1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

22 283 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 57,95 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 2.1. Khái quát chung về sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2.1.1. lược về hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (viết tắt: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam). Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB ) được thành lập theo giấy phép 0001/NH – GP ngày 08/06/1991 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngay sau khi pháp lệnh về ngân hàng Thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực thì ngày 12/07/1991 Maritime Bank được chính thức khai trương và đi vào hoạt động ở thành phố Cảng Hải Phòng Đến cuối năm 2009 MSB đã có mạng lưới giao dịch trải rộng khắp từ Bắc vào Nam với hệ thống 110 chi nhánh và điểm giao dịch với khoảng 2000 cán bộ nhân viên tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP HCM, Cần Thơ… Maritime Bank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 400 Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng ở nhiều nước trên Thế giới, nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động Thanh toán quốc tế. Trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên Ngân hàng trong nước và Thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của Maritime Bank trong thị trường Tài chính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới. 2.1.2. Tổng quan về sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ngày 1/6/2005, HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập SGD Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam tại số nhà 44, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội. SGD Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam có con dấu, là đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện kinh doanh tiền tệ đúng theo các quy định của pháp luật, của NHNN và của MSB. Sau đây là cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Hành chính tổng hợp Các phòng giao dịch Ban Giám đốc 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SDG MSB GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu hoạt động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tồng tài sản 893.591 1.281.7 94 3.506.0 07 Nguồn vốn huy động 727.898 1.270.7 68 2.450.8 97 nợ tín dụng 431.995 695.853 1.120.7 10 Tỷ lệ nợ xấu 0% 0% 0,2% LNTT 115.323 164.912 275.403 Tổng tài sản của Sở giao dịch đã tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm 2007, tổng tài sản đạt 893.591 triệu đồng thì đến năm 2008 con số này là 1.281.794, tăng 43,44%, đến cuối năm 2009 tổng tài sản đạt 3.506.007 triệu đồng tăng trưởng 173.52% so với năm 2008. Nguồn vốn huy động tăng mạnh qua các năm từ 2007 đến 2009 lần lượt là 790.362; 1.270.768; 2.450.897 triệu đồng, tương ứng với các mức tăng là 60,78% và 92,87% so với năm trước. nợ vay bình quân năm 2009 đạt 1.120.710 triệu đồng, bằng 2,6 lần so với năm 2007 và 1,6 lần so với năm 2008. Thu dịch vụ ròng năm 2009 là 6.952 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 229 triệu đồng, bằng 3,4%. Tỷ lệ tăng trưởng này có giảm mạnh so với tăng trưởng năm 2008 là gần 250%. Lợi nhuận sau thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2007 là 115.323 triệu đồng, Năm 2008 là 164.912 triệu đồng và năm 2009 là 275.403 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 43% và 66,99%. Như vậy trong giai đoạn 2007 – 2009, lợi nhuận của SGD tăng trưởng với tốc độ cao Biểu 3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2009 Năm 2008 NỢ PHẢI TRẢ Các khoản nợ của Chính phủ và NHNN 29.243 22.491 Tiền gửi và vay các TCTD khác 23.832. 614 14.603.271 Tiển gửi của các TCTD khác 21.482.7 55 14.603.271 Vay các TCTD khác 2.349.85 9 - Tiền gửi của khách hàng 30.053. 