Sứcbậtthươnghiệu:nhanhkhônghẳnlàtốt Các nhà tiếp thị và quản trị thương hiệu là những người có trách nhiệm với thương hiệu của công ty. Thành công của họ được đo lường bằng khả năng phát triển hay khả năng “tạo sức bật” cho thương hiệu. Các nhà tiếp thị và quản trị thương hiệu là những người có trách nhiệm với thương hiệu của công ty. Thành công của họ được đo lường bằng khả năng phát triển hay khả năng “tạo sức bật” cho thương hiệu. Sứcbật có thể tạo ra độ nhận biết thương hiệu rất cao đối với khách hàng mục tiêu, và nó cũng có thể mang đến những mối quan hệ tốt hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị của bạn. Tuy nhiên, rất ít các nhà quản trị được đào tạo để nắm vững cách thức tạo ra sứcbật cho thương hiệu. Người ta chỉ nghĩ đơn giản rằng sứcbật sẽ giúp đạt được một vị thế tốt như mong muốn. Và họ cũng nghĩ rằng một khi thương hiệu đã có sức bật, nó sẽ vận động dễ dàng hơn theo ý mình. Điều đó không đúng. Sứcbậtlàsức mạnh. Và vì nó có sức mạnh, nó sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh lớn nếu nó được quản lý tốt. Nếu không, nó chắc chẵn sẽ làm “ loãng” thương hiệu của bạn. Wal-Mart làthương hiệu được tầng lớp trung lưu rất ưa chuộng tại Mỹ. Với giá thành thấp và vị trí thuận lợi, nó đã trở thành hệ thống siêu thị lớn nhất thế giới.Nhưng đã đến giai đoạn cần phải cố gắng duy trì được sự tăng trưởng thì Wal-Mart lại muốn mở rộng hơn nữa vị thế của mình đối với tầng lớp khá giả hơn. Khách hàng là nhân tố chính để đánh giá sứcbật của thương hiệu tốt hay xấu. Đối với tầng lớp trung lưu, điều họ quan tâm làthương hiệu Wal-Mart và hệ thống của nó sắp xếp các mặt hàng phù hợp với tập quán địa phương. Nhưng đối với tầng lớp cao hơn, Wal-Mart không thể trưng bày hàng hóa của nó để phù hợp với họ. Vì vậy, sứcbậtthương hiệu có khả năng hỗ trợ rất tốt cho Wal-Mart đối với tầng lớp bình dân, nhưng lại phản tác dụng đối với tầng lớp khá giả hơn. Trong vòng 3 thập niên, sứcbậtthương hiệu đã giúp Wal_Mart chiếm vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ. Tuy nhiên sứcbậtthương hiệu cũng đem lại cho bạn những thách thức không nhỏ. Thách thức của sự mong mỏi quá cao Bạn phải tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao hay hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Nếu bạn không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, bạn sẽ có thể bị thụt lùi. Mất đi sứcbậtthường đi kèm với sự chững lại của thương hiệu đó, ngay cả khi bạn đang phát triển. Mở một cửa hàng mỗi tuần được xem là sự phát triển mạnh, nhưng nó sẽ là thất bại nếu bạn đặt ra mục tiêu xây dựng 3 cửa hàng mỗi tuần. Thách thức của sự mở rộng Sứcbật càng lớn, bạn càng cần tập trung vào việc kinh doanh và sự “thổi phồng” về thương hiệu của bạn càng cao. Một sự thất bại nhỏ bây giờ cũng được xem là to tát. Những sự kiện tích cực như việc xây dựng một cửa hàng mới hay sự tăng trưởng lợi nhuận thể hiện việc dựa vào sứcbật của các công ty, ví dụ như trường hợp của Wal-Mart. Tuy nhiên, những sự kiện bất lợi cũng trở thành đề tài bàn tán, bởi nó phủ nhận những thành công của thương hiệu trước đây. Thách thức của sự vượt quá giới hạnThương hiệu của bạn đang đáp ứng một cách tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng mục tiêu. Nó được thiết kế để mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn về nhu cầu, về hành vi và về cảm xúc. Sứcbậtthương hiệu thường dẫn đến việc thương hiệu sẽ mở rộng hơn nhóm khách hàng mục