1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng thương hiệu du lịch hải phòng

96 64 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 187,22 KB

Nội dung

Ngành du lịch của nhiều quốc gia, địa phương đang cốgắng xây dựng cho mình một thương hiệu du lịch nổi bật với những sản phẩm và hình ảnh riêng nhằm tạo nét khác biệt, thu hút du khách t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -***** -

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -***** -

Hà Nội – 2015

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MUCC̣ TƯỪ VIẾ

T TẮ

T i

DANH MUCC̣ BẢNG BIỂU ii

DANH MUCC̣ HÌNH VẼ iii

DANH MUCC̣ HÌNH VẼ iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 5

1.1 Lý luận chung về hoạt động du lịch 5

1.1.1 Khái niệm về du lịch 5

1.1.2 Sản phẩm và các loại hình du lịch: 5

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch: 8

1 2 Lý luận chung về thương hiệu và thương hiệu điểm đến du lịch 9

1.2.1 Khái niệm thương hiệu 9

1.2.2 Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh: 11

1.2.3 Các thành tố của thương hiệu: 12

1.2.4 Các dạng chiến lược phát triển thương hiệu: 15

1.2.5 Thương hiệu trong hoạt động du lịch 18

1.2.6 Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 23

2.1 Phân tích môi trường du lịch thành phố Hải Phòng 23

2.1.1 Vị trí địa lý, dân số, hệ thống giao thông và tài nguyên du lịch 23

2.1.3 Sản phẩm du lịch 30

2.1.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: 32

2.1.5 Thị trường du lịch của thành phố Hải Phòng 35

2.1.6 Đối tác liên kết và Đối thủ cạnh tranh 38

2.1.7 Phân tích SWOT đối với du lịch Hải Phòng: 47

Trang 4

2.2 Thực trạng xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòng 53

2.2.1 Công tác xây thương hiệu du lịch của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua: 53

2.2.2 Đánh giá chung về công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòng trong thời gian qua: 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH HẢI PHÒNG 60 3.1 Quan điểm, phương hướng, chỉ tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hải Phòng trong thời gian tới: 60

3.1.1 Quan điểm, phương hướng: 60 3.1.2 Một số chỉ tiêu phát triển du dịch: 60

3.2 Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòng 61

3.2.1 Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng 61 3.2.2 Kiến nghị: 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Phụ lục

Trang 5

1.2.3.4.5

i

Trang 6

DANH MUCC̣ BẢNG BIỂU

STT

1

ii

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia cùng tham gia vì những lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại Không chỉ ở Việt Nam

mà với các nước trên thế giới, ngành du lịch đang là ngành có khả năng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Trong xu thế hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng như hiện nay, sự cạnhtranh về du lịch giữa các quốc gia, các địa phương, ngày càng được thể hiệnmột cách sâu sắc Ngành du lịch của nhiều quốc gia, địa phương đang cốgắng xây dựng cho mình một thương hiệu du lịch nổi bật với những sản phẩm

và hình ảnh riêng nhằm tạo nét khác biệt, thu hút du khách trong nước vàquốc tế Tạo dựng “thương hiệu cho điểm đến” được nhìn nhận như một đònbẩy quan trọng trong khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.Với các địaphương đã có thương hiệu du lịch riêng cho mình, sẽ trở thành điểm đến lýtưởng, hấp dẫn du khách, từ đó cũng làm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ,đồng thời mở ra những cơ hội khác để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư Xâydựng và phát triển thương hiệu du lich phải dựa trên những thế mạnh du lịchsẵn có của điểm đến, hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn vàkhác biệt đối với du khách Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng thànhcông trong việc xây dựng thương hiệu du lịch, và hoạch định được các chiếnlược phát triển thương hiệu du lịch

Hải Phòng, thành phố Hoa Phượng đỏ với tài nguyên du lịch phong phú và

vị trí giao thông thuận lợi, chứa đựng đầy đủ những yếu tố hấp dẫn để phát triển

du lịch biển, du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội Xây dựng thương hiệu du lịchđược coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm tăng sức hút và

Trang 9

khả năng cạnh tranh cho du lịch Hải Phòng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhậpquốc tế Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng thương hiệu thời gian qua vẫn ởgóc độ tự phát nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ cao, chưa có những hướng đi cụthể, đúng đắn và dài hạn Nhìn chung đến nay, tốc độ phát triển du lịch HảiPhòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố Sảnphẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chất lượng các dịch vụ còn hạn chế, cáctuyến, điểm du lịch vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác các địa danh du lịchsẵn có Để du lịch Hải Phòng thật sự trở thành điểm đến thu hút khách du lịch,tạo được dấu ấn riêng và khẳng định vị trí của mình trên thị trường trongnước và quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với thành phố Hải Phòng là cần xây dựngđược một thương hiệu du lịch mạnh, cùng những chiến lược phát triểnthương hiệu thực sự hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng thươnghiệu du lịch Hải Phòng” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp trongviệc xây dựng thương hiệu và hoạch định các chiến lược phát triển thươnghiệu cho du lịch Hải Phòng trong thời gian tới

Câu hỏi nghiên cứu :

Những yếu tố góp phần tạo nên thương hiệu du lịch Hải Phòng là gì vàlàm thế nào để xây dựng thương hiệu riêng cho du lịch Hải Phòng ?

Trang 10

Tham luận “Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương” của PGS Nguyễn Văn Thanh – ThS Nguyễn Quỳnh Hoa tại Hội thảo xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòng năm 2011 Tham luận đã đưa ra những quy trình xây dựng thương hiệu địa phương và phương hướng áp dụng cho du lịch Hải Phòng.

Các tài liệu trên chủ yếu nghiên cứu cơ sở lý luận mà chưa áp dụng và đisâu phân tích trường hợp cụ thể Hiện tại, cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu

cụ thể về xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng xây dựng và pháttriển thương hiệu du lịch Hải Phòng, xác định các yếu tố tạo nên thương hiệu

du lịch Hải Phòng từ đó đề xuất giải pháp cho du lịch thành phố Hải Phòng cóđược những chiến lược và hướng đi đúng đắn trong quá trình hình thành vàphát triển thương hiệu du lịch thành phố

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các tiềm năng, thế mạnh để phát triển dulịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng từ đó phân tích, đánh giá thực trạng xâydựng, phát triển thương hiệu du lịch của thành phố Hải Phòng, và đưa ra cácgiải pháp nhằm duy trì, phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòngtrong thời gian tới

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra cơ bản,điều tra xã hội học và phân tích - tổng hợp dựa trên kết quả thu thập được từsách báo, internet và các nguồn khác liên quan đến đề tài Ngoài ra còn ápdụng một số phương pháp nghiên cứu khác như hệ thống, thống kê, tổng kếtthực tiễn, tham vấn ý kiến chuyên gia

6 Đóng góp của Luận văn:

-Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu dulịch của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, nêu lên những mặt được vànhững điều còn hạn chế;

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vị thế của thành phố hiệnnay và thay đổi cách nhìn nhận khác qua biểu tượng (logo) và slogan du lịchthành phố

7 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những Lý luận chung về hoạt động du lịch, thương hiệu và xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch

Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Hải PhòngChương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hải Phòng

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 Lý luận chung về hoạt động du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một

sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, dưới sựphát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành một xu thếtất yếu trong đời sống văn hoá - xã hội của người dân tại tất cả các nước, đặcbiệt tại các quốc gia phát triển Xét trên góc độ kinh tế, du lịch được coi như

“con gà đẻ trứng vàng”, là “cứu cánh” để vực dậy nền kinh tế ốm yếu củanhiều quốc gia

Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of UnionTravel Organization): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơikhác địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải đểlàm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống …”

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có

liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.

