1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình

93 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 135,27 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNLÊ THỊ NGA XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGA

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA

ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGA

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA

ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

MÃ SỐ: 60.34.04.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải

Hà Nội - 2017

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do nghiên cứu 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Mẫu khảo sát 10

6 Câu hỏi nghiên cứu 11

7 Giả thuyết nghiên cứu 11

8 Phương pháp nghiên cứu 11

9 Cấu trúc của Luận văn 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 13

1.1 Thuật ngữ truyền thông 13

1.1.1 Khái niệm truyền thông 13

1.1.2 Phân loại truyền thông 15

1.2 Truyền thông khoa học và công nghệ 19

1.2.1 Khái niệm truyền thông khoa học và công nghệ 19

1.2.2 Các mô hình truyền thông khoa học và công nghệ 22

1.2.3 Vai trò của truyền thông khoa học công nghệ 24

Trang 4

1.3.1 Nguyên tắc truyền thông khoa học và công nghệ 25

1.3.2 Chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ 26

1.3.3 Khách thể truyền thông khoa học và công nghệ 27

1.3.4 Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ 28

1.4 Truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 29

1.4.1 Cơ quan quản lý truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 29

1.4.2 Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 30

Tiểu kết Chương 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 35

2.1 Khái quát hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 35

2.1.1 Các chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ 35

2.1.2 Hình thức hoạt động truyền thông khoa học công nghệ 37

2.2 Thực trạng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình 37

2.2.1 Mô hình truyền thông về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân 37 2.2.2 Mô hình truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng 40

2.2.3 Mô hình truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên 42

2.2.4 Mô hình truyền thông về can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cư đặc thù 44

Trang 5

2.2.5 Mô hình truyền thông về giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết

thống ở khu vực miền núi 45

2.3 Đánh giá mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 46

2.3.1 Điểm mạnh 46

2.3.2 Điểm yếu 47

2.3.3 Đánh giá cụ thể 47

2.3.4 Nguyên nhân ưu, nhược điểm của mô hình truyền thông khoa học và công nghệ 55

Tiểu kết Chương 2 57

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 58

3.1 Kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ 58

3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 58

3.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 60

3.1.3 Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 63

3.2 Định hướng và mục tiêu của mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 68

3.2.1 Định hướng mô hình 68

3.2.2 Mục tiêu của mô hình 70

3.3 Giải pháp xây dựng mô hình truyền thông khoa học và công nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình 71

3.3.1 Giải pháp chung 71

3.3.2 Giải pháp về nhân lực 73

Trang 6

3.3.4 Giải pháp về công nghệ truyền thông 75

3.3.5 Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất 80

3.3.6 Giải pháp đối với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 81

Tiểu kết Chương 3 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 87

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ngườihướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Văn Hải đã quan tâm giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô giáo Khoa Khoa học quản lý,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãtận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báutrong suốt thời gian học tập, những kiến thức này là nền tảng cơ bản và gópphần giúp tôi nâng cao nghiệp vụ trong quá trình làm việc của mình

Đồng thời, tôi xin cảm ơn các anh chị và các bạn đồng khóa đã cùng tôitrao đổi, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, giúp tôi hoàn thiện cảtrong công việc và cuộc sống

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

Học viên

Lê Thị Nga

Trang 8

Vị thành niên/thanh niên

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

TrangBảng 3.1 Mô hình công nghệ truyền thông……… 79Bảng 3.2 Sơ đồ hệ thống truyền thông KH&CN………… 83

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình có một vị trí quan trọng trongchiến lược phát triển phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong thời gianqua, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu nhất định và đượccộng đồng quốc tế đánh giá cao Truyền thông giữ vai trò chủ đạo trong côngtác giới thiệu, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về công tác DS-KHHGĐ Qua các kênh truyền thông, người dân cũngnhư các cấp quản lý ý thức được vai trò của KH&CN nhằm đẩy mạnh ápdụng KH&CN vào công tác DS-KHHGĐ một cách hiệu quả và tích cực

Truyền thông KH&CN là tuyên truyền, phổ biến đưa nhanh các tri thứckhoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống Hiện nay, trong kỷ nguyên củaKH&CN, truyền thông KH&CN góp phần tạo ra một xã hội đổi mới, sáng tạo,một thế hệ nhà khoa học tận tụy nghiên cứu, ứng dụng KH&CN gắn với nhu cầucủa đất nước, với môi trường hội nhập hiện nay Nhận thức được tầm quantrọng của truyền thông KH&CN, những năm gần đây, Tổng Cục Dân số

- Kế hoạch hóa gia đình đã có nhiều nỗ lực và thu được những thành tựu quantrọng trong hoạt động này Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều cuộc khảo sát đã đượcthực hiện, cung cấp được những luận cứ khoa học cần thiết cho việc triển khaicông tác quản lý, đánh giá thực hiện chương trình, tiến hành công tác thông tin,giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả hơn, thực hiện đa dạng hóa các biện pháptruyền thông Sự phối hợp và cộng tác nghiên cứu giữa các cơ sở nghiên cứutrong nước, giữa cơ sở nghiên cứu trong nước và các tổ chức nước ngoài đã cónhững bước tiến bộ Hội đồng khoa học về DS-KHHGĐ được hình thành gồm đạidiện các nhà khoa học của các lĩnh vực về DS-

KHHGĐ và liên quan Việc quản lý nghiên cứu khoa học đã được thực hiện

có nền nếp Nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá xuất sắc và đã góp

Trang 11

phần tích cực vào việc hoạch định và điều chỉnh chính sách DS-KHHGĐ đểphù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Thực trạng của mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiêncứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ đã bộc lộ những hạn chế, ví dụtruyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vựcDS- KHHGĐ tại Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chưa xây dựngđược mô hình phù hợp, còn hạn chế trong việc truyền thông cho các kết quảnghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ Một số mô hình truyềnthông hiện nay Tổng cục DS-KHHGĐ sử dụng để truyền thông kết quảnghiên cứu chủ yếu thông qua thư viện của Tổng cục DS-KHHGĐ và Tạp chíDân số và phát triển Đối với nhiều kết quả nghiên cứu dạng tổng quan tàiliệu, điều tra thu thập số liệu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ được nhiều chuyêngia nghiên cứu, các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu của Tổng cục gửi bài đăngtrên các tạp chí khoa học trong nước như Tạp chí Y học Thực hành, Tạp chí

Y tế công cộng, Tạp chí sức khỏe cộng đồng

Từ thực trạng của mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quảnghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ cho thấy sự cần thiết phảixây dựng một mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứutrong lĩnh vực DS-KHHGĐ phù hợp để đưa KH&CN đến gần hơn với côngchúng; là cơ hội để chia sẻ kiến thức và tăng cường sự giao lưu giữa các nhàkhoa học với nhân dân, thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, làm cho việctìm hiểu thông tin khoa học về DS – KHHGĐ dễ dàng hơn

Xuất phát từ lý do đã nêu trên, tôi chọn Xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN.

