, UBNDThị xã Sơn Tây, Phòng Kinh tế Thị xã, Thư viện Thị xã, Phòng Thống kê Thị
xã và Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học,các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các nhà khoa học, các lãnh đạoĐảng và Nhà nước xung quanh lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Marx- Lênin để xem xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng của kinh
tế nông nghiệp ở Thị xã Sơn Tây Đây được coi là cơ sở lý luận của luận văn
Bên cạnh đó, có phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và
sự kết hợp hai phương pháp đó Các khía cạnh, các vấn đề có liên quan tới kinh
tế nông nghiệp ở địa phương được trình bày theo trật tự thời gian, đồng thờiđược đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống, tức là nghiên cứu những nét đặcthù của Thị xã Sơn Tây trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của cả nước
Thêm vào đó, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích,
so sánh, đối chiếu để có thể đưa ra những kết quả xác đáng nhất nhằm gópphần làm sáng tỏ một giai đoạn kinh tế ở địa phương
Trang 166 Đóng góp của luận văn
Luận văn nhằm hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng bộTỉnh Hà Tây về kinh tế nông nghiệp và cách thức mà Đảng bộ Thị xã Sơn Tâylãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp
Tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm Đảng bộ Thị xã lãnh đạo thựchiện phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008
Bên cạnh đó, luận văn phần nào là nguồn tư liệu tham khảo để viết lịch
sử địa phương, ngoài ra còn phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tại cáctrường Đảng, các trung tâm chính trị và các trường phổ thông địa phương
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm có 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo kinh tế nông nghiệp
Trang 17Chương 1:
ĐẢNG BỘ THỊ XÃ SƠN TÂY LÃNH ĐẠO KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP (1996- 2000)
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây
1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên
Sơn Tây là vùng đất cổ, “địa linh nhân kiệt”, là trung tâm văn hóa xứĐoài, nơi có bề dày và chiều sâu văn hóa, mang đậm bản sắc vùng và dấu ấnvăn hóa truyền thống của dân tộc, nơi đây trưởng thành cùng với tiến trìnhphát triển của lịch sử đất nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vị trí địa lý
Thị xã Sơn Tây có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hôi nóichung, sản xuất nông nghiệp nói riêng Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, vănhóa xã hội của Tỉnh Hà Tây trước đây
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, nằm trên tọa độ
từ 210 01’22’’ đến 21010’20’’ vĩ độ Bắc và từ 105024’52’’ – 105032’14’’ kinh độĐông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 32 Ranhgiới giáp với các đơn vị hành chính:
Phía Bắc giáp với tính Vĩnh Phúc qua sông Hồng
Phía Đông giáp với huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất
Phía Nam giáp với huyện Phúc Thọ Phía Tây giáp với
huyện Ba Vì
Tổng diện tích tự nhiên (2010) là 11.345,85 ha (trong đó diện tích đất
tự nhiên khu vực nông thôn là 92,44km2, chiếm 81,48% diện tích tự nhiêntoàn thị xã); dân số khoảng 18 vạn người (trong đó có khoảng 5 vạn quânnhân các đơn vị quân đội, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp và dạy nghề)
Trang 18Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 6 xã(trong đó có 6 phường và 6 xã còn sản xuất nông nghiệp): Ngô Quyền, QuangTrung, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Phú Thịnh, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, TrungHưng; 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông Với
143thôn, tổ dân phố; ngoài ra còn có 53 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, bệnhviện, trường học Trung ương, Thành phố Hà Nội và 32 đơn vị, doanh nghiệp,bệnh viện trên địa bàn Thị xã
Thị xã có vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông và giao lưu thương mại
ở cửa ngõ phía Tây thành phố, có các đường giao thông thủy, bộ quan trọngchạy qua như: tuyến đường thủy chạy dọc theo sông Hồng lên các tỉnh vùngTây Bắc; đường quốc lộ 21 nối liền với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 32;cầu Vĩnh Thịnh nối giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc với Thị xã Sơn Tây (hoàn thành6/2014) Đặc biệt, trong tương lai khi các tuyến đường trọng điểm của thànhphố được xây dựng và nâng cấp như: đường trục Hồ Tây- Ba Vì, trục pháttriển Sơn Tây- Thạch Thất- Quốc Oai- Xuân Mai- Miếu Môn, đường vành đai
V liên kết các đô thị xung quanh Hà Nội, cộng thêm các công trình đầu mối
hạ tầng kỹ thuật của Thành phố được đầu tư, khu đô thị Hòa Lạc được hìnhthành sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa kéo theo sự chuyển biến toàn diện vềkinh tế xã hội của Thị xã
Nằm sát với Sơn Tây là khu công nghệ cao và khu đô thị Hòa Lạc, khutrường Đại học Quốc gia Mặt khác, Sơn Tây còn thuộc khu vực định hướngphát triển văn hóa- nghệ thuật, vui chơi giải trí, dịch vụ cao cấp phía Tây thủ
đô Hà Nội, nên Sơn Tây trở thành đô thị loại III, do đó, có điều kiện phát huytối đa nội lực của mình và tranh thủ được sự tác động từ các nguồn vốn đầu tưbên ngoài
- Khí hậu:
Điều kiện khí hậu ở khu vực Sơn Tây thuận lợi cho sự phát triển theohướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi do địa hình khu vực chia thành các
Trang 19dạng khác nhau (đồng bằng và chuyển tiếp) nên đã tạo ra nhiều vùng khí hậuthích hợp cho phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp.
