Hiện nay, các doanhnghiệp Việt Nam, không phân biệt các thành phần kinh tế đều đang phải đốimặt với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ cácsản phẩm thay
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7
MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục tiêu 9
3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn 9
4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu 9
5 Những đóng góp của luận văn 10
6 Giới thiệu bố cục của luận văn 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH11 1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh 11
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 16
1.3 Phân tích môi trường 18
1.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 18
1.3.2 Phân tích môi trường bên trong 26
1.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh 28
1.4.1 Các phương pháp xây dựng chiến lược 28
1.4.2 Đánh giá các phương pháp 36
1.4.3 Lựa chọn chiến lược kinh doanh 37
Trang 2CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC
TRẠNG CỦA EVNIT 40
2.1 Giới thiệu chung về EVNIT 40
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của EVNIT 46
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA EVNIT GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 68
3.1 Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược 68
3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược 69
3.2.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược 69
3.2.2 Phân tích SWOT 69
3.2.3 Các phương án chiến lược 72
3.2.4 Lựa chọn phương án chiến lược 86
3.3 Các giải pháp để thực hiện mục tiêu của các phương án chiến lược .88 KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn Tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng và cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo TS Phạm Thị Nhuận, đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn của Trung tâm Công nghệ Thông tin – Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã cung cấp tài liệu và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, thu thập số liệu tại Trung tâm để tôi có thể hoàn thành được luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song bản luận văn này khó tránh khỏi những hạn chế, khiếmkhuyết nhất định Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Phương Thảo
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
- Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của TS Phạm Thị Nhuận
- Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ
- Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực vàchưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
Hà nội, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Phương Thảo
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Consultant Group
4 EFE - External Factor
Evaluation Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Trung tâm Công nghệ Thông tin – Công
ty Thông tin Viễn Thông Điện lực – Tậpđoàn Điện lực Việt Nam
7 GDP - Gross Domestic
8 IFE - Internal Factor
Evaluation Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
10 SBU - strategic business
Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức
13 WTO - World Trade
Organization Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng các chính sách theo ma trận GE 35
Bảng 1.2 Bảng đánh giá các phương pháp xây dựng chiến lược 36
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNIT 2008 – 2009 45
Bảng 2.2 Ma trận EFE 60
Bảng 2.3 Ma trận IFE 66
Bảng 3.1 Ma trận SWOT 70
Bảng 3.2 Dự kiến kết quả kinh doanh của EVNIT 2010-2015 74
Bảng 3.3 Dự kiến kết quả kinh doanh gia công xuất khẩu phần mềm 80
Bảng 3.4 Dự kiến kết quả kinh doanh từ lĩnh vực lắp ráp máy tính 85
Bảng 3.5 Ma trận GREAT đánh giá các phương án chiến lược của EVNIT 87 Bảng 3.6 Kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm 2011, 2012 93
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 16
Hình 1.2 Mô hình PEST nghiên cứu môi trường vĩ mô 18
Hình 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter 23
Hình 1.4 Mô hình ma trận SWOT 28
Hình 1.5 Mô hình ma trận BCG 29
Hình 1.6 Ma trân GE trong mô hình McKinsey 32
Hình 1.7 Ma trận GE trong mô hình Charles Hofer 34
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm CNTT 43
Hình 2.2 GDP Việt Nam từ năm 2005 -2009 48
Hình 2.3 Doanh số ngành CNTT Việt Nam 2005 -2009 52
Hình 2.4 Tiêu dùng cho CNTT của Việt Nam 55
Hình 3.1 Số máy tính trên 1 trăm dân của Việt Nam 82
Hình 3.2 Số máy tính/1 trăm dân ở 1 số nước năm 2007 83
Hình 3.3 Sơ đồ mô hình tổ chức đề xuất 89
Trang 81 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986, kể từ đó đếnnay Việt Nam đã chuyền từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thịtrường có định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế Việt Nam ngày càng thểhiện rõ tính chất cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, nhất là saukhi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới Hiện nay, các doanhnghiệp Việt Nam, không phân biệt các thành phần kinh tế đều đang phải đốimặt với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ cácsản phẩm thay thế, từ các nhà cung cấp và từ khách hàng… Trung tâm Côngnghệ Thông tin – Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực – Tập đoàn Điện lựcViệt Nam cũng không phải là ngoại lệ, phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rấtlớn từ thị trường
Không chỉ có vậy, Trung tâm Công nghệ thông tin còn phải đối mặt vớisức ép cạnh tranh từ chính trong nội bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Tậpđoàn đang trong quá trình cổ phần hóa, các đơn vị trực thuộc tự chủ nhiềuhơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều đơn vị công nghệ thông tin cáccông ty thành viên cũng được thành lập và đang lớn mạnh dần Hơn nữa, từtháng 5 năm 2009 Trung tâm đã thay đổi cơ cấu tổ chức Trước đây Trungtâm Công nghệ Thông tin là đơn vị đầu mối về công nghệ thông tin của Tậpđoàn Điện lực Việt Nam, chủ trì thực hiện các hoạt động Công nghệ thông tintrong các công ty con của Tập đoàn theo định hướng và chỉ đạo thống nhấtcủa Tập đoàn Từ tháng 5/2009, Trung tâm Công nghệ thông tin sáp nhập vớiCông ty Thông tin Viễn thông Điện lực Trung tâm chuyển từ đơn vị hạchtoán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành đơn vị hạch toán phụthuộc Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực, dự kiến cổ phần hóa vào năm
2010 Do vậy Trung tâm Công nghệ thông tin cần năng cao năng lực cạnh
Trang 9tranh của mình để đáp ứng nhu cầu quản lý thông tin trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của Tập đoàn, cũng như mở rộng thị trường kinh doanh ra bênngoài ngành điện trong điều kiện mới.
