1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở huyện lục nam tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới (luận văn thạc sĩ)

126 42 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 3,15 MB

Nội dung

vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nềntảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp vànăng lực cần thi

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN KIÊN

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM,

TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG VĂN KIÊN

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM,

TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phí Thị Hiếu

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

khoa học của PGS.TS Phí Thị Hiếu - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thái

Nguyên - Đại học Thái Nguyên Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luậnvăn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Mọithông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Dương Văn Kiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo KhoaQuản lí giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học của trường Đại học sư phạm T háiNguyên, đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoànthành luận văn

Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâu sắc tới

PGS.TS Phí Thị Hiếu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luận văn được hoàn thành.

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và giáo viên các trườngTrung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điềukiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đãluôn động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học

Do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận vănchắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả

Dương Văn Kiên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Chương trình, chương trình giáo dục 11

1.2.2 Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình giáo dục nhà trường, chương trình dạy học nhà trường 14

1.2.3 Phát triển, phát triển chương trình, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường 17

1.3 Những vấn đề cơ bản về phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường các THCS huyện Lục Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới 19

1.3.1 Một số đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh THCS 19

1.3.2 Mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 21

1.3.3 Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS 22

Trang 6

1.3.4 Quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo

chương trình giáo dục phổ thông mới 23

1.4 Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 27

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 27

1.4.2 Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 28

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 29

1.4.4 Kiểm tra đánh giá phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 30

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 31

1.5.1 Yếu tố chủ quan 31

1.5.2 Yếu tố khách quan 33

Kết luận chương 1 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 36

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 36

2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 36

2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 38

2.2 Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 40

2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 40

2.2.2 Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 43

Trang 7

2.3 Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo

chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam,

tỉnh Bắc Giang 50

2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 50

2.3.2 Thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 53

2.3.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 57

2.3.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 59

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 61

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 63

2.5.1 Những ưu điểm 63

2.5.2 Những hạn chế 64

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 65

Kết luận chương 2 66

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG 67

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 67

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 67

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 67

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 67

Trang 8

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp 68

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 68

3.2 Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang69 3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Nam về sự cần thiết của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 69

3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường trung học cơ sở 71

3.2.3 Xác định rõ mục tiêu, nội dung và các điều kiện đảm bảo để đạt mục tiêu khi xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 74

3.2.4 Giám sát chặt chẽ hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch 75

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác để phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 77

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 79

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 80

3.4.1 Mục đích, đối tượng khảo nghiệm 80

3.4.2 Nội dung và cách tiến hành khảo nghiệm 80

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 81

Kết luận chương 3 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Khuyến nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 36

Bảng 2.2 Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS 36

Bảng 2.3 Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực) 37

Bảng 2.4 Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV cấp THCS 38

Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường

THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang về vai trò của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ

thông mới 41

Bảng 2.6 Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương

trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam,

tỉnh Bắc Giang 44

Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường

theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS

huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 51

Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo

chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện

Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 54

Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà

trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường

THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 57

Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáo

dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các

trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 60

Bảng 2.11 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương

trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việcphát triển của một đất nước Các quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng đất nước ViệtNam, họ đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước

Trong đó chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản, nền tảng quyếtđịnh chất lượng giáo dục Không những thế, chương trình giáo dục phổ thông còn làsản phẩm của xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, văn hóa xã hội

Trong thời bối cảnh hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì giáodục và đào tạo cũng phải có sự đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của xã hội Nghị

quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 8 Khóa XI đã khẳng định: "Đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và nhấn mạnh “thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng quy chuẩn đầu ra của từng cấp học, chuyển từ chú trọng kiến thức sang chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học ”[2].

Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới

chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ

và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” (dẫn theo [7]).

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướngChính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng pháttriển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp họcsinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết

Trang 12

vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nềntảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp vànăng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có vănhoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệpxây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Thực hiện “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” của Bộ GD&ĐT đốivới các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cấp THCS và Lịch sử, Địa lí bậc THPT cónội dung giáo dục địa phương, thực hiện Công văn hướng dẫn của số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáodục địa phương, bắt đầu từ năm học 2008-2009

Năm 2018, Bộ Giáo dục công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể,đối với cấp THCS thì các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữvăn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên;Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương

Trong nội dung giáo dục bắt buộc của địa phương là 35 tiết/1 năm

Hiện nay, các trường huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đến việcnâng cao chất lượng giáo dục địa phương, áp dụng nhiều biện pháp để phát triển toàndiện năng lực của học sinh, bước đầu đề cập đến việc xây dựng phát triển chươngtrình dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực Tuy nhiên việc thựchiện còn chưa đồng bộ về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học,hình thức dạy học, điều kiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả, dẫn đến kết quả thuđược còn chưa cao nhất là đối giáo dục địa phương Vì thế, việc phát triển chươngtrình giáo dục địa phương ở các trường THCS phải phù hợp với đặc điểm của họcsinh THCS, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tế của địabàn sinh sống là việc làm cấp thiết

Từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý phát triển chương trình giáo

dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển chương trình giáo dụcnhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm phát triểnchương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh BắcGiang theo chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ởcác trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổthông mới

- Đề xuất một số biện pháp quản lí phát triển chương trình giáo dục địaphương ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáodục phổ thông mới

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường THCShuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đượcthực hiện, song vẫn còn những hạn chế bất cập Một trong những nguyên nhân củahạn chế là do thiếu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng một cách đồng bộ và chưathật sự theo định hướng mục tiêu phát triển chương trình dạy học Nếu đề xuất vàthực hiện các biện pháp phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điềukiện và tính đặc thù riêng của học sinh từng địa phương sẽ nâng cao chất lượng vàđáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay

Trang 14

6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

6.1 Giới hạn khách thể khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên các khách thể là CBQL và GV ở 15 trườngTHCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Gồm các trường THCS: BắcLũng, Bảo Đài, Bảo Sơn, Bình Sơn, Cẩm Lý, Chu Điện, Cương Sơn, Đan Hội, ĐôngHưng, Đông Phú, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phương).Trong đó gồm có 30 CBQL và 225 giáo viên

6.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhàtrường của Hiệu trưởng các trường THCS theo cách tiếp cận chức năng quản lý: Lập

kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình giáodục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa cáctài liệu, văn bản liên quan đến phát triển chương trình giáo dục nhà trường nhằm xâydựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét)

Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS đểthu thập thông tin về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý của các trường, một số giáo viên vàhọc sinh về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dụcphổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

7.2.3 Phương pháp chuyên gia

Lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo phòng giáo dục, các cán bộ quản lý, giáoviên để khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích số liệu điều tra,đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu

Trang 15

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà

trường ở các trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở

các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáodục phổ thông mới

Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở

các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáodục phổ thông mới

Trang 16

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định phát triển chươngtrình giáo dục là mục tiêu quan trọng của giáo dục và các nhà khoa học không ngừngquan tâm nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển chương trình giáo dục Có thể

đề cập đến một số nghiên cứu sau:

Tài liệu “Curriculum development - A Guide to pratice” của Jon Wiles vàJoseph Bondi (được Nguyễn Kim Dung dịch sang Tiếng Việt do Nxb Giáo dục ấnhành năm 2005), được trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giácao vì nó được xem là một trong những sách tham khảo hàng đầu trên thế giới vềchương trình học Tác giả tập trung nghiên cứu về chương trình học trong kỷ nguyêncông nghệ cùng xu thế mới của hoạt động xây dựng chương trình học, trong đó cáccông nghệ dạy học mới đã tác động mạnh mẽ đến nhà trường, thách thức những nhàtrường truyền thống Do đó, các nhà trường phải thay đổi, điều đó cũng có nghĩa làcác nhà xây dựng chương trình học, các nhà quản lý giáo dục cũng phải đặt nhàtrường trước những thử thách của đổi mới; Vai trò của các triết lí trong các chươngtrình học: Tác giả đưa ra năm triết lý, bao gồm triết lý vĩnh cửu, triết lý duy tâm, triết

lý hiện thực, triết lý thực nghiệm, triết lý hiện sinh Các triết lý giáo dục đóng vai tròtrung tâm của các hoạt động có mục đích của phát triển chương trình Các triết lýđóng vai trò như bức màn lọc cho việc đưa ra những quyết định Tuy nhiên, dù cótheo triết lý nào đi nữa, sự nhất quán trong thiết kế là chìa khóa cho mức độ hiệu quảcủa chương trình học,…

“Developing the curriculum” của Peter F Oliva cũng được Nguyễn Kim Dungdịch sang Tiếng Việt Tác giả đã minh họa những cách thức mà những nhà làmchương trình học xúc tiến quá trình phát triển chương trình học, đồng thời đã nêu khá

Trang 17

chi tiết những vấn đề liên quan tới việc phát triển chương trình học, lý thuyết về pháttriển chương trình, cũng như các thành tố của quá trình giảng dạy [13].

Một số công trình tiêu biểu khác như “Chương trình: Những cơ sở, nguyên tắc

và chính sách xây dựng” của Allan C Ornstein và Francis P Hunkins (1998) Các tácgiả đã đưa ra những cơ sở để xây dựng chương trình cùng hệ thống lý luận về chươngtrình, các bước phát triển và các chính sách và khuynh hướng phát triển chương trình(dẫn theo [1])

Những tài liệu, công trình nghiêu cứu về quản lý phát triển chương trình giáodục điển hình mà chúng tôi tham khảo gồm “Developing the curriculum” của Peter F.Oliva, bên cạnh những nội dung về chương trình, phát triển chương trình giáo dục tácgiả cũng đề cập những nét rất khái quát tới công tác quản lý phát triển chương trìnhgiáo dục, như nêu cấp độ hoạch định chương trình học, các bước đánh giá nhu cầu,các quyết định tổ chức và thực hiện chương trình,

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu của Việt Nam về chương trình giáo dục và quản lý phát triểnchương trình giáo dục đến giai đoạn hiện nay đã được các nhà nghiên cứu quan tâmtrên nhiều khía cạnh khác nhau Trong phạm vi cho phép, đề tài đề cập đến một sốnghiên cứu sau:

Nghiên cứu “Chương trình và phương pháp luận phát triển chương trình” củaBùi Đức Thiệp [24] Tác giả đã đề cập tới những nội dung lý luận nền tảng về chươngtrình như nêu lên bản chất và nguồn gốc của chương trình, những nhân tố chế ước tớichương trình Tuy nhiên, nội dung của tài liệu tập trung nhiều về lý luận phát triểnchương trình, chưa dành nhiều thời gian làm rõ qui trình phát triển chương trình củamột bậc học nào

Tài liệu “Chương trình giáo dục” của Nguyễn Văn Khôi (Đại học sư phạm HàNội) đã giới thiệu tóm tắt lí thuyết phát triển chương trình giáo dục, một số quan điểm,cách tiếp cận và phương pháp thường gặp trong phát triển chương trình giáo dục Tác giả

đã đưa ra những khái niệm hết sức cơ bản về chương trình giáo dục, chương trình đàotạo, khung chương trình, chương trình khung, chương trình chi tiết, đề cương môn học,chuẩn đầu ra, phát triển chương trình, cách thức tổ chức phát triển chương trình,

Trang 18

đánh giá chương trình giáo dục Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số tiêu chuẩn,tiêu chí đánh giá khung giáo dục và giáo dục đại học và đánh giá chương trình mônhọc, đánh giá giáo trình, sách giáo khoa môn học Những nội dung mà tác giả nêu khákhái quát và mang tính giới thiệu chứ không phải tài liệu nghiên cứu chuyên sâu vềphát triển chương trình.

Trong tài liệu “Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra”của các tác giả Đoàn Thị Minh Trinh và Nguyễn Hội Nghĩa [25] đã tổng quan khá đầy đủcác thành phần và qui trình thiết kế và phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học (cáctrường đại học kỹ thuật) và mối liên hệ giữa chúng; một qui trình thiết kế và phát triểnchương trình đào tạo Điểm nổi bật của tài liệu là đã đề cập đến những nội dung khá mớitrong phát triển chương trình giáo dục là khái niệm chuẩn đầu ra và các cấp độ của chuẩnđầu ra; chuẩn đầu ra theo CDIO (Conceiving - Designing - Implementing - Operating;Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành) và giới thiệu qui trình thiết kế vàphát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra [20]

Tài liệu “Phát triển chương trình giáo dục”, Nxb Giáo dục, năm 2015 củaNguyễn Đức Chính, ĐHQG Hà Nội xây dựng một cách có hệ thống những quan điểm

về chương trình giáo dục Trong đó tác giả đã chỉ ra những tác động tới chương trìnhgiáo dục như tác động của kỷ nguyên thông tin, bối cảnh quốc tế và trong nước tácđộng mạnh mẽ đến vấn đề thiết kế, thực thi chương trình giáo dục Hệ thống các kháiniệm và các cách tiếp cận cũng như một số mô hình phát triển chương trình giáo dụcđược tác giả tổng thuật khá hoàn chỉnh

Tài liệu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học” của tácgiả Nguyễn Hữu Châu, đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản vềchương trình dạy học và quá trình dạy học Tài liệu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọngcủa quá trình dạy học trong thực thi chương trình Một chương trình dạy học thànhcông hay thất bại tùy thuộc vào quá trình dạy học

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong công trình nghiên cứu “Phát triển và tổchức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” đã nêu khái quát cơ sở lí luận vàthực tiễn của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non [14]

Nghiên cứu về cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục đến thời điểmhiện nay đi theo 3 hướng là tiếp cận phát triển chương trình giáo dục ở góc độ tiếpcận nội dung, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận năng lực:

Trang 19

Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức, cách tiếpcận nội dung (The content approach) đưa ra định nghĩa: “Chương trình giáo dục làbản phác thảo về nội dung giáo dục, qua đó người dạy biết mình cần phải dạy những

gì và người học biết mình cần phải học những gì” Theo cách tiếp cận này thì giáodục là quá trình truyền thụ nội dung - kiến thức; và mục tiêu của giáo dục chính làtruyền thụ kiến thức cho người học Đây là cách tiếp cận kinh điển trong xây dựngchương trình giáo dục; theo đó, chương trình giáo dục quan tâm trước hết và chủ yếuđến khối lượng, tính hệ thống, độ sâu, mức độ khái quát hoá của kiến thức cần truyềnthụ Do chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của các khoa học bộ môn nênchương trình giáo dục thường mang tính “hàn lâm” và tính hệ thống, nặng về líthuyết, nhẹ về ứng dụng, thực hành, ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển,nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học Việc đánh giá kết quả học tập chủ yếuchỉ giới hạn ở việc kiểm tra mức độ, khả năng tái hiện tri thức