Thị xã Sơn Tây mang đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt đới giómùa, mưa và nóng vào mùa hè, khô và lạnh vào mùa đông; ngoài ra còn mangthêm khí hậu của cùng trung du bán sơn địa mát mẻ nên thuận tiện cho cáccây ưa lạnh phát triển, thích hợp cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đadạng và tạo ra các khu nghỉ dưỡng, các khu du lịch sinh thái khá tốt
Một năm chia làm hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô hanh Mùanóng ẩm kéo dài từ tháng 5- tháng 10 hàng năm; mùa khô hanh kéo dài từtháng 11- tháng 4 năm sau Giữa hai mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳxen kẽ chuyển tiếp khí hậu vào cuối mùa tạo ra thời tiết đặc trưng gồm 4 mùaxuân- hạ- thu – đông
Nhiệt độ không khí trung bình là 22,30C; mùa nóng nhiệt độ cao nhất
có thể lên đến 390 – 400C nhưng sáng và chiều mát mẻ; mùa hanh khô nhiệt
độ thấp nhất có thể xuống đến 30 – 40C, trời giá rét, khô hạn và có nhiềusương muối
Lượng mưa trung bình năm 1.830 mm Mưa nhiều nhất vào tháng
7-8-9, trong các tháng này lượng mưa đạt 822,8mm, độ ẩm tương đối cao nhấttrung bình năm đạt 84%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm là 66%
Hướng gió chủ đạo trong năm là gió Đông Nam (vào mùa nóng ẩmmang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào lớn kèmtheo gió bão) và gió Đông Bắc (vào mùa lạnh gây lạnh và khô hanh ở nhữngtháng 12- tháng 2 năm sau, sau đó lại gây mưa phùn lạnh và ẩm ướt + sương
mù sương giá) Do vậy, khí hậu khu vực này tương đối khắc nghiệt tuy có gâykhó khăn nhất định cho cuộc sống con người nhưng cũng chính nhờ đó tạođiều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng
- Địa hình:
Trang 20Thị xã Sơn Tây là vùng có địa hình trung du đa dạng với 3/4 diện tích
là đồi gò có: vùng đất đồi thấp, vùng đất bãi ven sông, vùng đồng bằng vàvũng trũng thấp hay bị úng ngập khi mưa
Đất đai khá đồng nhất về tính chất lý, hóa học Địa hình dốc dần từ Bắcxuống Nam theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, được chia làm 2 dạng địa hình:
+ Dạng bán sơn địa: gồm các xã: Thanh Mỹ, Kim Sơn, Cổ Đông, SơnĐông; phường Xuân Khanh, Trung Sơn Trầm có diện tích 7.867,63 ha(69,33% diện tích tự nhiên toàn Thị xã)
+ Vùng đồng bằng: các xã, phường còn lại, diện tích tự nhiên chiếm
30,67% tổng diện tích toàn Thị xã, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 41,86% diện tích tự nhiên toàn vùng; phần còn lại là đất phi nông nghiệp
- Thủy văn:
Trên địa bàn Thị xã có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng chảy theohướng Bắc- Nam qua Thị xã với chiều dài 5,6km, rộng 1000m; sông Tích bắtnguồn từ núi Tản Viên thuộc dãy Ba Vì chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Namchiều dài 10km, rộng trung bình 50m và sông Hang, ngoài ra còn nhiều hồchứa lớn như: hồ Xuân Khanh, hồ Đồng Mô, hơn 20 hồ lớn nhỏ khác và hệthống kênh mương tưới tiêu thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt Ngoài ra, trữlượng nước ngầm cũng khá, gồm 2 tầng trữ nước là nước lỗ hổng và khe nứt
có thể cung cấp khi nước bề mặt hiếm vào mùa khô
- Đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên toàn Thị xã là 113,46ha, diện tích tự nhiên khuvực nông thôn là 92,44km2 chiếm 81,43% diện tích tự nhiên toàn Thị xã.Gồm các loại đất:
Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb): Diện tích 50 ha chiếm 0,44%diện tích tự nhiên toàn Thị xã; phân bố ở các xã, phường: Đường Lâm, ViênSơn, Phú Thịnh Đây là loại đất tốt, độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớncác loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: đỗ, lạc…
Trang 21Đất phù sa không được bồi đắp (P): diện tích 588 ha chiếm 5,18% tổngdiện tích tự nhiên toàn Thị xã Phân bố ở địa nhìn trung bình phía trong đê,tập trung ở: Đường Lâm, Viên Sơn, Phú Thịnh và Trung Hưng Trên loại đấtnày, phần lớn diện tích đã được khai thác trồng lúa nước 2 vụ, 1 phần diệntích trồng các loại cây trồng cạn ngắn ngày: ngô, khoai lang, đậu….
Đất phù sa glây (Pg): diện tích 598ha chiếm 5,27% diện tích tự nhiêntoàn Thị xã Phân bố những nơi địa hình thấp, khó thoát nước; tập trung ở các
xã, phường: Trung Hưng và Trung Sơn Trầm Hiện tại, phần lớn diện tích loạiđất này được khai thác trồng lúa nước 2 vụ, để đạt được hiệu quả kinh tế caotrong trồng lúa trên loại đất này cần bổ sung lân và vôi để làm giảm độ chuacho đất
Đất phù sa úng nước (Pj): diện tích 374 ha chiếm 3,3% diện tích tự nhiêntoàn Thị xã, phân bố chủ yếu ở: Trung Hưng Do phần lớn diện tích loại đất này
ở địa hình trũng rất khó tiêu thoát nước về mùa mưa, thường bị ngập sâu nênhiện tại chỉ khai thác trồng được 1 vụ lúa đông xuân là chính Những nơi có khảnăng tiêu thoát nước khá hơn thì có thể trồng 2 vụ lúa/năm, nhưng khả năng chothu hoạch 1 vụ mùa khá bấp bênh Một số diện tích, nông dân ứng dụng thànhcông công thức 1 lúa- 1 cá Để sử dụng có hiệu quả loại đất này, tùy theo tìnhhình của từng xã, phường có thể trồng 1 vụ lúa và thả cá vụ mùa hoặc chuyểntoàn bộ diện tích đất này sang hình thức nuôi trồng thủy sản
Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): diện tích 588 ha chiếm 5,18% diện tích tựnhiên toàn Thị xã, phân bố ở các dạng địa hình cao thuộc phường Trung Hưng và
xã Thanh Mỹ Hiện tại trên loại đất này đang được khai thác trồng chủ yếu cácloại cây rau, màu, khoai lang, lạc Tuy vậy, do dễ làm đất nên khả năng tăng vụcao dẫn đến lượng phân bón trên loại đất này cũng tăng theo, nếu biết thâm canhtốt cũng có thể cho hiệu quả sử dụng đất cao hơn các loại khác
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): diện tích 570 ha chiếm 5,02% diện tích tựnhiên toàn Thị xã, loại đất này tập trung ở xã: Thanh Mỹ, Sơn Đông và Cổ