Do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Công nghệThông tin - Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là rất cấp thiết, đặc biệttrong bối cảnh Tập đoàn đang trong quá trình cổ phần hóa, Trung tâm đãchuyển đổi cơ cấu tổ chức, sáp nhập với Công ty Thông tin Viễn thông Điệnlực
2 Mục tiêu
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Công nghệ Thông tin Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực giai đoại 2010-2015
-3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn chỉ nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Trung tâm Côngnghệ thông tin chứ không phải toàn bộ Công ty Thông tin Viễn thôngĐiện lực
- Luận văn chỉ nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Trung tâm trongngành công nghệ thông tin, không liên quan đến các ngành khác như đolường, tự động hóa,…
4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp, luận văn sử dụng số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:
- Số liệu về tình hình kinh doanh của Trung tâm được lấy từ các báo cáo tàichính, báo cáo tổng kết năm của Trung tâm Công nghệ Thông tin - Công
ty Thông tin Viễn thông Điện lực
- Số liệu về thực trạng và dự báo tình hình kinh doanh của ngành CNTTtrong nước từ tổng cục thống kê, bộ thông tin và truyền thông
Trang 10- Số liệu về thực trạng và dự báo kinh doanh của các đối thủ cạnh tranhcùng ngành từ các trang web, bộ thông tin và truyền thông và các kênhthông tin khác.
5 Những đóng góp của luận văn
- Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của Trungtâm Công nghệ thông tin – Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
- Phân tích thực trạng hoạt động của Trung tâm Công nghệ thông tin –Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
- Nhận thức rõ các cơ hội và thách thức, các mặt mạnh và mặt yếu củaTrung tâm để từ đó đề ra các biện pháp về chiến lược kinh doanh cần thiếtnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm Công nghệ Thông tin -Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực giai đoạn 2010-2015
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm thực hiện các mục tiêu của cácphương án chiến lược
6 Giới thiệu bố cục của luận văn
Để thực hiện được mục đích của Luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo; phần nội dung chính của Luận văn được chiathành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh
Chương 2 Thực trạng kinh doanh của Trung tâm Công nghệ Thông tin
- Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
Chương 3 Chiến lược kinh doanh của Trung tâm Công nghệ Thôngtin giai đoạn 2010-2015
Trang 111 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH
1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ
ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương cóthể làm được, cái gì đối phương không thể làm được Từ đó cùng với sự pháttriển của trao đổi hàng hóa, thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời, theo quanđiểm truyền thống chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạncủa một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng vớiviệc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm để đạt được các mục tiêuđã đề ra
Theo Giáo sư lịch sử kinh tế học Alfred Chandler, Đại học Harvard(Mỹ), “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức,đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực
thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” (Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, 2007, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, tr 4).
Theo William J’ Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thốngnhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu
cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện” (Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, 2007, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, tr 4).
Theo Fred R David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới nhữngmục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý,
đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị
trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh” (Fred David, 2006, Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, tr 20)
Trang 12Theo Michael E Porter “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế
cạnh tranh (Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, 2007, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, tr 4).
