1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chủ đề chuyen dong thang bien doi deu, su roi tu do

11 158 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều, Sự Rơi Tự Do
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 78,67 KB

Nội dung

Tiết 4, 5, 6 : Chủ đề : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU. SỰ RƠI TỰ DO Ngày soạn : 04092020 Ngày dạy : 15092020 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm vận tốc tức thời: định nghĩa, công thức, ý nghĩa các đại lượng. Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều(CĐTBĐĐ), chuyển động thẳng nhanh dần đều(CĐTNDĐ), chuyển động thẳng chậm dần đều(CĐTCDĐ). Nắm được các khái niệm gia tốc về mặt ý nghĩa của khái niệm, công thức tính, đơn vị đo. Đặc điểm của gia tốc trong CĐTNDĐ. Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động nhanh dần đều. Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức đó Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được định nghĩa sự rơi tự do. Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do. 2. Kĩ năng: Vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời. Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc thời gian và ngược lại. Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc thời gian trong CĐTBĐĐ Giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. Làm được và trình bày được kết quả thí nghiệm về sự rơi của các vật trong không khí. Xác định được gia tốc rơi tự do ở độ cao h. Tiết 4, 5, 6 : Chủ đề : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU. SỰ RƠI TỰ DO Ngày soạn : 04092020 Ngày dạy : 15092020 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm vận tốc tức thời: định nghĩa, công thức, ý nghĩa các đại lượng. Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều(CĐTBĐĐ), chuyển động thẳng nhanh dần đều(CĐTNDĐ), chuyển động thẳng chậm dần đều(CĐTCDĐ). Nắm được các khái niệm gia tốc về mặt ý nghĩa của khái niệm, công thức tính, đơn vị đo. Đặc điểm của gia tốc trong CĐTNDĐ. Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động nhanh dần đều. Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và phương trình chuyển động. Nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức đó Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được định nghĩa sự rơi tự do. Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do. 2. Kĩ năng: Vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời. Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc thời gian và ngược lại. Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc thời gian trong CĐTBĐĐ Giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. Làm được và trình bày được kết quả thí nghiệm về sự rơi của các vật trong không khí. Xác định được gia tốc rơi tự do ở độ cao h.

Trang 1

Tiết 4, 5, 6 : Chủ đề : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU SỰ RƠI TỰ DO

Ngày soạn : 04/09/2020

Ngày dạy : 15/09/2020

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Nắm được khái niệm vận tốc tức thời: định nghĩa, công thức, ý nghĩa các đại lượng

- Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều(CĐTBĐĐ), chuyển động thẳng nhanh dần

đều(CĐTNDĐ), chuyển động thẳng chậm dần đều(CĐTCDĐ)

- Nắm được các khái niệm gia tốc về mặt ý nghĩa của khái niệm, công thức tính, đơn vị đo Đặc điểm của gia tốc trong CĐTNDĐ

- Viết được công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều; mối quan hệ giữa gia tốc

và quãng đường đi được; phương trình chuyển động của chuyển động nhanh dần đều

- Nắm được đặc điểm của chuyển động thẳng chậm dần đều về gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được và

phương trình chuyển động Nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức đó

- Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được định nghĩa sự rơi tự do

- Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do

2 Kĩ năng:

- Vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời

- Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc - thời gian và ngược lại

- Viết được phương trình vận tốc, vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong CĐTBĐĐ

- Giải được bài toán đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều

- Làm được và trình bày được kết quả thí nghiệm về sự rơi của các vật trong không khí

- Xác định được gia tốc rơi tự do ở độ cao h

- Giải được một số bài tập về vật rơi tự do

3 Thái độ : Học tập nghiêm túc

- Học tập nghiêm túc, hăng say khám phá khoa học, có tính tập thể trong nghiên cứu khoa học

4 Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực kiến thức : Trình bày được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần

đều Hiểu được vận tốc, gia tốc, quãng đường và phương trình trong chuyển động nhanh dần đều

Trình bày được định nghĩa chuyển động thẳng chậm dần đều Hiểu được vận tốc và gia tốc trong chuyển động chậm dần đều, so sánh được chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều

- Năng lực phương pháp: Đặt ra được các câu hỏi có liên quan đến chuyển động thẳng nhanh dần đều, xác định được các vấn đề đặt ra trong bài toán chuyển động thẳng nhanh dần đều và giải quyết được vấn đề trong bài toán đó Đặt ra được các câu hỏi có liên quan đến chuyển động thẳng chậm dần đều, xác định được các vấn đề đặt

ra trong bài toán chuyển động thẳng nhanh dần đều và giải quyết được vấn đề trong bài toán đó

