Chứngxươngxốp – Một 'Bệnh âm thầm' Bác Sĩ Nguyễn Nguyên Mang một tên 'định mệnh' osteoporosis với rõ ràng bốn chữ 'o' tròn như 'bốn không', chứngxươngxốp còn rất xứng với tên 'xương lắm lỗ' ('bones with holes') vì trong chứng này xương mang nhiều lỗ hổng hơn bình thường do tác động tăng hủy và giảm sinh của các tế bào xương. (hình 1): Thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ sau khi 'biệt kinh kỳ', chứng này còn được gọi là "bệnh thầm lặng" (silent disease) vì đã từng âm thầm gây nhiều hậu quả bệnh lý và tử vong. Nội dung sau đây được tập trung vào các khía cạnh chính yếu và dữ kiện cơ bản về chứngxương xốp. Triệu chứng chủ quan của xươngxốp Triệu chứng như thỉnh thoảng đau lưng, nhức xương, và thường không đủ gây quan tâm cho người bệnh để tìm thầy chạy thuốc. Chứngxươngxốp được xem là 'bệnh âm thầm' vì thường không gây triệu chứng báo động rõ rệt cho đến khi người bệnh gẫy xương hoặc có dấu hiệu khách quan khác. Bệnh sử - Để giúp xử lý bệnh tình, người bệnh cần cung cấp thêm một số thông tin như: • đã từng bị gẫy xương, khi chỉ va chạm nhẹ vào vật gì đó, hoặc ngay cả khi ho; • có những nguy cơ dẫn đến chứngxương xốp, như dậy thì muộn, tắt kinh sớm, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tiểu đường, nghiện rượu, hút thuốc lá…; • có cha mẹ hay ông bà bị chứngxươngxốp hoặc gẫy xương do chứngxương xốp. Dấu hiệu khách quan có thể gồm giảm chiều cao, lưng bị 'gù', và xương bị gẫy vì một tai nạn nhỏ. • Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể trở nên dễ bị gẫy. Nhưng thường dễ bị gẫy là xương cổ tay, xương cánh tay, xương sườn, và xương chậu. • Những chỗ gẫy ở cột sống thường được gọi là chỗ xương bị 'nghiền' ('crush' fractures) hay xương bị 'ép' ('wedge' fractures). Xương hông (hình 2) - Xương sống (hình 3) Xét nghiệm để tìm nguyên nhân, xác định, hay phân biệt chẩn đoán gồm: • xét nghiệm sinh hoá như thử máu, nước tiểu; • sinh thiết xương; • chụp hình X-quang vùng xương; • đo độ cứng của xương, qua việc đo độ đặc khoáng chất của xương (Bone Mineral Density -'BMD') bằng cách chụp DEXA / DXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry). DEXA – Chụp DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. DEXA: • dùng để đo độ đặc của xương sống và xương hông; • thực hiện khá nhanh, chỉ mất khoảng 15 phút, không gây đau đớn, an toàn vì chỉ dùng một lượng nhỏ phóng xạ (ít hơn khi chụp quang tuyến để khám răng); • giúp phát giác có bị xươngxốp hay không; • và nếu xương đã xốp, cho biết mức độ trầm trọng của xốp như thế nào; • nếu xương chưa xốp, giúp ước đoán nguy cơ mắc chứngxương xốp; • nếu đang được trị chứngxương xốp, DEXA giúp tìm xem việc chữa trị có công hiệu không - bằng cách so sánh độ đặc của xương trước khi bắt đầu chữa trị và một năm hay hai năm sau khi chữa trị. DEXA – Ý nghĩa kết quả DEXA: Mỗi lần đo BMD, DEXA cho biết độ đặc của xương ở một vùng nào đó của cơ thể. Kết quả sẽ nêu 'độ T' ('T-score') và 'độ Z' ('Z-score'). 'Độ T' là độ đặc của một xương nhất định, so với độ đặc xương của một phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. • Nếu 'độ T' là 0, xương được đo có độ đặc tương đương với một người còn trẻ, thuộc loại trung bình; • Nếu 'độ T' từ –1 trở lên, xương còn bình thường; • Nếu 'độ T' từ –1 đến –2.5, xương chưa bị xốp nhưng có độ đặc thấp (osteopenia), và cần có biện pháp để tránh cho tế bào xương bị hao mòn; • Nếu 'độ T' dưới –2.5, xương đã bị xốp cần điều trị. 'Độ Z' ('Z-score) được dùng để so sánh độ đặc của một xương với độ đặc xương của những người ở cùng một lứa tuổi và phái tính. Chẩn đoán cần xác định và phân biệt: • chứngxươngxốp (osteoporosis – M80.