Trang 12

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiêncứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có các nghiêncứu sau đây:

- Đề tài “Tuyên truyền DS – KHHGĐ trên Báo Khoa học và Đời sống

năm 1993 – 1994” đã khảo sát qua 104 số báo trong 2 năm 1993, 1994 Báo Khoa

học và Đời sống đã đề cập đến những nội dung chủ yếu của đề tài dân số - kế hoạchhóa gia đình như: Tuyên truyền giáo dục ý thức dân số - kế hoạch hóa gia đình;Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Phản ánh hoạtđộng của các phong trào xã hội thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình trong cảnước; Thông tin về hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình của các nước trên thếgiới và hoạt động của UFNPA “Báo” là một kênh thông tin trong hệ thống truyềnthông đại chúng do vậy các hoạt động truyền thông trên báo có tác động lớn đến việcthực hiện công tác dân số

- kế hoạch hóa gia đình

- Đề tài “Nghiên cứu tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến nhận thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của nhóm dân cư trong độ tuổi sinh đẻ” Đề tài triển khai trên địa bàn 2 tỉnh

Yên Bái và Long An đã đưa ra được những kết quả đó là: Đối tượng có trình

độ văn hóa càng cao thì càng có thái độ tích cực hơn với các vấn đề sức khỏesinh sản Việc truyền tải các thông tin sức khỏe sinh sản trên các báo ít tớiđược những người dân lao động hơn so với các đài truyền hình và phát thanh.Kết quả nghiên cứu khẳng định, người sống ở đô thị tiếp cận nhiều hơn cácchương trình về sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình trên các thông tinđại chúng so với ở nông thôn Người có trình độ vă hóa càng cao thì càng tiếpcận nhiều hơn với các thông tin sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình trêncác phương tiện thông tin đại chúng Mức độ tiếp cận các nguồn thông tin sứckhỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 13

giữa các nhóm dân cư khác nhau về mức sống không có sự khác biệt Cácnhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau vẫn có khả năng như nhau trongviệc tiếp cận các nguồn thông tin này Các phương tiện thông tin đại chúng cótác động tới nhận thức, thái độ và hành vi của người dân ở nông thôn mạnhhơn so với người dân ở đô thị.

- Nghiên cứu “Tổng quan các kết quả nghiên cứu về chất lượng dân số

ở Việt Nam” Kết quả nghiên cứu khẳng định đầu tư vào dân số - kế hoạch

hóa gia đình, giáo dục, y tế là những đầu tư có hiệu quả nhất cho dịch vụ xã hội vànâng cao chất lượng dân số

- Báo cáo phân tích kết quả điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về dân số, kế hoạch hóa gia đình năm 1993 do Tổng cục Thống kê, Viện khoa học

thống kê thực hiện dựa trên kết quả điều tra của 7 tỉnh Nội dung phân tích trongbáo cáo này dựa vào kết quả điều tra về Kiến thức, Thái độ và Hành vi (KAP) vềdân số - kế hoạch hóa gia đình lần đầu tiên được tiến hành vào tháng 7 năm 1993theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 7 tỉnh do Quỹ Dân số Liên hợp quốc(UNFPA) hỗ trợ Đối tượng của cuộc điều tra này là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ vàchồng của họ Các thông tin của báo cáo này đảm bảo độ tin cậy cho các nhà lậpchính sách, lập kế hoạch và nghiên cứu thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa giađình nói chung và lĩnh vực truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình nói riêng

Nghiên cứu trên cũng cho thấy các kênh thông tin đại chúng (ti vi, đàibáo,…) có tác dụng khá lớn đối với sự hiểu biết của các đối tượng kế hoạchhóa gia đình, vì vậy cần sử dụng các phương tiện này hơn nữa trong khâutuyên truyền và phổ biến các phương pháp cũng như kiến thức về kế hoạchhóa gia đình bảo vệ sức khỏe bà mệ trẻ em, chính sách dân số,…

- Đề án “Truyền thông, giáo dục, tư vấn về dân số trên mạng giai đoạn 2017-2020” được xây dựng và tổ chức thực hiện theo hình thức truyền thông

Trang 14

thức và kỹ năng về dân số và phát triển cho người dân và các nhà quản lý trênmôi trường mạng, trở thành kênh thông tin được xây dựng bài bản bằngmultimedia là điều tất yếu Đề án cũng nhằm đa dạng hóa hình thức tuyêntruyền, tư vấn nhằm giúp đối tượng có thêm thông tin, nâng cao hiểu biết vềcác vấn đề DS-KHHGĐ, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáodục về DS-KHHGĐ Nâng cao nhận thức, thái độ hướng tới chuyển đổi hành

vi về dân số và phát triển góp phần thực hiện thành công Chương trình hànhđộng truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển giai đoạn 2016-2020

Về cơ sở pháp lý cho xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho cáckết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, cócác văn bản của cơ quan lãnh đạo và quản lý sau đây:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993)của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách Dân số và KHHGĐ;

- Nghị quyết số 47-NQ/TƯ ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Ban chấphành Trung ương Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kếhoạch hóa gia đình;

- Kết luận số 119-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiệnNghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chínhsách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/11/2009, Chủ tịch nước công bốngày 04/12/2009;

- Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;

- Luật Báo chí 2016, ngày 05/04/2016;

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Trang 15

- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

- Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc qui định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cụcDS-KHHGĐ;

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 phê duyệt Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 28/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn

2016-2025; Quyết định số 3382/QĐ-BYT ngày 5/7/2016 về việc Ban hành Kếhoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn2016-2020;

- Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của BộThông tin và Truyền thông hướng dẫn một số điều của Nghị định số số72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,

sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 7/1/2011 về việc ban hành “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”;

- Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 về việc phê duyệt tàiliệu “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”;

- Quyết định số 7539/QĐ-BYT ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế về việc phê duyệt Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi vềDân số và phát triển giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y

tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi giai đoạn 2025;

Trang 16

2017 Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc phê duyệt Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kếhoạch hoá gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020;

- Giấy phép số 100/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông ngày 20/7/2015 về việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm

- Đề xuất xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ

4 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn lấy số liệu nghiên cứu 2012 đến 2017;

- Nội dung nghiên cứu trong phạm vi các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

5 Mẫu khảo sát

Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát các đề tài, báo cáo khoa học củaTổng cục DS-KHHGĐ Phỏng vấn sâu Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ,Lãnh đạo Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ về thực trạng và đề xuất

Trang 17

mô hình truyền thông KH&CN cho các các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoahọc trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình đã/đang diễn ra như thế

nào?