287 14.111.556 Các công cụ tài chính phái sinh và các công nợ tài chính khác 3.937 5.911 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro - - Phát hành giấy tờ có giá 5.368.25 9 1.134.177 Các khoản nợ khác 1.041.2 16 875.274 Các khoản lãi, phí phải trả 542.812 293.757 Thuế và các khoản phải trả nhà nước 113.013 36.362 Các khoản phải trả và công nợ khác 367.542 520.084 Dự phòng cho công nợ tiểm ẩn và cam kết ngoại bảng 17.85 25.071 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 60.328. 592 30.752.680 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn của các quỹ 3.553.4 52 1.873.374 Vốn TCTD 3.180.6 07 1.680.607 Vốn điều lệ 3.000.00 0 1.500.000 Vốn đầu tư XDCB 607 607 Thặng vốn Cổ phần Cổ phiếu quỹ cổ phiếu ưu đãi Vốn khác 1800 1800 Quỹ của TCTD 216.155 103.33 Chênh lệch tỉ giá hối đoái - - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - Lợi nhuận chưa phân phối 156.69 89.473 Lợi ích của cồ đông thiểu số - - TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 63.882. 044 32.626.054 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 4.041.65 8 2.481.604 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (2.763.2 09) (1.755.292) Thu nhập lãi thuần 127844 9 726.312 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1278449 74.475 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 148192 (15.175) Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 25450 59300 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 122742 10354 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động chứng khoán kinh doan 87768 - Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động chứng khoán đầu tư 7708 8717 Thu nhập từ hoạt động khác 64292 8844 Chi phí từ hoạt động khác 87690 1984 Lãi/ Lỗ thuần từ hoạt động khác 560 8650 Thu nhập từ vốn góp mua cổ phần 87130 7007 Tổng thu nhập hoạt động 42482 802906 Chi phí hoạt động Chi phí tiền lương 248251 124757 Chi phí khấu hao 22599 14673 Chi phí hoạt động khác 238270 152165 Tổng chi phí hoạt động 509120 291595 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1166030 511311 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 160720 74303 Lợi nhuận để lại đầu năm 89437 (316650) Lợi nhuận trong năm 772886 - Tăng khác 42 Lợi nhuận trước khi phân phối 862365 465685 Trừ Trích lập bổ sung theo các các quy định của năm trước (17500) Tạm trích các quỹ cho năm nay 145675 (47498) Trả cổ tức năm trước - (123750) Tạm ứng cổ tức của năm nay 560000 (187750) Lợi nhuận để lại cuối năm 156690 89437 Nguồn: Phòng KHDN – SGD Năm 2010 mặc vẫn còn là khó khăn đối với thế giới cũng như hệ thống các ngân hàng Việt Nam, nhận thức được rõ điều đó, Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã chủ động xây dựng những biện pháp mang tính chiến lược và đã đem lại kết quả khá khả quan. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2010 lợi nhuận hợp nhất trước dự phòng đạt hơn 766 tỷ đồng, sau trích lập dự phòng gần 660 tỷ đạt được hơn 55% chỉ tiêu đề ra trong năm. Tổng số vốn huy động được đã lên con số 80000 tỷ đồng trogn đó vốn huy động thị trường 1 là 53.000 tỷ đồng. Cùng với việc quản trị rủi ro, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức dưới 1,5% Với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động dịch vụ của mình, năm 2010 MSB đã ứng dụng một mô hình kinh doanh mới bằng cách đầu tư mạnh về công nghệ. Thông qua Smartlink thẻ ghi nợ nội địa của MSB có thể thực hiện được nhiều giao dịch tại hơn 6500 cột thẻ ATM trên toàn quốc. Bên cạnh đó MSB cũng đang đầu tư xây dựng các hệ thống thu thập thông tin và tự động hóa, trợ giúp ra quyết định các khoản vay, xử lý tập trung các hệ thống thanh toán Sau đây là một số hoạt động kinh doanh chính tại Ngân hàng * Hoạt động tín dụng Đối với hoạt động tín dụng, năm 2009 được coi là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của Maritime Bank cả về nợ và chất lượng tín dụng. Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ nợ tín dụng năm 2009 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tính đến 31 tháng 12 năm 2009 tổng nợ của Maritime Bank đạt 23.872 tỷ đồng bằng 213% so với năm 2008, đạt 109% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đưa ra. Trong đó tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo, chiếm 87% tổng nợ tín dụng, đạt mức nợ cuối năm 20.670 tỷ, tăng gần gấp 3 lần so với đầu năm. Mặc chỉ chiếm có 13% nhưng mảng tín dụng cũng có bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hóa với sự ra đời của các bộ sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Trong năm 2009 ngoài việc duy trì và tăng trưởng tín dụng đối với những khách hàng truyền thống, các chi nhánh còn phát triển và cho vay mới với nhiều khách hàng. So với thời điểm cuối năm 2008, toàn hệ thống phát triển them được 2435 khách hàng trong đó khách hàng doanh nghiệp tăng lên 60% so với cùng kì năm trước và khách hàng cá nhân tăng them 45.2% . Bên cạnh đó chất lượng tín dụng vẫn luôn được đảm bảo thể hiện thông qua biểu đồ tỷ lệ nợ xấu năm 2009 sau Nợ xấu nhóm 3 – 5 chỉ chiếm 0,63% trong tổng nợ. Đây là kết quả của việc Maritime Bank đã tập trung đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng do đó đã đưa được mức nợ xấu xuống tỷ lệ thấp nhất trogn nhiều năm qua *Hoạt động thẩm định Trong quy trình thẩm định, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Nhưng, tùy từng trường hợp cụ thể mà các giai đoạn của qui trình tín dụng có thể được các cán bộ tín dụng của MSB áp dụng một cách linh hoạt tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Đối với các khách hàng quan hệ lần đầu thì MSB hướng dẫn cụ thể về thủ tục, phương thức cho vay và đặc biệt quan tâm khả năng trả nợ, trách nhiệm trong quản lý kinh doanh của khách hàng. Đối với khách hàng thường xuyên và lâu năm thì công việc sẽ dễ dàng hơn, bởi vì MSB đã có những thông tin nhất định về khách hàng của mình. * Hoạt động đầu tư Hoạt động kinh doanh tiền tệ và quản trị thanh khoản Trước tình hình tài chính có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra khá gay gắt thì Maritime Bank vẫn giữ được tính thanh khoản tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải ngân tín dụng cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó Maritime Bank còn hỗ trợ cho các ngân hàng bạn khi thiếu hụt thanh khoản. Tổng nguồn vốn giao dịch của Maritime Bank năm 2009 đạt hơn 65.000 tỷ đồng tăng 185% so với năm 2008. Hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá vượt 146% so với kế hoạch được giao. Cuối năm 2009 Maritime Bank đã trở thành thành viên chính thức của thị trường trái phiếu chuyên biệt đồng thời cũng trong năm này, Maritime Bank đã trở thành Ngân hàng thanh toán và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ cho ngân hàng phát triển Việt Nam. Thông qua việc tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2009, Maritime Bank đã trở thành ngân hàng của các doanh nghiệp uy tín và hiệu quả, cùng các doanh nghiệp cơ cấu tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho sự phát triển bền vững Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các công cụ tài chính phái sinh Chỉ tiêu Năm 2009 % so với năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 2.586.000 103,56 Chuyển tiền trong nước (qua CMND) 820.000 245 Chuyển ra nước ngoài (USD) 500 143 Chuyển nước ngoài đến 11.944 257 Doanh số chi trả kiều hối 24.155 324 Tiết kiệm của các cá nhân 11.572 157 11.750 380 Số máy ATM 8 400 Thẻ VISA, MASTER - Doanh thu thanh toán tiền mặt (USD) - Doanh thu dịch vụ (USD) 1.130 217 186 698 552 Nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, Maritime Bank đã chủ động giao dịch trên thị trường liên ngân hàng nhằm bảo đảm cân đối ngoại tệ phục vụ khách hàng trogn trường hợp thị trường ngoại tệ có nhiều biến động. Tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2009 đạt tương đương 130 ngìn tỷ đồng tăng 200% so với năm 2008. Thông qua