- Năng lực cá nhân: Xác định được trình độ hiện có của bản thân để lập kế hoạch học tập có hiệu quả

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng (sự rơi của các vật trong không khí; sự rơi của các vật khi loại bỏ được các tác nhân); tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm khác nhau); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới (dự đoán sức cản không khí gây ảnh hưởng đến sự rơi của các vật, vậy nếu loại bỏ được sức cản của không khí thì sự rơi của các vật sẽ giống nhau)

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về sự rơi tự do

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: Sử dụng được công thức vận tốc, gia tốc, quãng đường đi được

để xác định được đặc trưng của chuyển động thẳng nhanh dần đều, nêu được kết quả các thí nghiệm

- Năng lực thực hành thí nghiệm

II Chuẩn bị:

1 Giáo viên:

- Giáo án bài giảng

- Các kiến thức về phương pháp dạy học một đại lượng vật lý

Trang 2

- PHT 1: Thực hiện thí nghiệm cho viên bi chuyển động thẳng trên máng nghiêng (chọn là trục Ox) Em hãy xác định thời gian vật chuyển động trên những quãng đường khác nhau ghi kết quả vào bảng sau:

t (s)

Tính vận tốc của vật chuyển động trên mỗi đoạn đường và rút ra nhận xét

- Thí nghiệm về sự rơi của các vật trong không khí: Một vài hòn sỏi với nhiều kích cỡ Một vài tờ giấy phẳng nhỏ Một vài miếng bìa phẳng, tương đối dày, có khối lượng lớn hơn viên sỏi nhỏ

- Thí nghiệm nghiên cứu những đặc điểm của sự rơi tự do: Một dây dọi Một viên bi

2 Học sinh: Ôn kiến thức về chuyển động thẳng đều.

III Tổ chức các hoạt động học của học sinh

1 Hướng dẫn chung

Chủ đề này cần thực hiện trong thời gian 3 tiết ở trên lớp (theo quy định) Cụ thể:

- Tiết 1 Tổ chức để học sinh tìm hiểu vân tốc tức thời ; chuyển động thẳng nhanh dần đều

- Tiết 2 Tổ chức học sinh tìm hiểu chuyển động thẳng chậm dần đều và bài tập vận dụng

- Tiết 3: Sự rơi tự do

Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập Phần vận dụng và tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà và nộp bài cho GV vào bài sau

Có thể mô tả chuổi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

kiến

Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về vận tốctức thời và chuyển động thẳng biến đổi 5 phút

Hình thành

kiến thức

Hoạt động 2 Tìm hiểu vận tốc tức thời và định nghĩa chuyển

động thẳng biến đổi đều 10 phút Hoạt động 3 Tìm hiểu chuyển động thẳng nhanh dần đều 35 phút Hoạt động 4 Tìm hiểu chuyển động thẳng chậm dần đều. 15 phút Hoạt động 5 Sự rơi của các vật trong không khí 10 phút

Hoạt động 6 Sự rơi của các vật trong chân không (Sự rơi tự

Hoạt động 7 Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do 20 phút

Luyện tập Hoạt động 8 Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vậndụng 20 phút

Tìm tòi mở

rộng Hoạt động 9 Đưa ra phương án kiểm chứng tính chất củachuyển động thẳng biến đổi đều 5 phút

2 Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động

Hoạt động 1: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về vận tốc tức thời và chuyển động thẳng biến đổi

a) Mục tiêu hoạt động: Tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới bằng

cách cho HS quan sát thí nghiệm và ví dụ thực tế

Nội dung hoạt động:

- Lấy ví dụ thực tế về chuyển động thẳng biến đổi

- Làm thí nghiệm

- Thảo luận nhóm

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo trước cả lớp

- Nghe và quan sát giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm

- Tiến hành thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Trang 3

- Thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu.

Câu lệnh:Tốc độ của các vật trong quá trình chuyển động thay đổi như thế nào?

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

-GV chia nhóm và đặt nhiệm vụ trước lớp

- Hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc nhóm

- Tổ chức học sinh báo cáo kết quả trước lớp

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp

- Hoàn thành câu lệnh

c) Sản phẩm hoạt động: Ý kiến của các nhóm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc tức thời và định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều.

a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu để đưa ra công thức tính độ lớn vận tốc tức thời, đặc điểm véc tơ

vận tốc tức thời và định nghĩa được chuyển động thẳng biến đổi đều

Nội dung hoạt động:

- Làm thế nào để xác định tốc độ của vật tại một điểm trên quỹ đạo? Tốc độ của vật tại một điểm trên quỹ đạo có ý nghĩa gì?

