Cách Điều Trị Loãng Xương, Xốp Xương (Osteoporosis) doc

8 641 0
Cách Điều Trị Loãng Xương, Xốp Xương (Osteoporosis) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách Điều Trị Loãng Xương, Xốp Xương (Osteoporosis) Cần phải xác định cách hiểu bị "osteoporosis" có nghĩa là gì thì mới bàn chính xác được. Câu hỏi này quan trọng vì hiện nay có nhiều phương pháp để thẩm định xương, nhưng không phải phương pháp nào cũng có giá trị như nhau. Kinh nghiệm tôi cho thấy nhiều người ở trong nước nói là bị loãng xương (osteoporosis) nhưng phương pháp chẩn đoán thì không chuẩn. Nói ngắn gọn, phương pháp chuẩn hiện nay là đo mật độ chất khoáng trong xương (bone mineral density - BMD) bằng máy DXA (dual-eneegy x- ray absorptiometry). Các máy thường hoán chuyển BMD thành T-score hay chỉ số T. Nếu chỉ số T tại xương đùi (hip hay femoral neck cũng được) bằng hay thấp hơn -2.50 thì được tạm xem là "loãng xương". Một phương pháp khác là siêu âm (ultrasonography). Mấy máy này không phải đo mật độ chất khoáng trong xương, mà đo tốc độ âm thanh qua xương (speed of sound, SOS). Thực ra, chẳng ai biết mấy máy này chính xác đo cái gì! Và, SOS nó phản ảnh cái gì thì cũng chưa rõ ràng. Có người đề nghị rằng SOS phản ảnh "chất lượng" của xương (tức là bone quality), nhưng vẫn còn bàn cãi. Tôi thì nghĩ nó đo lường độ cấu trúc của xương. Nhưng đây là chuyện dài Quay lại trường hợp của chị Cần Thơ. Thư này nói là chỉ đo ở bàn chân. Như vậy thì chị này được đo bằng máy siêu âm rồi. Do đó, kết quả chưa thể xem là chính xác được. Tụi tôi có làm một nghiên cứu trên 2000 người ở VN so sánh chẩn đoán siêu âm và thấy nó sai sót đến 40%! Do đó, khó mà nói rằng chị này bị loãng xương. Theo tôi biết ở Cần Thơ chưa có máy DXA. (Tất nhiên, không loại trừ khả năng chị ấy đo BMD ở Sài Gòn). "Hỏi tôi là khi bi Osteoporosis, mình chỉ có thể làm đừng mất thêm xương nữa chứ không thể sửa chữa lại cho xương đã bi rỗng." Thật ra, bisphosphonates, SERM, v.v đều có hiệu quả làm tăng BMD, nhưng không nhiều, chỉ khoảng 3 đến 5%. Riêng PTH thì có thể tăng BMD đến 15%! Cái mục tiêu chính của điều trị loãng xương không phải là tăng BMD, mà là nhằm giảm nguy cơ gãy xương. Các thuốc như bisphosphonates có thể giảm nguy cơ gãy xương cột sống đến 50%. Thực ra chữ "gãy" ở đây cũng không chính xác, vì trong thực tế cái mà các nghiên cứu lâm sàng đo là vertebral deformity (tức là biến dạng cột sống), chứ không phải clinical vertebral fracture. Tuy nhiên, Nguyên (Bs Nguyễn Đình Nguyên) và tôi vừa làm một systematic review thì thấy các loại bisphosphonates cũng có thể giảm nguy cơ gãy xương đùi (n/c này công bố trên tạp san Journal of Bone and Mineral Research năm ngoái hay năm nay gì đó). Và, đó là một tin vui. Loãng xương là gì? Loãng xương là bệnh xương yếu, nhẹ do mất xương làm cấu trúc xương thay đổi, gây ra bởi thiếu calcium, vitamin D, magnesium cùng những khoáng chất khác, và vitamin khác. Nếu bị loãng xương đã lâu mà không điều trị thì người bệnh sẽ thấp dần, dáng người gập xuống, lưng còng và đau nhức. Đo mật độ chất khoáng xương (bone mineral density = BMD) là cách đo mực calcium trong xương, và từ đó có thể ước lượng được tỉ số nguy cơ gẫy xương. Thử BMD là một phương pháp không xâm nhập, thường đo xương vùng xương chậu, cột sống, cổ tay, ngón tay, xương ống quyền, hay xương gót chân. Phương pháp hữu hiệu nhất là dùng Đo độ hấp thụ năng lượng đôi quang tuyến X ( Dual Energy X-ray Absorptionmetry hay DEXA). DEXA dùng để đo mật độ xương háng, cột sống hay toàn cơ thể. Kết quả thử nghiệm BMD được biểu hiệu qua chỉ số T (T-scores). Theo quy ước quốc tế, chỉ số T được coi như là mức độ khác biệt giữa mật độ xương trung bình cao nhất của một người ở tuổi 20 đến 30, và mật độ xương hiện tại, của người cùng phái tính và chủng tộc. Sự khác biệt giữa chỉ số "trẻ bình thường" và chỉ số của người được đo được gọi là độ lệch chuẩn (standard deviation/SD) Thí dụ: Nếu một người có mật độ xương cao nhất ở tuổi 20-30 là 1.00 g/cm2, với SD (độ lệch chuẩn) là 0.12 g/cm2 thì khi mật độ xương