1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư tại thành phố vinh, nghệ an ( nghiên cứu trường hợp phường bến thủy và phường trường thi,thành phố vinh, nghệ an)

211 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiêncứu, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ bên cạnh vốn kinh tế thì vốn xã hội đóngvai trò quan trọng không kém tron

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(Nghiên cứu trường hợp phường Bến Thủy và

phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Trang 3

Hà Nội - 2016

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

2.1 Ý nghĩa khoa học 2

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Khách thể nghiên cứu 4

4.3 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Câu hỏi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu 5

7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 6

7.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 6

7.4 Phương pháp xử lý thông tin và báo cáo kết quả 9

8 Hạn chế của luận án 10

9 Cấu trúc của Luận án 11

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1 Nghiên cứu về nhập cư 13

1.1.1 Tác động của nhập cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội 13

1.1.2 Mạng lưới xã hội của người nhập cư 15

1.2 Nghiên cứu về vốn xã hội 18

1.2.1 Quá trình xây dựng vốn xã hội 18

1.2.2 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh tế 20

Trang 5

1.3 Nghiên cứu về sinh kế 22

1.3.1 Loại hình, phương thức sinh kế 22

1.3.2 Mối quan hệ giữa sinh kế và vốn xã hội 25

1.4 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 31

2.1 Các khái niệm công cụ 31

2.1.1 Vốn xã hội 31

2.1.2 Sinh kế 34

2.1.3 Người nhập cư 35

2.2 Lý thuyết áp dụng 36

2.2.1 Lý thuyết Vốn xã hội 36

2.2.2 Lý thuyết Lựa chọn duy lý 49

2.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 52

2.3.1 Thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An 52

2.3.2 Phường Bến Thủy và phường Trường Thi – thành phố Vinh 54

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỐN XÃ HỘI VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ VINH 58

3.1 Vài nét về sự nhập cư vào thành phố Vinh 58

3.1.1 Sự biến động tỷ lệ nhập cư qua các năm 58

3.1.2 Sự phân bố người nhập cư ở các địa bàn trong thành phố Vinh 60

3.2 Chân dung người nhập cư tại thành phố Vinh 63

3.2.1 Giới tính 63

3.2.2 Độ tuổi 66

3.2.3 Trình độ học vấn 67

3.3 Đặc điểm sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh 68

3.4 Khái quát về Vốn xã hội của người dân nhập cư 78

3.4.1 Sự kết nối thành mạng lưới xã hội 78

3.4.2 Lòng tin xã hội 80

3.4.3 Sự có đi – có lại 82

Trang 6

3.5 Tiểu kết 84

Chương 4: VỐN XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ VINH 86

4.1 Vốn xã hội với tài sản sinh kế của người nhập cư 87

4.1.1 Hoạt động vay vốn 87

4.1.2 Các phương tiện được sử dụng trong lao động 98

4.1.3 Nguyên liệu để sản xuất 101

4.2 Vốn xã hội trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp 107

4.2.1 Tri thức nghề nghiệp 107

4.2.2 Kinh nghiệm nghề nghiệp 114

4.2.3 Sức khỏe 118

4.3 Vốn xã hội với hoạt động nghề nghiệp của người nhập cư 122

4.3.1 Tìm kiếm việc làm 122

4.3.2 Thay đổi việc làm 131

4.3.3 Hợp tác làm ăn 136

4.3.4 Đa dạng hóa nguồn thu nhập 144

4.4 Tiểu kết 149

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 152

1 Kết luận 152

2 Khuyến nghị 155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 172

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, Dân số và Mật độ dân số phân theo phường xã của thành phốVinh năm 2013 53Bảng 2.2: Tổng số hộ, nhân khẩu tại hai phường Bến Thủy và Trường Thi 56Bảng 3.1: Tỷ suất nhập cư của thành phố Vinh qua các năm 59Bảng 3.2: Số liệu hộ, nhân khẩu cơ bản và tạm trú của các phường, xã thuộc thànhphố Vinh 60Bảng 3.3: Số người chuyển đi và chuyển đến tại hai phường Bến Thủy và

Trường Thi 62Bảng 3.4: Tỷ lệ người nhập cư nữ qua các năm ở thành phố Vinh và phường BếnThủy, phường Trường Thi 64Bảng 3.5: Trình độ học vấn của người nhập cư 68Bảng 3.6: So sánh khác biệt nghề nghiệp giữa nam và nữ 71Bảng 3.7: Thu nhập trung bình một tháng của người nhập cư chia theo giới tính 74Bảng 3.8: Loại hình nhà ở của người nhập cư chia theo giới tính 75Bảng 3.9: Phương tiện đi lại chính của người nhập cư chia theo giới tính 76Bảng 3.10: Số người thân quen có thể chia sẻ chuyện riêng tư và nhờ giúp đỡ khicần thiết 81Bảng 4.1: Bảng chéo giữa số năm sống ở thành phố Vinh với việc vay vốn 89Bảng 4.2: So sánh về nguồn vay vốn giữa nam và nữ 90Bảng 4.3: Người cung cấp thông tin về tri thức nghề nghiệp cho người nhập cư 108Bảng 4.4: So sánh khác biệt về sự trợ giúp của người khác khi bị ốm đau giữa nam

và nữ 119Bảng 4.5: Bảng chéo giữa việc có người quen sẵn ở Thành phố Vinh và việc nhậnđược trợ giúp khi ốm đau không thể đi lại được 120Bảng 4.6: Số lần thay đổi việc làm kể từ khi đến thành phố Vinh của người nhập cưchia theo giới tính 132Bảng 4.7: Bảng chéo giữa số năm ở TP Vinh với số việc làm của người nhập cư.144

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Danh mục hình

Hình 1.1: Cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình 24

Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững 40

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1: Phần trăm độ tuổi của người nhập cư 67

Biểu đồ 3.2: Nguyên nhân nhập cư vào thành phố Vinh của người nhập cư 69

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ người thân quen của người nhập cư 79

Biểu đồ 4.1: Mục đích vay vốn của người nhập cư 92

Biểu đồ 4.2: Người trợ giúp người nhập cư về nguyên liệu sản xuất 102

Biểu đồ 4.3: Người cùng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp 137

Danh mục mô hình Mô hình 4.1: Kiểu mạng lưới xã hội truyền thống trong tìm kiếm việc làm 123

Mô hình 4.2: Kiểu mạng lưới xã hội hiện đại trong tìm kiếm việc làm 123

Mô hình 4.3: Kiểu mạng lưới xã hội hỗn hợp trong tìm kiếm việc làm 123

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HỘP

Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích của luận án 36

Sơ đồ 4.1: Mô hình hóa câu chuyện ở hộp 4.1 94

Sơ đồ 4.2: Mô hình hóa câu chuyện thất bại của việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động vay vốn 97

Sơ đồ 4.3: Mô hình hóa câu chuyện ở hộp 4.3 112

Sơ đồ 4.4: Mô hình hóa câu chuyện ở hộp 4.4 127

Sơ đồ 4.5: Mô hình hóa câu chuyện ở hộp 4.5 141

Sơ đồ 4.6: Mô hình hóa câu chuyện ở hộp 4.6 147

Danh mục hộp Hộp 4.1: Câu chuyện về sử dụng vốn xã hội trong hoạt động vay vốn 93

Hộp 4.2: Câu chuyện về vốn xã hội giúp cho các cá nhân tiếp cận được với nguyên liệu để sản xuất 103

Hộp 4.3: Câu chuyện về vốn xã hội giúp nâng cao tri thức nghề nghiệp cho người nhập cư 110

Hộp 4.4: Câu chuyện vốn xã hội giúp ích trong tìm kiếm việc làm 125

Hộp 4.5: Câu chuyện về vốn xã hội hỗ trợ người nhập cư trong hợp tác làm ăn 139

Hộp 4.6: Câu chuyện về vốn xã hội giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập 145

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình sinh tồn của loài người, sự nhập cư xảy ra phổ biến, xuấtphát từ các nguyên nhân về kinh tế, chiến tranh, chính trị hay thiên tai Đây là hiệntượng tự nhiên của xã hội, gắn liền với phân bố lao động và dân cư, trong mối quan

hệ với nguồn tài nguyên Quá trình nhập cư xuất phát từ sự điều chỉnh, cân đối giữanhu cầu và nguồn lao động giữa các vùng lãnh thổ, giữa nông thôn và thành thị.Người nhập cư vào các thành phố có những đặc trưng riêng như ít người có nhà ở

cố định, có ít người thân quen, phần đông người nhập cư thiếu kiến thức, hiểu biết

về môi trường sống mới Do đó, người nhập cư gặp khó khăn trong tìm kiếm việclàm, tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo nghề hay an sinh xã hội Songngười nhập cư đa phần là những người trẻ tuổi, năng động, có ý chí vươn lên trongquá trình tạo dựng sinh kế tại nơi ở mới Người nhập cư gặp nhiều trở ngại, nhưngbên cạnh đó họ cũng có những lợi thế riêng của mình, tuy nhiên để có vượt quađược mọi thách thức, rào cản cũng như bất trắc đòi hỏi người dân nhập cư cần phải

sử dụng nhiều loại nguồn lực khác nhau

Các nguồn lực cần thiết đối với người dân nhập cư có thể kể đến: vốn tàichính, vốn vật chất, vốn con người, vốn văn hóa và vốn xã hội Các loại vốn này cóvai trò khác nhau đối với quá trình sinh sống của người nhập cư tại thành thị Muốntạo dựng và phát triển một sinh kế bền vững, lâu dài thì người nhập cư cần phải sửdụng kết hợp các loại vốn dưới tác động của môi trường xã hội, thể chế chính trịcùng với rất nhiều những rủi ro Trong số các loại vốn này, có một loại vốn đặt biệt

- là vốn xã hội, không tồn tại hữu hình mà tồn tại vô hình trong mối quan hệ xã hộigiữa các cá nhân với nhau, hơn nữa nó không trực tiếp tạo ra lợi ích vật chất cũng nhưtinh thần, mà nó là bước trung gian chuyển đổi sang các loại vốn khác nếu như cá nhânbiết cách vận dụng Để vượt qua mọi thách thức và có thể sinh sống ổn định tại đô thị,ngoài những tiềm lực đã có thì vốn xã hội của người nhập cư đã có vai trò hỗ trợ như thếnào đối với sinh kế của họ? Hơn nữa, bàn về người nhập cư thì hiện tại ở Việt Nam có rấtnhiều nghiên cứu, song hướng nghiên cứu về vai trò của vốn

Trang 11

xã hội đối với quá trình sinh kế của họ thì hiện tại đang còn là một khoảng trống cầnlấp đầy.

Vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với người nhập cư bên cạnh các loại vốnkhác, song để nghiên cứu rõ vai trò của nó không hề đơn giản Nhìn chung, thờigian gần đây các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nhiều đến khái niệmvốn xã hội, song ở Việt Nam người ta bàn nhiều đến vốn xã hội giữa những ngườinông dân ở vùng nông thôn - một cộng đồng mang tính cố kết xã hội cao Còn khíacạnh vốn xã hội của người dân ở thành thị, đặc biệt là với nhóm người dân nhập cưthì đang còn mỏng cả về số lượng lẫn chất lượng

Ngoài ra, tác giả quyết định lựa chọn địa bàn nghiên cứu là thành phố Vinh –

thuộc miền Trung Việt Nam Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào về vốn xã hội của người dân tại thành phố Vinh Thứ hai, tính đặc thù về vốn xã hội của người dân xứ Nghệ Thứ ba, những năm gần đây người dân nhập cư đến thành phố Vinh khá

đông, tạo nên bức tranh mới trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Với tất

cả những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh, Nghệ An” (Nghiên cứu trường hợp phường Bến Thủy

và phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An)

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ lý thuyết vốn xã hội và lý thuyết lựa chọn duy

lý để nhìn nhận, đánh giá tác động hai mặt của vốn xã hội đối với quá trình sinh kếcủa người dân ở cộng đồng nhập cư Luận án nhằm đóng góp về mặt khái niệm khoahọc, cụ thể đó là làm hoàn thiện, sâu sắc hơn khái niệm vốn xã hội trong mối quan

hệ với khái niệm sinh kế Ngoài ra, nghiên cứu còn có ý nghĩa kiểm chứng các lýthuyết được ứng dụng, chính là lý thuyết vốn xã hội và lý thuyết lựa chọn duy lý, bổsung quan điểm thực tiễn cho các lý thuyết này Hơn nữa, luận án còn xem xét mức

độ phù hợp với thực tiễn thành phố Vinh cũng như Việt Nam của các lý thuyết được

áp dụng

Trang 12

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án nhằm tìm hiểu tác động của vốn xã hội trong quá trình phát triểnsinh kế của người dân nhập cư ở các thành phố lớn, cụ thể là ở thành phố Vinh, tỉnhNghệ An Qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiêncứu, các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ bên cạnh vốn kinh tế thì vốn xã hội đóngvai trò quan trọng không kém trong hoạt động kiếm sống tại thành thị của cộngđồng nhập cư, từ đó sẽ có chính sách thiết thực nhằm vận dụng hiệu quả vai trò củavốn xã hội trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồngnhập cư Hơn nữa, luận án cũng chỉ ra nhóm người nhập cư có vai trò quan trọngđối với thành thị, cho nên cần phải có những chính sách hỗ trợ cho họ về mọi mặtcủa sinh kế, để họ góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nóiriêng và cả nước nói chung

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích đặc điểm vốn xã hội và sinh kế của nhóm người nhập cư, làm rõthực trạng sử dụng vốn xã hội của họ trong quá trình phát triển sinh kế tại nơi đến

Từ đó xem xét một số tác động mang tính hai mặt của vốn xã hội tới quá trình sinh

kế của người dân nhập cư tại thành phố Vinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số khái niệm và lý thuyết cũng như xây dựng cơ sở lýluận cho đề tài

- Dùng phương pháp định tính và định lượng để điều tra, khảo sát thu thậpthông tin nhằm chứng minh các giả thuyết

- Khái quát các thông tin cá biệt thành thông tin của tổng thể có giá trị về mặtkhoa học và thực tiễn

Trang 13

4 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của vốn xã hội tới quá trình phát triển sinh kế của người dân nhập

cư tại thành phố Vinh

4.2 Khách thể nghiên cứu

Những người dân nhập cư tại thành phố Vinh

4.3 Phạm vi nghiên cứu

+ Tìm hiểu các đặc điểm về tình hình nhập cư vào thành phố Vinh trongnhững năm gần đây (từ 2005 – 2015), đặc điểm nhân khẩu học của người nhập cư

- Thời gian: Thời gian quan sát đối tượng nghiên cứu từ 2005 - 2015, tiến

hành khảo sát, điều tra thu thập thông tin từ 1/2013 đến 12/2014

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Sinh kế và vốn xã hội của người dân nhập cư tại thành phố Vinh có đặcđiểm như thế nào?

- Vốn xã hội có tác động như thế nào tới việc mua sắm tài sản sinh kế củangười dân nhập cư tại thành phố Vinh?

- Vai trò của vốn xã hội trong việc trau dồi năng lực nghề nghiệp của ngườidân nhập cư tại thành phố Vinh?

Trang 14

- Người dân nhập cư tại thành phố Vinh đã sử dụng vốn xã hội như thế nàotrong việc triển khai các hoạt động nghề nghiệp?

- Bên cạnh những tác động tích cực thì vốn xã hội có những tác động tiêucực gì tới quá trình sinh kế của người dân nhập cư tại thành phố Vinh?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Người dân nhập cư vào thành phố Vinh có những đặc điểm riêng về sinh kếliên quan đến các khía cạnh: nghề nghiệp, thu nhập, nhà ở, phương tiện đi lại và đặc

thù về 3 thành tố vốn xã hội như mạng lưới xã hội, lòng tin, sự có đi – có lại.

Vốn xã hội tạo điều kiện hỗ trợ cho người nhập cư mua sắm tài sản sinh kế,đặc biệt là trong hoạt động vay vốn, ở đây thành tố lòng tin đóng vai trò quan trọngnhất, giúp cho họ có thể cho vay hoặc vay vốn một cách thuận lợi

Có sự chuyển hóa từ vốn xã hội thành vốn con người, điều này tạo điều kiệncho người nhập cư tiếp cận tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, nâng cao năng lựcchuyên môn, phục vụ cho quá trình sinh kế

Hoạt động nghề nghiệp của người dân nhập cư tại thành phố Vinh được thựchiện một cách trôi chảy hơn nhờ có vai trò của vốn xã hội, trong đó tìm kiếm việclàm là khía cạnh rất cần phải sử dụng vốn xã hội

Bên cạnh những tác động tích cực thì vốn xã hội có những tác động tiêu cựcngoài mong muốn cho người nhập cư, việc không sử dụng hay sử dụng không đúngcách các thành tố của vốn xã hội đã tạo nên các rào cản, thách thức họ trong quátrình sinh kế tại thành phố Vinh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Luận án sử dụng một số tài liệu có liên quan như: các nghiên cứu, bài viếttrong và ngoài nước về các chủ đề: vốn xã hội, di dân, sinh kế Trên cơ sở phân tích,đánh giá các nghiên cứu đi trước, tác giả chỉ ra các khía cạnh về vốn xã hội mà cácnghiên cứu trước chưa đề cập đến Tuy nhiên, các nghiên cứu phong phú đi trước đã

để lại những luận điểm rất giá trị và hữu ích cho nghiên cứu này, trên cơ sở đó tácgiả có những ý tưởng cho nghiên cứu của mình

Trang 15

Bên cạnh đó đề tài còn phân tích báo cáo dân số và biến động dân số củathành phố Vinh các năm từ 2005 – 2013 Thông qua các báo cáo tình hình kinh tế -văn hóa - xã hội – chính trị trong những năm gần đây tại thành phố Vinh và haiphường nghiên cứu là phường Bến Thủy và phường Trường Thi, để nhằm phân tíchtình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương, để phát hiện sơ bộ các vấn đề có liênquan đến người nhập cư tại địa bàn nghiên cứu.

7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp quan trọng của nghiên cứu Tác giả tiến hành điều tra,thu thập thông tin với 30 trường hợp được thực hiện phỏng vấn

Thời gian tiến hành phỏng vấn: từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2014.

Nội dung của phỏng vấn: được thể hiện rõ ở phụ lục 1 (hướng dẫn phỏng vấn sâu).