1.1.2 Các cấp độ chiến lược
Xét về cấp độ, trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược có thể tồn tại ởnhiều cấp độ khác nhau:
- Chiến lược doanh nghiệp
Chiến lược ở cấp doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn các hoạtđộng kinh doanh ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời
có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau
Chiến lược cấp doanh nghiệp có các đặc điểm:
Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp:Bao gồm việc xác định các mục tiêu, các dạng hoạt động kinhdoanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành và cách thức quản lý vàphối kết hợp các hoạt động
Định hướng cạnh tranh: Đó là việc xác định thị trường hoặcđoạn thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh
Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữachúng: Chiến lược doanh nghiệp phát triển và khai thác thôngqua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn
vị độc lập hoặc giữa các hoạt động riêng rẽ
- Chiến lược kinh doanh
Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanhnghiệp, một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thểđược kế hoạch hóa một cách độc lập Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấnđề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối kết hợp giữa các đơn vị tácnghiệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh
Trang 13tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý Chiến lược đơn vịkinh doanh liên quan đến:
Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh
Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa họccông nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứngnhững thay đổi này
Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua cáchoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thôngqua các hoạt động chính trị
- Chiến lược chức năng, bộ phận
Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp.Chiến lược ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của cáchoạt động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị Chiến lược ởcác chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực hay nghiên cứu vàphát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các nguồn lực mà thôngqua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cáchhiệu quả
Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ởcác cấp cao hơn Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào chochiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược tổng thể của doanhnghiệp
1.1.3 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
- Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra các mục tiêu vàxác định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài hạn (3-5năm) nhằm định hướng hoạt động cho doanh nghiệp trong môi trườngkinh doanh đầy biến động
Trang 14- Tính mục tiêu: Chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơbản, những phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong từngthời kỳ và những chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
- Tính phù hợp: Để xây dựng chiến lược kinh doanh tốt, doanh nghiệpphải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Đồng thời phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh để phù hợp với nhữngbiến đổi của môi trường
- Tính liên tục: Chiến lược kinh doanh có tính liên tục, xuyên suốt từ quátrình xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá đến hiệu chỉnhchiến lược
1.1.4 Lợi ích của việc xây dựng chiến lược kinh doanh
Một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ có nhiềuthành công hơn một doanh nghiệp không xác định được cho mình một chiếnlược rõ ràng, cụ thể:
- Xác định được rõ ràng mục tiêu chiến lược Từ đó có thể tập trungchính xác hơn các nguồn lực có hạn của doanh nghiệp vào mục tiêuchiến lược Với một chiến lược rõ ràng, minh bạch, doanh nghiệp cóthể lập kế hoạch, thực hiện phân phối nguồn lực một cách chủ động,hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
- Có những phản ứng kịp thời khi môi trường kinh doanh cũng như bảnthân doanh nghiệp có những thay đổi Xã hội không ngừng thay đổi, kỹthuật không ngừng tiến bộ, thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu củangười tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi, những người làm việc ởdoanh nghiệp không ngừng thay đổi Trong tình hình đó, nếu doanhnghiệp dậm chân tại chỗ thì sẽ bị đào thải Vì vậy, doanh nghiệp phảikhông ngừng đổi mới, mà muốn đổi mới thì phải có chiến lược Dù làđổi mới lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ, quá trình sản
Trang 15xuất, công tác thị trường đều cần có chiến lược, dựa vào sự chỉ đạo củachiến lược Đặc biệt để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh quyết liệt,các doanh nghiệp có xu hướng liên hiệp, sát nhập, để tăng cường thựclực Quá trình đó dù là chủ động hay bị động đều cần có sự chỉ đạo củachiến lược kinh doanh Nếu không có chiến lược sẽ thất bại Hơn nữa,hiện nay chúng ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới, các doanhnghiệp đang đứng trước một tình thế cạnh tranh quyết liệt hơn, hànghoá nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường nhiều hơn Chính vì vậy doanhnghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn chomình để tồn tại và phát triển.
- Lường trước được những nguy cơ và những thách thức đồng thời cónhững biện pháp hạn chế khắc phục Việc xây dựng chiến lược kinhdoanh giúp doanh nghiệp hình dung cụ thể hơn nhiệm vụ của mình, xácđịnh rõ điểm mạnh điểm yếu của bản thân và nhận biết được nhữngnguy cơ và thách thức phải đối mặt Từ đó có thể chủ động đưa ranhững giải pháp thích hợp nhằm phát huy tối đa điểm mạnh, đồng thờigiảm thiểu các điểm yếu, nguy cơ rủi ro có thể gặp phải
Trang 161.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Xây dựng và lựa chọn chiến
Hình 1.1 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Quy trình xây dựng chiến lược gồm 6 bước, cụ thể như sau:
(1)Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:
- Tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêutổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp
- Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việccần làm
- Mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp,những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được trong phạm vi dàihạn và trung hạn
Trang 17(2) Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các cơ hội vànguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức Bao gồm việc phân tíchmôi trường vĩ mô và môi trường ngành mà doanh nghiệp tham gia sảnxuất kinh doanh Việc đánh giá môi trường ngành cũng có ý nghĩa làđánh giá các tác động của toàn cầu hóa đến phạm vi của ngành, xemngành đó cơ những lợi thế gì
(3)Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Phân tích bên trong nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanhnghiệp Chúng ta xác định cách thức công ty đạt đến lợi thế cạnh tranh,vai trò của các năng lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựngvà duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh cho công ty Từ đó yêu cầu công