Trang 22Đông Đây là sản phẩm phong hóa của đá phiến sét, đất có màu đỏ vàng làchủ đạo Loại đất này hiện đang được khai thác trồng cây dài ngày hoặc trồngrừng, tuy nhiên đây là loại đất phân bố ở địa hình tương đối cao nên cần cóbiện pháp chống xói mòn rửa trôi cho đất.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): diện tích 3563,8 ha chiếm 31,41%diện tích tự nhiên toàn Thị xã Phân bố: Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, TrungHưng, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông và Xuân Khanh Hiện tại trên loại đấtnày ở những nơi đất có tầng dày 50cm – 100cm, được nhân dân địa phươngkhai thác trồng rừng, trồng có kết hợp chăn nuôi đại gia súc
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): diện tích 725,25ha chiếm6,39% diện tích tự nhiên toàn Thị xã, phân bố: Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm,Kim Sơn, Cổ Đông, Sơn Đông Hiện tại được sử dụng để sản xuất lương thực,
do vậy, để bồi dưỡng và nâng cao độ phì cho loại đất này cần có chế độ canhtác hợp lý để giảm thiểu tình trạng xói mòn, rửa trôi đất đai theo tầng mặt
- Khoáng sản:
Thị xã Sơn Tây có một số tài nguyên khoáng sản:
+ Mỏ cao lanh: xã Thanh Mỹ, trữ lượng 2,3 triệu tấn, làm nguyên liệu sản xuất gốm, sứ, gạch chịu lửa
+ Mỏ đất Puzơlan: ở xã Thanh Mỹ, Trung Hưng, trữ lượng 2,5 triệu tấn, làm nguyên liệu sản xuất xi măng, vật liệu không nung và gạch chịu lửa
+ Mỏ nước khoáng ở phường Xuân Khanh, giáp xã Tản Lĩnh- huyện
Ba Vì Tương lai có thể xây dựng xí nghiệp nước khoáng, nước ngọt và bể tắm nước khoáng thiên nhiên
+ Nguồn than bùn ở xã Xuân Sơn, trữ lượng 3 triệu tấn, làm nguyên liệu sản xuất than tổ ong, phân lân vi sinh
+ Nguồn đá ong: nằm rải rác ở các xã Cổ Đông, Thanh Mỹ, Kim Sơn…
Trang 2315
Trang 24Những đặc điểm tự nhiên của Thị xã Sơn Tây cho ta thấy những thuậnlợi cũng như khó khăn để phát triển kinh tế nông nghiệp của Thị xã:
- Thuận lợi:
Thứ nhất, Thị xã nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, hàng năm
được bồi đắp một lượng phù xa lớn từ hệ thống sông Hồng, do vậy đất đai màu
mỡ, khí hậu thời tiết ôn hòa, thuận lợi, lượng mưa hàng năm lớn, số giờ nằngtrong năm cao, hệ thống sông ngòi, ao hồ, thuận tiện cho việc tưới tiêu, cấp thoátnước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Đây là cơ sở để Thị xã tiến hành thâmcanh, sản xuất lương thực, cung cấp nhu cầu của người dân Thị xã Lực lượnglao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa và hoa màu Do đó,tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của Thị xã
Thứ hai, Thị xã có diện tích đất trung du lớn, thuận lợi cho sản xuất các
cây công nghiệp, trong đó điển hình: sắn, lạc, đậu… Ngoài ra, đồng cỏ tươngđối rộng là điều kiện tốt để Thị xã khuyến khích người dân phát triển kinh tếtrang trại, chăn nuôi bò sữa, bò lai sind Những năm gần đây, do điều kiện tựnhiên thuận lợi, Thị xã tạo điều kiện cho người dân nhân rộng mô hình kinh tếvườn đồi, tạo cảnh quan du lịch đạt hiệu quả cao
Thứ ba, các loại đất phong phú, địa hình phù hợp tạo cơ cấu cây trồng,
vật nuôi đa dạng, phong phú, thích nghi với điều kiện tự nhiên của Thị xã, tạo
đà cho sự phát triển nông nghiệp
Thứ tư, do thuận lợi về giao thông, đây là một trong những điều kiện
thuận lợi để giao lưu, trao đổi sản phẩm nông sản, từ đó tăng thu nhập chocuộc sống người dân nói riêng, đồng thời phát triển kinh tế xã hội
- Khó khăn:
Một là, Thị xã là vùng đất chuyển tiếp đồng bằng- vùng trung du miền
núi phía Bắc nên nền nhiệt độ trung bình luôn cao hơn so với các vùng xungquanh Thêm nữa, do tác dộng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động
Trang 25của nền nhiệt độ nóng lên, cộng với độ ẩm cao, sâu bệnh nhiều Do vậy, khókhăn với nông nghiệp của Thị xã.
Hai là, diện tích đất phù sa để sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa
không lớn, Thêm vào đó là một diện tích đất đồi ít chất dinh dưỡng, khó canhtác, khó khăn cho người nông dân trong việc lựa chọn cây trồng thích hợp
Ba là, 70% diện tích đất tự nhiên của Thị xã là đất đồi gò, chua ỉ, bạc
màu, nghèo dinh dưỡng và thiếu nước Đất thuộc loại ferarit đỏ vàng và đấttrên nền đá ong Còn lại 30% là đất khe đồi trũng, đất ven sông, ruộng bậcthang, dễ ngập, úng Do đó việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bị hạnchế, khó khăn về hệ thống kênh mương, tưới tiêu nước đảm bảo cho sản xuấtnông nghiệp, tổ chức sản xuất gặp khó khăn nên nguồn thu nhập bấp bênh gâytâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư vì vậy nguồn vốn đầu tư cho sản xuất cònhạn chế
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo số liệu thống kê của Thị xã, năm 2010 diện tích tự nhiên 113,46
ha (trong đó diện tích đất tự nhiên khu vực nông thôn 92,44 km2 chiếm81,43% diện tích tự nhiên toàn Thị xã; dân số khảng 18 vạn người (trong đó
có khoảng 5 vạn quân nhân và đơn vị quân đôi, sinh viên các trường Đại học,cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) Có 15 đơn vị hành chính,gồm 9 phường và 6 xã (trong đó có 6 phường, 6 xã sản xuất nông nghiệp)
Tổng số hộ dân nông thôn là 14.884 hộ với trên 6 vạn nhân khẩu chiếm46,2% tổng dân số Thị xã trực tiếp quản lý; số lao động trong độ tuổi khoảng3,6 vạn người chiếm 59,2% dân số của toàn Thị xã, trong đó, lao động trựctiếp trong nông nghiệp 1,97 vạn người (chiếm 55, 6%), trong côngnghiệp:7.531 người (chiếm 21, 17%), trong du lịch- dịch vụ: 8.374 người(chiếm 23,54%)
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thị xã Sơn Tây còn có các làng nghềthủ công Hiện nay, Thị xã Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng
Trang 26nghề truyền thống: làng nghề làm bánh tẻ ở Phú Nhi- phường Phú Thịnh vàlàng nghề thêu ren Ngọc Kiên- xã Cổ Đông Các làng nghề mới đang đượcphát triển: sinh vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giày, tơ tằm…tập trung ở xã CổĐông, Sơn Đông, Đường Lâm, phường Xuân Khanh.