hiện tại là 0.60 g/cm2 thì chỉ số T của người này là : (0.60- 1.00)/0.12 = -3.33. BN có chỉ số T từ 2.5 đến -1 SD được coi như bình thường BN có chỉ số T từ -1 đến - 2.4 coi như bị mỏng xương (osteopenia) BN có chỉ số T dưới - 2.5 coi như bị loãng xương (osteoporosis) Thử BMD cũng cho chỉ số Z. Chỉ số này so sánh BMD của người được đo với BMD trung bình của người cùng tuổi và cùng chủng tộc. Chỉ số Z không quan trọng, do đó chỉ có chỉ số T là chỉ số được coi là quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương. DS Giang N Trinh Khi bị loãng xương, rỗng xương, sức mạnh (strength) của xương bị giảm, tức là xương bị mỏng, bị yếu, dễ bị gẫy xương, bể xương. Bởi vậy khi nói sức mạnh của xương tức là biểu hiện độ đông đặc của xương. Như vậy đạt được khối lượng xương tức là phải giữ cân bằng được lúc xương thành lập với lúc mất xương. Khi còn trẻ, hiện tượng thành lập xương và mất xương, cân bằng. Cho tới ngoài 35 tuổi thì lượng xương thành lập giảm đi trong khi lượng xương bị mất dần dần tăng cao. Ngày xưa người ta chụp hình quang tuyến (plain films) là để phỏng đóan loãng xương (nhưng mức rỗng xương đã lên tới 30%), tức là quá trễ. Bây giờ tân tiến hơn, người ta dùng phương pháp DEXA có 2 nguồn (beam) phóng xạ quang tuyến chéo nhau để đo mật độ xương. Do đó, sẽ chính xác hơn. Nhất là khi chiếu phóng xạ quang tuyến ở 2 điểm: háng (hip) và cột sống lưng dưới (low back) là 2 nơi có độ loãng xương cao nhất. Dùng DEXA có thể ước lượng được mật độ xương rất nhỏ mất đi mỗi năm (2%). Phóng xạ cũng ít hơn. Khi đo mật độ xương tức là đo tỉ trọng chất calcium. Máy SXA hay máy siêu âm đo mật độ xương ở cổ tay (wrist) hay mắt cá chân (ankle), thường dùng để truy tầm (screening) loãng xương. Những bệnh nhân nghi ngờ loãng xương đo bằng máy SXA hay siêu âm đều phải đươc thử lại trong nhà thương hay văn phòng bác sĩ bằng máy DEXA trước khi quyết định trị liệu loãng xương. Ngoài ra còn 2 phương pháp nữa đo loãng xương bằng đồng vị phóng xạ (Dual; Photon Absorpcimetry, DPA, và đo lường mật độ xương bằng phương pháp chụp hình cắt lớp (Quantitative Computed Tomography, QCT), nhưng cả 2 phương pháp này không bàn luận ở đây. Mục đích điều trị loãng xương là để phòng ngừa diễn biến loãng xương, phòng ngừa xương tiếp tục bị mất, bị gẫy. Có 2 loại thuốc thường dùng là antisorptive drugs (Alendronate, Risedronate, Ibandodrate) ngăn cản xương khỏi bị mất đi, do đó làm chậm diễn biến mất xương và đồng thời không làm mất những vật liệu khác cần thiết làm tăng cao mật độ xương, như Calcium, Vitamin D, Magnesium, v…v…Bởi vậy khi bệnh nhân uống thuốc antisorptive drugs thì bắt buộc phải uống thêm Calcium và sinh tố D. Một số thuốc mới khác (Parathyroid hormone) hiện đang bành trướng, mục đích kích thích thành lập xương mới và giảm nguy cơ gẫy xương cổ và các xương khác. Thuốc Strontium ranelate cũng có thể vừa giảm mất xương vừa thành lập xương mới. Tóm lại đo xương bằng (SXA) Single X-ray Absorptiometry (một nguồn phóng xạ) ở mắt cá chân, hay dùng siêu âm đo mật độ xương ở mắt cá chân, không chính xác bằng DEXA (với 2 nguồn phóng xạ chéo nhau) khi đo ở háng hay cột sống dưới lưng (vì độ rỗng xương cao nhất ở 2 điểm này). Khi biết bệnh nhân đã bị mật độ xương xuống thấp, tức là biết bệnh nhân đang bị bệnh rỗng xương. Mục đích trị bệnh rỗng xương là mụốn ngăn cản xương khỏi mất đi, giữ calcium lại nhiều hơn trong xương, đưa mật độ xương trở về bình thường hơn, để tránh nguy cơ gẫy xương. Bs Trần Mạnh Ngô . việc chẩn đoán bệnh loãng xương. DS Giang N Trinh Khi bị loãng xương, rỗng xương, sức mạnh (strength) của xương bị giảm, tức là xương bị mỏng, bị yếu, dễ bị gẫy xương, bể xương. Bởi vậy khi. Cách Điều Trị Loãng Xương, Xốp Xương (Osteoporosis) Cần phải xác định cách hiểu bị "osteoporosis" có nghĩa là gì thì mới. nhưng cả 2 phương pháp này không bàn luận ở đây. Mục đích điều trị loãng xương là để phòng ngừa diễn biến loãng xương, phòng ngừa xương tiếp tục bị mất, bị gẫy. Có 2 loại thuốc thường dùng

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan