1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bản tham luận

3 343 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

BÀI THAM LUẬN Kính thưa quý vị đại biểu Thay mặt đơn vị trường THCS & THPT Hà Long chúng tôi xin được đóng góp một vài ý kiến trong buổi hội thảo này. Trước hết chúng tôi rất vui mừng là đã có những buổi hội thảo như thế nầy, nó thể hiện một cách cụ thể sự quan tâm của Đảng và nhà nước về một vấn đề hết sức thiết yếu trong công tác giáo dục. Chúng tôi xin trình bày 3 vấn đề: - Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh của trường Hà Long. - Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh trong công tác giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh. - Sự kết hợp giữa nhà trường và chính quyền trong công tác giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh. A/ Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức trong nhà trường: Trường chúng tôi có 3 chủ trương 1-Khuyên bảo ngăn ngừa là chính chứ không để các em vi phạm rồi mới xử phạt Với chủ trương đó trường chúng tôi xây dựng một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt chung với các em từ 6 giờ 30 sáng cho tới 16 giờ chiều (giờ các em ra về). Có sống gần gủi với các em các thầy cô chủ nhiệm mới hiểu được tâm tư, tình cảm của các em và từ đó có thể nhận ra các suy nghĩ không đúng của các em để kịp thời khuyên bảo trước khi nó biến thành các hành động không hay. Có khá nhiều học sinh trong gia đình có vấn đề như cha mẹ ly dị, cha thường say rượu về đánh mắng vợ con,…….thì lúc đó thầy cô chủ nhiệm chính là một chỗ dựa tinh thần để các em vượt qua các khó khăn trong cuộc sống. Điển hình là lớp 12A3 các năm học trước có rất nhiều học sinh lười học và quậy phá, nhưng năm học nầy dưới sự dẫn dắt của giáo viên chủ nhiệm Tuyết Hằng tinh thần học tập của lớp đã được cải thiện rất nhiều. Lý do là các em chịu nghe lời khuyên bảo của cô và xem cô như một người mẹ, người chị. 2-Không được đối xử cá biệt đối với các em học sinh có vi phạm đã bị xử lý kỷ luật, trái lại càng phải giúp đỡ các em trở lại với tập thể thí dụ như quan tâm giúp các em trong học tập và nhất là làm cho các em thấy rõ nếu cố gắng sửa đổi thì các em sẽ được xóa kỷ luật và trở lại như các em khác mà thôi. Đặc biệt là vào đầu năm học nầy, trường chúng tôi thu nhận hơn 350 học sinh vào lớp 10 nâng tổng số học sinh lên gần gấp ba năm trước. Các em chưa quen với nề nếp sinh hoạt học tập của trường, nên những tháng đầu năm việc ổn định trật tự nề nếp ở các lớp 10 rất khó khăn Điển hình là có một nhóm gồm 8 học sinh có cả 2 nữ lợi dụng các giờ học tin học trong phòng máy có máy vi tính che khuất tầm nhìn của thầy cô đem rượu vào uống ngay trong giờ học.Trước việc vi phạm nặng nề nội quy, trường đã phải cảnh cáo các em trước toàn trường và gởi về gia đình tiếp tục giáo dục các em trong 3 ngày. Sau đó các thầy cô chủ nhiệm đã giúp các em học lại các bài khi các em bị tạm ngưng việc học đồng thời theo dõi động viên các em học tập tốt. Cho đến cuối học kỳ 1 thì các em đã đủ điều kiện xin xoá kỹ luật và đến nay các em đã sinh hoạt bình thường trong đó có em coøn là học sinh học khá. 3-Khuyến khích các em tham gia vào các phong trào do trường tổ chức ngoài giờ học. Thí dụ sau 16 giờ chiều trường kêu gọi các em tham gia vào các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ……hoặc tham gia phong trào văn nghệ trong các dịp lễ. Thông qua các hoạt động nầy các em sẽ gắn bó với tập thể hơn và sẽ không làm gì có hại cho tập thể. Ngoài ra niềm đam mê một bộ môn văn hoá, nghệ thuật, thể thao…. sẽ giúp các em tránh được sự cám dỗ của các tệ nạn ngoài xã hội. Ở đây chúng tôi xin nêu một điển hình là em Nguyễn hoàng Khang thuộc lớp 11A1. Vào tháng 10 năm trước mẹ của em, một bác sĩ của bệnh viện Long An, đã dẫn em đến trường xin nhập học. Em là một học sinh cá biệt: em mê chơi games đến mức bỏ cả ăn học. Gia đình đã đem em lên học nội trú tại một trường trên TP. Hồ chí Minh, nhưng sau một tháng em không chịu đựng noåi nên nhất đinh không chịu đi học.Về trường Hà Long sau 2 ngày học em lại tìm cách trốn khỏi trường để đi chơi games, trường và gia đình phải đến bắt em về. Sau đó giáo viên dạy toán phát hiện trong giờ giải bài tập em Khang có những cách giải rất độc đáo nên báo cho giáo viên chủ nhiệm. Thầy chủ nhiệm mới khuyến khích em cố gắng rèn luyện để đạt kết quả tốt trong kỳ thi kiểm tra chất lượng hàng tháng - trường chúng tôi hàng tháng có tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh một cách thật nghiêm túc nhằm mục đích rèn luyện các em học tập thi cử nghiêm túc để nhà trường đánh giá chính xác được trình độ thật sự của các em từ đó có kế hoạch giảng dạy thích hợp. Ngồi ra trường còn có giải