ty phải đạt được một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến vàtrách nhiệm với khách hàng
(4)Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược xác định các phương án chiến lược ứng với cácđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp
(5)Triển khai thực hiện chiến lược
Triển khai thực hiện chiến lược là việc xây dựng các giải pháp, biệnpháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra.Việc chiển khai thực hiện chiến lược cần phải rõ rạng có phân công côngviệc cụ thể và lộ trình thực hiện các công việc
(6)Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâunhư tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra từ đó nhận ra sớmcác vần đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịpthời làm cho chiến lược hiệu quả hơn
Trang 18Môi trường ngành
Kinh tế
Văn Hóa xã hội
Toàn cầu
Công nghệ Chính tri/pháp luật
Nhân khẩu học
1.3 Phân tích môi trường
1.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài chính là tất cả các yếu tố bên ngoài doanh nghiệpmà các nhà quản lý không kiểm soát được nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đếnviệc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng vàkhả năng sinh lợi của mỗi doanh nghiệp Phân tích môi trường bên ngoài baogồm phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành Việc phân tích các yếu
tố này giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình và đặc thù môi trườngmà mình tồn tại, định hình các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài tới doanhnghiệp và từ đó có những quyết định phù hợp trong hoạch định chiến lược
1.3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có thể có tác động trực tiếp đếnbất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, làm biến đổi sức mạnh tương đối giữacác thế lực và làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành Môi trường vĩ môbao gồm 6 yếu tố: kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, nhân khẩu học, chínhtrị pháp luật, và toàn cầu
Hình 1.2 Mô hình PEST nghiên cứu môi trường vĩ mô
Trang 19*) Môi trường chính trị - pháp luật
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trênmột lãnh thổ, các yếu tố chính trị, luật pháp ảnh hưởng đến khả năng tồn tạivà phát triển của bất cứ ngành nào Khi kinh doanh trên một đơn vị hànhchính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố chính trị luậtpháp tại khu vực đó
Sự thay đổi của môi trường chính trị, luật pháp sẽ ảnh hưởng lớn đếnquá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế cho thấycác doanh nghiệp đầu tư vào một địa bàn trong nước hoặc đầu tư xuyên quốcgia đều rất quan tâm đến môi trường chính trị nơi đó, sự ảnh hưởng của họ tớiChính phủ và ảnh hưởng của Chính phủ tới họ Khi phân tích môi trường nàychúng ta thường quan tâm tới các yếu tố:
- Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung độtchính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổncao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngượclại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạtđộng kinh doanh trên lãnh thổ của nó
- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêuthụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanhnghiệp
- Các luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luậtchống độc quyền, chống bán phá giá
- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanhnghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp,đặc biệt là các chính sách về cải cách kinh tế, cải cách hành chính, thayđổi chính sách liên quan đến ngành, chính sách thuế, an toàn và bảo vệmôi trường, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêudùng… Ngày nay, các doanh nghiệp càng phải chú ý hơn tới chính
Trang 20sách của Chính phủ về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường tựnhiên Giải quyết tốt vấn đề môi trường cũng tức là một điều kiện thiếtyếu để giải quyết vấn đề tăng trưởng bền vững.
*) Môi trường nền kinh tế
Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnhvượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động với các doanh nghiệpvà ngành Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tếtrong đó doanh nghiệp hoạt động Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến mộtdoanh nghiệp có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó Bốnnhân tố quan trọng trong kinh tế vĩ mô là: Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế,lãi suất, tỷ suất hối đoái, và tỷ lệ lạm phát
Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyếtđịnh đầu tư vào các ngành, các khu vực Các yếu tố kinh tế cần quan tâm baogồm:
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ,trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ
có những quyết định phù hợp cho riêng mình
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiếnlược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho cácngành: Giảm thuế, trợ cấp
- Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức giatăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư
*) Môi trường văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tốxã hội đặc trưng Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, cóthể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn
Trang 21hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các vănhóa tinh thần
Các yếu tố môi trường văn hóa xã hội bao gồm các thái độ xã hội vàcác giá trị văn hóa, các thay đổi xã hội cũng tạo ra cơ hội và mối đe dọa Mộtdoanh nghiệp muốn trường tồn được với thời gian, với đối tác, được xã hộichấp nhận thì nhất định phải coi trọng vấn đề văn hóa trong kinh doanh Cácgiá trị văn hóa và xã hội tạo lên nền tảng của xã hội, do vậy nó thường dẫn dắtcác thay đổi điều kiện công nghệ, chính trị pháp luật, kinh tế và nhân khẩu
*) Môi trường khoa học công nghệ
Các thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội, các tácđộng chủ yếu thông qua các sản phẩm quá trình công nghệ Bao gồm các hoạtđộng liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiếnthức đó đến các đầu ra, các sản phẩm, các quá trình và các vật liệu mới Sựthay đổi môi trường công nghệ sẽ đem lại cho doanh nghiệp cả cơ hội vàthách thức Cơ hội là nâng cao khả năng tạo sản phẩm mới có sức cạnh tranhcao; thách thức là có thể làm cho vòng đời của sản phẩm bị suy thoái mộtcách gián tiếp hay trực tiếp Tác động quan trọng nhất của sự thay đổi côngnghệ là tác động tới chiều cao rào cản ra nhập và định hình lại cấu trúc ngành
*) Môi trường nhân khẩu học
Gồm các vấn đề liên quan đến dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý,cộng đồng các dân tộc và phân phối thu nhập Quan điểm tiêu dùng hànghóa, dịch vụ của dân cư các vùng, các địa phương và quan điểm tiêu dùng củagiới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hình thành các thị trường vàảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh Phong cách sống tác động đến nhu cầuhàng hóa dịch vụ bao gồm: chủng loại, chất lượng, hình dánh, mẫu mã Tốc
độ tăng dân số tác động tích cực đến nội dung chiến lược sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Trang 22*) Môi trường quốc tế, toàn cầu
Khuynh hướng hội nhập, toàn cầu hóa trên thế giới và ở Việt Nam buộccác doanh nghiệp phải tính đến yếu tố quốc tế khi muốn hoạch định chodoanh nghiệp của mình một chiến lược dài hơi, có tính hội nhập cao và có khảnăng vươn xa về phạm vi địa lý và chính trị Phân đoạn toàn cầu bao gồm cácthị trường toàn cầu có liên quan, các thị trường hiện tại đang thay đổi, các sựkiện chính trị quốc tế quan trọng, các đặc tính thể chế và văn hóa cơ bản trêncác thị trường toàn cầu
1.3.1.2 Phân tích môi trường ngành
Một ngành là một nhóm các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm haydịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau Sự thay thế một cách chặt chẽ cónghĩa là các sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu khách hàng về cơbản tương tự nhau
Theo M Porter, có năm lực lượng định hướng cạnh tranh trong phạm
vi ngành là: (1) Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn; (2) Mức độ cạnh tranh giữacác đối thủ hiện có trong ngành; (3) Sức mạnh thương lượng của người mua;(4) Sức mạnh thương lượng của người bán; (5) Đe dọa của các sản phẩm thaythế
M Porter chỉ ra rằng các lực lượng này càng mạnh, càng hạn chế khảnăng của các doanh nghiệp hiện tại trong việc tăng giá và có được lợi nhuậncao hơn Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhận thức được các cơhội và nguy cơ, mà sự thay đổi của 5 lực lượng sẽ đem lại, qua đó xây dựngcác chiến lược thích ứng, dịch chuyển sức mạnh của một hay nhiều lực lượngcạnh tranh thành lợi thế cho mình
Trang 23Đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh ngành
Cường độ cạnh tranh
Sản phẩm thay thế
Khách hàng Nhà cung cấp
Hình 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter
(1) Đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trườngtrong tương lai do sức hấp dẫn của ngành và những rào cản gia nhập vàhình thành những đối thủ cạnh tranh mới, từ đó thị phần bị chia sẻ, lợinhuận doanh nghiệp bị giảm xuống, sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranhmới sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậyphải phân tích các đối thủ tiềm ẩn để đánh giá những nguy cơ mà họ tạo
ra cho doanh nghiệp
(2) Khách hàng cũng là một yếu tố cạnh tranh của một doanh nghiệp Yêu cầucủa khách ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu về chất lượng dịch vụ, dịchvụ chăm sóc khách hàng cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo
Do vậy khách hàng cũng tạo nên một yếu tố cạnh tranh quan trọng Sựtrung thành của khách hàng là một lợi thế lớn của một doanh nghiệp Đốivới các doanh nghiệp ra đời sau khi số lượng khách hàng trung thành cònít sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ra đời trước, có nhiều kháchhàng trung thành
Trang 24(3) Các nhà cung cấp có thể được coi như một áp lực đe dọa khi họ có khảnăng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm dịchvụ mà họ cung cấp, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ tập trung của các nhà cung cấp,tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, sự khác biệtcủa các nhà cung cấp, ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phíhoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệptrong ngành, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, nguy cơ tăng cườngsự hợp nhất của các nhà cung cấp, chi phí cung ứng so với tổng lợi tứccủa ngành.
(4) Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm khác về tên gọi, khác về thànhphần nhưng đem lại cho khách hàng những tiện ích tương đương như sảnphẩm của doanh nghiệp Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế này
có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán và sụt giảm lợi nhuận của doanhnghiệp Do đó doanh nghiệp phải dự báo và phân tích khuynh hướng pháttriển các sản phẩm thay thế, nhận diện hết các nguy cơ mà các sản phẩmthay thế tạo ra cho doanh nghiệp
(5) Cường độ cạnh tranh trong ngành là sự ganh đua mãnh liệt khi một doanhnghiệp bị thách thức bởi các hành động của doanh nghiệp khác hay khidoanh nghiệp nào đó nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nótrên thị trường Các công cụ thường được sử dụng trong cuộc chạy đua tạogiá trị cho khách hàng là giá, chất lượng, sự khác biệt sản phẩm và dịchvụ, phân phối, khuyến mãi, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng
Mức độ ảnh hưởng của cường độ cạnh tranh ngành phụ thuộc vào: Cấutrúc cạnh tranh ngành, các điều kiện nhu cầu, rào cản rời khỏi ngành, tỉ lệchi phí cố định trên giá trị gia tăng, tình trạng tăng trưởng của ngành, tìnhtrạng dư thừa công suất, khác biệt giữa các sản phẩm, các chi phí chuyểnđổi, tính đặc trưng của thương hiệu hàng hóa, tính đa dạng của các đối thủcạnh tranh, tình trạng sàng lọc trong ngành
Trang 251.3.1.3 Công cụ đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE (External Factor Evaluation)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tómtắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý,chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh Có năm bước đểphát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
số phải thỏa mãn các điều kiện:
- Các trọng số có giá trị trong khoảng 0 (không quan trọng) – 1
Trang 26điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong
ma trận, cao nhất là 4 điểm, thấp nhất là 1 điểm
- Nếu tổng số điểm là 4, doanh nghiệp phản ứng tốt với cơ hội và
nguy cơ
- Nếu tổng số điểm là 2,5 doanh nghiệp phản ứng trung bình với
những cơ hội và nguy cơ
- Nếu tổng số điểm là 1 doanh nghiệp phản ứng yếu với những cơ
hội và nguy cơ
1.3.2 Phân tích môi trường bên trong
Bất kỳ một tổ chức nào đều có những mặt mạnh và mặt yếu Việc đánhgiá tình hình bên trong chính là việc kiểm tra lại năng lực của doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu
Các mặt mạnh doanh nghiệp có thể là các kỹ năng, nguồn lực và nhữnglợi thế mà doanh nghiệp có được hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh như có côngnghệ hiện đại, có thương hiệu uy tín, nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp cóhình ảnh tốt trong khách hàng hay nắm thị phần lớn trong các thị thườngtruyền thống
Những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiếu sót hoặcnhược điểm về nguồn nhân lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp, mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao độngkhông tốt, sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh
Công cụ đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài IFE (Internal Factor Evaluation)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cho phép các nhà chiến lược tóm tắtvà đánh giá các yếu tố bên trong của tổ chức, doanh nghiệp Có năm bướcđể phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Trang 27Bước 1:
Lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu
có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp
Bước 2:
Đặt trọng số cho các yếu tố theo mức độ quan trọng của từng yếu tốđối với sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp Các trọng
số phải thỏa mãn các điều kiện:
- Các trọng số có giá trị trong khoảng 0 (không quan trọng) – 1
(rất quan trọng)
- Tổng các trọng số bằng 1.