các hoạt động nhằm đẩy mạnh chất lượng các hệ thống giao dịch và cung cấp các dịch vụ tiên tiến nhất như Bloomberg, Reuters, hệ thống giao dịch điện tử kết nối với các ngân hàng quốc tế và hoàn thiện quy trình kiểm soát chặt chẽ giữa các bộ phận Front Office, Middle Office và Back Office, liên tục nâng cao mức chuẩn hóa các hoạt động đầu tư. Trogn năm 2009 Maritime Bank đã trở thành thành viên đầu tiên của sàn giao dịch hàng hóa Singapore ( SICOM) tại Việt Nam Hoạt động ngân hàng đại lý Cùng với định hướng phát triển mở rộng hoạt động thanh toán trong và ngoài nước, mạng lưới ngân hàng của Maritime Bank liên tục được tăng cường. Trong năm 2009 hạn mức giao dịch của Maritime Bank tại các ngân hàng trong nước và quốc tể đã được mở rộng đáng kể. Đặc biệt Maritime Bank đã thiết lập được các mối quan hệ với các định chế tài chính quốc tế ADB, IFC. Tính đến nay Maritime Bank đã thiết lập được hơn 400 quan hệ với ngân hàng đại lý tại hơn 60 nước trên thế giới 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịchNgân hàng TMCP Hàng Hải Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là một phần không thể thiếu trong Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án thường có quuy mô vốn lớn, thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay là công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. SGD Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam rất coi trọng khâu thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của Maritime Bank. Công tác thẩm định tại SGD nói chung khá hoàn thiện và bao gồm các bước chủ yếu sau: B1. Tiếp nhận hồ thẩm định của khách hàng B2. Thẩm định các điều kiện vay vốn và hồ tín dụng B3. Phê duyệt (xét duyệt và quyết định) cho vay B4: Giải ngân khoản vay và hạch toán B5: Theo dõi, kiểm tra khoản vay và khách hàng vay B6. Thu hồi nợ gốc, lãi và phí cho vay B7. Xem xét, xử lý những khoản vay có vấn đề B8: Tất toán khoản vay và lưu giữ hồ tín dụng Với mục tiêu tìm hiểu, phân tích các thông tin để làm căn cứ quyết định cho vay và giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá khách hàngdự án đầu tư, ước lượng rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Tại SGD, thẩm định hồ vay vốn tập trung vào các nội dung thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài sản đảm bảo Thẩm định hồ vay vốn Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định khách hàng Thẩm định tài sản đảm bảo Thẩm định điều kiện pháp lý Thẩm định khía cạnh kỹ thuật Thẩm định khía cạnh nhân lực Thẩm định tài chính dự án Thẩm định thị trường dự án Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội 2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịchNgân hàng TMCP Hàng Hải Ví dụ: thẩm định dự án vay vốn của công ty TNHH Minh Anh Thẩm định hồ pháp lý - Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp . - Giấy đăng kí kinh doanh: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần số 4103435101 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/01/2001 - Điều lệ do hội đồng thành viên công ty TNHH Minh Anh thông qua ngày 23/12/2000 - Quyết định bổ nhiệm giám đốc số 01/10/QĐ – MA do chủ tịch hội đồng quản trị kí - Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng do giám đốc công ty TNHH ký Thẩm định tình hình tài chính của công ty [...]... 1 dự án, năm 2008 khoảng 22,4 tỷ/ 1 dự án, năm 2009 khoảng 35,5 tỷ/ 1 dự án; nổi bật với dự án của Công ty Đầu tư công nghiệp và Thương mại trong thời hạn 2007 - 2015 với vốn vay ban đầu vào năm 2007 là 15 tỷ, sau đó nâng lên 205 tỷ đồng vào năm 2008 2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2.3.1 Kết quả đã đạt được của công tác thẩm định tài. .. 4 dự án, năm 2007 tăng lên 10 dự án, năm 2008 là 18 dự án và vào năm 2009 là 27 dự án - Sự chênh lệch giữa số dự án xin đầu tư và dự án chấp nhận không đáng kể - Quy trình, nội dung thẩm định ngày càng được cải tiến và hoàn thiện 2.3.2 Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án Thứ nhất, dự án đầu tư nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho xã hội nhưng để dự án. .. quan hệ vay vốn, công ty sẽ thực hiện việc thanh toán các trang thiết bị mở rộng dự án qua Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Nguyễn Du - Vốn vay có tài sản đảm bảo: công ty thế chấp và cầm cố các tài sản hiện có của công ty cho Ngân hàng đồng thời cũng tiếp tục cầm cố thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay * Kiến nghị - Căn cứ vào kết quả thẩm định được, Ngân hàng quyết định cho công ty vay theo... 2.2.2.1 Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn đầu tư của dự án 2.2.2.2 Thẩm định việc xác định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án đầu tư Ngân lưu hay dòng tiền của dự án là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án tính theo từng năm Quy ước dòng tiền vào và ra của dự án đều... hiệu quả tài chính cuối cùng của dự án Điều này chưa thực sự đúng đối với yêu cầu của việc thẩm định tài chính dự án là cả dự án có đạt hiệu quả thì chắc chắn có khả năng trả nợ và vấn đề là mất bao lâu để có thể thanh toán hết các khoản nợ ấy Xuất phát từ điều đó, Ngân hàng đã lựa chọn các dự án không phụ thuộc quá nhiều vào các hiệu quả tài chính như NPV, IRR hay PP mà dựa trên khả năng trả nợ hàng năm... nhưng trong Ngân hàng thường bỏ qua những yêu cầu này mà chỉ chú ý tới lợi nhuận tăng hàng năm Nghĩa là trong quá trình cho vay Ngân hàng chỉ chú ý tới nguồn trả nợ Thứ hai, trong quá trình đầu tư Ngân hàng chưa thực sự chú ý đến công tác thẩm định tài chính dự án mà đi quá sâu vào cách trả nợ của khách hàng hàng năm thông qua việc tính toán lợi nhuân bằng khấu hao và lợi nhuận ròng Ngân hàng rất ít... thức về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định tài chính dự án còn chưa làm được, chưa có một chương trình, chính sách cụ thể cho cán bộ thẩm định phía chi nhánh Một bộ phận không nhỏ cán bộ, lãnh đạo điều hành trong Ngân hàng còn nhiều hạn chế về kĩ năng quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại, về marketing, đánh giá, phân tích tín dụng, rủi ro tín... phép doanh nghiệp được thực hiện dự án Như vậy Ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay, dẫn tới dự án không thể thực hiện được Thứ ba, việc phân tích độ nhạy của dự án không được thực hiện cho nên quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét trạng thái tĩnh Không đi sâu xem xét những thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện có sự biến... xác định vòng đời dự án, thời hạn cho vay chưa phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án dẫn tới khó khăn cho người vay trong việc cam kết trả nợ đối với Ngân hàng Thứ sáu, việc lập và tính toán hiệu quả kinh tế của dự án Ngân hàng đã lập được bảng thu dự kiến hàng năm, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư Đồng thời có so sánh với trước khi đầu tư nhưng chưa lập được các năm của dự án, ... doanh ổn định mang lại hiệu quả cao cho công ty Như vậy hiện tài tình hình tài chính của công ty là khả quan * Về quan hệ tín dụng Hiện tại công ty chưa có quan hệ tín dụng nào với Ngân hàng nào ở Hà Nội * Thẩm định dự án vay vốn của công ty 1 Xem xét cơ sở pháp lý của dự án - Đối tượng đầu tư: Đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký Xây dựng nhà . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 2.1. Khái quát chung về sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải. 2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng

Ngày đăng: 22/10/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Câc em nữ sẽ viết đoạn văn tả cô gâi vă cả hai nhóm sẽ treo bảng. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH    DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI
c em nữ sẽ viết đoạn văn tả cô gâi vă cả hai nhóm sẽ treo bảng (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w