thưởng cho các em có thứ hạng cao ở mỗi khối lớp để khuyến khích tinh thần học tập của các em. Sau vài tháng cố gắng đến nay em Khang đã liên tục đứng nhất 2 tháng liền và nhất là em đã say mê học tập chớ khơng còn mê chơi games , em đã mang lại niềm vui vơ cùng to lớn cho cha mẹ và các thầy cơ. B/ Kết hợp giữa nhà trường và gia đình: Cơng tác giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh sẽ có kết quả tốt đẹp hơn nhiều nếu có sự kết hợp chặt chẻ giữa nhà trường và gia đình học sinh. Có 2 hình thhức liên lạc : - Hàng tháng nhà trường và ban chấp hành hội cha mẹ học sinh ln duy trì được các phiên họp định kỳ để 2 bên cùng thảo luận các biện pháp giáo dục học sinh và cùng hỗ trợ nhau để thực hiên các biện pháp nầy. - Nhưng hình thức thứ hai: liên hệ trực tiếp với từng gia đình học sinh mới quan trọng hơn. Ngay từ đầu năm chúng tơi đã cho thành lập sổ liên lạc gia đình và học đường còn gọi là sổ báo bài. Mỗi ngày giáo viên chủ nhiệm sẽ ghi rõ các mơn học mà học sinh phải về nhà chuẩn bị cho ngày hơm sau để gia đình kiểm tra việc học ở nhà của con em mình. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng ghi tóm tắt các việc làm tốt cũng như chưa tốt của học sinh và các chủ trương của trường như tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu, mở lớp dạy ngoại ngữ, tin học để gia đình cho các em theo học. Đặc biệt học sinh nào đi trễ hay nghỉ học khơng phép là giáo viên chủ nhiệm liên lạc ngay với gia đình bằng điện thoại. Với những cố gắng như thế chúng tơi đã phát hiện và ngăn chận kịp thời một số trường hợp học sinh nói dối gia đình để lấy tiền đi chơi mà khơng đến các lớp học thêm, hoặc các em học sinh trốn học đi chơi games mà khơng đến trường. Tuy nhiên các biện pháp nầy sẽ ít có hiệu quả đối với các gia đình khơng dành nhiều thời gian để ý đến việc học của con. Ngồi ra có một số ít học sinh khơng ham học, khi bị kiểm sốt chặc chẽ như thế đã về nói dối với gia đình để xin chuyển trường khác, các bậc cha mẹ nầy lại q nng chiều con mà khơng tin vào các lời giải thích của trường vơ tình làm hại con mình mà khơng biết. Cuối học kỳ 1 vừa qua chúng tơi có gần 10 trường hợp như thế. Trong những trường hợp nầy chúng tơi sẽ rất cần đến sự kết hợp với chính quyền với xã hội sẽ trình bày ở phần tiếp sau. C/ Kết hợp giữa nhà trường và xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức học sinh Như đã trình bày ở trên sự kết hợp giữa nhà trường vả gia đình trong một vài trường hợp vẫn khơng có hiệu quả. Trong các trưòng hợp nầy nếu có sự tiếp tay của chính quyền hay các đồn thể xã hội thì kết quả sẽ tốt hơn. - Sự tiếp tay của chính quyền : vào đầu năm học nầy học sinh khối 10 là tập hợp học sinh từ nhiều trường THCS trong thị xã và các huyện khác. Từ đó đã có nhiều va chạm, gây gổ, đánh nhau giữa các học sinh nầy với nhau. Đặc biệt là vào giờ tan trường còn có thêm nhiều học sinh của các trường khác kéo đến trước cổng trường để tiếp sức cho bạn mình. Trước tình hình đó, sau nhiều lần bàn bạc thảo luận, chúng tơi đã đi đến thống nhất là phải nhờ đến cơng an phường và nhất là lực lượng dân phòng của khu phố trợ giúp. Mỗi ngày trong giờ tan học lực lương dân phòng có mặt thường xun trên con đường trước cổng trường và giải tán ngay các đám đơng tụ tập. Từ đó đến nay tình hình an ninh khu vực nầy rất n tĩnh tốt đẹp. - Sự kết hợp với các đồn thể xã hội: Đây là vấn đề mà trường nào cũng đã gặp phải, khi có một học sinh quậy phá mà trường đã khun bảo giáo dục nhiều lần vẫn khơng có kết quả thì nhà trường phải liên hệ với gia đình các em. Tuy nhiên nếu các gia đình nầy khơng hợp tác với trường vì q nng chiều con hay bất lực trong việc dạy dỗ con cái thì chúng ta phải lơi kéo các đồn thể vào cuộc (ở phường có hội khuyến học, hội phụ nữ ……). Như thế cần có một Ban phụ trách về vần đề giáo dục đạo đức học sinh để giúp các trường chuyển danh sách các gia đình nói trên đến các Uỷ Ban phường để trong các buổi sinh hoạt tổ dân phố có nhắc nhở kiểm điểm, các hội phụ nữ, hội khuyến học của phường có dịp đến nhắc nhở các gia đình nầy quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục con cái. Kính thưa quý quý vị Đại Biểu, Trên đây là một số kinh nghiệm mà đơn vị chúng tôi đã thực hiện trong hai năm học vừa qua mà chúng tôi nhận thấy đã có tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Chúng tôi xin trình bày để quý vị tham khảo . Xin trân trọng kính chào . BÀI THAM LUẬN Kính thưa quý vị đại biểu Thay mặt đơn vị trường THCS & THPT Hà. 3-Khuyến khích các em tham gia vào các phong trào do trường tổ chức ngoài giờ học. Thí dụ sau 16 giờ chiều trường kêu gọi các em tham gia vào các đội bóng

Ngày đăng: 22/10/2013, 00:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w