Đặc điểm quan trọng của những người được phỏng vấn: đó là những người

nhập cư, các cán bộ quản lý và những người là bạn bè, hàng xóm của người dânnhập cư

- Những người dân nhập cư tại thành phố Vinh (22 trường hợp)

- Các cán bộ quản lý ở hai phường nghiên cứu (4 trường hợp)

- Những người là bạn bè, hàng xóm của người dân nhập cư (4 trường hợp) Kết quả thông tin từ phỏng vấn sâu được sử dụng trong luận án dưới dạng

trích dẫn các đoạn để minh họa Ngoài ra, tác giả kết hợp thông tin từ phỏng vấn sâu

để xây dựng nên những câu chuyện mang tính chi tiết, cụ thể, phản ánh các nộidung vấn đề nghiên cứu (trình bày trong phương pháp xử lý thông tin)

7.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Những thông tin thu thập được từ phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏimang tính định lượng sẽ bổ sung bằng chứng cho việc chứng minh những luận điểmcủa đề tài Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi dựa trên mục tiêu nghiên cứu, nộidung nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quảphỏng vấn sâu ở giai đoạn đầu, sau đó tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi

Trang 16

Dung lượng mẫu: nghiên cứu sử dụng cách tính dung lượng mẫu theo công

thức:

Nt2 σ2

n =

Nɛ 2 + + t 2 x σ 2Trong đó: n: dung lượng mẫut: hệ số tin cậy của thông tin σ2: Phương sai của tổng thể

ɛ: Phạm vi sai số chọn mẫu[Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001, tr.193-194]

N = 7850 người (số người nhập cư năm 2013 tại thành phố Vinh) Chọn hệ sốtin cậy là 99,7%, tra bảng t= 3

Như vậy, sai số chọn mẫu là 0,1; phạm vi sai số chọn mẫu ɛ là 0,9973

Thay vào công thức trên ta có:

Nội dung phỏng vấn bằng bảng hỏi: được thể hiện rõ trong phần phụ lục 2

(phiếu thu thập thông tin)

Cách lập khung chọn mẫu: Khách thể của phỏng vấn bằng bảng hỏi là những

người dân nhập cư vào thành phố Vinh tại hai phường Bến Thủy và phường TrườngThi Trong quá trình thực hiện các bước để phỏng vấn, nhà nghiên cứu đã nắm rõđược đặc điểm các địa bàn có đông người nhập cư, trên cơ sở đó để phỏng vấn bằngbảng hỏi có hiệu quả Để xây dựng được khung chọn mẫu, chúng tôi tiến hành theoquy trình sau:

Trang 17

Bước 1: Gặp gỡ lãnh đạo hai phường Bến Thủy và Trường Thi, tiếp cận các

số liệu thống kê về người nhập cư tại địa bàn, sàng lọc ra những địa bàn khối cóđông người nhập cư (theo ước tính của cán bộ phụ trách dân số)

Bước 2: Xin giấy giới thiệu của UBND Phường đến các khối có đông người

nhập cư, cụ thể ở phường Bến Thủy là khối 2, 5, 6, 8, 9; phường Trường Thi là khối

4, 7, 9, 13, 15

Bước 3: Tiếp xúc với ban lãnh đạo các khối, cụ thể là khối trưởng cùng các cộng tác

viên dân số, nắm bắt sơ bộ tình hình về đời sống, đặc điểm nói chung của người

nhập cư tại khối, lập danh sách những người nhập cư từ năm 2000 trở lại đây Bước

4: Tiến hành chọn mẫu theo quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Bước 5: Thời gian tiến hành phỏng vấn là 5 ngày (tháng 12/2014) Sau đó tác

giả tiến hành làm sạch bảng hỏi, đánh số thứ tự, mã hóa và nhập số liệu, xử lý thôngtin

Quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Đây là phương pháp chọn mẫu mà

mỗi đơn vị của tổng thể đều có một khả năng được lựa chọn như nhau

Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các đơn vị của tổng thể, dựa trên số liệu thu

được từ chính quyền hai phường

Bước 2: Gán cho mỗi đơn vị trong danh sách của tổng thể một số thứ tự từ 1

cho đến hết

Bước 3: Từ bảng số ngẫu nhiên, lấy ra một lượng các số ngẫu nhiên bằng

dung lượng mẫu cộng thêm mẫu dự trữ (20% lượng mẫu chính)

Bước 4: Việc lựa chọn này tiến hành khi có được dung lượng mẫu cần thiết.

Cơ cấu mẫu thu được như sau:

Trang 18

7.4 Phương pháp xử lý thông tin và báo cáo kết quả

Luận án sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social

Sciences) để xử lý các thông tin thu thập được.

Nghiên cứu sử dụng hai dạng thống kê mô tả phổ biến là Frequencies vàCrosstabs

Frequencies (tần suất): Đây là công cụ thường được dùng tóm lược thông tin

về phạm vi và cấp độ của biến tại 1 thời điểm; dùng tóm lược thông tin và chuẩnhóa về phạm vi của biến Dùng Frequencies có thể là một lựa chọn để tóm tắt phạm

vi biến; cung cấp thống kê để tóm tắt cấp độ của biến

Trang 19

Crosstabs (bảng tra chéo): là kỹ thuật cơ bản để nghiên cứu mối liên hệ giữahai cấp độ của biến Thường dùng để kiểm tra sự độc lập và đo lường về sự liên hệ

và chấp thuận của các dữ liệu Cho phép có được thông tin tóm tắt về mối liên hệgiữa 2 biến

- Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của tổng thể

Nghiên cứu sử dụng kiểm định về giá trị trung bình của hai tổng thể - trườnghợp mẫu độc lập (Independent – Sample T-test), để so sánh giá trị trung bình củahai tổng thể riêng biệt có đặc điểm là mỗi phần tử quan sát trong tổng thể này có sựtương đồng theo cặp với một phần tử ở tổng thể bên kia

8 Hạn chế của luận án

Mặc dù đã nỗ lực để mang đến một nghiên cứu có chất lượng, song do nhiềunguyên nhân chủ quan và khách quan nên luận án không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót

Trước tiên, trong quá trình sinh kế tại thành thị người dân nhập cư cần sửdụng rất nhiều loại vốn khác nhau, như: vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất,vốn văn hóa,… Người dân nhập cư gặp nhiều khó khăn khi mới đến thành thị, doviệc làm, nhà ở, các mối quan hệ xã hội của họ hạn chế hơn so với cư dân bản địa

Do vậy, ngoài việc sử dụng các loại vốn thông thường kể trên, lao động nhập cư cầnphải có sự linh hoạt trong việc vận dụng vốn xã hội – một loại vốn đặc biệt, đểnhằm tăng sức cạnh tranh Trong nhiều trường hợp, vận dụng tốt vốn xã hội, ngườidân nhập cư có nhiều lợi thế hơn hẳn những người khác Chính vì lý do này nên tácgiả chỉ tập trung nghiên cứu tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội tới sinh kếcủa người dân nhập cư Mặc dù như vậy sẽ tìm hiểu sâu sắc hơn vai trò của vốn xãhội nhưng đâycũng chính là hạn chế của nghiên cứu

Nhóm người nhập cư là nhóm người từ những nơi khác di chuyển đến thànhthị để sinh sống và làm việc Bên cạnh những thuận lợi thì người nhập cư cũng cónhững bất lợi nhất định so với lao động bản địa Và người nhập cư phải tìm mọicách để khắc phục những hạn chế trong quá trình cạnh tranh để có thể trụ vững ởthành thị Sẽ là đầy đủ hơn nếu tác giả đề cập đến việc sử dụng vốn xã hội của

Trang 20

nhóm cư dân bản địa, để có thể so sánh với nhóm người nhập cư Song do thời gian,năng lực hạn chế, tác giả chỉ có thể tập trung bàn luận sâu sắc sự tác động của vốn

xã hội đến nhóm lao động nhập cư

Ngoài ra, nghiên cứu này của chúng tôi chỉ nghiên cứu hai phường đại diệncủa thành phố Vinh (phường Bến Thủy và phường Trường Thi), số lượng ngườinhập cư được khảo sát cũng chiếm tỷ lệ không cao (300 người), lại chỉ nghiên cứu

ba khía cạnh của vốn xã hội: mạng lưới xã hội, lòng tin xã hội, sự có đi – có lại Từ

hạn chế này, theo kinh nghiệm từ kết quả nghiên cứu của mình chúng tôi nhận thấy,nếu điều kiện cho phép thì nên có những hướng nghiên cứu tiếp theo để nhằm bànluận vấn đề sâu sắc hơn

9 Cấu trúc của Luận án

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương này sẽ tập trung phân tích

những luận điểm chính mà các nghiên cứu đi trước đã làm được và chưa làm được

về các chủ đề liên quan đến luận án: vốn xã hội; sinh kế; nhập cư Những nghiêncứu về vốn xã hội, tác giả tìm hiểu những nghiên cứu liên quan đến: thực trạng việctạo dựng và duy trì vốn xã hội cũng như mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh tế.Chủ đề sinh kế tác giả quan tâm tới các mảng: sự chuyển đổi loại hình, phương thứcsinh kế của người dân; mối quan hệ giữa sinh kế và vốn xã hội Cuối cùng, nội dungnghiên cứu về chủ đề nhập cư hết sức phong phú, nhưng tác giả chỉ quan tâm tới cáchướng: tác động tích cực và cả tiêu cực của nhập cư vào sự phát triển kinh tế - xãhội của địa phương xuất cư và đô thị; mạng lưới xã hội của người nhập cư