Bước 3:
Đánh giá các yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4
1: Khi yếu tố là điểm rất yếu của doanh nghiệp2: Khi yếu tố là điểm tương đối yếu của doanh nghiệp3: Khi yếu tố là điểm tương đối mạnh của doanh nghiệp4: Khi yếu tố là điểm rất mạnh của doanh nghiệp
ma trận, cao nhất là 4 điểm, thấp nhất là 1 điểm
- Nếu tổng số điểm lớn hơn 2,5, doanh nghiệp mạnh về nội bộ
- Nếu tổng số điểm nhỏ hơn 2,5, doanh nghiệp mạnh về nội bộ
Trang 281.4 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
1.4.1 Các phương pháp xây dựng chiến lược
1.4.1.1 Phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:Strengths (Điểm mạnh); Weaknesses (Điểm yếu); Opportunities (Cơ hội);Threats (Nguy cơ) Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đềhoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh
Ma trận SWOT được sử dụng để liệt kê tất cả các cơ hội, các nguy cơ,các điểm mạnh và các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp, theo thứ tự và vịtrí thích hợp Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽtiến hành đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản:
S_O: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để
khai thác các cơ hội bên ngoài
S_T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để
ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài
W_O: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để tận dụng
các cơ hội từ bên ngoài
W_T: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn
chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài
Ma trận phân tích SWOT có thể được diễn giải ngắn gọn như sơ đồsau:
S-O: phát huy điểm mạnh
để tận dụng cơ hội, địnhhướng kinh doanh
W-O: khắc phục yếu điểm
để tận dụng cơ hội
W-T: khắc phục điểm yếu
và cần chuẩn bị kĩ để vượtqua thách thức
Hình 1.4 Mô hình ma trận SWOT
Trang 291.4.1.2 Phương pháp ma trận tổ hợp kinh doanh BCG
Ma trận tổ hợp kinh doanh BCG (Boston Consultant Group) do công ty
tư vấn Quản trị hàng đầu của Mỹ là Boston đưa ra nhằm giúp các công ty lớnđánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) Từ
đó giúp nhà Quản trị quyết định phân bổ vốn cho các đơn vị kinh doanh chiếnlược và đánh giá tình hình tài chính của công ty Ma trận này là một bảnggồm 4 ô vuông trong đó:
- Trục hoành: Thể hiện thị phần tương đối của SBU được xác định
bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU với doanh số của đối thủ đứng đầuhoặc đối thủ đứng thứ nhì
o Trường hợp SBU không dẫn đầu ngành về doanh số thị phần
tương đối của SBU bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU đó vớidoanh số của đối thủ đầu ngành
o Trường hợp SBU dẫn đầu ngành về doanh số thị phần tương
đối của SBU bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU đó với doanh
số của đối thủ đứng thứ nhì trong ngành
- Trục tung: Chỉ xuất tăng trưởng hàng năm của thị trường của tuyếnsản phẩm mà SBU này kinh doanh tính bằng phần trăm
X%
Thị phần tương đối
Tăng trưởng thị trường
Dấu chấm hỏi Ngôi sao
Con chó Con bò sữa
Trang 30Hình 1.5 Mô hình ma trận BCG
Từ ma trận BCG, chúng ta đưa ra được các chính sách:
- Các SBU nằm trong vùng dấu chấm hỏi thường mới được thành lậptrong ngành có mức tăng trưởng thị trường cao nhưng thị phần vàdoanh số nhỏ Do vậy doanh nghiệp cần cân nhắc để đầu tư vốn đángkể cho các đơn vị kinh doanh chiến lược này nhằm tăng thị phầntương đối sau đó thực hiện theo chiến lược ngôi sao hoặc theo chiếnlược con chó