- Cần xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiêncứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình bao gồm những nộidung gì?

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Thực trạng truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình với hiệu quả chưa cao;

- Cần xây dựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiêncứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình bao gồm những nộidung: tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc người cao tuổi dựa vàocộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên,

chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình tới vùng dân cư đặc thù, giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các xã miền núi

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, phân tích và tổng kếtcác tài liệu liên quan đến các đề cương đề tài nghiên cứu có liên quan đến truyềnthông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kếhoạch hóa gia đình;

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cán bộ quản lý truyền thôngKH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạchhóa gia đình

Trang 18

+ Đối tượng thu thập thông tin là: Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ;Lãnh đạo Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ đối với nhiệm vụ truyền thôngKH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số -

kế hoạch hóa gia đình

+ Cách thu thập thông tin: tác giả Luận văn liên hệ với người đượcphỏng vấn, gửi câu hỏi trước 7 đến 10 ngày, hẹn thời điểm gặp để trực tiếp nghe,trao đổi về các vấn đề liên quan đến thực trạng truyền thông KH&CN cho các kếtquả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình và việc xâydựng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học tronglĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ Tổng hợp kết quả phỏng vấn, xử lý những điểm trả lời trùng nhaugiữa các đối tượng trả lời phỏng vấn sâu, chọn lọc và đưa vào phần đánh giá thựctrạng và giải pháp của Luận văn

9 Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Chương 2 Thực trạng mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quảnghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Chương 3 Nội dung của mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình

Trang 19

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1.1 Thuật ngữ truyền thông

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với

sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá nhâncũng như các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung Truyền thông có vai tròrất quan trọng, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệttrong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ởnước ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việcgiáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội,nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân

Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới đã đưa ra rất nhiềuquan niệm và định nghĩa về truyền thông khác nhau, tùy theo góc nhìn đối vớitruyền thông Mỗi quan niệm, định nghĩa đều có những khía cạnh hợp lýriêng Tuy nhiên, các quan niệm, định nghĩa khác nhau này vẫn có nhữngđiểm chung, với những nét tương đồng rất cơ bản.1

Theo Nguyễn Văn Dững (2012) thì Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận

1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ (2016), Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực truyền thông khoa học và công nghệ của Việt Nam, Đề tài Nghị

định thư

Trang 20

thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.

Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông: Truyền thông là một quá

trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dựchính (SMCRFN):

- Nguồn (source/sender – S): là yếu tố mang thông tin tiềm năng và

khởi xướng quá trình truyền thông Nguồn phát là một người hay một nhómngười mang nội dung thông tin trao đổi với người hay nhóm người khác

- Thông điệp (message – M): là nội dung thông tin được trao đổi từ

nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là tâm tư, tình cảm, mongmuốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó

Hệ thống ký hiệu này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấpnhận và có chung cách hiểu – tức là có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết,

hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng đểchuyển tải thông điệp

- Kênh truyền thông (channel – C): là các phương tiện, con đường,

cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể của mỗi loại phương tiện người

ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá nhân,truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông đa phương tiện

- Người nhận (receiver – R): là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận

thông điệp trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xemxét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại

Trang 21

Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thểđổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Về mặt thời gian, nguồnphát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông trước.

- Phản hồi/Hiệu quả (Feedback/Effect – F) : là thông tin ngược, là

dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát Mạch phản hồi làthước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông Trong một số trường hợp, mạchphản hồi bằng không hoặc không đáng kể Điều đó có nghĩa là thông điệp phát rakhông hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng

- Nhiễu (Noise – N): là các yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ

thuật ) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch

Quá trình truyền thông còn tính đến hai yếu tố nữa, đó là hiệu lực vàhiệu quả truyền thông Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sựchú ý cho công chúng – nhóm đối tượng truyền thông Hiệu quả là nhữnghiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng – nhóm đốitượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông.Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau [NguyễnVăn Dững; 2012]

1.1.2 Phân loại truyền thông

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhaucho truyền thông

* Căn cứ vào tính chủ đích trong truyền thông có thể phân ra thành

truyền thông kinh nghiệm, truyền thông không chủ đích và truyền thông cóchủ đích

- Truyền thông kinh nghiệm: là loại hoạt động truyền thông được thực

hiện như là những kinh nghiệm, hoặc kết quả của những kinh nghiệm được

hình thành trong quá trình sống của các cá nhân, nhóm, cộng động

Trang 22

- Truyền thông có chủ đích: là loại hoạt động truyền thông có mục đích,

được xác định rõ ràng với kế hoạch, quá trình truyền thông Truyền thông có chủđích bao giờ cũng xuất phát từ mục đích của những người tham gia vào

hoạt động truyền thông Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có nhiều cánhân/nhóm cùng tham gia vào hoạt động truyền thông Các hoạt động truyềnthông được thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp luôn là hoạtđộng truyền thông có chủ đích

- Truyền thông không chủ đích: là loại hoạt động truyền thông không

có mục đích cụ thể, hoặc tạo ra những kết quả ngoài mục đích của những ngườitham gia truyền thông Loại truyền thông này chủ yếu là hoạt động giao tiếp hàngngày, ngẫu nhiên của con người hoặc các nhóm bạn bè Nhìn chung, truyền thôngkhông chủ đích là loại hoạt động truyền thông không xảy ra đối với các nhà truyềnthông chuyên nghiệp

* Căn cứ vào kênh chuyển tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.

- Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp

xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể

và nhóm đối tượng truyền thông) Truyền thông trực tiếp có thể là truyền

thông 1-1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyềnthông 1- 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thôngtrong nhóm (ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo)… Một số loạihình trực tiếp biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyếttrước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp

- Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ

thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà thực hiện quátrình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặccác phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ thuật (hoặc conngười) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp Ví

Trang 23

dụ: truyền thông nhờ sự hỗ trợ của bưu điện (gửi một bức thư, nói chuyệnqua điện thoại…), nhờ sự hỗ trợ của internet (chat, chat voice, webcam, email,forum…), truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo,tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các website…

* Căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông có

thể phân thành truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyềnthông nhóm và truyền thông đại chúng

- Truyền thông nội cá nhân: là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi

cá nhân do tác động của môi trường bên ngoài Truyền thông nội cá nhân củamỗi cá nhân càng tích cực bao nhiêu, quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng vàkinh nghiệm càng cao bấy nhiêu Đó là biểu hiện cụ thể của năng lực tư duy chủđộng, tích cực Dạng thức truyền thông này diễn ra thường xuyên, liên tục

ở mỗi cá nhân

- Truyền thông liên cá nhân: là loại hoạt động truyền thông trong đó

các cá nhân tham gia tổ chức, thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tìnhcảm… tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ,hành vi Đó là quá trình thông tin – giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu tác động

và ảnh hưởng lẫn nhau

tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể Thôngthường truyền thông nhóm được phân chia thành hai loại chính: truyền

thông 1 - 1 nhóm, giữa các nhóm và truyền thông trong nhóm Khác vớitruyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp

độ cao hơn, khả năng liên kết rộng hơn

Truyền thông 1 - 1 nhóm là loại hoạt động truyền thông trong đó nhà

truyền thông hướng hoạt động của mình vào một nhóm xã hội nào đó, với cáctác động có chủ đích Khái niệm “nhóm” trong truyền thông 1 - 1 nhóm cũng

Trang 24

có thể bao hàm “nhóm lớn”, “nhóm nhỏ” Nhìn chung phạm vi nhóm nhỏđược sử dụng nhiều hơn trong các kỹ năng truyền thông 1 - 1 nhóm.

Truyền thông trong nhóm là loại hoạt động truyền thông trong đó sự

chia sẻ thông tin, suy nghĩ, tình cảm được thực hiện bởi các cá nhân trongnhóm được xác định Môi trường và phạm vi của truyền thông nhóm phụthuộc vào phạm vi, tính chất, đặc biệt là quy tắc, mục tiêu và trình độ pháttriển của nhóm trong mối quan hệ với các thông điệp của quá trình truyềnthông

- Truyền thông đại chúng: là hoạt động truyền thông - giao tiếp xã hội

trên phạm vi rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và côngnghệ truyền thông Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu là sách, báo

in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các dạngthức truyền thông trên mạng internet, băng, đĩa hình… Nhờ công nghệ số, truyềnthông đa phương tiện (multimedia) là xu hướng chính hiện nay

* Các loại hình truyền thông có chủ đích: thông tin – giáo dục - truyền

thông, truyền thông vận động, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông – vậnđộng xã hội, truyền thông phát triển…

Truyền thông có chủ đích cũng bao gồm nhiều loại hình khác nhau,được thực hiện ở cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, truyền thông cá nhân,truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng, Trong các chương trình/chiếndịch/hoạt động truyền thông có tính chuyên nghiệp, các loại hình có tính phổbiến nhất là thông tin – giáo dục - truyền thông, truyền thông vận động,truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông – vận động xã hội

- Thông tin – giáo dục - truyền thông: là loại hình truyền thông có chủ

đích sử dụng phối hợp 3 dạng truyền thông ứng với 3 mục đích: thông tin (cungcấp những thông tin cơ bản, bao gồm những kiến thức nền, kiến thức chuyên biệt

và các kỹ năng cần thiết nhất… về vấn đề cần truyền thông), giáo

Trang 25

dục (không chỉ hướng vào đối tượng đang cần những thông tin này mà cảnhững người cần đến trong tương lai, nhằm tạo nên sự thông hiểu, chia sẻ) vàtruyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức để nhân lên những kiếnthức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy những thay đổi trong nhận thức,thái độ, hành vi) Cho nên, vấn đề tạo lập môi trường thông tin – giao tiếpphong phú, đa dạng và nhiều chiều có ý nghĩa rất quan trọng.

- Truyền thông vận động: là sự hỗ trợ tích cực một vấn đề, một sự

nghiệp và cố gắng làm cho những người khác cùng ủng hộ vấn đề, sự nghiệp đó.Người ta cũng có thể gọi loại hình truyền thông có chủ đích này là “vận động gâyảnh hưởng” Trong loại hình này, tính chất thuyết phục được thể hiện rõ nhất vàthường được sử dụng hình thức chiến dịch truyền thông nhiều hơn

- Truyền thông - vận động xã hội nhằm tham gia giải quyết các vấn đề

lớn liên quan đến chiến dịch truyền thông [Nguyễn Văn Dững; 2012]

1.2 Truyền thông khoa học và công nghệ

1.2.1 Khái niệm truyền thông khoa học và công nghệ

Truyền thông KH&CN là một hoạt động truyền thông, trong đó nộidung thông điệp là lĩnh vực KH&CN và mục tiêu truyền thông là làm thay đổi

về nhận thức và hành vi đối với KH&CN

Hoạt động KH&CN là một lĩnh vực đặc thù, có mặt ở tất cả các khíacạnh của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng lại là lĩnh vực rất phức tạp, có tínhchuyên sâu và đòi hỏi độ chính xác cao Theo Luật KH&CN năm 2013, hoạt

động KH&CN được định nghĩa như sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ

là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”.