- Chương 2: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Trong chương này, trước

hết tác giả sẽ phân tích các khái niệm vốn xã hội, sinh kế và người nhập cư Ngoài

ra, còn áp dụng hai lý thuyết vào nghiên cứu: lý thuyết vốn xã hội và lý thuyết lựachọn duy lý để đánh giá tác động của vốn xã hội cũng như việc cân nhắc, tính toáncủa người dân nhập cư trong việc sử dụng loại vốn này vào sinh kế Tiếp đến, tácgiả trình bày khái quát một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu là thành phố Vinhcũng như phường Bến Thủy và phường Trường Thi

Trang 21

- Chương 3: Đặc điểm vốn xã hội và sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh Đây là một trong hai chương trọng tâm của luận án, trong chương này, tác

giả phác họa về: sự biến động tỷ lệ nhập cư qua các năm; sự phân bố người nhập cưtại các địa bàn trong thành phố Vinh; các đặc điểm về: giới tính, độ tuổi, trình độhọc vấn của người dân nhập cư; đặc điểm sinh kế của họ với các mảng: nghềnghiệp, thu nhập, nhà ở, phương tiện đi lại; đặc điểm vốn xã hội của người nhập cư

về các khía cạnh: sự kết nối thành mạng lưới xã hội, lòng tin xã hội và sự có đi – có

lại Chính đặc điểm sinh kế và vốn xã hội được mô tả trong chương này sẽ là tiền đề

cho việc phân tích việc sử dụng vốn xã hội vào sinh kế của người dân nhập cư ởchương 4

- Chương 4: Vốn xã hội trong việc phát triển sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh Chương 4 là chương cuối nhưng cũng là chương tập trung các nội

dung rất quan trọng của nghiên cứu Chương này sẽ tập trung phân tích các vấn đềsau: tác động của vốn xã hội tới việc mua sắm tài sản sinh kế, tác động của vốn xãhội với việc nâng cao năng lực nghề nghiệp, và tác động của vốn xã hội với việctriển khai các hoạt động nghề nghiệp của người dân nhập cư

Thực tế, thì bản thân vốn xã hội không trực tiếp sản sinh ra lợi ích, Nên ởchương 4, tác giả sẽ chú ý phân tích, lý giải việc cá nhân biết cách sử dụng vốn xãhội, và từ đó chuyển đổi thành các loại vốn hữu ích khác: vốn con người, vốn tàichính, vốn vật chất hay vốn văn hóa Và nếu có sự kết hợp chuyển đổi nhuầnnhuyễn giữa các loại vốn này, người nhập cư có thể vượt qua những thử thách, rủi

ro tại môi trường đô thị cùng với những bất lợi về chính sách để sinh kế bền vững,lâu dài Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý, vốn xã hội mang tính hai mặt, nó có tácđộng tích cực nhưng cũng có tác động tiêu cực, do vậy, khi tìm hiểu việc sử dụngvốn xã hội để thực hiện quá trình sinh kế tại thành thị của người nhập cư tác giảcũng quan tâm đến tác động hai mặt của loại vốn này

Trang 22

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong khoa học xã hội, vốn xã hội, sinh kế và nhập cư là những chủ đề đượcnhiều học giả quan tâm chú ý và bàn luận thông qua rất nhiều nghiên cứu khácnhau Với khuôn khổ đề tài luận án đề cập đến mối quan hệ giữa vốn xã hội và sinh

kế của người dân nhập cư, tác giả sẽ tập trung phân tích những bài viết, nghiên cứucủa các nhà khoa học đi trước về quá trình xây dựng vốn xã hội, mối quan hệ giữa

vốn xã hội và kinh tế nói chung giữa vốn xã hội và sinh kế nói riêng cũng như mạng

lưới xã hội của người nhập cư hay phương pháp sinh kế bền vững, những tác động

của nhập cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội…

1.1 Nghiên cứu về nhập cư

1.1.1 Tác động của nhập cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội

Sự nhập cư là một trong những đặc trưng của loài người Từ một nguồn gốclúc đầu là ở Châu Phi, các nhóm người đã toả đi tất cả các vùng đất trên thế giới Sựnhập cư thường kéo theo sự phổ biến các tư tưởng văn hoá, tập quán kỹ thuật từvùng này sang vùng khác Khi xem xét vấn đề nhập cư, mối quan tâm của nhiều tácgiả đó chính là tác động của nhập cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địaphương xuất cư cũng như địa phương nhập cư và đóng góp của người nhập cư vào

sự phát triển đô thị [Đặng Nguyên Anh, 1997; Nguyễn Hữu Dũng – Trần Võ HùngSơn – Vũ Đức Tuấn, 1997; Trịnh Thái Quang, 2006; Nguyễn Thanh Liêm, 2006; LêVăn Thành, 2007; Nguyễn Đặng Minh Thảo, 2007; Nguyễn Hữu Minh, 2008;Nguyễn Đình Tuấn, 2008; Lưu Bích Ngọc, 2012; Đặng Nguyên Anh và cộng sự,2010; Veronique Marx & Katherine Fleischer, 2010; Đinh Quang Hà, 2010; TrươngVăn Tuấn, 2012;…] Ví dụ, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh (2008)

“Đóng góp kinh tế - xã hội của người nhập cư” chỉ ra những đóng góp của người

nhập cư vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương xuất cư và đô thị Đối vớiđịa phương nơi xuất cư: góp phần phân bố lại nguồn nhân lực; cải thiện chất lượngcuộc sống của người di dân và gia đình họ Đối với đô thị: việc chi tiêu của họ ở đôthị cho giáo dục, điện nước, mua hàng hóa…; nguồn lợi thu được từ hoạt động kinh

tế của người nhập cư; đáp ứng nhu cầu dịch vụ việc làm tại thành phố; mang theo

Trang 23

nhiều kỹ năng nghề nghiệp giúp phát triển sản xuất; sự giao lưu giữa người nhập cư

và người đô thị cũng đã góp phần bảo tồn và nâng cao giá trị văn hóa truyền thốngtại các khu vực đô thị; đóng góp vật chất, công sức cho các chương trình xã hội, sựphát triển của phường nói chung… Cuối cùng, tác giả có những gợi mở cho việchoạch định chính sách di cư nhằm quan tâm, bảo vệ người nhập cư [Nguyễn HữuMinh, 2008] Một nghiên cứu có cái nhìn đa chiều về nhập cư ở Việt Nam là của haitác giả Veronique Marx & Katherine Fleischer (Nhóm điều phối Chương trình về

chính sách kinh tế và xã hội của Các Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam) “Di cư

trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”

(2010) Trước hết nghiên cứu chỉ ra người dân nhập cư chủ yếu là vì lý do kinh tế,những người nhập cư thường thấy mình yếu thế hơn so với người dân sở tại, đặcbiệt là trong thị trường lao động Người nhập cư trong nước hình thành một mạnglưới mạnh mẽ cho chính họ, hướng dẫn việc tiếp tục nhập cư bằng cách lôi kéo bạn

bè và gia đình từ quê hương Những mạng lưới này của người nhập cư tại nơi đếnđặc biệt quan trọng đối với người nhập cư, do tình trạng chưa đăng ký hộ khẩu hoặcđăng ký hộ khẩu tạm trú, họ không kết nối được tới hệ thống hỗ trợ của Chính phủ

và hỗ trợ chính thức khác và họ gặp khó khăn khi tiếp cận các tổ chức quần chúng[Veronique Marx & Katherine Fleischer, 2010]

Tiếp đến, phải kể đến nghiên cứu bàn luận riêng về khía cạnh ảnh hưởng của

di cư tới nơi xuất cư Ví dụ như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuấn (2008)

“Ảnh hưởng của di cư đến những người thân nơi xuất cư” Tác giả xem xét sự tác

động cả về mặt tích cực và tiêu cực của di cư đối với nơi xuất cư, đặc biệt là đối vớigia đình và người thân có người di cư Về mặt tích cực, theo tác giả di cư có nhữngtác động như: Mang lại lợi ích kinh tế, vật chất cho người di cư và gia đình họ; Lợiích về tri thức, nhận thức – tức là thời gian sống và làm việc ở thành phố giúp người

di cư tiếp nhận được những tri thức, quan niệm, lối sống… của người đô thị, khi vềquê họ có ảnh hưởng đến lối sống của gia đình và người dân địa phương Về mặttiêu cực: Nguy cơ làm suy giảm quan hệ gia đình, đặc biệt là tình cảm vợ chồng;Nguy cơ về sức khỏe, bệnh tật; Nguy cơ suy giảm chức năng giáo dục; Nguy cơ suy