- Hoàn thành C1(SGK)

-Nêu đặc điểm của một véctơ?

-Đọc sách giáo khoa để đưa ra đặc điểm của véctơ vận tốc tức thời

- Trình bày trước nhóm và thảo luận để chọn ra các thông tin hợp lí cho các câu hỏi trên

- Báo cáo kết quả trước cả lớp, trao đổi để chọn được các thông tin quan trọng

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

- GV hướng dẫn học sinh đọc SGK;

- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó thảo trình bày và thảo luận nhóm để thống nhất kết quả

- Hướng dẫn học sinh báo cáo trước, giám sát và điều khiển thảo luận Ghi nhận kết quả làm việc của

cá nhân hoặc nhóm học sinh

- Yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước

c) Sản phầm hoạt động: Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và thảo luận.

* Giáo viên đặt vấn đề: Một chiếc xe đang chuyển

động thẳng không đều Muốn biết tại một điểm

trên quỹ đạo, xe chuyển động nhanh hay chậm ta

phải làm thế nào?

* Làm thế nào để xác định vận tốc (một cách

chính xác là độ lớn vận tốc) tại một thời điểm?

*Nếu gọi đoạn đường mà xe đi được trong khoảng

thời gian rất ngắn t là s Hãy viết công thức xác

định độ lớn của vận tốc của vật tại một thời điểm

* Giáo viên đưa ra kết luận: Đại lượng v =

Δss Δst

với t rất ngắn gọi là vận tốc tức thời

* Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1;

* Vận tốc tức thời có phương và chiều như thế

nào?

Bài toán 1:

Vận tốc tức thời của một vật có độ lớn:

A luôn luôn bằng tốc độ trung bình

B Không bao giờ bằng tốc độ trung bình

C.Đôi khi bằng tốc độ trung bình

D.Tất cả các câu trên đều sai

* Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi?

* Trong chuyển động thẳng biến đổi có trường

hợp là chuyển động thẳng biến đổi đều Vậy thế

nào là chuyển động thẳng biến đổi đều?

* Giáo viên kết luận: Chuyển động thẳng có vận

* Học sinh suy nghĩ, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Câu trả lời có thể là: Cần xác định vận tốc tại

thời điểm đó.

* Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời ;

* Câu trả lời có thể là: Nếu khoảng thời gian t

rất ngắn thì vận tốc tại một điểm là v =

Δss Δst .

* Trả lời câu hỏi C1, câu trả lời đúng v = 0,1m/s

* Học sinh trả lời câu hỏi và trao đổi chung cả lớp

về câu trả lời của đưa ra

* Câu trả lời đúng: vận tốc tức thời có phương

tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động, có chiều cùng với chiều chuyển động.

* Học sinh thảo luân theo nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Câu trả lời có thể là: Vectơ vận tốc tức thời có

gốc tại vật chuyển động, có chiều của chuyển động và có độ dài tỷ lệ với độ lớn vận tốc theo tỷ

lệ xích nào đó.

* Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra câu trả lời, nhận xét câu trả lời

* Câu trả lời đúng: C vận tốc tức thời của một vật

có độ lớn đôi khi bằng vận tốc trung bình

Trang 4

tốc tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động

nhanh dần đều, và chuyển động có vận tốc giảm

dần theo thời gian gọi là CĐ chậm dần đều.

* Giáo viên nhấn mạnh: Chuyển động thẳng biến

đổi đều bao gồm chuyển động thẳng nhanh dần

đều và chuyển động thẳng chậm dần đều

* Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào đặc trưng của quỹ đạo và vận tốc chuyển động

* Học sinh làm việc theo nhóm và đưa ra câu trả

lời: Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức

thời tăng đều hoặcc giảm đều theo thời gian.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động thẳng nhanh dần đều

a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua thí nghiệm hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có

của HS với những kiến thức mới

Nội dung hoạt động:

- Chuẩn bị thí nghiệm hoặc video ghi thí nghiệm

- Đại lượng vật lí nào đặc trưng cho sự thay đổi tốc độ theo thời gian?

- Làm thí nghiệm

-Tính tỉ số

v t

 ,nhận xét ?

- Đọc sách giáo khoa để đưa ra đặc điểm của véctơ gia tốc

-Thiết lập phương trình vận tốc, phương trình đường đi, phương trình tọa độ và vẽ đồ thị

- Hoàn thành câu hỏi C3 ,C4 ,C5(SGK)

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em làm thí nghiệm hoặc xem video mô phỏng, hướng dẫn các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.