Tiếp cận mục tiêu được nhắc đến trong nghiên cứu của (J White, 1995) (dẫntheo [15]): xem chương trình giáo dục là quá trình, còn mục tiêu giáo dục là sự pháttriển Về cơ bản, cách tiếp cận này chú trọng đến sự phát triển khả năng hiểu biết, tiếpthu ở người học, phát triển tư duy logic, năng lực sáng tạo về mọi mặt cho người họchơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định từ trước một cách đơn lập đểtrong một giới hạn nhất định, chương trình giáo dục phải giúp tạo ra những sản phẩm

“có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với mộtthế giới biến động khôn lường” (J White, 1995) Cách tiếp cận này gắn liền với quanniệm “người học là trung tâm” (learner’s centered); theo đó người thiết kế chú trọngnhiều hơn đến khía cạnh nhân văn của chương trình giáo dục, chuyển hoá chươngtrình giáo dục thành một quá trình bao gồm các hoạt động cần thiết giúp người họcphát triển tối đa những kinh nghiệm, năng lực tiềm ẩn, tố chất sẵn có để đáp ứngnhững mục tiêu giáo dục Ở đây, nhu cầu và hứng thú của từng cá thể trong quy trìnhđào tạo được xem là điểm xuất phát của việc xây dựng chương trình giáo dục; nhàtrường chỉ cung cấp các khối kiến thức (module) cần thiết và giới thiệu các phươngthức tổ hợp kiến thức để đi tới một văn bằng xác định Mỗi người học, căn cứ vàonhu cầu, hứng thú của bản thân, vào kinh nghiệm, kiến thức đã tích luỹ được trước đó

và dưới sự hướng dẫn của người dạy, tự xây dựng cho mình một chương trình giáo

Trang 20

dục riêng, tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh quá trình tự đào tạocủa mình nhằm phát triển bản thân Nói cách khác, nếu theo cách tiếp cận mục tiêu,người ta quan tâm nhiều đến mục tiêu đầu ra mà không chú ý đến quá trình dạy họcthì theo cách tiếp cận phát triển, hoạt động của người dạy và người học trong quátrình dạy học được quan tâm hàng đầu Người dạy phải hướng dẫn người học tìmkiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có điều kiệnthực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề mộtcách sáng tạo; thông qua những giá trị mà người học quý trọng và thông qua việc kiêntrì theo đuổi những giá trị đó, người học phát triển được sự hiểu biết, phát triển mọinăng lực tiềm ẩn của bản thân.

Và gần đây nhất là tiếp cận chương trình giáo dục theo năng lực (dẫn theo

[15]): Trong chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy họcđược mô tả thông qua các nhóm năng lực Theo NIER (Viện nghiên cứu giáo dụcquốc gia Nhật Bản, 1999) (dẫn theo [3, tr 12]), đây “là cách tiếp cận nêu rõ kết quả -những khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giaiđoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể” Như vậy, cách tiếp cận này tậptrung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học Năng lực ở đây bao hàm cả kiếnthức, kĩ năng, kĩ xảo, động cơ, đạo đức và hành vi xã hội được hình thành, phát triểntrong quá trình dạy học ở nhà trường và tác động của gia đình, xã hội Chương trìnhgiáo dục tiếp cận theo hướng này không phải chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh màchú trọng nhiều hơn đến việc tiến hành các biện pháp, cách thức hoạt động linh hoạt,sáng tạo, hiệu quả… nhằm khơi dậy khả năng tìm kiếm, giải quyết vấn đề của ngườihọc, giúp người học biết sử dụng những kiến thức đã học gắn liền với cuộc sống đểgiải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra Nói cách khác, nếu chương trình giáodục theo hướng tiếp cận nội dung yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Biết cái gì? thìchương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từnhững điều đã biết? Thiết kế, xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lựcthực chất là cũng là một cách tiếp cận “kết quả đầu ra”; nhưng “kết quả đầu ra” ở đâykhông phải là một tập hợp các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ rời rạc mà là hệthống năng lực tổng hợp

Nghiên cứu “Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non”

của Nguyễn Thị Thu Hiền [14] và Hà Thị Thanh Thuận (2014) với đề tài: “Biện pháp

Trang 21

quản lý thực hiện chương trình GDMN của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Bà Rịa, Vũng Tàu,” Các tác giả đã tiếp cận phát triển và tổ chức thực hiện

chương trình GDMN cùng quản lý thực hiện chương trình GDMN theo chức năngquản lý là như lập kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, tổ chức các hoạtđộng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục và đánh giá việc thực hiện chươngtrình giáo dục

Như vậy, vấn đề phát triển chương trình giáo dục nói chung và phát triểnchương trình giáo dục nhà trường trường THCS nói riêng đã được nhiều nhà khoahọc, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Trong các côngtrình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của thực hiện chươngtrình giáo dục, xây dựng chương trình, thực hiện chương trình, các yếu tố thực hiệnchương trình

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định thực hiện chương trình giáodục có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với thực hiện đúng mục tiêu chươngtrình, thực hiện chương trình giáo dục bậc THCS là yếu tố cơ bản để đảm bảo chấtlượng giáo dục trung học cơ sở Đặc biệt, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ cóthay đổi, trong đó vừa kế thừa vừa phát triển những ưu điểm của chương trình giáodục phổ thông hiện hành Với vị trí là nhà quản lý, lãnh đạo nhà trường việc pháttriển chương trình giáo dục phổ thông mới bằng cách nào để có sự đồng bộ với việcphát triển sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, đổi mớikiểm tra đánh giá, thi cử, đổi mới quản lí giáo dục, tăng cường tính tự chủ và dân chủtrong trường học Do vậy, việc thực hiện đề tài này là cần thiết để có cơ sở thực tiễncho việc đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở cáctrường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thôngmới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục bậc THCS của huyệnLục Nam trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Chương trình, chương trình giáo dục

* Chương trình:

Với câu hỏi “Chương trình gồm những gì, dài bao nhiêu ?”, đã có nhiều cách trả lời khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm triết học của mỗi người, chẳng hạn:

Trang 22

- Chương trình là những gì được giảng dạy trong nhà trường.

- Chương trình là tập hợp các môn học

- Chương trình là nội dung

- Chương trình là một tập hợp các tài liệu

- Chương trình là một trình tự các khóa học

- Chương trình là một tập hợp các mục tiêu thực hiện

- Chương trình là một khóa học

- Chương trình là một khóa học bồi dưỡng

- Chương trình là tất cả những gì xảy ra trong nhà trường, bao gồm cả những hoạt động ngoại khóa, sự giảng dạy và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau

- Chương trình là những gì được giảng dạy trong và ngoài nhà trường, do nhà trường định hướng

-Chương trình là tất cả những gì được phòng tổ chức của nhà trường lên kế hoạch

-Chương trình là chuỗi các kinh nghiệm mà người học đã trải qua trong nhà trường [11].