Trang 24

giảm chức năng chăm sóc người già và trẻ em [Nguyễn Đình Tuấn, 2008] Ngoài ra,

đáng chú ý có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đặng Minh Thảo (2007) “Tác động di

dân nông thôn – đô thị trong quá trình phát triển nông thôn hiện nay Tác giả đã

làm rõ về đặc điểm của những người nhập cư và mức độ tác động đến kinh tế hộ giađình từ việc nhập cư Tác giả Nguyễn Đặng Minh Thảo đưa ra nhiều số liệu thựcnghiệm để minh chứng cho luận điểm của mình Về đóng góp của di dân vào kinh tếđịa phương đầu tiên qua việc số tiền gửi về cho gia đình Số tiền này được sử dụngvào việc tiêu dùng, đầu tư sản xuất, gửi tiền ngân hàng, cất giữ Về khía cạnh xã hộithì số tiền này có ý nghĩa trong việc “xóa đói giảm nghèo” cho địa phương, cải thiệncuộc sống cộng đồng [Nguyễn Đặng Minh Thảo, 2007]

Các tác giả theo hướng nghiên cứu về tác động của nhập cư tới sự phát triểnkinh tế - xã hội đưa ra khá nhiều bằng chứng thực nghiệm để chứng minh rằng:nhập cư không chỉ có tác động đối với địa phương xuất cư và mà còn có ảnh hưởngkhông nhỏ tới địa bàn nhập cư Tác động của nhập cư được xem xét ở cả hai mặttích cực cũng như tiêu cực đối với nơi xuất cư và nơi nhập cư, đặc biệt là đối với giađình và người thân có người nhập cư

1.1.2 Mạng lưới xã hội của người nhập cư

Nhập cư là một hiện tượng xã hội có những tác động nhất định tới sự phát

triển kinh tế xã hội Mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp cho

người nhập cư thích ứng, hội nhập vào môi trường mới [Đặng Nguyên Anh, 1998;Tống Văn Chung, 2011; Phạm Quỳnh Hương, 2006;…] Tác giả Đặng Nguyên Anh

đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội đối với quá trình nhập cư, nguyên nhân, xu hướng nhập cư và sự hòa nhập của cư dân tại nơi chuyển đến qua nghiên cứu “Vai

trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư” (1998) Mạng lưới xã hội là tập hợp

liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân cư nhất định Mạng lưới xã hội

hình thành từ quá trình di cư cũng như phục vụ cho mục đích nhập cư được gọi làmạng lưới di cư Thông qua những quan hệ họ hàng, bè bạn, người thân, người nhập

cư tiếp nhận được thông tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển đến

Bởi di cư vốn là quá trình mang nhiều bất trắc, một mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp

Trang 25

phần làm giảm thấp các chi phí phải trả cho quá trình nhập cư, đồng thời làm tăngvận hội thành công của đối tượng di chuyển tại nơi đến Những quan hệ mà người dichuyển có được tại nơi nhập cư sẽ làm thuận lợi thêm quá trình hòa nhập của họ vàomôi trường sống mới Chi phí và trở ngại đối với di dân càng lớn thì mạng lưới di

cư càng có vai trò quan trọng Mạng lưới xã hội góp phần làm giảm bớt chi phí nhập

cư, tìm kiếm việc làm cũng như thúc đẩy sự hội nhập của người di chuyển trên địabàn nhập cư [Đặng Nguyên Anh, 1998] Trong khi đó tác giả Phạm Quỳnh Hươnglại xem xét vấn đề nhập cư ở góc cạnh như là chiến lược sống, là sinh kế của các hộ

gia đình thông qua nghiên cứu “Người nhập cư đô thị và an sinh xã hội” (2006).

Tác giả cho rằng di dân là quá trình mang nhiều khó khăn và bấp bênh, vì vậy một

mạng lưới xã hội, đóng vai trò hỗ trợ không chính thức, là rất quan trọng Mạng lưới xã hội của người nhập cư (đồng hương, bạn bè, người thân) đã tạo ra nguồn

vốn xã hội, không chỉ là tiền bạc, của cải, mà còn là thông tin, kiến thức, kinhnghiệm và những hỗ trợ cần thiết, kịp thời (cả về vật chất và tinh thần) [Phạm

Quỳnh Hương, 2006] Các tác giả đã làm rõ được vai trò của mạng lưới xã hội –

một dạng điển hình của vốn xã hội đối với người dân nhập cư, song lại quan tâmđến quá trình di cư nói chung chứ chưa chú trọng vào sinh kế của người nhập cư,hơn nữa chưa quan tâm tới các yếu tố khác của vốn xã hội cũng như những rào cảncủa nó đối với người dân nhập cư

Khi người dân nhập cư họ cần có một quá trình thích ứng, hội nhập với nơi ởmới Quá trình này họ gặp không ít khó khăn và rào cản Người nhập cư có sự tácđộng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, song tình hình cungcấp và đáp ứng các dịch vụ xã hội cho người lao động tự phát nhập cư ra thành phốlại chưa được quan tâm thích đáng [Elliott Robert Barkan, 1992; Rina Benmayor,Andor Skotnes, 2005; Siew-Ean Khoo, Per C Smith, James T Fawcett, 1984;David W Stewart, 1993; George J Borjas, Richard B Freeman, 1992; George E.Pozzetta, 1991; Đặng Nguyên Anh và Nguyễn Bình Minh, 1998; Trần Trọng Đức,2001; Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008; Đặng Nguyên Anh, 2008;…].Điển hình là nghiên cứu của hai tác giả Lê Bạch Dương – Khuất Thu Hồng (2008)

Trang 26

cũng quan tâm tới chủ đề này với nghiên cứu “Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam

trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường” Hai tác giả tập trung vào các vấn đề

trọng tâm mà người nhập cư phải đối mặt: tình trạng thiếu bảo trợ xã hội cho nhữngngười nhập cư từ nông thôn ra đô thị tìm việc Nghiên cứu còn có phát hiện về

mạng lưới xã hội của người nhập cư Những người nhập cư ra thành phố thường

định cư theo nhóm Mạng lưới xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự định cư của

người nhập cư, cung cấp “vốn xã hội” – không chỉ là tiền mà còn là những hỗ trợban đầu, nguồn thông tin cũng như những giúp đỡ trực tiếp khác giúp cho ngườinhập cư tìm kiếm được cơ hội và đối phó được với nhiều rủi ro và thách thức,nhưng cuối cùng lại hạn chế khả năng của người nhập cư có được công việc manglại bảo trợ xã hội thỏa đáng Điểm đáng chú ý trong nghiên cứu của Lê Bạch Dương

– Khuất Thu Hồng là đã nhìn nhận mạng lưới xã hội có những hạn chế khi người

dân nhập cư tiếp cận dịch vụ bảo trợ xã hội, tuy nhiên hai tác giả cũng chưa xem xétngoài ra thì vốn xã hội còn có những rào cản nào khác đối với người nhập cư, đặcbiệt là trong quá trình sinh kế của họ [Lê Bạch Dương – Khuất Thu Hồng, 2008]

Người dân trong quá trình nhập cư sẽ gặp không ít những bất trắc, do vậy họrất cần các dịch vụ bảo trợ xã hội trong quá trình thích ứng với môi trường mới Sựthích ứng, hội nhập của người dân nhập cư thông qua tìm hiểu đặc điểm, việc làmcủa họ cũng được nhiều học giả quan tâm [Trần Trọng Đức, 2001; Vũ Thị ThùyDung, 2009; Vũ Thị Cúc, 2011; Nguyễn Văn Hồng, 2012; Nguyễn Hà Đông, 2011;

Nguyễn Đức Tuyến, 2006;…] Ví dụ, nghiên cứu “Những vấn đề xã hội của người

nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh (1986-1996)” của tác giả Trần Trọng Đức

(2001) Tác giả thông qua việc tìm hiểu về việc tìm kiếm việc làm và nơi cư trú vớitính cách là những vấn đề xã hội cơ bản của người nhập cư ở thành phố Hồ ChíMinh (TP.HCM) Nghiên cứu đã làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc của cộngđồng đô thị ở TP.HCM cũng như của các cộng đồng và quan hệ cộng đồng nguồngốc của người nhập cư ở đô thị đến hành vi của họ Các đặc tính cấu trúc của cộngđồng đô thị không quy định hành vi nhập cư một cách trực tiếp mà thông qua cộngđồng nguồn gốc của người nhập cư ở đô thị để tác động đến hành vi nhập cư Các

Trang 27

nhân tố vật chất ngoại cảnh như không gian kinh tế, các điều kiện về cơ sở hạ tầng,những điều kiện về đất đai và nhà ở chi phối đến sự phân bố dân cư đô thị thông quacác nhân tố xã hội như: mật độ dân cư, nghề nghiệp của các nhóm dân cư, thu nhậpcủa các nhóm dân cư,… Sự tương tác phức tạp và mật thiết giữa các nhân tố vậtchất, cư dân đô thị và cư dân nhập cư đã tạo nên những khu vực quần cư với nhữngđặc điểm dễ nhận biết [Trần Trọng Đức, 2001].

Điểm chính trong các nghiên cứu trên là xem xét vai trò của mạng lưới xã

hội đối với người nhập cư Mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp

cho người nhập cư thích ứng, hội nhập vào môi trường mới Tuy nhiên, nhận thấy

rằng mạng lưới xã hội chỉ là một phần của vốn xã hội – một nguồn vốn vô cùng

quan trọng đối với người nhập cư để sinh kế tại nơi ở mới Ngoài ra, có một sốnghiên cứu bàn đến những vấn đề xã hội của người nhập cư như việc làm, giáo dục,chính sách, sự phân biệt chủng tộc; nguyên nhân nhập cư, yếu tố nhóm người; cácthách thức đối với người nhập cư; tình trạng thiếu bảo trợ xã hội cho những ngườinhập cư từ nông thôn ra đô thị tìm việc

1.2 Nghiên cứu về vốn xã hội

1.2.1 Quá trình xây dựng vốn xã hội

Gần đây, bên cạnh các loại vốn tài chính, con người, thiên nhiên,… có vai tròquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì các học giả nhắc nhiều đến vốn

xã hội – là một loại vốn đặc biệt, không tồn tại hữu hình, nhưng nó lại có vai tròquan trọng trong đời sống xã hội Hướng nghiên cứu về việc tạo dựng, duy trì vốn

xã hội được nhiều học giả quan tâm [Thomése & Nguyễn Tuấn Anh, 2007; LươngVăn Hy, 2010; Phan Đình Diệu, 2006; Đặng Ngọc Quang, 2007; Nguyễn Thị MinhPhương, 2011; Nguyễn Tuấn Anh, 2012;…] Điển hình là nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Tuấn Anh (2012) “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông

thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” Tác giả đã mô tả thực trạng việc tạo dựng

và duy trì vốn xã hội; phân tích việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộgia đình ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong giai đoạn sau đổi mới; từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực trong việc khai thác và

Trang 28

sử dụng vốn xã hội ở nông thôn hiện nay Tác giả nhận định vốn xã hội không phải

tự nhiên được sinh ra Muốn có vốn xã hội người ta phải tạo dựng nó Vì vậy tác giả

đã làm rõ việc tạo dựng vốn xã hội của các gia đình qua việc tham gia hoạt động giỗ

tổ, các nghi lễ quan trọng như việc cưới, việc tang và qua việc tham gia các tổ chứcchính trị - xã hội chính thức lẫn các tổ chức dựa trên sự tham gia tự nguyện của cácthành viên Ngoài ra, tác giả Nguyễn Tuấn Anh còn đề cập đến việc vận dụng vốn

xã hội để phát triển kinh tế của các hộ gia đình nông thôn vùng Bắc Trung Bộ quaviệc xem xét cụ thể các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; ngưnghiệp; tín dụng, buôn bán, dịch vụ Bên cạnh đó, một số tác giả lại bàn về việc xâydựng nguồn vốn xã hội dựa trên việc thành lập các tổ chức cộng đồng [NguyễnTuấn Anh, 2012b] Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Đặng Ngọc Quang (2007)

cũng đề cập rõ đến việc xây dựng nguồn vốn xã hội “Xây dựng nguồn vốn xã hội –

phương thức tạo quyền cho người nghèo trong phát triển ở địa phương” Tác giả

giới thiệu kinh nghiệm của Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) quacác dự án can thiệp, cũng như những kỹ thuật đã được thử thách trong vòng 12 nămqua trong việc hỗ trợ những người nghèo vùng nông thôn xây dựng nguồn vốn xãhội của họ bằng cách tạo điều kiện thành lập những tổ chức cộng đồng để cố gắnggiảm nghèo đói Tác giả nhấn mạnh cách tiếp cận của RDSC hướng về việc xâydựng những hiệp hội – tổ chức của chính những người nghèo, như một hệ thống các

quan hệ xã hội mà người nghèo có thể làm chủ được Qua việc sử dụng mạng lưới

xã hội này mà người nghèo cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên có sẵn ở

địa phương Nguồn vốn xã hội tồn tại dưới nhiều dạng và người nghèo sử dụngnguồn vốn này để quản lý hữu hiệu nguồn lực có hạn của mình Một yếu tố quantrọng khác là thiết lập mối liên hệ giữa các tổ chức hỗ trợ, những tổ chức trù liệuviệc giúp người nghèo tiếp cận được với của cải, công nghệ, thị trường và luật lệ[Đặng Ngọc Quang, 2007]

Ngoài ra, một số tác giả lại đi vào tìm hiểu các hiện tượng, biểu hiện khácnhau của vốn xã hội - đây cũng được xem như những thành tố của nguồn vốn xã hội

- trong đời sống xã hội Điển hình là nghiên cứu của hai tác giả Fleur Thomése và

Trang 29

Nguyễn Tuấn Anh (2007), hai tác giả đã vận dụng quan điểm vốn xã hội để nghiêncứu hiện tượng dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp ở một làng Bắc Trung

Bộ qua nghiên cứu “Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng

đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ” Hai tác giả Fleur Thomése

và Nguyễn Tuấn Anh nhận định nhờ vào nguồn vốn xã hội nên các hộ nông dân cóthể tiến hành dồn thửa, đổi ruộng một cách phi chính thức mà không cần dựa trêngiấy tờ hay quan hệ mang tính chính thức và pháp lý Đó là một trong những yếu tốquan trọng giúp quá trình sản xuất nông nghiệp được linh hoạt, hiệu quả hơn [FleurThomése và Nguyễn Tuấn Anh, 2007] Ngoài ra, tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2012)còn có nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ

“Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông

thôn” Trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ sự biến đổi vai trò của vốn xã hội

trong quan hệ họ hàng Người nông dân đã sử dụng vốn xã hội trong các quan hệ họhàng để theo đuổi các lợi ích kinh tế liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nghề thủcông, và hoạt động tín dụng Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ vai trò của vốn xã hộitrong quan hệ họ hàng đối với việc tạo ra nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ trẻ emđến trường, tức là góp phần tạo ra vốn con người [Nguyễn Tuấn Anh, 2012a]

Các tác giả đã bàn luận đến việc tạo dựng, duy trì vốn xã hội bằng cách thamgia các hoạt động giỗ tổ, các nghi lễ tang ma, cưới hỏi, tham gia các tổ chức chínhtrị - xã hội hay tạo lập các tổ chức cộng đồng hoặc xây dựng các mối quan hệ họhàng từ đó tạo điều kiện cho người dân nông thôn sinh kế bằng nhiều hình thứckhác nhau Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu chỉ giới hạn việc xây dựng, tạodựng vốn xã hội ở khu vực nông thôn chứ chưa đề cập đến vốn xã hội ở khu vựcthành thị

1.2.2 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh tế

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã bàn luận rất nhiều về mối quan hệgiữa vốn xã hội với việc phát triển kinh tế Các tác giả cho rằng vốn xã hội nếu làmột loại vốn, như những loại vốn khác, thì sự tích lũy vốn xã hội là tối cần thiết đểphát triển kinh tế cho các hộ gia đình Đây chính là hướng nghiên cứu quan trọng

Trang 30

cần nhắc tới, theo các nhà nghiên cứu vốn xã hội có mặt tích cực và có vai trò khôngnhỏ đối với sự phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo [Fukuyama, 2003; Grootaert,1999; Woolcock, 1998; Woolcock & Narayan, 2000; Woolcock, 2001; Trần HữuDũng, 2003; Trần Hữu Dũng, 2006; Nguyễn Ngọc Bích, 2006; Nguyễn Quý Thanh,2005; Phan Chánh Dưỡng, 2006; Khúc Thị Thanh Vân, 2011; Nguyễn Quý Thanh –Cao Thị Hải Bắc, 2012; Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2012; Nguyễn Tuấn Anh, 2012;…].

Ví dụ, tác giả Fukuyama (2003) đã bàn về mối liên hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển

trên phạm vi toàn cầu qua bài viết “Vốn xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp tới” Tác giả Fukuyama giải thích rằng vốn xã hội giữ vai trò quan trọng trong sự phát

triển của nhiều doanh nghiệp ở Mỹ La tinh Nó cũng giúp cho nhiều người vượt ra khỏinhững khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng ở khu vực này[Francis Fukuyama, 2003] Trong khi đó tác giả Grootaert (1999) lại phân tích vai trò

của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô với nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia” Ông chỉ ra rằng vốn xã hội đã giúp làm giảm đi khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình, vốn xã hội

mang lại lợi ích dài lâu đối với các hộ gia đình, mà cụ thể ở đây là việc tiếp cận dịch vụtín dụng để tạo ra thu nhập ổn định Các tác giả nhìn nhận vai trò của vốn xã hội trongphát triển kinh tế, tuy nhiên, chỉ giới hạn xem xét nó như một tiềm lực giúp người dân,doanh nghiệp vượt qua giai đoạn suy thoái và thất nghiệp và tiếp cận các dịch vụ tíndụng [Grootaert, 1999]

Mô tả một cách khá đầy đủ sự thể hiện vai trò, tầm quan trọng của vốn xã hộiđối với hoạt động kinh tế là nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dũng, qua nghiên

cứu“Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (2006) Tác giả trình bày những lợi ích kinh tế

của vốn xã hội: (1) Giúp giải quyết những bài toán tập thể; (2) Tiết kiệm chi phígiao dịch; (3) Ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của những loại vốnkhác; (4) Xã hội thiếu sự tin cẩn (nghèo vốn xã hội) hay tìm cách móc nối thay vìtrau dồi khả năng hoặc kiến thức của mình; (5) Một xã hội nhiều vốn xã hội là một

xã hội ít tội phạm; (6) Càng nhiều vốn xã hội thì tư pháp càng vững chắc; (7) Vốn

xã hội sẽ nâng cao mức đầu tư và những hoạt động kinh tế khác; (8) Một xã hội

Trang 31

đoàn kết, ít chia rẽ (tức là phong phú vốn xã hội) sẽ dễ hồi phục sau những cú “sốc”kinh tế Ngoài ra, vốn xã hội còn có vai trò đối với chính sách kinh tế Khi hoạchđịnh chính sách cần xem xét sự liên hệ giữa các tổ chức không chính thức Sự phâncực, manh mún trong xã hội sẽ làm giảm vốn xã hội Muốn phát triển kinh tế, chúng

ta phải vuợt lên những chia rẽ trong xã hội, làm xã hội gắn kết hơn Ở mỗi giai đoạnphát triển là một tỷ lệ tổ hợp tối ưu giữa vốn xã hội dân sự và vốn xã hội nhà nước

và, trong chừng mực có thể, chính sách phải linh động đồng nhịp với những thayđổi ấy [Trần Hữu Dũng, 2006]