* Giáo viên đặt vấn đề: Trong chuyển động thẳng

biến đổi đều, vận tốc tức thời biến đổi theo thời

gian Để đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay

chậm của vận tốc của vật theo thời gian, người ta

đưa ra khái niệm gia tốc, kí hiệu là a

* Giả sử tại thời điểm to vật có vận tốc vo và đến

thời điểm t thì vận tốc của vật là v Làm thế nào để

xác định được sự thay đổi nhanh day chậm của vận

tốc của vật trong khoảng thời gian từ to đến t

* Hãy xác định phương, chiều của vector gia tốc

trong chuyển động thẳng biến đổi đều (chuyển

động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng

chậm dần đều)

* Giáo viên gợi ý: + Muốn vật hãy so sánh hiểu

của các vector vận tốc vDuur với các vector vận tốc

v , ⃗vo trong hai truờng hợp là chuyển động

nhanh dần đều và chuyển động chậm dần đều Từ

đó ta suy ra được phương, chiều của vector gia

tốc

* Từ biểu thức tính gia tốc, giáo viên dẫn dắt học

sinh tìm đơn vị của gia tốc

* Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và

chuyển động thẳng chậm dần đều, như đã biết, độ

lớn vận tốc biến đổi theo thời gian Hãy xác định

* Học sinh làm việc cá nhân để đưa ra câu trả lời Thảo luận chung toàn lớp câu trả lời đưa ra

* Câu trả lời có thể là:

+ So sánh hiệu vận tốc tại hai thời điểm khác nhau

+ Xác định sự thay đổi vận tốc của vật trong một đơn vị thời gian:

v−v o t−t o

* Học sinh làm việc cá nhân và có thể không đưa

ra được câu trả lời

* Học sinh trả lời câu hỏi theo gợi ý của giáo viên và trình bày câu trả lời trước lớp và yêu cầu toàn bộ học sinh thảo luận về câu trả lời vừa đưa ra

* Câu trả lời có thể là:

+ Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì v

> vo nên vector ⃗ Δsv cùng phương, cùng chiều

với các vector ⃗ v , ⃗vo và ngược lại.

* Học sinh làm việc cá nhân, từ biểu thức định nghĩa gia tốc và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức để trả lời câu hỏi về tìm đơn vị của gia tốc

* Câu trả lời đúng là đơn vị của gia tốc: m/s2

Trang 5

công thức tính vận tốc của chuyển động tại thời

điểm t bất kì?

* Nếu chọn gốc thời gian tại thời điểm to thì công

thức xác định vận tốc được xác định như thế nào?

* Giáo viên đưa ra kết luận: Công thức xác định

vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến

đổi đều được xác đinh v= v o + at.

* Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3

* Giáo viên giới thiệu công thức tính quãng đường

đi được của chuyển động theo thời gian

* Giáo viên kết luận: Quãng đường đi được trong

chuyển động thẳng biến đổi đều là hàm số bậc

hai của thời gian (Hay nói cách khác quãng

đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều

biến thiên theo hàm bậc hai đối với thời gian t)

* Nếu có một điểm M xuất phát từ điểm A có toạ

độ xo trên đường thẳng Ox, chuyển động thẳng

biến đổi đều với vận tốc ban đầu vo và gia tốc a

Từ công thức tính quãng đường đi được của

chuyển động thẳng biến đổi đều, hãy xác định toạ

độ của chất điểm ở thời điểm t

* Giáo viên kết luận: Phương trình chuyển động

thẳng biến đổi đều có dạng:

x = x o + v o t +

1

2 at 2

* Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài toán 2: Một

vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc

đầu là vo Chứng minh rằng quãng đường mà vật đi

được là: s =

v2−v o2

2 a

* Giáo viên kết luận: Đó là công thức liên hệ

giữa gia tốc, vận tốc và đường đi trong chuyển

động thẳng biến đôỉ đều.