Hollis L Caswell và Doak S Campbell không xem chương trình như mộtnhóm các khóa học mà như “tất cả những kinh nghiệm mà trẻ em có được dưới sựhướng dẫn của giáo viên” (dẫn theo [3, tr.50]) Điều này thể hiện rõ quan điểm coitrọng “đầu ra”, khâu cuối của quá trình thực hiện chương trình giáo dục

Cũng tương tự như vậy, Peter F Oliva cho rằng chương trình là những gì màtừng cá nhân người học thu nhận được do kết quả của việc học tập ở nhà trường (dẫntheo [13, tr.1-7]) Định nghĩa này, không phác họa chương trình gồm những gì màquan tâm tới những thu nhận của cá nhân sau một giai đoạn học tập Định nghĩa này

đã thể hiện sự quan tâm đến tính hiệu quả của chương trình Bởi vì, cuối cùng thìchương trình giáo dục phải “chuyển hóa” thành mô hình nhân cách người học

Franklin Bobbitt thì cho rằng chương trình như “chuỗi những điều mà thanhthiếu niên phải thực hiện và trải qua bằng cách triển khai các khả năng giải quyết tốtcác vấn đề mà họ sẽ gặp phải trong cuộc sống; và về tất cả các phương diện mà họ sẽphái ứng xử khi trưởng trành” (dẫn theo [15]) Định nghĩa này cho thấy chương trìnhkhông thuần túy là nội dung mang tính tĩnh tại, mà chương trình được thẩm thấu vàbiến đổi thành nhân cách, phẩm chất của người học để đối mặt với những vấn đềtrong thực tiễn

Trang 23

Từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, nhận thức về chương trình càng hiểu rộnghơn, theo Peter F Oliva (1997) đã tổng kết nhiều quan điểm khác nhau về chươngtrình: tập hợp các mục tiêu thực hiện; các nội dung; tập hợp các môn học; tập hợp cáctài liệu dạy học; trật tự các khóa học; tất cả những gì xảy ra trong nhà trường, baogồm các hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau;những gì được dạy trong và ngoài nhà trường, do nhà trường điều khiển; những kinhnghiệm người học đã trải qua trong nhà trường; là những gì người học thu nhận đượcnhư là kết quả giáo dục của nhà trường, (dẫn theo [21, tr.23]).

Từ các phân tích trên, chúng tôi lựa chọn khái niệm chương trình của tác giả

Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt để thực hiện luận văn: “Chương trình là văn kiện do nhà

nước ban hành, trong đó qui định cụ thể mục đích, các nhiệm vụ môn học, phạm vi

hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung cũng như cho từng chương, từng phần, từng bài nói riêng” [19]

* Chương trình giáo dục:

Khái niệm chương trình giáo dục (Curriculum) đã có một lịch sử phát triển khálâu dài (từ năm 1820) và cho đến nay, trong lí luận giáo dục học đã tồn tại nhiều địnhnghĩa, quan niệm khác nhau về khái niệm này Trong một số tài liệu như: Những vấn

đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học [8], Thiết kế và đánh giá chương trìnhgiáo dục [9],… các tác giả đã cung cấp những tổng quan ngắn gọn nhưng tương đốiđầy đủ về lịch sử phát triển cũng như những cách hiểu khác nhau xung quanh nộihàm của khái niệm chương trình giáo dục Mặc dù cho đến nay, định nghĩa về chươngtrình giáo dục vẫn luôn thay đổi và khác nhau nhưng nhìn chung, đó chỉ là sự thay đổi

về diễn đạt trong khuôn khổ ý tưởng của Ralp Tyler (1949) khi ông cho rằng: chươngtrình giáo dục về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản:

1- Mục tiêu giáo dục;

2- Nội dung giáo dục;

3- Phương pháp hay quy trình giáo dục;

4- Cách đánh giá kết quả giáo dục

Theo đó, chương trình giáo dục là một thiết kế thể hiện tổng thể các thành phầncủa quá trình giáo dục, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt

Trang 24

động giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục Về cơ bản, hiện nay chương trình giáodục được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở ngườihọc thông qua các hoạt động được kế hoạch hoá và tổ chức trong nhà trường, gắn liềnvới đời sống xã hội Mức độ đạt các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một

chương trình giáo dục “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định

chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo” [22].

Theo diễn giải của Nguyễn Đức Chính, chương trình giáo dục không dừng lại

ở việc thiết kế mà là một quá trình liên tục phát triển nhằm hoàn thiện không ngừng

Do vậy, chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế một lần vàdùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi củatrình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ,của thị trường sử dụng lao động Nói cách khác, phát triển chương trình giáo dục thựcchất chính là những đợt cải cách giáo dục để đổi mới/điều chỉnh chương trình

Như vậy, có thể hiểu “Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống cáchoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, từ mục tiêu học tập đến quy địnhchuẩn kiến thức, kĩ năng, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của ngườihọc đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện,phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập … nhằm đạtđược các mục tiêu trong thực hiện chương trình giáo dục”

1.2.2 Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình giáo dục nhà trường, chương trình dạy học nhà trường

1.2.2.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổthông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nội dunggiáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn

cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằmđảm bảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới là chương trình giáo dục phổ thôngđược ban hành năm 2018 Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra

Trang 25

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mớithay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông Ban hành kèmtheo Thông tư này, chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: (1) Chương trình tổngthể; (2) Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trunghọc cơ sở và cấp trung học phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ sở quan điểm củaĐảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có ở Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa Việt Nam, các giá trị tuyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh

1.2.2.2 Chương trình giáo dục nhà trường

Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo, chịu

sự quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục, đồng thời nhà trường cũng là một hệthống độc lập, tự quản Việc quản lý nhà trường phải nhằm mục đích nâng cao chấtlượng, hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường Nói đến việc nâng cao chất lượng,hiệu quả giáo dục tức là nói đến việc tổ chức dạy và học trong nhà trường Do đó, thựcchất công tác quản lý cơ bản trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, mà hoạtđộng dạy và học dựa trên nền tảng cơ bản và cốt lõi là chương trình giáo dục Có thể nóikhông có chương trình giáo dục thì người dạy sẽ không biết phải dạy cái gì, phải dạy bắtđầu từ đâu và kết thúc như thế nào Người học cũng không thể lĩnh hội kiến thức từ nềntảng ban đầu đến nâng cao dần theo cấp học, theo lứa tuổi một cách khoa học toàn diệnnếu không có chương trình giáo dục Do đó thực chất quản lý việc dạy trong nhà trường

là quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục Quản lý việc

Trang 26

thực hiện chương trình giáo dục tốt thì mới đạt được mục tiêu giáo dục Có thể nóiviệc quản lý thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường là vấn đề cốt lõi, quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục đào tạo con người.

Theo tác giả Hồ Văn Liên thì: “Trường phổ thông thực hiện chương trình giáo

dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Chương trình dạy học là văn bản có tính chất pháp lệnh nhà nước Chương trình quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, thời gian, số tiết cụ thể của từng môn học Đó là cơ sở pháp lý để người Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học theo đúng yêu cầu, nội dung, sự phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề

ra Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thiếu một trong hai yếu tố trên thì hoạt động giảng dạy sẽ gặp trở ngại Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng Do đó Hiệu trưởng với trách nhiệm cao nhất là người lãnh đạo cao nhất về chuyên môn cần phải nắm vững chương trình càng sâu, càng tốt và hướng dẫn cho giáo viên nắm vững chương trình, có ý thức cao trong việc thực hiện chương trình, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học” [17, tr 45].

Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết: “Hiện nay, quan niệm đầy đủ về chương trình giáo

dục, đào tạo nói chung gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, các điều kiện thực hiện và cuối cùng là cách đánh giá kết quả Với quan niệm trên chương trình giáo dục là một bản thiết kế tổng thể cho biết toàn bộ nội dung, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học, phác họa quy trình hoạt động cần thiết để thực hiện nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động, cách đánh giá kết quả ở người học” [23, tr.45].

Nhìn chung, có thể xem chương trình giáo dục là nội dung, còn quá trình dạyhọc là phương tiện; thiết kế chương trình giáo dục là xây dựng kế hoạch cho các hoạtđộng dạy học, còn quá trình dạy học là đưa kế hoạch đó vào thực thi; do vậy việchoạch định, thiết kế chương trình giáo dục phải đi trước việc hoạch định, triển khaiquá trình dạy học Trong lịch sử phát triển, mối quan hệ giữa chương trình giáo dục

và quá trình dạy học đã được xem xét qua một số mô hình khác nhau (mô hình nhịnguyên, mô hình liên kết, mô hình đồng tâm, mô hình chu trình); trong đó mô hìnhchu trình được xem là mô hình có ưu thế hơn cả

Trang 27

Một chương trình giáo dục chính thức bao giờ cũng phải là chương trình mangtính quốc gia, trong đó xác định khung kế hoạch sư phạm và những quy định cụ thể

để các trường học trong hệ thống giáo dục quốc gia tuân thủ nhằm đạt được mục tiêugiáo dục chung

Như vậy, có thể hiểu: Chương trình giáo dục nhà trường là bản kế hoạch bao

gồm những cách thức nhà trường thực hiện các tuyên bố trong chương trình quốc gia Chương trình đó được tổ chức linh hoạt trên cơ sở điều chỉnh quá trình dạy học gần với năng lực của mỗi HS với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với các nguồn lực của địa phương và được thiết kế với sự tham gia của hội đồng nhà trường.

1.2.3 Phát triển, phát triển chương trình, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường 1.2.3.1 Phát triển

Thuật ngữ phát triển, theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ

ít đến nhiều, hẹp đến rộng, đơn giản đến phức tạp [4] Lý luận của Phép biện chứngduy vật khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi

về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng nàyđến sự vật, hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạntrước tạo thành quá trình phát triển mãi mãi Phát triển là quá trình nội tại, là bướcchuyển hóa từ thấp đến cao, trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng nhữngkhuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển Phát triển là quátrình tạo ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội

Từ những quan niệm nêu trên, chúng tôi lựa chọn khái niệm phát triển theo quanđiểm triết học: Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sựvật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cáimới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến

sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lạidường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn [4]

Một số đặc trưng cơ bản của phát triển:

- Tất cả mọi sự vật, hiện tượng khi phát triển đều có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau

Trang 28

- Nói đến phát triển là quá trình vận động không ngừng.

- Từ phát triển về số lượng dẫn đến phát triển về chất lượng

- Phát triển thể hiện thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập Như vậy, sựvật, hiện tượng - con người - xã hội biến đổi để tăng tiến về số lượng hay chất lượngdưới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều được coi là phát triển

1.2.3.2 Phát triển chương trình

Theo Nguyễn Đức Chính, phát triển chương trình là một quá trình liên tục nó baogồm các yếu tố: (1) Phân tích nhu cầu; (2) Xác định mục đích và mục tiêu; (3) Thiết kế;(4)Thực thi và (5) Đánh giá Năm yếu tố này được bố trí thành 1 vòng tròn khép kín, biểu diễn sự phát triển chương trình giáo dục như một quá trình diễn ra liên tục

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi cho rằng: phát triển chương trình được xem làquá trình thiết kế, điều chỉnh, sửa đổi chương trình dựa trên việc đánh giá chươngtrình được thường xuyên, liên tục

1.2.3.3 Phát triển chương trình giáo dục nhà trường

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là quá trình nhà trường cụ thể hoáchương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mứccao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chươngtrình giáo dục quốc gia, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cáchthức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục Vấn đề pháttriển chương trình nhà trường (school-based curriculum development) đã được tiến hành

ở Mĩ, Canada, Anh, Israel, Australia, New Zealand… (từ những năm 90 của thế kỉ XX)

và ở Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… (từ năm 2000) Phát triển chươngtrình nhà trường một mặt nhằm thực hiện sự phân cấp trong phát triển chương trình giáodục và tăng cường tính dân chủ trong quản lí hệ thống giáo dục; mặt khác tạo điều kiện

để các nhà trường, trên cơ sở phân tích chương trình giáo dục quốc gia, hoạch định, thiết

kế các chương trình, kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với riêng mình, nâng cao tráchnhiệm của nhà trường đối với nhu cầu và lợi ích của giáo dục nói chung, với giáo viên vàhọc sinh của mình nói riêng [Dẫn theo 3]

Theo diễn giải của Nguyễn Đức Chính (2008), chương trình giáo dục khôngdừng lại ở việc thiết kế mà là một quá trình liên tục phát triển nhằm hoàn thiện không

Trang 29

ngừng Do vậy, chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế mộtlần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổicủa trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học - kĩ thuật và côngnghệ, của thị trường sử dụng lao động.

Như vậy, có thể hiểu phát triển chương trình giáo dục nhà trường là quá trìnhnhà trường đánh giá, điều chỉnh, thiết kế lại chương trình giáo dục quốc gia, làm chochương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáodục Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, nhàtrường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặctrưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngườihọc, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục [Dẫn theo 3]

1.2.3.4 Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS

Quản lý giáo dục là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lýtrong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp… chung nhất của khoa học quản

lý vào lĩnh vực giáo dục đảm bảo sự vận hành tối ưu của hệ thống/tổ chức/cơ quangiáo dục - đào tạo, nhờ đó đạt được mục tiêu phát triển theo yêu cầu của xã hội

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng là cách thức nhà quản lý tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thực hiện

và tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình dịch chuyển từ chương trình giáo dục quốc gia đến chương trình giáo dục nhà trường từ mục tiêu, nội dung chương trình đến đội ngũ giáo viên, trình độ học sinh, sách giáo khoa, phù hợp với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với các nguồn lực của địa phương.

1.3 Những vấn đề cơ bản về phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường các THCS huyện Lục Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1 Một số đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS nói chung bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15

tuổi, đang theo học lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS Lứa tuổi này còn được gọi là tuổi

thiếu niên, tuổi khủng hoảng, tuổi khó bảo, là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đánh

dấu bước ngoặt lớn cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ bởi đây là thời kỳquá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành Điều đó được biểu hiện ở sự phát triển

Trang 30

mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, ở sự phát dục và xây dựng lại một cách cơ bản cácquá trình, các hoạt động tâm lí ở trẻ em, ở sự hình thành kiểu quan hệ mới của các emvới người lớn và bạn bè cùng lứa tuổi Tầm quan trọng của giai đoạn thiếu niên là ởchỗ: Sự phát triển về mọi mặt (thể chất, đạo đức, trí tuệ, xã hội) đều diễn ra sự hìnhthành những cấu tạo mới về chất, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành vàchúng sẽ tiếp tục được phát triển ở tuổi thanh niên.

Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của học sinh trung học cơ sở Lứa tuổi này diễn

ra những thay đổi rõ rệt trong quan hệ với người lớn và bạn cùng tuổi Đặc điểm cơbản trong giao tiếp của thiếu niên với người lớn là nhu cầu cải tổ lại mối quan hệ nàytheo chiều hướng hạn chế quyền hạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của mình.Các em mong muốn có được quyền bình đẳng nhất định đối với người lớn, muốnđược người lớn tin tưởng, tôn trọng và mở rộng tính độc lập của mình Nhu cầu giaotiếp với bạn trở thành một đòi hỏi tất yếu và mạnh mẽ ở học sinh trung học cơ sở Các

em mong muốn được bạn bè thừa nhận, tôn trọng mình Nhu cầu chọn bạn để có bạnthân đã trở thành một đòi hỏi ngày càng cấp bách ở học sinh THCS Học sinh THCScoi quan hệ bạn bè cùng lứa tuổi là quan hệ của những cá nhân, vì vậy các em chorằng các em các quyền hoạt động độc lập trong mối quan hệ này Sự can thiệp thiếu tếnhị của người lớn khiến các em cảm thấy bị xúc phạm, các em sẽ chống đối lại Nếunhư quan hệ của các em với người lớn không thuận hoà thì sự giao tiếp với bạn bècùng lứa tuổi sẽ tăng lên và ảnh hưởng của bạn bè đến các em càng mạnh mẽ Sự bấthoà trong những quan hệ với bạn bè cùng lớp, sự thiếu bạn thân hoặc tình bạn bị phá

vỡ là nguyên nhân làm nảy sinh ở học sinh THCS những xúc cảm nặng nề

Các quá trình nhận thức ở học sinh trung học cơ sở như tri giác, tư duy, tưởngtượng, trí nhớ đều phát triển mạnh mẽ Tư duy trừu tượng đã chiếm ưu thế trong quátrình nhận thức của các em Chú ý, ngôn ngữ cũng biến đổi về chất so với lứa tuổitrước Những thành tựu trong sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học cơ sở

Sự phát triển tự ý thức là bước chuyển biến cơ bản, là bước ngoặt quan trọngtrong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở Đặc điểmquan trọng về tự ý thức của lứa tuổi học sinh THCS là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm

Trang 31

hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhâncách Đây chính là cơ sở nảy sinh mâu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thânmình và thái độ của các em với người lớn, với bạn bè cùng lứa tuổi Điều kiện thuậnlợi cho sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS là cuộc sống tập thể, ở đó, các emtiếp nhận nhiều giá trị đúng đắn cùng với những yêu cầu ngày càng cao đối với các

em Khi nhu cầu tự ý thức hình thành và phát triển sẽ làm nảy sinh khát vọng tự tudưỡng ở học sinh THCS Trên cơ sở tự tu dưỡng các em khắc phục những khuyếtđiểm, những sai lầm và hình thành cho mình những nét nhân cách tốt Quá trình pháttriển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở cần tính đến các đặcđiểm tâm lý này của học sinh

1.3.2 Mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Mục tiêu của phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới là nhằm khắc phục hạn chế của chương trình,sách giáo khoa hiện hành, đồng thời giúp giáo viên nhanh chóng thích ứng và dịchchuyển có hiệu quả sang quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mớigóp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Xây dựng chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện địa hóa, gắn vớithực tiễn xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú ý giáo dục thể chất, tinhthần, bồi dưỡng nhân cách học sinh

Xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường tạo điều kiệnphát triển năng lực tư duy, tăng tính thực tiễn, giảm áp lực cho người học nhưng vẫnđảm bảo trang bị cho người học các kiến thức, kĩ năng và năng lực cơ bản để có thểtham gia kì thi tốt nghiệp THCS hằng năm

Nhằm tăng cường hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm vững kiến thức, có khảnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có điều kiện để phát triển năng lực sởtrường của cá nhân

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường nhằm xây dựng chương trình giáodục phổ thông thống nhất nhưng khả thi, mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với điều kiện

Trang 32

bảo đảm thực tế của nhà trường, nhất là về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất kĩthuật cũng như với khả năng tiếp thu của học sinh.

1.3.3 Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp THCS

Chương trình giáo dục phổ thông mới vừa kế thừa và phát triển những ưu điểmcủa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, vừa khắc phục những hạn chế, bấtcập của chương trình này Những điểm cần khắc phục cũng chính là những khác biệtchủ yếu của chương trình mới so với chương trình hiện hành

Về phương châm giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa cácnguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thựctiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”

Về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp vớinhững thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình,kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu

là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại,được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại đểgiúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạtđộng giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạtđộng trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS;

Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; Hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS

Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiếnthức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử vàĐịa lí được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí Họcsinh đã học môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, không gặp khó khăntrong việc tiếp tục học các môn này Chương trình hai môn học này được thiết kế theocác mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nêncũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học

Trang 33

(trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn) Các môn học tự chọn: Tiếng dântộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so vớichương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các mônhọc không có sự xáo trộn Ở cấp THCS, theo Chương trình giáo dục phổ thông hiệnhành, học sinh học 3.124 giờ Như vậy, thời lượng học ở THCS giảm 53,5 giờ

Chương trình giáo dục phổ thôn mới được xây dựng theo mô hình phát triểnnăng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháptích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển nhữngphẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng Theo cách tiếp cận này, kiếnthức được dạy học không nhằm mục đích tự thân Nói cách khác, giáo dục khôngphải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giảiquyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo nhữngkiến thức đã học Quan điểm này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục,phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục

1.3.4 Quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo Theo tài liệu của Nguyễn Đức Chính, nếu xem phát triển chương trìnhgiáo dục là một quá trình liên tục, nó sẽ bao gồm các yếu tố (đồng thời cũng là cácbước thực hiện) sau [Dẫn theo 6, tr 19-20]:

1 Phân tích nhu cầu (Need analysis)

2 Xác định mục đích và mục tiêu (Defiing aims and objectives)

3.Thiết kế (Curriculum design)

4.Thực thi (Implementation)

5 Đánh giá (Evaluation)

Theo tác giả Trần Thanh Bình, Phan Tấn Chí (2014) [6] thì quy trình phát triểnchương trình nhà trường cần được thực hiện một cách khép kín, liên tục thông qua 7bước sau đây: 1) Phân tích bối cảnh; 2) Phân tích chương trình hiện hành; 3) Phâncông công việc; 4) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; 5)Thiết kế chươngtrình nhà trường; 6) Thực hiện chương trình nhà trường; 7) Đánh giá, điều chỉnh

Trang 34

Từ việc phân tích các quan điểm khác nhau về Quy trình phát triển chươngtrình giáo dục nhà trường, chúng tôi xác định các bước phát triển chương trình giáodục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm có 6 bước:

1) Phân tích bối cảnh: Bước đầu tiên trong quy trình phát triển chương trìnhnhà trường là phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường Đây là việc xácđịnh, xem xét tất cả các yếu tố như: sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường, môi trườnggiáo dục, nguồn nhân lực, đặc điểm kinh tế-xã hội địa phương, đặc điểm học sinh, cơ

sở vật chất, nguồn tài chính, khả năng xã hội hoá giáo dục, xu thế hướng nghiệp củahọc sinh v.v để có thể đưa ra các quyết định thích hợp về mục tiêu, cấu trúc, nộidung của chương trình giáo dục nhà trường Trên thực tế, nội dung việc phân tích bốicảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường trong quy trình phát triển chương trình nhàtrường có nhiều điểm tương đồng với việc phân tích bối cảnh, điều kiện cụ thể củanhà trường trong các văn bản khác mà nhà trường đã phải chuẩn bị trước đó nhưChiến lược giáo dục của nhà trường, Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng giáodục, Kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường,

2) Phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới:Bước này bao gồm: 1) Phân tích, đánh giá khái quát chương trình giáo dục phổ thônghiện hành; 2) Phân tích, đánh giá cụ thể chương trình các môn học của chương trìnhgiáo dục THCS hiện hành; 3) Phân tích chương trình giáo dục phổ thông mới; 4)Đánh giá điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới để có sự điềuchỉnh chương trình hiện hành cho phù hợp

3) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, thái độ và giá trị theo chương trình giáo dục phổ thông mới:

Trên cơ sở đánh giá sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và chương trìnhgiáo dục phổ thông mới, nhà trường xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn họctheo hướng chương trình giáo dục phổ thông mới trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thểcủa nhà trường phù hợp với trình độ giáo viên, năng lực hiện có của học sinh Ngoài

ra, xác định thái độ, giá trị là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển chươngtrình giáo dục nhà trường

4) Thiết kế chương trình giáo dục nhà trường:

Từ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học đã được xác định theo hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh chương trình hiện

Trang 35

hành bằng việc dự kiến khung chương trình từng môn học và xác định chương trình chi tiết của từng môn Cụ thể như sau:

- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc rà soát chương trình sách giáo khoahiện hành để cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học, chương trình môn học theochương trình giáo dục phổ thông mới

- Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn Theo chương trình giáo dục phổ thôngmới ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thứccủa các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử và Địa lí đượcxây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí Vì thế, trong quátrình phát triển chương trình giáo dục nhà trường, việc xây dựng các chủ đề liên môntheo hướng các môn học mới là nội dung quan trọng không thể bỏ qua

- Xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương.Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục của địa phương lànhững vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, môi trường,hướng nghiệp của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thốngnhất trong cả nước Nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các mônhọc khác Do đó, trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường, xây dựng cácchủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địa phương là bước chuẩn bị quantrọng để dịch chuyển sang chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả

- Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM Giáo dục STEM là mô hình giáo dụcdựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh vận dụng kiến thức của các môn toán,khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong các bốicảnh cụ thể Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, mô hình giáo dục STEMđược chú trọng thực hiện

- Thiết kế chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáodục Dạy học và giáo dục (theo nghĩa hẹp) có mối liên hệ mật thiết, bổ sung và hỗ trợcho nhau nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học Việcchuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục nhằm tạođiều kiện gắn bó các kiến thức môn học với đời sống, địa phương, cộng đồng, đấtnước, góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giátrị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại,

Trang 36

nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, môi trường tự nhiên; tính tựlập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân…Dạyhọc theo hướng trải nghiệm là xu hướng đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương phápdạy học khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

- Thiết kế, bổ sung một số hoạt động giáo dục khác theo hướng hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới Trong chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắtbuộc Vì thế, khi thiết kế, bổ sung các hoạt động giáo dục cần bám sát chương trình hoạtđộng trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

5) Thực hiện chương trình giáo dục nhà trường:

Sau khi các tổ/nhóm chuyên môn tổng hợp và gửi dự thảo đề xuất cấu trúc,điều chỉnh môn học, phân phối chương trình môn học, các hoạt động giáo dục và kếhoạch dạy học môn học, các hoạt động giáo dục, nhà trường tổ chức các hội thảo đểlấy ý kiến góp ý cho chương trình dự thảo; Trên cơ sở các dự thảo đã hoàn thiện củacác tổ/nhóm chuyên môn, tổng hợp để xây dựng dự thảo văn bản Kế hoạch giáo dụctheo chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời xác định các biện pháp cần thiết

để thực hiện kế hoạch Hoàn thiện văn bản, báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên vàban hành chính thức Kế hoạch giáo dục, làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học, giáodục của nhà trường Kế hoạch giáo dục này sẽ thể hiện đầy đủ nội dung dạy học (cácnội dung điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế, các chủ đề dạy học tích hợp liên môn,giáo dục STEM) và các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, hướng nghiệp(hoạt động giáo dục được chuyển đổi từ nội dung dạy học, hoạt động giáo dục đượcthiết kế bổ sung)

6) Đánh giá, điều chỉnh chương trình:

Mục tiêu của bước này là nhằm xác định hiệu quả của Kế hoạch giáo dục theochương trình giáo dục phổ thông mới, làm cơ sở cho những quyết định tiếp tục haychỉnh sửa trong thời gian tới Bước này bao gồm các công việc sau:

- Xác định loại hình, mục tiêu đánh giá;

- Lập kế hoạch cho đợt đánh giá

- Chuẩn bị phương tiện, công cụ đánh giá: Thiết kế tiêu chí đánh giá, phiếu đánh giá, phiếu phỏng vấn (nếu cần)

Trang 37

- Tổ chức lấy ý kiến các đối tượng được chọn để đánh giá.

- Tổng hợp ý kiến đánh giá từ các nguồn đánh giá khác nhau

- Hội đồng đánh giá tổ chức họp thảo luận về kết quả phân tích, đề xuất các yêu cầu viết bản báo cáo đánh giá

- Viết báo cáo đánh giá

1.4 Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1 Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS làquá trình xây dựng, dự kiến tổng thể các nội dung cần thực hiện, yêu cầu, điều kiệnđảm bảo, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp với tính đặc thù, thực tiễncủa các trường THCS Như vậy, kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan đếnphân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổthông hiện hành và dự báo kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường theochương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS, huy động các nguồn lực để xâydựng chương trình hành động tương lai cho hoạt động này Trọng tâm của lập kếhoạch chính là hướng vào tương lai: Xác định những gì cần phải hoàn thành và hoànthành như thế nào, nhằm xác định mục tiêu, chỉ ra phương án tốt nhất để phối hợp cácnguồn lực đạt được mục tiêu

Khi lập kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS, Hiệu trưởng cần thực hiện các côngviệc sau:

- Xác định mục tiêu phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thứcđược ban hành và sẽ bắt đầu được triển khai ở các trường phổ thông từ 2021 Để việcthực hiện chương trình mới có hiệu quả, các nhà trường cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng,

có bước dịch chuyển dần sang chương trình mới ngay từ khi chương trình hiện hànhvẫn còn hiệu lực Do đó, lãnh đạo nhà trường cần căn cứ vào chương trình giáo dụcphổ thông mới để xem xét mức độ đáp ứng về mục tiêu của chương trình hiện hành,trên cơ sở đó điều chỉnh cho phù hợp

Trang 38

- Xác định các nội dung của kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhàtrường theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm: các chủ thể tham gia vàophát triển chương trình giáo dục nhà trường; Các tài liệu, số liệu, biểu mẫu có liênquan; Các điều kiện đảm bảo kết quả phát triển chương trình giáo dục nhà trường.Tức là, khi xây dựng nội dung của kế hoạch cần phân tích bối cảnh bên trong, baogồm các yếu tố về đặc điểm nhận thức của người học, chương trình dạy học địaphương, cơ sở vật chất, chương trình giáo dục hiện hành, năng lực đội ngũ giáo viên,trang thiết bị dạy học và bối cảnh bên ngoài nhà trường như: Yêu cầu thực tế của xãhội, sự phát triển kinh tế sản xuất, khoa học công nghệ, yêu cầu về phẩm chất, nănglực của người học; chương trình giáo dục phổ thông mới; Đánh giá được điểm mới,khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với Chương trình giáo dục phổthông hiện hành.