Qua các phân tích trên có thể nhận thấy vốn xã hội được hình thành trên cơ

sở các tương tác cá nhân, nhóm xã hội, có tính chất mạng lưới xã hội, tức là các

quan hệ mới được xác lập mang theo nó những giá trị, chuẩn mực và cấu trúc quan

hệ và nó trở thành “tài nguyên” có thể mang lại những lợi ích, giúp cho các cá nhân,nhóm xã hội thực hiện các hoạt động thông qua việc khai thác các giá trị của cácquan hệ mới đó Vốn xã hội là một chất keo gắn kết xã hội, sự đầu tư cho các quan

hệ xã hội (một dạng của vốn xã hội) có thể giúp cho các chủ thể hành động nhậnđược những lợi ích về kinh tế Các tác giả trên đã trình bày về vai trò vốn xã hội đốivới sự phát triển kinh tế, nhưng đa số đều mới có cái nhìn ở cấp vĩ mô về mối quan

hệ này, chưa thực sự tìm hiểu sự liên hệ của vốn xã hội với kinh tế trong các lĩnhvực vi mô, đặc biệt là của người dân nhập cư tại địa bàn thành thị

1.3 Nghiên cứu về sinh kế

1.3.1 Loại hình, phương thức sinh kế

Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn vốn, tài sản (kể cả nguồn lực vật chất và

xã hội) và các hoạt động kiếm sống cần thiết Các loại hình, phương thức sinh kếhay việc tiếp cận các nguồn lực trong sinh kế là hướng nghiên cứu giúp chúng ta cócái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về sinh kế [Nguyễn Thị Vân Anh, 2006; NguyễnXuân Mai, 2007; Trương Thúy Hằng, 2009; Nguyễn Văn Sửu, 2010; Nguyễn XuânMai – Nguyễn Duy Thắng, 2011; Ngô Phương Lan, 2012;…] Ví dụ, tác giảNguyễn Xuân Mai bàn đến cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình (hình 2) qua

nghiên cứu “Chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam”

Trang 32

(2007) Chiến lược sinh kế cơ bản của hộ gia đình vùng ngập mặn là sử dụng hiệuquả tối ưu các nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốntài chính của họ để có thể ổn định và gia tăng thu nhập, đáp ứng các nhu cầu cơ bảntrong đời sống Những thay đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngậpmặn là khá đa dạng: a) Đa dạng hóa nghề nghiệp và nguồn thu nhập; b) Thay đổiviệc làm; c) Điều chỉnh các nguồn lực tài nguyên, tài chính như đất đai, mặt nướcnuôi trồng thủy sản, vay vốn; d) Làm thuê…[Nguyễn Xuân Mai, 2007] Tác giảNguyễn Xuân Mai cũng có nghiên cứu với Nguyễn Duy Thắng đề cập đến phương

thức sinh kế của ngư dân vùng ven biển là “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven

biển: thực trạng và giải pháp” (2011) Nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận sinh kế

để tìm hiểu thực trạng sinh kế qua việc xem xét việc sử dụng các nguồn vốn và cácnguồn sinh kế hiện thời của cộng đồng ngư dân ven biển, những rủi ro sinh kế hiệnthời và khả năng chuyển đổi sinh kế của họ Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các

mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ thông qua tham vấn cộng đồng ngư dânven biển như mô hình chuyển đổi nghề sang nghề; mô hình đồng quản lý; mô hìnhsinh kế dựa vào đất; mô hình sinh kế không dựa vào đất Trong đó, các tác giả chorằng nhập cư cũng là một trong những chiến lược cần được xem xét để giải quyếtviệc làm, tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế, giảm nghèo [Nguyễn Xuân Mai –Nguyễn Duy Thắng, 2011]

Trang 33

Bối cảnhbên ngoài

Hình 1.1: Cách tiếp cận phân tích sinh kế hộ gia đình

[Nguyễn Xuân Mai, 2007]

Về việc chuyển đổi loại hình sinh kế còn có thể kể đến nghiên cứu “Chuyển

đổi sinh kế của nông dân, trường hợp một làng ven đô Hà Nội” của tác giả Nguyễn

Văn Sửu (2010), tác giả đã ứng dụng khung sinh kế bền vững để phân tích, lý giải

sự chuyển đổi phương thức, loại hình sinh kế của người nông dân sau khi bị thu hồiđất nông nghiệp ở Phú Điền, một làng ven đô phía Tây – Nam của Hà Nội Sau khi

bị thu hồi đất người dân ở làng này đã chuyển đổi sinh kế sang các nghề khác như:trồng rau muống, xây và cho thuê nhà trọ, buôn bán nhỏ, lái xe taxi, tham gia cáckhóa đào tạo nghề,… Mặc dù thu nhập của người dân được cải thiện, song nhiềungười lại cảm thấy sinh kế của họ còn mong manh, không bền vững so với nhữngtháng ngày làm nông nghiệp Ở một chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanhmới mà họ đang làm cũng chứa đựng những rủi ro mà nhiều người dân chưa từngtrải nghiệm khi còn làm nông nghiệp Hơn nữa, việc chuyển đổi sinh kế của ngườinông dân cũng dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội trong các hộ gia đình ở địa phương.Nguyễn Văn Sửu đặt ra câu hỏi: Liệu những sinh kế mới của người dân Phú Điền

Trang 34

có bền vững không, họ có thể gắn bó với chúng bao lâu? Và tác giả cho rằng: vấn đềviệc làm của người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp cần tiếp tụcđược nghiên cứu kỹ lưỡng và cần có những giải pháp, chính sách phù hợp [NguyễnVăn Sửu, 2010b].

Có thể thấy các nghiên cứu trên đã trình bày một cách đầy đủ, chi tiết hoạtđộng sinh kế cũng như sự chuyển đổi loại hình, phương thức sinh kế của người dân,

họ xây dựng cho mình một chiến lược sinh kế trước thay đổi của thể chế, kinh tế, xãhội, môi trường Mặc dù người dân đã đa dạng hóa các loại hình, phương thức sinh

kế với rất nhiều ngành nghề, hình thức tạo thu nhập, tuy nhiên vẫn còn những rủi rotrong sinh kế hiện thời của họ

1.3.2 Mối quan hệ giữa sinh kế và vốn xã hội

Vốn xã hội là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược sinh kế của ngườidân, bàn luận về mối quan hệ này có các nghiên cứu của một số tác giả: AnthonyBebbington, 1999; Annet Abenakyo, Pascal Sanginga, Jemimah Njuki, SusanKaaria1 và Robert Delve, 2007; Nguyễn Duy Thắng, 2007; Phòng Xã hội học Đôthị - Viện Xã hội học, 2008;… Ví dụ, nghiên cứu của Annet Abenakyo và cộng sự

(2007) “Relationship between Social Capital and Livelihood Enhancing Capitals

among Smallholder Farmers in Uganda” (Mối quan hệ giữa vốn xã hội và tăng

cường sinh kế của các nông dân sản xuất nhỏ ở Uganda) Các tác giả cho rằng vốn

xã hội là một đặc điểm quan trọng của một cộng đồng và là một trong năm nguồnvốn của khung sinh kế bền vững Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ, kích thướccủa vốn xã hội và sự ảnh hưởng của loại vốn này đến sinh kế Vốn xã hội trao quyềncho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định, phát triển tạo cơ sở tàisản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên công nghệ quản lý tài nguyên Các hộ giađình có vốn xã hội nhiều đánh giá cao việc cộng đồng tin tưởng, có đi có lại và sự tựtin của phụ nữ Việc tăng cường vốn xã hội là một cách mạnh mẽ để cải thiện cộngđồng và đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả để xây dựng, củng cố vốn

xã hội và con người [Annet Abenakyo và cộng sự, 2007] Tác giả AnthonyBebbington (1999) cũng quan tâm tới vốn xã hội như là một tài sản quan trọng đối

Trang 35

với sinh kế trong nghiên cứu “Capitals and Capabilities: “A Framework for

Analyzing Peasant Viability, Rural Livelihoods and Poverty” (Vốn và các tiềm lực:

Khung phân tích khả năng tồn tại của nông dân, sinh kế nông thôn và nghèo đói).Bài viết này phát triển một khung phân tích để làm rõ phát triển bền vững sinh kếnông thôn và tác động của chúng đối với nghèo đói ở nông thôn Khung phân tíchlập luận rằng cần hiểu sinh kế nông thôn về: a) Người dân tiếp cận năm loại vốn; b)Trong đó họ kết hợp và biến đổi những loại vốn trong xây dựng đời sống mà có thểđáp ứng nhu cầu vật chất và kinh nghiệm của họ, c) Mọi người có thể mở rộng cơ

sở tài sản của họ bằng cách tham gia cùng các thành viên khác thông qua các mốiquan hệ bị chi phối bởi thị trường, nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự, và d) Họ

có thể triển khai và tăng cường khả năng của họ để cuộc sống có ý nghĩa hơn vàthay đổi các quy tắc và các mối quan hệ chi phối, trong đó các nguồn lực được kiểmsoát, phân phối và chuyển đổi trong xã hội Đặc biệt, Anthony Bebbington nhấnmạnh tầm quan trọng của vốn xã hội như là một tài sản thông qua đó mọi người cóthể mở rộng quyền tiếp cận tài nguyên và các nguồn lực khác [Anthony Bebbington,1999]

Tập trung phân tích việc sử dụng vốn xã hội của các hộ gia đình trong chiến

lược sinh kế của họ dưới tác động của đô thị hóa là nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” của tác giả Nguyễn Duy Thắng (2007) Vốn xã hội - các quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như một trong các nguồn sinh kế Các hộ gia đình đã sử dụng nguồn cung

cấp thông tin và giúp đỡ tìm việc làm đáng tin cậy ở các xã, phường được nghiên cứu làcác tổ chức xã hội ở địa phương, nhóm bạn bè và gia đình Việc sử dụng vốn xã hộitrong chiến lược sinh kế đã giúp cho người dân giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất

và các chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường, đồng thời chia sẻ cácnguồn thông tin đáng tin cậy về thị trường để tránh nguy cơ rủi ro, nhằm thích ứng vớinhững biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội dưới tác động của đô thị hóa nhanh như hiện

nay [134] Phòng Xã hội học Đô thị - Viện Xã hội học (2008) cũng có nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong sinh kế của người nông dân vùng ven

Trang 36

trong quá trình đô thị hóa” tìm hiểu tác động của đô thị hóa đến sự biến đổi vốn xã

hội của nông dân vùng ven – nghiên cứu trường hợp xã Đồng Quang, Từ Sơn, BắcNinh, cách Hà Nội 20km - và việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động sinh kế

để hướng tới xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững Mỗi hộ gia đình đều xâydựng cho mình một chiến lược sinh kế riêng để thích ứng với những điều kiện mới,dựa vào khả năng của mỗi hộ, những lợi thế của địa phương và trong đó vốn xã hộiđược người dân lồng ghép vào trong chiến lược sinh kế của mình Tùy từng hoàncảnh, từng gia đình mà họ tận dụng vốn xã hội để công việc trôi chảy hơn, hiệu quảhơn Những quan hệ xã hội mới nảy sinh vừa tạo ra lợi ích sinh kế lại vừa tạo ranhững mâu thuẫn về lợi ích, văn hóa Các tổ chức chính thức và không chính thức

có vai trò nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh kế của hộgia đình [Nguyễn Duy Thắng, 2007]

Đáng chú ý đối với các nghiên cứu về sinh kế trên là đã phân tích tầm quantrọng của vốn xã hội như một tiềm lực để người dân tiếp cận, sử dụng tài nguyênthiên nhiên cũng như thực hiện sinh kế bền vững, cải thiện cộng đồng Song các tácgiả chưa nhìn nhận vai trò vốn xã hội ở dưới góc độ đối với từng hoạt động cụ thểtrong sinh kế của người dân và cũng chưa làm rõ việc xây dựng và duy trì vốn xãhội của người dân Một số tác giả đã bàn khá rõ mối quan hệ giữa vốn xã hội vàsinh kế của người dân trước tác động của đô thị hóa, song tác giả lại hướng đến đốitượng là người nông dân ven đô nói chung chứ không chú ý tới những người dânnhập cư

Tóm lại, những nghiên cứu về vốn xã hội mà chúng tôi quan tâm xoay quanhcác chủ đề liên quan tới vấn đề nghiên cứu: thực trạng việc tạo dựng và duy trì vốn

xã hội cũng như mối quan hệ giữa vốn xã hội và kinh tế Chủ đề sinh kế chúng tôiquan tâm tới các mảng: sự chuyển đổi loại hình, phương thức sinh kế của ngườidân; mối quan hệ giữa sinh kế và vốn xã hội Đáng chú ý đối với các nghiên cứu vềsinh kế đã phân tích ở trên, các tác giả cho rằng vốn xã hội là một trong năm nguồnvốn của khung sinh kế bền vững, như một tiềm lực để người dân tiếp cận, sử dụngtài nguyên thiên nhiên cũng như thực hiện sinh kế bền vững Cuối cùng, nội dung

Trang 37

nghiên cứu về chủ đề nhập cư hết sức phong phú, nhưng chúng tôi chỉ quan tâm tớicác hướng: tác động tích cực và cả tiêu cực của nhập cư vào sự phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương xuất cư và đô thị; mạng lưới xã hội của người nhập cư Mạng

lưới xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp cho người nhập cư thích ứng, hội

nhập vào môi trường mới Tuy nhiên, nhận thấy rằng mạng lưới xã hội chỉ là một

phần của vốn xã hội – một nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với người nhập cư đểsinh kế tại nơi ở mới

1.4 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Các nghiên cứu kể trên đã đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội - một dạng của vốn xã hội - đối với nhập cư, tuy nhiên lại nhìn nhận về vai trò của mạng

lưới xã hội đối với cả quá trình nhập cư nói chung, chứ chưa đi sâu vào từng giai

đoạn, từng mặt trong sinh kế của người nhập cư Ngoài ra, có một số nghiên cứubàn về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sinh kế Vốn xã hội là nguồn lực xã hội cầnthiết để phát triển sinh kế, đặc biệt là sinh kế bền vững của người dân Song cácnghiên cứu đã bàn ở trên đây chưa quan tâm tới mối quan hệ giữa hai yếu tố này củangười nhập cư

Trên cơ sở nắm rõ các chiều cạnh mà những nghiên cứu đi trước chưa đề cậpđến, tác giả luận án sẽ hướng đến tìm hiểu về các loại hình sinh kế chính của ngườidân nhập cư tại địa bàn thành phố Vinh Bên cạnh đó, chỉ rõ các đặc điểm cơ bản về

vốn xã hội của họ như: sự kết nối thành mạng lưới xã hội, lòng tin xã hội, sự có đi –

có lại.

Tiếp đến, luận án hướng đến làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của vốn xãhội đối với quá trình sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh Người nhập cưgặp rất nhiều rủi ro, thách thức khi chuyển đến và kiếm sống tại thành thị, do đó để

có thể thực hiện sinh kế bền vững họ phải sử dụng rất nhiều loại vốn: vốn conngười, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn văn hóa Và trong nghiên cứu này, tác giả sẽtìm hiểu quá trình chuyển đổi từ vốn xã hội sang các loại vốn trên nhằm hỗ trợ choviệc mua sắm tài sản sinh kế, nâng cao năng lực nghề nghiệp và triển khai các hoạtđộng nghề nghiệp Luận án sử dụng các số liệu định lượng để khái quát thông tin

Trang 38

Đặc biệt, còn có thêm thông tin định tính thông qua phỏng vấn sâu thể hiện bằngcác trích đoạn phỏng vấn Bên cạnh đó tác giả kèm thêm những câu chuyện về các

cá nhân điển hình với tiến trình họ sử dụng các hình thức của vốn như vốn co cụm

vào trong, vốn vươn ra bên ngoài cũng như các thành tố mạng lưới xã hội, lòng tin,

sự có đi – có lại để chuyển đổi sang các loại vốn khác, nhằm hỗ trợ, cải thiện cho

quá trình xây dựng và phát triển sinh kế của bản thân

Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong nghiên cứu là xác định vai trò củanhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp trong việc trợ giúp người nhập cư đối với các hoạtđộng, lĩnh vực cụ thể của quá trình sinh kế Xem xét giữa hai nhóm: gia đình, họhàng, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp, hàng xóm, các tổ chức chính trị - xã hội,nhóm nào hỗ trợ người nhập cư nhiều nhất? Qua đó khẳng định thêm nữa vai tròthiết yếu của mối quan hệ trong gia đình Người nhập cư không chỉ cần đến gia đình

để nhờ cậy trợ giúp mà còn vận dụng các mối quan hệ xã hội từ những người thâncủa mình để tiếp cận các lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế

Cuối cùng, luận án muốn đề cập đến phần chính sách cho người nhập cư.Bên cạnh những chính sách về mặt kinh tế như tạo việc làm, hỗ trợ về nhà ở, cảithiện chính sách đăng ký hộ khẩu thường trú, làm thẻ bảo hiểm y tế, khám chữabệnh… thì tác giả cũng muốn đem đến cái nhìn mới cho các nhà quản lý, cần quan

tâm hơn nữa đến vai trò hỗ trợ của các mạng lưới xã hội đối với người nhập cư

không chỉ ở thành phố Vinh mà ở Việt Nam Từ đó đưa ra những chính sách về mặt

xã hội một cách thiết thực để người nhập cư khắc phục được những khó khăn, ràocản và đóng góp nhiều hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hộicủa thành thị

Trang 39

Mạng Sinh kế của người

nhập cư

lưới xã hội

Tài sản sinh kế

Trang 40

30

Ngày đăng: 19/10/2020, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w