Trang 26

Như vậy, mục tiêu “tạo ra sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối với KH&CN” của truyền thông KH&CN là rất trừu tượng, cần được làm rõ hơn,

cụ thể hơn, nếu không sẽ không đưa ra được các phương thức hoạt độngthích hợp, và như vậy hoạt động này sẽ thất bại

Van Der Auweraert (2005) đã đề xuất một mô hình truyền thông khoahọc „hình thang‟, trong đó tiếp cận bốn chiều của truyền thông khoa học, gồm

có: (1) Sự hiểu biết của công chúng về khoa học (public understanding of science - PUS); (2) Nhận thức của công chúng về khoa học (public awareness

of science - PAS); (3) Sự gắn kết của công chúng với khoa học (public engagement with science - PES); và (4) Sự tham gia của công chúng vào khoa

học (public participation of science - PPS) Mỗi chiều đều có những đặc điểm

cụ thể liên quan đến kiến thức khoa học và truyền thông khoa học

Các bên liên quan hiện tại, tương lai và tiềm năng (sau đây gọi là “tácnhân điều hướng”) đặt mục tiêu lý tưởng của họ về truyền thông khoa họccho một cộng đồng cụ thể Họ thiết kế các can thiệp một cách có chủ đích, sửdụng các phương tiện thích hợp, để thay đổi tình trạng hiện tại của truyềnthông khoa học trong cộng đồng đó Sự thay đổi, nếu đạt được, sẽ hướngcộng đồng đó đạt tới mục tiêu lý tưởng của truyền thông khoa học

Masakata Ogawa (2013) nghiên cứu, phân tích những yếu tố cần thiếtcủa các mô hình đã có để phát triển một khuôn khổ thống nhất cho truyềnthông khoa học Masakata Ogawa đề xuất một “phương pháp tiếp cận thiếtkế” mới nhằm khái niệm hóa được bản chất của truyền thông khoa học Mộttrong những điểm quan trọng của cách tiếp cận này là tập trung vào các mụctiêu, phương tiện, và các bên liên quan (thường được gọi là “các tác nhân”)của mỗi sự can thiệp của truyền thông khoa học, đồng thời tập trung vào ýđịnh (mục đích/mục tiêu) của các bên liên quan

Các bên liên quan hiện tại, tương lai và tiềm năng (sau đây gọi là “tácnhân điều hướng”) đặt mục tiêu lý tưởng của họ về truyền thông khoa học cho

Trang 27

một cộng đồng cụ thể Họ thiết kế các can thiệp một cách có chủ đích, sửdụng các phương tiện thích hợp, để thay đổi tình trạng hiện tại của truyềnthông khoa học trong cộng đồng đó Sự thay đổi, nếu đạt được, sẽ hướngcộng đồng đó đạt tới mục tiêu lý tưởng của truyền thông khoa học.

Như vậy, trong khuôn khổ nêu trên, truyền thông khoa học có thể đượcđịnh nghĩa là “sự can thiệp có chủ đích bởi một tác nhân điều hướng hoặcmột nhóm tác nhân điều hướng nhằm thay đổi hiện trạng mối quan hệ giữakhoa học và xã hội hướng tới một tương lai mà họ mong đợi”

Theo Nguyễn Thị Hương Giang (2016), truyền thông khoa học và côngnghệ - Yếu tố cấu thành quan trọng của vốn xã hội trong khoa học và công nghệ.Với vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là quốc sách hàng đầu, ngànhKH&CN đã nhận được sự quan tâm to lớn, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và Nhànước ta Tuy nhiên, những đóng góp của KH&CN vẫn còn chưa tương xứng với

sự kỳ vọng của đất nước và chưa chiếm được một vị thế quan trọng trong nềnKH&CN của thế giới Một trong những nguyên nhân dẫn đến những đóng gópkhiêm tốn của KH&CN Việt Nam chính là do vốn xã hội trong KH&CN còn hạnchế và chưa được mở rộng, sử dụng một cách tối ưu

Truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin,kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng từ người truyền đến người nhận nhằmđạt được sự hiểu biết, nâng cao kiến thức, làm chuyển biến thái độ và hướngtới chuyển đổi hành vi

Truyền thông dân số là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức,thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình giữangười truyền và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ

và chuyển đổi hành vi về dân số theo mục tiêu truyền thông đặt ra

Mô hình truyền thông

Trang 28

Mô hình truyền thông được mô tả là quá trình điều khiển sự vận độngcủa các thành tố cấu thành nó Quá trình thực hiện một mô hình truyền thôngnào đó buộc phải có sự phân tích kỹ lưỡng về các thành tố của quá trình này.

Các thành tố cần phân tích là:

+ Phân tích nguồn

+ Phân tích nội dung

+ Phân tích phương tiện

+ Phân tích đối tượng

+ Phân tích hiệu quả

Từ những phân tích trên, Luận văn đưa ra định nghĩa truyền thông khoa học là “sự can thiệp có chủ đích bởi một tác nhân điều hướng hoặc một nhóm tác nhân điều hướng nhằm thay đổi hiện trạng mối quan hệ giữa khoa học và xã hội hướng tới một tương lai mà họ mong đợi, là quá trình truyền thông trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… về lĩnh vực KH&CN nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức và hành vi đối với KH&CN của đối tượng được tác động.

1.2.2 Các mô hình truyền thông khoa học và công

nghệ a Mô hình truyền thông một chiều

Cho đến cuối thế kỷ XX, vai trò chủ chốt của truyền thông KH&CNvẫn đơn giản là truyền tải thông tin (một chiều) Phương thức một chiều cónguồn gốc từ ngành công nghiệp viễn thông Mục đích truyền thông là để một

'nguồn' có thể truyền tải được thông điệp đến một 'nơi thu tín hiệu' mà không

có sự bóp méo, nhưng 'tiếng ồn' là một vấn đề thực tiễn và luôn luôn xảy ra,

đặc biệt đối với lĩnh vực phức tạp như KH&CN thì thông tin càng dễ dàng bịbóp méo hơn

Với mô hình này, việc giao tiếp giữa người với người không hoàn toàn

rõ ràng Thật sai lầm khi việc truyền tải các thông tin khoa học chỉ áp dụngtheo mô hình này, bởi quá trình mã hóa một thông điệp về khoa học luôn luôn

Trang 29

đòi hỏi sự sửa đổi của chính lĩnh vực khoa học đó theo một cách nào đó Hơnnữa, những người mã hóa cũng không chắc chắn được rằng, các thông điệp

đã được giải mã chuyển tới người nhận có còn được chính xác như khi nóđược gửi đi, vì người nhận sẽ giải mã thông điệp theo cách hiểu, suy nghĩ vàkinh nghiệm riêng của họ Các „tiếng ồn‟ ở đây gây nhiễu khá nhiều

Do đó, truyền thông khoa học hiện nay hướng nhiều hơn đến việc giaotiếp hai chiều, chấp nhận rằng ngay cả đối với các mô hình đơn giản, thôngtin phản hồi liên tục vẫn cần thiết để hỗ trợ cả hai quá trình mã hóa và giải

mã Việc xử lý những tín hiệu gây nhiễu như văn hóa, môi trường và các bấtđồng quan điểm giờ được coi như một yếu tố cơ bản để giao tiếp thành công