Nhìn chung, đời sống của nhân dân Thị xã Sơn Tây ngày càng tiến bộ,theo báo cáo tại Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XIX thì “tổng giá trị tăngthêm (VĐ) bình quân một năm tăng 16,5% Giá trị tăng thêm bình quân đầungười năm 2000 ước đạt 21 triệu đồng” [73; 4]
Đất và người Sơn Tây gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước vàgiữ nước của dân tộc Người dân Thị xã Sơn Tây luôn kiên cường, bất khuấttrong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và luôn tự hào vì vùng đất này có vị tríchiến lược về mặt quân sự, là một trong những lũy thép bảo vệ kinh thànhThăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa (1975- nay) Nhất là từ thời kỳ đổi mới và thực hiện sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã Sơn Tây đã quántriệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể địa phương, pháthuy truyền thống anh hùng trên mảnh đất “Địa linh- Nhân kiệt”, đã nỗ lựcphấn đấu, đoàn kết, năng động, sáng tạo, quan tâm đẩy mạnh tốc độ phát triểnkinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh- quốc phòng; diện mạo đôthị và nông thôn của Sơn Tây được đổi mới hàng ngày
Ngày 13/4/2006, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận Thị xãSơn Tây là đô thị loại III Tháng 08/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số130- NQ/CP về việc thành lập Thành phố Sơn Tây thuộc Tỉnh Hà Tây vàđược Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì cho cán bộ
và nhân dân Thị xã Sơn Tây Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, tác động toàndiện đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, tạo điều kiện để kinh tế
Trang 27của Thị xã vững mạnh, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dânThị xã Sơn Tây.
Thị xã Sơn Tây có nhiều thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ Thị
xã cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 42 km, có Quốc lộ 11A nay là Quốc lộ 32chạy qua đền cầu Trung Hà, nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc Quốc lộ 21A từSơn Tây đi qua 1 số huyện như: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, qua LạcThủy (Hòa Bình) rồi đi vào Ninh Bình, Thanh Hóa Các tỉnh lộ: 413, 414,
416, 417, 418 nối Thị xã với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất Bêncạnh việc bồi đắp phù sa và cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng phía Tây HàNội, sông Hồng được coi là con đường huyết mạch giao thông đường thủy,ngược lên nối liền với các tỉnh phía Bắc, xuôi về kết nối với Thủ đô Hà Nội
và các tỉnh phía Nam Cảng Sơn Tây cũng đang được lập quy hoạch, triểnkhai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Đường cao tốc Láng- Hòa Lạc đang được mở rộng, nâng cấp Quốc lộ21A, đường tránh Quốc lộ 32, đường từ Thành cổ- Đền Và đến khu di tíchlịch sử- văn hóa Đường Lâm, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, dự án tiếpnước, cải tạo, khôi phục sông Tích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa Thị xã
- Giáo dục:
Thị xã Sơn Tây là địa bàn trọng điểm về quốc phòng an ninh tập trungcác học viện, các trường Đại học đào tạo các sĩ quan quân đội cho cả nước, lànơi tập trung nhiều quân, binh chủng, các nhà máy quốc phòng, Sơn Tây cókhả năng lớn trong việc huy động ủng hộ, đóng góp về tài lực, vật lực và nhânlực (nhân công) trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nông thôn từ các
cơ sở, đơn vị quân đội này
Với hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệptrên địa bàn, mỗi năm thu hút hàng chục ngàn sinh viên đến học tập và nghiên
Trang 28cứu, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thị xã vàcác vùng lân cận, đồng thời thúc đẩy các ngành du lịch dịch vụ phát triển.
- Văn hóa- di tích:
Sơn Tây nằm trong vùng cội nguồn văn hóa xứ Đoài, là vùng giao thoagiữa các nền văn hóa: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Thăng Long- Hà Nội, đồngthời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Chăm pa
và Pháp qua các thời đại tạo nên một bản sắc văn hóa, một bản lĩnh dân tộc rấtquý báu
Mặt khác, Sơn Tây có nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa, du lịch vàdanh lam thắng cảnh hấp dẫn Trên địa bàn Thị xã có 183 di tích lịch sử vănhóa, trong đó có 55 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 66 di tích được xếphạng cấp Thành phố và Thị xã Sơn Tây cũng mới khai trương công trình Làngvăn hóa các dân tộc Việt Nam từ năm 2010 Trong đời sống cộng đồng nhândân còn lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và các làng nghề truyền thống
Với nhiều tiềm năng to lớn này, Thị xã Sơn Tây có thể thu hút đầu tưvào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch sinh thái, liên kết các tour du lịchliên vùng với các danh thắng của các vùng khác như: Ba Vì, Phúc Thọ, ThạchThất…
Điều kiện kinh tế xã hội của vùng đất “Địa linh- Nhân kiệt” đã mangtới cho vùng những thuận lợi đồng thời cũng tạo ra những khó khăn góp phầntạo ra sự phát triển kinh tế của Thị xã nói chung cũng như kinh tế nông nghiệpThị xã nói riêng:
- Thuận lợi:
Thứ nhất, gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước,
người Sơn Tây luôn kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoạixâm, cần cù trong lao động, nhạy bén với cải mới và biết nhân rộng cái mới
Thứ hai, dân số đông, lực lượng lao động trẻ, lao động khu vực nông
thôn dồi dào, số người trong tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, sẵn sàng tiếp thu
Trang 29khoa học kỹ thuật tiên tiến Đây là nguồn lực quý, là tiền đề quan trọng đểphát triển khoa học kỹ thuật của Thị xã Nằm gần Thị xã lại có nhiều cơ quan,đơn vị hành chính, các khu cụm công nghiệp nên có thị trường tiêu thụ sảnphẩm tại chỗ đông.