* trong ICD10); với các • chứngxương nhuyễn (ostemalacia – M83.* trong ICD10); • chứng Paget ở xương (M88.* trong ICD10); • ung thư từ nơi khác di căn (C79.* - C80.* trong ICD10). Nguyên nhân - Rất nhiều nguyên nhân khiến xương bị 'hủy' nhiều hơn 'tạo' và làm cho xương có 'lắm lỗ': • di truyền; • tuổi cao niên; • thiếu vận động, suy dinh dưởng; • thiếu Calcium, thiếu Vitamin D; • Hormones tăng hoặc giảm; • bệnh Tiểu đường, gan, và thận; • ung thư di căn hoặc Multiple Myeloma; • dùng thuốc có corticosteroids, uống nhiều rượu, và hút thuốc lá. Nguy cơ có thể tránh: • ít vận động; • hút thuốc lá; • uống nhiều rượu; • quá nhẹ cân; • ít ăn những thức có có chứa nhiều chất vôi; • thường bị ngã. Nguy cơ khó thay đổi: • có cha mẹ, hay ông bà, bị chứngxươngxốp hoặc đã từng bị gẫy xương vì chứngxương xốp; • thuộc phái nữ; • là người Tây phương hay Á châu; • có thể trạng 'nhỏ con'; • chậm đến tuổi dậy thì hoặc tắt kinh sớm; • bị gầy ốm làm kinh không đều hoặc thất thường; • đã từng bị gẫy xương vì chứngxương xốp; • có tuổi trên 60; • bị chứng thấp khớp, bệnh gan kinh niên hoặc thận suy; • có tuyến giáp trạng (thyroid) hoặc cận giáp trạng (parathyroid) hoạt động không bình thường; hoặc đã từng được điều trị bằng kích thích tố giáp trạng; • thuộc phái nam nhưng có lượng kích thích tố nam (testosterone) thấp; • đuợc chữa trị lâu dài bằng thuốc có chất corticosteroids. Phòng ngừa gồm các biện pháp: • ăn thức ăn có nhiều chất vôi và sinh tố D như sữa và phó sản của sữa ('da-ua', 'phô-ma'); • tăng thêm nguồn sinh tố D nhờ ánh sáng mặt trời; nhưng vẫn cẩn thận tránh da bị cháy nắng; • tập thể dục, tăng vận động, mang trên người những vật khá nặng để xương cứng cáp hơn (thí dụ đi bộ, đánh vợt, nhảy múa và cử tạ tùy sức); • uống thuốc bổ xương theo chỉ dẫn của bác sĩ; • uống ít rượu hoặc bia, đừng hút thuốc. Tiên lượng bệnh Hiện nay y khoa có những phương pháp để trị chứngxốp xương, nhưng chưa có phương pháp nào trị dứt hoàn toàn. Gẫy xương mông có thể gây tử vong cao đến 20% trong vòng 3 tháng, và 30% các trường hợp phải vào nhập viện săn sóc đặc biệt. Gẫy xương sống thường gây đau đớn, biến dạng, trở ngại di chuyển, và gây thêm bệnh hoạn hoặc biến chứng khác. Điều trị - mục tiêu điều trị và biện pháp gồm: 1. chống hủy xương cũ, với: • Hormones như Estrogen, Selective Estrogen Receptor Modulators (SERMs) – Raloxifene cho nữ; Testosterone cho nam; • thuốc loại Calcitonin; • Bisphosphonates như alendronate, risedronate, ibandronate, và zoledronic acid. 2. tăng sinh xương mới, nhờ: • Calcium và Vitamin D; • tăng dinh dưỡng, và thể dục ngoài ánh mặt trời; • Teriparatide (một loại parathyroid hormone) để kích thích sự phát triển xương mới. Tóm lại, để đối phó với chứngxương 'osteoporosis' với "bốn 0", cần có biện pháp tích cực "bốn có". Một là phòng ngừa chứng này trước khi xương bị xốp. Hai là tận dụng phương tiện chẩn đoán bệnh bằng DEXA căn cứ trên nguy cơ bị chứngxương xốp. Ba là phòng ngừa biến chứng gẫy xương sau khi chứngxươngxốp đã xảy ra. Bốn là chữa trị chứngxươngxốp và biến chứng theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Bác sĩ Nguyễn Nguyên Copyright, 2008. Muốn phổ biến bài viết này, cần xin phép tác giả và xin ghi rõ nguồn Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com . bị xương xốp hay không; • và nếu xương đã xốp, cho biết mức độ trầm trọng của xốp như thế nào; • nếu xương chưa xốp, giúp ước đoán nguy cơ mắc chứng xương. hay ông bà bị chứng xương xốp hoặc gẫy xương do chứng xương xốp. Dấu hiệu khách quan có thể gồm giảm chiều cao, lưng bị 'gù', và xương bị gẫy