Trang 13

- Phân loại theo môi trường tài nguyên

Tuỳ vào môi trường tài nguyên mà hoạt động du lịch được chia thànhhai nhóm lớn là du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên:

Du lịch thiên nhiên là loại hình hoạt động du lịch đưa du khách vềnhững nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiênhấp dẫn … nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của họ

Du lịch văn hoá là loại hình du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.

- Phân loại theo mục đích chuyến đi

Chuyến đi của con người có thể có mục đích thuần tuý là đi du lịch, tức

là chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xungquanh Ngoài các chuyến đi như vậy, còn có nhiều cuộc hành trình vì các lý

do khác hội nghị, tôn giáo… Trong các chuyến đi này không ít người sử dụngcác dịch vụ du lịch như ăn uống, nghỉ ngơi và lưu trú Ngoài ra cũng cónhững người tranh thủ thời gian rỗi để tham quan với mục đích thẩm nhận lạitại chỗ những giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hoá nơi đến Trên cơ sởnhư vậy có thể dựa vào mục đích chuyến đi để phân chia các loại hình du lịchthành: Du lịch tham quan, Du lịch giải trí, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch khámphá, Du lịch thể thao, Du lịch lễ hội,

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

Dưới con mắt của các học giả người Mỹ Mc Intosh, Goeldner, Richietrong cuốn “Những triết lý, nguyên tắc và thực tiễn của du lịch” Các ông đãphân chia du lịch theo lãnh thổ hoạt động thành các loại hình du lịch khá chitiết dưới đây:

Du lịch quốc tế: có sự thanh toán và sử dụng ngoại tệ Điều này cónghĩa là du khách quốc tế làm biến đổi cán cân thu chi của quốc gia có thamgia hoạt động du lịch quốc tế

Trang 14

Du lịch nội địa: được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ ngườitrong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch tronglãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.

Du lịch quốc gia: bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia

từ việc gửi khách ra nước ngoài cho tới phục vụ khách trong và ngoài nước

đi tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch

Nét đặc trưng của ngành du lịch đó là đối tượng lao động trong lĩnhvực này chính là tài nguyên du lịch, còn dịch vụ du lịch được thể hiện nhưsản phẩm của quá trình lao động Tuy nhiên không phải tất cả mọi loại tàinguyên du lịch đều nằm cùng trên vùng; một lãnh thổ, cùng một vị trí địa lý.Các tài nguyên, điểm đến du lịch thường nằm ở vị trí khác nhau Chính vì thế

ta có thể dựa vào tiêu thức này để phân chia ra các loại hình du lịch: Du lịchmiền biển, Du lịch núi, Du lịch đô thị, Du lịch thôn quê

- Phân loại theo phương tiện giao thông

Tuỳ thuộc vị trí xa gần, đồng bằng hay miền núi, quy mô điểm đếntham quan du lịch ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hay trên thế giới Người

ta cũng có thể dựa theo phương tiện vận chuyển để phân chia hoạt động dulịch thành: Du lịch xe đạp, Du lịch ô tô, Du lịch bằng tàu hoả, Du lịch bằngtàu thuỷ, Du lịch bằng máy bay

- Phân loại theo loại hình lưu trú:

Cho tới thời điểm hiện nay có một điều mà chúng ta có thể dễ dàngnhận thấy là các sản phẩm, dịch vụ mang tính chất cơ bản trong suốt quá trình

đi du lịch của du khách như vận chuyển, lưu trú và ăn uống vẫn chiếm một tỷtrọng khá lớn trong bảng giá thành của các sản phẩm dịch vụ du lịch Đặc biệtlưu trú vẫn là nhu cầu chính của du khách trong chuyến đi du lịch Dựa trênloại hình lưu trú thì có thể phân loại các loại hình du lịch thành: khách sạn,motel, nhà trọ thanh niên, camping, bungalow, làng du lịch, hotel…

Trang 15

- Phân loại theo lứa tuổi du khách

Theo lứa tuổi du lịch có thể chia thành: khách du lịch ở lứa tuổi thanh, thiếu niên; khách du lịch trung niên; khách du lịch là người cao tuổi

- Phân loại theo độ dài chuyến đi:

Các chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một tuần lễ đượccoi là du lịch ngắn ngày Như vậy du lịch cuối tuần là một dạng của du lịchngắn ngày Ngược lại các chuyến du lịch dài ngày có thể tiêu tốn thời gianđến gần một năm Nhìn chung trong thực tế du lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ caohơn nhiều so với du lịch dài ngày do du khách ngày càng muốn nghỉ ngơinhiều lần trong năm hơn là nghỉ ngơi một lần

Du lịch dài ngày thường là các chuyến đi thám hiểm của các nhànghiên cứu, các chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại các khu điều dưỡng…

- Phân loại theo hình thức tổ chức:

Theo tiêu chí này chúng ta có thể phân chia du lịch thành: du lịch tập thể; du lịch cá thể, du lịch gia đình

- Phân loại theo phương thức hợp đồng: nếu nhìn dưới góc độ thị trường,

có thể chia các chuyến du lịch thành du lịch trọn gói và du lịch từng phần

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch:

Ngày này với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngành du lịch đãđóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh

tế - xã hội của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển Việc xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch là rất quan trọng, nó giúpkhắc phục, hạn chế những tác động xấu đến lĩnh vực kinh doanh du lịch và quátrình xay dựng thương hiệu du lịch Các yếu tố ảnh hưởng tới du lịch gồm:

- Môi trường tự nhiên

- Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng

- Sự tăng cầu của các hãng về du lịch

Trang 16

- Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch

- Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch

- Việc xóa bỏ các hàng rào chắn, các quy định về việc hạn chế xâm nhập và việc cung cấp dịch vụ du lịch ở nước ngoài

- Sự can thiệp của chính phủ

2 2 Lý luận chung về thương hiệu và thương hiệu điểm đến du lịch

1.2.1 Khái niệm thương hiệu

Từ “thương hiệu” (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếngAixơlen cổ nghĩa là đóng dấu Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trạimuốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng mộtcon dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên từng con một, thông qua đó khẳng địnhgiá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình Như vậy, thương hiệu xuất hiện

từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất

Có nhiều quan điểm về thương hiệu Đối với quan điểm truyền thống, theotác giả Bennett PD - Hiệp Hội Marketing Hoa Kỳ cho rằng: “Thương hiệu làmột cái tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một tập hợp của các yếu tố trênnhằm mục đích nhận dạng, phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bánhoặc nhóm người bán với hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”

Theo Philip Kotler, ông tổ của ngành Marketing hiện đại: “Thương hiệu

là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này giúpnhận biết và phân biệt sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất với các đối thủ

cạnh tranh” (Tạm dịch).