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, thông tin
trong toàn Thị xã phát triển khá đồng bộ, các tuyến đường huyết mạch nốiThành phố Hà Nội với Thị xã Sơn Tây như: Quốc lộ 32, Quốc lộ 21, Đại lộThăng Long, các tuyến đường tỉnh lộ nối Thị xã Sơn Tây với các vùng lâncận, các tuyến đường sông, cầu Vĩnh Thịnh….tạo cho Thị xã Sơn Tây cóbước nhảy vọt về chất Đây là cơ sở thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, phát triểnkinh tế Thị xã, đặc biệt trong công nghiệp và du lịch, dịch vụ, mở rộng, giaolưu với các vùng lân cận
Thứ tư, Thị xã Sơn Tây là địa phương có ngành du lịch phát triển ngày
càng mạnh mẽ với các khu di tích, các danh lam thắng cảnh, khu du lịch sinhthái đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và của các thành phố lân cận.Ngoài ra, Thị xã còn là nơi có ngành nông nghiệp phát triển và có một số làngnghề nổi tiếng, với những người thợ có đôi tay khéo léo
- Khó khăn:
Một là, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa đồng bộ.
Đặc biệt để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì phải có cơ cấu nông nghiệp, dịch vụ hợp lý Tuy nhiên, cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụcủa Thị xã còn lạc hậu, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cònchưa hợp lý
công-Hai là, lực lượng lao động đông nhưng trình độ chưa cao, chủ yếu là
lao động phổ thông có những quan niệm và suy nghĩ đơn giản, khả năng ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn hạn chế, phần lớn laođộng làm việc trong các khu vực nông- lâm- thủy sản chưa qua đào tạo, nênthu nhập thường không cao Đây là khó khăn lớn của Thị xã trong việc quy
Trang 30hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH nói chung và ngành nôngnghiệp nói riêng.
Với những tiềm năng và thế mạnh về điều kiện tự nhiên cũng như khoahọc kỹ thuật, đây không chỉ là niềm tự hào của toàn thể Đảng bộ và nhân dânThị xã Sơn Tây, mà còn là sự tiếp nối truyền thống đáng tự hào của một vùngđất, vùng quê có truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất Ngày nay, khi đấtnước đã thanh bình, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây tiếp tục lãnh đạo nhân dân xâydựng và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới theo phương hướng, nhiệm
vụ do các thời kỳ Đại hội Đảng bộ của Thị xã đề ra, góp phần giữ gìn an ninhchính trị, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Như vậy, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi choviệc phát triển kinh tế nông nghiệp, lại là vùng đất giàu tiềm năng về nguồnnhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, hệ thống giao thông nông thônthuận lợi… đang được xây dựng, nâng cấp và phát triển Bên cạnh đó, vớitiềm năng và thế mạnh của công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nên Thị xã SơnTây có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện từ sản xuất nông nghiệp đếncông nghiệp, thương mại, dịch vụ Tuy vậy, những thuận lợi, khó khăn trên đãtác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thị xã
Do vậy, Thị xã Sơn Tây nói chung và khu vực nông thôn Thị xã nóiriêng có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng như tiềm năng pháttriển các hoạt động du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trườngcũng như tạo địa bàn tham quan du lịch, nghỉ dưỡng để lấy lại sự cân bằngtinh thần trước nhịp sống căng thẳng của quá trình đô thị hóa, công nghiệphóa và phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhất
là công nghiệp phụ trợ và phát triển nền nông nghiệp đa dạng với chăn nuôigia súc, gia cầm quy mô lớn và các loại cây, quả nhiệt đới, ôn đới
Trang 311.2 Tình hình kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây trước năm 1996
Cuối năm 1985, sau những cải cách về giá- lương- tiền thì tình hìnhkinh tế trong cả nước có biến động không thuận lợi, sự mất cân đối giữa tiền
và hàng, giữa cung và cầu trở nên gay gắt, giá cả thị trường tăng nhanh Bêncạnh đó, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, không có lợi cho chủnghĩa xã hội, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Sự sụp đổ củaLiên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào đầu những năm 90
đã tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, Đảng viên và nhân dân.Trước tình hình đó, tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được
tổ chức ở Hà Nội, đây là một điểm mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu côngcuộc đổi mới của Đảng, nhằm “đổi mới về quản lý kinh tế nhằm tiến tới xóa
bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo củacác đơn vị và cá nhân người lao động” Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu quan trọng về xây dựng chủnghĩa xã hội mà nhân dân đã đạt được; đồng thời chỉ ra những khuyết điểmtrên tất cả các mặt kinh tế xã hội, đời sống nhân dân khó khăn gay gắt, tiêucực xã hội phát triển
Từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, Đại hội đã đề ra chủtrương đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào ba chương trìnhkinh tế lớn “lương thực thực phẩm- hàng tiêu dùng- hàng xuất khẩu” Đườnglối đổi mới và ba chương trình kinh tế của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VInhư một luồng sinh khí mới, động viên mạnh mẽ tinh thần lao động hăng say,sáng tạo của nhân dân cả nước Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng do Đạihội Đảng toàn quốc lần VI đề ta, được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy HàSơn Bình về phát triển kinh tế xã hội, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dânThị xã Sơn Tây bước vào thời kỳ đổi mới với niềm tin và sức mạnh mới
Trang 32Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộThị xã Sơn Tây đã vận dụng các Nghị quyết của Đảng vào tình hình cụ thểcủa địa phương nhất là vấn đề kinh tế nông nghiệp của Thị xã.