Mô hình truyền tin chỉ bao gồm một „nguồn thông tin‟ và một „nơi nhậnthông tin‟ duy nhất nhưng truyền thông khoa học lại liên quan đến nhiều „bênliên quan‟ và họ đóng góp vào thông điệp theo các cách khác nhau

Mô hình một chiều đã bị chỉ trích rất nhiều vì nó ngụ ý rằng thông tin

được truyền tải từ „chuyên gia‟ đến những „người không chuyên‟ – nghĩa làcông chúng theo cách nào đó thiếu hiểu biết về khoa học

b Mô hình truyền thông hai chiều

Mô hình một chiều đã hoàn toàn bị thay thế bởi cách gắn kết tôn trọng kiến thức của công chúng cũng như của các nhà khoa học, và coi công chúng nói chung và các nhà khoa học là những người tham gia bình đẳng trong

những nỗ lực truyền thông khoa học

Ngày càng có nhiều người công nhận rằng „đối thoại‟ và thông tinnhiều chiều là những yếu tố rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định đúng

đắn trong truyền thông khoa học Truyền thông hai chiều đã được công nhận như là một phương pháp thiết thực hơn để giải quyết tất cả các mục tiêu của truyền thông khoa học.

Từ đó, một loạt các mô hình về mục đích của hoạt động truyền thông

Trang 30

chiều với mục tiêu cung cấp thông tin, đưa thông tin ra „ngoài đó‟ – xúc tiến khoa học Ở đây „nguồn thông tin‟ không chỉ giới hạn là các nhà khoa học, nó

có thể đến từ bất cứ nguồn nào

c Mô hình không gian ba chiều

Đúc rút từ các „tiếp cận thiết kế‟ và các loại mô hình về truyền thôngkhoa học nêu trên, một mô hình đơn giản nhằm tổng hợp lại các khía cạnh củatruyền thông khoa học (đã được mô tả ở trên) Khi xây dựng mô hình này, đãtìm cách tạo ra nhiều sự gắn kết hơn trong sự đa dạng của truyền thông khoahọc Nếu chúng ta hiểu phương thức truyền thông nào là phù hợp và nhữnghoạt động nào là „không phù hợp‟ thì một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này

sẽ có ích Mô hình được đề xuất cung cấp một khuôn khổ đơn giản, trong đóphương thức truyền thông khoa học được mô tả và phân tích cho tương ứngvới các nhà truyền thông trên một miền liên tục, bao gồm cả công chúng

1.2.3 Vai trò của truyền thông khoa học công nghệ

Hiện nay, truyền thông KH&CN là một lĩnh vực còn khá mới và chưanhận được sự quan tâm của các nhà khoa học vì vậy nhiều kết quả nghiên cứu

có giá trị to lớn về kinh tế - xã hội chưa được truyền tải rộng rãi ra xã hội

Truyền thông KH&CN không chỉ để xã hội biết đến các kết quả nghiêncứu và hướng tới mục tiêu thương mại hóa nó, mà còn là một trong nhữngcông cụ hữu hiệu giúp cho Chính phủ hiểu được các vấn đề về nghiên cứukhoa học, qua đó đề ra những chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển đúnghướng cho nền khoa học nước nhà Nhận thức được vai trò quan trọng củatruyền thông KH&CN, trong thời gian qua, hệ thống truyền thông của ngànhkhoa học từ trung ương đến địa phương đã từng bước được hình thành cơbản Riêng ở Bộ KH&CN có tạp chí KH&CN Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng,báo mạng vnexpress, các tạp chí của các đơn vị trực thuộc Bộ; Tại các SởKH&CN các tỉnh có các tạp chí KH&CN, tờ tin, trang web…Ngoài ra hàngnăm Bộ KH&CN còn tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị Tất cả các hình

Trang 31

thức cung cấp thông tin về KH&CN trên đã chuyển tải phần nào các hoạtđộng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN ở Trung ương và các tỉnh, cung cấpthông tin để người cần tìm hiểu ứng dụng vào thực tế sản xuất, cập nhật thôngtin KH&CN mới, nâng cao kiến thức về KH&CN cho nhân dân.

Việc đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN sẽ góp phần kết nối tất

cả các chủ thể và khách thể liên quan đến hoạt động KH&CN: Nhà khoa học,các cấp quản lý, doanh nghiệp và người dân Phát triển truyền thông KH&CN

là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của nghiên cứuKH&CN có giá trị

Nguyên nhân hạn chế truyền thông khoa học công nghệ về các đề tàiNCKH trong lĩnh vực DS-KHHGĐ Nguyên nhân truyền thông mảngKH&CN kém hấp dẫn là do các phóng viên rất ngại viết các mảng có chuyênmôn sâu, họ thường thích làm mảng đời sống xã hội bởi không đòi hỏi nhiềukinh nghiệm Trong khi đó, các nhà khoa học thì lại ít quan tâm đến truyềnthông vì quan niệm rằng người sử dụng của mình ít, không cần truyền thôngrộng rãi Kinh phí nghiên cứu khoa học không lớn, thêm kinh phí truyềnthông nữa chắc không ổn Nhà khoa học chỉ nghiên cứu, cũng không cầntruyền thông

1.3 Mô hình truyền thông khoa học và công nghệ

1.3.1 Nguyên tắc truyền thông khoa học và công nghệ

Có 6 nguyên tắc thiết yếu cần thiết phải tuân thủ nhằm đảm bảo hoạtđộng truyền thông KH&CN được hiệu quả, sau đây:

(1) Xác định phương hướng và mục tiêu chiến lược rõ ràng, cụ thể chomỗi chương trình truyền thông;

(2) Duy trì, liên hệ chặt chẽ tới tất cả các nhóm đối tượng cần truyềnthông;

(3) Khẳng định được độ tin cậy của các thông tin KH&CN;

Trang 32

(4) Thiết kế chiến lược với các đối tượng mục tiêu được xác định rõràng;

(5) Đánh giá đầy đủ, cụ thể kết quả triển khai sau mỗi chương trình truyền thông;

(6) Thiết kế chương trình cho phép truyền tải hiệu quả

1.3.2 Chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ

Tại các nước có nền KH&CN phát triển, các giới lãnh đạo, quản lý,giới khoa học đều tham gia nhiều vào công tác truyền thông KH&CN, họkhông chỉ cung cấp thông tin KH&CN cho giới truyền thông, mà còn chủđộng trực tiếp tham gia vào công tác truyền thông KH&CN

a Tổ chức:

- Các cơ quan quản lý KH&CN (trung ương và địa phương):

+ Bộ KH&CN (là chủ thể quan trọng nhất, đồng thời là đầu mối chính của cả nước);

+ Các bộ ngành có liên quan đến KH&CN, trong đó vụ/trung tâmtruyền thông hoặc vụ/cục KH&CN (trường hợp không có đơn vị truyền thông trựcthuộc) là đầu mối và là chủ thể chính;

+ Địa phương, trong đó sở KH&CN các tỉnh/thành phố trực thuộcTrung ương là đầu mối và là chủ thể chính tại địa phương;

- Các cơ quan truyền thông đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình,báo điện tử), trong đó hệ thống truyền thông Chính phủ là chủ thể chính (đặcbiệt quan tâm tới một số cơ quan có tính lan tỏa rộng rãi như Đài Truyền hìnhViệt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam… và một số tờbáo lớn có lượng phát hành cao);

- Các tổ chức KH&CN, gồm: tổ chức nghiên cứu và phát triển, cơ sởgiáo dục đại học, tổ chức dịch vụ KH&CN (đặc biệt chú trọng vai trò truyềnthông các kết quả hoạt động KH&CN của đơn vị);

Trang 33

- Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật các cấp (đặc biệt chú trọng vai trò phổ biến kiến thức KH&CN);

- Hội nhà báo các cấp;

- Các hiệp hội/hội khác; các ngành hàng; doanh nghiệp có liên quanđến KH&CN;

- Các tổ chức khác có liên quan đến KH&CN

Trong đó, Bộ KH&CN là đầu mối chính của cả nước, các sở KH&CN

là đầu mối chính tại địa phương; Hệ thống truyền thông Chính phủ và các tổ chức KH&CN là lực lượng chủ chốt của truyền thông KH&CN.

- Các cá nhân khác có liên quan đến KH&CN

Trong đó, giới truyền thông và giới khoa học là lực lượng chủ chốt của truyền thông KH&CN.

1.3.3 Khách thể truyền thông khoa học và công nghệ

KH&CN liên quan đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã

hội, vì vậy khách thể của truyền thông KH&CN là mọi tầng lớp nhân dân.

Căn cứ vào tính chất công việc và độ tuổi, nhằm mục đích giúp dễ dàng lựachọn các loại thông điệp truyền thông KH&CN phù hợp tương ứng với mỗinhóm đối tượng, có thể phân loại khách thể của truyền thông KH&CN theocác nhóm như sau:

a Giới lãnh đạo, quản lý (chính trị gia; nhà hoạch định chính sách; cán

Trang 34

b Giới truyền thông (nhà báo; cán bộ thông tin-truyền thông làm việctrong các cơ quan quản lý/tổ chức KH&CN);

c Giới khoa học (nhà khoa học; nhà giáo trong các trường đại học –vừa giảng dạy, vừa tham gia nghiên cứu khoa học);

d Giới trẻ (thanh niên; học sinh; sinh viên);

e Doanh nhân và người lao động làm việc trong doanh

nghiệp; f Nông dân;

g Các tầng lớp nhân dân khác

Tùy theo mục tiêu ưu tiên của mỗi chương trình/sự kiện để lựa chọn các nhóm đối tượng truyền thông KH&CN phù hợp.

1.3.4 Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ

Nội dung truyền thông KH&CN cần thiết phải bao phủ được mọi hoạt

động của KH&CN Tuy nhiên, trong những bối cảnh cụ thể, tùy theo từng nhóm đối tượng cụ thể để đưa ra các nội dung thông điệp truyền thông KH&CN phù hợp nhằm đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất và đáp ứng

được mục tiêu đề ra Căn cứ vào nội dung hoạt động của lĩnh vực KH&CN,chúng tôi đề xuất phân nhóm các nội dung truyền thông KH&CN của ViệtNam trong giai đoạn hiện nay như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng

Trang 35

1.4 Truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số -

kế hoạch hóa gia đình

1.4.1 Cơ quan quản lý truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình

* Dân số: Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một

vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sựphát triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số vàbiểu hiện bằng một tháp dân số

* Kế hoạch hóa gia đình: Kế hoạch hóa gia đình là sự cố gắng có ý

thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinhcon, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các Biện pháp tránh thai màcòn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai Công tác Dân số, kếhoạch hóa gia đình ở những nước đang phát triển chủ yếu là giảm gia sự tăngdân số

Quyết định số 17/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế đã nêu rõ trách nhiệm của Tổng cục Dân số

- Kế hoạch hóa gia đình có liên quan đến truyền thông KH&CN bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số - kế hoạch hóagia đình; hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục và tư vấn về các lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình

- Tham gia thẩm định nội dung liên quan đến chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với các chương trình, dự án quốc gia phát triển kinh tế

- xã hội

- Cho phép thực hiện dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở hành nghề dịch

vụ tư vấn về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật và phâncấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế

Trang 36

- Quản lý, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến

bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quyđịnh của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyênmôn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tácdân số - kế hoạch hóa gia đình

- Xây dựng hệ thông tin quản lý, dữ liệu về dân số - kế hoạch hóa giađình, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và báo cáo về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực dân số -

kế hoạch hóa gia đình theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao; quản

lý các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng cục theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế;thực hiện các chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, khen

thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc thẩmquyền quản lý của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình theo quy địnhcủa pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế

1.4.2 Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dân số -

kế hoạch hóa gia đình

Nội dung truyền thông khoa học và công nghệ đã được nêu trong Kếtluâṇ 119-TW/KL vềtiếp tuc ̣ đẩy manḥ thưc ̣ hiêṇ Nghi quyếṭ số 47-NQ/TWcủa Bộ Chính trị Khóa IX của Ban Bí thư công tác DS -KHHGĐ, trong đónhấn mạnh đến các khía cạnh:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc; các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong công tác dần số Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa công tác

Trang 37

dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm trong công tác, hoạt độngthường kỳ; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số và phát triển vào nghị quyết,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân

số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe

nhân dân, giảm tỉ lệ bệnh tật, giảm tử vong, tăng tuổi thọ và số năm trungbình sống khỏe mạnh; thực hiện tốt các chương trình, biện pháp để nâng caotầm vóc, thể lực người Việt Nam

- Duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý Tập trung chỉ

đạo để giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kếtquả đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗicặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp; bảo đảm quy

mô dân số không quá 98 triệu người vào năm 2020 và tạo cơ sở vững chắc đểtiến tới ổn định quy mô dân số ở mức 115 - 120 triệu người từ giữa thế kỷ XXI

triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng dân số và phát triển, phù hợp với

từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa vùng, miền Tăng cường giáo dục kiến thức

và kỹ năng sống cho thanh niên, vị thành niên về chăm sóc

sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hôn nhân và gia đình bằng hình thứcphù hợp Trước mắt, ổn định mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số, kếhoạch hóa gia đình như hiện nay; đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tácdân số, kế hoạch hóa gia đình

- Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho dân số và phát triển Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các

tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình,

Trang 38

vực này Nhà nước chỉ bảo đảm các nội dung về truyền thông, quản lý và chi trả cho các nhóm đối tượng thuộc diện chính sách xã hội; đồng thời chuyển

từ cơ chế thanh toán thông qua các cơ quan cung cấp dịch vụ sang cơ chế thanh toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng dịch vụ qua bảo hiểm y tế Công tác truyền thông tập trung vào các nôị dung chinh́ như : Tăng

cường các chiến dịch, các hoạt động tuyên truyền về DS-KHHGĐ, đặc biệt làcác thành tựu trong 55 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, ý nghĩa Thánghành động quốc gia về Dân số, Ngày Dân số Việt Nam thông qua tất cả cáckênh truyền thông, nhằm khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhànước về công tác DS-KHHGĐ và tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội, độngviên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác DS-KHHGĐ Triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, luật pháp, nghịquyết, chính sách về DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước trên địa bàn cảnước; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối vớicông tác DS-KHHGĐ; ưu tiên phản ánh các hoạt động, các mô hình, các tậpthể và cá nhân tiêu biểu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ

Nâng cao chất lương ̣ dân sốlàmuc ̣ tiêu cơ bản , chiến lược của Viêṭ Nam trong phát triển bền vững Nâng cao chất lương ̣ dân sốnhằm tạo nguồn nhân lưc ̣ dồi dào , chất lượng cao làmôṭlơị thếto lớn khi hôịnhâp ̣ quốc t ế,đóng góp tích cực và có hiệu quả cho công cuôc ̣ xây dưng ̣ vàbảo vê ̣tổquốc trong tình hình mới Có thể thấy, việc chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang Dân

số và Phát triển mà Nghị quyết đã chỉ rõ là nhằm “chú trọng giải quyết toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh

và đảm bảo phát triển nhanh, bền vững”

Công tác dân số không chỉ tập trung về nội dung KHHGĐ mà cần phảigiải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượngdân số, phân bố dân số, hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, cần

Trang 39

phải nhận thức rõ rằng, chuyển trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sangDân số và Phát triển không có nghĩa là xem nhẹ công tác KHHGĐ mà đâyvẫn là nội dung hết sức quan trọng, bởi quy mô phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻcủa nước ta vẫn còn rất cao, nhu cầu về cung ứng các dịch vụ về KHHGĐvẫn rất lớn mà hiện nay chúng ta vẫn chưa đáp ứng được.

Với sự phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu về y học, tuổi thọcủa người dân tăng lên, song chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạnggià hóa với tốc độ vào nhanh nhất thế giới Theo dự báo, Việt Nam, từ già hóađến khi dân số già chỉ khoảng 27 năm (2011-2038) Trong khi đó, Pháp phảimất tới 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Úc 73 năm, Mỹ 69 năm Điều đáng nói

là chưa có sự chuẩn bị tốt về an sinh xã hội để thích ứng với một xã hội giàhóa, chăm sóc và phát huy người cao tuổi một cách tốt nhất Dù tuổi thọ trungbình đã tăng lên (74 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh trong cả cuộc đờikhông cao Hơn 70% người cao tuổi sống ở nông thôn, khu vực có trình độphát triển thấp hơn đô thị, phải sống phụ thuộc vào con cái Những đặc điểmtrên làm trầm trọng thêm thách thức về già hóa trong quá trình phát triển

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khisinh Số trẻ sơ sinh trai trên 100 trẻ sơ sinh gái cao (112,2/100), ảnh hưởnglớn đến cấu trúc dân số trong tương lai Hiện tượng biết trước giới tính thainhi ngày càng phổ biến, tỷ lệ phụ nữ mang thai biết trước giới tính thai nhi là83% Sự mất cân bằng giới tính khi sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó cóảnh hưởng của Nho giáo, bất bình đẳng giới, lạm dụng kỹ thuật Tình trạngnày không được cải thiện, đương nhiên sẽ dẫn đến sự phát triển không bềnvững về mặt xã hội

Chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao Việt Nam chưa bao giờlọt vào tốp 100 nước có “Chỉ số phát triển con người” (HDI) cao nhất Nhiềunăm nay, Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện các dự án nâng cao chất lượng dân

Trang 40

những kết quả tốt Tuy nhiên, các thành công vẫn chỉ mới trong khuôn khổcác dự án.

Trong định hướng chính sách dân số mới, “Duy trì mức sinh thay thế”

là nội dung đầu tiên Để trung bình số con của mỗi bà mẹ khoảng 2,0-2,1,đương nhiên phải áp dụng các biện pháp KHHGĐ, tức là không thể “từ bỏKHHGĐ” Vấn đề là cần tổ chức KHHGĐ theo phương thức mới Đó là

“giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đãđạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợchồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp” Do đó, việc truyềnthông, phương thức cung cấp phương tiện, dịch vụ cũng phải khác nhau giữacác địa phương này

Như vậy, Truyền thông khoa học công nghệ cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoá gia đình nhằm cung cấp kiến thức thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu cho cán bộ làm công tác dân số.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã tìm hiểu cụ thể khái niệm về dân

số, kế hoạch hóa gia đình, khái niệm về truyền thông, mô hình truyền thôngnói chung và mô hình truyền thông KH&CN cho các kết quả nghiên cứu khoahọc trong lĩnh vực DS-KHHGĐ nói riêng Sau đó trình bày vai trò của truyềnthông khoa học công nghệ, đồng thời phân tích một số mô hình truyền thôngKH&CN cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa giađình Từ đó phân tích ý nghĩa của việc xây dựng các mô hình truyền thôngKH&CN cho các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa giađình

Ngày đăng: 27/10/2020, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w