Còn theo Al Ries, tác giả thuyết: “định vị thương hiệu”: “Thương hiệu

là khái niệm duy nhất trong đầu khách hàng khi họ nghe nói đến công ty bạn”

(Tạm dịch).

Dựa trên những định nghĩa trên, ta có thể hiểu, thương hiệu là hình thứcthể hiện cái bên ngoài, tạo ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm,

Trang 17

dịch vụ, doanh nghiệp Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của ngườitiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng Giá trị củamột thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lạicho nhà đầu tư trong tương lai Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hìnhcủa doanh nghiệp.

Một thương hiệu được cấu thành bởi hai thành phần:

Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào

thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu,đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác

Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có

thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểudáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác Thương hiệu có thể là bất

cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng đượcnhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại Việc đầu tiên trọngquá trình tạo dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết kế cho sản phẩm hoặcdịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế và các yếu

tố phân biệt khác trên cơ sở phân tích thuộc tính của các sản phẩm, thị hiếuhành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật,văn hóa, tín ngưỡng… Chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó củathương hiệu là các yếu tố thương hiệu Các yếu tố thương hiệu của một sảnphẩm hoặc dịch vụ có thể được luật pháp bảo hộ dưới dạng là các đối tượngcủa sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứhàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền

Trang 18

Hình 1.1 Mô hình khái quát Thương hiệu và Sản phẩm

(Nguồn: www.vovanquang.com)

1.2.2 Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh:

- Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thếrất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp màcòn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việctiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh

- Với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sảnphẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trungthành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rấtcao Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới,tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hútkhách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanhnghiệp là đối thủ cạnh tranh Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệpnhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hócbúa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường

- Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vữngchắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sảnphẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài…

- Trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức vềthương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây

Trang 19

Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm,bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chấtlượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro.

- Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sảnquốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắnvới hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sảnphẩm Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnhtranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trêntrường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giaolưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới

1.2.3 Các thành tố của thương

hiệu: a Tên gọi:

Cái tên là ấn tượng đầu tiên trong chiến lược thu hút khách hàng vàmột cái tên tốt phải giành được ưu thế ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên Tên gọithường phải đảm bảo được các yếu tố:

- Dễ nhớ: đơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần

- Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa và khả năng liên tưởng

- Dể chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm dịch vụtrong cùng một chủng loại, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và các nền văn hoákhác nhau

- Gây ấn tượng: tên thương hiệu cần gây được ấn tượng khi đọc và cótính thẩm mỹ Thông thường những từ có ý nghĩa hay và đẹp sẽ được chọnlàm tên thương hiệu

- Đáp ứng được yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ

b Logo - nhãn hiệu:

Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãnhiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng Cùng với tên gọi,

Trang 20

logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về doanh nghiệp Thông thường khithiết kế logo, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là tạo ra một logo cóhình ảnh dễ nhớ, để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng Các tiêu chílựa chọn khi thiết kế hình ảnh logo là:

- Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc hoạ được điểm khác biệt, tính nổi trội của doanh nghiệp

- Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù

- Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng

- Tránh quá chi tiết: những logo đơn giản được nhận ra nhanh hơnnhững logo phức tạp Những đường kẻ và chữ đậm biểu hiện tốt hơn các chitiết mờ nhạt và tất nhiên gây ấn tượng mạnh hơn

- Logo vẫn đẹp khi được in bằng màu đen trắng: nếu logo không đượcsắc nét khi in đen trắng, nó cũng sẽ rất khó thuyết phục nếu được in bằng bất

c Slogan - khẩu hiệu:

Là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theomột cách nào đó Thông thường slogan phải có nội dung súc tích, chứa đựngnhững ý nghĩa và thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến người tiêudùng Và ngược lại sản phẩm dịch vụ tốt, con người tốt sẽ góp phần thẩm thấuvào tâm trí khách hàng, vào lòng người tiêu dùng thông qua một khẩu

Trang 21

hiệu hay Các tiêu chí mà doanh nghiệp thường đặt ra khi thiết kế slogan là:slogan phải dễ nhớ, thể hiện được những đặc tính và lợi ích chủ yếu của sảnphẩm dịch vụ, slogan phải ấn tượng tạo nên sự khác biệt.

Ngoài ra, còn một đặc tính rất quan trọng của slogan, đặc biệt là đối vớicác doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu ra phạm vi quốc tế, đó là tínhkhái quát cao và dễ chuyển đổi

d Đoạn nhạc:

Đoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giảnổi tiếng thực hiện Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào tâm trí khách hàng

dù họ có muốn hay không Cũng giống như slogan, đoạn nhạc thường mang

ý nghĩa trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu

e Tính cách nhãn hiệu:

Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiệnđặc điểm con người gắn với nhãn hiệu Tính cách nhãn hiệu thường mangđậm yếu tố văn hoá và giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu là phươngtiện hữu hiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu

Ngoài các yếu tố hữu hình, thương hiệu còn được tạo nên bởi các yếu

tố vô hình, đây còn được gọi là phần hồn của thương hiệu, yếu tố quan trọngmang lại sự lựa chọn và trung thành của người tiêu dùng Nếu như các yếu tốhữu hình được tạo nên bởi các thao tác mang tính kỹ thuật thì các yếu tố vôhình của thương hiệu là sự trải nghiệm của khách hàng về tổng hợp các yếu

tố hữu hình đó qua các tác nghiệp nhằm đưa sản phẩm dịch vụ đến với kháchhàng và gắn bó với khách hàng, như chất lượng sản phẩm dịch vụ, văn hoákinh doanh…

Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó Do đó, cầntích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trườnghợp cụ thể Việc lựa chọn các thành tố cần tạo ra tính trội thúc đẩy lẫn nhau

Trang 22

f Bao bì:

Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệutrong đó hình thức của bao bì có tính quyết định Yếu tố tiếp theo là màu sắc,kích thước, công dụng đặc biệt của bao bì Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểmmạnh và điểm yếu của nó Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằmđạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể Việc lựa chọn các thành tốcần tạo ra tính trội, thúc đẩy lẫn nhau Các nghiên cứu cho thấy tên nhãn hiệu

có ý nghĩa nêu tích hợp vào logo sẽ dễ nhớ hơn

1.2.4 Các dạng chiến lược phát triển thương hiệu:

Chiến lược phát triển thương hiệu là con đường mà doanh nghiệp sửdụng các nỗ lực của mình nhằm mở rộng thương hiệu, gia tăng các tài sảnthương hiệu trên tầm nhìn, sứ mệnh của nó Các dạng chiến lược phát triểnthương hiệu bao gồm:

- Chiến lược thương hiệu - sản phẩm đó là chiến lược đặt tên cho mỗi sản phẩm độc lập một thương hiệu riêng biệt phù hợp với định vị thị

trường của sản phẩm đó; chẳng hạn với công ty A:

Thương hiệu A Thương hiệu B …… Thương hiệu N

- Chiến lược thương hiệu theo nhóm

Chiến lược thương hiệu nhóm là đặt cùng một thương hiệu và mộtthông điệp cho một nhóm các sản phẩm có cùng một thuộc tính hoặc chứcnăng

Trang 23

- Chiến lược thương hiệu theo hình ô

Chiến lược thương hiệu theo hình ô là đặt một thương hiệu chung hỗtrợ cho mọi sản phẩm của doanh nghiệp ở các thị trường khác nhau nhưngmỗi sản phẩm lại có cách thức quảng bá và cam kết riêng trước khách hàng

và công chúng

Hình 1.4 Sơ đồ cấu trúc chiến lược sản phẩm hình ô

- Chiến lược phát triển thương hiệu theo dãy

Chiến lược thương hiệu dãy là mở rộng một khái niệm, một ý tưởnghoặc một cảm hứng nhất định cho các sản phẩm khác nhau và do đó cho cácthương hiệu khác nhau của doanh nghiệp

- Chiến lược phát triển thương hiệu chuẩn.

Chiến lược thương hiệu chuẩn: Đưa ra một sự chứng thực hay xác nhận của công ty lên tất cả các sản phẩm vốn hết sức đa dạng và phong phú và

Trang 24

được nhóm lại theo chiến lược thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dãy và/hoặc thương hiệu nhóm.

Cam kết A

↓ Sản phẩm hoặc

nhóm hàng A

↓ Thương hiệu A

Thương hiệu chuẩn Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc chiến lược Thương hiệu chuẩn

- Chiến lược phát triển thương hiệu mẹ

Chiến lược thương hiệu nguồn (hay còn gọi là thương hiệu mẹ):Tương tự như chiến lược hình ô, nhưng điểm khác biệt chủ yếu là mỗi sảnphẩm được đặt thêm một tên riêng, nhưng chúng vẫn phải chịu sự bó buộc và

bị chi phối bởi uy tín của thương hiệu nguồn

THƯƠNG HIỆU MẸ Thương hiệu A Thương hiệu B Thương hiệu C

Hình 1.6 Sơ đồ cấu trúc chiến lược thương hiệu theo nguồn

Trang 25

1.2.5 Thương hiệu trong hoạt động du lịch

1.2.5.1 Thương hiệu trong hoạt động du lịch:

Đặc trưng của du lịch là một loại sản phẩm vô hình, có giá trị sử dụng vàkhó xác định chất lượng Chất lượng của các dịch vụ chỉ được đánh giá thôngqua quá trình tiêu dùng chúng Do đó, để hoạt động kinh doanh hiệu quả thìngười làm dịch vụ du lịch cũng như các điểm đến hay doanh nghiệp du lịchbuộc phải tạo cho mình một uy tín và danh tiếng nhất định Tức là phải xây dựngđược cho mình một thương hiệu đủ mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường.Thương hiệu trong hoạt động du lich là tập hợp những hình ảnh, thông điệp

và những cảm nhận mà người tiêu dùng có được khi nhắc đến một điểm đến dulịch hay một doanh nghiệp kinh doanh du lịch Thương hiệu du lịch cũng giốngnhư các thương hiệu khác đều bao hàm trong nó cả những yếu tố hữu hình và vôhình Những yếu tố hữu hình có thể kể đến như: logo, slogan, màu sắc để nhậnbiết thương hiệu này với thương hiệu khác Bên cạnh đó còn phải kể đến cácyếu tố vô hình như những thông điệp được truyền tải từ thương hiệu, nhữngcảm nhận của du khách về thương hiệu và tính cách thương hiệu Nhưng khácvới các sản phẩm và dịch vụ khác, yếu tố vô hình trong thương hiệu lại có tácđộng lớn hơn đến sự thành bại của một điểm đến hay một doanh nghiệp du lịch.Ngày nay, trong tiến trình đẩy mạnh quảng bá du lịch đối với thế giới và dukhách quốc tế, vấn đề xây dựng hình ảnh và thương hiệu lại càng đóng vai trò tolớn và quyết định đối với sự phát triển du lịch

1.2.5.2 Thương hiệu điểm đến du lịch.

Trong ngành Du lịch có 3 cấp độ thương hiệu đó là thương hiệu củađiểm đến, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm Điểm đến cóthể là một quốc gia, một vùng hay một địa phương Thương hiệu điểm đếngiúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến.Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò

Trang 26

gắn kết chặt chẽ dựa trên sự hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận củakhách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà kinhdoanh du lịch, tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất.

Hình ảnh điểm đến được định nghĩa là ấn tượng tinh thần hay thị giác

về điểm du lịch, sản phẩm và trải nghiệm của công chúng Hình ảnh ấy sẽđược thiết kế, định vị để chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong tâm trí kháchhàng của thị trường mục tiêu

Một thương hiệu điểm đến không chỉ là một khẩu hiệu quảng cáo(slogan), một biểu trưng (logo), một mẫu màu chuẩn để phân biệt một tập gấphay một website và cũng không phải là một lời tuyên bố sáo rỗng mà địaphương tưởng tượng ra và mong muốn mà đó chính là hình ảnh tự thân củacộng đồng Thương hiệu điểm đến là kết quả tích hợp mọi yếu tố để xây dựngmột hình ảnh tích cực nhằm tạo khả năng nhận dạng và phân biệt với cácđiểm đến khác

Một thương hiệu điểm đến được ví như chiếc chìa khóa nhằm cung cấpcác thông tin chủ yếu cho biết nơi đó, địa điểm đó như thế nào, có thể cungcấp được gì và cho du khách những trải nghiệm gì

Một thương hiệu tốt, cần hội tụ các yếu tố: có khả năng lôi cuốn, xácđịnh được vị trí tốt, truyền đạt được chất lượng và sự nhiệt tình, bộc lộ được

sự đặc sắc của điểm đến, dễ nhớ, đơn giản, có khả năng chuyển thành tênmiền để xây dựng website, được sử dụng một cách thống nhất, được chấpnhận bởi số đông

Khi xây dựng được một thương hiệu tốt, sẽ có khả năng mang lại chođiểm đến những lợi ích đặc biệt, đó là: sự tin tưởng, tính khả thi, khả năngphân biệt, truyền tải những ý tưởng mạnh mẽ đầy quyền lực, có tiếng vangđối với du khách

Trang 27

1.2.6 Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch

Xây dựng thương hiệu điểm đến bao gồm nhiều tác nhân hơn là nhậndiện và cảm nhận được nó qua logo hay slogan, thay vì phải nắm bắt các yếu

tố khác biệt của điểm đến trong các thương hiệu và giao tiếp những yếu tốnày thông qua các thành phần thương hiệu như: nhận dạng, bản chất, tínhcách, hình ảnh, tính cách văn hóa…

Một chiến lược xây dựng thương hiệu điểm đến thường bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khảo sát, nghiên cứu và xây dựng chiến lược thương hiệu

- Nghiên cứu, khảo sát những giá trị của điểm đến; xác định các hình ảnhtiêu biểu nhất, đặc trưng nhất của điểm đến; xác định các sự hấp dẫn khác, sựthuận tiện giao thông của điểm đến

-Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu;

- Phân tích đối thủ cạnh tranh với những thông tin cơ bản như: xác địnhđối thủ cạnh tranh (tùy theo quy mô của điểm đến, đối thủ cạnh tranh có thể làtỉnh, thành phô, vùng lãnh thổ, quốc gia ); tìm hiểu về việc xây dựng thươnghiệu của các đối thủ cạnh tranh (phân tích định vị cũng như thông điệp truyềnthông, phân tích các điểm tương đồng, điểm khác biệt, những điểm làm tốthoặc chưa tốt, nguyên nhân họ thu hút được nhiều khách du lịch ); từ đó xácđịnh lợi thế cạnh tranh cho điểm đến của mình

- Phân tích SWOT: xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với điểm đến

Giai đoạn 2: Phát triển thương hiệu

Trên cơ sở định hướng chiến lược thương hiệu và định vị hình ảnh củathương hiệu đã được xác lập trong giai đoạn 1, bộ nhận diện thương hiệuđược sáng tác, thiết kế bao gồm hình ảnh (logo), ngôn ngữ (slogan – tagline),

âm thanh (nhạc nền hoặc cách đọc slogan)

Sau đó, cơ quan chủ quản tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ đốitượng khách hàng mục tiêu (du khách quốc tế) và từ công chúng trong nước

Trang 28

để đảm bảo rằng tiêu đề - biểu tượng mới này nhận được sự đồng thuận cao.Ngôn ngữ của tiêu đề tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu chính.Nếu khách hàng nội địa là mục tiêu chính thì ngôn ngữ chuẩn, gốc phải làtiếng Việt; nếu khách hàng mục tiêu là người nước ngoài thì ngôn ngữ chuẩnphải là ngôn ngữ của nước đó; trong một số trường hợp, tiếng Việt và tiếngAnh hoặc ngôn ngữ nước đó không nhất thiết là dịch một các máy móc mà cóthể lấy ý nghĩa để dịch Sau khi tiêu đề - biểu tượng được lựa chọn chínhthức, đơn vị thiết kế cần ban hành hướng dẫn về phông chữ, tỷ lệ, kích thước,màu sắc của tiêu đề - biểu tượng.

Phát triển cấu trúc thương hiệu: xem xét mối quan hệ tương quan giữathương hiệu du lịch quốc gia và thương hiệu du lịch địa phương; mô hìnhhóa mối quan hệ này thông qua cấu trúc thương hiệu Ứng dụng hiệu quảchương trình thương hiệu quốc gia của Tổng cục Du lịch vào các chươngtrình du lịch địa phương, du lịch tiểu vùng

Xây dựng chiến lược truyền thông Cơ quan du lịch quốc gia (địaphương) lựa chọn công ty tư vấn du lịch chuyên nghiệp phối hợp với công tysáng tạo, thiết kế tiêu đề - biểu tượng xây dựng chiến lược truyền thông chothương hiệu Các bên liên quan cùng phân tích, đánh giá các kênh truyềnthông và lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp nhất với phân khúc thịtrường và khách hàng mục tiêu cũng như tình hình thực tiễn của Việt Nam(địa phương) để việc quảng bá, truyền thông đạt hiệu quả nhất với kinh phíhợp lý nhất

Giai đoạn 3: Hoàn thiện và triển khai thương hiệu

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương (hoặc địa phương)phối hợp với công ty sáng tạo, thiết kế tiêu đề - biểu tượng xây dựng và pháthành cẩm nang hướng dẫn sử dụng và tổ chức họp báo công bố nhận diện

Trang 29

thương hiệu mới để đảm bảo tính nhất quán nhằm góp phần xây dựng hìnhảnh nhận diện thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Trường hợp cần thiết sẽ tổ chức hội nghị hướng dẫn các đơn vị liênquan thống nhất về kế hoạch sử dụng và các hoạt động tuyên truyền quảng bá

du lịch gắn với tiêu đề - biểu tượng mới

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của cơ quan du lịch quốcgia (hoặc địa phương) và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn phải thốngnhất theo tư tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển thương hiệu Các ấnphẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch đều phải sử dụng tiêu đề - biểu tượng mộtcách thống nhất Sự thành công của một thương hiệu phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố trong đó có một yếu tố quan trọng là số lượng và tỷ lệ khách du lịchtiềm năng có thể nhận biết thương hiệu, cảm nhận được thông điệp dothương hiệu mang lại

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH

CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1 Phân tích môi trường du lịch thành phố Hải Phòng

2.1.1 Vị trí địa lý, dân số, hệ thống giao thông và tài nguyên du

lịch Vị trí địa lý

Thành phố Hải Phòng - Đô thị loại I cấp quốc gia nằm trong vùngDuyên hải Đông Bắc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô HàNội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2

Hình 2.1 Bản đồ thành phố Hải Phòng

Về ranh giới hành chính: phía Bắc và Đông Bắc thành phố Hải Phònggiáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây Nam giáptỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng làmột cảng biển lớn nhất miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệthống giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, làcửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giaothông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang -một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Chính vì vậy trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng

Trang 31

được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc(Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹthuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước (theo Quyết định số1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ) Vị trí địa lý thuậnlợi là một trong những điều kiện để Hải Phòng phát triển du lịch.

