1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

120 55 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 357,65 KB

Nội dung

Trong các đối tác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản là một trong nhữngquốc gia có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam.Nhật Bản không chỉ là nước cung c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi Nội dung luậnvăn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tácphẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Tác giả luận văn

Phạm Trang Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanhquốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn

Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế

và Kinh doanh quốc tế, các anh chị chuyên viên Cục đầu tư nước ngoài đã tạo điềukiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoànthành luận văn này

Tác giả luận văn

Phạm Trang Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT… ……… i

DANH MỤC CÁC BẢNG……….ii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……… iii

DANH MỤC CÁC HÌNH……….iv

PHẦN MỞ ĐẦU………1

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 5

1.1 Thiết kế nghiên cứu……….5

1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp……… 7

1.3 Phương pháp kế thừa……… 9

1.4 Phương pháp so sánh……… 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM……… 10

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài……… 10

2.1.1 Các công trình nghiên cứu về thu hút FDI của TNCs trên thế giới và ở Việt Nam 10

2.1.2 Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản………12

2.1.3 Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu……… 13

2.2 Cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia……… 14

2.2.1 Cơ sở lý luận………14

2.2.2 Cơ sở thực tiễn……… 24

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015…… 42

3.1 Những yếu tố thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ……… 42

3.1.1 Yếu tố chính sách……… 42

3.1.2 Yếu tố kinh tế……… 47

3.1.3 Yếu tố tạo thuận lợi đầu tư……… 48

3.2 Tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015…….50

3.2.1 Khái quát tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam……….50

3.2.2 FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo cơ cấu ngành………56

3.2.3 FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam theo hình thức đầu tư……… 60

Trang 6

3.3 Tác động của đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt

Nam………65

3.3.1 Tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng……… 65

3.3.2 Tác động tới tăng trưởng kinh tế……….66

3.3.3 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế……… 67

3.3.4 Tác động đối với chuyển giao công nghệ………68

3.3.5 Tạo việc làm cho người lao động………69

3.3.6 Tác động đối với môi trường……… 69

3.3.7 Tính lan tỏa toàn cầu……… 70

3.4 Đánh giá chung……… 71

3.4.1 Những thành tựu đã đạt được……… 71

3.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân………74

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU HÚT FDI CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM……….80

4.1 Triển vọng và định hướng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế……… 80

4.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam……… 80

4.1.2 Triển vọng và thách thức đối với thu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian tới……… 83

4.1.3 Định hướng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 ……… 87

4.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới……… 88

4.2.1 Nhóm giải pháp về Pháp luật – Chính sách……….88

4.2.2 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư……….90

4.2.3 Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng……… 86

4.2.4 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực……… 94

4.2.5 Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ……….97

KẾT LUẬN……….101

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….102

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

i

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG STT

1

2

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT

Trang 12

iii

Trang 13

DANH MỤC CÁC HỘP

STT

1

23

Trang 14

iv

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam luôn chú trọng đến đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) và luôn coi FDI là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Đặc biệt là từ sau khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, Việt Nam

đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Trong các đối tác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản là một trong nhữngquốc gia có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam.Nhật Bản không chỉ là nước cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức choViệt Nam mà còn là quốc gia đầu tư trực tiếp hàng đầu tại Việt Nam cả về quy mô

và vốn đầu tư Ngay từ năm 1986, kể từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế vớicác nước trên thế giới, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợptác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam Cùng với sự phát triển được xây dựng lêntầm đối tác chiến lược, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càngtrở nên khăng khít Có thể nói thành công trong công cuộc đổi mới về kinh tế củaViệt Nam có sự đóng góp không nhỏ của Nhật Bản

Trong những năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nềnkinh tế mở, hội nhập khuyến khích các hình thức hợp tác, liên doanh nhằm thu hútvốn, công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến, đặc biệt là củacác công ty xuyên quốc gia (TNCs) từ các nước công nghiệp phát triển Với tiềmnăng và ảnh hưởng ngày càng lớn của mình trong khu vực châu Á – Thái BìnhDương trước những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới từ nửa saunhững năm 80 trở lại đây, TNCs Nhật Bản đã gia tăng đầu tư trực tiếp vào các nềnkinh tế trong khu vực, đặc biệt ở NIEs, Trung Quốc và ASEAN Đối với Việt Nam,vốn FDI của TNCs Nhật Bản là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu

tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực trong nước Sự đóng góp của nó tạo điều kiện cho nềnkinh tế Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu,

Trang 16

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Với tỷ lệ vốn thực hiện cao, trình

độ công nghệ, quản lý vượt trội, hoạt động của TNCs Nhật Bản đã khẳng địnhđược vai trò đối tác hàng đầu, một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam

Tuy nhiên, FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam không chỉ tạo ra cơ hội màcòn cả những thách thức đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ngày càng sâu rộng Hoạt động củamột số TNCs Nhật Bản ở Việt nam hiện đang bộc lộ nhiều hạn chế từ cả hai phía

về cơ cấu đầu tư, quy mô dự án, lĩnh vực đầu tư, môi trường đầu tư, vấn đề laođộng và tiền lương, chuyển giao công nghệ…

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam vừa đứng trước cơ hội mới đểđón làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệtcủa các nước trong khu vực Điều quan trọng đối với Việt Nam không phải là cóđược con số đầu tư quá nóng từ Nhật Bản, mà là có được vị trí ngày càng vữngchắc trong con mắt của các nhà đầu tư

Với những tiến triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, nhữngđộng thái mới của môi trường đầu tư trong khu vực, cần nghiên cứu, phân tích mộtcách khách quan, dự báo triển vọng và đề xuất những giải pháp để thu hút có hiệuquả nguồn vốn FDI của các TNCs Nhật Bản trong thời gian tới

Trên đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực

tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn của mình.

1.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu của luận văn:

- Mục đích chung: Nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp chủ yếu để cải thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản

- Mục đích cụ thể:

(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu để xây dựng cơ sở khoa học về thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam

Trang 17

(ii) Phân tích thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam tronggiai đoạn 1990 – 2015 để phát hiện những thành công, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế trong thu hút dòng vốn này.

(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam

* Câu hỏi nghiên cứu:

Luận văn thực hiện các mục đích nghiên cứu trên để trả lời các câu hỏi nghiêncứu sau:

(i) Cơ sở khoa học về thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam?

(ii) Thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1990– 2015 có những thành công và hạn chế gì? Nguyên nhân nào gây ra những hạn chế đó?

(iii) Cần có giải pháp gì để cải thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là FDI của các TNCs Nhật Bản vào Việt

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2015

1.4 Nguồn số liệu

Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn tin cậy như:

Số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu thống kê của Tổng cục thống

kê và Cục thống kê các tỉnh, số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiên cứu cóliên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc hội thảo, các bài đăngtrên tạp chí chuyên ngành

Các số liệu thứ cấp được xử lý bằng phần mềm excel để xây dựng bảng biều

và hình giúp cho việc phân tích và trích dẫn số liệu rõ ràng

1.5 Những đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ đặc điểm hình thành và đầu tư sản xuấtkinh doanh của TNCs Nhật Bản, sự chuyển hướng chiến lược vào Việt Nam, sự

Trang 18

khác biệt trong hoạt động đầu tư của TNCs Nhật Bản so với đầu tư TNCs của cácnền kinh tế khác vào Việt nam thể hiện ở tỷ lệ vốn thực hiện cao, vai trò hỗ trợ đắclực của nguồn vốn ODA, của quan hệ thương mại và sự kết hợp đồng thời sản xuấtcho thị trường nội địa với sản xuất cho nước thứ ba, tích cực tạo dựng hình ảnhcủa mình thông qua việc tham gia các hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục…Thứ hai, luận văn đề xuất một số giải pháp tích cực nhằm tăng cường thu hútcác nhà đầu tư tiềm năng từ Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.

1.6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn baogồm 4 chương:

- Chương 1: Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Chương 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở khoa học về đầu

tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam

Chương này sẽ làm rõ cơ sở lý luận khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngoài của TNCs Nhật Bản

- Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc

gia Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn từ năm 1990 đến 2015

Chương này sẽ phân tích thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào ViệtNam trong giai đoạn từ 1990 đến 2015 nhằm phát hiện thành công, hạn chế vànhững vấn đề đặt ra trong quá trình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Namtrong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Chương 4: Một số giải pháp cải thiện thu hút FDI của các công ty xuyên

quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam

Dựa trên những phân tích và đánh giá ở chương 3, chương này sẽ đưa ra cáctriển vọng cũng như đề xuất một số giải pháp về chính sách, môi trường đầu tư,nâng cao chất lượng quản lý các dự án đầu tư… nhằm cải thiện việc thu hút FDI

từ TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới

Trang 19

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN

VĂN 1.1 Thiết kế nghiên cứu

Việc phân tích thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam tronggiai đoạn 1990 – 2015 sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:

i) Khung lý thuyết về FDI của TNCs Nhật Bản

ii) Thực trạng thu hút đầu tư FDI của TNCs Nhật Bản và tác động đến kinh tế

- xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

iii) Đánh giá tác động theo thành công và hạn chế, và các nguyên nhân dẫnđến những hạn chế trong thu hút FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2015

iv) Dựa trên các đánh giá đưa ra các giải pháp để cải thiện việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới

Thiết kế nghiên cứu của Luận văn được thể hiện trong sơ đồ sau:

Trang 20

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế

về đầu tư trực tiếp nước ngoài của TNCs

Khoảng trống nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung đánh giá tác động

Áp dụng phương pháp định tính

Thực trạng thu hút đầu tư FDI của

TNCs Nhật Bản ở Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Đánh giá tác động theo thành công và

hạn chế trong thu hút FDI của TNCs

Nhật Bản ở Việt Nam

Đưa ra các giải pháp để cải thiện việc thu hút

FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam

Sơ đồ 1 Khung Lô-gic nghiên cứu

Nguồn: Xây dựng của tác giả

Trang 21

1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành những bộ phận riêng

lẻ và nhận thức mỗi bộ phận đó Chúng ta biết rằng một trong những nhiệm vụ củanhận thức là ở chỗ từ cái tổng quan bên ngoài của sự vật, hiện tượng cần phải đisâu nhận thức từng mặt, từng thuộc tính của chúng Muốn thế cần phải phân chiacái toàn bộ ra thành các bộ phận và nhận thức chúng Vai trò nhận thức lớn lao củaphân tích là chỗ đó

Tổng hợp là phương pháp thống nhất, liên kết kết quả nhận thức về các bộphận, các mặt và các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đã được phân tích để cómột hình ảnh toàn diện, đầy đủ về đối tượng, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằmnhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó Nhiệm vụ chỉ yếu của tổng hợp

là liên kết những tri thức đã được phát hiện nhờ phân tích, vạch ra bản chất vốn cócủa sự vật, hiện tượng Vì vậy có thể nói tổng hợp là đúc kết tri thức về những bộphận, những yếu tố cấu thành cái toàn bộ nhưng đó không phải là sự gom góp trithức rời rạc thành một tổng thể giản đơn mà là quá trình nghiên cứu xem bản chấtcủa sự vật được thể hiện như thế nào thông qua những mặt, những thuộc tính cụthể của sự vật

Phân tích và tổng hợp có cơ sở khách quan trong cấu trúc và tính quy luật củabản thân hiện thực khách quan Trong thế giới quan có cái toàn thể và cái bộ phận,

có hệ thống và yếu tố, có sự phân chia và kết hợp Phân tích và tổng hợp là haiphương pháp bổ sung cho nhau, là hai phương pháp của một quá trình nghiên cứubiện chứng thống nhất, không phân tích để hiểu từng bộ phận thì không thể hiểu cáitoàn thể, ngược lại không hiểu cái toàn thể thì không thể hiểu đúng đắn cái bộphận Phân tích và tổng hợp là sự thống nhất của quá trình nhận thức theo nhữnghướng đối lập nhau, không có phân tích thì không có tổng hợp và ngược lại; phântích phải bao hàm tổng hợp và ngược lại tổng hợp phải bao hàm phân tích

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong nhữngphương pháp quan trọng để nghiên cứu Trong quá trình phân tích tổng hợp, luậnvăn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản

Trang 22

và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1 Xác định vấn đề cần phân tích

Vấn đề cần được phân tích trong Luận văn này là:

- Các quan điểm lý thuyết về FDI và FDI của TNCs

- Các đặc điểm và vai trò của FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam

- Tình hình thu hút FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015

- Tác động của FDI của TNCs Nhật Bản đến Kinh tế - Xã hội của Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành đánh giá các tác động về mặt thành công vàhạn chế, từ đó đưa ra nguyên nhân để giải thích vì sao FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chưa phát huy hết hiệu quả và vẫn còn tồn tại những hạn chế

Bước 2 Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan Đó là:

- Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận vềFDI của TNCs Nhật Bản, tác động của FDI của TNCs đến kinh tế - xã hội, trongcác sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về đầu tư trực tiếpnước ngoài, các bài báo khoa học, các bài tham luận trong các hội nghị, các trangweb Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam, Cục Đầu Tư NướcNgoài, …Những tài liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo củaLuận văn Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quanđến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, thamkhảo trong quá trình thực hiện đề tài Một số thông tin đã được sử dụng bằng cáchtrích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dungthành những luận cứ cho quá trình phân tích

Bước 3 Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập được về lý luận về FDI của TNCs NhậtBản, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu để xây dựng và hệ thống hóa dữliệu sơ cấp và trình bày dữ liệu dưới dạng tiện dụng, có thể cung cấp thông tin theo

Trang 23

từng ngàn Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tíchđịnh tính.

Bước 4 Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kếtquả phân tích để đưa ra bức tranh chung về tác động của FDI của TNCs Nhật Bảnđến kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đây là cơ sởquan trọng cho những kết luận và giả pháp có thể của tác giả đối với việc cải thiệnthu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian tới

1.3 Phương pháp kế thừa

Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu về thu hút FDI nói chung vàFDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam nói riêng như đã nêu ở phần tổng quan vàphụ lục tài liệu tham khảo kèm theo

1.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá tác động của FDI của TNCs NhậtBản đến kinh tế - xã hội Việt Nam; đánh giá so sánh theo thời gian, theo lĩnh vực,theo địa phương và theo cơ cấu ngành đầu tư của vốn FDI vào Việt Nam

Trang 24

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs) NHẬT BẢN

VÀO VIỆT NAM 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1.1 Các công trình nghiên cứu về thu hút FDI của TNCs trên thế giới và ở Việt Nam

Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Phạm Lan

Phương, Hoàng Bình (1996) trong cuốn “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên

quốc gia ở các nước đang phát triển”, NXB Chính trị quốc gia Cuốn sách này chủ

yếu nghiên cứu tình hình đầu những năm 90 của thế kỷ XX và không có liên hệ gìtới Việt Nam

Nguyễn Thị Nhật Minh (2006) trong Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp thu

hút đầu tư của Anh Quốc vào Việt Nam đến năm 2015” Đề tài tiếp cận không

những tập trung vào những vấn đề của Việt Nam mà còn đi sâu nghiên cứu cácchính sách, thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế của Anh Quốc, mở rộng cáchtiếp cận cả từ phía Anh Quốc Cụ thể là chú ý nhiều hơn các đặc điểm về quanđiểm chính sách, tình hình kinh tế Anh Quốc, thái độ của giới kinh doanh cũngnhưtiêu dùng Anh Quốc, quan điểm của chính phủ Anh, trong toàn cảnh xu thế chungcủa nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư của Anh Quốc qua các năm để từ đó đưa

ra những quan điểm giải pháp và kiến nghị cụ thể đối với nhà nước và doanhnghiệp trong việc thu hút FDI của Anh Quốc vào Việt Nam.đi sâu nghiên cứu cácchính sách, thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế của Anh Quốc, mở rộng cáchtiếp cận cả từ phía Anh Quốc

TS Hoàng Thị Bích Loan (2006) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:

“Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” Đề tài này đã làm rõ được ba

vấn đề: Vai trò của TNCs trong lưu chuyển FDI trên toàn cầu; Thực trạng thu hút

FDI của TNCs vào Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước

Trang 25

10

Trang 26

Nam; và dự báo triển vọng thu hút FDI của TNCs vào Việt Nam đến năm 2020, trên

cơ sở đó xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cườnghiệu quả thu hút FDI của TNCs vào Việt Nam trong hiện tại và tương lai

TS Nguyễn Mạnh Toàn (2010) trong bài viết “ Các nhân tố tác động đến việc

thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, tạp chí

khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5(40) - 2010 Bài viết đã xác địnhnhững nhân tố chủ yếu giúp thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào một địaphương của Việt Nam Một số nhân tố được đánh giá là quan trọng hơn các nhân

tố khác, trong đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địaphương, chi phí hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởngmang tính quyết định khi nhà đầu tư nước ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tưtại Việt Nam

Đặng Hoàng Thanh Nga (2011) trong Luận văn thạc sĩ “Đầu tư trực tiếp của

các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam” Tác giả đã phân tích và làm rõ

những đặc thù của TNCs Hoa Kỳ trong hoạt động đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.Thông qua việc phân tích những thành công và hạn chế trong việc thu hút FDI củaTNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam kể từ khi hiệp định thương mại song phương ViệtNam-Hoa Kỳ có hiệu lực, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI củaTNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới

Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011) trong đề tài “Hiệu

quả của FDI và đòi hỏi việc thay đổi chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tác giả đã phân tích kết quả thu hút FDI của Việt Nam sau hơn 20 năm

thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế Đánh giá hiệu quả và tác độngcủa ĐTNNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Từ đó đề xuất Một

số giải pháp thay đổi định hướng chiến lược trong thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài của Việt Nam

Nguyễn Tiến Cơi (2010) trong luận án tiến sĩ “Chính sách thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam” Tác giả đã tập trung

nghiên cứu những vấn đề chính sách mà Malaysia đã áp dụng để tạo môi trường

Trang 27

mang tính cạnh tranh, thu hút FDI trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm

1971 đến 2005 Trong đó, tác giả tập trung vào một số chính sách chủ yếu như:Chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách giá, chính sách về cơ sở hạ tầng, chínhsách chuyển giao công nghệ, chính sách xúc tiến đầu tư Từ đó rút ra những đánhgiá về thành công và hạn chế trong các chính sách thu hút FDI của Malaysia để vậndụng cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.1.2 Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp của TNCs Nhật Bản

Permporn Sangiam (2004) trong luận án tiến sĩ “Japan’s Foreign direct

investment in Thailand: Trends, Patterns and Determinants, 1970-2003” Tác giả

đã đưa ra một nghiên cứu toàn diện về xu hướng, mô hình đầu tư và những yếu tốquyết định đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Thái Lan trong suốt giai đoạn từ

1970 đến 2003 Trong đó không thể không kể đến vai trò đầu tư quyết định của cácTNCs Nhật Bản

TS Vũ Văn Hà, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (2003) trong bài viêt: “Đặc

điểm chủ yếu của FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm gần đây” Trong

bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích các xu hướng và đặc điểm của dòng vốnFDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những của 2000 Bài viết cũng chỉ ra những khókhăn, thách thức của việc thu hút FDI từ Nhật Bản, từ đó đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI này Tuy nhiên, các

xu hướng và giải pháp bài viết đưa ra không còn nhiều yếu tố thời sự vì thời điểmthực hiện nghiên cứu đã lâu, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi

TS Nguyễn Xuân Thiên (2003) trong Đề tài khoa học: “Đầu tư trực tiếp của

Nhật Bản ở Việt Nam: Những vấn đề và một số gợi ý” Tác giả đã góp phần giải

đáp một số vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vàoViệt Nam: Những nhân tố nào thúc đẩy Nhật Bản tăng cường đầu tư vào ViệtNam? Tại sao Nhật Bản đã quan tâm đến thị trường Việt Nam song lại chưa phải

là nhà đầu tư lớn nhất? Việt Nam cần có những giải pháp gì để tăng cường thu hút

và nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI có được từ Nhật Bản?

Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (2007): Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản

vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức Trong bài viết này, tác giả đã đề cập tình hình

Trang 28

tổng quan tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh nghiêncứu Các số liệu, phân tích về địa bàn đầu tư, quy mô đầu tư đã được đề cập Tuynhiên, tất cả các số liệu trong bài viết là tình tới cuối năm 2005, khá cũ so với thờiđiểm nghiên cứu cũng như so với bối cảnh hiện tại.

Đinh Trung Thành (2009) trong luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp của các công

ty xuyên quốc gia Nhật Bản ở Việt Nam” Tác giả đã làm rõ đặc điểm hình thành và

đầu tư sản xuất kinh doanh của TNCs Nhật Bản, sự chuyển hướng chiến lược vềchâu Á, đặc thù trong họa động đầu tư của TNCs Nhật Bản so với đầu tư củaTNCs của các nền kinh tế khác Tác giả cũng đưa ra những dự báo khoa học về

“làn sóng đầu tư thứ hai” của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trên cơ sở đánh giá sựchuyển hướng FDI của TNCs Nhật Bản và những tiến triển mới trong quan hệ hợptác đầu tư, thương mại Việt Nam – Nhật Bản

2.1.3 Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

2.1.3.1 Những điểm kế thừa

Luận văn kế thừa khung lý thuyết về định nghĩa và các khái niệm, đặc điểm cóliên quan đến đầu tư nước ngoài và các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm về TNCsNhật Bản

Về mặt kinh nghiệm nghiên cứu thì tác giả nhận thấy mỗi công trình đều cónhững ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy tác giả đã lựa chọn những ưu điểm tốtnhất trong mỗi tài liệu tham khảo để đưa ra cho mình phương pháp nghiên cứu vàlựa chọn một khung lý thuyết tốt nhất

2.1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu lên được tác động quan trọng củacủa TNCs nói chung và những đặc trưng của TNCs Nhật Bản nói riêng đối với sựvận động của nguồn vốn FDI trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng nhưtác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển trong khuvực này, trong đó có Việt Nam Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt

là thời điểm hiện tại, các nước đã hoàn tất đàm phán hiệp định TPP và chắc chắn

nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng vốn FDI vào Việt Nam mà phần lớn trong số

đó là từ các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản Vì vậy nghiên cứu này

Trang 29

sẽ tập trung khái quát các tác động cụ thể của dòng vốn FDI từ các TNCs Nhật Bảnvào Việt Nam và phân tích những kết quả tích cực cũng như những hạn chế vànguyên nhân của hạn chế này Từ đó, bài nghiên cứu xin đưa ra một số giải phápthu hút dòng FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới.

2.2 Cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia

2.2.1 Cơ sở lý luận

2.2.1.1 Khái niệm về FDI

Có nhiều quan niệm khác nhau về FDI, tuy nhiên có thể xem xét một số kháiniệm sau:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra khái niệm về FDI vào năm 1997, đượcchấp nhận khá rộng rãi: “FDI là nguồn vốn được đầu tư nhằm thu về những lợi íchlâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hostingcountry), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư –source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.” 23, tr.6.Lợi ích lâu dài ở đây ngụ ý sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trựctiếp với doanh nghiệp có vốn FDI và tác động đáng kể của nhà đầu tư đối với việcquản lý doanh nghiệp đó

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra định nghĩa FDItương tự như IMF Tuy nhiên, OECD có quan điểm rất rộng về nhà đầu tư nướcngoài, đó là: cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quanchính phủ đầu tư ra nước ngoài Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và pháttriển UNCTAD đưa ra khái niệm FDI trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâudài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) đốivới một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánhnước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).” 25, tr.4 Theo đó, UNCTAD còn đưa

ra một số định nghĩa có liên quan như:

- Dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư

Trang 30

- Vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ(gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng củacác công ty thành viên.

Trong khi đó, Tổ chức Thương mại Thế giới lại đưa ra định nghĩa:“Đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầutư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyềnquản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tàichính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đóquản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhàđầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công tycon" hay "chi nhánh công ty” 20, tr.3

Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư nướcngoài năm 1996 như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Namvốn bằng tiền bạc hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theoquy định của Luật này.” 14, tr.1 Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các

tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Từ các định nghĩa FDI trên, ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưsau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình di chuyển vốn giữa các nướctrong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động sử dụng vốn Về bản chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư

bỏ vốn để xây dựng hoặc bỏ vốn để mua (toàn bộ hoặc một phần) các doanh nghiệp

ở nước ngoài để trở thành người chủ sở hữu và trực tiếp quản lý và điều hành hoặctham gia quản lý điều hành cơ sở kinh doanh đó Đồng thời, họ phải chịu tráchnhiệm trực tiếp trước kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó (hoặc tòan

bộ hoặc một phần tùy theo số vốn họ đóng góp)

2.2.1.2 Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nước nhận đầu tư

(i) Tác động tới kinh tế

FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế Bởi lẽ nguồn vốn trong nước, đặc biệt ở các

nước đang phát triển và kém phát triển còn rất thiếu để phát triển từ các ngành nghềnhư công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến các lĩnh vực hỗ trợ cho các ngành nghề

Trang 31

đó như đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện luật pháp chính sách, đào tạonhân lực… Do vậy, FDI chính là nguồn cung vốn quan trọng cho các ngành, lĩnhvực trên Ngoài ra, FDI còn là nguốn vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tưquốc tế khác bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăngtrưởng và không tạo ra nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy ít có thayđổi khi có tình huống bất lợi.

FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu Xuất khẩu là yếu tố quan

trọng của tăng trưởng Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu mà những lợi thế so sánh củanước chủ nhà được phát huy một cách hiệu quả hơn trong phân công lao độngquốc tế Thông qua FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trườngthế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều do TNCs thực hiện Ở tất cả các nướcđang phát triển, TNCs đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vịthế và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế

FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước chủ nhà phù hợp với xu hướng của thế giới, vì nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh

tế mới, góp phần nâng cao nhanh chóng trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiềungành kinh tế, tăng năng suất lao động của các ngành này Mặt khác, dưới tác độngcủa FDI, một số ngành nghề được kích thích phát triển, nhưng cũng có một sốngành nghề bị mai một và dần bị xoá bỏ Tạo liên kết ngành giữa khu vực trongnước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Đây là tác động mà nước chủ nhà rấtquan tâm

FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển Vai trò này được thể hiện qua

hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ công ty mẹ và góp phầnphát triển khả năng côngnghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủnhà Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, doanh nghiệp trongnước học được cách thiết kế, chế tạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải tiến cho phùhợp với điều kiện sử dụng ở nước mình Đây là một trong những tác động tích cựcquan trọng của FDI đối với phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển

Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI được nâng cao qua số lượng các doanh

Trang 32

nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời, có tác động lan tỏađến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp

có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI Sự lan tỏa này có thể theo

hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các

doanh nghiệp hoạt động cùng ngành Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo

động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bốicảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp trongnước

Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốcgia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh

tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của cáccông ty xuyên quóc gia Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổsung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao côngnghệ cho các nước nhận đầu tư Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốcgia là những bên đối tác nươc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì cáccông ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác.Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tuu trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nềnkinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn Và nếu nền kinh tế dựanhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinhgiả tạo Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác

Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khảnăng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật

và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chòngphát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thịtrrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triểnkhai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia

Trang 33

Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp

Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tưnhư là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự ánđầu tư nước ngoài Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một

số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước Hay trong một

số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan Và như vậy đôi khi

lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được Thế mà, cácnhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào Các nhà đầu

tư thường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà

họ nhập vào để thực hiện đầu tư Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu

tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họkiếm được Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thịtrường Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủnhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình

độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách củanước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được

Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp chocác nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại chokhỏe con người và gây ô nhiễm môi trường Ví dụ như khuyến khích dùngthuốclá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thaythế xà phòng vv

(ii) Tác động tới xã hội

FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm.

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề

xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thôngqua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp

và kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp FDI làm tăng hiệu quả sử dụng nguồnnhân lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đóthúc đẩy tăng trưởng

Trang 34

Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còngóp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hộitạo ra việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chứckhác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hang hóa dịch vụ từ các nhà sản xuấttrong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đông gia công chế biến FDI đóng góptích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành maymặc, điện tử, chế biến Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạodạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủnhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý.Nhiều nhà ĐTNN đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấpmột số thiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức cácchương trình phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động bản địa làm việc trong

dự án (trong đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài) FDI cũng gópphần nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như cáckhoá học chính quy, không chính quy, và hoc thông qua làm

FDI tác động tới Văn hóa – Xã hội của nước chủ nhà

Văn hoá - xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang đậm bản sắc của mỗi quốcgia Khi tiếp nhận FDI, có nghĩa là nước chủ nhà đã mở của giao lưu với nền vănhoá các dân tộc trên thế giới FDI tác động mạnh vào mối quan hệ giữa giữ gìn bảnsắc của dân tộc và tiếp nhận nền văn hoá bên ngoài ở các mặt quan trọng như: đổimới tư duy; thái độ và đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tập quán; giao tiếp ứng xử;bình đẳng giới và các vấn đề xã hội Chất lượng của tư duy là yếu tố quyết định sựphát triển của xã hội Đổi mới tư duy tức là đổi mới cách nghĩ, cách làm FDI tácđộng rât tích cực vào quá trình này thông qua trực tiếp đào tạo các nhà quản lý bảnđịa có kiến thức kinh doanh hiện đại, những lao động làm việc trong các công tynước ngoài, tiếp xúc với công nghệ hiện đại và gián tiếp tạo ra trong xã hội, nhất làthế hệ trẻ, một lối nghĩ mới có hiệu quả của nền kinh tế tri thức, hội nhập

Thái độ và đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và chấtlượng lao động của mỗi cá nhân Do hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay

Trang 35

gắt, những người làm việc trong cac dự án FDI phải có thái độ nghiêm túc vớicông việc và đảm bảo uy tín cao đối với khách hàng Nhờ đó, góp phần quan trọnghình thành nên văn hóa, văn minh trong kinh doanh sản xuất.

(iii) Tác động tới môi trường

Ảnh hưởng của chuyển giao công nghệ

Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nướcngoài ở phần trên, một nguy cơ xảy ra là nước tiếp nhận đầu tư sẽ nhận nhiều kỹthuật không thích hợp Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những côngnghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ Điều này cũng có thể giải thich là:Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móccông nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu Vì vậy họ thường chuyển giao nhữngmáy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sảnphẩm, nâng cao chát lượng của sản phẩm của chính nước họ.Hai là, vào giai đoạnđầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sự dụng laođộng.Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là giáthánhản phẩm cao Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ cóhàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạchậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như sau:

Một là, rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó Do

đó nước đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanhnghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận

Hai là, gây tổn hại môi trường sinh thái Do các công ty nước ngoài bị cưỡng

chế phải bảovệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệpphát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trườngsang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu

Ba là, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các

nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới

2.2.1.3 Những yếu tố của nước chủ nhà thu hút FDI của các TNC

(i) Yếu tố kinh tế

Yếu tố thị trường

Trang 36

Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những yếu tốquan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Khi đề cập đến quy mô của thịtrường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế - thường đượcquan tâm Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thuhút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế Nhiều nghiên cứu cho thấyFDI là hàm số phụ thuộc vào quy mô thị trường của nước mời gọi đầu tư Nhằmduy trì và mở rộng thị phần, TNCs thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở cácnước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này Các nghiên cứukhác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hútFDI Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnhdạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và

có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận Khi lựa chọn địa điểm để đầu tưtrong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trungđông dân cư – thị trường tiềm năng của họ

Yếu tố lợi nhuận

Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu

tư Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài đượcxem là phương tiện rất hữu hiệu của các TNC trong việc tối đa hóa lợi nhuận Điềunày được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với kháchhàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh vàtránh được các rào cản thương mại Tuy vậy trong ngắn hạn, không phải lúc nàolợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc

Yếu tố về chi phí

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đông các TNC đầu tư vào các nước là đểkhai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí Trong đó, chi phí về lao động thườngđược xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư Nhiều nghiên cứucho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội

để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua Khi giá nhâncông tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệch

Trang 37

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công tytránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao nănglực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệuvới giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụngđất Ngoài chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnhđến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng củahàng rào quan thuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phíxuất nhập khẩu.

(ii) Yếu tố chính sách

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ đượcquyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chínhsách Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các chính sách ưu đãi nhà đầu

tư được xem là rất quan trọng

Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư Điều này đặcbiệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hút đượcFDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư,

và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn đòi hỏi môi trường

vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới cóđiều kiện sử dụng tốt FDI

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạmphát và ổn định tiền tệ Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ củachính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cáccông cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sáchhoặc giữ cho ngân sách cân bằng

Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI Một

hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong nhữngyếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trrợ cho các nhàđầu tư nước ngoài (ĐTNN) Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:

Trang 38

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm.

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài

- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất Bởi các yếu tố này tác động trựctiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Nếu các quy định pháp lý bảođảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tưkhông phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc dichuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyêntắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế.Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhàĐTNN

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệulực là bộ máy quản lý nhà nước Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ,cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm chất đạo đức Việc quản lý các dự

án FDI phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnhhưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội

(iii) Yếu tố tạo thuận lợi đầu tư

Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới

Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác,

mà còn tới cả các dự án đang triển khai Khi môi trường kinh tế chính trị trong khuvực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà dầu tư sẽtập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thuhút được nhiều vốn FDI Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu

ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tếnên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI Sự thay đổi về các chính sách của nướcchủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời giantìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng

bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược

Trang 39

ĐTNN của họ Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á trong thờigian qua dã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vào khu vực này Hàng loạt các nhà đầu tưrút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro cao.

Trình độ quản lý và năng lực của người lao động

Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quảFDI Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phùhợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao Bên cạnh đó, cácnhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nêntiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra Trình độ thấpkém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản

lý hoạt động FDI Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại vềthời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà Vì vậy, nước chủ nhàphải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nângcao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuậtquảnlý kinh tế

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩyhoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi raquyết định Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, nănglượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng tạo điềukiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tốnày phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấpdẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinhdoanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phícho các khâu vận chuyển, thông tin sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư

2.2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.2.1 Khái quát chung về FDI của TNCs Nhật Bản

(i) Khái quát về TNCs Nhật Bản

Trang 40

TNCs Nhật Bản thể hiện rất rõ quá trình kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại củanền công nghiệp phương Tây với tính truyền thống của nền văn minh Nhật Bản vàđiều đó có ý nghĩa quyết định để Nhật Bản đạt được những thành tựu to lớn trongcông cuộc phát triển kinh tế Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của xu hướng toàncầu hóa, khu vực hóa và sự bùng nổ nhanh chóng của công nghệ thông tin, hoạtđộng của TNCs Nhật Bản đã khai thác thành công những kết quả của khoa họccông nghệ và đồng thời chính TNCs Nhật Bản với sự lớn mạnh của nó đã thúc đẩykhoa học phát triển, cũng như đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, quốc

tế hóa thương mại và đầu tư Đặc điểm nổi bật của TNCs Nhật Bản thể hiện ở một

số đặc trưng sau:

Thứ nhất, TNCs Nhật Bản là những tổ chức kinh doanh theo mô hình tập đoàn

với quy mô lớn nhờ quá trình thôn tính và sáp nhập, chúng tạo ra mô hình chiếmlĩnh và khai thác thị trường có hiệu quả, đồng thời chúng cũng là những nhà tiênphong đóng vai trò to lớn trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, tạo ratiềm lực cạnh tranh vững chắc của đất nước Nhật Bản đối với nền kinh tế thế giới.TNCs Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận từ bỏ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trước mắt

để tăng thị phần và phạm vi ảnh hưởng của mình trên thị trường, chú trọng đầu tưvào kỹ thuật mới nhằm đạt hiệu quả lâu dài trong tương lai Thị trường và thị phần

là mục tiêu lớn nhất của TNCs Nhật Bản trong suốt tiến trình hoạt động và pháttriển

Thứ hai, TNCs Nhật Bản có truyền thống tận tụy và trung thành của người

Nhật, nhất là trong tổ chức quản lý người lao động đã trở thành nhân tố chủ chốtquyết định sự thành công của chính TNCs Nhật Bản Về mặt nguyên tắc thì ngườilao động tại các công ty Nhật Bản được hưởng chế độ làm việc suốt đời Phươngthức quản lý này lôi kéo được người lao động gắn bó chặt chẽ với công ty để họ cóthể cống hiến toàn bộ năng lực cho công ty Đây là điểm khác biệt so với chế độhợp đồng phổ biến tại phương Tây, nó là một đặc trưng điển hình, tạo ưu thế nhờmột sự ràng buộc chặt chẽ giữa nhân viên và tổ chức, song nó cũng chính là ràocản trên con đường cải tổ, đổi mới quản trị trong các TNCs Nhật Bản

Ngày đăng: 16/10/2020, 21:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w