* Học sinh làm việc cá nhân để thấy: Trong biểu

thức tính gia tốc, có chứa vận tốc, vậy từ biểu thức tính gia tốc có thể suy ra công thức xác định vận tốc tức thời của chất điểm tại thời điểm t là: v = v o + a(t – t o )

* Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày kết quả thảo luận

* Học sinh làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi của giáo viên và nhận xét kết quả làm việc của bạn

* Học sinh ghi nhớ công thức s = v o t +

1

2 at 2

Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Từ công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều, học sinh phải xác định được mối quan hệ giữa toạ độ và quãng đường đi được để tìm công thức xác định toạ độ của chất điểm tại thời điểm t như sau:

x = OM=OA+AM với OA = xovà AM

= vot +

1

2 at2 Vậy, phương trình chuyển động thẳng biến đổi

đều: x = x o + v o t +

1

2 at 2

* Học sinh tìm cách chứng minh biểu thức để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Câu trả lời đúng: Khử t từ các phương trình:

v = vo + at và s = vot +

1

2 at2

ta có được biểu thức theo yêu cầu của bài toán:

v2−v o2=2 as

Hoạt động 4: Tìm hiểu chuyển động thẳng chậm dần đều

a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua thí nghiệm hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có

của HS với những kiến thức mới

Nội dung hoạt động:- Chuẩn bị thí nghiệm hoặc video ghi thí nghiệm

- Làm thí nghiệm -Tính tỉ số

v t

 ,nhận xét ?

- Đọc sách giáo khoa để đưa ra đặc điểm của véctơ gia tốc

-Thiết lập phương trình vận tốc ,phương trình đường đi,phương trình tọa độ và vẽ đồ thị

- Hoàn thành câu hỏi C7 ,C8 (SGK)

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em làm thí nghiệm hoặc xem video mô phỏng, hướng dẫn các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.

Trang 6

- Chúng ta đi xét tiếp dạng thứ 2 của chuyển động

thẳng biến đổi đều đó là chuyển động thẳng chậm

dần đều (CĐTCDĐ)

- Trong phần này các em tự nghiên cứu, vì tương

tự như trong chuyển động thẳng nhanh dần đều

- Chú ý vectơ gia tốc trong chuyển động châm dần

đều như thế nào với các vectơ vận tốc?

- Đồ thị vận tốc – thời gian trong CĐTCDĐ có

điểm gì giống & khác với CĐTNDĐ?

- Cần chú ý gì khi sử dụng biểu thức tính quãng

đường & pt chuyển động trong CĐTCDĐ?

Vận tốc và đồ thị vận tốc - thời gian trong CĐTCDĐ

có gì giống và khác CĐTNDĐ ?

Biểu thức và ptcđ của CĐTCDĐ ?

- GV nêu sự giống và khác nhau giữa 2 loại chuyển

động

* Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày kết quả thảo luận

- Vectơ gia tốc trong CĐTCDĐ cùng phương, ngược chiều với các vectơ vận tốc

- Gia tốc sẽ ngược dấu với v0 Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

Hoạt động 5: Nghiên cứu sự rơi của các vật trong không khí.

a) Mục tiêu hoạt động: Thông qua thí nghiệm để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của học sinh và

kiến thức mới

Nội dung: Thí nghiệm

Chuẩn bị thí nghiệm SGK:

- Thí nghiệm 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi (nặng hơn tờ giấy): Hòn sỏi rơi nhanh hơn tờ giấy (Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ)

- Thí nghiệm 2: Như thí nghiệm 1, nhưng tờ giấy vo tròn và nén chặt: Tờ giấy được vo tròn và nén chặt rơi nhanh hơn hòn sỏi (Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng)

- Thí nghiệm 3: Thả 2 tờ giấy cùng kích thước nhưng một tờ giấy để phẳng, còn tờ kia thì vo tròn

và nén chặt lại: Tờ giấy vo tròn và nén chặt rơi nhanh hơn tờ giấy để phẳng (hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh, chậm khác nhau)

- Thí nghiệm 4: Thả viên sỏi nhỏ và miếng bìa phẳng, tương đối dày, có khối lượng lớn hơn viên sỏi nhỏ: 2 vật rơi nhanh như nhau (hai vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau)

Giao cho học sinh thực hiện thí nghiệm, trình bày cách tiến hành và ghi kết quả mỗi thí nghiệm vào

vở và trả lời câu hỏi: “Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí?”

Sau khi đã ghi cách tiến hành và kết quả mỗi thí nghiệm, học sinh có thể dự đoán nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí là sức cản của không khí, giáo viên dẫn dắt đặt vấn đề

“vậy nếu loại bỏ được hết các ảnh hưởng đó thì sự rơi của các vật sẽ như thế nào?”, tạo ra mục đích và động lực để học sinh học kiến thức mới trong bài

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

GV đặt vấn đề bằng cách cho học sinh làm thí nghiệm, hướng dẫn học sinh đọc thêm SGK để thực hiện nhiệm vụ học tập

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại ý kiến của các bạn khác vào vở của mình Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở ý kiến của nhóm

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các

em cần hỗ trợ Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.