Thành phố Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trựcthuộc, gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, ĐồSơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải,Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo)

Dân số:

Tính đến năm 2013, dân số Hải Phòng là trên 1,9 triệu người, trong đódân cư thành thị chiếm 47% và dân cư nông thôn chiếm 53%, là thành phốđông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Khí hậu:

Hải Phòng có tọa độ địa lý từ 20030' đến 21001' vĩ độ Bắc và từ 106024'

đến 107009' kinh độ Đông, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu,gần chí tuyến Bắc Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiếtmiền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đôngtương đối rõ rệt Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau vớinhiệt độ trung bình dưới 200C Mùa hạ nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9:nhiệt độ trung bình đạt trên 250C Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800mm/năm Do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 1oC và mùa

hè mát hơn 1oC so với Hà Nội Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C –

Trang 32

Hệ thống giao thông:

Thành phố Hải Phòng có hệ thống giao thông hoàn chỉnh bao gồm:đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không

+ Đường bộ: Thành phố có các tuyến đường huyết mạch nối với các

tỉnh thành như quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, tuyến đường cao tốc Hà Nội– Hải Phòng, Quảng Ninh – Hải Phòng đang được gấp rút hoàn thành, rútngắn thời gian di chuyển giữa thành phố Hải Phòng với thủ đô Hà Nội chỉ cònkhoảng 1h30 phút, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hải Phòng sang QuảngNinh còn 25phút Đây là điều kiện quan trọng để thu hút du khách cũng nhưcác nhà đầu tư đến với du lịch Hải Phòng…

+ Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đang được

tiếp tục cải tạo và nâng cấp để trở thành cảng hàng không quốc tế quy mô lớn.Hiện nay, tại sân bay Cát Bi đang khai thác các đường bay hai chiều: HảiPhòng – Hồ Chí Minh, Hải Phòng – Đà Nẵng, Hải Phòng – Buôn Mê Thuật,

dự kiến trong thời gian tới sẽ mở thêm nhiều đường bay mới: Hải Phòng –Nha Trang, Hải Phòng – Đà Lạt… và đặc biệt là các đường bay quốc tế: HảiPhòng – Thiên Tân (Trung Quốc), Hải Phòng – Côn Minh (Trung Quốc), HảiPhòng – Quảng Châu (Trung Quốc); Hải Phòng – Incheon (Hàn Quốc); HảiPhòng – Bankok (Thái Lan) Khi các đường bay này được đưa vào hoạtđộng, thành phố Hải Phòng sẽ trở thành trung tâm vận chuyển khách của vùngDuyên hải Đông Bắc bên cạnh thủ đô Hà Nội Du lịch Hải Phòng sẽ có mộtdiện mạo mới thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế

+ Đường biển: Cảng Hải Phòng nằm ở vị trí chuyển tiếp giao thông

trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và ĐôngBắc Á Ngoài giữ vai trò là cảng vận tải hàng hóa, cảng Hải Phòng cũng đónnhiều chuyến tàu du lịch cao cấp cập bến

Trang 33

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Thành phố Hải Phòng có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.Tài nguyên đất đai, nguồn nước khá dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu pháttriển kinh tế cũng như các hoạt động du lịch Thành phố có tài nguyên sakhoáng, hang động, đặc biệt lả tài nguyên biển đảo dễ dàng đưa vào khai thác

để phục vụ du khách Là thành phố ven biển, Hải Phòng có lợi thế hơn cáctỉnh, thành phố nằm sâu trong nội địa nhờ có biển và khí hậu ôn hòa Du lịchbiển đảo cũng được coi là một trong những thế mạnh đặc trưng của du lịchHải Phòng Các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hải Phòng là:

+ Đồ Sơn:

Đồ Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng nằm cách thủ đô Hà Nội 120km vàcách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km Đây là một bán đảo nhỏ được baoquanh bởi núi, vươn dài ra biển có những bãi cát mịn trên những bờ biển rợpbóng phi lao Biển Đồ Sơn có độ mặn cao, sóng lớn và chứa nhiều phù sa rấtthích hợp với loại hình du lịch tắm biển Trong lịch sử, Đồ Sơn là nơi nghỉngơi của vua chúa, quan lại đô hộ; nổi tiếng là ngôi nhà bát giác kiên cố củaBảo Đại, ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam Trong cuộcchiến tranh giải phóng dân tộc, Đồ Sơn được biết đến là nơi xuất phát củađường mòn Hồ Chí Minh trên biển, là nơi những tên lính Pháp cuối cùng rờikhỏi thành phố (tại bến Nghiêng, Đồ Sơn) Ngày nay, Đồ Sơn là điểm đến lýtưởng của khách du lịch trong dịp hè Nằm cách Đồ Sơn 1km về phía ĐôngNam là Hòn Dáu hoang sơ, tĩnh mịch và cổ kính với hệ thực vật nguyên vẹn

cả 3 tầng cùng những rễ cây lớn đâm sâu vào lòng đất

+ Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà:

Cát Bà là đảo lớn nhất trong hệ thống quần đảo gồm 366 đảo nhỏ, cách thành phố Hải Phòng 70 km, có diện tích khoảng 100km2 Cát Bà nổi tiếng

Trang 34

với những bãi biển trong xanh trải dài trên những bãi cát trắng mịn màng và

hệ thống sinh thái rừng ngập mặn, nhiệt đới xanh quanh năm Đến Cát Bà dukhách có thể đến thăm vịnh Lan Hạ, động Trung Trang, động Trung Sơn,động Phù Long, vườn quốc gia Cát Bà hay tham gia tắm biển, chèo thuyềnkayak, lặn biển và thưởng thức đặc sản biển nổi tiếng Ở Cát Bà, hầu hết cácđỉnh núi có độ cao khoảng 100-250m, cao nhất là 331m ở phần tây của đảoCát Bà có giá trị leo núi và thám hiểm hang động làm đa dạng thêm hình thức

du lịch biển

Quần đảo có nhiều bãi tắm có cảnh quan đẹp, nước biển sạch, cát mịn,

độ an toàn cao, du khách có thể tắm biển vào bất cứ lúc nào Đây là đặc trưngkhác biệt chỉ có ở Cát Bà vì những bãi tắm đều là những bãi cát rìa rạn san hô,tựa lưng vào núi đá vôi, vật liệu cát tạo bãi là các mảnh vụn vôi sinh vật biểnnên rất sạch, mịn và nhẹ Theo số liệu điều tra sơ bộ và kết quả chụp từ ảnh vệtinh có khoảng trên 26 bãi tắm nằm rải rác trên các đảo, trong đó có nhiều hònđảo còn chưa được đặt tên, rất thuận lợi cho du lịch mạo hiểm, khám phá Các rặng san hô và cá cảnh tập trung ở phía đông Áng Thảm, Cát Dứa, BaTrái Đào, Tùng Gió tạo ra khả năng tổ chức loại hình du lịch lặn ngầm, làmột trong những loại hình du lịch hấp dẫn du khách

Ở Cát Bà cũng tập trung nhiều loài sinh vật: vích, đồi mồi, ốc cảnh, cácảnh có khả năng phát triển các loại hình du lịch lặn biển, câu cá, săn bắn dướibiển Bên cạnh đó là hàng trăm tùng vụng như : Ao Ếch, Vụng Le, Vụng Tùnggấu, Vụng Quân xanh Các vụng này có nhiều hải sản quý hiếm, vẫn giữ đượccảnh quan hoang sơ phù hợp với du lịch sinh thái biển Đặc biệt trong khu rừngnguyên sinh Cát Bà có loài Voọc Cát Bà, loài thú cực quý hiếm trên thế giới hiệncòn được bảo lưu duy nhất tại Cát Bà Hệ sinh thái của Cát Bà là nguồn tàinguyên thiên nhiên quý về bảo tồn đa dạng sinh học và là tiềm năng phát triểncác hoạt động du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch khám phá

Trang 35

Tại Cát Bà hiện có 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật,trong đó có nhiều loài quý hiếm ở Việt Nam như: lát hoa, kim giao, đinh Hệđộng vật ở Vườn Quốc gia Cát Bà cũng rất đa dạng với 20 loài thú, 69 loàichim, 15 loại bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 60 loàigiáp xác Năm 2014, Cát Bà đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thếgiới và điều này được xem là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệnhững tài nguyên du lịch vô giá của thành phố Hải Phòng và vùng Duyên HảiĐông Bắc.

+ Đảo Bạch Long Vỹ:

Đảo Bạch Long Vỹ là một huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, cáchHòn Dáu 110 km Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm trên một trongtám ngư trường lớn của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế, an ninh, quốc phòng biển của Việt Nam Đảo Bạch Long Vĩ có dạng hìnhtam giác với diện tích khoảng 1,78 km² ở mức triều cao nhất vào khoảng 3,05km² ở mức triều thấp nhất Đảo Bạch Long Vỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiênrất phong phú, là điểm đến mới hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch: du lịch tắmbiển, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch thám hiểm, du lịch câu cá Ngày 31tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 2630/QĐ-TTgthành lập Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ để bảo vệ các đối tượng gồm: hệ sinhthái rạn san hô, hệ sinh thái rong biển - cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủysinh vật sinh sống tại khu vực khu bảo tồn Bên cạnh đó, ẩm thực Bạch Long Vỹcũng là một trong những điều hấp dẫn du khách: bào ngư Bạch Long Vỹ, tu hài,

cá song Với vẻ hoang sơ và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, Bạch Long Vỹđang là một trong những điểm đến mới lạ thu hút sự quan tâm của đông đảo dukhách trong nước và quốc tế

+ Về hệ thống núi, đồi: Hải Phòng còn được thiên nhiên ưu ái ban tặngnhiều địa danh nổi tiếng: núi Voi (An Lão), đồi Thiên Văn (Kiến An)

Trang 36

Tài nguyên du lịch nhân văn:

Thành phố Hải Phòng có lịch sử, truyền thống, văn hóa lâu đời, có các

di chỉ khảo cổ: di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), di chỉ Tràng Kênh (Thủy Nguyên) Thành phố Hải Phòng gắn bó mật thiết với lịch sử chống giặc ngoại xâm củacác triều đại phong kiến, nơi đây ghi dấu những chiến tích lẫy lừng của cácvương triều Việt Nam như: chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng Thờinhà Mạc, thành phố Hải Phòng có tên gọi là Dương Kinh, được xây dựngnhư một kinh đô thu nhỏ, với vai trò là kinh đô thứ hai của nhà Mạc sau trungtâm quyền lực ở Thăng Long Ngày nay, khu di tích vương triều nhà Mạccũng là một trong những điểm thăm quan du lịch hấp dẫn du khách của thànhphố Hải Phòng

Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng có hàng trăm di tích – danh thắngđược xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố Trong đó, có khá nhiều đền thờ:Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Vương Quyền, đền thờ chúa NamPhương Hệ thống đình, đền, chùa phong phú là nơi diễn ra các lễ hội mang đậmnét bản sắc văn hóa Việt Nam Lễ hội ở Hải Phòng có những sắc thái riêng, độcđáo như: Hội chọi trâu Đồ Sơn (Di sản văn hóa phi vật thể); Hội đua ngựa gỗHoàng Châu, Cát Hải; Hội vật cầu Kim Sơn, Kiến Thụy; Lễ hội làng cá Cát Bà;Hội làng tạc tượng ở Đồng Minh gắn với di tích chùa Bảo Hà xã Đồng Minh,huyện Vĩnh Bảo và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, lễ hội mới được xây dựng mangtên loài hoa biểu trưng của thành phố đã trở thành lễ hội thường niên mang đậmbản sắc văn hóa của đất và người Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng có nét kiến trúc pha trộn hài hòa giữa 2 nền vănhóa Á - Âu Sự pha trộn này tạo cho thành phố một nét đẹp đô thị vừa thanhlịch vừa mạnh mẽ Hiện nay, Hải Phòng vẫn giữ được nhiều khu phố với kiếntrúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc tại quận Hồng Bàng, là điểm thamquan của du khách trong tour du lịch nội thành

Trang 37

Hải Phòng còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc có sứcthu hút khách du lịch: nghề mây tre đan, dệt chiếu cói Lật Dương (TiênLãng), thảm len Hàng Kênh, dệt vải Cổ Am, điêu khắc Đồng Minh, thủy tinhKiến An; nghề đúc kim loại ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên

Nghệ thuật trình diễn dân gian: Hải Phòng có nhiều di sản văn hóa nghệthuật trình diễn dân gian đặc sắc mang dấu ấn văn hóa đồng bằng sông Hồng

và vùng biển Đông Bắc: Hội hát đúm xã Phục Lễ, hát ca trù ở Đông Môn;đánh pháo đất, thả đèn trời, múa rối nước, rối cạn ở huyện Vĩnh Bảo; bơi chải

ở huyện Tiên Lãng; hội vật cầu tại Kim Sơn, Kiến Thụy

Văn hóa ẩm thực Hải Phòng nổi tiếng phong phú với những món ăn đặcsản biển như: bánh đa cua, bún cá, bún tôm, bún riêu cua, bánh mỳ cay, ốccay, nem cua bể, lẩu cua đồng, lẩu bề bề, bánh bèo, nước mắm Cát Hải, mựcống, tu hài Cát Bà, cua biển rang muối;

Con người Hải Phòng mang nét tính cách của người dân miền biển "ănsóng nói gió", cởi mở, phóng khoáng, mạnh mẽ, thân thiện, trực tính, nhạybén trong kinh doanh buôn bán và dễ tiếp nhận những cái mới Điều này gópphần hình thành nét đặc trưng văn hóa Hải Phòng "mở, năng động, hiện đại,

có sự pha trộn, đan xen giữa các yếu tố văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai”.Phong tục tập quán của người Hải Phòng, truyền thống của người Hải Phòng

là một nét đặc trưng văn hoá của vùng biển cũng là nguồn tài nguyên nhânvăn để phát triển du lịch và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống

2.1.3 Sản phẩm du lịch

Thành phố Hải Phòng xác định các sản phẩm du lịch trọng tâm: du lịchsinh thái biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch MICE

và văn hóa, lịch sử lễ hội

Các loại hình du lịch thu hút khách, có tốc độ tăng trưởng tốt đã đượcthành phố tập trung vào 3 nhóm:

Trang 38

- Du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, thể thao: các điểm đến thu hút

khách là đảo Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn, sân golf sông Giá ;

- Du lịch lễ hội, tâm linh: các điểm đến thu hút khách du lịch là lễ hội

Chọi Trâu Đồ Sơn, Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm…;

- Du lịch cuối tuần, du lịch trăng mật, du lịch nông thôn ở một số làng quê ngoại thành: nhu cầu du lịch của khách nội địa có xu hướng tăng cao do

mức sống được cải thiện và sự thay đổi thói quen du lịch những năm gần đây.Ngoài ra, các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa họccũng được quan tâm phát triển trong những năm gần đây vì thành phố HảiPhòng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, vẻ đẹp thiên nhiên, hạ tầnggiao thông vận tải cũng như cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Thành phố Hải Phòng đang nỗ lực đa dạng hoá, nâng cao chất lượng vàkhả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Các khu, diểm du lịch đã đẩymạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch Các sảnphẩm du lịch mới có xu hướng xây dựng kết hợp giữa du lịch sinh thái vớibảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống, hình thành hệ thống sản phẩm dulịch văn hoá với nhiều chủ đề khác nhau Một số sản phẩm du lịch mới đượcxây dựng đưa vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá với chủ đềđồng quê, du lịch trang trại, nhà vườn; “du khảo đồng quê” tuyến Kiến An -

An Lão - Vĩnh Bảo - Tiên Lãng hay tuyến du lịch nội thành tham quan cácđình chùa nổi tiếng của thành phố như đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, đềnNghè đã góp phần tăng sức hấp dẫn cho du khách

Những cảnh quan thiên nhiên đẹp, sản phẩm làng nghề, nghệ thuậttruyền thống, nét phong tục tập quán văn hóa truyền thống đặc thù của miềnquê Vĩnh Bảo gây được nhiều ấn tượng đẹp cho du khách, thậm chí cả nhữngđối tượng khó tính (đến từ các quốc gia Pháp, Anh, Mỹ, Ý ) Các sản phẩmhàng thủ công mỹ nghệ của thành phố Hải Phòng cũng bước đầu đáp ứng

Trang 39

được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước do được chế tác tinh xảo bởinhững nghệ nhân giàu kinh nghiệm nhưng cũng còn hạn chế về số lượng vàmẫu mã

Trong thời gian vừa qua, các loại hình du lịch đã được tập trung nângcấp và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, tuy nhiên,các sản phẩm du lịch này thực tế vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng vàyêu cầu phát triển du lịch Hệ thống sản phẩm du lịch của thành phố HảiPhòng chưa thực sự thu hút đông khách du lịch quốc tế và thời gian lưu lạicủa du khách chưa đạt mức như một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam

Do sản phẩm du lịch thành phố Hải Phòng còn chưa phong phú, hấp dẫn, nênlượng khách nội địa đến nghỉ ở thành phố Hải Phòng vẫn còn ít hơn so với

Hà Nội và Quảng Ninh

2.1.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

Tính từ năm 2007 đến 2014 thành phố Hải Phòng có 38 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách với số vốn đăng ký đầu tư lên tới trên 28.347,615 và 173,5 triệu USD Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là: các khu đô thị

du lịch, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, sân golf cao cấp Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Hải Phòng có 06 dự án với tổng số vốn là 730,25 triệu USD, trong đó có 5 dự án vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ 100% Năm 2015, nhiều dự án trọng điểm được gấp rút khởi công, xây dựng và hoàn thành: dự án nâng cấp mở rộng sân bay quốc tế Cát Bi; khởi công xây dựng khách sạn Hilton 5 sao, dự án Vincom – Lê Thánh Tông, Dự án Khu vui chơi giải trí, sân golf, nhà ở và công viên sinh thái cao cấp tại đảo Vũ Yên… sẽ

tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để đón và phục vụ thị trườngkhách du lịch cao cấp trong nước và quốc tế

Ngoài ra, thành phố đã huy động được hàng trăm tỷ đồng xã hội hóa đểđầu tư các phương tiện vận chuyển du lịch; xây dựng, phục dựng, tôn tạo các

Trang 40

di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng nhằm thu hút, hấp dẫn kháchtham quan du lịch đến thành phố (đầu tư xây dựng tu bổ Đình Kiền Bái, ĐìnhHàng Kênh, Từ Lương Xâm, Đền Nghè, Tháp Tường Long, Khu tưởng niệmVương Triều Mạc, Khu di tích Danh nhân Văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thành phố cũng đầu tư cải tạo khu vực dải trung tâm thành phố, lắp đặt

hệ thống trình diễn nhạc nước hiện đại tại lòng hồ Tam Bạc, trình diễn vào cácbuổi tối từ 8h30-9h30, riêng thứ bẩy và chủ nhật, trình diễn nhạc nước kèm ánhsáng laser hiện đại Đây là công trình miễn phí phục vụ nhân dân và du khách,tăng thêm hoạt động giải trí về đêm tại Hải Phòng, cũng là một điểm nhấn khácbiệt của Hải Phòng đối với các địa phương khác trên cả nước

- Về Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch: tính đến năm 2014, trên địa bàn

thành phố có 400 cơ sở lưu trú du lịch với 9.009 buồng lưu trú, trong đó có

203 cơ sở lưu trú du lịch đã được phân loại, xếp hạng với 6.069 phòng, baogồm: 01 biệt thự cao cấp, 01 khách sạn 5 sao, 08 khách sạn hạng 4 sao, 7khách sạn 3 sao, 56 khách sạn 2 sao, 34 khách sạn 01 sao và 96 cơ sở lưu trú

đủ tiêu chuẩn phục vụ dịch vụ du lịch

Với số lượt khách du lịch năm 2014 đạt 5.287,4 nghìn lượt Ước tính tỷ

lệ khách/buồng lưu trú đạt khoảng 586,86 khách/1 buồng/năm

- Hoạt động vận chuyển khách: thành phố có trên 700 ôtô (từ 4 - 47

chỗ) phục vụ vận chuyển khách du lịch và 16 tầu khách tuyến Hải Phòng - Cát

Bà - Hải Phòng; 69 tàu khách phục vụ khách tham quan, trong đó Vịnh Lan

Hạ - Cát Bà có 61 tàu, Đồ Sơn có 8 tàu; có 35 hãng taxi và 12 hãng xe buýtnối Trung tâm thành phố với Khu du lịch Đồ Sơn và nhiều điểm khác Hiệntại, thành phố cũng mới đưa vào sử dụng hệ thống xe điện đưa đón khách từtrung tâm thành phố tới trung tâm mua sắm Parkson, và tại 02 trọng điểm dulịch lớn của thành phố: Cát Bà và Đồ Sơn đáp ứng khá tốt nhu cầu di chuyểncủa du khách đến tham quan thành phố và đảm bảo các yếu tố về khí thải, môitrường

Ngày đăng: 16/10/2020, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w