Tháng 9/1986, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ XIII đã đượctriệu tập Sau khi thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo của Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ củaĐảng bộ nhiệm kỳ XII, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ1986-1988 và phương hướng đến năm 1990 theo cơ cấu kinh tế công- nôngnghiệp- dịch vụ xuất khẩu với những nhiệm vụ trung tâm là “ổn định pháttriển sản xuất, khai thác tiềm năng và sử dụng tốt cơ sở vật chất hiện có, tổchức tốt, phân phối lưu thông, mở rộng xuất khẩu, ổn định từng bước đời sốngcho nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, cung cấp ổn địnhnhững mặt hàng định lượng cho cán bộ, công nhân viên chức”.[4;95]
Tháng 4/1987, Thị ủy, UBND Thị xã đã chỉ đạo thực hiện mô hìnhquản lý kinh tế theo hình thức Hợp tác xã (HTX) nông – công- thương- tín(thống nhất từ 3 HTX: nông nghiệp- mua bán- tín dụng) và lấy HTX ĐườngLâm làm đơn vị điểm Qua một thời gian hoạt động, hình thức HTX nông-công- thương- tín được thừa nhận là mô hình phát huy được tính năng độngtrong tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, tiềm năng nhiều mặt đạt đượchiểu quả kinh tế tốt Nông nghiệp có điều kiện để phát triển, mua bán mở rộngđược kinh doanh và tín dụng phát huy được hiệu quả, phục vụ thiết thực sảnxuất và đời sống của bà con xã viên Thực tiễn và kinh nghiệm của HTXĐường Lâm là cơ sở để mở rộng mô hình HTX nông- công- thương- tín ratoàn xã
Tháng 4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10- NQ/BCT(thường gọi là Nghị quyết khoán 10) nhằm giải phóng sức sản xuất, gắn việcsắp xếp, tổ chức lại sản xuất với cải tạo XHCN, tăng cường cơ sở vật chất kỹthuật và đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, “chuyển nền kinh tế
Trang 33nước ta còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp ở nhiều vùng sang sản xuấthàng hóa” [23]
Bước vào vụ đông xuân 1988, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội,sau khi làm điểm ở HTX Đường Lâm, Thị ủy Sơn Tây đã chỉ đạo tất cả cácHTX nông nghiệp điều thực hiện khoán gọn cho hộ gia đình cả cây lúa và cáccây, con, ngành nghề khác Gắn khoán với kế hoạch sản xuất và phân phốingay từ đầu Tuy mới là bước đầu, song thực tiễn đã khẳng định tính đúngđắn, sức thuyết phục mạnh mẽ đối với chủ trương mới của Đảng
Đảng bộ Thị xã đã có những chỉ đạo phù hợp thực hiện Chỉ thị 100 và thi
hành Chỉ thị 12 của Thành ủy Hà Nội và Thị ủy Sơn Tây về “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các HTX sản xuất nông nghiệp” [36; 215], phương thức khoán sản phẩm mới đã khơi dậy tiềm năng lao động và
trách nhiệm của bà con xã viên trước các khâu công việc được giao, động viênđược phong trào lao động, sản xuất ở nông thôn, khuyến khích được mọi ngườihăng hái lao động, chất lượng công việc được tốt hơn, xã viên chủ động đầu tư
về lao động, phân bón, dụng cụ, sức kéo….vào sản xuất
Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết, kết quả đã thể hiện rõ nét:nông dân yên tâm phấn khởi sản xuất, chấm dứt được tình trạng trả bớt ruộngkhoán (gần 200ha); khai thác được tiềm năng đất đai, lao động, vật tư, tiềnvốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của cả ba khu vực để tập trung đầu tư vào sảnxuất, thực hiện có hiệu quả chương trình lương thực- thực phẩm đã đề ra:năng suất lúa năm 1988 so với năm 1986 tăng 2,2 tạ/ha; sản lượng lương thựcđạt 12.820 tấn/12.000 tấn kế hoạch, tăng 12,6%; thịt lợn đạt 480 tấn/450 tấn
kế hoạch Đời sống của nông dân giảm bớt khó khăn, mức ăn từ 14kg nânglên 17,3kg/người/tháng Bộ máy quản lý HTX được kiện toàn theo hướng gọnnhẹ (giảm 42%)
Trang 34“Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khóa IV) và nghị quyết số 10- NQ/BCTkhóa VI là hai mốc lớn, góp phần rất quan trọng, tạo ra bước ngoặt trên conđường phát triển của nông nghiệp, nông thôn nước ta”[20; 4].
Nhìn chung, trên mặt trận nông nghiệp ở thời kỳ này bước đầu đã có sựchuyển biến Tuy nhiên, vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, nhất là tiềm năngđất đai, chưa tự giải quyết cân đối được lương thực cho nông dân, thu nhập 3lợi ích chưa hài hòa Nhiều HTX không thống nhất điều hành được theo kếhoạch Ngoài ra, đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí của ngànhtrong cơ cấu kinh tế, cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp nhiều nơi xuốngcấp nghiêm trọng kể cả các công trình thủy lợi trọng điểm của Thị xã Vật tư
kỹ thuật cũng chưa có dự trữ chiến lược, cung ứng không kịp yêu cầu sảnxuất Nhiều HTX lúc này còn nặng tư tưởng bao cấp, còn lúng túng trong sảnxuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến
hộ xã viên chưa làm sâu rộng Sản xuất màu, sản xuất lương thực tăng chậm,một số cây công nghiệp như: mía, sắn, lạc và các ngành thủ công trong nôngthôn giảm sút Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình,ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng chưa cao, đặc biệt làchăn nuôi bò dựa trên thế mạnh các đồng cỏ ngoại vi Thị xã
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986) cùng với nhữngchủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước với sự lãnh đạo trực tiếpcủa Thành ủy Hà Nội đã động viên Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tâyquyết tâm phấn đấu đạt những mục tiêu kinh tế Tuy nhiên, trong những nămđầu của công cuộc đổi mới, cơ chế mới còn đang hình thành thể nghiệm, chưađồng bộ, hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn tốn tại kéo dài,
do vậy hoạt động kinh tế của Thị xã vẫn còn những khó khăn Song với nhữngđịnh hướng đúng đắn của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã từng bướclàm bật dậy những tiềm năng của xã hội nói chung và của Thị xã Sơn Tây nóiriêng
Trang 35Công cuộc đổi mới của Đảng đã đem lại cho toàn xã hội bầu không khídân chủ, sống động, làm phong phú không chỉ hàng hóa tiêu dùng mà cònkhơi dậy nhiều năng lực tư duy sáng tạo của đất nước Cuộc sống của nhândân sau những năm đầu đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúngđắn và chính vì thế nó đã từng bước đi vào cuộc sống và thể hiện sinh độngtrên tất cả các mặt của đời sống xã hội Thị xã Sơn Tây mặc dù còn nhiều khókhăn, nhưng với thắng lợi bước đầu đạt được đã củng cố niềm tin và thúc đẩycán bộ, đảng viên và nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết củaĐại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XIV.