* Giáo viên giới thiệu vài ví dụ đề học sinh nhận

thức được vấn đề về chuyển động rơi: Tại sao các

vật rơi nhanh chậm khác nhau

+ Giáo viên Thả một tờ giấy và một hòn sỏi

+ Giáo viên dùng tờ giấy vò lại và tờ giấy cho rơi

cùng một lúc, yêu cầu học sinh rút ra nhận xét;

+ Giáo viên dùng hòn đá và tờ giấy cho rơi cùng

* Học sinh quan sát và nhận xét, nhận thức vấn

đề của bài học

* Câu trả lời của học sinh có thể là: vật có khối lượng lớn hơn sẽ rơi chạm đất trước vì rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nặng

* Học sinh lập luận và đưa ra tiên đoán:

+ Tờ giấy phẳng sẽ rơi chạm đất sau do sức cản của không khí

Trang 7

một lúc và yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận

xét

* Giáo viên gợi lại thí nghiệm để học sinh tái hiện

kiến thức:

+ Quan sát chuyển động của hai vật có khối lượng

khác nhau thả không vận tốc đầu ở cùng một độ

cao Hai vật này có chạm đất cùng một thời điểm

hay không? Vì sao?

* Điều này đúng thì có nghĩa là hai vật có khối

lượng như nhau thì sẽ rơi như nhau

* Giáo viên lấy hai tờ giấy, giống hệt nhau (có

khối lượng bằng nhau), một tờ để phẳng còn tờ kia

thì vò lại và thả cho vật rơi ở cùng một độ cao, tờ

giấy nào sẽ chạm đất trước?

* Giáo viên tiến hành thí nghiêm, yêu cầu học sinh

quan sát và rút ra nhận xét về kết quả

* Giáo viên kết luận: Không khí ảnh hưởng đến

sự rơi của các vật.

+ Hai tờ giấy sẽ rơi chạm đất cùng một lúc vì chúng có khối lượng giống nhau

*Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Học sinh thảo luận và nhận xét kết quả;

* Câu trả lời có thể là: Các vật có khối lượng giống nhau thì sẽ rơi như nhau còn các vật có khối luợng khác nhau thì sẽ rơi khác nhau;

* Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả;

Hoạt động 6: Sự rơi của các vật trong chân không (Sự rơi tự do)

a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu định nghĩa sự rơi tự do.

Nội dung:

- Thí nghiệm ống Niu-tơn: đọc SGK để tìm hiểu về thí nghiệm ống Niu-tơn

- Kết luận về “Sự rơi tự do”

- Thí nghiệm của Ga-li-lê để tìm hiểu trường hợp coi gần đúng sự rơi của các vât trong không khí

là sự rơi tự do

Học sinh được hướng dẫn tự nghiên cứu SGK để lĩnh hội các kiến thức về sự rơi của các vật trong chân không và trường hợp coi gần đúng sự rơi của các vât trong không khí là sự rơi tự do

Hình thức chủ yếu hoạt động của học sinh trong phần này là tự học qua tài liệu Dưới sự hướng dẫn của giáo viên (trực tiếp tại lớp), học sinh lĩnh hội được kiến thức và trả lời được các câu hỏi của bài học:

- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực

- Có thể coi gần đúng sự rơi của các vât trong không khí là sự rơi tự do khi trọng lượng của vật đó rất lớn so với sức cản của không khí

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại ý kiến của các bạn khác vào vở của mình Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở ý kiến của nhóm

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các

em cần hỗ trợ Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.

+ Kết luận về sự rơi của các vật trong chân không

+ Định nghĩa sự rơi tự do

+ Trường hợp coi sự rơi của các vật trong không khí là sự rơi tự do

* Điều gì xảy ra nếu ta loại bỏ được hoàn toàn sức

cản của không khí?

* Giáo viên tiến hành thí nghiệm với các vật có

khối lượng khác nhau thả rơi trong dụng cụ đã hút

hết không khí (ống Newton) để kiếm tra điểu này

* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra kết

luận

* Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả;

* Học sinh nhận xét được rằng trong chân không các vật rơi như nhau cho dù khối lượng và kích thước của các vật khác nhau;

Trang 8

* Giáo viên đưa ra kết luận: Trong chân không,

các vật rơi nhanh như nhau dù rằng khối lượng,

kích thước của vật là khác nhau.