- Các SBU nằm trong vùng ngôi sao thường dẫn đầu về thị phần ởngành có tốc độ tăng trưởng thị trường cao, cạnh tranh gay gắt Dovậy cần bảo vệ hoặc tăng thị phần tương đối của các SBU này thôngqua đầu tư vào các nguồn lực và tiếp thị, thậm chí chấp nhận cácdòng tiền âm vì nó là nguồn thu nhập cao và đem lại nhiều tiền trongtương lai
- Các đơn vị kinh doanh chiến lược nằm trong vùng Con bò sữa là
nguồn cung cấp tài chính cho doanh nghiệp 40%-60% thu nhập củadoanh nghiệp phải được đem lại từ các SBU trong vùng Con bò sữa.SBU này không giữ được vị trí ban đầu thì sẽ chuyển sang ô Conchó
- Các SBU nằm trong ô Con chó có rất ít khả năng mang lại lợi nhuậncho doanh nghiệp Một khi sản phẩm của các đơn vị kinh doanhchiến lược này có những cải tiến vượt bậc về chất lượng, mẫu mã cóthể chuyên sang ô Dấu chấm hỏi hay ô Con bò sữa nhưng thườngphải đầu tư vốn rất lớn và gặp nhiều khó khăn, vì thế doanh nghiệpcần xem xét nên:
o Tối thiểu hóa đầu tư vào các SBU này
o Tiếp tục đầu tư nếu có dòng tiền tự do dương
o Bán hoặc thanh lý hoạt động kinh doanh nếu dòng tiền có xuhướng âm
Trang 311.4.1.3 Phương pháp ma trận tổ hợp McKinsey/GE
Ma trận tổ hợp kinh doanh hấp dẫn ngành – thế mạnh cạnh tranhMcKinsey/GE giúp các nhà Quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh dựatrên tổ hợp nhiều yếu tố sức hấp dẫn ngành (quy mô ngành, mức tăng trưởngngành, mức lợi nhuận ngành, mức vốn đầu tư, tính ổn định công nghệ, cường
độ cạnh tranh, tính độc lập theo chu kỳ, …) và thế mạnh cạnh tranh (thị phần,bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, bảo hành, sựcạnh tranh về giá, chi phí hoạt động thấp, năng suất )
Các bước đánh giá theo phương pháp tổ hợp kinh doanh hấp dẫn ngành– thế mạnh cạnh tranh cụ thể như sau:
Trang 32Bước 6:
Đặt vào đồ thị với trục tung biểu thị sức hấp dẫn của thị trường, trụchoành biểu thị lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Vị trí của SBUtrên ma trận GE được biểu hiện bằng một hình tròn , có tâm là giaođiểm giữa vị trí của ma trận sự hấp dẫn của ngành với vị trí của matrận vị thế cạnh tranh Độ lớn của vòng tròn phụ thuộc vào qui môngành
1
Thế mạnh cạnh tranh
Độ hấp dẫn ngành
3 4
2
Thu hoạch hoặc loại bỏ
SBU
SBU
Hình 1.6 Ma trân GE trong mô hình McKinsey
Sau đó dựa vào vị trí của trên ma trận GE, chúng ta đưa ra nhữngchính sách phù hợp:
- Các SBU nằm trong vùng Thu hoạch hoặc loại bỏ rất ít khảnăng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Do vậy cần thựchiện chính sách chỉ đầu tư tối thiểu, tiếp tục đầu tư khi có dòngtiền tự do dương, bán hoặc thanh lý nếu dòng tiền tự do âm
Trang 33- Các SBU nằm trong vùng Đầu tư hoặc Tăng trưởng thường có
tốc độ tăng trưởng thị trường cao Do vậy cần đầu tư để khaithác xu hướng thị trường tích cực, duy trì hoặc tăng cường vịthế cạnh tranh, thậm chí chấp nhận các dòng tiền âm vì nó lànguồn thu nhập cao và đem lại nhiều tiền trong tương lai
- Đối với các SBU nằm trong vùng Chọn lựa phải cân nhắc lựa
chọn chính sách phù hợp
1.4.1.4 Phương pháp ma trận Charles Hofer:
Khắc phục nhược điểm của phương pháp McKinsey, Charles Hofer đưa
ra phân tích cấu trúc kinh doanh dựa trên sự phát triển của ngành Mô hìnhcũng có các SBU như hai mô hình trước, cũng đánh giá các SBU, nhưng điểmkhác biệt là tiềm năng của chúng được xét qua các giai đoạn phát triển củangành
Các bước đánh giá theo phương pháp ma trận Charles Hofer cụ thể nhưsau:
Trang 34Nhân trọng số của từng yếu tố với số điểm tương ứng để xác định sốđiểm về tầm quan trọng của từng yếu tố.