Qua 4 năm đổi mới (1986- 1990), đất nước ta đã có một số thành tựu,song vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội Đứng trướctình hình đó, tháng 6/1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII được tổchức ở Hà Nội Đại hội đã toát lên một tinh thần “trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷcương và đoàn kết” Đây là một Đại hội có ý nghĩa hết sức quan trọng Nếunhư ở Đại hội VI đề ra phương hướng đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặttrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thì Đại hội VII cónhiệm vụ trọng đại không chỉ tổng kết thực tiễn Nghị quyết Đại hội VI trên cơ
sở đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (1991- 1995), mà còn thông quaCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; bêncạnh đó còn vạch ra hệ thống những quan niệm, phương hướng cơ bản, bước
đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, một khí thế mới sôi nổi, rộngkhắp trong toàn xã hội với quyết tâm cao, tràn đầy tin tưởng để biến Nghịquyết Đại hội thành hiện thực Hòa chung với khí thế của cả nước, Đại biểu
và nhân dân Thị xã Sơn Tây đã dấy lên phong trào thi đua trên tất cả các lĩnhvực xã hội chào mừng thành công của Đại hội, đồng thời lập thành tích chàomừng Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XV (vòng 2)
Trang 36Đại hội Đại biểu Thị xã lần thứ XV xác định phương hướng, nhiệm vụnhiệm kỳ (1991- 1995) Nghị quyết của Đại hội nhấn mạnh “quán triệt sâu sắcnhững tư tưởng, quan điểm cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VII, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây quyết tâm phấn đấu thựchiện những nhiệm vụ và mục tiêu do Đại hội đề ra, từng bước ổn định và pháttriển sản xuất theo cơ cấu kinh tế: công- nông- thương nghiệp- dịch vụ- xuấtkhẩu và du lịch” [4; 109].
Tháng 10/1991, theo Nghị quyết của Chính phủ, Thị xã Sơn Tây cùngvới một số huyện tái nhập về Tỉnh Hà Tây Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh
ủy Hà Tây, mặc dù tình hình thế giới lúc này có những diễn biến phức tạp,tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều khó khăn, nhưng với khí thế vàquyết tâm mới, đặc biệt có Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVII soi sáng, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây tiếp tục thu được nhữngkết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong báo cáoHội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Thị xã nêu rõ “trước những thử tháchmới, trong 2 năm qua Đảng bộ và nhân dân Thị xã Sơn Tây đã tỏ rõ bản lĩnhchính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng Thông quaviệc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Thị ủy,Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt được nhữngkết quả tương đối toàn diện, tạo được bước chuyển dịch tích cực trên mọi lĩnhvực, tạo lòng tin về công cuộc đổi mới trong Đảng và trong nhân dân” [37; 4].Phát huy kết quả đạt được, những năm tiếp theo Đảng bộ tiếp tục đề ra nhữngnhiệm vụ và các chỉ tiêu mà trong phương hướng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ
đề ra
Tại Hội nghị Đại hội Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa XV (3/1994) đã tổngkết lại quá trình nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ Thị xã Sơn Tây trong thời kỳđổi mới và hội nhập Tính đến năm 1993, giá trị tổng sản lượng nông nghiệpđạt 15,665 tỷ đồng/10,862 tỷ đồng chiếm 114% chỉ tiêu Tổng sản
Trang 37lượng lương thực quy thóc đạt 16.444 tấn/14.500 tấn, bằng 113% Mức lươngthực bình quân khẩu nông nghiệp đạt 24,2 kg/20 kg/tháng, bằng 121% Sảnlượng lợn hơi đạt 1.360 tấn/140 tấn, bằng 97% Đàn trâu bò đạt 8.109con/8.000 con, chiếm 101% chỉ tiêu đại hội Tổng thu ngân sách đạt 7,215 tỷđồng bằng 144%.
Đảng bộ phấn đấu chỉ đạo sử dụng hiệu quả đất đai, tích cực trồng cây
có giá trị kinh tế cao, đổi mới công tác quản lý của HTX, đưa ứng dụng khoahọc kỹ thuật vào sản xuất Phấn đấu năm 1994 đạt sản lượng lương thực quy
ra thóc là 17.500 tấn/năm; năm 1995 đạt 18.000 tấn/năm; chủ động trong việcthay giống đàn gia súc, gia cầm có sản lượng thịt cao Hàng năm trồng 100 harừng tập trung
Để những người nông dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình,thực hiện Luật đất đai và Kết luận 41 của Tỉnh ủy Hà Tây về cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ruộng, đất lâu dài cho hộ nông dân (10/1992), sau khirút kinh nghiệm của xã điển hình Thanh Mỹ; Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉđạo triển khai bước hai (giao ruộng trên thực địa) ra tất cả các xã 13/13 HTXnông nghiệp đã hoàn thành việc giao ruộng đất đến hộ nông dân, đảm bảođúng luật, giữ được ổn định và đoàn kết trong nông thôn, tạo bước chuyểnmới trong nông nghiệp
Từng bước đổi mới cơ cấu giống, đưa giống mới có năng suất cao vàosản xuất, đưa khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân, kiện toàn tổ chức, đổi mớiphương thức hoạt động của Ban Quản lý Hợp tác xã Công tác khuyến nông
có cố gắng phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy, diện tích, năng suất, sảnlượng đều tăng Tổng sản lượng nông nghiệp quy thóc đạt cao so với nhiềunăm qua Năm 1992, đạt 16.560 tấn, năm 1993 mặc dù vụ xuân mất mùanhưng sản lượng cả năm đạt 16.444 tấn (Tăng 2,7% so với kế hoạch), riêng vụmùa năng suất đạt 39 tạ/ha, cao nhất từ trước tới nay, hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế hàng năm cho nông nghiệp Đàn lợn, trâu bò được ổn định và phát
Trang 38triển Trong 2 năm đã trồng được 238 ha rừng tập trung, hoàn thành kế hoạchtrồng rừng tập trung và cây phân tán, tỷ lệ sống cao.