Giáo viên giới thiệu: Galiléo cũng đã tiến hành thí

nghiệm thả các vật có khối lượng khác nhau từ

tầng cao của tháp nghiên Pida và đi đến kết luận:

Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các

vật rơi nhanh như nhau Sự rơi các vật như vậy

được gọi là sự rơi tự do

* Thế nào là sự rơi tự do?

* Giáo viên yêu cầu học sinh lấy vài ví dụ về sự

rơi tự do

* Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 7/sgk;

*Học sinh đưa ra câu trả lời.: Sự rơi tự do là sự rơi của các vật chỉ dưới tác dụng của trong lực

* Học sinh lấy ví dụ và nhận xét về các ví dụ đã đưa ra xem đó có phải là các ví dụ về sự rơi tự do hay không;

*Có thể học sinh đưa ra các ví dụ:

+ Hòn đá rơi từ cao;

+ Viên bi sắt được thả từ cao rơi xuống;

* Học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

Hoạt động 7: Đặc điểm của chuyển động rơi tự do

a) Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

Nội dung:

- Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do

- Gia tốc rơi tự do

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên (trực tiếp tại lớp), học sinh lĩnh hội được kiến thức về những đặc điểm của chuyển động rơi tự do, gia tốc rơi tự do và thực hiện được các thí nghiệm kiểm chứng

Học sinh được giao nhiệm vụ làm thí nghiệm kiểm chứng kết hợp tự nghiên cứu SGK về những đặc điểm của chuyển động rơi tự do:

- Thí nghiệm kiểm chứng phương của vật rơi tự do: Lấy dây dọi dài, một đầu buộc vào giá, xác định điểm chạm của quả dọi trên mặt bàn có dính đất nặn Buộc một viên bi sắt có nối với một sợi dây vào vị trí treo dây dọi trên giá đỡ Đốt dây treo viên bi, quan sát điểm rơi của viên bi trùng với điểm đã đánh dấu của quả dọi Kết luận phương của vật rơi tự do trùng với phương của dây dọi

- Thí nghiệm kiểm chứng chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều: GV giới thiệu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm, HS kết hợp nghiên cứu trong SGK về phương pháp này để kiểm chứng đặc điểm này

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập, sau đó hướng dẫn các em làm thí nghiệm kiểm chứng

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại ý kiến của các bạn khác vào vở của mình Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở ý kiến của nhóm

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các

em cần hỗ trợ Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.

+ Đặc điểm của chuyển động rơi tự do

+ Gia tốc rơi tự do

Trang 9

*Giáo viên đặt vấn đề: Để nghiên cứu một chuyển

động chúng ta cần xét các đặc điểm của chuyển

động đó về phương, chiều, tính chất của chuyển

động Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để xác

định phương, chiều của sự rơi tự do?

* Giáo viên tiến hành thí nghiệm theo phương án

đã đề xuất: Lấy dây dọi dài, một đầu buộc vào

giá, xác định điểm chạm của quả dọi trên mặt bàn

co dính đất nặn Buộc một viên bi sắt có nối với

một sợi dây vào vị trí reo dây dọi trên giá đỡ Đốt

dây treo viên bi, hãy quan sát về điểm rơi của vật

trên bàn trong thí nghiệm và rút ra kết luận về

phương, chiều của sự rơi tự do

* Gia tốc tự do kí hiệu là g

+ Công thức xác định vận tốc tức thời trong

chuyển động rơi tự do: v = gt

+ Công thức xác định đường đi trong chuyển

động rơi tự do: s=

1

2 gt2

* Giáo viên nhấn mạnh: Thực nghiệm chứng tỏ

rằng tại một nơi nhất định trên Trái Đất, các vật

rơi cùng một gia tốc g

* Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vào vị trí của quỹ

đạo và độ cao

* Giáo viên lấy vài ví dụ để làm rõ nhận định trên

*Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên đặt vấn đề, nhận thức vấn đề và hình thành ý tưởng nghiên cứu;

* Học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm có thể có

* Học sinh thảo luận các phương án đưa ra

* Các phương án có thể là:

Cho vật rơi dọc theo dây dọi, nếu phương rơi dọc theo dây dọi thì ra kết luận được phương của chuyển động rơi tự do

* Học sinh quan sát thí nghiệm về phương chiều của chuyển động rơi tự do và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;

* Công thức xác định vận tốc: v = at = gt

* Công thức xác định quãng đường rơi tự do:

s =

1

2 at2 =

1

2 gt2

*Học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức

Hoạt động 8: Hệ thống hóa kiến thức – Bài tập vận dụng

a) Mục tiêu hoạt động

Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về chuyển động thẳng biến đổi đều và rơi

tự do

Nội dung hoạt động:

Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do

Vận dụng kiến thức giải bài tập trang 22 sách giáo khoa

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

- Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều.