tiêu hiện có của mình. Tuy nhiên, lời hứa thương hiệu thườngkhông cho phép thương hiệu đáp ứng trọn vẹn những mong mỏi của nhóm khách hàng mục tiêu mới. Vì thế, những phân khúc khách hàng mới có thể sẽ giết chết cả hệ thống được thành lập trước đây đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh những thách thức, sứcbậtthương hiệu cũng có những đặc điểm chính mà nếu hiểu được nó ta có thể duy trì nó. Thứ nhất, chính khách hàng mới là người tạo ra sứcbật cho bạn. Bạn khônglà người sở hữu thương hiệu của bạn, bạn cũng không sở hữu sứcbậtthương hiệu vì nó tồn tại trong nhận thức của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn có thể giám sát những nhận thức của khách hàng về sứcbậtthương hiệu của bạn và thông qua việc thấu hiểu khách hàng để tác động vào nó. Bạn có thể tác động vào sứcbậtthương hiệu của bạn thông qua việc điều khiển những yếu tố ảnh hưởng đến sức bậtthương hiệu như quảng cáo, tài trợ sự kiện… và quyết định lựa chọn đối tác, đại lý, cộng thêm những lợi ích cho sản phẩm/dịch vụ, yếu tố giá cả, chương trình khách hàng thường xuyên, và dịch vụ khách hàng. Thứ hai, bạn phải chú ý đến việc sức bậtthương hiệu bị có thể bị bẻ gãy. Sức bậtthương hiệu thường không vững vàng và không thể lường trước được. Nó thường bị dập tắt khi mà những yếu tố kiểm soát bên trong và tác động bên ngòai không hỗ trợ nhau. Những yếu tố bên ngòai bao gồm hoạt động của đối thủ cạnh tranh, chất lượng mà họ cung cấp, yếu tố giá cả, sự thỏa mãn khách hàng, xu hướng hiện tại và sự thuận tiện khi mua hàng. Điều cuối cùng, phần lớn các yếu tố tác động đến thương hiệu đều vượt quá sự kiểm soát của bạn. Xu hướng và trào lưu thị trường, và những qui tắc mới, thường khuyếch đại sứcbật tiềm năng của thương hiệu bạn, và xa vời so với định vị sản phẩm của bạn. Thành công của nhà quản trị thương hiệu chính là việc phán đoán các tác động bên ngòai và cố gắng phát huy những tác động bên trong hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận hay giới hạn những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức bậtthương hiệu của bạn. Quản lý sứcbật Một thương hiệu mạnh là khi nó tiếp thu được lợi ích to lớn từ việc lập kế hoạch và quản lý sức bật. Việc quản lý hiệu quả sức bậtthương hiệu trong dài hạn đòi hỏi không chỉ khuyến khích sự phát triển mà đôi khi cũng cần hạn chế nó. Đôi khi sự mâu thuẫn mang tính trực giác, nhưng có những lúc bạn cần thiết phải kiểm soát những yếu tố nội tại của sứcbậtthuơng hiệu bằng việc điều khiển nguồn lực của mình. Hãy nghĩ về những tác động xấu đến thương hiệu của bạn nếu nó không đáp ứng được những nhu cầu tràn lan đối với sản phẩm của bạn do sự thiếu quản lý sứcbậtthương hiệu. Tuy nhiên, thường nhà quản trị thương hiệu và giám đốc tiếp thị ưa thích tập trung vào những sự kiện tạo ra sứcbật cho thương hiệu bằng cách đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu, cố gắng đánh giá và kiểm sóat những tác động bên ngoài, và sử dụng những tác động đòn bẩy bên trong. Và bạn có thể đem lại thêm rất nhiều lợi ích cho thương hiệu bằng việc hạn chế những nguy hiểm mà thách thức của sứcbậtthương hiệu đem lại. . Sức bật thương hiệu: nhanh không hẳn là tốt Các nhà tiếp thị và quản trị thương hiệu là những người có trách nhiệm với thương hiệu của. đó không đúng. Sức bật là sức mạnh. Và vì nó có sức mạnh, nó sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh lớn nếu nó được quản lý tốt. Nếu không, nó chắc chẵn sẽ làm