- Lập kế hoạch thẩm định, đánh giá chương trình hiện hành, xác định điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thông mới so với Chương trình hiện hành

- Dự kiến phương thức thực hiện/quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Xác định thời gian triển khai và hoàn thành việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.2 Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCStheo chương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình phân phối, sắp xếp nguồn nhânlực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra Đó làviệc xác định cấu trúc của tổ chức theo các cấp quản lý, xác định cơ chế hoạt động vàmối quan hệ của tổ chức trên cơ sở thực hiện phân cấp quản lý trong thực hiện pháttriển chương trình giáo dục nhà trường Tổ chức thực hiện phát triển chương trìnhgiáo dục nhà trường ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệutrưởng thực hiện các hoạt động chính sau đây:

- Xác định cơ cấu tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Trang 39

- Dự kiến nhân sự cho tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhàtrường theo chương trình giáo dục phổ thông mới: Theo cấp quản lý, căn cứ vào vị trícông tác, vai trò, chức năng và năng lực của mỗi cá nhân để xác định lực lượng thamgia phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp để phát huy được sở trườngcủa mỗi cá nhân Cấu trúc tổ chức theo các cấp độ quản lý: Trường THCS - Tổ

chuyên môn - giáo viên cốt cán, Giáo viên (nhân viên);

- Tổ chức, sắp xếp đội ngũ chủ chốt thực hiện phát triển chương trình giáo dụcnhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới và đội ngũ tham gia;

Để có bộ máy tổ chức tốt, cần thiết phải lựa chọn được những cá nhân khôngnhững có năng lực quản lý, mà còn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõđặc thù bộ môn để vận dụng thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo chương trình giáodục nhà trường trong những điều kiện cụ thể

- Xây dựng cơ chế quản lý, quy chế làm việc của đội ngũ tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới:

Trước hết Hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, giáo viêntừng môn học xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học mà mình phụ trách với yêucầu rõ ràng: các tổ/nhóm chuyên môn không phải chỉ đơn thuần nhắc lại nhữnghướng dẫn đã có trong chương trình giáo dục hiện hành mà là: trên cơ sở nhữnghướng dẫn đó, xác định một cách cụ thể phương hướng, cách thức, mức độ… đạtchuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhàtrường ở hiện tại

Từ kết quả tổ chức, đánh giá chương trình giáo dục nhà trường, Hiệu trưởnglấy ý kiến đánh giá từ các tổ chuyên môn, các đồng chí giáo viên cốt cán, giáo viên

bộ môn, đồng thời tham khảo từ các đơn vị bạn, từ Phòng GD&ĐT, đội ngũ giáo viêncốt cán của Phòng Ban giám hiệu tiến hành điều chỉnh chương trình giáo dục nhàtrường

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chỉ đạo về thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự canthiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lượngvào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra

Trang 40

Sau khi có kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường, tổ chức được

bộ máy nhân sự, các nguồn lực tham gia đánh giá đã sẵn sàng thì trách nhiệm, vai tròcủa người cán bộ quản lý càng được thể hiện rõ nét Công tác chỉ đạo có hai phươngdiện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên Trong chỉđạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở,Hiệu trưởng nhà trường thực hiện các công việc sau:

Chỉ đạo lựa chọn quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ởtrường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo thành lập nhóm và chỉ định trưởng nhóm chuyên môn phát triểnchương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo phân tích chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới; Chỉ đạo xác định điểm mới, khác biệt của chương trình giáo dục phổ thôngmới so với chương trình hiện hành;

Chỉ đạo xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học theo định hướng củachương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó dự kiến khung chương trình dạy học chocác môn học;

Chỉ đạo thiết kế chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng củachương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm: chỉ đạo xây dựng các chủ đề tích hợpliên môn; chỉ đạo xây dựng các chủ đề tích hợp môn học với nội dung giáo dục địaphương; chỉ đạo xây dựng các chủ đề giáo dục STEM; chỉ đạo thiết kế chuyển một sốnội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục; chỉ đạo thiết kế bổ sungmột số hoạt động giáo dục khác

Chỉ đạo tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện chương trình giáodục nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

Chỉ đạo điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình giáodục phổ thông mới sau kiểm tra cho phù hợp với thực tiễn

1.4.4 Kiểm tra đánh giá phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lý nhằmgiám sát, đánh giá và xử lý kết quả đạt được của tổ chức so với mục tiêu quản lý.Kiểm tra là điều tra, xem xét, phân tích, đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiệnsai lầm để uốn nắn, điều chỉnh, khích lệ, giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ.Kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý

Ngày đăng: 07/10/2020, 16:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
Tác giả: Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Năm: 2013
3. Trần Thanh Bình và Phan Tấn Chí (2014), Năng lực quản lý và phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực quản lý và phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thông
Tác giả: Trần Thanh Bình và Phan Tấn Chí
Năm: 2014
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mac - Lê nin, “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”, tái bản lần 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mac - Lê nin, “Hai nguyênlý của phép biện chứng duy vật”
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về phát triển chương trìnhđào tạo giáo viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phổ thông mới
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
8. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2008
10. Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển chương trình đào tạo, tập bài giảng, trường Đại học Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình đào tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2011
11. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2015
12. Nguyễn Kim Dung (2005), Xây dựng chương trình học. Hướng dẫn thực hành, Curriculum development - A Guide to pratice, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình học. Hướng dẫn thực hành
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
13. Nguyễn Kim Dung (2008), Xây dựng chương trình học, Developing the Curriculum, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình học
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
14. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
15. Trần Hữu Hoan (2011), Phát triển chương trình giáo dục, Tập bài giảng dành cho học viên khóa đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục, Tập bài giảng dànhcho học viên khóa đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Hữu Hoan
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2011
16. Nguyễn Văn Khôi (2013), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Khôi
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2013
18. Nguyễn Lộc và Vũ Quốc Chung (2011), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Nguyễn Lộc và Vũ Quốc Chung
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
19. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1987
20. Hồ Tiến Nhựt và Đoàn Thị Minh Trinh (2010), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, biên dịch, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách và xây dựng chươngtrình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO
Tác giả: Hồ Tiến Nhựt và Đoàn Thị Minh Trinh
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
21. Nguyễn Thị Lan Phương (2014), Đề tài Xây dựng phương thức, tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục phổ thông, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài Xây dựng phương thức, tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Phương
Năm: 2014
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục 2005, điều 6 Chương I, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục 2005, điều 6 Chương I
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w