- Yêu cầu cả lớp bài tập trang 22 sách giáo khoa và 2 bài tập sau

Bài 1 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h=80m Lấy gia tốc rơi tự do g = 10m/s2

a) Tính thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất?

b) Tính vận tốc của vật khi vừa chạm đất?

c) Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng?

Hướng dẫn giải

a) Thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất là:t = √ 2h g = √ 10 2.80 =4 s

b) Vận tốc của vật khi vừa chạm đất (vận tốc của vật lúc t = 4s):v = gt = 10.4 = 40 m/s

c) Gọi S1 là quãng đường vật rơi trong t1 = 4s => S1 = h = 80m

Gọi S2 là quãng đường vật rơi trong t2 = 3s đầu => S2 = ½.g.t2 = ½.10.32 = 45m

ΔsS= S1 – S2 = 80 – 45 = 35m

Bài 2 Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2, thời gian rơi là 20s

a) Tính quãng đường vật rơi được trong 1s đầu và trong 1s cuối?

b) Tính thời gian rơi trong 1m đầu và thời gian rơi trong 1m cuối?

Hướng dẫn giải

a) + Quãng đường vật rơi được trong 20s là: S = ½.g.t2 = ½.10.202 = 2000m

+ Quãng đường vật rơi được trong thời gian 1s đầu là: S1 = ½.5.12 = 5m

+ Quãng đường vật rơi được trong 19s đầu là: S2 = ½.10.192 = 1805m

+ Quãng đường vật rơi được trong 1s cuối là: S – S1 = 2000 – 1805 = 195m

Trang 10

b) +Thời gian rơi trong 1m đầu là:t = √ 2h g = √ 10 2.1 =0,45s

+ Thời gian rơi trong 1999m đầu là:t’ = √ 10 2.1999 =19,995 s

+ Thời gian vật rơi trong 1m cuối là: Δst=20−19,995=0,005 s

c) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh, nhóm học sinh.

Hoạt động 9 :Vận dụng, tìm tòi mở rộng

a) Mục tiêu hoạt động: Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác

với cộng đồng Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau

Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểm ở ngoài lớp học

b) Gợi ý tổ chức hoạt động

GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ đã nêu trong sách tài liệu để thực hiện ngoài lớp học

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học

GV ghi nhận cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh Hướng dẫn gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện)

c) Sản phẩm hoạt động: Bài tự làm vào vở ghi của HS.

Câu hỏi và bài tập củng cố

Câu 1 Chọn nhận xét sai về chuyển động thẳng biến đổi đều.

A Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian

B Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi

C Vec tơ gia tốc có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vec tơ vận tốc

D Quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau

Câu 2 : Trong công thức tính vận tốc của chuyển ñộng thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì:

A v luôn dương C a luôn cùng dấu với v B a luôn dương D a luôn ngược dấu với v

Câu 3 : Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa v,a và s

A v + vo = 2as B v2 - vo2 = 2as C v - vo = 2as D v2 + vo2 = 2as

Câu 4 Câu nào sai ? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc

B vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian

C quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian

D Gia tốc là đại lượng không đổi

Câu 5 Câu nào đúng ? Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là

A s = vot +

1

2at2 (a và v0 cùng dấu) B s = vot +

1

2at2 (a và v0 trái dấu)

C x = x0 + vot +

1

2at2 (a và v0 cùng dấu) D x = x0 + vot +

1

2at2 (a và v0 trái dấu)

Câu 6: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển ñộng thẳng nhanh dần ñều với gia tốc 0,1 m/s2 Khoảng

thời gian để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là?

A 360s B 100s C 300s D 200s

Câu 7 : Một Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều.Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s ñến 6 m/s

Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là?

A 500m B 50m C 25m D 100m

Câu 8: Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh , chuyển động chậm dần đều Sau khi đi

thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể

từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là ?

A a = 0,5m/s2 , s = 100m B a = -0,5m/s2 , s = 110m

C a = -0,5m/s2 , s = 100m D a = -0,7m/s2 , s = 200m

Câu 9 : Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2 , thời điểm ban

đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng

A 2 x = 3t + t B 2 x = −3t − 2t C 2 x = −3t + t D 2 x = 3t − t

Câu 10 Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là sự rơi tự do khi thả rơi

Ngày đăng: 22/10/2020, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   thành - Chủ đề chuyen dong thang bien doi deu, su roi tu do
nh thành (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w