Thực hiện Nghị quyết số 5- NQ/TW về phát triển và xây dựng nôngthôn mới, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo chặt chẽ, lấy 2 xã Đường Lâm vàTrung Sơn Trầm làm điểm trước khi phát ra diện Qua thực hiện Nghị quyếtnày, bộ mặt của nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng được tăngcường một bước: 40 km đường nông thôn được xây dựng và nâng cấp (trong
đó có 4km đường bê tông), 7 trường học cấp 1, cấp 2; 06 trạm xá được xâydựng; 100% số xã có điện, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt;100% số xã có loa truyền thanh, đáp ứng nhu cầu thông tin góp phần nâng caođời sống tinh thần cho nhân dân
Những năm 1991- 1995, do có sự chỉ đạo chặt chẽ của Thị ủy, với tínhnăng động, tự chủ của các hộ nông dân nên các chỉ tiêu trong sản xuất nôngnghiệp đều đạt cao Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1991 đạt 11.265tấn; năm 1995 tăng lên 19.225 tấn (bình quân mỗi năm tăng 1.600 tấn) Thị ủycũng chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện Chương trình 327 của Chính phủ, đẩymạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường phủ xanh đấttrống đồi trọc vì vậy phong trào này được hưởng ứng tốt Từ 1991- 1995, Thị
xã đã trồng 901 ha rừng tập trung, 682.000 cây phân tán Kinh tế VAC đã trởthành phong trào rộng khắp, không những ở khối xã mà cả ở khối phường
Ngày 12/3/1991, Hội những người làm vườn Thị xã đã được thành lậpnhằm đẩy mạnh kinh tế VAC Sau khi làm điểm ở xã Trung Sơn Trầm đã đượcnhân rộng ra toàn Thị xã Đến nay, 100% số phường, xã đã có Chi hội làmvườn Kinh tế VAC đã thực sự trở thành nguồn thu nhập lớn trong nông thôn
và ở các phường của Thị xã; 65% - 70% thu nhập kinh tế gia đình ở nông thôn
từ nguồn kinh tế VAC Đó là một phong trào có sức hút mạnh góp phần tíchcực vào chương trình xóa đói giảm nghèo của Thị xã Những kết quả trongsản xuất nông nghiệp càng khẳng định tính đúng đắn của đường lối
Trang 39đổi mới của Đảng, đồng thời khẳng định nông dân Sơn Tây có thể làm giàutrên vùng đất đồi gò của mình.
Mặt khác, để sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, vững chắc Đảng
bộ Thị xã chú trọng thực hiện các giải pháp xây dựng hệ thống thủy lợi, hệthống dịch vụ khuyến nông, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông thôn,giao đất, lấy hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, xây dựng chính sách hỗ trợ giá vềphân bón, thuốc trừ sâu, tăng tỷ trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.Thị ủy đã chỉ đạo xây dựng một số chương trình điểm như: cống qua đê Phù
Xa, đập Vị Thủy, trạm bơm Trung Hưng…
Như vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Thị xã SơnTây đã cố gắng khai thác hết mọi tiềm năng, thế mạnh của tự nhiên và xã hội
để phát triển kinh tế trong đó nông nghiệp là trọng điểm Sau những năm thựchiện công cuộc đổi mới, Thị xã đã có những chuyển biến tích cực trên mọiphương diện: đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; bộ mặt của Thị xã từnội thị đến nông thôn đã có những thay đổi cơ bản; các công trình điện, nước,giao thông…được xây dựng mới hoặc nâng cấp Nhiều xã đã từng bước thựchiện việc xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng đường điện, nâng cấp cácđường liên thôn, liên xã Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế phát triển, đờisống nhân dân được nâng cao, diện thiếu đói của Thị xã ngày một thu hẹp và
số hộ có điều kiện khá giả tăng lên: năm 1991 số hộ đói của Thị xã chiếm 7%,
hộ nghèo 23%; năm 1995: số hộ đói nghèo chỉ còn 6,2%
Nhìn chung từ trước 1996, nền kinh tế nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây
đã có bước phát triển theo đường lối của Đảng, song tốc độ chậm, sản xuấtchủ yếu ở tình trạng tự cung, tự cấp, chưa tập trung đúng mức cho mặt trậnhàng đầu là nông nghiệp Trình độ kỹ thuật và trình độ sản xuất nông nghiệpcòn thấp, chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động và hợp lý cho cây trồng, chưa cungứng đủ công cụ vật tư cần thiết cho nông nghiệp Trong khi đó, tiềm năng laođộng, đất đai….chưa được tận dụng, khai thác triệt để Trong sản
Trang 40xuất nông nghiệp, còn yếu về khoa học kỹ thuật, chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào sản xuất Từ đó, hạn chế tốc độ tăng trưởng lương thực thực phẩm Thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
Tất cả những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong việc lãnh đạo kinh
tế nông nghiệp giai đoạn trước năm 1996 là cơ sở, là kinh nghiệm quý báu đểĐảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo, chỉ đạo đưa kinh tế Thị xã Sơn Tây nóichung, kinh tế nông nghiệp nói riêng phát triển nhanh, mạnh và bền vữngtrong những năm tiếp theo
1.3 Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2000
1.3.1 Đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hà Tây
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật của tất cả các nước khi tiếnlên một nền kinh tế xã hội hiện đại và phát triển Đó là con đường tất yếu màmọi quốc gia không thể bỏ qua để đạt được thành quả phát triển về kinh tế xãhội và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu Do xuất phát điểm từ một nước nôngnghiệp với hơn 80% dân số và 76,9% lực lượng lao động sống và làm việc ởnông thôn, Việt Nam coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề đầutiên và là trọng tâm Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triểnnền kinh tế xã hội của đất nước
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng, phát triển cơ
sở vật chất kỹ thuật, chuyển từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động sửdụng máy móc với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
xã hội nông thôn theo hướng tiến lên hiện đại gắn nông nghiệp với côngnghiệp và dịch vụ; cho phép khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực vàlợi thế so sánh đất nước trong sự mở rộng hợp tác quốc tế