Phôi thai
Chu kỳ phát triển
5 Thế mạnh
cạnh tranh
Hình 1.7 Ma trận GE trong mô hình Charles Hofer
Trang 36Sau đó dựa vào vị trí của trên ma trận GE, chúng ta đưa ra những chínhsách phù hợp:
Đầu đàn - Dốc toàn
lực cho thị phần
- Giữ vị thế
- Giữ thị phần
- Giữ vị thế
- Tận lực khai thác
- Giữ vị thế
- Giữ vị thế
- Tinh gọn
- Giữ
vị thế
- Cải biến
thị phần
- Cải tiến vị thế
- Dốc lực cho thị phần
- Cải tiến vị thế
- Tận lực khai thác
- Cải tiến
vị thế
- Thu gọn tinh giản
- Giữ vị thế
- Giữ
vị thế
Trung bình khá Lựa chọn
phân đoạn thị trường
Tăng đầu tư phát triển
Khai thác chuẩn bị thu hẹp
Cải tiến thu hẹp
Thu hẹp
Trung bình Chọn phân
trường
Tăng đầu tư Khai thác
chuẩn bị rút
Chuyển đổi thu hẹp
Giải thể
hoặc rút lui
Vươn lên tìm phân đoạn thị trường có lợi
Khai thác và chuẩn
bị rút
Biến đổi hoặc rút từng bộ phận
Giải thể
Trang 371.4.2 Đánh giá các phương pháp
Bảng 1.2 Bảng đánh giá các phương pháp xây dựng chiến lược
1 Ma trận
SWOT
- Phân tích tương đốihoàn chỉnh sự kếthợp các yếu tố bêntrong và bên ngoàicủa doanh nghiệpđể hình thành cácchiến lược
- Yêu cầu một lượng thôngtin đầy đủ và chính xácvề việc phân tích các yếu
tố bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp
- Chỉ giúp doanh nghiệpđề xuất các giải pháp cóthể lựa chọn chứ khônggiúp lựa chọn được cácchiến lược kinh doanh tốtnhất
2 Ma trận BCG - Đơn giản, dễ sử
dụng
- Quá đơn giản khi chỉ sửdụng hai chỉ tiêu thị phầntương đối và tăng trưởngthị trường để xác định vịtrí của đơn vị kinh doanhchiến lược trên thị trường
- Không đưa ra được chiếnlược cụ thể cho các đơn
vị kinh doanh chiến lược
- Không xác định vị trí củađơn vị kinh doanh chiếnlược kinh doanh các sảnphẩm mới
- Chưa đúng khi cho rằngthị phần tương đối tỷ lệthuận với tiết kiệm chiphí Thị phần cao khôngphải lúc nào cũng chocông ty một lợi thế chiphí
Trang 38STT Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
3 Ma trận tổ hợp
McKinsey/GE
- Đánh giá tổng thể
trên tổ hợp nhiềuchỉ tiêu ảnh hưởngđến 2 yếu tố độ hấpdẫn ngành và thế
mạnh cạnh tranh mềm dẻo, linh hoạthơn phương pháp
ma trận BCG
- Việc xác định trọng số vàđiểm số của các yếu tốmang tính chủ quan
- Chỉ xem xét vị thế hiệntại của các SBU, màkhông tính đến trườnghợp nó có thể thay đổiqua các giai đoạn pháttriển của ngành
đa dạng trên nhiềulĩnh vực khác nhaucủa doanh nghiệp
- Thể hiện nhu cầu
về đầu tư và lợinhuận trên các lĩnhvực khác nhau
- Chỉ ra những gì cần
thay đổi, điều chỉnh
- Nếu số lượng SBU quá
lớn, có thể không phântích tốt được, và có thểdẫn đến sai lầm
- Các SBU có thể có liên
quan với nhau, trong khicác phương pháp trên lạixem chúng là đối tượngxem xét, do đó, có thểkhông thấy hết tiềm năngcủa chúng
- Trường hợp hội nhập dọc
hoặc đa dạng hóa vàolĩnh vực có liên quan,nếu ta cứng nhắc phươngpháp phân tích cấu trúcnhư trên, có thể dẫn đếnnhững ảnh hưởng bất lợicho mối quan hệ mangtính chiến lược giữa cácSBU
1.4.3 Lựa chọn chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược tối ưu vì không thể cùng lúcthực hiện tất cả các chiến lược hay từng chiến lược theo một trật tự không tínhtoán, vì sẽ mất rất nhiều thời gian, nguồn lực lực Do vậy cần có sự lựa chọn
Trang 39để đưa ra một tập hợp chiến lược được xem là tối ưu nhất để phát triển và cócân nhắc những lợi hại, được mất mà doanh nghiệp có được từ chiến lượcnày.
Trên cơ sở tập hợp các chiến lược đã được chỉ ra bằng việc kết hợp cácyếu tố Điểm mạnh - Cơ hội, Điểm mạnh - Nguy cơ, Điểm yếu - Cơ hội,Điểm yếu - Nguy cơ, sử dụng ma trận theo tiêu chí GREAT để phác họanhững nét cơ bản cho việc lựa chọn chiến lược kinh doanh trọng tâm màdoanh nghiệp có khả năng theo đuổi:
Tiêu chí Trọn
g số
Các chiến lược Chiến lược 1 Chiến lược 2 … Chiến lược n
Điểmđánhgiá
Điểmquiđổi
Điểmđánhgiá
Điểmquiđổi
Điểmđánhgiá
Điểmquiđổi
Bước 3:
Trang 40Đánh giá cho điểm từng yếu tố phân tích ở từng chiến lược Điểmđánh giá được tính từ 1 đến 5 ứng với các mức độ: yếu, trung bình,trung bình khá, khá, tốt.
Bước 4:
Qui đổi các hệ số là kết quả của tích 2 cột (cột 2 và cột điểm đánh giá
ở từng chiến lược), sau đó cộng dồn các kết quả thành phần để đượctổng điểm ở hàng cuối